1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại công ty obayashi việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 246,36 KB

Nội dung

Nguyễn Thanh Bình.Tác giả xin được chân thành cảm ơn các cấp quản lý và nhân viên Công ty Obayashi Việt Nam, Công ty đã hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ những tài liệu quý báu trong quá trình tì

Trang 1

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆNCÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY OBAYASHI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

PHẠM THU THỦY

Hà Nội – 2017

Trang 2

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tạiCông ty Obayashi Việt Nam

Ngành: Kinh doanh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60340102

Họ và tên học viên: Phạm Thu Thủy

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu khoa học do tác giả xây dựng, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã có trước đó Các số liệu luôn đảm bảo tính xác thực và khách quan do tác giả tự nghiên cứu hoặc trích dẫn từ các nguồn thứ cấp khác nhưng luôn ghi rõ nguồn Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học về nội dung của Luận văn và lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả

Phạm Thu Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, người đã luôn quan tâm, trách nhiệm và nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thanh Bình.

Tác giả xin được chân thành cảm ơn các cấp quản lý và nhân viên Công ty Obayashi Việt Nam, Công ty đã hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ những tài liệu quý báu trong quá trình tìm hiểu những giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty, đồng thời đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp tác giả có thể hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này.

Tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện về tinh thần và thời gian cho học viên; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học -Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho học viên trong thời gian học tập cũng như thực hiện Luận văn Thạc sĩ.

Cuối cùng, Tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới các Giảng viên của Trường Đại học Ngoại Thương mà đặc biệt là Khoa Quản trị Kinh doanh vì đã cung cấp cho học viên những kiến thức nền tảng quý báu, giúp học viên hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sĩ này.

Để đạt được những kết quả nghiên cứu tốt hơn trong tương lai, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các thầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện Đào tạo sau đại học về phương pháp luận, cách thức tiếp cận khoa học và hợp lý.

Trang 5

MỤC LỤC

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNvii

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP81.1 Khái quát chung về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc8

1.1.1 Khái niệm công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc81.1.2 Mục tiêu của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc91.1.3 Những yêu cầu và hạn chế với công tác đánh giá KQTHCV10

1.1.3.1 Những yêu cầu đối với hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc10

1.1.3.2 Những hạn chế đối với hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc10

1.1.4 Tầm quan trọng của công tác đánh giá KQTHCV11

1.2 Nội dung hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc13

1.2.1 Tổ chức đánh giá thực hiện công việc15

1.2.1.1 Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá151.2.1.2 Lựa chọn các phương pháp đánh giá16

1.2.1.4 Lựa chọn và đào tạo người đánh giá19

1.2.2 Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc20

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá thực hiện công việc22

1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp22

Trang 6

1.3.1.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp221.3.1.2 Các yếu tố thuộc về người lao động24

1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNGVIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY OBAYASHI VIỆT NAM26

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Obayashi Việt Nam26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển262.1.2 Lĩnh vực hoạt động và giá trị cốt lõi272.1.3 Cơ cấu tổ chức và đặc điểm nguồn nhân lực282.1.4 Tình hình kết quả kinh doanh34

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc củanhân viên tại Công ty Obayashi Việt Nam36

2.2.1 Môi trường bên trong362.2.2 Môi trường bên ngoài38

2.3 Phân tích thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại

2.3.1 Công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại công ty39

2.3.1.1 Mục tiêu của đánh giá KQTHCV của nhân viên tại Công ty392.3.1.2 Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá KQTHCV402.3.1.3 Tiến hành đánh giá thực hiện công việc44

2.3.2 Sử dụng kết quả đánh giá kết quả thực hiện công việc trong các hoạtđộng quản trị nhân sự tại công ty50

2.3.2.1 Sử dụng kết quả đánh giá vào công tác thi đua, khen thưởng502.3.2.2 Sử dụng trong công tác đào tạo và phát triển522.3.2.3 Sử dụng trong công tác bố trí nhân sự542.3.2.4 Tạo động lực tinh thần cho người lao động qua việc cải thiện môi

2.4 Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viêntại Công ty Obayashi Việt Nam55

2.4.1 Kết quả đạt được55

Trang 7

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢTHỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY OBAYASHI

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Obayashi Việt Nam giai đoạn

3.1.1 Hoạt động kinh doanh593.1.2 Phát triển nguồn nhân lực60

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của

3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện

3.2.2 Xây dựng bản mô tả công việc nhằm làm cơ sở xác định các tiêu chuẩnthực hiện công việc một cách rõ ràng và khách quan633.2.3 Hoàn thiện hệ thống tiêu chí/ tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện

3.2.4 Hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc743.2.5 Lựa chọn chu kỳ đánh giá hợp lý753.2.6 Cải tiến hệ thống cung cấp thông tin phản hồi763.2.7 Tăng cường sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong quảnlý nguồn nhân lực tại công ty78

3.2.7.1 Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực783.2.7.2 Đối với công tác bố trí và sử dụng nhân viên793.2.7.3 Cải tiến chính sách đề bạt, thăng tiến và phát triển nghề nghiệp80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO83

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒBảng

Bảng 2.1: Biến động về nhân lực từ năm 2014 – 2016 30 Bảng 2.2: Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Obayashi Việt Nam 31

Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Obayashi Việt Nam 35

Bảng 2.4: Tiêu chuẩn thực hiện công việc của Công ty Obayashi Việt Nam 41 Bảng 2.5: Nội dung chi tiết và cấp độ đánh giá 45 Bảng 2.6: Xếp loại lao động và hệ số nâng bậc lương 51 Bảng 2.7: Bảng kết quả xếp loại nhân viên năm 2014 – 2016 51 Bảng 2.8: Tình hình đào tạo tại Công ty Obayashi Việt Nam 53 Bảng 3.1 Danh mục thống kê các vị trí phân tích công việc tại Công ty 64 Bảng 3.2: Mô tả công việc và tiêu chuẩn THCV của kỹ sư bóc tách lập dự toán xây

Bảng 3.3: Các tiêu chí/ tiêu chuẩn đánh giá KQTHCV của nhân viên tại 70

Bảng 3.4: Mức độ đánh giá cuối cùng và xếp loại nhân viên 73

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa 3 yếu tố của hệ thống ĐGTHCV 14 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty năm 2016 29

Trang 9

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Ngày nay, tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường Từ đó, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải lãnh đạo, điều phối và thống nhất các công việc của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả và hiệu suất cao nhất, tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường Điều này buộc các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các yếu tố tiềm lực vững vàng như vốn, công nghệ, tài nguyên, đặc biệt là con người Con người là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Con người còn là chi phí đầu vào rất quan trọng Vì vậy nếu có thể khai thác hết tiềm năng của người lao động để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên.

Do đó, công tác quản trị nguồn nhân lực đang là vấn đề các doanh nghiệp thực sự quan tâm Tuy nhiên, công tác quản trị nhân sự thành công hay không phần lớn do doanh nghiệp biết đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhân viên Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là cơ sở cho các hoạt động khác của quản trị nhân sự như bố trí nguồn nhân lực phù hợp; cơ sở trả lương, thưởng; đào tạo và phát triển…bởi vậy hoạt động này sẽ tăng cường hiệu quả quản lý nhân sự.

Công ty Obayashi Việt Nam là một doanh nghiệp Nhật Bản với 100% vốn nước ngoài có uy tín và vị thế trong lĩnh vực thầu xây dựng tại Việt Nam Hiện nay, tại công ty, công tác đánh giá kết quả công việc vẫn chưa được quan tâm đúng mức Các tiêu thức đánh giá mới dừng lại ở việc đánh giá khối lượng và chất lượng công việc chung mà chưa có các tiêu thức đánh giá theo tính chất đặc thù từng công việc Do vậy, việc đánh giá vẫn còn mang tính hình thức, chủ quan dẫn đến việc đánh giá không còn ý nghĩa Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Trang 10

tại Công ty Obayashi Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên; xác định những mặt hợp lý, những bất cập tồn tại; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Obayashi Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp mô tả, tổng hợp và phân tích thống kê, phương pháp điều tra xã hội học với các đối tượng liên quan Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập được từ các báo cáo, tài liệu nội bộ của Công ty và từ các sách báo có liên quan Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi điều tra khảo sát nhân viên Công ty xoay quanh các nội dung liên quan đến công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Công ty.

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc trong doanh nghiệp

Trong chương này, tác giả đề cập đến khái niệm, mục tiêu, các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả thực hiện công việc tại doanh nghiệp Tiếp đó, tác giả đi sâu phân tích các nội dung của hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc bao gồm 3 nội dung chính: Thứ nhất là xây dựng các tiêu chí/ tiêu chuẩn thực hiện công việc phù hợp với mục tiêu của tổ chức nói chung và mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc nói riêng, Thứ hai là đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn Đo lường thực hiện công việc cụ thể đi sâu vào phân tích các phương pháp đo lường thực hiện công việc, các ưu/nhược điểm của phương pháp đó cũng như phương pháp chọn lựa và đào tạo người đánh giá, xác định chu kỳ đánh giá hợp lý…Thứ ba là cung cấp thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực.

Trang 11

Chương 2 Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Obayashi Việt Nam

Trong chương này, tác giả giới thiệu khái quát về các đặc điểm của Công ty Obayashi Việt Nam như: quá trình hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động và giá trị cốt lõi, kết quả kinh doanh, bộ máy tổ chức của công ty và đặc điểm nguồn nhân lực Phân tích những đặc điểm trên ảnh hưởng như thế nào đến công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty.

Tiếp theo trong phần thực trạng, tác giả đi sâu vào phân tích công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về Hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại công ty, luận văn phân tích chi tiết từng nội dung, khâu công việc trong quá trình lập kế hoạch đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Obayashi Việt Nam như sau:

Một là xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc Tại Công ty, tiêu chuẩn thực hiện công việc được chia theo từng khối; được đánh giá 1 năm/lần dựa trên kết quả làm việc và ý thức tuân thủ kế hoạch, mục tiêu chung của công ty, bao gồm 4 nhóm chính: Chấp hành nội quy, quy định Công ty; Hiệu quả thực hiện công việc được giao; Tích cực tham gia các phong trào do Công ty phát động và các thành tích khác Tuy nhiên, các tiêu chí này còn thiếu trọng số để người đánh giá cho các nấc thang điểm khác nhau một cách chính xác hơn Bên cạnh đó, Công ty đưa ra tiêu chí “Tích cực tham gia các hoạt động do Công ty phát động” là không hợp lý trong công tác đánh giá thực hiện công việc khi tiêu chí này không gắn với kết quả thực hiện công việc Xuất phát từ nguyên nhân chưa thực hiện phân tích công việc, Công ty cũng chưa thiết lập được bản mô tả công việc do đó chưa xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc cụ thể cho từng vị trí.

Trang 12

Hai là tiến hành đánh giá thực hiện công việc Về phương pháp, Công ty đang lựa chọn phương pháp thang đo đánh giá đồ họa để đánh giá nhân viên Người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của nhân viên dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo mức thang đó từ 1 đến 5 điểm Tuy nhiên các trọng số ứng với từng yếu tố chưa được phân định rạch ròi giữa các nấc điểm 1,2,3,4,5; dẫn đến việc đánh giá mang tính chủ quan và ước lượng cao, kết quả thực hiện công việc thiếu tính chính xác Ngoài ra công tác đánh giá cũng gặp phải nhiều khó khăn bởi không có bản miêu tả công việc cụ thể cho từng vị trí, khi nhân viên được giao nhiệm vụ cũng không có văn bản ghi nhận các quy định về thời gian thực hiện hay chất lượng thực hiện Do vậy khi đánh giá người quản lý thường dùng trí nhớ để đánh giá hoặc bị chi phối bởi hành vi của nhân viên xảy ra gần thời điểm đánh giá nhất Bên cạnh đó, lựa chọn chu kỳ đánh giá, người đánh giá và hệ thống thông tin phản hồi vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục.

Thứ hai, về Công tác sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty, luận văn đi sâu phân tích việc sử dụng kết quả đánh giá vào công tác thi đua, khen thưởng và xét đề bạt thăng chức.

Căn cứ vào phân tích thực trạng, tác giả đưa ra đánh giá chung về công tác này như sau:

Ưu điểm: Quy trình đánh giá, hướng dẫn chi tiết được xây dựng khoa học thống nhất giữa các ban ngành trong công ty Người đánh giá là người lao động và người quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá là hợp lý bởi đây là những người hiểu rõ nhất việc thực hiện công việc của người lao động trong công ty Việc sử dụng kết quả đánh giá nhằm thực hiện các quyết định nhân sự như nâng lương, trả thưởng, tạo cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên đã có tác động thúc đẩy lớn và tạo động lực tới người lao động.

Trang 13

Nhược điểm: Các tiêu chuẩn đưa ra chưa gắn với trọng số cụ thể, gây khó khăn cho người đánh giá trong việc cho điểm ứng với từng tiêu chuẩn Việc chỉ sử dụng một phương pháp đánh giá có thể đem lại kết quả thiếu chính xác và chưa toàn diện Đội ngũ ban lãnh đạo và nhóm nhân viên nhân sự tiến hành công tác đánh giá thực hiện công việc chưa có kiến thức về chuyên môn, đặc biệt là phương pháp, cách thức xây dựng các bộ tiêu chuẩn….

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Obayashi Việt Nam

Trong chương này, tác giả đưa ra định hướng phát triển của Công ty Obayashi Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020 và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty như: Hoàn thiện công tác xây dựng đánh giá kết quả thực hiện công việc; Xây dựng bản mô tả công việc nhằm làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách rõ ràng và khách quan; Hoàn thiện hệ thống tiêu chí/tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc; Hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc (sử dụng kết hợp 2 phương pháp: phương pháp quản lý bằng mục tiêu và phương pháp thang đo dựa trên hành vi); Lựa chọn chu kỳ đánh giá hợp lý; Tăng cường sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong quản lý nguồn nhân lực tại công ty.

Kết luận, đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong công tác quản trị nhân sự Việc đánh giá này giúp khẳng định năng lực và khả năng của nhân viên, là cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực hiện tại cũng như xây dựng chế độ lương thưởng và đưa ra các quyết định quản trị một cách chính xác.

Ngày đăng: 07/04/2024, 12:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w