1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 2018-2021

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.6. Dự kiến đóng góp đề tài (11)
      • 1.6.1. Về mặt lý luận (12)
      • 1.6.2. Về mặt thực tiễn (12)
    • 1.7. Kết cấu của đề tài (12)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (14)
    • 2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về Cấu trúc sở hữu (14)
    • 2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội (15)
      • 2.2.1 Nguồn gốc (15)
      • 2.2.2 Khái niệm (17)
      • 2.2.3. Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp (18)
      • 2.2.4 Đối tượng thực hiện trách nhiệm xã hội (19)
    • 2.3 Hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí CSR - Mức độ công bố thông tin (19)
      • 2.3.1 Tiêu chuẩn GRI 400 (19)
      • 2.3.2. Tiêu chuẩn Quốc gia về CSR (23)
      • 2.3.3 Tiêu chuẩn quốc tế về CSR (24)
    • 2.4. Các quan điểm lý thuyết liên quan đến trách nhiệm xã hội (24)
      • 2.4.1 Lý thuyết các bên liên quan ( Stakeholder theory) (25)
      • 2.4.2 Lý thuyết khế ước xã hội ( Social contract theory) (26)
      • 2.4.3 Lý thuyết thể chế (The institutional theory) (26)
    • 2.5. Tổng quan nghiên cứu (27)
      • 2.5.1. Tình hình tổng quan trong nước (27)
      • 2.5.2. Tình hình tổng quan nước ngoài (30)
      • 2.5.3. Khoảng trống nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (34)
    • 3.2. Giả thuyết nghiên cứu (35)
    • 3.3. Mô hình nghiên cứu (41)
      • 3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu (41)
      • 3.3.2 Thang đo các biến trong mô hình (42)
    • 3.4. Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu (45)
    • 3.5. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu (46)
      • 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu (46)
      • 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu (46)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (48)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu (48)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (48)
      • 4.1.2. Phân tích tương quan (49)
      • 4.1.3. Kết quả hồi quy (50)
    • 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính (53)
      • 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính (53)
      • 4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng (54)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (60)
    • 5.1. Khuyến nghị (60)
      • 5.1.2 Đối với doanh nghiệp (61)
      • 5.1.3 Đối với nhà đầu tư (62)
    • 5.2. Hạn chế của nghiên cứu (62)
    • 5.3. Kết luận (63)
  • PHỤ LỤC (68)
    • R- sq: Obs per group: within = 0.1488 min = 4 (53)
    • R- sq: Obs per group: within = 0.1469 min = 4 (0)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Cơ sở lý luận và thực tiễn về Cấu trúc sở hữu

Cấu trúc sở hữu là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp Nó đề cập đến cách mà một công ty được sở hữu và quản lý, bao gồm các chủ sở hữu và cách thức họ liên kết với nhau

Theo Phạm Thị Thu Trang (2017): Cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo quyền, có mối tương quan tỷ lệ với vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc điều hành công ty do nó tác động đến việc ra quyết định của các nhà quản lý Nó được phân chia thành hai loại, thứ nhất, cấu trúc chủ sở hữu chia theo quyền kiểm soát hay mức độ tập trung, cấu trúc sở hữu được phân thành 2 loại là cấu trúc sở hữu tập trung và cấu trúc sở hữu phân tán Thứ 2 là phân chia theo liên kết sở hữu, cấu trúc sở hữu được phân thành 2 loại là sở hữu kim tự tháp và cấu trúc sở hữu chéo

Tại các doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu thường được phân định thành các hình thức phổ biến sau: Hình thức cấu trúc sở hữu toàn diện 100% vốn chủ sở hữu, hình thức cấu trúc sở hữu toàn diện có phân định, hình thức sở hữu liên kết vốn có hình thành pháp nhân, hình thức sở hữu liên kết không hình thành pháp nhân và cuối cùng là hình thức sở hữu không liên kết Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức cấu trúc sở hữu sao cho thuận tiện và lợi ích cho họ

Cơ sở lý luận của cấu trúc sở hữu bao gồm các lý thuyết về quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán và luật pháp Đối với các doanh nghiệp lớn và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, cấu trúc sở hữu được quy định bởi các quy tắc và quy định của các cơ quan quản lý chứng khoán và các cơ quan quản lý khác

Thực tiễn cho thấy rằng cấu trúc sở hữu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của một công ty Một cấu trúc sở hữu hợp lý và đáng tin cậy có thể thu hút các nhà đầu tư và giúp tăng giá trị của công ty trên thị trường Mặt khác, một cấu trúc sở hữu phức tạp và không rõ ràng có thể gây ra sự không ổn định và khó khăn trong việc quản lý và điều hành công ty

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng cấu trúc sở hữu của mình và đảm bảo rằng nó phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty Nếu cần thiết, các công ty cần thực hiện các điều chỉnh và thay đổi cấu trúc sở hữu để đáp ứng các yêu cầu và thách thức của môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là thuật ngữ đã xuất hiện cách đây từ hơn 60 năm trước, khi Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “ Social Responsibilities of the Businessmen ” (1953) với mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền lợi của người khác, những tổn hại mà các doanh nghiệp gây ra cho xã hội cần được bồi hoàn xuất phát từ lòng từ thiện… Cho đến ngày nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau Có thể chia quá trình phát triển của CSR thành 3 giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Hình thành và chuẩn hóa quan niệm (1950-1970) Được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX, tên đầy đủ của thuật ngữ CSR là “Corporate Social Responsibilities” có nghĩa là “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” Xuất phát điểm khai sinh ra hệ thống quan điểm CSR phải kể đến học giả đầu tiên - Bowen với tác phẩm “ Social Responsibilities of the Businessmen ”

(1953), kế từ sau thời điểm đó, CSR được xuất hiện và đề cập bởi rất nhiều tác giả khác

Năm 1970, Friedman cho rằng: Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của họ đưa vào hoạt động để từ đó tạo ra lợi nhuận, đó là đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp Ở góc độ này, tác giả cho rằng việc tạo ra lợi nhuận trên cơ sở các nguồn lực của doanh nghiệp đã là thực hiện CSR Các doanh nghiệp kinh doanh không có lợi nhuận chính là sử dụng một cách lãng phí các tài nguyên của xã hội và không hoàn thành được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác của Aupperle et al (1985) về mối quan hệ giữa CSR và ROA ( tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), họ không chỉ ra được mối liên hệ này, hay nói cách khác, việc thực hiện CSR chưa cho thấy được việc mang lại lợi ích hay sự gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Quan điểm của một số tác giả khác lại nghiên nghiên cứu và cho rằng, CSR gắn với quản trị doanh nghiệp ( Corporate Governance), điều này cho thấy sự đồng thuận giữa việc thực hiện CSR và tính bền vững của hoạt động này có liên quan đến nhiều bộ phần trong doanh nghiệp mà trong đó, bộ phận quản trị là không thể tách rời

Do đó có thể nói rằng giai đoạn 1950-1970 là giai đoạn hình thành quan niệm của CSR, thông qua các tranh luận giữa một hệ thống quan điểm “Doanh nghiệp không cần phải thực hiện CSR” và “doanh nghiệp cần phải thực hiện CSR” dựa trên hai lập luận khác biệt cơ bản: (i) doanh nghiệp là một chủ thể “vô tri vô giác” nên không cần phải thực hiện và cũng không thể thực hiện được CSR; và (ii) “doanh nghiệp là một tế bào của xã hội” sử dụng các yếu tố nguồn lực gắn chặt với con người và cộng đồng nên cần phải có trách nhiệm với con người, cộng đồng và môi trường Nhưng suy cho cùng, quan điểm CSR đều hướng đến sự phát triển bền vững, đồng thời thỏa mãn và cân bằng lợi ích của các bên liên quan

Giai đoạn 2: Mở rộng và cụ thể hóa các yếu tố cấu thành CSR (1980-2000)

Trong giai đoạn này, khía cạnh của CSR không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận mà còn bao hàm cả các khía cạnh về trách nhiệm kinh tế, luật pháp, minh bạch thông tin, an toàn và chất lượng, nhân quyền, môi trường và các vấn đề từ thiện

CSR thực sự đã trở thành phong trào lớn mạnh và phát triển rộng khắp thế giới Không còn chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp, công ty sản xuất, người tiêu dùng tại các nước Âu-Mỹ còn quan tâm đến cách thức mà sản phẩm đó được tạo ra như thế nào, có an toàn và thân thiện với môi trường, cộng đồng hay không Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ môi trường diễn ra rất mạnh, chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì nhắm vào các công ty sản xuất nước có ga, đồ ăn nhanh, các phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng lông thú, bóc lột lao động trẻ em, Trước những áp lực to lớn từ phía xã hội, các doanh nghiệp đã chủ động đưa CSR vào quá trình hoạt động của họ một cách nghiêm túc Các chương trình như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống Aids và các bệnh dịch khác ở các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển đã và đang được thực hiện liên tục Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap…

Giai đoạn 3: Tiêu chuẩn hóa và ứng dụng CSR vào doanh nghiệp (2001-nay)

Cho đến thời điểm này, CSR đã được phát triển trên diện rộng ở phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tại các nước phát triển Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, việc tiêu chuẩn hóa CSR lúc này cũng là vấn đề được quan tâm và đặt ra nhằm tạo ra sự thống nhất cũng như thúc đẩy CSR tại các doanh nghiệp Nắm bắt được vấn đề này, đã có rất nhiều tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp đưa ra những tiêu chuẩn liên quan đến CSR như một căn cứ quan trọng để toàn thể các doanh nghiệp trên thế giới có thể sử dụng khi triển khai CSR, điển hình như: Tiêu chuẩn ISO 26000, Tiêu chuẩn GRI G4, Thỏa thuận toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC),

Bên cạnh đó, không chỉ gắn liền với đạo đức, CSR còn có sự dịch chuyển gắn liền với doanh nghiệp và cơ chế quản trị CSR dần được đề cập sâu hơn, lồng ghép cùng với những triết lý kinh doanh và những quan điểm xây dựng chiến lược của doanh nghiệp

Năm 2016, Carroll đề cập rằng CSR có thể bao hàm các chuẩn mực được coi là đúng đắn và công bằng với các bên liên quan, hướng ứng lại sự mong đợi của công dân và xã hội, thúc đẩy phúc lợi và thiện chí của con người Hiện nay, CSR đã trở thành triết lý hành vi và quản trị được đa số các doanh nghiệp trên toàn cầu lựa chọn và áp dụng một cách phổ biến để duy trì sự phát triển bền vững và lâu dài của họ

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – viết tắt là CSR) Mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức sẽ nhìn nhận CSR dưới những góc độ riêng và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình Keith Davis (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ” Trong khi đó, Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “Là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định”

Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một tổ hợp bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường Ðó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi của con người

Một trong các định nghĩa được sử dụng nhiều nhất là: “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung, để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển” được đưa ra bởi hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự phát triển bền vững Ở Việt Nam, khái niệm CSR đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp nhưng trên thực tế có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này Họ thường hiểu thực hiện CSR có nghĩa là làm từ thiện, tham gia các hoạt động nhân đạo Theo cách hiểu này việc thực hiện CSR mang tính chất tự nguyện Nhưng ngoài tự nguyện, CSR vẫn bao hàm nhiều nội dung liên quan đến pháp luật như trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, việc tuân thủ pháp luật về môi trường, xã hội, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm kinh tế Tất cả những điều CSR thể hiện đều hướng đến sự thỏa mãn của xã hội, là điều mà xã hội luôn ao ước Vậy nên nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm cuối cùng, có thể hiểu rằng: CSR là những cam kết của doanh nghiệp mà trong đó, những đóng góp của doanh nghiệp giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng, thông qua những hoạt động kinh tế từ đó tạo ra những điều có lợi cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển chung của xã hội

2.2.3 Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp

2.2.3.1 Tạo dựng sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp

Một doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ được xã hội và cộng đồng đánh giá cao, điều này có nghĩa rằng khi hợp tác cùng doanh nghiệp đó, các cổ đông sẽ được đảm bảo về lợi ích, người lao động được đảm bảo về sự quan tâm và ổn định, khách hàng cũng được đảm bảo về quyền lợi và khi doanh nghiệp quan tâm đến môi trường, xã hội sẽ được đảm bảo về sự an toàn Khi đó, có thể chắc chắn rằng doanh nghiệp ấy là một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và có khả năng tồn tại lâu dài Do vậy, tổng giá trị lợi ích mà doanh nghiệp đó mang lại cho xã hội sẽ cao hơn rất nhiều so với giá trị lợi ích của những doanh nghiệp hoạt động chỉ vì một nhóm lợi ích nhỏ nào đó Bên cạnh đó, chính sự cân bằng lợi ích này mới là điểm mấu chốt cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp

2.2.3.2 Xây dựng một hệ thống ý thức cho đội ngũ doanh nhân, kinh doanh theo hướng cống hiến cho một xã hội tốt đẹp

Hệ thống ý thức của đội ngũ lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để quyết định xem CSR có thể được thực hiện tại doanh nghiệp hay không Nếu lãnh đạo coi CSR là đích đến của doanh nghiệp, là vấn đề sống còn thì trong doanh nghiệp đó chắc chắn CSR sẽ được qua tâm và thực hiện tốt, thay vì theo hướng tư bản thuần túy, mô hình hoạt động và quản trị sẽ được điều chỉnh hoặc thiết lập theo hướng CSR Bên cạnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo, ý thức của của nhân viên, doanh nhân cũng được hình thành và đào tạo ngay từ khi còn trên ghế nhà trường hoặc qua các buổi đào tạo thực tế khác nữa Có thể thấy, CSR đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng để hình thành hệ ý thức CSR cho đội ngũ doanh nhân trẻ trên toàn cầu, phát triển các thế hệ doanh nhân kinh doanh theo hướng cống hiến cho môi trường, xã hội phát triển bền vững và tốt đẹp hơn

2.2.3.3 Kiến tạo - Tái cân bằng lợi ích xã hội

Hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí CSR - Mức độ công bố thông tin

Có khá nhiều cách để tiếp cận với nội dung của CSR, điển hình là tiếp cận theo mô hình “ Kim tự tháp “ của Carroll (1999), mô hình này có tính toàn diện và được áp dụng rộng rãi bao gồm các trách nhiệm về kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Tuy nhiên, giữa các tầng Kim tự tháp của Carroll vẫn có các ranh giới, chúng luôn chồng lấn, bành trướng nhau, điển hình như việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn dẫn đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp, quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng theo trình độ phát triển của xã hội, tạo thêm áp lực lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội

Trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiếp cận với CSR theo tiêu chuẩn GRI

400 của Bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững GRI hợp nhất do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành, từ đó tìm kiếm theo các tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên cũng như mức độ công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp, cụ thể trong đó:

401 Việc làm: Doanh nghiệp cần công bố thông tin về phương pháp quản trị, về số lượng nhân viên mới và tỷ lệ thôi việc, những phúc lợi cung cấp cho nhân viên toàn thời gian không dành cho nhân viên tạm thời hoặc nhân viên bán thời gian, chế độ nghỉ thai sản

402 Mối quan hệ Quản trị/Lao động: GRI 402 đặt ra các yêu cầu báo cáo đối với chủ đề về mối quan hệ lao động/quản lý Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này Doanh nghiệp cần công bố thông tin về thời hạn thông báo tối thiểu về những thay đổi trong hoạt động

403 An toàn sức khỏe nghề nghiệp: Doanh nghiệp công bố thông tin về đại diện của người lao động trong các liên ủy ban an toàn và sức khỏe nghề nghiệp chính thức giữa ban lãnh đạo và người lao động Công bố những loại thương tích và tỷ lệ thương tích, bệnh nghề nghiệp, ngày công bị mất, tình trạng vắng mặt và số vụ tử vong liên quan đến công việc Bên cạnh đó còn có các chủ đề về sức khỏe và an toàn được đề cập trong thỏa thuận chính thức với công đoàn như thiết bị bảo hộ, cơ chế khiếu nại, kiểm tra định kì, quyền từ chối công việc không an toàn…

404 Giáo dục và đào tạo: Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn này, “Đào tạo” nói tới: tất cả các loại hình đào tạo và dạy nghề; nghỉ đi học được hưởng lương do tổ chức cung cấp cho nhân viên của mình; chương trình đào tạo hoặc giáo dục theo học ở bên ngoài, được tổ chức trả tiền toàn bộ hoặc một phần; đào tạo về các chủ đề cụ thể Đào tạo không bao gồm việc huấn luyện của người giám sát tại nơi làm việc Số giờ đào tạo nhân viên cũng cần tính toán chính xác để phân loại nhân viên nhằm đánh giá định kỳ và theo dõi tỷ lệ phần trăm hiệu quả công việc và phát triển

405 Đa dạng và cơ hội bình đẳng: Thông tin về đa dạng nhân viên có thể giúp đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự Bên cạnh đó, những nguyên tắc này áp dụng công bẳng đối với việc tuyển dụng, cơ hội thăng tiến và chính sách thù lao Bình đẳng về thù lao cũng là một yếu tố quan trọng để giữ chân những nhân viên có trình độ

406 Không phân biệt đối xử: Doanh nghiệp công bố các vụ việc phân biệt đối xử, phân biệt đối xử có thể xảy ra trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc gia hoặc xuất thân xã hội Phân biệt đối xử cũng có thể xảy ra dựa trên các yếu tố như tuổi tác, tình trạng khuyết tật, tình trạng nhập cư, HIV và AIDS, giới tính, định hướng tính dục, tố chất di truyền, lối sống, và các yếu tố khác Những hành động khắc phục mà doanh nghiệp đã được thực hiện để giải quyết vấn đề

407: Tự do lập hội và thương lượng tập thể: Doanh nghiệp cần công bố các hoạt động và nhà cung cấp mà ở đó quyền tự do lập hội, tham gia công đoàn hoặc thương lượng tập thể của người lao động Đảm bảo và tôn trọng quyền của người lao động, đồng thời doanh nghiệp, tổ chức cungx được kỳ vọng không hưởng lợi hoặc góp phần vào những vi phạm thông qua các mối quan hệ kinh doanh

408: Lao động trẻ em: Việc xóa bỏ lao động trẻ em là nguyên tắc và mục tiêu chính của luật pháp và các văn kiện lớn về quyền con người và là đối tượng của luật pháp quốc gia ở hầu hết toàn cầu Lao động trẻ em là công việc tước đoạt tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, làm cản trở việc giáo dục và phát triển của trẻ Độ tuổi tối thiểu để làm việc, đặc biệt là những công việc nguy hiểm là 18 tuổi Lao động trẻ em dẫn đến kết quả là những người lao động không khỏe mạnh và thiếu kỹ năng trong tương lai và kéo dài mãi sự nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cản trở sự phát triển bền vững Vì vậy, loại bỏ lao động trẻ em là cần thiết đối với cả sự phát triển kinh tế và con người

409: Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: Doanh nghiệp cần công bố thông tin về các hoạt động và nhà cung cấp có rủi ro đáng kể về các vụ việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc Loại bỏ lao động cưỡng bức vẫn còn là một thách thức lớn Lao động cưỡng bức không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền con người cơ bản, mà nó còn kéo dài mãi đói nghèo và cản trở sự phát triển kinh tế và con người Sự hiện diện và việc thực thi có hiệu quả các chính sách nhằm loại bỏ tất cả mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là một kỳ vọng cơ bản của hành vi có trách nhiệm xã hội Theo luật pháp của một số quốc gia, những tổ chức có các hoạt động đa quốc gia được yêu cầu cung cấp thông tin về những nỗ lực của họ nhằm loại bỏ lao động cưỡng bức trong các chuỗi cung ứng của tổ chức

410: Thông lệ về an ninh: Chú trọng đào tạo nhân viên an ninh về hành vi ứng xử đối với bên thứ ba, tránh việc gây nguy cơ về sử dụng vũ lực quá mức hoặc các vi phạm khác đối với quyền con người Việc sử dụng nhân viên an ninh có thể có tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với người dân địa phương, và đối với việc duy trì quyền con người và quy định của pháp luật Vì vậy, việc cung cấp đào tạo hiệu quả về quyền con người sẽ giúp bảo đảm rằng nhân viên an ninh hiểu rõ khi nào thì sử dụng vũ lực một cách thích hợp, và cách để bảo đảm tôn trọng quyền con người

411: Quyền của người bản địa: Doanh nghiệp công bố về các vụ vi phạm liên quan đến quyền con người của người bản địa Nhiều người bản địa đã phải chịu bất công, họ được coi là nhóm dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao phải chịu những gánh nặng không cân xứng của các tác động xã hội, kinh tế hoặc môi trường do các hoạt động mà tổ chức, doanh nghiệp gây ra

412: Đánh giá về quyền con người: Các yêu cầu trong báo cáo về chủ đề đánh giá quyền con người là công bố về những hoạt động cần phải rà soát về quyền con người hoặc đánh giá tác động, đào tạo nhân viên về các quy trình hoặc chính sách về quyền con người, những hợp đồng và thỏa thuận đầu tư quan trọng có bao gồm các điều khoản về quyền con người hoặc đã được đánh giá sơ bộ về quyền con người

413: Cộng đồng địa phương: Doanh nghiệp, tổ chức cần phải công bố các thông tin về tỷ lệ phần trăm các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng địa phương, đánh giá các tác động xã hội, môi trường và theo dõi liên tục, công bố về các chương trình phát triển cộng đồng địa phương, các quy trình tiếp nhận và giải quyết vấn đề chính thức cho nhóm dễ bị tổn thương Ngoài ra, những hoạt động có tác động tiêu cực tiềm ẩn tác động đáng kể tới cộng đồng địa phương cũng cần được cung cấp thông tin, khi biên soạn báo cáo, tùy theo mức độ tiêu cực mà hoạt động của tổ chức có thể gây ra mà viết theo tiêu chuẩn 413 đã đề ra

Các quan điểm lý thuyết liên quan đến trách nhiệm xã hội

Đã có nhận định cho rằng: Khi các doanh nghiệp chỉ tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội là chưa đủ mà việc chủ động công bố những thông tin liên quan đến những hoạt động đó cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của các bên liên quan Việc cung cấp những số liệu tài chính đơn thuần trong báo cáo tài chính sẽ không làm nổi bật được hết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp Những thông tin phi tài chính là cần thiết để giảm bớt sự bất đối xứng thông tin tồn tại giữa ban quản lý và các bên liên quan chính, điều này cũng giúp cho các nhà đầu tư có sự đánh giá tốt hơn về các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả của việc đầu tư vào doanh nghiệp và có cái nhìn rộng về hoạt động của công ty bao gồm cả hoạt động xã hội (Huang và Watson,

2015) Hiện nay, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang chủ động công bố những tin liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội nhiều hơn Nhiều cơ sở tạo động lực có thể giải thích cho sự tham gia vào hoạt động cung cấp thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp (Holder-Webb et al., 2009) Việc chủ động công bố những mục tiêu phi kinh tế vượt ra ngoài các yêu cầu pháp lý và gây ra sự tranh cãi về các quan điểm cũng như lý thuyết để các doanh nghiệp áp dụng Nhóm nghiên cứu sử dụng các lý thuyết để giải thích hoạt động công bố thông tin trách nhiệm của xã hội bao gồm lý thuyết về các bên liên quan, lý thuyết khế ước xã hội và lý thuyết thể chế

2.4.1 Lý thuyết các bên liên quan ( Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu về cách tiếp cận các bên liên quan (Stakeholder approach) Theo đó, Freeman cho rằng, các tổ chức ngoài việc chịu trách nhiệm với các cổ đông của họ, việc xem xét các mâu thuẫn lợi ích của các bên liên quan có bị ảnh hưởng khi tổ chức thực hiện theo những những mục tiêu đã đặt ra cũng là một vấn đề mà các tổ chức cần quan tâm Lý thuyết này được sử dụng để phân tích những nhóm đối tượng mà các tổ chức phải chịu trách nhiệm Các bên liên quan có thể là một cá nhân, hoặc một nhóm (như khách hàng, nhân viên, chủ sở hữu của tổ chức, cổ đông, cộng đồng, xã hội, ) Một tổ chức được vận hành và phải được vận hành nhằm hướng đến lợi ích của những thành viên có đóng góp cho tổ chức đó Bên cạnh các cổ đông đầu tư nguồn vốn và tham gia vào tổ chức; lực lượng nhân viên đóng góp công sức và thời gian hoạt động vì tổ chức; đối tượng khách hàng dành sự tin tưởng; các bên cung cấp đối tác hỗ trợ về nguồn lực về cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu, Lý thuyết các bên liên quan cho rằng mỗi tổ chức kinh doanh phải đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng xã hội mà họ hoạt động Đồng thời, Wearing (2005) cho rằng lý thuyết nhận mạnh tất cả các bên đều có vai trò quan trọng, kể cả những người bị ảnh hưởng trực tiếp hay không trực tiếp bởi hoạt động của công ty Vậy nên các tổ chức cần xem những tác động từ các hoạt động của họ đối với các bên liên quan (Wicks et al, 2004) Việc tổ chức sẽ đáp ứng với các bên liên quan, những người có tác động kinh tế cần thiết đối tổ chức (O’Dwyer, 2003), hoặc những người không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế của tổ chức nhưng quan tâm đến các hành động của tổ chức và có thể ảnh hưởng đến nó ( Savage et al, 1991)

Lý thuyết các bên liên quan giải thích điều gì thúc đẩy tổ chức hoạt động và cung cấp những thông tin trách nhiệm xã hội Các bên liên quan thông qua việc hoạt động của tổ chức để đưa ra các quyết định của mình

2.4.2 Lý thuyết khế ước xã hội ( Social contract theory)

Tư duy khế ước xã hội đã bắt đầu xuất hiện trong Hobbes (1946), Rousseau

(1968) và Locke (1986) Từ tư tưởng triết học, Donaldson (1982) đã nhìn nhận mối quan hệ kinh doanh và xã hội, ông cho rằng tồn tại một khế ước xã hội ngầm giữa tổ chức và xã hội, trong khế ước này bao gồm một số nghĩa vụ gián tiếp của tổ chức đối với xã hội Tư duy này được công nhận như một hình thức lập luận đạo đức thông thường (Rest, 1999) Sau này lý thuyết về khế ước xã hội được mở rộng, phát triển thêm bởi Donaldson và Dunfee et al (1999), họ lần lượt đề xuất lý thuyết khế ước xã hội tích hợp như một cách để nhà quản lý đưa ra quyết định một cách có đạo đức Theo cách tiếp cận xã hội, các tổ chức doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước toàn xã hội mà họ là một phần không thể tách rời Các tổ chức kinh doanh hoạt động theo sự đồng ý của công chứng nhằm phục vụ một cách xây dựng các nhu cầu của xã hội và nhằm hài lòng những nhu cầu đó (Van Marrewijk, 2003) Lý thuyết khế ước xã hội cho rằng mọi người sống cùng nhau trong xã hội theo một thỏa thuận thiết lập các quy tắc hành vi đạo đức và chính trị, một số ý kiến cho rằng, khi con người sống theo khế ước xã hội này, họ có thể sống một cách đạo đức theo sự lựa chọn của bản thân chứ không chịu tác động từ một thế lực nào đó Khế ước xã hội có thể được thể hiện rõ ràng trong các điều luật hoặc ngầm định như việc biểu quyết bằng giơ tay Mặc dù khế ước xã hội rõ ràng hay là sự ngầm định nhưng đều cung cấp một khuôn khổ có giá trị cho sự hài hòa trong xã hội Như Dunfee (2006), lý thuyết khế ước xã hội sẽ phù hợp với một nền kinh tế mới nổi, nơi các cá nhân có thể hướng các nguồn lực khan hiếm đến mục đích sử dụng có giá trị cao nhất của họ, nơi giá cả tự do di chuyển được phép báo hiệu giá trị tương đối của sử dụng luân phiên các nguồn tài nguyên khan hiếm mà không làm biến dạng thuế, nơi mà giá trị của đồng tiền có thể dự đoán được, và nơi mà quyền sở hữu tư nhân và hợp đồng giữa những người ra quyết định cá nhân được thi hành một cách không thiên vị (Rest,

2.4.3 Lý thuyết thể chế (The institutional theory)

Green và cộng sự (2008) cho rằng lý thuyết thể chế được sử dụng một cách rộng rãi khi thực hiện nghiên cứu về các tổ chức Thể chế được lý thuyết thể chế lấy làm trọng tâm khi đưa ra phân tích, nghiên cứu về thiết kế và tổ chức doanh nghiệp mà sử dụng học thuyết này (Berthod, 2016) Có nhiều nghiên cứu đưa các khái niệm về thể chế dưới các góc độ khác nhau Hamilton (1932) đưa ra thể chế là một biểu tượng lời nói, để mô tả xã hội … thể chế bao gồm cách suy nghĩ, hành động phố biến đã có từ lâu đời trở thành thói quen của một nhóm người, một văn hóa, cũng có thể là tập quán của dân tộc Một quan điểm khác về thể chế của Barley và Tolbert

(1997), nhóm tác giả cho rằng, thể chế là các quy tắc được xác định và đánh giá hoạt động của con người cùng với mối liên hệ giữa các hoạt động đó Sau đó, vào năm

2000, Burns và Scapens cũng đưa ra ý kiến đồng tình với quan điểm của nhóm tác giả Barley và Tolbert Họ đều cho rằng, thể chế xã hội có tác động đối với cá nhân thông qua ngôn ngữ, điều luật, quy định, quy tắc trong doanh nghiệp Campbell

(2007) nhận định mối quan hệ giữa các điều kiện kinh tế và hành vi của doanh nghiệp chịu tác động bởi yếu tố thể chế như quy định, hay việc giám sát các hoạt động phát triển bền vững được thực hiện bởi những bộ phận độc lập của doanh nghiệp Điều này cho thấy, các doanh nghiệp chịu tác động ngầm từ các bên liên quan trong tổ chức Cùng với đó , dựa trên lý thuyết thể chế, các hoạt động của doanh nghiệp có thể bị tác động bởi những quy chuẩn, quy định của xã hội và việc áp chế thực hiện những quy định đó từ xã hội.

Tổng quan nghiên cứu

2.5.1 Tình hình tổng quan trong nước

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có nguồn gốc từ những năm

1950, nhưng ý nghĩa của khái niệm này đã được quan tâm từ đầu những năm 1970 Tuy các khái niệm và thuật ngữ về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội đã xuất hiện từ rất sớm và nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ các quốc gia phát triển Nhưng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam dường như đây là chủ đề vẫn còn khá mới Ý kiến này có phần trùng khớp với nhận định của tác giả

Lê Thị Thanh Nhật (2022), tác giả cho rằng mặc dù việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam đối với xã hội đang là một yêu cầu quan trọng, nhưng chủ đề công bố trách nhiệm xã hội vẫn còn khá mới Cũng trong bài nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Nhật (2022), khi nghiên cứu về tác động của văn hóa doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên phạm vi các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Tác giả đã đưa ra kết luận rằng, “Yếu tố văn hóa tập thể có tác động đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội” Đồng thuận với kết quả này, tác giả Hà Thị Thủy (2020), trước đó đã nghiên cứu và chỉ ra rằng văn hóa tập thể có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả kinh doanh Kết luận này hoàn toàn có cơ sở, bởi văn hóa tập thể là khi một cộng đồng tập trung vào nhu cầu của nhóm, bằng cách làm việc cùng nhau thay vì tập trung vào nhu cầu cá nhân Luận điểm này được hiểu đơn giản rằng văn hóa tập thể là văn hóa coi trọng các điều kiện tiên quyết của cộng đồng hơn cá nhân (Cherry, 2020) Cùng kết quả này, tác giả Haniffa (1999) cho rằng, yếu tố văn hóa có tác động rõ ràng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở các công ty đa quốc gia tại Malaysia Khi các nhà quản trị quan tâm đến phúc lợi của nhân viên nhiều hơn, phần nào phản ánh tinh thần văn hóa tập thể của nhà quản trị và từ đó doanh nghiệp sẽ có xu hướng quan tâm đến quyền lợi cộng đồng xung quanh Hơn nữa, các nền tảng văn hóa khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến tư tưởng và cách tiếp nhận vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội Đây được coi như chất xúc tác trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn và đảm bảo chất lượng các thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được công bố Qua đó, có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa đối với quyết định thực hiện trách nhiệm xã hội và công bố các thông tin này của doanh nghiệp cho các bên liên quan

Theo nhóm tác giả Cao Thị Miên Thùy (2022), các doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội đạt được mục tiêu về doanh thu cao và cải thiện được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp cao hơn các doanh nghiệp không thực hiện các chuẩn mực đạo đức này, từ đó các doanh nghiệp niêm yết có thể làm giảm rủi ro giảm giá cổ phiếu Cùng kết quả này, tác giả Hà Thị Thủy (2020), trước đó đã chỉ ra rằng nhân tố mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội có tác động mạnh trong việc làm gia tăng hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết đang hoạt động tại

TP Hồ Chí Minh Rõ ràng thấy được mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên mang lại cho doanh nghiệp một liên kết có hệ thống giữa việc quản lý các hoạt động trách nhiệm xã hội với rủi ro tiềm tàng và cơ hội trong tương lai, để từ đó đạt được các mục tiêu hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài ThS Lưu Thị Thái Tâm

(2019) đã chỉ ra rằng mức độ minh bạch của thông tin công bố trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên đang có xu hướng tăng dần qua mỗi năm, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang nhận thức được lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại

Tuy nhiên, số lượng thông tin thực hiện trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên được phát hành còn chiếm tỷ lệ thấp, điều này là do các thông tin về trách nhiệm xã hội vẫn còn đang được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, chưa bắt buộc Luật sư Lê Thị Hằng (2020), cho biết một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội là do vấn đề này tại Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp Khi các bộ luật liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội chưa đầy đủ, dễ dàng có thể thấy nhiều doanh nghiệp đang lầm tưởng việc thực hiện trách nhiệm xã hội đơn giản chỉ là “Các khoản đóng góp từ thiện” hay “Các hoạt động tình nguyện” Cùng quan điểm này, tác giả

Hà Thị Thủy (2019), cho biết các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Việt Nam mới chủ yếu thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động phục vụ cộng đồng như: Các hoạt động từ thiện, hỗ trợ người dân địa phương, các quỹ học bổng vượt khó, Trong khi đó những vấn đề liên quan đến môi trường như: Hệ thống xử lý chất thải; sáng kiến tiết kiệm năng lượng; quản lý khói bụi, sử dụng nguồn nước, lại ít được các doanh nghiệp quan tâm Dẫn đến một số doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình, điều này được thể hiện qua hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh, cố ý gây ô nhiễm môi trường Điển hình là vụ việc gây phẫn nợ mới đây (2021) khi hai nhà máy xả nước thải ra sông Mã làm cá của người dân nuôi chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề đến kinh tế của người dân nói riêng và môi trường nói chung Cùng quan điểm trên, nhóm tác giả ThS Bùi Nhất Giang và ThS Lê Quỳnh Anh (2021) cho rằng, việc công bố thông tin về sự ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội cần có khung pháp lý, các tiêu chuẩn và quy định cụ thể Mặc dù trong năm 2020, Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính “Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” đã có những thay đổi về phạm vi và thời gian công bố thông tin của doanh nghiệp Nhưng không có sự thay đổi trong yêu cầu về thông tin liên quan đến môi trường và xã hội của doanh nghiệp, khi các dữ liệu được yêu cầu công bố liên quan đến hoạt động có tác động đến môi trường, xã hội vẫn được giữ nguyên như: Số lượng nguyên liệu, nước, năng lượng sử dụng, số lần vi phạm các quy định về môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, thông tin liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng tại địa phương Cũng chính bởi việc không bắt buộc phát hành những nội dung, thông tin về trách nhiệm xã hội mà dựa trên tinh thần tự nguyên của doanh nghiệp, đã có nhiều doanh nghiệp không công bố thông tin rõ ràng Theo nhóm tác giả Hoàng Anh Thư và Phan Thanh Hải (2021), cho biết hầu hết các doanh nghiệp đều lồng ghép thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên, nội dung thông tin trung bình 10 trang Thậm chí theo nghiên cứu về thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết của tác giả

Hà Thị Thủy (2021), đã đưa ra kết luận trong 100 công ty được nghiên cứu có 12 công ty không cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan đến trách nhiệm xã hội cho các bên liên quan Chỉ có 14/100 công ty cung cấp khá đầy đủ với mức độ thông tin được công bố là 80%

Theo nhóm tác giả Nguyễn Vĩnh Khương (2019) phần lớn các bài nghiên cứu trước đây đều tập trung vào mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và công bố trách nhiệm xã hội, do đó trong bài nghiên cứu của mình nhóm tác giả đã đưa ra các giả thuyết về đặc điểm của ban giám đốc có liên quan đến việc công bố trách nhiệm xã hội Dựa vài dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận đặc điểm của ban giám đốc và đặc điểm doanh nghiệp đều tác động đến việc công bố trách nhiệm xã hội Cùng quan điểm trên, nhóm tác giả Lưu Thị Thái Tâm (2020) khi nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch của thông tin trách nhiệm xã hội được công bố đã chỉ ra rằng Hội đồng quản trị có tác động đến việc công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập có tác động tích cực đến điểm minh bạch của thông tin trách nhiệm xã hội đã công bố

Mặc dù ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhưng đã có một số nghiên cứu đưa ra kết quả liên quan đến vấn đề này, nhóm tác giả Trần Thị Thanh Tuyền (2019), điều tra mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến mức độ này Nghiên cứu này cho thấy rằng, cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đồng quan điểm với kết quả này, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Đăng Minh (2020) cũng chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

2.5.2 Tình hình tổng quan nước ngoài

Năm 1991, giáo sư Donna J Wood của Đại học Pittsburgh đã xuất bản cuốn Corporate Social Performance Revisited, mở rộng và cải thiện các mô hình CSR ban đầu bằng cách cung cấp một khuôn khổ để đánh giá tác động và kết quả của các chương trình CSR, tuy nhiên tác giả cho rằng “Không có định nghĩa thỏa mãn về CSR” Trái ngược với quan điểm này, tác giả Caroll (1999) đã đưa ra khái niệm về CSR: “CSR là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” và cũng chính ông là người đầu tiên xây dựng khái niệm này trên ba khía cạnh: Trách nhiệm kinh tế; pháp lý; đạo đức và từ thiện Đây được coi như là một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường mức đô công bố thông tin trách nhiệm xã hội một cách rộng rãi hơn trên toàn cầu

Mehdi Nekhili (2017) đã dựa trên dữ liệu của các công ty niêm yết tại Pháp thuộc chỉ số SBF 120 trong 10 năm (2001-2011) để chỉ ra rằng yếu tố tự nguyện phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định phát hành báo cáo của doanh nghiệp Điều này đã thể hiện được hàm ý của xã hội nói chung, khi “Sự tự nguyện” hay trong tiếng Latinh Voluntarius là “Ý chí tự do của một người”, được mô tả là một hoạt động không được trả công, khi đó con người sẽ dành thời gian của mình để giúp đỡ tổ chức phi lợi nhuận Những tưởng đây là hành động mang hướng tình nguyện vì cộng đồng và gây ra những chi phí lớm cho doanh nghiệp Nhưng một số ban quản trị đã nhìn nhận ra tầm ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội và coi đây là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp cần có

Trái ngược với nền kinh tế thị trường tư bản, được mô tả là tầng lớp bóc lột sức lao động đến cùng kiệt nhằm tối đa hóa lợi nhuận của C.Mác Các tổ chức đa quốc gia hiện nay đã có những chiến lược kinh doanh bền vững, thông qua việc quan tâm hơn đến các khía cạnh về xã hội và con người, được xem như một sự cam kết về tinh thần, đạo đức, văn hóa đối với cộng đồng và toàn xã hội Các cá nhân, doanh nghiệp đã và đang có những bước đi khôn ngoan và cẩn trọng hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sức ảnh hưởng đến từ sự ủng hộ của xã hội là điều không thể chối bỏ Sự xuất hiện của trách nhiệm xã hội như sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và sự tin tưởng của xã hội dành cho doanh nghiệp Nhận thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ đặc biệt đến hiệu quả hoạt động, nhóm tác giả Marwan

A Al-Shammari (2021) đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 500 doanh nghiệp ở Bắc

Mỹ từ năm 2004-2016 và chỉ ra kết quả rằng trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện nay

Giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp, được xem như là người chèo lái con thuyền trên thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh, giám đốc điều hành có trách nhiệm trong sự thành công chung của doanh nghiệp Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của giám đốc điều hành nói riêng, ban giám đốc nói chung đến việc đưa ra các quyết định về việc phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội Nhận định này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của tác giả Gaoguang Zhou (2022) giám đốc điều hành đồng ý phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội vì lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các cổ đông Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm của ban giám đốc và CSR ở Tây Ban Nha, nhóm tác giả María del Mar Alonso-Almeida

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Để bài nghiên cứu có được kết quả khả quan nhất, nhóm tác giả xin đưa ra quy trình nghiên cứu bao gồm các bước:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã xem xét, tìm hiểu và lựa chọn vấn đề cần quan tâm, thực trạng đó hiện nay và đưa ra tên đề tài nghiên cứu Sau đó nghiên cứu thêm các thông tin xoay quanh vấn đề này để xác định cụ thể vấn đề cần được giải quyết trong đề tài, cụ thể hơn là tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021 và xác định mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này

Bước 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận

Dựa theo các bài nghiên cứu trước cả trong nước lẫn quốc tế và tìm ra khoảng trống, đồng thời hệ thống cơ sở lý luận Từ đó, định hướng cho đề tài của mình

Bước 3: Xây dựng giải thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đã xem xét và xác định những nhân tố phù hợp nhất có ảnh hưởng đến đến mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại Việt Nam, đề từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Bước 4: Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi xây dựng hoàn thiện mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ xác định dữ liệu cần thu thập và phương pháp thu thập một cách đáng tin nhất Dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên Khi đã hoàn thành bước thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu

Bước 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi xử lý, phân tích dữ liệu đã thu thập được ở Bước 4, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết nhân tố ảnh hưởng đã đưa ra để đánh giá, thảo luận các kết quả đã phân tích được

Bước 6: Đề xuất khuyến nghị, giải pháp

Cuối cùng, để bài nghiên cứu mang ý nghĩa đóng góp nhất, nhóm tác giả sẽ đưa vào kết quả thu được và những nhận xét đã thảo luận để đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cho doanh nghiệp, Nhà nước, Giúp cho việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam.

Giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào việc nghiên cứu, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp từ các nghiên cứu có liên quan, kết hợp với phân tích bối cảnh nghiên cứu hiện tại trên các lý thuyết nền, nhóm nghiên cứu xây dựng giả thuyết nghiên cứu sau:

● Nhân tố sở hữu tập trung (ConcO)

Sở hữu tập trung là hình thức một số cá nhân hoặc tổ chức chiếm đa số quyền lực và kiểm soát trong một doanh nghiệp hoặc một tập đoàn Cổ đông lớn - những người sở hữu tập trung thường nắm giữ lượng lớn hơn so với những cổ đông còn lại, dẫn đến việc họ có nắm quyền kiểm soát lớn cũng như có quyền đưa ra những quyết định quan trọng và những cổ đông lớn này có tầm ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp đó Các doanh nghiệp khi muốn tạo một niềm tin, ấn tượng tích cực về họ trong mắt khách hàng, các nhà đầu tư và công đồng, khi đó các doanh nghiệp sở hữu tập trung sẽ quan tâm hơn đến giá trị cổ phiếu, và sự ổn định của công ty, điều này sẽ khuyến khích các công ty công bố thông tin TNXH để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hoạt động trong một cách bền vững và có trách nhiệm xã hội Đặc biệt khi các cổ đông lớn có tầm ảnh hưởng lớn và họ muốn công bố những thông tin này thì có thể dễ dàng thúc đẩy công ty thực hiện điều đó Đồng thời khi các cổ đông lớn muốn đưa ra những cam kết về TNXH, họ cũng sẽ dễ dàng thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện Do đó, có thể nói cấu trúc sở hữu tập chung càng cao thì mức độ công bố thông tin TNXH càng cao Đồng quan điểm, nhóm tác giả Haniffa và Cooke (2005) đã dựa trên dữ liệu của các công ty Anh cho thấy một mối tương quan dương giữa tỷ lệ sở hữu tập trung và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhóm tác giả Haniffa (2005), Khan và cộng sự (2013), Sun và cộng sự (2015), cũng đều đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp sở hữu tập trung ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố TNXH Bên cạnh đó, tác giả Cho và Patten

(2007) tại Hoa Kỳ lại đưa ra giả thuyết trái ngược rằng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là mối tương quan âm Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn và đưa ra kết luận dựa trên số liệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định nhân tố sở hữu của cổ đông lớn càng cao sẽ công bố nhiều thông tin trách nhiệm xã hội

Giả thuyết 1: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội

● Nhân tố Nhà nước (StageO)

Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước hay còn được biết đến là doanh nghiệp có vốn Nhà nước là các doanh nghiệp mà ở đó Nhà nước giữ vai trò là một nhà đầu tư, một cổ đông nắm giữ cổ phần vốn góp từ 0% - 100% vốn điều lệ Tùy thuộc vào phần trăm vốn góp mà Nhà nước sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau Với vai trò quản lý vĩ mô, Nhà nước sẽ làm việc theo chủ trương và định hướng chung về các mục tiêu kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia cần đạt được Quan điểm này của nhóm nghiên cứu phù hợp với nhận định của nhóm nghiên cứu Luo và Bhattacharya (2009) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao có xu hướng công bố ít thông tin trách nhiệm xã hội hơn so với các doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu của nhà nước thấp Điều này có thể được giải thích bởi sự can thiệp của chính phủ, vì những doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao phải tuân thủ các quy định, chính sách và quy trình phê duyệt của chính phủ Điều này có thể làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội đầy đủ và chính xác, do phải tuân thủ các quy định của chính phủ Tuy nhiên, giữ vai trò là cổ đông của doanh nghiệp, mục tiêu của Nhà nước sẽ hướng tới là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Xung đột có thể xảy ra khi Nhà nước cùng lúc đảm nhận hai vai trò này, nhưng đây không phải rào cản nếu ta nhìn nhận theo hướng tích cực Các thông tin trách nhiệm xã hội được công bố sẽ có thể có tính minh bạch cao hơn và thông tin trách nhiệm xã hội sẽ được công bố nhiều hơn, bởi việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng chính là đang góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển tốt hơn Kỳ vọng này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Ntim (2013) Bên cạnh đó tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm này, theo nhóm tác giả Al-Ajmi (2015) cho rằng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cao sẽ khiến cho mức độ và chất lượng công bố thông tin trách nhiệm xã hội Theo Nguyen (2013), tại Việt Nam các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế của Nhà nước có kết quả hoạt động kinh doanh kém hơn so với các khu vực kinh tế khác Đây cũng có thể là cơ sở để nghiên cứu rằng việc doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước có thực sự ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Giả thuyết 2: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước càng cao sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội

● Nhân tố sở hữu nước ngoài (ForeO)

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài đề cập đến việc các cá nhân, tổ chức nắm giữ lượng cổ phần của một doanh nghiệp không phải là công dân của quốc gia đó, hoặc họ không có trụ sở chính tại nơi đó Khi Việt Nam càng mở rộng hội nhập hợp tác quốc tế, việc các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng, tìm kiếm thị trường hoạt động và đầu tư các doanh nghiệp trong nước ngày càng phổ biến Trước khi đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ cần lượng thông tin về tình hình lĩnh vực hoạt động; về nguồn lực tài chính, nhân sự, của doanh nghiệp; những tình hình liên quan đến cộng đồng, xã hội tại nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động để tiến hành quyết định đầu tư hay không Sau khi họ đầu tư và doanh nghiệp cũng có những kết quả sơ bộ báo cáo về những hoạt động, các cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn sẽ mong muốn, hoặc có thể yêu cầu nhận được thêm những thông tin liên quan trách nhiệm của doanh nghiệp ngoài những báo cáo tài chính thông thường, bởi lẽ họ sẽ không thường xuyên giám sát việc hoạt động của doanh nghiệp được và hiểu rõ được tình hình về chính trị, xã hội nơi đó Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng sự tin tưởng của họ vào việc hoạt động của doanh nghiệp, họ cũng sẽ cảm thấy việc doanh nghiệp không chỉ hoạt động vì duy nhất mục đích lợi ích mà thực sự phát triển vì cả cộng đồng, xã hội tại nơi đó Sufian và Zahan (2013), Al-Gamrh và cộng sự

( 2020) và Garanina & Aray, (2021) có cùng quan điểm khi cho rằng sở hữu nước ngoài sẽ gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải thực hiện công bố trách nhiệm xã hội một cách tự nguyên hơn và công khai những thông tin đó trong báo cáo thường niên của mình Đặc biệt, Luo và cộng sự (2017) nhận định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chú trọng hơn về việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội, bởi đây là vấn đề mà nhiều quốc gia xem như một trong những thang đo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đó Nhóm nguyên cứu dựa trên đó kỳ vọng rằng nhân tố sở hữu sở hữu càng cao sẽ công bố nhiều thông tin trách nhiệm xã hội

Giả thuyết 3: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội

● Nhân tố đòn bẩy tài chính (Lev) Đòn bẩy tài chính đề cập đến tỷ lệ nợ phải trả trên tỷ lệ vốn của chủ sở hữu tại một thời điểm nhất định Việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính được xem như việc nghiên cứu về cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó Từ chỉ số đó biết được rằng phần trăm được tài trợ bởi khoản nợ, bởi vốn của chủ sở hữu trong nguồn vốn Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao, họ cần công bố nhiều thông tin hơn về trách nhiệm xã hội để giảm rủi ro cho các nhà đầu tư ( Heravi và cộng sự, 2015) vì để sử dụng được nguồn vốn vay, doanh nghiệp cần có sự đảm bảo về khả năng trả nợ và có một kế hoạch kinh doanh bền vững Vậy nên có thể nhận định rằng đòn bẩy tài chính càng cao thì doanh nghiệp càng có sức mạnh để bảo đảm và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, điều này có thể giải thích thêm bởi đòn bẩy giúp doanh nghiệp có nguồn lực để đầu tư vào các hoạt động liên quan đến TNXH, xây dựng chính sách và quy trình quản lý TNXH hiệu quả, đồng thời nâng cao khả năng giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động TNXH Vậy nên có thể nhận định rằng đòn bẩy tài chính càng cao thì doanh nghiệp càng có sức mạnh để bảo đảm và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình Điều này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2016), Yang và cộng sự (2018) cho rằng đòn bẩy tài chính cao có thể tăng khả năng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhóm nghiên cứu tiếp tục lựa chọn đòn bẩy tài chính là một trong những yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

Giả thuyết 4: Doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội

● Nhân tố quy mô doanh nghiệp (Size)

Quy mô doanh nghiệp là hình thức phân chia các doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa dựa trên các yếu tố như: Nguồn vốn, năng lực, sở thích, kinh nghiệm của chủ đầu tư Theo lý thuyết đại diện, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu vốn càng tăng và để thu hút được nhiều nhà đầu tư, các bên liên quan thì việc công bố thông tin nhiều hoặc quá chi tiết sẽ làm giảm đi sự bất cân xứng thông tin Do đó, cho phép doanh nghiệp tiếp cận được thông tin một cách nhanh hơn trên thị trường vốn Các doanh nghiệp lớn có nguồn lực về tài chính lớn và thường có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn Hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây đều chỉ ra ra rằng nhân tố “Quy mô doanh nghiệp” có ảnh hưởng tích cực đến việc công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một số bài nghiên cứu của tác giả Giannarakis (2014), Mohd và cộng sự (2016), tác giả Phạm Thị Hồng Điệp và cộng sự (2018), Ths, Lê Nữ Như Ngọc (2022) Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiếp tục lựa chọn quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

Giả thuyết 5: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội

● Nhân tố khả năng sinh lời (ROA)

Nhân tố tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là một chỉ số rất quan trọng đối với doanh nghiệp, tỷ lệ được xác định dựa trên lợi nhuận từ việc đầu tư trên tổng tài sản của doanh nghiệp Theo Ross (1973), khi xem xét nội dung của lý thuyết đại diện cho rằng, hành vi của các nhà quản lý được dự báo là có ảnh hưởng đến việc công bố nguồn thông tin và chất lượng hơn cho các đối tượng sử dụng bên ngoài khi lợi nhuận của công ty đạt ở mức kỳ vọng ban đầu Mục tiêu của việc làm này là để đảm bảo vị trí quản lý mà mình đang nắm giữ cũng như các vấn đề liên quan đến lương thưởng Tương tự, nếu dựa trên lý thuyết tín hiệu, một doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì có động lực nhiều hơn trong việc công bố thông tin Bởi việc này sẽ mang lại những lợi ích nhất định

Nhóm tác giả Beurden và Gossling (2008) cho rằng các tổ chức có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp uy tín và mang lại lợi nhuận tốt trên thị trường Nhóm tác giả Bình và cộng sự (2019), khi nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 179 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam về tác động của khả năng sinh lời đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp với khả năng sinh lời cao hơn thì thường có mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa Báo cáo tích hợp và tỷ suất sinh lời lại mang về nhiều kết quả trái chiều Việc nghiên cứu yếu tố ROA tác động đến mức độ công bố CSR đã được thể hiện trong một số nghiên cứu của các tác giả Alley (2016), Nguyen et al (2017), Ahmadi et al (2017)

Dựa trên nghiên cứu trên chính thị trường tác giả làm nghiên cứu và nhận thấy những doanh nghiệp lớn có xu hướng đón đầu các thông tin công bố mới hơn Nên nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 6: Doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội

● Nhân tố số lượng thành viên HĐQT (BNum)

Giả thuyết về nhân tố số lượng thành viên HĐQT là rằng số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị (HĐQT) có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp Một HĐQT lớn có thể đem lại nhiều lợi ích, bao gồm đa dạng hóa quan điểm và ý kiến, giúp tăng cường khả năng đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả Tuy nhiên, một số nhà quản trị cho rằng, quá nhiều thành viên trong HĐQT có thể dẫn đến sự chậm trễ trong quyết định và số lượng thành viên HĐQT cũng có thể ảnh hưởng đến quyền lực và sự phân chia trách nhiệm giữa các thành viên Theo một nghiên cứu của các tác giả Ngo, Nguyen và Nguyen (2020), số lượng thành viên HĐQT có ảnh hưởng đến cả cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy, khi số lượng thành viên HĐQT tăng lên, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn cũng tăng theo Điều này cho thấy rằng số lượng thành viên HĐQT nhiều có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực trong tay các cổ đông lớn và giảm tính minh bạch trong quyết định của doanh nghiệp Về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi số lượng thành viên HĐQT tăng lên, doanh nghiệp có xu hướng công bố nhiều thông tin trách nhiệm xã hội hơn Tuy nhiên, việc này chỉ đúng đối với những doanh nghiệp có sự phân hóa lớn giữa các thành viên HĐQT và các cổ đông khác Trong khi đó, đối với những doanh nghiệp có sự phân hóa nhỏ hơn, việc tăng số lượng thành viên HĐQT lại không có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội Dựa trên kết quả này, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau

Giả thuyết 7: Doanh nghiệp có số lượng thành viên HĐQT càng nhiều thì sẽ công bố càng nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội

● Biến điều tiết (Thành viên nữ trong HĐQT)

Khi trong HĐQT của doanh nghiệp cấu trúc sở hữu tập trung, có nhiều cổ động lớn là nữ giới, điều họ quan tâm nhiều hơn liên quan đến các vấn đề về môi trường và xã hội Đặc biệt khi có nhiều thành viên nữ là cổ đông lớn, họ có thể ưu tiên các các vấn đề này hơn trong quá trình đưa ra quyết định, đồng thời họ sẽ có quyền hướng doanh nghiệp quan tâm và thúc đẩy việc xây dựng những chính sách quy định, đảm bảo việc thực hiện cung cấp và công bố thông tin TNXH được thực hiện hiệu quả Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả Campbell and Mínguez-Vera

(2008), Ahern and Dittmar (2012) và Cheng, cộng sự (2014), họ đã đưa ra quan điểm tương tự, họ cho rằng sự tham gia của thành viên nữ trong HĐQT có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, nữ giới có cái nhìn đa dạng giới tính, giảm thiểu chi phí đại diện trong cổ đông lớn, thúc đẩy và làm giảm mâu thuẫn lợi ích đối với các bên liên quan

Mô hình nghiên cứu

3.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu

Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các tác giả đi trước, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục nghiên cứu tài liệu và xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức qua mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin:

SRD: Mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp

ConCO: Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn

StateO: Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước

ForeignO: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

FeConC: Thành viên nữ trong HĐQT

Lev: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính

Size: Quy mô doanh nghiệp

ROA: Khả năng sinh lời

BNum: Số lượng thành viên trong HĐQT

3.3.2 Thang đo các biến trong mô hình

Bảng 3.3.2.1 Xác định các biến của mô hình Biến Định nghĩa liên quan Cách xác định

ConCO Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn

Dữ liệu sơ cấp dựa trên thông tin doanh nghiệp công bố

StateO Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước Dữ liệu sơ cấp dựa trên thông tin doanh nghiệp công bố

ForeignO Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Dữ liệu sơ cấp dựa trên thông tin doanh nghiệp công bố

FeConC Thành viên nữ trong

Số lượng thành viên nữ trong HĐQT x Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn

Lev Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản

ROA Khả năng sinh lời Lợi nhuận trước thuế/ Trung bình tổng tài sản

BNum Số lượng thành viên trong

Dữ liệu sơ cấp dựa trên thông tin doanh nghiệp công bố

Qua tìm hiểu và nghiên cứu về việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho thấy có rất nhiều cách đo lường khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia Nhận thấy có nhiều hạn chế trong việc thu thập dữ liệu tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu quyết định chọn phương pháp phân tích nội dung báo cáo thường niên của doanh nghiệp Các nội dung yêu cầu trong khuôn khổ kiểm tra thuộc các tiêu chuẩn xã hội G400 trong bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững GRI hợp nhất (2016) Gồm

19 tiêu chí và tổng điểm 34

Bảng 3.3.2.2 Danh mục nội dung đánh giá tiêu chuẩn GRI400

STT Lĩnh vực Số mục

STT Lĩnh vực Số mục

1 Việc làm 3 11 Quyền của người bản địa

2 Mối quan hệ Quản trị/ Lao động

1 12 Đánh giá về quyền con người

3 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

4 Giáo dục và Đào tạo 3 14 Đánh giá nhà cung cấp về mặt xã hội

5 Đa dạng và cơ hội bình đẳng

6 Không phân biệt đối xử

1 16 An toàn và sức khỏe của khách hàng

7 Tự do lập hội và thương hợp tập thể

1 17 Tiếp thị và nhãn hàng 3

8 Lao động trẻ em 1 18 Quyền bảo mật thông tin khách hàng

9 Lao động Cưỡng bức hoặc bắt buộc

1 19 Tuân thủ về Kinh tế -

10 Thông lệ về an ninh 1

(1) Nhân tố Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn

Trong doanh nghiệp, thông qua việc sở hữu một số lượng cổ phần nhất định thì cổ sống có thể nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp Nhân tố tỷ lệ sở hữu của các cổ đông được nhóm nghiên cứu thu thập dựa trên các thông công bố của doanh nghiệp

(2) Nhân tố Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước

Các doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoặc doanh nghiệp Nhà nước là các doanh nghiệp mà ở đố chủ sở hữu doanh nghiệp là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các cá nhân Dữ liệu về nhân tố tỷ lệ sở hữu của Nhà nước được nhóm nghiên cứu

(3) Nhân tố Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài

Với xu thế toàn cầu hóa và sự giao thoa giữa các nền văn hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, việc doanh nghiệp có các nhà đầu tư nước ngoài từ lâu đã không còn là vấn đề mới Nhưng với môi trường, văn hóa kinh doanh giữa các nước là khác nhau, nên trong quá trình đưa ra quyết định công bố thông tin của doanh nghiệp có thể chịu thêm các tác động từ nhà đầu tư nước ngoài Tương tự như ba nhân tố trên, dữ liệu về nhân tố tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng được thu thập dựa trên thông tin công bố của doanh nghiệp

(4) Nhân tố Tỷ lệ đòn bẩy tài chính

Thể hiện tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản của công ty, hệ số đòn bẩy tài chính thấp cho thấy khả năng doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính Đây là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận bằng vốn đi vay, doanh nghiệp có khả năng huy động vốn hay không phụ thuộc vào các thông tin về tình hình doanh nghiệp được công bố Vì vậy, mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp có khả năng bị chịu tác động bởi chỉ số này

Lev = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản

(5) Nhân tố Quy mô doanh nghiệp

Các bài nghiên cứu trước đây để lại nhiều quan điểm về việc đo lường quy mô doanh nghiệp Trong bài nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng cách đo lường Logarit tổng tài sản, được kế thừa từ các nghiên cứu của Oyelere và cộng sự (2003); Kurniawan (2018)

Size = Log của tổng tài sản

(6) Nhân tố Khả năng sinh lời

Là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp được tính dựa trên Lợi nhuận trước thuế và Trung bình tổng tài sản

ROA = Lợi nhuận trước thuế/ Trung bình tổng tài sản

(7) Nhân tố Số lượng thành viên trong HĐQT

Là một yếu tố quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Số lượng thành viên trong HĐQT, dữ liệu được nhóm nghiên cứu thu thập dựa trên thông tin mà doanh nghiệp công bố

(8) Số lượng thành viên nữ trong HĐQT

Là số lượng thành viên thuộc Hội đồng quản trị của một doanh nghiệp, tập đoàn là nữ giới, dữ liệu được nhóm nghiên cứu thu thập dựa trên thông tin mà doanh nghiệp công bố

Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu

- Thời gian chọn mẫu: Dữ liệu được thu thập trong bốn năm từ năm 2018-2021 trên các báo cáo của doanh nghiệp phát hành

- Không gian chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 446 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

- Phương pháp chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên Phương pháp này dùng để suy ra các đặc điểm và tính chất của cả tổng thể dựa trên các đặc điểm, tính chất của mẫu khảo sát

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Cỡ mẫu: Với tổng số mẫu quan sát là 1784 mẫu với 446 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2021, nghiên cứu lựa chọn doanh nghiệp không nằm trong lĩnh vực tài chính như bảo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, sau khi loại trừ các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu và các doanh nghiệp không có đầy đủ dữ liệu thì cho thấy tất cả các doanh nghiệp đều đủ điều kiện tiến hành nghiên cứu nên số lượng doanh nghiệp được tiến hành đưa vào nghiên cứu là 446

Phương pháp thu thập số liệu:

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu từ 456 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX và HOSE giai đoạn 2018-2021, đồng thời thu thập từ các nguồn thông tin dữ liệu kinh tế, tài chính, chứng khoán Việt Nam Vietstock và mã hóa để thuận tiện trong việc xử lý và phân tích số liệu Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả, ít tốn kém và tiết kiệm thời gian hơn

Phương pháp định lượng: Sau khi thu thập số liệu, nhóm tác giả sử dụng phần mềm Stata để phân tích Ưu điểm của phương pháp định lượng là có tính khái quát cao, độ tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao, mất ít thời gian hơn để quản lý quá trình khảo sát Hơn nữa, phương pháp này mang tính khách quan vì các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi là khá khoa học và hợp lý, xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời giảm khả năng bị lỗi kỹ thuật

3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Nhóm tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 nên không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach Alpha của thang đo lớn hơn max Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích các yếu tố tiếp theo Đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc chủ sở hữu và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng cách thêm 3 biến kiểm soát: Thứ nhất, biến kiểm soát về tỷ lệ đòn bẩy (Lev), chỉ số tài chính này cho biết cách mà các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, công bố thông tin về đòn bẩy, từ đó đánh giá được khả năng phát triển hoặc những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình hoạt động Thứ hai, biến kiểm soát về quy mô doanh nghiệp (Size) Các doanh nghiệp lớn luôn tự tin về triển vọng của mình, do đó họ thường sẵn sàng bỏ chi phí để thực hiện công khai thêm nhiều thông tin tự nguyện nhằm tạo ra sự khác biệt so với các doanh nghiệp đối thủ và làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp (Jamil & cộng sự, 2015) Thứ ba, biến kiểm soát khả năng sinh lời của doanh nghiệp (ROA) Theo Zhao và cộng sự (2016) hiệu quả hoạt động càng cao thì họ càng sẵn sàng cống hiến các nguồn lực tài chính cho sự phát triển một môi trường bền vững mà họ đang hoạt động, và công bố nhiều hơn các thông tin về trách nhiệm xã hội Tuy nhiên, nghiên cứu của Tang và cộng sự (2015) lại đưa ra kết quả hoàn toàn trái ngược Doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội bởi điều này sẽ phát sinh thêm chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Thứ 4, biến kiểm soát về số lượng thành viên trong HĐQT (Bnum), số lượng thành viên HĐQT càng lớn, có nhiều kiến thức sâu rộng hơn để thực hiện chức năng cố vấn, để giám sát việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn (Barako, 2007)

Tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích và kiểm định các biến quan sát, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính để chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến với nhau Việc sử dụng mô hình có lợi thế bởi nó có thể tính được các sai số đo lường, bên cạnh đó, phương pháp này cho phép kết hợp khái niệm và các biến đo lường, từ đó xem xét các đo lường là độc lập hoặc kết hợp chúng với các mô hình lý thuyết cùng lúc để thuận tiện hơn trong quá trình phân tích kết quả.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu

Các số liệu thống kê về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được mô tả trong bảng 4.1.1 bao gồm: Số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất

Bảng 4.1.1 Thống kê mô tả

sum ScoreGri2 ConcOwn StateOwn ForeignOwn GenCoC Lev Size ROA BNum

Variable | Obs Mean Std Dev Min Max -+ - ScoreGri2 | 1,784 1245714 1044416 0 7647059 ConcOwn | 1,784 4918514 2360962 0 9972 StateOwn | 1,784 1033528 2138623 0 9819 ForeignOwn | 1,784 0829116 1524442 0 951 Lev | 1,784 2152226 1776681 0 7563669 -+ - Size | 1,784 12.0164 6935893 10.12846 14.63183 ROA | 1,784 168535 518505 0 5.7456 Bmum | 1,784 5.412556 1.266143 0 11

Nguồn: Dữ liệu trích xuất từ phần mềm Stata của nhóm nghiên cứu

Từ bảng trên cho thấy, khoảng 12,45% mục trong bộ tiêu chuẩn G400 - GRI được trình bày trong các báo cáo thường niên của doanh nghiệp Ngoài ra:

Sở hữu của cổ đông lớn (ConcO): Giá trị lớn nhất 0,99 và giá trị nhỏ nhất là

0, giá trị trung bình là 0,49 Hệ số này cho thấy ý nghĩa các cổ đông sở hữu cổ phấn lớn là 49,19% trong việc đưa ra quyết định công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Sở hữu của Nhà nước (StateO): Từ kết quả cho thấy nhân tố này có hệ số cao nhất là 0,98 và giá trị trung bình là 0,10 Chiếm 10,34% trong việc đưa ra quyết định công bố thông tin trách nhiệm xã hội.

Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (ForeignO): Hệ số cao nhất là 0,95 và chỉ khoảng 8,29% trong việc quyết định mức độ thông tin được công bố. Đòn bẩy tài chính (Lev): Từ bảng kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy nhân tố này có giá trị trung bình là 0.21, độ lệch chuẩn là 0.18, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 0.75 Lev chiếm 21,52% trong việc quyết định mức độ thông tin về trách nhiệm xã hội được công bố

Quy mô doanh nghiệp (Size): Có thể thấy trong kết quả trên, giá trị trung bình của biến Size là 12.01, độ lệch chuẩn là 0.69, giá trị nhỏ nhất là 10.13, giá trị lớn nhất là 14.63 Có thể thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thông tin trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đó công bố trong báo cáo thường niên

Mức độ sinh lời của doanh nghiệp (ROA): Biến ROA có giá trị trung bình là

0.17, độ lệch chuẩn là 0.52, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 5.74, chiếm 16,85% trong việc quyết định mức độ thông tin về trách nhiệm xã hội được công bố

Số lượng thành viên trong hội đồng quản trị (Bmenb): Cuối cùng là về số lượng thành viên trong HĐQT, giá trị trung bình là 5.41, độ lệch chuẩn là 1.26, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 11 Biến này cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với mức ý nghĩa là 5,41

Bảng 4.1.2.1 Kết quả hệ số tương quan các biến

| ConcO StateO ForeignO Lev Size ROA BNum

Nguồn: Dữ liệu trích xuất từ phần mềm Stata của nhóm nghiên cứu

Sau khi thực hiện mô tả các biến, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra khả năng xuất hiện đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, thông qua ma trận hệ số tương quan được trình bày ở bảng 4.1.2.1 Từ bảng trên có thể thấy hệ số tương quan giữa các biến đều ở mức thấp, tuy nhiên ở biến ScoreGri2 có hệ số tương quan ngược chiều đối với biến StateO, nhưng mức ý nghĩa sig là 0,95 > 5% điều này cho thấy hai biến này có có mối tương quan ngược chiều với nhau Nhưng nhìn chung các cặp giá trị tương quan trong mô hình đều ở mức tương quan tương đối thấp, điều này phản ánh mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến là rất thấp và ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu tuy nhiên, để tăng độ tin cậy của mô hình, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến để khắc phục các khuyết tật của mô hình

Bảng 4.1.2.2 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến

Variable | VIF 1/VIF -+ - StateOwn | 2.18 0.458367 ROA | 2.15 0.466068 Size | 1.31 0.765875 Bnum | 1.17 0.857401 ConcOwn | 1.13 0.886527 ForeignOwn | 1.10 0.905931 Lev | 1.10 0.905945 -+ - Mean VIF | 1.45

Nguồn: Dữ liệu trích xuất từ phần mềm Stata của nhóm nghiên cứu

Hệ số VIF cao nhất là 1.45 < 10, như vậy nhóm nghiên cứu có thể kết luận rằng mô hình nghiên cứu không mắc khuyết tật đa cộng tuyến Mô hình nghiên cứu sẽ đảm bảo những kết quả ước lượng đều có tính chất tuyến tính, không chệch và hiệu quả

4.1.3 Kết quả hồi quy Để tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để hồi quy tương quan dữ liệu bảng đã thu thập Dựa trên sự tìm hiểu về ưu nhược điểm của các mô hình hồi qua và sự phù hợp của dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình kiểm định và đưa ra kết quả kiểm định sau.

Bảng 4.1.3.1 Kết quả hồi quy OLS (Không có biến điều tiết) reg ScoreGri2 ConcOwn StateOwn ForeignOwn Lev Size ROA BNum

Source | SS df MS Number of obs = 1,784 -+ - F(7, 1776) = 40.12 Model | 2.65531927 7 379331324 Prob > F = 0.0000 Residual | 16.7937474 1,776 009455939 R-squared = 0.1365 -+ - Adj R-squared = 0.1331 Total | 19.4490667 1,783 010908058 Root MSE = 09724

- ScoreGri2 | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] -+ - ConcOwn | 0743875 0103596 7.18 0.000 0540693 0947057 StateOwn | -.0376678 0159051 -2.37 0.018 -.0688624 -.0064731 ForeignOwn | 06299 0158715 5.23 0.000 0518612 1141188 Lev | -.0315501 0136181 -2.32 0.021 -.0582593 -.0048409 Size | 03298 003794 8.69 0.000 0255389 0404212 ROA | 0108204 0065058 1.66 0.096 -.0019394 0235802 Bnum | 0079876 0019643 4.07 0.000 0041351 0118401 _cons | -.3495717 0431968 -8.09 0.000 -.4342936 -.2648499

Nguồn: Dữ liệu trích xuất từ phần mềm Stata của nhóm nghiên cứu

Bằng việc sử dụng phần mềm định lượng Stata 15 để đọc hồi quy bộ dữ liệu với biến phụ thuộc là ScoreGri2, 3 biến độc lập và 4 biến quan sát Nhóm nghiên cứu đưa ra bảng kết quả hồi quy bên dưới

Nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện chạy mô hình hồi quy OLS bằng lệnh reg và được kết quả như sau:

Hệ số hồi quy của biến ConcOwn là 0.0744 với P-value tương ứng là 0,000 Giá trị P-value này nhỏ hơn hơn 5% nên tác động của biến ConcOwn lên ScoreGri2 có ý nghĩa thống kê Tương tự biến ForeignO, Size và BNum cũng có tác động thuận chiều với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

Bên cạnh đó, hệ số hồi quy của biến StateOwn và Lev lần lượt là -0,0377;

-0,0315 và giá trị P-Value tương ứng lần lượt là 0,018; 0,021 Giá trị P-value của cả

2 biến đều nhỏ hơn 5%, chứng tỏ hai biến đều có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên tác động của 2 biến đều sẽ tác động ngược chiều với biến phụ thuộc ScoreGri2

Biến khả năng sinh lời ROA, theo kết quả từ bảng trên ta thấy không có ý nghĩa thống kê (Do có giá trị P-value lớn hơn 5%) Nói cách khác, khả năng sinh lời cao hay thấp không làm ảnh hưởng đến mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được doanh nghiệp công bố

Thông qua kết quả trên, có thể thấy được rằng hệ số của nhân tố “Cổ đông lớn” là cao nhất (0,0744), phản ánh mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội là cao nhất Vì vậy, để kiểm tra trường hợp khi xuất hiện khía cạnh khác trong HĐQT có làm thay đổi mức độ tác động của nhân tố

Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính

4.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài tương tự cả trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu đưa ra một số nhận xét sau:

Các bài nghiên cứu trong nước trong khoảng thời gian 2019 đến nay đã có những nghiên cứu và nhận định chất lượng và rõ ràng hơn các bài trước đó Nhưng nhìn chung, ý kiến của các tác giả cho rằng việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư và Nhà nước nhưng để doanh nghiệp công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội hơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn:

Thứ nhất, việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội hiện nay vẫn đang được dựa trên tinh thần tự nguyện, điều này làm các doanh nghiệp chưa thực sự chú tâm đến vấn đề công bố thêm thông tin trách nhiệm xã hội Bên cạnh đó, nội dung công bố có những đề mục khiến doanh nghiệp cảm thấy e ngại như đưa ra các chiến lược, chính sách đối với khách hàng hay chỉ ra rõ các yếu tố trong bộ nhân sự doanh nghiệp Bởi tính cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường có thể các doanh nghiệp đối thủ sẽ tận dụng khe hở này để có những bước đi không lành mạnh

Thứ hai, mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội còn gặp nhiều cản trở bởi HĐQT và Ban điều hành Các yếu tố văn hoá và lịch sử của mỗi quốc gia có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ công bố thông tin CSR

Thứ ba, các bài nghiên cứu chỉ ra mặc dù các quy định pháp lý và chính sách công có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội Tuy nhiên, quy định pháp lý và chính sách công chưa thực sự chặt chẽ và quan tâm đến, gây ra sự lỏng lẻo trong việc các doanh nghiệp công bố thông tin ra bên ngoài

Thứ tư, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tác giả từ các bài nghiên cứu trước đã chỉ ra những lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp công bố nhiều thông tin trách nhiệm xã hội hơn

● Nghiên cứu nước ngoài: Đối với đề tài nước ngoài, các tác giả vẫn không thể phủ nhận yếu tố văn hóa khi công bố thông tin về trách nhiệm xã hội Không chỉ chịu ảnh hưởng từ các khía cạnh bên ngoài doanh nghiệp, mà cả nội bộ doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều tác động khác nhau như số lượng thành viên nữ trong ban lãnh đạo theo kết quả nghiên cứu của María del Mar Alonso-Almeida (2015)

Bên cạnh đó các bài nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như bài của các nhóm tác giả Qiao, F., & Du, J (2018); aleh, M., & Zulkifli, N

(2019) Các tác giả cũng chỉ ra rằng việc cung cấp thông tin trách nhiệm xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan

4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

Giả thuyết 1: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội.

Sau khi khắc phục khuyết tật mô hình bằng bình phương tối thiểu tổng quát GLS, kết quả hồi quy là 0,1371 và giá trị P-Value=0 < 5%, kết quả này cho rằng Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết Nói cách khác, nếu Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn càng cao thì doanh nghiệp càng có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn về các hoạt động trách nhiệm xã hội Điều này cho thấy, các cổ đông lớn có quan điểm tích cực đối với trách nhiệm xã hội và khuyến khích doanh nghiệp công bố thông tin liên quan, thì doanh nghiệp có thể có xu hướng đáp ứng và công bố thông tin đầy đủ hơn.Nghiên cứu của Hosain và đồng nghiệp (1994) đã chỉ ra rằng sự tập trung quyền sở hữu có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tích cực với mức độ công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên của doanh nghiệp Các doanh nghiệp này công bố nhiều thông tin hơn vì phải chịu áp lực từ các cổ đông lớn, những người có quyền giám sát các hoạt động của doanh nghiệp Mức độ công bố thông tin cao hơn có thể đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, từ đó phải tiết lộ thông tin về các hoạt động này một cách đầy đủ hơn Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Chowhan và đồng nghiệp

Giả thuyết 2: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước càng cao sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội.

Giả thuyết nhóm nghiên cứu đưa ra cho rằng Tỷ lệ sở hữu Nhà nước càng cao thì mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng cao Kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến việc công bố thông tin CSR với hệ số -0,0211 Hệ số này có nghĩa, khi doanh nghiệp có Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước càng cao, thì mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ càng thấp Điều này đồng nhất kết với kết quả của tác giả Trinh et al (2018), tác giả cho rằng Tỷ lệ sở hữu Nhà nước có tác động tiêu cực với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, nguyên do của kết quả này có thể được giải thích việc khi nhà nước can thiệp nhiều vào việc doanh nghiệp sẽ thường chú trọng mục tiêu lợi ích hơn là việc đưa ra những thông tin trách nhiệm xã hội Bởi vì, nếu Nhà nước sở hữu một tỷ lệ lớn trong doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây ra sự chậm trễ trong quyết định và thực hiện các chính sách và tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội Ngoài ra, các doanh nghiệp sở hữu phần nhiều bởi Nhà nước thường đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơn và phải tuân thủ nhiều quy định và quy trình pháp lý phức tạp, gây ra chi phí và thời gian thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội.

Giả thuyết 3: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết (p = 0,00 < 0,05) Cụ thể, khi Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp tăng 1 đơn vị, điểm số đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

(ScoreGri2) sẽ tăng thêm khoảng 0,071 điểm Điều này là do các cổ đông nước ngoài có nhiều khả năng yêu cầu các tiêu chuẩn cao hơn về quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội từ các công ty mà họ đầu tư Sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy việc thiết lập một quản trị công ty minh bạch, khuyến khích các công ty tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng (Oh et al., 2011) Brancato (1997) và Huafang và Jianguo (2007) cũng ủng hộ phát hiện này bằng việc chỉ ra rằng các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ và Châu Âu áp đặt áp lực để các công ty quốc tế giải quyết các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội và cộng đồng phù hợp với kinh nghiệm và kiến thức của họ trong lĩnh vực này.

Giả thuyết 4: Doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội.

Giả thuyết của đòn bẩy tài chính (Lev) trong ước lượng GLS cho thấy tỷ lệ đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bởi hệ số -0,025, khi đòn bẩy tài chính tăng 1 đơn vị, điểm số đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (ScoreGri2) sẽ giảm khoảng 0,025 điểm Bởi vì, đòn bẩy tài chính cao doanh nghiệp có xu hướng giảm chi phí cho các hoạt động trách nhiệm xã hội và giảm mức độ công bố trách nhiệm xã hội Cùng kết quả này nghiờn cứu của Lourenỗo et al (2019) về việc khảo sỏt mối liờn hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty đăng ký niêm yết tại Bồ Đào Nha Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty này Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với kết quả nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2006), nghiên cứu đó cho thấy rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính có mối liên hệ đáng kể với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty ở Malaysia Các kết quả này cho thấy giữa các quốc gia khác nhau, nhân tố đòn bẩy tài chính sẽ tác động khác nhau đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Giả thuyết 5: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội.

Từ kết quả mô hình, hệ số 0,028 cho thấy nhân tố Quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Với giá trị P-Value =0,000 của biến Size là thấp, kết quả này được xem là đáng tin cậy và khả năng xuất hiện kết quả này do sự ngẫu nhiên là rất thấp Cụ thể, khi quy mô doanh nghiệp tăng 1 đơn vị, điểm số đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (ScoreGri2) sẽ chỉ tăng thêm khoảng 0,03 điểm Nói cách khác, doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội hơn Kết quả này có thể do doanh nghiệp có quy mô lớn thường có nguồn lực lớn hơn để thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội, ngoài ra phân khúc khách hàng và các đối thủ cạnh tranh lớn cũng góp phần ảnh hưởng đến việc ra quyết định công bố thông tin của doanh nghiệp Nghiên cứu này tương đồng với các nghiên cứu trước đó, ví dụ như nghiên cứu của Gao và Đồng (2017) và Wu et al (2016), cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tín dụng của công ty đó Với việc khẳng định quan hệ tương quan giữa biến Size và ScoreGri2, kết quả này đóng góp thêm vào việc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tín dụng của các công ty.

Giả thuyết 6: Doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì sẽ công bố nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội.

Trong phương pháp ước lượng tham số mô hình, giả thuyết về tỷ suất khả năng sinh lời (ROA) là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ScoreGri2 Tuy nhiên, kết quả cho thấy ROA đã bị loại bỏ khỏi mô hình vì có sự tương quan mạnh với các biến độc lập khác, cho thấy ROA không có ảnh hưởng độc lập đến biến phụ thuộc ScoreGri2 trong mô hình này Kết quả này hoàn toàn tương đồng với một số nghiên cứu trước đây Ví dụ, nghiên cứu của Chiu et al (2016) cũng cho thấy rằng ROA không có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty Tương tự, nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2005) cũng không tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa ROA và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty.

Giả thuyết 7: Doanh nghiệp có số lượng thành viên HĐQT càng nhiều thì sẽ công bố càng nhiều thông tin về trách nhiệm xã hội.

Ngày đăng: 17/03/2024, 04:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w