Vì vậy người Giáo viên Tiểu học không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt mà còn đòi hỏi năng lực tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ hết sức nặng
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2
Họ và tên: ………
Chức vụ: Giáo viên (Chủ nhiệm lớp 2A)
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ………
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo viên Tiểu học là “Nhà sư phạm tổng thể” không chỉ trực tiếp dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD& ĐT, mà con đặt lên vai trọng trách làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Vì vậy người Giáo viên Tiểu học không chỉ có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ tốt mà còn đòi hỏi năng lực tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn đối với người Thầy vì “sản phẩm” lao động chính là những con người
Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2 thì giáo viên chủ nhiệm càng đóng vai trò quan trọng Các em vừa bước vào môi trường học tập hoàn toàn mới, tất cả mọi thứ đối với các em thật mới mẻ và lạ lẫm Vì thế để có kết quả giáo dục tốt thì công tác chủ nhiệm phải tốt, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng Giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức quán xuyến lớp thật tốt, linh hoạt, xây dựng nề nếp đưa các em vào quy cũ học tập để các em được phát huy hết khả năng của mình và trở thành con người có đủ đức và tài, năng động - sáng tạo
Và đâu đó vẫn còn nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về vai trò, chức trách của người giáo viên chủ nhiệm do đó vẫn có tình trạng thầy cô giáo ngại va chạm, dễ dãi với học sinh, thiếu trách nhiệm với lớp với nghề, để cho học sinh
tự do, vô kỉ luật, thiếu lễ phép, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương bạn bè Vậy nên giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò vô cùng quan trọng, mỗi một giáo
Trang 2viên chủ nhiệm lớp cần phải thay đổi cách suy nghĩ, nhìn nhận đúng vai trò của mình để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đưa chất lượng giáo dục tốt hơn
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn mong muốn học sinh của mình học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành những con ngoan, trò giỏi sau này lớn lên các
em tự tin và có một hành trang tốt vững bước vào đời và trở thành những công dân có ích cho xã hội
2 Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Làm rõ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học hiên nay nói chung, thực trạng chủ nhiệm lớp 2 nói riêng
- Học sinh lớp 2 và học sinh toàn trường
PHẦN NỘI DUNG
1 Thực trạng trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và dạy lớp 2A với 25 học sinh trong đó có 15 học sinh nữ Trong quá trình chủ nhiệm
và giảng dạy tôi đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.1 Thuận lợi
- Bản thân tôi là một giáo trẻ, nhiệt tình năng động trong mọi công việc, luôn cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó bản thân tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng
- Đa số Phụ huynh học sinh còn trẻ nên biết quan tâm đến việc học của các em; Hầu hết phụ huynh đều có phương tiện nghe gọi nên giáo viên liên lạc thường xuyên được với phụ huynh để thông báo tình hình học sinh lúc ở trường cũng như nắm bắt tình hình học tập ở nhà của các em
Trang 3- Cơ sở vật chất dạy và học của trường khá đầy đủ tạo cho các em cảm giác vui vẻ, an toàn, thoải mái khi đến trường
- Học sinh ở cùng trong xã nên việc đi học thuận lợi, học sinh dễ dàng trao đổi bài khi học ở nhà
- Đa phần học sinh ngoan, biết vâng lời người lớn và thầy cô giáo, biết yêu thương, hòa đồng với bạn bè
1.2 Khó khăn
- Đây là lớp đầu cấp, các em còn nhiều bỡ ngỡ khi bước chân vào ngôi trường mới; còn lạ lẫm với thầy cô, với bạn bè, với đồ dùng học tập, với cách học tập nên giáo viên rất vất vả trong việc xây dựng nề nếp và hướng dẫn các
em sử dụng đồ dùng học tập cũng như cách tiếp cận kiến thức mới
- Phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên thời gian hướng dẫn học sinh học bài ở nhà còn ít; Một số phụ huynh đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm nên các em thiếu đi sự quan tâm chăm sóc trong việc học cũng như trong cuộc sống hàng ngày Một số học sinh có hoàn cảnh éo le, mẹ mất khi con qua nhỏ nên ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của các em
- Lớp còn nhiều học sinh thiếu chú ý, thiếu sự cố gắng trong học tập, rèn luyện vì vậy giáo viên mất rất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn các em học tập và thực hiện nội quy của trường lớp
- Học sinh còn nhỏ dại, ý thức tổ chức và tính kỉ luật chưa cao nên giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên đi sớm về muộn hơn so với các lớp khác
Sau 1 tuần làm quen và học tập tôi tiến hành khảo sát về một số nội dung tác động trực tiếp đến kết quả giáo dục lớp mình chủ nhiệm
Kết quả khảo sát ban đầu đối với lớp 2A , năm học 2021-2022
Lớp TS Nữ Số em mạnh dạn,
tự tin, tiếp thu bài tốt, biết chấp hành
Số em mạnh dạn, tự tin, tiếp thu bài khá, biết chấp hành nội
Số em tiếp thu bài chậm, ý thức học tập, rèn
Trang 4tốt nội quy, nề nếp của trường, lớp
quy, nề nếp của trường, lớp luyện chưa tốt
2A 25 15
Đối chiếu với chỉ tiêu của nhà trường, tôi thấy trước mắt là cả quá trình dạy học vất vả, dày công và cần nhiều tâm huyết mới mong đạt và vượt chỉ tiêu của nhà trường đề ra Muốn giáo dục có kết quả tốt thì trước hết phải làm tốt công tác chủ nhiệm Tôi đã tìm tòi tài liệu, học hỏi, tham khảo thêm ở các đồng nghiệp đặc biệt là các đồng nghiệp chuyên dạy lớp 2 và đã đưa ra được một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp 2A mà tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy
2 Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lớp 2A
Sau khi tìm hiểu, khảo sát thực trạng của lớp mình chủ nhiệm, tham khảo
ý kiến của các đồng nghiệp và ban giám hiệu, tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lớp 2A và
đã đạt được kết quả như mong đợi Cụ thể các giải pháp như sau:
2.1 Nắm vững tình hình lớp
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi, đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích… của các em Vì vậy trước tiên khi phụ trách lớp, tôi đã tìm hiểu học sinh và tâm
tư nguyện vọng của phụ huynh rồi tiến hành làm các các bước sau:
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh
Trang 5Thông qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới với các
nội dung sau:
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
1 Họ và tên học sinh:……….… … Giới tính:
2 Ngày … tháng… năm sinh……Dân tộc:… ….Tôn giáo:……
2 Địa chỉ thường trú:
4 Họ, tên cha:……… Nghề nghiệp:… … …Số điện thoại:……
5 Họ, tên mẹ:…… ……….Nghề nghiệp:…… ….Số điện thoại:……
6 Số con trong trong gia đinh.:…….….Con thứ :………
6 Gia đình… thuộc diện : ………
7 Đề xuất của CMHS với nhà trường và GVCN:………
……… ……
Bình Tiến, ngày tháng năm
Phụ huynh
Bước 2: Trò chuyện, tìm hiểu thêm về tâm tư nguyện vọng của học sinh
Tôi thường xuyên đi sớm, tranh thủ giờ ra chơi để trò chuyện với các em khuyến khích các em mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và học tập
Bước 2: Phối kết hợp gia đình học sinh
Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng phụ huynh và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, đến thăm gia đình học sinh (2 lần/1 học kì) Đồng thời tôi lập 1 nhóm Phụ huynh của lớp qua tin nhắn Zalo để tiện cho việc thông báo chung Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh Bằng các hình thức liên hệ đó, tôi
Trang 6sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày
2.2 Ổn định nề nếp lớp
Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc rèn kĩ năng tự quản nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới
Để xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, tôi tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, lựa chọn các em học sinh có thể đạt các yêu cầu sau:
- Nhận thức nhanh;
- Nhanh nhẹn, hoạt bát;
- Mạnh dạn, tự tin và có trách nhiệm cao trong các công việc được giao Sang học kì II, để phát huy tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp
Bước 2: Huấn luyện học sinh
- Huấn luyện cách làm việc cho từng học sinh
- Phân công việc làm phù hợp với từng học sinh
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp
Sau khi lựa chọn được Ban cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:
+ Lớp trưởng : Nguyễn Thị Anh Thư có nhiệm vụ tổ chức cho các bạn tập họp ra vào lớp, hô 5 điều Bác Hồ dạy Quản lý lớp, theo dõi hoạt động của lớp
Trang 7+ Lớp phó học tập: Nguyễn Phương Trinh có nhiệm vụ phụ giúp cô giáo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của lớp và thay thế lớp trưởng khi lớp trưởng vắng
+ Quản ca: Nguyễn Viết Khôi Nguyên có nhiệm vụ tổ chức cho cả lớp hát đầu giờ học và sau khi ra chơi vào
+ Tổ trưởng: Gồm có: Đỗ Dương Khánh Hoàng, Đặng Thị Bảo Ngân, Phan Thị Thanh Trúc Các tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi, nhắc nhở những thành viên trong tổ thực hiện tốt nề nếp của lớp
- Sau khi Liên đội ban hành quy chế thi đua và kế hoạch hoạt dộng của Liên Đội năm học 2021-2022, tôi triển khai ngay cho học sinh để các em biết thực hiện đúng theo quy định Đồng thời tôi cũng ban hành nội quy riêng của lớp để cho các em thực hiện Vì học sinh lớp 2 còn nhỏ nên tôi đánh thông báo triển khai về tận phụ huynh học sinh để phụ huynh hợp tác nhắc nhở học sinh mặc đúng đồng phục, chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập phù hợp với thời khóa biểu từng buổi, từng ngày và đưa đón các em đi học đúng giờ
- Bước đầu xây dựng tổ tự quản, lớp tự quản: Để các em phát huy hết vai trò của mình tự quản lớp trong học tập cũng như trong các hoạt động khác Tôi tập cho các em thói quen như : không nói chuyện riêng, không làm việc riêng trong giờ học; giờ nào việc nấy; không tự do đi lại trong giờ học; xin phép cô thầy khi muốn đi vệ sinh; Đến giờ ra chơi mới uống nước và đi vệ sinh
- Sắp xếp chỗ ngồi: Chỗ ngồi học rất quan trọng, GVCN cần chú ý sắp xếp để tất cả các em có thể theo dõi bài học trọn vẹn Khi sắp xếp chỗ ngồi tôi luôn chú ý các em có vấn đề về tai, mắt, tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực Tuy nhiên chỗ ngồi không cố định trong cả năm mà sẽ được thay đổi theo định kì 2 lần/1 học kì
2.2 Xây dựng phong trào thi đua học tập dành nhiều hoa học tốt
- Ngay từ khi nhận lớp, song song với việc làm quen, hướng dẫn ổn định
nề nếp lớp, tôi hướng dẫn các em cách học ở trên lớp cũng như ở bài ở nhà
Trang 8Đồng thời sau khi khảo sát xong tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh, từ
đó xây dựng kế hoạch, điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Quy định về thưởng phạt: Cuối mỗi ngày học, em nào hăng hái phát biểu xây dựng bài, ý thức học tập tốt sẽ được thưởng 1 bông hoa học tốt Đồng thời
em nào ngồi học ít tập trung, hay quên sách vở, không học bài về nhà tôi nhắc nhở riêng và động viên để em có ý thức học tốt hơn
- Để học sinh trong lớp hào hứng với việc học tập tôi đã đưa ra phong trào
“hoa học tốt mỗi ngày” Mỗi một buổi học em nào hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học; đọc bài đúng, to, rõ ràng làm toán chính xác, ý thức học tập tốt thì cuối buổi sẽ được thưởng 1 bông hoa màu đỏ và cắm vào lọ hoa có tên mình Vậy là học sinh thi đua nhau học tập, thấy bạn được tặng hoa những em còn rụt rè nhút nhát cũng mạnh dạn hơn, hăng hái hơn, những em đọc bài nhỏ cố gắng đọc to hơn, rõ ràng hơn,….tất cả đều cố gắng để được nhận hoa học tốt Đồng thời cuối tháng tôi sẽ tổ chức sơ kết tuyên dương những em đã đạt nhiều bông hoa điểm tốt Cuối học kì 1, sơ kết phong trào “Hoa học tốt”, chọn ra 2 tốp học sinh có đạt được nhiều hoa học tốt để khen thưởng
- Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh làm theo hiệu lệnh trong các tiết học để các em tập thói quen tập trung làm theo hiệu lệnh Từ đó học sinh sẽ chú
ý học tập và sẽ trở thành một thói quen làm việc nhanh nhẹn, gọn gàng giờ nào việc nấy Tiết học không còn thời gian chết để chờ đợi, học sinh sẽ có nhiều thời gian thực hành, còn giáo viên có thêm thời gian để hướng dẫn các em học tốt hơn
2.4 Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
* Xây dựng mối quan hệ cô trò:
Vì đối tượng học sinh nhỏ, nhận thức của các em còn đơn giản, nhiều em còn rụt rè, nhút nhát nên ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã chú ý xây dựng mối
Trang 9quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện Tạo cho các em có cảm giác an toàn, dễ chịu, thích thú khi đến lớp Tôi thường trò chuyện với các em vào những lúc rảnh rỗi, luôn gần gũi, quan tâm, yêu thương học sinh: lúc thì nhắc em cài lại cúc áo, khi thì chải tóc, buộc lại tóc cho các em gái, gài lại thắt lưng cho các em nam; gợi mở cho các em kể chuyện để biết được tâm tư nguyện vọng của các em; đặc biệt với học sinh có hoàn cảnh éo le càng phải quan tâm, gần gũi nhiều hơn Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa; không nên có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em Ở lứa tuổi này, chỉ một lời nói xúc phạm, một cử chỉ không đẹp của cô giáo sẽ làm các
em chán nản, nhụt chí phấn đấu
Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn
Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, giáo viên cần thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy cô trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của cô giáo luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi cô giáo có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ Học sinh Tiểu học cũng vậy Nếu các
em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại,
em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ
Trang 10Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh.Tôi khuyến khích học sinh tự nói ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn
Đầu mỗi buổi học khoảng 15 phút tôi thường mở máy tính cho các em xem các phim hoạt hình về tình bạn, về thế giới tươi đẹp xung quanh các em…
* Trang trí lớp học gần gũi với học trò:
- Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục Phần trang trí lớp, tôi tổ chức cho các em trưng bày sản phẩm học tập của mình theo từng góc : góc Tiếng Việt, góc toán học, góc khéo tay,….phù hợp với từng chủ điểm của tháng Chính vì vậy, các em luôn coi lớp học là nhà của mình- gần gũi, thân thương
- Ngoài hành lang, tôi vận động phụ huynh trồng cây xanh để hưởng ứng phong trào thi đua “Trang trí hành lang xanh” do Liên đội phát động trong suốt năm học Khi cây đã tốt tôi hướng dẫn và phân công các tố tưới nước, chăm sóc cây hàng ngày, các em rất hứng thú với việc chăm sóc cây xanh Lớp 2A của tôi luôn có hành lang xanh, đẹp mắt
* Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh:
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh Tiểu học Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua các trò chơi Hái hoa dân chủ, Ai nhanh, ai đúng, Thông qua các trò chơi này, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành
và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em