1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bộ đề kiểm tra học kì 2 môn tiếng việt lớp 2 kết nối tri thức năm 2024 phiên bản 2

27 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đọc thành tiếng 3 điểm - Học sinh đọc bài: Chuyện bốn mùa.Trang 9 – SGK Kết nối tri thức với Cuộc sống – Tập 2- Học sinh trả lời câu hỏi: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào tron

Trang 1

Trường Tiểu học:

Họ và tên: Lớp: … ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 - LỚP 2Năm học: 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt

I Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Học sinh đọc bài: Chuyện bốn mùa.

(Trang 9 – SGK Kết nối tri thức với Cuộc sống – Tập 2)

- Học sinh trả lời câu hỏi: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm.

II Đọc hiểu (2 điểm)

1 Đọc thầm văn bản sau:

CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ

Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!" Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân Đó là một nỗi khổ của bố Bố tôi to khoẻ lắm Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn Nhưng vì tôi, bố đã tập dần Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố.

Theo Nguyễn Ngọc Thuần

2 Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theoyêu cầu:

Câu 1: ( M1- 0,5đ) Bố vẫn nhớ mãi ngày nào?

A Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc B Ngày bạn nhỏ chào đời C Cả 2 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: ( M1- 0,5đ) Ban đêm người bố đã thức để làm gì?

C Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ.

Câu 3: ( M2- 0,5đ) Câu “Bố tôi to khoẻ lắm.” được viết theo theo mẫu câu nào?

A Câu nêu đặc điểm B Câu nêu hoạt động C Câu giới thiệu.

Câu 4: (M3- 0,5đ) Đặt một câu nêu hoạt động để nói về tình cảmcủa người bố dành cho con.

III Viết

1.Nghe - viết ( 4 điểm) MÙA NƯỚC NỔI

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần Ngồi trong nhà, ta cảm thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

(Theo Nguyễn Quang Sáng)

Trang 2

2 Bài tập ( 0,5 đ) Điền r/d/gi vào chỗ chấm

.a vào .a đình .ành dụm

3 Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) tả một đồ vật em dùng tránh nắng, tránh mưa theo gợi ý:

G : - Em muốn tả đồ vật gì?

- Đồ vật đó có gì nổi bật về hình dạng, màu sắc? - Em thường dùng đồ vật đó vào lúc nào?

- Tình cảm của em với đồ vật đó như thế nào?

Đề 2

Trường Tiểu học:

Họ và tên: Lớp: … ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 - LỚP 2Năm học: 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt

I Đọc thành tiếng ( 3 điểm )

- Học sinh đọc bài: Tết đến rồi.

(Trang 19 – SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống – Tập 2)

- Học sinh trả lời câu hỏi: Người lớn mong ước điều gì khi tặng baolì xì cho trẻ em?

II Đọc hiểu ( 2 điểm)

1 Đọc thầm văn bản sau:

Thần đồng Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất Có mấy

Trang 3

cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên Ông được gọi là "Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán.

Theo CHUYỆN HAY NHỚ MÃI

2 Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theoyêu cầu:

Câu 1: ( M1- 0,5đ) Lương Thế Vinh từ nhỏ đã thế nào?

A Rất ngoan B Rất nghịch C Nổi tiếng thông minh.

Câu 2: (M1- 0,5đ) Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

A Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi B Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên.

C Nghĩ ra một trò chơi hay.

Câu 3: ( M2- 0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chỉ hoạt

A nước, dâng, lăn, nổi lên B thông minh, dâng, nổi lên, lăn C chơi, dâng, lăn, nổi lên

Câu 4: ( M3- 0,5đ) Đặt một câu nêu đặc điểm về cậu bé Lương Thế

Vinh.

Trang 4

II Viết

Vào dịp Tết, các gia đình thường gói bánh chưng hoặc bánh tét Người lớn thượng tặng trẻ em những bao lì xì xinh xắn với mong ước các em mạnh khỏe, giỏi giang Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.

(Ánh Dương)

2 Bài tập ( 0,5 đ) Điền l hoặc n thích hợp vào chỗ chấm

.ết na .iềm vui náo ức ung linh

3 Em hãy viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa (2 điểm)

G : - Tấm thiệp được gửi đến ai?

- Tấm thiệp được viết trong dịp nào? - Người viết chúc điều gì?

Trang 5

Trường Tiểu học:

Họ và tên: Lớp: … ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 - LỚP 2Năm học: 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt

I Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Học sinh đọc bài: Mùa vàng.

(Trang 26 – SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống – Tập 2)- Học sinh trả lời câu hỏi: Những loài cây, loại quả nào được nói đến khi mùa thu về?

II Đọc hiểu ( 2 điểm)

1 Đọc thầm văn bản sau:

Lòng mẹ

Đêm đã khuya Mẹ Thắng vẫn ngồi cặm cụi làm việc Chiều nay, trời trở rét Mẹ cố may cho xong tấm áo để ngày mai Thắng có thêm áo ấm đi học Chốc chốc, Thắng trở mình, mẹ dừng mũi kim, đắp lại chăn cho Thắng ngủ ngon.

Nhìn khuôn mặt sáng sủa, bầu bĩnh của Thắng, mẹ thấy vui trong lòng Tay mẹ đưa mũi kim nhanh hơn Bên ngoài, tiếng gió bắc rào rào trong vườn chuối.

H.T

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trướccâu trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau:

Câu 1(M1 – 0,5đ): Mẹ Thắng ngồi làm việc vào lúc nào?

A Vào sớm mùa đông lạnh B Vào một đêm khuya C Vào một buổi chiều trời trở rét.

Câu 2(M1 – 0,5đ): Mẹ Thắng làm gì?

A Mẹ cặm cụi vá lại chiếc áo cũ.

B Mẹ đan lại những chỗ bị tuột của chiếc áo len C Mẹ cố may xong tấm áo ấm cho Thắng.

Câu 3(M2 – 0,5đ ) Câu “Tay mẹ đưa mũi kim nhanh hơn” được viết

theo theo mẫu câu nào?

A Câu giới thiệu B Câu nêu hoạt động C Câu nêu đặc điểm

Câu 4(M3 – 0,5đ) Đặt một câu nói về tình cảm của mẹ dành cho Thắng.

Trang 6

III Viết

Muốn có thu hoạch, người nông dân phải làm rất nhiều việc Họ phải cày bừa, gieo hạt và ươm mầm Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải đổ mồ hôi chăm sóc vườn cây, ruộng đồng Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ.

(Trang 27 – SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống – Tập 2)

2 Bài tập ( 0,5 đ) Điền c hoặc k thích hợp vào chỗ chấm

.ết quả on kiến .ết thúc trẻ ….on

3 Viết đoạn văn từ 5-7 câu kể việc em cùng các bạn chăm sóc cây

G: - Em và các bạn đã làm việc gì để chăm sóc cây? - Kết qyar công việc ra sao?

- Em có suy nghĩ gì khi làm xong việc đó?

Trang 7

Trường Tiểu học:

Họ và tên: Lớp: … ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 - LỚP 2Năm học: 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt

I Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 3 điểm)

- Học sinh đọc bài: Hạt thóc.

(Trang 31 – SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống – Tập 2)- Học sinh trả lời câu hỏi: Hạt thóc quý giá như thế nào với conngười?

II Đọc hiểu ( 2 điểm)

1 Đọc thầm văn bản sau:

ĐỒNG HỒ BÁO THỨC

Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng Tôi thì có hình tròn Trong thân tôi có bốn chiếc kim Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút Kim giây màu vàng, hối hả cho kịp từng giây lướt qua Chiếc kim còn lại là kim hẹn giờ Gương mặt cũng chính là thân tôi Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy Mỗi khi tôi reo lên, bạn nhớ thức dậy nhé!

A Bạn ấy có nhiều kiểu dáng khác nhau.

B Bạn ấy hình tròn. C Bạn ấy hình vuông.

Câu 2: ( M1- 0,5đ) Chiếc kim màu vàng trong đồng hồ báo thứclà chiếc kim chỉ gì?

A Kim phút B Kim giây C Kim giờ

Câu 3: ( M2- 0,5đ) Từ chỉ đặc điểm trong câu sau: ‘‘Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút.’’

A Kim phút, xanh B nhanh, nhịp C xanh, nhanh

Câu 4: (M2- 0,5đ) Đặt một câu nêu công dụng của chiếc đồng hồ.

Trang 8

III Viết

1.Nghe - viết ( 2,5 đ) KHỦNG LONG

Chân khủng long thẳng và rất khỏe Vì thế chúng có thể đi khắp một vùng rộng lớn để kiếm ăn Khủng long có khả năng săn mồi tốt nhờ có đôi mắt tinh tường cùng cái mũi và đôi tai thính.

(Trang 42 – SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống – Tập 2)

2 Bài tập ( 0,5 đ) Điền s hoặc x thích hợp vào chỗ chấm

Ngay át dưới chân đồi, con ông Vạn nước anh ngắt chảy qua Chiều chiều người uống quảy nước làm bến Đăng nhộn nhịp hẳn lên.

3 Viết đoạn văn từ 3-4 tả về đồ chơi của em

G : - Em chọn tả đồ chơi nào ?

- Nó có đặc điểm gì ? (hình dạng, màu sắc, hoạt động, ) - Em thường chơi đồ chơi đó vào những lúc nào ?

- Tình cảm của em với đồ chơi đó như thế nào ?

Trang 9

Trường Tiểu học:

Họ và tên: Lớp: … BỘ ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 - LỚP 2Năm học: 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt

I Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm) - Học sinh đọc bài: Cỏ non cười rồi.

(Trang 57 - SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống - Tập 2)

- Học sinh trả lời câu hỏi: Thương cỏ non, chim én đã làm gì?

Cò đang lội ruộng bắt tép Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi: Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?

Cò vui vẻ trả lời:

- Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị? Cuốc bảo:

- Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.

Cò trả lời:

- Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì!

Kiếm ăn xong, Cò tắm rửa, tấm áo lại trắng tinh, rồi cất cánh bay, đôi cánh dập dờn như múa.

(Theo Nguyễn Đình Quảng)

Trang 10

*Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu

1 (1 điểm) Thấy cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào?

a Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? b Chị bắt tép để ăn à?

c Chị bắt tép có vất vả lắm không?

2 (1 điểm) Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?

a Vì Cuốc nghĩ: Cò phải lội ruộng để kiếm ăn

b Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, Cò thường bay dập dờn như múa trên trời xanh, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này

c Vì Cuốc nghĩ: Cò lội ruộng để dạo chơi.

3 (1 điểm) Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?

a Không cần lao động vì sợ bẩn

b Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng c Không cần lao động vì lao động vất vả, khó khăn

4 (1 điểm) Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng?

a Lười nhác b Nhanh nhẹn c Chăm chỉ.

5 (1 điểm) Tìm từ thích hợp chỉ muông thú điền vào chỗ trống:

- Đầu đuôi chuột - Mặt nhăn như ăn ớt - Nói như - Nhát như

6 (1 điểm) Em hãy đặt 1 câu nêu đặc điểm về một đồ dùng mà em thích.

B KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1 Nghe - viết: (4 điểm) CỎ NON CƯỜI RỒI (Trích)

Én nâu gọi các bạn của mình đến Suốt đêm, cả đàn đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ” đặt bên cạnh bãi cỏ Xong việc, én nâu tươi cười bảo cỏ non:

- Từ nay em yên tâm rồi Không còn ai giẫm lên em nữa đâu.

(Theo 365 truyện kể hằng đêm)

2 hãy viết 5-7 câu kể việc em được chứng kiến hoặc tham gia

Gợi ý: - Em đã tham gia hoạc chứng kiến công việc gì? ở đâu?

- Có những ai tham gia việc đó? Nhũng người tham gia đã làm gì? Làm thế nào? - Nêu suy nghĩ của em khi tham gia hoạc chứng kiến công việc đó?

Bài làm

Trang 11

Trường Tiểu học:

Họ và tên: Lớp: … BỘ ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 - LỚP 2Năm học: 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt

A KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm)

- Học sinh đọc bài: Những con sao biển.

(Trang 61 - SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống - Tập 2) - Học sinh trả lời câu hỏi: Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?

II Đọc hiểu (6 điểm) BÀI HỌC CỦA GÀ CON

Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một conCáo xuất hiện Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên Gà con thấy thế vội bỏ mặcVịt con, bay lên cành cây để trốn.

Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu Cáo đã đến rấtgần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờchết Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.

Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống Ai dè “tùm” một tiếng,Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:

- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”

Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ Rũ bộ lôngướt sũng, Gà con xấu hổ nói:

- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.

(Theo Những câu chuyện về tình bạn)*Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu.

1 (0,5 điểm) Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?

a Gà con sợ quá khóc ầm lên.

b Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.

c Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con

2 (0,5 điểm) Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?

a Vịt con hoảng hồn kêu cứu.

b Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.

c Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh

3 (0,5 điểm) Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ?

a Vì Vịt con không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ b Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.

c Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con

4 (0,5 điểm) Cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì?

a Bạn bè phải biết quý trọng nhau b.Tình bạn thật trong sáng, cao cả.

Trang 12

c Bạn bè phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau.

5 (1 điểm) Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, có trong câu văn sau:

Gà con đậu trên cành cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống

6 (1 điểm) Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?

7 (1 điểm) Em hãy viết một câu nêu hoạt động về một trò chơi mà em thích?

B KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1 Nghe - viết: (4 điểm)TẠM BIỆT CÁNH CAM

Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời Chú đi lạc vào nhà Bống Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống.

(Trang 65 - SGK Kết nối Tri thức với Cuộc sống - Tập 2)

2 (6 điểm) Em hãy viết 4 - 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi

* Gợi ý: - Em đã là việc gì để bảo vệ môi trường?

- Em đã là việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào? - Ích lợi của việc làm đó là gì?

- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

Trang 13

A KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm)

- Học sinh đọc bài: Tạm biệt cánh cam

- Học sinh trả lời câu hỏi: Bống làm gì khi thấy cánh cam bịthương?

II Đọc hiểu (6 điểm) CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh Lúc ấy Bác còn trẻ Bác làmviệc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống Công việc này rất mệtnhọc Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng Sau tám giờ làm việc,Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp Bác trọ trongmột khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viêngạch vào bếp lò Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuốngdưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)*Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu

1 (1 điểm) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

a Cào tuyết trong một trường học c Viết báo b Làm đầu bếp trong một quán ăn d Nhặt than.

2 (0,5 điểm) Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác

3 (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

a Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình b Để theo học đại học c Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc d Để được ở bên nước ngoài

4 (0,5 điểm) Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân ta?

a.Yêu nước, thương dân b Giản dị.

5 (1 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?

Trang 14

6 (1 điểm) Câu chuyện “Có những mùa đông” nhằm nói lên điều gì?

a Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp b Tả mùa đông ở nước Anh và Pháp.

c Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.

7 (1 điểm) Câu “Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh

sống”.được viết theo theo mẫu câu nào?

A Câu giới thiệu B Câu nêu hoạt động C Câu nêu đặc điểm

I KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1 Nghe - viết: (4 điểm) CÁNH CAM LẠC MẸ (Trích)

Bọ dừa dừng nấu cơm Khu vườn hoang lặng im Cào cào ngưng giã gạo Bỗng râm ran khắp lối Xén tóc thôi cắt áo Có điều ai cũng nói Đều bảo nhau đi tìm Cánh cam về nhà thôi.

(Ngân Vịnh)

2 (6 điểm) Em hãy viết 4 - 5 câu kể về việc em thích làm trong ngàynghỉ.

Gợi ý: - Em thích làm việc gì trong ngày nghỉ?

- Em làm việc đó cùng với ai? - Em làm việc đó như thế nào?- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

Bài làm

Ngày đăng: 05/04/2024, 16:23

w