1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH

26 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: THS Bùi Dương Lâm

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Các vấn đề liên quan đến đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp chưa đặc biệt quan tâm đến những vấn đề này Việc thuyết phục các doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội bằng cách dựa vào lợi ích kinh tế ngay lập tức thường khó khăn Bài luận này nhằm chứng minh rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho doanh nghiệp Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ yêu cầu đầu tư tài chính và nguồn lực, mà còn có thể trở thành một tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh cho những người nhận thức và tận dụng chúng một cách thích hợp Hiểu và thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh, do đó, doanh nghiệp sẽ tự động và tích cực hơn trong việc tuân thủ chúng Khi đó, những khía cạnh này sẽ không còn là gánh nặng hoặc nghĩa vụ, mà trở thành nguồn và nền tảng của sự thành công Trong thời đại hiện nay, do nhận thức về những hậu quả không thể dự đoán của tiến bộ kỹ thuật và tình hình kinh tế tăng cao, đặc biệt sau những thảm họa môi trường gần đây do nền công nghiệp gây ra, các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn khi phải giải thích và minh bạch về các phương pháp sản xuất và các hoạt động của họ Hiện nay, khách hàng đòi hỏi các công ty phải thể hiện "tinh thần trách nhiệm công dân" mạnh mẽ hơn Do đó, khái niệm "đạo đức kinh doanh" không chỉ đơn thuần là khái niệm, mà còn bao gồm "đạo đức quản trị", tức là một nền tảng đạo đức có sẵn trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, cả trong việc quản lý mối quan hệ nội bộ và quan hệ với cộng đồng cũng như môi trường bên ngoài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể tách rời khỏi hoạt động kinh doanh, bởi nó đem lại những lợi ích đáng kể: Để củng cố tên tuổi trong lòng khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần đảm nhận trách nhiệm xã hội và xây dựng sự trung thành của khách hàng thông qua việc thúc đẩy những giá trị đạo đức độc đáo, đồng thời củng cố thương hiệu và tạo ra lòng tin trong cộng đồng Điều này dẫn đến việc tăng doanh số bởi lòng tin này Trong thời điểm mà thương hiệu đang được xem xét là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, sự đáng tin cậy trở thành điều cần thiết, và việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành một nền tảng quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ

Trang 3

A CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một từ Hán Việt được dùng để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên

Đạo đức đề cập đến tập hợp các nguyên tắc đạo lý và giá trị thể hiện sự điều khiển đối với hành vi của cá nhân hoặc nhóm, được sử dụng để đánh giá tính đúng sai, thiết lập tiêu chuẩn để đánh giá tính chất tốt hay xấu của hoạt động quản trị và đưa ra quyết định Đạo đức bao gồm các tiêu chuẩn từ luật pháp và cả những tiêu chuẩn cá nhân Mỗi người có thể có quan điểm riêng về tính phù hợp hoặc không phù hợp của các hành động đạo đức Do đó, các nhà quản trị thường phải đối mặt với những tình huống phức tạp, trong đó việc xác định điều gì là đúng trở nên khó khăn và họ đôi khi phải đối diện với sự đấu tranh giữa nỗi lo sợ và ý thức về trách nhiệm của họ đối với tổ chức và vai trò lãnh đạo của họ

2 Ứng dụng đạo đức trong quản trị

Các nhà quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đạo đức trong tổ chức và họ là mẫu gương cho người khác Trách nhiệm của họ bao gồm giám sát cách sử dụng tài nguyên để phục vụ lợi ích của các bên liên quan như cổ đông, nhân viên, khách hàng và xã hội

Trong thế giới kinh doanh hiện nay, việc đáp ứng kỳ vọng của cổ đông có thể đặt một số quản lý vào tình thế vi phạm đạo đức đối với khách hàng, nhân viên và xã hội Họ đang phải đối mặt với áp lực lớn để đạt được các mục tiêu ngắn hạn liên quan đến doanh số bán hàng hoặc sử dụng các chiêu trò kế toán và các phương pháp khác để tạo ra các con số thu nhập, thay vì tập trung vào việc thể hiện tình hình hiện tại của tổ chức

Các nhà quản trị đang dần trở thành “nạn nhân của các yêu cầu nâng cao giá trị của cổ đông, tất cả các đối tượng hữu quan khác sẽ bị tổn thất”

3 Ra quyết định đạo đức dựa trên các tiêu chuẩn, quan điểm

Các tình huống đạo đức phức tạp thường phản ánh sự xung đột giữa nhu cầu cá nhân và lợi ích chung Các nhà quản trị thường phải đối mặt với các quyết định đạo đức khó

Trang 4

khăn và thường áp dụng một phương pháp chuẩn tắc để hướng dẫn trong quá trình ra quyết định Có năm quan điểm đạo đức:

nhất Điều này là nguyên tắc cơ bản đứng đằng sau nhiều xu hướng mới được thấy trong các doanh nghiệp gần đây

trợ lợi ích cá nhân lâu dài tốt nhất Nhưng chủ nghĩa vị kỷ thường dẫn đến việc sử dụng sai lầm nhằm bào chữa lợi ích ngắn hạn của bản thân, và vì vậy nó không được ưa chuộng trong các xã hội hiện đại, nơi có sự tập trung vào hoạt động nhóm và các tổ chức

tuân theo và bảo vệ các quyền không thể xâm phạm của con người Điều này ám chỉ rằng con người được coi trọng và phải được đảm bảo quyền tự do và các quyền cơ bản mà không bị can thiệp bởi bất kỳ ai

hợp lý, trung thực và không phân biệt đối xử

• Công bằng phân phối: Không được tuỳ tiện đánh giá theo góc nhìn cá

do đó, quyết định có thể được coi là đạo đức và được cộng đồng nghề nghiệp chấp nhận Những người quản lý cần tổ hợp các góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định

4 Sự lựa chọn đạo đức của nhà quản trị

Những yếu tố như nhu cầu cá nhân và tôn giáo gia đình sẽ định hình hệ thống giá trị của nhà quản trị Đồng thời, văn hóa tổ chức và áp lực từ nhà lãnh đạo và đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến quyết định đạo đức của mỗi người Một phẩm chất cá nhân quan trọng thể hiện mức độ của cá nhân trong các giai đoạn phát triển đạo đức:

Trang 5

• Cấp độ tiền quy ước: chấp hành tốt các quy định để phòng trường hợp bị trừng phạt, hành động vì lợi ích của cá nhân, tuân thủ vì lợi ích cá nhân Người quản lý áp dụng một phong cách lãnh đạo dựa vào quyền lực hoặc sức ép, và cũng xuất hiện khi họ chỉ định nhân viên thực hiện một nhiệm vụ có sự phụ thuộc

trách nhiệm xã hội một cách tự nguyện, và tôn trọng pháp luật Thường thì các người quản trị thúc đẩy mối quan hệ và sự hợp tác giữa cá nhân

cực mà bản thân tự quyết định Nhận thức về sự đa dạng trong giá trị con người và tìm cách sáng tạo giải quyết các vấn đề đạo đức, cân nhắc sự cân bằng giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích chung, những người quản lý thường áp dụng phong cách lãnh đạo biến đổi về nội dung hoặc quan điểm lãnh đạo dựa trên việc phục vụ Họ tập trung vào đáp ứng nhu cầu của những người họ hướng dẫn, khuyến khích người khác tự xem xét và kết nối với các quan điểm đạo đức cao cấp hơn

từ giá trị ở cấp độ trên cùng, cùng với tác động của đồng nghiệp và những cá nhân quan trọng khác trong ngành làm việc của họ đối với tư duy và hành vi đạo đức của họ

5 Trách nhiệm xã hội của công ty

Trách nhiệm xã hội của công ty là nhiệm vụ quản lý trong việc lựa chọn và thực hiện các hành động để đóng góp cho phúc lợi và lợi ích của xã hội, không tập trung một cách độc lập vào lợi ích của công ty Điều này liên quan đến việc phân định đúng sai và thực hiện đúng, đề cập đến việc thể hiện vai trò của công ty như một công dân doanh nghiệp mẫu mực

đều có cách phản ứng riêng biệt do họ có các quyền lợi và yêu cầu khác nhau Kỹ thuật “Phác thảo sơ đồ đối tượng hữu quan” giúp xác định một cách có hệ thống các mong đợi, nhu cầu, mức độ quan trọng và quyền lực tương đối của từng đối tượng liên quan Điều này thay đổi theo thời gian và giúp các nhà quản trị định rõ ưu tiên của các đối tượng quan trọng khi đối mặt với một vấn đề cụ thể hoặc dự án

Trang 6

• Phong trào xanh: Một lệnh kinh doanh mới được đẩy mạnh bởi sự thay đổi trong thái độ xã hội, các chính sách mới của chính phủ, biến đổi về khí hậu và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã lan truyền một cách nhanh chóng bất kể thông tin nào về tác động tiêu cực của một công ty nào đó đối với môi trường

ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, đồng thời bảo vệ môi trường và xã hội để đảm bảo rằng thế hệ tương lai có thể đáp ứng những nhu cầu đó Các quản lý tích hợp các quan tâm về môi trường và xã hội vào quyết định chiến lược để đạt được mục tiêu tài chính một cách có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường Các quản trị viên trong tổ chức đo lường sự thành công của họ bằng ba tiêu chuẩn quan trọng

+ Lợi nhuận (profit): Xem xét lợi nhuận của tổ chức, yếu tố tài chính

thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm đến những hậu quả và tác động mà công ty đã gây ra cho xã hội và môi trường

6 Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty

Toàn bộ trách nhiệm xã hội của công ty có thể chia thành bốn nhóm tiêu chuẩn chủ yếu: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chủ động

Trách nhiệm kinh tế: Đây là việc công ty tham gia vào hoạt động kinh tế của xã hội bằng cách sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội và tối ưu hóa lợi nhuận Góc nhìn này cho rằng công ty nên hành động dựa trên việc tạo ra lợi nhuận bền vững trong dài hạn

Trách nhiệm pháp lý: Điều này liên quan đến việc công ty tuân thủ các quy định và luật pháp, và phải hoàn thành mục tiêu kinh tế trong phạm vi được quy định bởi pháp luật

Trang 7

Trách nhiệm đạo đức: Bao gồm những hành vi và quyết định công ty có thể thực hiện mà không nhất thiết phải theo luật pháp, và có thể không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho công ty

Trách nhiệm chủ động: Được hiểu như việc công ty tự nguyện và mong muốn đóng góp tích cực cho xã hội, mà không bị ràng buộc bởi các yếu tố như lợi ích kinh tế, đạo đức hay luật pháp

7 Quản trị đạo đức công ty và trách nhiệm xã hội

Các nhà quản trị phải chịu trách nhiệm trong việc tạo ra và duy trì môi trường bền vững để con người có thể hành xử đúng chuẩn mực Một trong những bước quan trọng mà họ cần thực hiện là thực hành lãnh đạo đạo đức

Danh dự, sự trung thực, công bằng cần được quan trọng hoá ở mức độ cao trong việc đối xử với nhân viên và khách hàng; hành xử có đạo đức trong cả cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân Thay đổi cách mà họ đào tạo các nhà quản trị tương lai sẽ giúp giải quyết vấn đề suy thoái đạo đức đang lan rộng trong tổ chức

Các nhà quản trị có thể triển khai cơ chế của tổ chức để giúp nhân viên và công ty đứng vững trên những nền tảng đạo đức

8 Bộ quy tắc đạo đức

Nguyên tắc đạo đức doanh nghiệp là tập hợp các giá trị liên quan đến đạo đức và trách nhiệm xã hội, dựa trên nguyên tắc cốt lõi và chính sách cơ bản Nó xác định giá trị quan trọng và triết lý tổng quan về trách nhiệm của công ty, chất lượng sản phẩm và cách đối xử với nhân viên Bộ nguyên tắc này cũng hướng dẫn việc áp dụng trong các tình huống đạo đức cụ thể Tuy nhiên, việc tuân thủ nguyên tắc này không đảm bảo công ty sẽ không gặp các vấn đề đạo đức hoặc thách thức từ các bên liên quan Sự hỗ trợ từ các quản lý cấp cao và thực hiện hiệu quả nguyên tắc này sẽ thúc đẩy môi trường đạo đức trong công ty

Cấu trúc đạo đức biểu thị các hệ thống, quan điểm và chương trình đa dạng mà công ty triển khai để thúc đẩy và ủng hộ hành vi đạo đức Nhiều công ty thiết lập các phòng ban chuyên biệt về đạo đức để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức Các nhà quản lý

Trang 8

thường theo dõi mọi khía cạnh liên quan đến đạo đức và pháp lý, xây dựng và truyền tải rộng rãi tiêu chuẩn đạo đức và thực hiện chương trình đào tạo về đạo đức

Trang 9

B ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Tình hình chung:

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm việc định hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội với mục tiêu từ thiện và nhân đạo Thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại nhiều lợi ích, góp phần tăng cường uy tín thương hiệu, xây dựng lòng tin từ công chúng và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam đều tuân theo nguyên tắc đạo đức kinh doanh và thực hiện trách nhiệm xã hội

Tình hình thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang được chú trọng và cải thiện dần Các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức về tầm quan trọng của việc góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường kinh doanh lành mạnh và chủ động đưa việc thực hiện trách nhiệm xã hội vào trong kinh doanh và sản xuất Có sự tăng cường trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bao gồm các hoạt động từ thiện, hỗ trợ cộng đồng, giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và đảm bảo quyền lợi cho người lao động Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các chương trình xã hội, tài trợ cho các dự án cộng đồng, và chú trọng đến việc duy trì chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần đối mặt như số doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn thấp so với một số quốc gia phát triển Một số doanh nghiệp vẫn tập trung chủ yếu vào mục tiêu lợi nhuận mà ít quan tâm đến khía cạnh xã hội và môi trường Tham nhũng và vấn đề liên quan đến đạo đức cũng vẫn là thách thức

HỒ CHÍ MINH TỪNG NÓI: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà

không có tài thì làm việc gì cũng khó”

DOANH NGHIỆP LUÔN ĐẶT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÊN HÀNG ĐẦU

I THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Vào tháng 7 năm 2019, Thế Giới Di Động đánh dấu sự kiện kỷ niệm 15 năm thành lập của họ, một hành trình đáng nể từ một cửa hàng nhỏ trên con đường Nguyễn Đình Chiểu ở TPHCM đến trở thành một tập đoàn đa tỷ đô

Bắt đầu từ một gốc nhỏ vào năm 2005, Thế Giới Di Động đã không ngừng phát triển và mở rộng, trở thành nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam Ngày nay, quy mô của họ đã tiến

Trang 10

xa, không chỉ bán lẻ điện thoại, mà còn cung cấp các sản phẩm điện máy và thực phẩm tiêu dùng Điều quan trọng nhất đối với họ vẫn là tận tâm với khách hàng Văn hóa phục vụ chú trọng tới việc hãy luôn hài lòng khách hàng đã được thấm nhuần và truyền đạt từ lãnh đạo đến nhân viên Khi khách hàng đến cửa hàng của Thế Giới Di Động, họ luôn cảm nhận sự hài lòng từ sự tư vấn chân thành của nhân viên, chứ không phải áp đặt bán hàng Điều này tạo ra sự khác biệt lớn giữa Thế Giới Di Động và các chuỗi bán lẻ khác tại Việt Nam

Tại sự kiện kỷ niệm 15 năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị - ông Nguyễn Đức Tài - đã tuyên bố: "Chúng tôi cam kết tiếp tục phát triển nhanh và bền vững với đội ngũ lãnh đạo trẻ trung, tài năng và đam mê Chúng tôi đã đạt được những ước mơ của mình trong suốt 15 năm qua và vẫn mơ ước mang đến những giá trị tốt đẹp cho xã hội và cộng đồng." Tuy nhiên, thời gian gần đây, trung thành của khách hàng dường như đã nhường chỗ cho các ưu đãi và khuyến mãi Giờ đây, mục tiêu ngắn hạn và sự đạt được kết quả nhanh chóng trở nên quan trọng hơn, và câu chuyện về "bản và bản nhiều hơn nữa" trở thành trung tâm Vì vậy, điều duy nhất không thay đổi trong sự biến đổi này là giá trị của thương hiệu, và đó chính là lý do tại sao thương hiệu trở thành tài sản quý báu nhất đối với doanh nghiệp

Đối với Thế Giới Di Động, để đạt được những thành tựu đáng kể như doanh thu 42.238 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm, tăng 56% so với cùng kỳ và hoàn thành 67% kế hoạch năm, sự tận tâm đối với khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng đã làm nên sự thành công của họ Thế Giới Di Động cam kết tiếp tục tận tâm với khách hàng trong tương lai!

II Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh gồm 16 điện lực dưới quyền quản lý việc sử dụng điện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

* Về mặt đạo đức:

tịch Hồ Chí Minh qua tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" "Những nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" theo chủ đề từng năm, gắn với thực hiện Bộ tiêu chí “Người công nhân ngành điện thành phố mang tên Bác": "4 cỏ, 3 không”

Trang 11

• Thực hiện hiệu quả nhiều phong trào thi đua, yêu nước, gắn kết mọi người trong

đơn vị thành một tập thể mạnh

* Về trách nhiệm xã hội:

cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM

cao chất lượng dịch vụ của mình

III VP Bank - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, trước đây được gọi là Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh hoạt động tại Việt Nam đã được thành lập vào ngày 12 tháng 08 năm 1993 Sau 21 năm phát triển, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên mức 6.347 tỷ đồng và mở rộng mạng lưới hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ nhân viên có hơn 7.000 thành viên

Như một phần của hội tụ các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam (G12), VPBank đã đưa ra và thực hiện một chiến lược tăng trưởng trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2017, nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ công ty tư vấn McKinsey Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường

* Về mặt đạo đức: VPBank có thể đứng vững đến nay là nhờ tạo dựng niềm tin dựa trên hành động phù hợp với pháp luật trong nước, quốc và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, ứng xử.Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luôn được Vpbank coi trọng, thực hiện bởi từng cán bộ, nhân viên hàng ngày, hàng giờ bởi vì chúng tôi hiểu rằng, Khách hàng, đối tác, các cổ đông mong muốn VPBank có được những thành công dựa trên các hành vi có đạo đức, phù hợp với chuẩn mực chung

* Về trách nhiệm xã hội: VPBank với nỗ lực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng tiểu thương thông qua các hoạt động đa dạng như: Tổ chức thành công 10 khóa học online thông qua hình thức livestream Facebook, thu hút gần 300.000 lượt theo dõi và thảo luận xoay quanh những kiến thức về kinh doanh online, về kỹ năng chăm sóc khách hàng, định giá sản phẩm hoặc quản lý tài chính hữu ích VPBank còn chủ động liên kết

Trang 12

với các đối tác lớn như Be Group, Tiki, Shopee, Sendo để cung cấp những gói ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt; mời những chuyên gia, khách mời hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến như Chủ tịch Vinalink Tuấn Hà, Admin Group Digital Marketing Việt Nam Nguyễn Thăng Long, CEO Mopi Studio Vũ Minh Trả để chia sẻ kiến thức, giải đáp các câu hỏi thực tiễn tới học viên

IV TẬP ĐOÀN VINGROUP

Vingroup là một trong những tập đoàn lớn và đa ngành hàng hàng đầu tại Việt Nam Tập đoàn này đã phát triển mạnh mẽ từ một doanh nghiệp bất động sản thành một tập đoàn đa ngành với sự hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Bất động sản, dầu khí và năng lượng, bán lẻ, sản xuất và công nghiệp, giáo dục, dịch vụ; đồng thời duy trì vị thế mạnh mẽ trên thị trường trong mỗi lĩnh vực này

Tập đoàn Vingroup luôn hướng đến mục tiêu cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và mang đến những trải nghiệm mới mẻ về một lối sống văn minh và hiện đại, Vingroup đã không ngừng chứng tỏ vai trò tiên phong và định hướng sự thay đổi trong các xu hướng tiêu dùng, không hạn chế ở bất kỳ lĩnh vực nào Tập đoàn này đã tạo nên những thành tựu đáng kinh ngạc, góp phần thể hiện sự tự hào và tôn vinh thương hiệu Việt, xác lập vị thế hàng đầu trong số các tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam

Tập đoàn Vingroup dưới sự lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng, thể hiện giá trị cốt lõi bằng sáu nguyên tắc "TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN" Tập đoàn tin tưởng rằng thông qua sự đồng hành vững chắc và phấn đấu không ngừng của đội ngũ nhân viên, họ sẽ tiến xa trên con đường bền vững và phát triển dài hạn, từ một tập đoàn đa ngành top đầu tại Việt Nam đến một doanh nghiệp xứng tầm quốc tế

* Về mặt đạo đức:

Thông qua chuỗi dự án ghi dấu ấn, Vingroup hiện nay đã trở thành một thương hiệu mà khách hàng luôn tin dùng khi có nhu cầu Việc xây dựng nền đạo đức kinh doanh của Vingroup đã và đang tiếp tục gặt hái thành công thông qua một loạt các giải thưởng quan trọng, bao gồm: Trong giai đoạn từ 2008 đến 2013, họ đã 5 lần đạt giải thưởng "Sao vàng đất Việt"; 4 lần đoạt giải thưởng "Top 10 Doanh nghiệp Thương mại và Dịch

Trang 13

vụ xuất sắc" cho thương hiệu Vincom; cũng như 4 lần đoạt giải "Top ten khách sạn 5 sao" với thương hiệu Vinpearl Năm 2019, Vincom Center Landmark 81 của tập đoàn Vingroup đã giành giải thưởng 'Dự án bán lẻ tốt nhất - Best Retail Development Award' tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2019 tại Bangkok và cùng với nhiều danh hiệu giá trị khác

* Về trách nhiệm xã hội:

Quỹ Thiện Tâm là một tổ chức được thành lập và tài trợ hoạt động bởi tập đoàn Vingroup, với mục tiêu từ thiện và lòng tốt Quỹ này có nhiệm vụ là truyền tải tấm lòng của cộng đồng Vingroup đến với xã hội một cách hiệu quả nhất Từ năm thành lập vào 2006 đến nay, Quỹ đã thực hiện hàng loạt các chương trình từ thiện và xã hội thực tế, như chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng, các chính sách hỗ trợ gia đình, phát triển các khu vực nghèo, giúp đỡ những hộ gia đình bị thiên tai, xây dựng các dự án văn hóa và giáo dục cộng đồng, bỏ ra kinh phí gần 700 tỷ đồng Trong năm 2016, một số sự kiện đáng chú ý đã diễn ra như sau: đầu năm 2016, Tập đoàn Vingroup đã thông báo việc chuyển đổi hệ thống Vinmec và Vinschool thành hình thức phi lợi nhuận, cam kết đóng góp toàn bộ lợi nhuận cho xã hội Bằng cách chuyển đổi hai thương hiệu phát triển mạnh mẽ và tiềm năng về lợi nhuận thành hình thức phi lợi nhuận, Vingroup đã củng cố uy tín, tầm vóc và trách nhiệm đối với xã hội như một tập đoàn tư nhân thuộc top đầu tại Việt Nam, thể hiện xu hướng phát triển của các tập đoàn lớn trên thế giới Mục tiêu của việc phi lợi nhuận hóa Vinmec và Vinschool là tập trung vào sự phát triển y tế và giáo dục, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và đào tạo tại Việt Nam Với cam kết này, Vingroup đã cam kết dành 100% lợi nhuận thu được từ Vinmec và Vinschool để đầu tư liên tục, nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trao học bổng, tài trợ cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và nâng cao nguồn nhân lực Chương trình Tháng cao điểm vì người nghèo được phát động vào ngày 17/10/2016 bởi Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trong khuôn khổ của chương trình này, Quỹ Thiện Tâm đã cung cấp 200 tỷ đồng để cam kết hỗ trợ phẫu thuật cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm cả những người đã tham gia cuộc cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, và người hưởng chính sách xã hội trong giai đoạn từ 2016-2017 Đồng thời, chuỗi Bệnh viện Vinmec cũng cam kết chi trả chi phí thực tế phát sinh cho bệnh nhân trong chương trình này, không tính khấu hao và lợi nhuận

Ngày đăng: 06/04/2024, 00:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w