Phân loại dự báo theo nội dung công việc c2)

19 0 0
Phân loại dự báo theo nội dung công việc c2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Loại dự báo này được các nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm vì qua đó các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, m

Trang 1

2.1.3 Phân loại dự báo theo nội dung công việc (C2) 1

3.2.1 Tiêu thức lựa chọn công nghệ (C3) 1

4.2.1 Chiến lược thụ động: thuê gia côg ngoài hoặc làm gia công bên ngoài (C4) 2

6.1.3 Kỹ thuật phân tích ABC (C6) 3

8.3.1.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm (C8) 4

8.3.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa diểm doanh nghiệp (C8) 5

9.1.1 Các trường hợp cần bố trí mặt bằng (C9) 6

CÂU HỎI ĐÚNG SAI 7

1 Dự báo san bằng số mũ và vẽ biểu đồ kiểm soát 9

2 Lựa chọn phương án công nghệ trong điều kiện rủi ro 11

3 Bố trí công việc theo nguyên tắc FCFS, EDD, SPT 12

5 Mô hình dự trữ khấu trừ theo số lượng (QDM) 16

6 Bố trí nặt bằng sx theo phương pháp trực quan 16

2.1.2

Trang 2

2.1.3 Phân loại dự báo theo nội dung công việc (C2)

- Dự báo ktế: là dự báo liên quan đến các vấn đề kinh tế như: nhu cầu thị trường, lạm phát, GDP,… Dự báo kinh tế do các cơ quan nghiên cứu, các bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp Ví dụ: Dự báo về thất nghiệp, GDP, tỷ lệ lạm phát; dự báo tốc độ tăng trưởng; lãi; tỷ trọng xuất nhập

- Dự báo kỹ thuật công nghệ: Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ trong tương lai Loại này rất qtrọng đối với ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như dự báo năng lượng nguyên tử, tàu vũ trụ, máy tính, thiết bị điện tử; dự báo trí tuệ nhân tạo; công nghệ phần mềm; công nghệ sxuất; tbị điện tử

- Dự báo cầu: Thực chất của dự báo nhu cầu là tiên đoán về cầu ở cấp độ vĩ mô và ở cấp độ vi mô Loại dự báo này được các nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm vì qua đó các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, marketing, nhân sự… Ví dụ: Dự báo nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất, nhu cầu vận chuyển.

3.2.1 Tiêu thức lựa chọn công nghệ (C3)a Công nghệ gián đoạn ( cửa hàng công việc) Đặc trưng:

- Bố trí máy cùng loại ở mỗi bộ phận sản xuất (BPSX): Các máy móc cùng loại được phân bố trong từng bộ phận sản xuất để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất Việc sử dụng cùng loại máy móc giúp giảm thiểu việc đặt hàng và tăng tốc độ sản xuất.

- Mỗi bộ phận sản xuất đảm nhận 1 giai đoạn gia công: Các bộ phận sản xuất được chia thành từng giai đoạn để giảm thiểu thời gian chờ đợi trong quá trình sản xuất Mỗi bộ phận chỉ đảm nhận một giai đoạn gia công duy nhất, do đó, tối ưu hóa thời gian sản xuất và giảm thiểu chi phí lưu trữ sản phẩm.

- Tên bộ phận sản xuất là tên máy được bố trí: Các bộ phận sản xuất được đặt tên theo tên máy được bố trí trong mỗi giai đoạn sản xuất Điều này giúp dễ dàng theo dõi quá trình sản xuất và quản lý các bộ phận sản xuất

 Phạm vi áp dụng:

- Chủng loại mặt hàng khác nhau lớn (>25): Công nghệ gián đoạn thường được sử dụng cho các sản phẩm có tính đa dạng cao, với số lượng sản phẩm nhiều, có thể lên tới hàng trăm hay hàng nghìn loại sản phẩm.

- Số lượng sản phẩm rất ít: Công nghệ gián đoạn phù hợp với các sản phẩm có số lượng sản xuất rất ít, chẳng hạn như các sản phẩm đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng hoặc các sản phẩm phi tiêu dùng.

- Tính lặp lại của sản phẩm thấp: Quy trình sản xuất của mỗi sản phẩm sẽ có những bước khác nhau, vì vậy tính lặp lại của sản phẩm sẽ không cao.

b Công nghệ liên tục ( dây chuyền sản xuất) Đặc trưng:

Trang 3

- Bố trí hiều máy khác nhau ở mỗi BPSX: Các bộ phận sản xuất trong công nghệ liên

tục sẽ có nhiều máy móc và thiết bị thực hiện các công đoạn sản xuất khác nhau để kiểm soát quá trình sản xuất Việc sử dụng nhiều máy móc và thiết bị khác nhau giúp tăng tốc độ sản xuất và đảm bảo tính liên tục trong quy trình sản xuất.

- Mỗi BPSX đảm nhận toàn bộ quy trình sx ra sp: Các bộ phận sản xuất sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, chứ k chia thành các giai đoạn nhỏ khác nhau Điều này giúp tăng hiệu suất và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

- Tên BPSX là tên sp được sản xuất ở đó: Các bộ phận sản xuất được đặt tên theo tên sản phẩm được sx tại đó để quản lý quy trình sản xuất Việc đặt tên giống như tên sản phẩm giúp cho việc theo dõi sản phẩm và quản lý quy trình sản xuất dễ dàng hơn.

 Phạm vi áp dụng:

- Chủng loại mặt hàng khác nhau ít, thường là từ 1-4: Công nghệ liên tục thường được sử dụng cho các sản phẩm có tính đồng đều cao, với số lượng sản phẩm ít, thường từ 1 đến 4 loại sản phẩm Các sản phẩm này có cùng quy trình sản xuất và đều có tính chất mong muốn giống nhau.

- Số lượng mỗi loại sản phẩm rất lớn: Công nghệ liên tục giúp sản xuất số lượng lớn sản phẩm mỗi ngày và kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng đều Thường thì sản lượng sản phẩm sẽ là rất lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Sản phẩm có tính lặp lại mỗi ngày: Các sản phẩm được sản xuất liên tục giống nhau về tính chất, vì vậy quy trình sản xuất có thể được lặp lại mỗi ngày để đảm bảo tính chất đồng đều của sản phẩm.

c Công nghệ vừa liên tục vừa gián đoạn ( theo từng loạt sản phẩm) Đặc trưng

- Các SP trong cùng 1 loạt được gia công liên tục: Các sp trong một loạt sẽ được sản xuất liên tục và tốc độ sản xuất sẽ được tối ưu hóa như trong công nghệ liên tục Việc sxuất sản phẩm liên tục giúp tối ưu hóa quá trình sx và giảm thiểu tgian sản xuất.

- Giữa các loại SP khác nhau có thời gian gián đoạn để chuẩn bị sản xuất: Các sản phẩm trong một loạt sẽ được sản xuất liên tục và tốc độ sản xuất sẽ được tối ưu hóa như trong công nghệ liên tục Việc sản xuất sản phẩm liên tục giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu thời gian sản xuất.

 Phạm vi áp dụng:

- Loạt lớn (hàng nghìn SP, chủng loại >4 đến 6 loại, tính lặp lại của SP thườg xuyên)

- Loạt vừa (hàng trăm SP, chủng loại >6 đến 10, SP lặp lại bình thường) - Loạt nhỏ ( hàng chục SP, chủng loại > 10 đế 25, SP lặp lại ít)

4.2.1 Chiến lược thụ động: thuê gia côg ngoài hoặc làm gia công bên ngoài (C4)

Doanh nghiệp thuê gia công ngoài khi nhu cầu sản phẩm vượt quá khả năng của công ty mà côg ty không muốn tăng thêm lao động và các điều kiện khác.

Trang 4

DN cũng có thể nhận các hợp đồng từ bên ngoài về làm tại doanh nghiệp có thừa khả năng và năng lực sản xuất nhằm tận dụng các phương tiện và lao động dư thừa Trường hợp thuê gia công bên ngoài DN thường phải trả chi phí cao hơn mức tự làm.

* Ưu điểm: - Không tăng biên chế, không tốn chi phí đào tạo và sa thải: Doanh nghiệp không phải tốn nhiều chi phí để tăng thêm biên chế hoặc đầu tư vào đào tạo nhân lực để sản xuất thêm sản phẩm Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư và chi phí vận hành.

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong những trường hợp doanh nghiệp chưa kịp đầu tư mở rộng năng lực sản xuất: Khi doanh nghiệp gặp nhu cầu sản xuất sản phẩm cao hơn năng lực sản xuất của mình, việc thuê gia công ngoài sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng mà không phải đầu tư nhiều vào thiết bị hoặc mở rộng diện tích sản xuất.

- Tận dụng được công suất của thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất, lao động: Doanh nghiệp có thể thuê các nhà sản xuất, đối tác có năng lực sản xuất cao và tận dụng được công suất của các thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất và lao động của đối tác để sản xuất sản phẩm.

- Tạo ra sự nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành: Chiến lược thuê gia công ngoài giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về vốn và nhanh chóng thích nghi với thị trường sản xuất thay đổi Các đối tác cung cấp dịch vụ gia công cũng có năng lực sản xuất cao, giúp doanh nghiệp có thể cập nhật các công nghệ sản xuất mới tiên tiến nhất để nhanh chóng phát triển và cạnh tranh trên thị trường.

* Nhược điểm: - Khó kiểm soát được thời gian, sản lượng, chất lượng sản phẩm và

tiến độ sản xuất trong trường hợp thuê gia công: Doanh nghiệp không có sự kiểm soát trực tiếp đối với quá trình sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nên không thể đảm bảo được thời gian giao hàng, sản lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất và phản hồi nhanh chóng những yêu cầu của khách hàng.

- Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận gia công: Doanh nghiệp cần phải chia sẻ một phần lợi nhuận sản xuất với đối tác gia công ngoài, dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ đắt hơn so với sản xuất trong nhà máy.

- Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận với khách hàng, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng vĩnh viễn áp dụng cho chiến lược này.

* Phạm vi áp dụng:

- Ký hợp đồng với đơn vị có uy tín về chất lượng, về thời điểm giao hàng; - Tổ chức đơn vị gia công thành 1 công đoạn trong dây truyền sản xuất

6.1.3 Kỹ thuật phân tích ABC (C6)

Kỹ thuật phân tích ABC là nguyê tác phân tích hàng hoá dự trữ thành 3 nhóm căn cứ vào mối quan hệ giữa số lượng và giá trị của chúng Nguyên tắc dựa trên sự cải biến quy luật 80:20 của Pareto áp dụng chia thàh 3 nhóm như sau:

Trang 5

Nhóm A: bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, với giá

trị từ 70-80% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại chúng chỉ chiếm 15% tổng số lượng hàng dự trữ.

Nhóm B: bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm mức trug bình, với

giá trị từ 15-20% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại chúng chỉ chiếm 30% tổng số lượng hàng dự trữ.

Nhóm C: bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm mức nhỏ, với giá

trị khoảng 5% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại chúng chiếm 55% tổng số lượng hàng dự trữ.

- B1: Xác định khối lg, chủng loại giá trị các loại hàng hóa dự trữ - B2: Xác định tỷ lệ % về giá trị của các loại mặt hàng dự trữ - B3: Sắp xếp theo thứ tự tăng giảm dần tỷ lệ % của gtri hàng dtru - b4: Đánh số thứ tự từ trên xuống theo DS các mặt hàng dtru - b5: Xác định tỷ lệ % lũy kế theo giá trị

- b6: xác định tỷ lệ tích lũy mặt hàng - b7: Phân loại hàng dtru thành 3 nhóm A,B,C

8.3.1.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm (C8)

- Thu hút khách hàng tiềm năng: Lựa chọn địa điểm hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng Nếu đặt doanh nghiệp tại 1 khu vực có tiềm năng, sầm uất hoặc gần các địa điểm thu hút khách du lịch, doanh nghiệp sẽ có thể thu hút dc khách hàng tiềm năng và có nhiều cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp.

Trang 6

- Thiết kế hệ thống sản xuất: Địa điểm xây dựng DN có ý nghĩa rất quan trọng đối hoạt động sản xuất kinh doanh của từng DN Việc lựa chọn địa điểm doanh nghiệp là bộ phận quan trọng trong thiết kế hệ thống sx của DN, đồng thời là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kdoanh của các DN Nếu DN đặt ở địa điểm có thâm hụt cơ sở hạ tầng hoặc không gian hạn chế, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế hệ thống sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

- Mở rộng thị phần: Lựa chọn địa điểm hợp lý là giải pháp rất quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ thoả mãn tốt hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm từ đó tạo ra doanh thu, lợi nhuận giúp doanh nghiệp dễ dàng các kênh phân phối, tăng gtrị sphẩm.

- Khai thác lợi thế môi trường: Lựa chọn địa điểm hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của DN Nó cho phép DN xác định, lựa chọn những khu vực có tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.

- Giảm chi phí sản xuất: Lựa chọn địa điểm ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp (kể cả chi phí cố định và chi phí biến đổi), đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm Việc lựa chọn địa điểm hợp lý doanh nghiệp làm cho cơ cấu chi phí sản xuất hợp lý hơn, giảm những lãng phí không làm tăng giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

8.3.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa diểm doanh nghiệp (C8)- Môi trường sống: Môi trường sống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của

nhân viên và có thể tác động đến tâm lý của nhân viên cũng như hình ảnh của doanh nghiệp Chọn địa điểm doanh nghiệp phù hợp cho nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên và khách hàng tốt.

- Hệ thống giao thông nội vùng: Hệ thống giao thông nội vùng bao gồm các tuyến đường và phương tiện vận tải trong thành phố, ảnh hưởng đến việc di chuyển hàng hóa và các dịch vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải lựa chọn địa điểm có hệ thống giao thông nội vùng hoạt động hiệu quả.

- Hệ thống điện nước: Điện nước là một yếu tố cần thiết để doanh nghiệp có thể vận hành tốt và thuận tiện, vì vậy, việc lựa chọn địa điểm phù hợp với hệ thống điện nước tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và đạt được hiệu quả cao.

- Quy định và chính sách địa phương: Những quy định Về lệ phí dịch vụ trong vùng, những đóng góp cho địa phương, những ngành nghề không ưu tiên phát triển,

- Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh: Diện tích mặt bằng phù hợp với yêu cầu sản xuất, lưu trữ và bán hàng của doanh nghiệp rất quan trọng Doanh nghiệp cần lựa chọn địa điểm với diện tích mặt bằng đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, đồng thời đảm bảo giá thuê mặt bằng hợp lý.

Trang 7

- Tình hình trật tự, an ninh, phòng cháy chữa cháy, các dịch vụ y tế, hành chính: Tình hình an ninh, phòng cháy chữa cháy, y tế tại địa điểm doanh nghiệp cần được đảm bảo để giảm thiểu sự cố và tạo sự yên tâm cho nhân viên và khách hàng Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp có giá trị tài sản cao hoặc có yêu cầu về an ninh cao thì việc lựa chọn địa điểm lại càng quan trọng.

- Chi phí về đất đai và các công trình công cộng hiện có: Chi phí về đất đai tại địa điểm kinh doanh cũng là yếu tố được đánh giá cao trong việc lựa chọn địa điểm Chi phí về đất đai có thể tăng lên đáng kể tùy thuộc vào vị trí doanh nghiệp muốn đặt tại.

- Khả năng tiếp cận khách hàng: Khả năng tiếp cận khách hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể chọn các địa điểm gần những khu vực tập trung đông dân cư hoặc có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng để thuận tiện cho việc phát triển kinh doanh của mình.

9.1.1 Các trường hợp cần bố trí mặt bằng (C9)

- Hoạt động không hiệu quả: Khi doanh nghiệp thấy hoạt động của mình không hiệu

quả, họ có thể cần bố trí lại mặt bằng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện việc quản lý sản phẩm và phân bố chi phí để tiết kiệm chi phí.

- Có sự cố: Khi sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể cần phải bố trí lại mặt bằng để thu hẹp hoặc tái tổ chức quy trình sản xuất hoặc để bổ sung các thiết bị đáp ứng yêu cầu của quy trình sản xuất mới.

- Thay đổi thiết kế sản phẩm: Khi doanh nghiệp thay đổi thiết kế sản phẩm, họ có thể cần bố trí lại mặt bằng để phù hợp với quy trình sản xuất mới và để cho việc sản xuất được hiệu quả hơn.

- Giới thiệu sản phẩm mới: Khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới, họ có thể cần bố trí lại mặt bằng để phù hợp với sản phẩm mới và để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Thay đổi quy mô: Khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc thu nhỏ quy mô sản xuất, họ có thể cần bố trí lại mặt bằng để đáp ứng yêu cầu sản xuất.

- Thay đổi phương pháp sản xuất: Khi doanh nghiệp muốn thay đổi phương pháp sản xuất, họ có thể cần bố trí lại mặt bằng để phù hợp với quy trình sản xuất mới và đảm bảo sự hiệu quả của sản phẩm.

-Vấn đề đạo đức kinh doanh: Khi có vấn đề đạo đức kinh doanh xảy ra trong doanh nghiệp, có thể cần phải bố trí lại mặt bằng để đánh giá lại các hoạt động kinh doanh và xác định các biện pháp khắc phục tình trạng này.

Trang 8

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 Quản trị điều hành sxuất chỉ là quá trình kiểm tra đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất.

=> Sai: quản trị điều hành sản xuất chính là tổng hợp quá trình hoạch định, tổ chức triển khai và kiểm tra hệ thống sản xuất DN

2 Thay đổi quyết định của nhà quản trị chính là yếu tố đột biến ngẫu nhiên tác động đến quá trình sản xuất.

=> Đúng: quyết định thay đổi sẽ làm kế hoạch sản xuất thay đổi

3 Dự báo trong quản trị điều hành sản xuất có hai loại là dự báo định tính và dự báo định lượng theo thời gian.

=> Sai: dự báo định tính và định lượng là theo phương pháp dự báo 4 Dự báo kinh tế là dự báo về thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng

=> Đúng: Dự báo kinh tế là dự báo liên quan đến các vấn đề kinh tế như: nhu cầu thị trường, lạm phát, GDP,…

5 Trong chu kỳ sống sản phẩm, doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí cho thay đổi quy trình sản xuất ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm.

= > Đúng: vì doanh nghiệp mất nhiều chi phí nghiên cứu sản phẩm mới sẽ làm thay đổi quy trình công nghệ sản xuất.

6 Trong chu kỳ sống sản phẩm, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị lỗi thời khi sản phẩm ở giai đoạn bão hòa.

=> Sai: công nghệ sx của DN bị lỗi thời khi sản phẩm ở giai đoạn suy thoái 7 Công nghệ gián đoạn áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh từ 1 đến 4 sản phẩm.

=> Sai: Công nghệ liên tục mới áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh từ 1 đến 4 sp 8 Công suất thực tế là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được trong hoạt động sản xuất trên dây chuyền.

=> Sai: Công suất thực tế là khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đạt được trong thực tế Công suất thiết kế là công suất tối đa

9 Chiến lược thay đổi mức dự trữ trong hoạch định nguồn lực là chiến lược chủ động => Sai: chiến lược thay đổi mức dự trữ là chiến lược thụ động trong hoạch định nguồn lực

10 Chiến lược thuê gia công bên ngoài trong hoạch định nguồn lực là chiến lược thụ động

=> Đúng: Chiến lược thuê gia công bên ngoài khiến doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nhân lực bên ngoài là do doanh nghiệp không chủ động hoạch định nguồn lực.

11 Nguyên tắc EDD là nguyên tắc phân giao công việc theo kiểu đơn hàng đến trước sẽ được ưu tiên làm trước.

=> Sai: phân giao công việc theo kiểu đến trước làm trước là nguyên tắc FCFS

Trang 9

12 Hàng hóa tồn kho mang tính chủ động

=> Sai: Hàng hóa tồn kho mang tính bị động do bị chi phối và tác động bởi cung cầu thị trường mà doanh nghiệp khó thay đổi.

13 Hàng hóa dự trữ mang tính bị động

=> Sai: Hàng hóa dữ trữ mang tính chủ động từ phía doanh nghiệp trước việc dự báo và lập kế hoạch tương lai.

14 Hóa đơn nguyên vật liệu thường dùng trong doanh nghiệp gồm có 3 loại.

=> Đúng: 3 loại đó là hóa đơn theo nhóm bộ phận, hóa đơn theo sản phẩm điển hình, hóa đơn theo sản phẩm bổ sung.

15 Căn cứ vào kết cấu chia máy móc thiết bị thành 2 nhóm là máy móc thiết bị chuyên dụng và máy móc thiết bị vạn năng.

=> Sai: Căn cứ vào công dụng mới chia thành 2 nhóm.

16 Bảo trì maý móc thiết bị gồm 2 loại là bảo trì hiệu chỉnh và bảo trì dự phòng => Đúng: khi máy móc không còn hoạt động bình thường thì doanh nghiệp sẽ bảo trì hiệu chỉnh, khi doanh nghiệp bảo dưỡng máy móc thì sẽ là bảo trì dự phòng.

17 Hệ thống giao thông nội vùng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí đặt nhà máy sản xuất của doanh nghiệp.

=> Đúng: Ngoài yếu tố giao thông còn có các yếu tố khác như diện tích mặt bằng, chính sách đất đai,…cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí đặt nhà máy DN

18 Lý thuyết xếp hàng xoay quanh mối quan hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ.

=> Sai: Lý thuyết xếp hàng xoay quanh mối quan hệ giữa 3 yếu tố: khách hàng, hệ thống dịch vụ và hàng chờ.

Trang 10

1 Dự báo san bằng số mũ và vẽ biểu đồ kiểm soát

Ft = Ft−1 + ∝¿) với 0≤ ∝≤ 1

Ft: nhu cầu dự báo của giai đoạn t

Ft−1: dự báo của các giai đoạn ngay trước đó At−1: nhu cầu thực trong giai đoạn ngay trước đó

Yêu cầu: - Anh/ chị hãy dự báo doanh số năm 2023 cho công ty theo phương pháp san bằng số mũ với hệ số α = 0,5 và 0,1 với nhu cầu dự báo của tháng 1 là 1.700 hộp.

- Tính MAD, TS của 2 trường hợp α = 0,5 và 0,1.

- Cho biết kết quả dự báo có thể được chấp nhận không? Biết kiểm soát dự báo

Ngày đăng: 05/04/2024, 22:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan