1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án điện tử Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 12: Văn minh Đại Việt

53 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 63,63 MB

Nội dung

. Mục tiêu 1. Kiến thức Khái niệm văn minh Đại Việt. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. 2. Năng lực 2.1 Năng lực lịch sử Năng lực tìm hiểu lịch sử: Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt về kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ. Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ được một thành tựu văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc. 2.2 Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Sưu tầm được một thành tựu văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, làm bài tập nhóm và phát biểu ý kiến. 3. Phẩm chất Yêu nước: biết ơn đối với những thế hệ đi trước. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên Tranh ảnh, tư liệu lịch sử về cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. 2. Học sinh Tranh ảnh về cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Hoạt động 1. Khởi động a. Mục tiêu: Tạo được tâm thế, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. b. Nội dung: GV sử dụng trò chơi, kĩ thuật KWL. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện GV tổ chức trò chơi ô chữ bí mật. Luật chơi như sau: Ô chữ gồm 14 hàng ngang, 1 hàng dọc. Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi để mở ra từ khóa hàng ngang. Sau đó ghép các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc. Mỗi câu trả lời đúng ở hàng ngang sẽ được 1 điểm, giải được từ khóa hàng dọc học sinh được 10 điểm. Học sinh nào tìm ra từ khóa hàng dọc sẽ giành chiến thắng. Thời gian suy nghĩ và trả lời câu hỏi là 15 giây. Câu 1: Công trình được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1070 để thờ Khổng Tử? Câu 2: Công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Nguyễn trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội? Câu 3: Tác phẩm của Trần Hưng Đạo sáng tác nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? Câu 4: Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam? Câu 5: Công trình được xây dựng vào thời Lê Sơ nhằm mục đích vinh danh người tài? Câu 6: Loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc phát triển từ thời Lý? Câu 7: Tên gọi thành Đại La vào thời Lý? Câu 8: Một trong “An Nam tứ đại khí” gắn liền với tứ linh? Câu 9: Dòng văn học phát triển mạnh ở thế kỷ X – XV? Câu 10: Hệ tư tưởng giữ vị trí độc tôn vào thời Lê Sơ? Câu 11: Thầy giáo nổi tiếng thời Trần đã dâng Thất trảm sớ? Câu 12: Ông tổ nghề thuốc nam của Việt Nam? Câu 13: Ông là chủ biên bộ Đại Việt sử ký? Câu 14: Tên gọi khác của Lũy Trường Dục? 1 V A N M I E U 2 C O T C O H A N O I 3 H I C H T U O N G S I 4 Q U O C T U G I A M 5 B I A T I E N S I 6 M U A R O I N U O C 7 T H A N G L O N G 8 C H U O N G Q U Y Đ I E N 9 C H U H A N 10 N H O G I A O 11 C H U V A N A N 12 T U E T I N H 13 L E V A N H U U 14 L U Y T H A Y Học sinh tham gia trò chơi ô chữ bí mật. GV nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi: Những điều em muốn biết về văn minh Đại Việt vào vở. + Vì sao gọi nền văn minh Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là văn minh Đại Việt chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 2. Hình thành kiến thức mới 2.1 Tìm hiểu khái niệm văn minh Đại Việt a. Mục tiêu: Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu học sinh đọc mục em có biết theo hình thức cá nhân để trả lời một số câu hỏi sau: + Khái niệm văn minh là gì? . Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra ở giai đoạn phát triển cao của xã hội. + Liệt kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Nêu quốc hiệu của mỗi triều đại. Vẽ sơ đồ trục thời gian các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. + Văn minh Đại Việt là gì? Vì sao từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX gọi là văn minh Đại Việt. + Vì sao văn minh Đại Việt gọi là văn minh Thăng Long. . Tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm, gắn liền với kinh đô Thăng Long, văn minh Đại Việt là sự phát triển cao của văn hóa Đại Việt. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và thực hiện theo hình thức cá nhân để trả lời câu hỏi. GV yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, kết luận và chính xác hóa kiến thức. 1. Khái niệm văn minh Đại Việt Văn minh Đại Việt là những sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần đạt trình độ cao trong kỉ nguyên độc lập của đất nước (từ sau thời kỳ Bắc thuộc đến trước khi bị thực dân Pháp đô hộ). 2.2 Hoạt động 2. Tìm hiểu cơ sở hình thành văn minh Đại Việt a. Mục tiêu: Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập c. Sản phẩm: Sản phẩm học tập. d. Tổ chức thực hiện GV cho học sinh làm việc theo nhóm 4 – 6 người, yêu cầu đọc tư liệu và quan sát các hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ sau: + Thời gian thảo luận: 7 phút Trống đồng Đền Hùng (Phú Thọ) Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “…thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biển), ở giữa khu vực trời đất, được thể hiện thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê) Tượng Khổng Tử tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) + Văn minh Đại Việt hình thành trên cơ sở nào? Vẽ sơ đồ tư duy cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. . Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên sự kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc: có cội nguồn từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, được bảo tồn qua hơn 1000 năm chống Bắc thuộc và phát triển rực rỡ trong bối cảnh đất nước phát triển mạnh từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. . Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập tự chủ của đất nước: Đó là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt. Nền độc lập tự chủ kéo dài hơn 1000 năm, từ họ Khúc dựng quyền tự chủ đến triều đại nhà Nguyễn. Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực, tạo nên nền văn minh Đại Việt. . Văn minh Đại Việt hình thành dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: đó là nền văn minh Trung Hoa (thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử…) và văn minh Ấn Độ (Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…) góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt. GV sử dụng phương pháp phát vấn đặt câu hỏi: Điểm giống và khác nhau giữa văn minh Văn Lang – Âu Lạc với văn minh Đại Việt. . Giống nhau: Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do người Việt sáng tạo nên. . Khác nhau: Tiêu chí Văn minh Văn Lang – Âu Lạc Văn minh Đại Việt Thời gian được hình thành và phát triển từ đầu thiên niên kỷ I TCN đến đầu công nguyên Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Tổ chức nhà nước Là một nhà nước quân chủ sơ khai, đứng đầu là vua Hùng. Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, đứng đầu là vua Kinh tế Chủ yếu dựa trên nông nghiệp Ngoài nông nghiệp còn phát triển thêm thủ công nghiệp và thương nghiệp Văn hóa Bản sắc dân tộc Chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn minh khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ… GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau: Trên cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao? Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận. GV quan sát, theo dõi và hướng dẫn học sinh. GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. GV đánh giá, nhận xét và chính xác hóa kiến thức. 2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt Văn minh Đại Việt có cội nguồn từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, được bảo tồn qua hơn 1000 năm chống Bắc thuộc và phát triển rực rỡ trong bối cảnh đất nước phát triển mạnh từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Trải qua các triều đại (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Mạc, Lê Trung Hưng, Lê Sơ, Tây Sơn – Nguyễn) nhân dân ta luôn kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, thích ứng và cải tạo tự nhiên, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ. Văn minh Đại Việt cũng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu tiến bộ của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,…) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, kĩ thuật,… 3. Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa được kiến thức và rèn luyện kỹ năng. b. Nội dung: HS tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong thời gian nào? A. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. B. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVI. C. Từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIV. D. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII. Câu 2: Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu sa từ nền văn minh nào và được bảo tồn qua một ngàn năm Bắc thuộc? A. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc B. Văn minh nông nghiệp lúa nước C. Văn minh Phùng Nguyên D. Văn minh Hùng Vương Câu 3: Nội dung nào dưới đây là cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt? A. Được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập của nước Văn Lang. B. Được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. C. Được hình thành và phát triển dựa trên nền sản xuất nông nghiệp. D. Được hình thành và phát triển dựa trên các quốc gia Đại Việt. Câu 4: Nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt là gì? A. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt B. Nền nông nghiệp của quốc gia Đại Việt C. Nền văn hóa của quốc gia Đại Việt D. Các chính quyền từ họ Khúc đến nhà Nguyễn Câu 5: Văn minh Đại Việt hình thành dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh nước nào? A. Văn minh các nước ở khu vực Đông Nam Á B. Văn minh của các nước phương Tây C. Văn minh của Trung Hoa và Ấn Độ D. Văn minh của Chăm pa và Phù Nam Câu 6: Văn minh Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV gắn liền với các triều đại phong kiến nào ở Việt Nam? A. Các vương triều Lý, Trần, Lê Sơ. B. Các vương triều Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần. C. Các vương triều Lý, Trần, Hồ. D. Các vương triều Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ. Câu 7: Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc nền văn minh Trung Hoa trên các lĩnh vực nào là chủ yếu? A. Tín ngưỡng, tôn giáo, khoa học, kỹ thuật. B. Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết. C. Tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử. D. Câu B và C đúng. Câu 8: Văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực nào? A. Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc. B. Kiến trúc, tôn giáo và điêu khắc. C. Chữ viết, văn học, nghệ thuật. D. Phật giáo, Hinđu giáo và kiến trúc. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B A C C D A Học sinh trả lời câu hỏi. GV, HS đánh giá, nhận xét. 4. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để sưu tầm và giới thiệu được một thành tựu của văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc. b. Nội dung: học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. c. Sản phẩm: Bài viết học sinh. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu học sinh sưu tầm và giới thiệu được một thành tựu của văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Trang 1

BÀI 10:

VĂN MINH ĐẠI VIỆT

Trang 3

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Trang 4

LUẬT CHƠI

Ô chữ gồm 14 hàng ngang, 1 hàng dọc Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi để mở ra từ khóa hàng ngang Sau đó ghép các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc Mỗi câu trả lời đúng ở hàng ngang sẽ được 1 điểm, giải được từ khóa hàng dọc học sinh được 10 điểm Học sinh nào tìm ra từ khóa hàng dọc sẽ giành chiến thắng Thời gian suy nghĩ và trả lời câu hỏi là 15 giây.

Trang 6

Câu 1: Công trình được vua Lý

Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1070 để thờ Khổng Tử?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: VĂN MIẾU

Trang 7

Câu 2: Công trình kiến trúc được

xây dựng dưới thời Nguyễn trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: CỘT CỜ HÀ NỘI

Trang 8

Câu 3: Tác phẩm của Trần Hưng Đạo

sáng tác nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: HỊCH TƯỚNG SĨ

Trang 9

Câu 4: Trường Đại học đầu tiên

của Việt Nam?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: QUỐC TỬ GIÁM

Trang 10

Câu 5: Công trình được xây dựng

vào thời Lê Sơ nhằm mục đích vinh danh người tài?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: BIA TIẾN SĨ

Trang 11

Câu 6: Loại hình nghệ thuật biểu

diễn đặc sắc phát triển từ thời Lý?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: MÚA RỐI NƯỚC

Trang 12

Câu 7: Tên gọi thành Đại La

vào thời Lý?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: THĂNG LONG

Trang 13

Câu 8: Một trong “An Nam tứ đại

khí” gắn liền với tứ linh?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: CHUÔNG QUY ĐIỀN

Trang 14

Câu 9: Dòng văn học phát triển

mạnh ở thế kỷ X – XV?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: CHỮ HÁN

Trang 15

Câu 10: Hệ tư tưởng giữ vị trí độc

tôn vào thời Lê Sơ?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: Cột cờ Hà Nội

Trang 16

Câu 11: Thầy giáo nổi tiếng thời

Trần đã dâng Thất trảm sớ?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: CHU VĂN AN

Trang 17

Câu 12: Ông tổ nghề thuốc nam của

Việt Nam?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: TUỆ TĨNH

Trang 18

Câu 13: Ông là chủ biên bộ Đại Việt

sử ký?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: LÊ VĂN HƯU

Trang 19

Câu 14: Tên gọi khác của Lũy

Trường Dục?

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án: LUỸ THẦY

Trang 20

Những điều em muốn biết về văn minh Đại

Việt

Trang 21

Vì sao gọi nền văn minh Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là văn minh Đại

Việt

Trang 22

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Trang 23

Khái niệm văn minh là gì?

Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra ở giai đoạn phát triển cao của xã

hội.

Trang 24

Liệt kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX Nêu quốc hiệu của mỗi triều đại

Vẽ sơ đồ trục thời gian các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.

Trang 25

CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM

Trang 27

Tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại

Việt, trải dài

cao của văn hóa Đại Việt.

Trang 28

- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần đạt trình độ cao trong kỉ nguyên độc lập của đất nước (từ sau thời kỳ Bắc thuộc đến trước khi bị thực dân Pháp đô hộ).

Khái niệm văn minh Đại Việt

Trang 29

Trống đồng Đền Hùng (Phú Thọ)

Tượng Khổng Tử tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà

Nội)

Trang 30

Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “…thành Đại La, đô

cũ của Cao Vương (tức Cao Biển), ở giữa khu vực trời đất, được thể hiện thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

(Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)

Trang 31

Văn minh Đại Việt hình thành trên cơ sở nào? Vẽ sơ đồ tư duy cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.

Trang 32

Văn minh Đại Việt hình thành trên cơ sở nào?

 Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên sự kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc: có cội nguồn từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, được bảo tồn qua hơn 1000 năm chống Bắc thuộc và phát triển rực rỡ trong bối cảnh đất nước phát triển mạnh từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.

Trang 33

 Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập tự chủ của đất nước: Đó là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt Nền độc lập tự chủ kéo dài hơn 1000 năm, từ họ Khúc dựng quyền tự chủ đến triều đại nhà Nguyễn Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia được củng cố vững chắc Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực, tạo nên nền văn minh Đại Việt.

Văn minh Đại Việt hình thành trên cơ sở nào?

Trang 34

 Văn minh Đại Việt hình thành dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: đó là nền văn minh Trung Hoa (thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử…) và văn minh Ấn Độ (Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…) góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.

Văn minh Đại Việt hình thành trên cơ sở nào?

Trang 35

- Có cội nguồn từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc Được bảo tồn hơn 1000 năm chống Bắc thuộc.

- Phát triển rực rỡ trong bối cảnh đất nước phát triển mạnh từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.

- Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Mạc – Lê Trung Hưng, Lê Sơ, Tây Sơn – Nguyễn.

- Nhân dân ta kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.- Thích ứng và cải tạo tự nhiên.

 Tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.- Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh Trung Hoa (thể chế chính trị, luật pháp, giáo dục, Nho giáo,…)

- Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh Ấn Độ (Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc,…).

Vẽ sơ đồ tư duy cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

Trang 36

Điểm giống và khác nhau giữa văn minh Văn Lang – Âu Lạc với văn minh Đại Việt

Trang 37

triển từ đầu thiên niên kỷ I TCN đến đầu công nguyên

- Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, đứng đầu là vua

Kinh tế - Chủ yếu dựa trên nông nghiệp - Ngoài nông nghiệp còn phát triển thêm thủ công nghiệp và thương nghiệp

Văn hóa - Bản sắc dân tộc - Chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn minh khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ…

Trang 38

Trên cơ sở hình thành văn minh Đại Việt Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?

Vì sao?

Trang 39

- Văn minh Đại Việt có cội nguồn từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, được bảo tồn qua hơn 1000 năm chống Bắc thuộc và phát triển rực rỡ trong bối cảnh đất nước phát triển mạnh từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.

2 Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

Trang 40

- Trải qua các triều đại (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Mạc, Lê Trung Hưng, Lê Sơ, Tây Sơn – Nguyễn) nhân dân ta luôn kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, thích ứng và cải tạo tự nhiên, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.

2 Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

Trang 41

- Văn minh Đại Việt cũng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu tiến bộ của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,…) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, kĩ thuật,…

2 Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

Trang 42

LUYỆN TẬP

Trang 44

CÂU HỎI 2

Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu sa từ nền văn minh nào và được bảo tồn qua một ngàn năm Bắc thuộc?

A Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

B Văn minh nông nghiệp lúa nước C Văn minh Phùng Nguyên

D Văn minh Hùng Vương

Trang 45

CÂU HỎI 3

Nội dung nào dưới đây là cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt?

A Được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập của nước Văn Lang.

B Được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

C Được hình thành và phát triển dựa trên nền sản xuất nông nghiệp.

D Được hình thành và phát triển dựa trên các quốc gia Đại Việt.

Trang 46

CÂU HỎI 4

Câu 4: Nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt là gì?

A Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt B Nền nông nghiệp của quốc gia Đại Việt C Nền văn hóa của quốc gia Đại Việt

D Các chính quyền từ họ Khúc đến nhà Nguyễn

Trang 47

CÂU HỎI 5

Văn minh Đại Việt hình thành dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh nước nào?

A Văn minh các nước ở khu vực Đông Nam Á B Văn minh của các nước phương Tây

C Văn minh của Trung Hoa và Ấn Độ D Văn minh của Chăm pa và Phù Nam

Trang 48

CÂU HỎI 6

Văn minh Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV gắn liền với các triều đại phong kiến nào ở Việt Nam?

A Các vương triều Lý, Trần, Lê Sơ.

B Các vương triều Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần C Các vương triều Lý, Trần, Hồ.

D Các vương triều Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ.

Trang 49

CÂU HỎI 7

Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc nền văn minh Trung Hoa trên các lĩnh vực nào là chủ yếu?

A Tín ngưỡng, tôn giáo, khoa học, kỹ thuật B Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết.

C Tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử D Câu B và C đúng.

Trang 50

CÂU HỎI 8

Văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực nào?

A Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc B Kiến trúc, tôn giáo và điêu khắc C Chữ viết, văn học, nghệ thuật.

D Phật giáo, Hinđu giáo và kiến trúc.

Trang 51

VẬN DỤNG

Trang 52

Sưu tầm và giới thiệu được một thành tựu của văn minh Đại Việt mang dấu

ấn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:56

w