trên địa bàn.Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với đặc điểm về lịch sử, vănhóa, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ng
Trang 1BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐTNĂM HỌC: 2024 - 2025
I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian họp: Vào hồi … giờ ……… phút ngày …… tháng … năm 2024 II NỘI DUNG NHẬN XÉT
TÊN SÁCH: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 - bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả: Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp Tiểu học phần Lịch sử), Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên phần Lịch sử), Đào Thị Hồng, Lê Thị Thu Hương
Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Trần Thị Hà Giang (Chủ biên phần Địa lí), Đặng Tiên Dung, Dương Thị Oanh
1 Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
1.1 Nội dung sách phù hợp vớiđặc điểm về văn hoá, truyềnthống, phong tục tập quán, bảnsắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chấtvùng miền trên địa bàn.
Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với đặc điểm về lịch sử, văn
hóa, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền trên địa bàn.
Trong mỗi nội dung về lịch sử, văn hóa, sách tập trung làm nổi bật một nét lịch sử, văn hóa truyền thống tiêu biểu của những địa phương được đề cập đến thông qua nội dung, hình ảnh Đặc biệt, phần hình ảnh được chọn lọc kĩ
Trang 2lưỡng, tiêu biểu cũng như đảm bảo tính cân đối cho từng vùng/miền trong cả nước Ví dụ: khi minh họa các đảo, quần đảo lớn của nước ta, sách đề cập đến địa danh ở các vùng/miền khác nhau: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang),…
1.2 Nội dung sách phù hợp vớiđặc điểm các ngành kinh tế củacác địa phương trên địa bàn tỉnh(du lịch, cửa khẩu, khoáng sản,nông lâm nghiệp ).
Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với đặc điểm các ngành
kinh tế của các địa phương, mỗi địa phương có một ngành kinh tế đặc trưng, mỗi ngành có những sản phẩm đặc trưng Sách có đề cập đến các đặc điểm tự nhiên và vai trò của các thành phần tự nhiên đối với hoạt động sản xuất, đời sống ở Việt Nam Từ đó, HS có thể liên hệ với địa phương để thấy được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới hoạt động sản xuất, thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế.
1.3 Cấu trúc sách giáo khoa cótính mở, tạo điều kiện cho cáctrường, các địa phương bổ sungthông tin và nội dung phù hợp,gắn với đặc thù của địa phương.
Bằng các câu hỏi, yêu cầu liên quan đến liên hệ bản thân và địa phương đã tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp gắn với đặc thù địa phương.
VD: các câu hỏi liên hệ kiến thức lịch sử trong sách với lịch sử địa phương nơi HS sinh sống hoặc được biết thông qua tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác; liên hệ các nội dung về tự nhiên, dân cư, vấn đề môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
1.4 Giá sách giáo khoa phù hợpvới điều kiện kinh tế và thu nhậpcủa người dân; sách có thể sửdụng lâu dài.
Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối trithức với cuộc sống được biên soạn ngắn gọn, khoa học, đầy
đủ, không dàn trải số trang; sách thiết kế không có chỗ cho HS viết, vẽ vào nên có thể sử dụng nhiều lần, lâu dài Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.
2 Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
2.1 Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổimới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:
Trang 32.1.1 Nội dung mỗi bài học trongsách giáo khoa giúp giáo viên dễdàng lựa chọn các hình thức tổchức hoạt động học tập cho họcsinh.
Nội dung của mỗi bài học có hướng mở, định hướng tốt cho GV dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức học tập cho HS GV có thể dựa vào các câu hỏi ở mỗi mục, mỗi đơn vị kiến thức để lựa chọn, cách thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp: nhóm, cặp đôi, cá nhân, cả lớp.
VD: Bài 23 Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới Hoạt động mở đầu, GV có thể sử dụng hình thức cả lớp Hoạt động Khám phá có 2 mục (2 đơn vị kiến thức): Mục 1 Dân số thế giới, GV có thể tổ chức hoạt động theo cá nhân hoặc cặp đôi Mục 2 Các chủng tộc trên thế giới, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, theo nhóm nhỏ đồng việc hoặc khác việc (mỗi nhóm tìm hiểu đặc điểm ngoại hình và phân bố của 1 chủng tộc).
2.1.2 Sách giáo khoa có các nộidung, chủ đề kiến thức liên môngiúp giáo viên có thể thực hiệndạy học tích hợp, gắn kết bài họcvới thực tiễn cuộc sống.
- Vấn đề liên môn được thấy rất rõ trong SGK Lịch sửvà Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Phần Lịch sử tích hợp với các kiến thức của Văn học, Địa lí,… VD: khi tìm hiểu về Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, HS được tìm hiểu một số truyền thuyết văn học dân gian,
như: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích nỏ thần,… hay khi tìm
hiểu về một số nền văn minh thế giới cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp, sách sử dụng kiến thức Địa lí giúp HS dễ dàng hình dung vị trí của các nền văn minh đó trên bản đồ…
Phần Địa lí tích hợp với kiến thức Lịch sử, Toán học, Văn học, Ví dụ: nội dung nhiệt độ, diện tích của châu lục, độ sâu của đại dương, số dân và mật độ dân số,… tích hợp với kiến thức Toán học; hoạt động mở đầu ở nhiều bài tích hợp với kiến thức Văn học, Âm nhạc;…
2.1.3 Nội dung sách giáo khoagiúp giáo viên có thể đánh giáđược mức độ đáp ứng yêu cầu vềphẩm chất, năng lực của học sinh.
- Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn
chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong Chương trình.
- Các lệnh hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính
Trang 4hoạt động để đánh giá học sinh.
2.1.4 Nội dung sách giáo khoagiúp nhà trường và giáo viên tựchủ, sáng tạo trong việc xây dựngvà thực hiện kế hoạch giáo dục.
Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống không quy định cụ thể từng tiết học
đối với các nội dung, bài học, vì vậy GV hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức, phân bổ nội dung môn học trong thời lượng 70 tiết, sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng lớp, từng trường, từng địa phương.
2.2 Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:2.2.1 Mức độ tiếp cận kiến thức
hợp lý, vừa phù hợp với sức họccủa đại đa số học sinh ở các vùngmiền, vừa tạo điều kiện cho họcsinh phát huy năng lực riêng; đảmbảo sự thân thiện, gần gũi với mọihọc sinh.
Cuốn sách đưa ra lượng kiến thức và truyền tải nội dung một cách vừa phải cơ bản, phù hợp và tuân thủ Chương trình GDPT 2018, thuận lợi cho học sinh mọi vùng miền đều có thể đạt được yêu cầu cần đạt; ngoài ra còn mở rộng
ở mục Em có biết, các câu hỏi mang tính vận dụng để
những đối tượng học sinh đam mê tìm hiểu, yêu thích môn học được phát huy năng lực tự học, tự nhận thức khoa học.
Mỗi bài học đều có phần mục tiêu, là chỉ dẫn rõ ràng, giúp học xác cũng như giáo viên xác định được chuẩn đầu ra, mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực cho học sinh.
2.2.4 Sách giáo khoa, học liệuđiện tử hỗ trợ tối đa cho học sinhhọc tích cực, hiệu quả.
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức vớicuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang
+ taphuan.nxbgd.vn+ hanhtrangso.nxbgd.vn
Trang 52.3 Phù hợp với điều kiện cơ sở
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức vớicuộc sống phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất ở các
địa phương GV có thể chủ động sáng tạo tổ chức hình thức dạy học ở trên lớp, ngoài lớp (thư viện, phòng chiếu phim, bảo tàng, thực địa,…) phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
2.4 Phù hợp với thiết bị dạy học:sách giáo khoa có thể triển khaitốt với hệ thống thiết bị dạy học(theo danh mục thiết bị dạy họctối thiểu) và những thiết bị dạyhọc hiện có, thiết bị dạy học tựlàm.
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Kết nối tri thức vớicuộc sống không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học
không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT, vì vậy, địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.
KẾT LUẬN:
- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /… (100%)
- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên
môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 thuộc bộ SGK Kết nối tri thức với
cuộc sống do nhóm tác giả: Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử), Nghiêm
Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp Tiểu học phần Lịch sử), Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên phần Lịch sử), Đào Thị Hồng, Lê Thị Thu Hương; Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Trần Thị Hà Giang (Chủ biên phần Địa lí), Đặng Tiên Dung, Dương Thị Oanh thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.