1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giải pháp thi gvg cấp huyện (1 1)

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thi Gvg Cấp Huyện (1 1)
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 27,38 KB
File đính kèm Giải pháp thi GVG cấp huyện (1.1).rar (25 KB)

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên. Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh lớp 6, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ. Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận. Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận. Vì những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế tôi đã chọn đề tài: Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho HSG lớp 6. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Về phía GV: Các GV viên bộ môn Ngữ văn đã chú trọng, quan tâm giảng dạy đến phần nghị luận xã hội, đặc biệt là ở chương trình lớp 6 mới. GV đã cập nhật kịp thời những thay đổi trong chương trình học và thi HSG. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh. III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP: Về phía HS: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội tốt còn hạn chế. Nhiều em viết theo cảm hứng, không nắm vững qui trình viết đoạn văn, không tìm ý, lập ý trước khi viết dẫn đến đoạn văn sai về hình thức và lệch lạc về nội dung. Đa phần các em thường hiểu lơ mơ, hời hợt về các vấn đề xã hội được đặt ra dẫn đến lúng túng không biết cách triển khai vấn đề nghị luận thế nào, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian làm bài.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I ĐẶT VẤN ĐỀ 3 III THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP: 3

IV MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP: 4

1 Định hướng rõ ràng về kiến thức, phương pháp triển khai vấn đề nghị luận trong đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 từ (chiếm 1/3 thời gian ôn tập) 4

2 Hướng dẫn HS thực hành triển khai vấn đề nghị luận trong đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 từ (chiếm 2/3 thời gian ôn tập): 6

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên

Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân Những đề tài và nội dung này thường là những vấn

đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao Đối với học sinh lớp 6, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em

về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ

Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận

Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau

đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận Vì những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết

Xuất phát từ thực tế tôi đã chọn đề tài:

Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho HSG lớp 6.

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Về phía GV: Các GV viên bộ môn Ngữ văn đã chú trọng, quan tâm giảng dạy

đến phần nghị luận xã hội, đặc biệt là ở chương trình lớp 6 mới GV đã cập nhật kịp thời những thay đổi trong chương trình học và thi HSG Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh

III THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP:

Về phía HS:

Trang 3

- Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội tốt còn hạn chế

- Nhiều em viết theo cảm hứng, không nắm vững qui trình viết đoạn văn, không tìm ý, lập ý trước khi viết dẫn đến đoạn văn sai về hình thức và lệch lạc về nội dung

- Đa phần các em thường hiểu lơ mơ, hời hợt về các vấn đề xã hội được đặt ra dẫn đến lúng túng không biết cách triển khai vấn đề nghị luận thế nào, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian làm bài

IV MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP:

Thứ nhất: Giúp HS nắm được yêu cầu, phương pháp và kĩ năng cơ bản; cách triển khai vấn đề nghị luận để HS viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội, đáp ứng yêu cầu của đề bài thi môn Ngữ văn khi thi HSG

Thứ 2: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội giúp HS nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức về đời sống xã hội và kĩ năng sống, giúp các em sông tốt hơn, đẹp hơn, có ích hơn, trưởng thành hơn và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình

1 Định hướng rõ ràng về kiến thức, phương pháp triển khai vấn đề nghị luận trong đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 từ (chiếm 1/3 thời gian ôn tập)

* Định hướng cách làm bài:

Về hình thức:

- Đảm bảo hình thức, cấu trúc đoạn văn

Dung lượng 2/3 – 1 trang giấy thi

Về nội dung:

a, Tuyệt đối không triển khai hệ thống luận điểm của bài nghị luận xã hội.

b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Có thể chia vào một số nhóm sau:

+ Nhóm vấn đề về biểu hiện / hiện trạng /…

+ Nhóm vấn đề về sự chi phối, tác động tích cực (vai trò / ý nghĩa / sức mạnh / tầm quan trọng / sự cần thiết /…) hoặc tiêu cực (hậu quả / ảnh hưởng / tác động /

…)

+ Nhóm vấn đề về nguyên nhân

+ Nhóm vấn đề về giải pháp / nhiệm vụ

* Cách thu thập và sử dụng dẫn chứng:

Thu thập dẫn chứng:

Trang 4

+ Những quy luật, hiện tượng, sự việc hiển nhiên trong cuộc sống.

+ Những con số thống kê

+ Những danh nhân, danh ngôn, sự kiện tiêu biểu, có tầm ảnh hưởng

+ Những trải nghiệm, chiêm nghiệm của bản thân

Cách đưa dẫn chứng:

+ Dẫn chứng phải chân thực, tiêu biểu, toàn diện, phù hợp với luận điểm

+ Đưa dẫn chứng ngắn gọn, có đánh giá

+ Có thể đặt các dẫn chứng song song, liệt kê,…

* Cung cấp các chủ đề nghị luận xã hội thường gặp:

- Những vấn đề về tư tưởng, đạo lí là những vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,… của con người

+ Vấn đề về nhân cách, đạo đức: Lòng yêu nước, nhân ái, khoan dung, khiêm tốn, dũng cảm, đoàn kết, giản dị, trung thực, biết ơn,…

+ Vấn đề về nhận thức: Lí tưởng, lẽ sống, niềm tin, ước mơ,…

+ Vấn đề về mối quan hệ giữa mọi người: Tình mẫu tử, tình phụ tử, anh chị em trong gia đình hoặc các mối quan hệ xã hội như tình bạn bè, tình thầy trò,…

+ Vấn đề về cách ứng xử, hành động của con người trong cuộc sống: Lễ phép, lịch sự, tôn trọng,…

- Vấn đề về một hiện tượng đời sống là những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày có tác động đến suy nghĩ, tình cảm, thái độ, quan điểm, nhận thức, hành vi,… của con người

+ Những vấn đề gắn liền với tâm lí lứa tuổi học sinh: Bạo lực học đường, Sở thích, Xu hướng thời trang, âm nhạc, thần tượng của giới trẻ, Mạng xã hội,

+ Vấn đề về môi trường, xã hội: Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Thiên tai, dịch bệnh, Sự thờ ơ, vô cảm, Tai nạn giao thông, Hàng quán vỉa hè, bán rong,… + Những vấn đề nhận được nhiều quan điểm trái chiều trong cuộc sống: Gìn giữ hay thay đổi các địa điểm du lịch truyền thống, Kỉ luật trường học, Giữ lại hay

bỏ đi Tết Nguyên đán của người Việt Nam,…

* Các bước triển khai vấn đề nghị luận xã hội:

a Bước 1: Giới thiệu vấn đề (1-2 câu): Không dẫn dắt dài dòng, thường là câu

chủ đề của đoạn văn, có chứa cụm từ làm luận điểm

b Bước 2: Giải thích ngắn gọn vấn đề nếu cần (1 câu).

Trang 5

c Bước 3: Tập trung giải quyết luận điểm đưa ra ở câu hỏi, lập luận chặt chẽ,

kết hợp nhuần nhuyễn các dẫn chứng, lí lẽ, các phương thức biểu đạt để làm rõ luận điểm và tăng tính thuyết phục cho đoạn văn

d Bước 4: Bàn luận mở rộng (2-3 câu): Liên hệ, mở rộng, đánh giá vấn đề từ

những góc nhìn đa chiều, những vấn đề có liên quan và mặt trái của vấn đề

e Bước 5: Khái quát vấn đề (1-2 câu): Kết luận, rút ra bài học nhận thức, hành

động hoặc thông điệp

2 Hướng dẫn HS thực hành triển khai vấn đề nghị luận trong đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 từ (chiếm 2/3 thời gian ôn tập):

Đối với HS giỏi: Từ những kiến thức đã định hướng, HS thực hành triển khai

vấn đề nghị luận theo các bước đã hướng dẫn, HS phải vận dụng kiến thức đã có, tự thu thập dẫn chứng để thực hiện Trao đổi, thảo luận theo nhóm để nhận xét, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm GV hướng dẫn, theo dõi và chỉnh sửa, củng cố

Khả năng áp dụng của biện pháp:

Biện pháp có thể áp dụng cho các em học sinh giỏi lớp 6 ở các đơn vị trường học trên địa bàn

Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp.

Năm 2019 – 2020 2 giải Nhì, 1 em không

có giải

70%

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tham Khảo tài liệu chuyên môn có liên quan

+ Sách giáo khoa 9, sách giáo viên, sách bài tập, vở bài tập

+ Một số vấn đề phương pháp dạy học ở trường phổ thông

+ Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Ngữ văn 9

Chọn lọc kiến thức phù hợp với đơn vị Học hỏi các giải pháp hay đã áp dụng

để tích lũy kinh nghiệm

Người viết

Trang 7

PHẦN V ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG

1 Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký và đóng dấu) 2 Đánh giá, nhận xét của Phòng GD&ĐT

Ngày đăng: 05/04/2024, 21:59

w