1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng mô hình phân tích dữ liệu có tần suất hỗn hợp dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của việt nam

82 17 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng mô hình phân tích dữ liệu có tần suất hỗn hợp dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Tác giả Nguyễn Bảo An, Nguyễn Thị Thu Hiền, Võ Thị Hiền, Nguyễn Ngọc Thùy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (9)
    • 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước (9)
    • 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước (13)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Bố cục đề tài: Gồm 03 chương (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ VÀ MÔ HÌNH MIDAS (17)
    • 1.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu (17)
      • 1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu (17)
      • 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa (17)
      • 1.1.3. Vai trò hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế (23)
    • 1.2. Tổng quan hoạt động dự báo (26)
      • 1.2.1. Khái niệm hoạt động dự báo (26)
      • 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động dự báo (27)
    • 1.3. Vai trò của hoạt động dự báo tăng trưởng xuất khẩu trong nền kinh tế (27)
    • 1.4. Tổng quan mặt hàng cà phê (29)
      • 1.4.1. Đặc điểm mặt hàng cà phê xuất khẩu (29)
      • 1.4.2. Phân loại mặt hàng cà phê xuất khẩu (30)
    • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê (31)
      • 1.5.1. Cầu và thị trường nhập khẩu (31)
      • 1.5.2. Giá cả và chất lượng (31)
      • 1.5.3. Kênh và dịch vụ phân phối (32)
      • 1.5.4. Môi trường cạnh tranh (32)
      • 1.5.5. Yếu tố về sản xuất chế biến (32)
      • 1.5.6. Các nhân tố thuộc về quản lý (33)
    • 1.6. Mô hình dự báo MIDAS (33)
  • CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CÓ TẦN SUẤT HỖN HỢP DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM . 28 2.1. Thực trạng tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam (36)
    • 2.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 (36)
    • 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam (38)
    • 2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (41)
      • 2.2.1. Cầu và thị trường nhập khẩu (41)
      • 2.2.2. Giá cả và chất lượng (42)
      • 2.2.3. Kênh và dịch vụ phân phối (45)
      • 2.2.4. Môi trường cạnh tranh (45)
      • 2.3.5. Yếu tố về sản xuất chế biến (48)
      • 2.3.6. Nhân tố thuộc về quản lý (54)
    • 2.3. Xây dựng mô hình dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới (57)
      • 2.3.1. Dữ liệu nghiên cứu (57)
      • 2.3.2. Xây dựng mô hình phân tích dữ liệu tần suất hỗn hợp (58)
    • 2.4. Kết quả dự báo (62)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (64)
    • 3.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam (64)
    • 3.2. Kiến nghị, đề xuất nhằm tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam (67)
      • 3.2.1. Về phía Nhà nước (67)
      • 3.2.2. Về phía các cơ quan bộ ngành (71)
      • 3.2.3. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu (73)
      • 3.2.4. Về phía hộ nông dân, hợp tác xã (77)

Nội dung

Nhận thấy những tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cà phê và việc cần thiết đưa ra những dự báo nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các thị trường lớn trong những năm tới

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời và lực lượng lao động chủ yếu sống bằng nghề nông Nông sản Việt Nam có nhiều loại mang giá trị xuất khẩu cao đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trong nhiều thập kỷ qua, sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu Mặc dù cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sự biến động về sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu nhưng luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược gắn với cuộc sống của hàng vạn người sản xuất, góp phần nâng cao mức sống dân cư và thu nhập cho hàng ngàn người lao động

Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Với việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do, ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng cải thiện về chất lượng và sản lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác

Nhận thấy những tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cà phê và việc cần thiết đưa ra những dự báo nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các thị trường lớn trong những năm tới, nhóm em xin đưa ra đề tài: “Sử dụng mô hình phân tích dữ liệu có tần suất hỗn hợp dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam”

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019” của Phan Thị Thanh Thúy Cà phê Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và được biết đến với vai trò đóng góp to lớn vào nền kinh tế của Việt Nam khi đem lại nguồn thu ngoại tệ cũng như tạo ra nguồn thu nhập cho người dân trong nước Do vậy, việc đánh giá và xem xét một cách cụ thể và toàn diện hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam dựa trên xem xét các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê và số liệu kinh tế qua các năm là cần thiết, để từ đó tìm kiếm các giải pháp cải thiện sản lượng và giá trị cà phê xuất khẩu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và thực hiện phân tích hồi quy OLS nhằm đánh giá và xây dựng mô hình giải thích sự biến động trong xuất khẩu cà phê tại Việt Nam, đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu Kiểm định KPSS được sử dụng để kiểm tra tính ổn định của chuỗi dữ liên quan đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam thông qua sản lượng xuất khẩu cà phê và giá cà phê được coi là các biến phụ thuộc trong nghiên cứu này Biến động của tỷ giá hối đoái (biến độc lập) được chia thành bốn thuộc tính khác nhau bao gồm lạm phát, lãi suất, đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá cả Kiểm định VIF cho thấy không tồn tại đa cộng tuyến liên quan đến từng biến độc lập trong mô hình Kết quả phân tích chỉ ra rằng biến động tỷ giá hối đoái, lãi suất, đầu tư trực tiếp nước ngoài và giá cả không có ý nghĩa thống kê đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam (2008-2019)

Dữ liệu cũng cho thấy yếu tố lạm phát có ảnh hưởng đồng thời đến sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019 Vì sự biến động của tỷ giá hối đoái không có ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu cà phê tạo ra tiền đề và hướng nghiên cứu sâu hơn cho trong lĩnh vực liên quan Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu để cải thiện sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tương lai

Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại thị trường EU” của Nguyen Thi Hoang Nhien, Luận văn cử nhân, Đại học khoa học ứng dụng CENTRIA, tháng

3 năm 2016 Luận văn sử dụng các phương pháp chính như phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh Cấu trúc của luận văn bao gồm các nội dung liên quan đến lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU, tình hình cạnh tranh xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU và các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU Luận văn tập trung việc làm rõ lý thuyết chung năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh tranh xuất khẩu và các tiêu chí đánh giá cơ sở nghiên cứu về tính cạnh tranh cho chủ đề Luận văn đã chỉ ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn còn thấp hơn so với các nước khác; ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, lao động rẻ và phong phú cũng tồn tại những điểm yếu như chất lượng cà phê thấp, chủ yếu xuất khẩu cà phê làm nguyên liệu, ít chế biến, ít phong phú về loài, ít đa dạng, ít xuất khẩu qua trung gian, không xây dựng được thương hiệu riêng Bên cạnh đó, luận văn đã đề cập được những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại thị trường

EU và đưa ra những mục tiêu, định hướng cho tương lai Tuy nhiên, bài luận chỉ mang tính chất phân tích, đánh giá, chưa thể đưa ra những dự đoán cụ thể để thấy rõ được sự phát triển của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU trong tương lai

Nghiên cứu “Nghiên cứu điều tra những lợi thế có thể có của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sang Liên minh châu Âu” của Hong Dao Truong, Đại học khoa học ứng dụng JAMK, tháng 4 năm 2023 Luận án đã sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter với phương pháp phân tích dữ liệu với lợi thế tập trung phân tích các yếu tố quyết định lợi thế, đánh giá việc xuất khẩu cà phê nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung sang thị trường EU Bài luận án đã chỉ ra được những lợi ích từ các yếu tố khách quan giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường EU Đồng thời đưa ra vấn đề lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là rào cản về công nghệ và tri thức khoa học Nếu không vượt qua rào cản lớn này, tăng trưởng bền vững khó có thể trở thành hiện thực Thông qua phân tích dữ liệu và lập luận dựa trên mô hình kim cương của Michael Porter, tác giả đưa ra được kết luận rằng lợi thế của Việt Nam hiện nay vẫn còn phụ thuộc và số lượng lao động hơn lực lượng lao động lành nghề, khối lượng và số lượng xuất khẩu rẻ hơn chất lượng giá trị gia tăng Lợi ích của phương pháp này là có thể giải quyết cả dữ liệu văn bản, nơi có sẵn các nguồn thông tin hiếm hoi và dữ liệu số, từ tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đáng tin cậy Tuy nhiên, mô hình kim cương này chỉ có thể phân tích, đánh giá các dữ liệu văn bản, chưa thể phân tích được các dữ liệu về định lượng

Nghiên cứu “Sử dụng mô hình ARIMA trong dự báo giá trị xuất khẩu ở Việt Nam” của Ths Bùi Thị Minh Nguyệt, Ths Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Ths Nguyễn Thị Quỳnh Châm năm 2018 Tác giả sử dụng mô hình ARIMA (p,d,q) sau đó ước lượng tham số bằng phần mềm Eviews 8 Kiểm định mô hình bằng biểu đồ tương quan ACF hoặc kiểm định Breusch- Godfrey, tổng cộng 102 quan sát Kết quả cho thấy ARIMA(1,1,16) là phù hợp nhất với dữ liệu từ 1/2010 đến 6/2018, ta thấy tình hình xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2018 Việt Nam có xu hướng tăng cao Theo kết quả dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2018 ước tăng 115 tỷ USD, tăng 1,3% so với 6 tháng đầu năm Theo tính toán với kết quả dự báo

6 tháng đầu năm tương đối sát so với thực tế với sai số thấp nhất 0,7%, sai số trung bình 2%, giá trị xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm vẫn có xu hướng tăng cao hơn Kết quả mô hình có giá trị dự báo với mức sai số khá nhỏ so với thực tiễn Tuy nhiên, mô hình chỉ áp dụng cho dự báo trong thời gian ngắn (2 năm) mới giữ được độ chính xác cao, càng về giai đoạn sau, độ chính xác càng giảm nhanh

Nghiên cứu “Mô hình dự báo giá tôm sú xuất khẩu Việt Nam” của tác giả Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông và Thái Anh Hòa năm 2018 Tác giả sử dụng mô hình ARIMA và phát triển lên mô hình SARIMA(p,d,q)(P,D,Qs) với s, nguồn số liệu là chuỗi giá tôm sú có kích cỡ 30-40 con/kg từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2016 kiểm định tính dừng của dữ liệu thời gian bằng phương pháp kiểm định đơn vị (unit root test)- kiểm định Dickey-Fuller (ADF) để tránh hồi quy giả mạo (spurious regression) Nghiên cứu tiến hành tính giá FOB thực của tôm sú, sau đó xây dựng mô hình dự báo SARIMA và tiến hành dự báo Giá FOB thực của tôm sú bình quân tháng t (USD/tấn) được tính theo công thức:

Giá FOB thực của tôm sú bình quân tháng t (USD/tấn) = Giá FOB của tôm sú bình quân/tháng t

CPI USD tháng t Kết quả nghiên cứu khẳng định mô hình (2,1,1)(0,1,11)12 là phù hợp để giải thích được sự biến động giá FOB thực của tôm sú trong giai đoạn nói trên Kết quả hồi quy của mô hình SARIMA (2,0,2)(0,1,11)12 đã chọn các hệ số ước lượng đều đạt mức ý nghĩa thống kê 1%, và 5% và 10% và thống kê Durbin-Watson gần bằng 2 Đồng thời, mô hình dự báo rất đáng tin cậy, giá trị thực của tháng 1 trong năm 2017 nằm trong khoảng tin cậy 95% và gần bằng với giá trị dự báo với điểm sai số dự báo nhỏ

Nghiên cứu “Ứng dụng mô hình MIDAS để dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2020”, TS Lê Mai Trang, TS Hoàng Anh Tuấn, ThS Nguyễn Thị Hiên, ThS Đinh Thị Hà, ThS Trần Kim Anh, Trường Đại học Thương mại Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu gồm các chỉ số kinh tế vĩ mô, được thu thập với các tần suất khác nhau (theo quý, tháng, tuần) từ trang web của Tổng cục Thống kê, IMF, WB, ADB, Bloomberg,… trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2020 Bộ dữ liệu được tách thành 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2018 dùng để ước lượng các tham số trong các mô hình hồi quy; (ii) Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020 được dùng để đưa ra các dự báo Để dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo quý, nhóm nghiên cứu dựa trên bộ số liệu gồm 22 biến ứng với 19 chỉ số kinh tế (trong đó: 5 biến tần suất quý, 14 biến tần suất tháng) và 3 biến tần suất tuần Nhóm sử dụng 3 mô hình MIDAS với 16 biến trên mỗi mô hình, trong đó có 15 biến độc lập đều cho ra kết quả có độ phù hợp cao, dự đoán chính xác xu hướng biến động của chuỗi tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam Phạm vi dao động của ba đường dự báo là rất nhỏ so với giá trị của dòng thực, với sai số tuyệt đối trung bình của ba dòng nằm trong khoảng từ 4% đến 5% Hơn nữa, các kết quả dự báo theo dõi chặt chẽ các đỉnh và đáy của chu kỳ xuất khẩu Như vậy nghiên cứu trên đã góp phần củng cố thêm tính khả thi trong khả năng dự báo tăng trưởng xuất khẩu của mô hình MIDAS Mô hình MIDAS có hiệu quả hơn đối với dự báo trong ngắn hạn và với cùng các biến độc lập, dữ liệu được lấy ở tần suất cao hơn thì mô hình sẽ cho kết quả dự báo tốt hơn

Nghiên cứu “Sử dụng mô hình phân tích dữ liệu có tần suất hỗn hợp để dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam” năm 2022, tác giả TS Hoàng Anh Tuấn Nghiên cứu sử dụng mô hình MIDAS cơ bản với các trọng số Almon cho kết quả dự báo tăng trưởng GDP hàng quý của Việt Nam khá chính xác với sai số tuyệt đối trung bình dưới 1% so với GDP công

Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu “Dự báo tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc dựa trên mô hình ARIMA và mô hình làm trơn hàm mũ” của Yan Liu năm 2023 Giá trị sai số tương đối được mô hình ARIMA phù hợp là 55,06% và con số này đối với mô hình làm trơn hàm mũ là 45.72% Đánh giá kết quả nghiên cứu của hai mô hình, hiệu ứng phù hợp của hai mô hình đều tốt Nói một cách tương đối, hiệu quả phù hợp của dữ liệu xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong mô hình làm trơn hàm mũ là tốt hơn so với mô hình ARIMA Trong dự đoán của hai mô hình, xu hướng chung của dự đoán số liệu xuất khẩu của Trung Quốc là đi lên, mang tính chất mùa vụ, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế Trong thời kỳ dịch bệnh, thương mại quốc tế của Trung Quốc đứng trước những thách thức lớn, xuất khẩu chắc chắn gặp trở ngại không nhỏ nhưng cũng đứng trước những cơ hội to lớn Trung Quốc cần duy trì mức xuất khẩu tích cực và điều chỉnh chiến lược xuất khẩu cho phù hợp, nhằm có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu “Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Vương quốc Ả Rập Xê Út dựa trên mô hình ANN và mô hình ARIMA” năm 2019 Tác giả tiến hành khảo sát và kết luận: mô hình ANN và mô hình ARIMA được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật dự báo Mô hình ARIMA là một trong những kỹ thuật tốt nhất để dự đoán mức độ của bất kỳ dữ liệu chuỗi thời gian nào với bất kỳ mô hình thay đổi nào và phù hợp với ít nhất 50 biến quan sát Qua phân tích, mô hình ANN và ARIMA là những mô hình phù hợp nhất để dự báo tổng xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm của Vương quốc Ả Rập Xê Út Trước đây, các công trình nghiên cứu về dự báo xuất khẩu đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau, mà các phương pháp truyền thống này đều phân tích dựa trên bộ dữ liệu mà trong đó các biến quan sát phải đưa về cùng một tần suất, điều này có thể làm tăng sai số ước lượng và bỏ sót những yếu tố quan trọng có tác động đến tăng trưởng kinh tế Vì vậy, trong một vài năm gần đây, việc ứng dụng các mô hình phân tích dữ liệu tần suất hỗn hợp (MIDAS) để dự báo tăng trưởng kinh tế đã được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm Tại Việt Nam, một số công trình dự báo đã ứng dụng mô hình MIDAS có thể kể đến như sau:

Kết luận: Những nghiên cứu đã nêu đều mang ý nghĩa nhất định trong công tác dự báo kinh tế ở Việt Nam Qua đó thể hiện cà phê xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố lạm phát và lao động Nếu không có chiến lược phát triển ngành, nước ta nhanh chóng tuột khỏi vị trí một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu Tuy nhiên, các phương pháp được sử dụng trong công tác dự báo hầu hết dựa trên tập dữ liệu có cùng tần suất (cùng tháng, cùng quý, cùng năm…), trong khi đặc trưng của dữ liệu kinh tế, các chỉ số thường được công bố với tần suất khác nhau Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng mô hình lấy mẫu tần suất hỗn hợp chưa được sử dụng rộng rãi, hầu hết được sử dụng để dự báo các chỉ số kinh tế tổng thể của một quốc gia, chưa được đưa vào dự báo cho một ngành, lĩnh vực cụ thể Nhằm khắc phục vấn đề trên, mô hình dữ liệu tần suất hỗn hợp được cho là phù hợp trong dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Đề tài phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình dự báo và đưa ra kiến nghị nhằm tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới

+ Hệ thống cơ sở lý thuyết về dự báo tăng trưởng xuất khẩu, mặt hàng cà phê xuất khẩu và mô hình dự báo Midas

+ Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu và các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam + Xây dựng mô hình dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

+ Đề xuất một số kiến nghị để từ đó giúp tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

* Cách tiếp cận Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm sẽ tiếp cận nghiên cứu theo các góc độ sau:

- Tiếp cận từ góc độ Kinh tế Vĩ mô: các lý thuyết về xuất khẩu, dự báo xuất khẩu

- Tiếp cận từ góc độ Kinh tế Lượng: các lý thuyết về phương pháp hồi quy với dữ liệu có tần suất hỗn hợp

- Tiếp cận lịch sử, logic: xem xét các công trình nghiên cứu trước đây để đưa ra, hoàn thiện hệ thống các lý thuyết về dự báo xuất khẩu, mô hình với dữ liệu có tần suất hỗn hợp, đồng thời xác định những vấn đề đã được nêu, những nội dung chưa được làm rõ để xác định những điểm mới và phạm vi nghiên cứu trong đề tài của mình

Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Từ đó, tiến hành nghiên cứu để dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam Thêm vào đó, tìm ra các hạn chế, tồn tại của cà phê Việt Nam để đưa ra những khuyến nghị và giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế một cách thuận lợi, đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam

- Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: từ các lập luận về lý thuyết, đề tài sẽ đi vào xem xét thực tiễn về công tác dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam, công tác thu thập và công bố dữ liệu vĩ mô, từ đó sẽ đi xây dựng mô hình phân tích dự báo với dữ liệu có tần suất hỗn hợp, ước lượng mô hình và đề xuất phương pháp để phục vụ cho công tác dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian sắp tới

* Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài sẽ bao gồm cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng:

* Phương pháp nghiên cứu định tính

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu, dự báo xuất khẩu, mô hình dữ liệu tần suất hỗn hợp (MIDAS) dựa trên việc kế thừa các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

- Phương pháp điều tra thống kê để thu thập số liệu thứ cấp về sản lượng xuất khẩu, diện tích trồng cà phê của Việt Nam, cùng các dữ liệu kinh tế vĩ mô khác như chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thanh toán, trong 05 năm từ năm 2019 đến năm 2023 Các số liệu được thu thập từ các kênh thông tin chính thức trong nước và quốc tế như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế,

- Phương pháp phân tích, so sánh nhằm kiểm nghiệm kết quả dự báo của mô hình và dữ liệu thực tế: trên cơ sở nguồn số liệu, so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê giữa các giai đoạn; công tác thu thập và công bố số liệu vĩ mô của Việt Nam, từ đó đưa ra đánh giá và nhận xét

* Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Trên cơ sở lý thuyết đã hệ thống và dữ liệu thứ cấp thu thập được, nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy với dữ liệu tần suất hỗn hợp (MIDAS) để dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam

- Phương pháp tổng hợp, thống kê, để tập hợp số liệu, phân tích và đánh giá số liệu

- Sử dụng mô hình MIDAS để dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam

- Sử dụng phần mềm Excel và Eviews 12 để tính toán

- Trước khi tiến hành hồi quy, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson để nhận định về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình

- Các mô hình hồi quy thu được sẽ được phân tích đánh giá về độ phù hợp, sai số dự báo để từ đó chọn lựa mô hình phù hợp cho dự báo xuất khẩu cà phê Việt Nam với dữ liệu tần suất hỗn hợp Tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình sẽ được thể hiện qua các hệ số ước lượng của chúng và mức ý nghĩa thống kê.

Bố cục đề tài: Gồm 03 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về dự báo tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng cà phê và mô hình MIDAS

Chương 2: Ứng dụng mô hình MIDAS dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt

Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị nhằm tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ VÀ MÔ HÌNH MIDAS

Tổng quan hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu

Theo Luật Thương mại tại Điều 28 quy định:

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Theo đó, các hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của một trong hai quốc gia, hoặc lấy đồng tiền của một bên thứ ba làm căn cứ

Chẳng hạn, khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và sử dụng đồng tiền thanh toán là USD Với trường hợp này, đồng USD là ngoại tệ đối với Việt Nam và là nội tệ đối với Mỹ Ngược lại, khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và thanh toán bằng đồng USD thì đồng USD là đồng ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu Xuất khẩu tựu chung là buôn bán hàng hóa lưu thông qua lãnh thổ, quốc gia khác, tuy nhiên có nhiều cách thức xuất khẩu khác nhau Ngày nay xuất khẩu được hình thành dưới

6 hình thức xuất khẩu chủ yếu bao gồm: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, gia công xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ, buôn bán đối lưu, tạm nhập tái xuất

Xuất khẩu là hoạt động thương mại quốc tế chịu tác động của nhiều yếu tố không chỉ trên lãnh thổ của quốc gia thực hiện xuất khẩu mà còn trên phạm vi toàn cầu Do đó hoạt động dự báo xuất khẩu rất cần thiết nhằm hỗ trợ chính phủ và doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời, tạo ra những cơ hội và giảm thiểu những rủi ro trong tương lai gần, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói riêng và thương mại quốc tế nói chung

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa

Ngày nay xuất khẩu được hình thành dưới 6 hình thức xuất khẩu chủ yếu như sau: a Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà người bán và người mua trực tiếp hợp tác, ký kết nên hợp đồng Hàng hóa được xuất khẩu sẽ được bên bán toàn bộ thực hiện các thủ tục hải quan, đứng tên, bán hàng,

Người bán cần tham khảo, nghiên cứu, xem xét thị trường có đủ các yếu tố cần thiết, thuận lợi trước khi thực hiện quy trình xuất khẩu để đạt được lợi nhuận mong muốn Đây là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện được quy trình xuất khẩu Khi thực hiện quá trình xuất khẩu cần đảm bảo yếu tố nguồn lực khi thực hiện hoạt động xuất khẩu trong và ngoài nước Và cần có đủ khả năng quản lý để điều hành quá trình xuất khẩu một cách trơn tru và thuận lợi nhất

- Các hình thức tiến hành

Doanh nghiệp có thể dựa trên các hình thức sau để thực hiện quy trình xuất khẩu: + Nhằm mở rộng quy mô kinh doanh doanh nghiệp có thể phát triển nhiều cửa hiệu, thương hiệu cũng như chi nhánh ở các nước khác

+ Xuất khẩu từ nước thứ ba

Do xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp tự mình thâm nhập vào thị trường nên sẽ có sự am hiểu diễn biến của thị trường, biết thị trường biến động như thế nào, xu hướng của người tiêu dùng cần gì, muốn gì Khi có bất cứ sự thay đổi thị hiếu thì doanh nghiệp sẽ cải biến, đưa ra từng phương án phù hợp để phát triển kinh doanh hiệu quả

Kinh doanh quốc tế nên việc xảy ra sai sót, rủi ro do khoảng cách của về mặt ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống… của người bán và người mua là việc không thể tránh khỏi Những sai sót, rủi ro đó có thể là do người bán chưa hiểu hết về sản phẩm, con người hay phong tục tập quán của họ Trong xuất khẩu trực tiếp nếu người bán chưa có sự hiểu biết về thị trường hay thị hiếu của người tiêu dùng, có thể trong nước với chiến lược mặt hàng đang kinh doanh là thuận lợi nhưng khi ở nước ngoài việc kinh doanh đó không được suôn sẻ thì đó cũng là một hạn chế của xuất khẩu trực tiếp Chi phí vận chuyển hay rất nhiều các chi phí đi kèm thì cũng là một vấn đề quan trọng của xuất khẩu trực tiếp Do đó một đơn hàng được thực hiện khi số lượng hàng hóa là rất lớn Không những thế kiến thức kinh doanh cũng là một trong những mặt hạn chế của việc kinh doanh ở nước ngoài b Xuất khẩu gián tiếp (Xuất khẩu ủy thác)

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà có một bên thứ ba đứng ra đảm bảo, nhận thực hiện tất cả các thủ tục cho người bán Bên xuất khẩu sẽ thanh toán cho bên được ủy thác theo hợp đồng và các điều lệ do bên nhận ủy thác nêu ra

Thông thường doanh nghiệp lựa chọn phương thức xuất khẩu gián tiếp là do doanh nghiệp chưa có đầy đủ các tin tức của thị trường, còn có nhiều trở ngại về mặt con người, phong tục, tập quán cũng như thị hiếu của khách hàng, người tiêu dùng mà doanh nghiệp đang thị hướng đến Bên cạnh việc chưa có đầy đủ thông tin thì việc mới mẻ đối với trường do tiếp xúc với thị trường còn quá ít, thâm nhập thị trường lần đầu và quy mô còn quá nhỏ để xuất khẩu trực tiếp Nên đây là một trong số những yếu tố dẫn đến quyết định xuất khẩu gián tiếp của doanh nghiệp

- Các hình thức tiến hành

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số các hình thức sau để tiến hành xuất khẩu: Doanh nghiệp lựa chọn một công ty thương mại hay nhà xuất khẩu chuyên doanh để xuất hàng qua nước ngoài Hoặc cũng có thể là một tổ chức mua gom hàng để xuất khẩu… Có rất nhiều cách để lựa chọn xuất khẩu gián tiếp, do đó doanh nghiệp thường linh hoạt lựa chọn một trong số các hình thức trên phù hợp với từng mục đích kinh doanh của doanh nghiệp nhất có thể

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu có một bên được ủy thác đứng ra đại diện cho nhà sản xuất nên doanh nghiệp việc phát triển tốt công ty hay hàng hóa được buôn bán thuận lợi ở nước ngoài là điều đương nhiên Do bên được ủy thác là người rất am hiểu về các thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan và cũng như là con người, phong tục, tập quán của thị trường nhắm đến Đối với hình thức xuất khẩu gián tiếp này thì doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là doanh nghiệp ưa chuộng hình thức này hơn do họ còn khá mới trên thị trường chưa có nhiều vốn, kinh nghiệm, nhân lực để có thể thực hiện các thủ tục cũng như việc kinh doanh nên việc dựa vào một bên thứ ba có kinh nghiệm là việc an toàn hơn

Bên cạnh các ưu điểm thì nó cũng có các nhược điểm sau: Nhà sản xuất sẽ phải rất khó trong việc bắt kịp xu thế, thị hiếu của người tiêu dùng do người thực hiện buôn bán là một bên trung gian và họ còn phải phụ thuộc vào các yêu cầu của bên trung gian Và lợi nhuận của nhà sản xuất chắc chắn là sẽ bị giảm đi một phần do các chi phí thủ tục thông quan nhập cảnh ở bên phía trung gian thực hiện c Gia công hàng xuất khẩu

Tổng quan hoạt động dự báo

1.2.1 Khái niệm hoạt động dự báo

Dự báo là một khoa học và nghệ thuật dự đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học và các dữ liệu đã thu thập được Hoạt động dự báo cần căn cứ vào dữ liệu thu thập và xử lý được trong quá khứ và hiện tại để xác định được xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng) hoặc có thể là một số dự đoán chủ quan và trực giác về tương lai (định tính) Tuy nhiên, để dự báo đảm bảo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ tính chủ quan của người dự báo

Như vậy có thể hiểu, dự báo là sự dự đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai Dự báo bao giờ cũng có tầm xa của dự báo hay là khoảng cách từ thời điểm hiện tại đến thời điểm phát biểu dự báo Đối với đề tài này, “dự báo tăng trưởng xuất khẩu” được hiểu là việc ước tính hoặc dự đoán về mức độ tăng trưởng của lượng hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia dự kiến sẽ xuất khẩu sang các quốc gia khác trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai Các dự báo này thường được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu thị trường, dự đoán về tình hình kinh tế toàn cầu, sự phát triển của các ngành công nghiệp cụ thể, chính sách thương mại và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu Dự báo tăng trưởng xuất khẩu có thể hữu ích để quản lý rủi ro, lập kế hoạch kinh doanh và định hình chiến lược xuất khẩu của một quốc gia hoặc một doanh nghiệp

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động dự báo

- Dự báo có tính chất xác suất (khả năng): Đối tượng dự báo vận động theo một quy luật, một quỹ đạo nhất định, đồng thời trong quá trình phát triển nó luôn chịu tác động của môi trường hay các yếu tố bên ngoài Bản thân môi trường hay các yếu tố bên ngoài luôn phát triển và vận động không ngừng theo nhiều chiều hướng khác nhau Do đó dù trình độ dự báo có hoàn thiện đến đâu cũng khó tránh khỏi xác suất sai lệch từ tác động khó lường của môi trường, vì vậy dự báo không dám chắc đưa ra kết luận hoàn toàn chính xác, hay nói dự báo bao giờ cũng mang tính xác suất

- Tính không chắc chắn: Tính không chắc chắn gắn liền với tính xác suất của dự báo

Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn tính không chính xác của dự báo Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra

- Luôn có điểm mù trong các dự báo: Chúng ta không thể dự báo một chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng có thể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo

- Chính sách mới ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo: Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.

Vai trò của hoạt động dự báo tăng trưởng xuất khẩu trong nền kinh tế

Dự báo xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các nhà quản lý chuỗi cung ứng có thể kịp thời nắm bắt, theo sát về tình hình thị trường và cơ hội kinh doanh Bằng cách phân tích dữ liệu và xu hướng, dự báo xuất khẩu cung cấp các thông tin về biến động, thay đổi của nền kinh tế, từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả, như lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ, quản lý nguồn lực và tìm kiếm thị trường mới

Dự báo xuất khẩu cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường quốc tế, bao gồm xu hướng tiêu dùng, dự báo tình hình kinh tế, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Ngoài ra, dự báo xuất khẩu cũng giúp dự đoán biến động giá cả, tình hình cạnh tranh và các yếu tố tác động đến việc xuất khẩu Điều này hỗ trợ trong việc tối ưu hóa chiến lược giá cả, marketing và quảng cáo, từ đó tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Bên cạnh đó, việc dự báo xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp chuẩn bị các phương án để đối phó với sự biến động của thị trường, tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp trong việc thích nghi với thị trường thay đổi, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của họ

Dự báo xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh, bao gồm:

Việc dự báo chính xác sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, từ đó lên kế hoạch sản xuất, nhập nguyên vật liệu và quản lý kho bãi hiệu quả, giúp đảm bảo rằng cung ứng được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro tồn kho, thiếu hụt nguyên liệu và gián đoạn sản xuất Ngoài ra, dự báo xuất khẩu giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro thị trường, thay đổi giá cả, tình hình cạnh tranh với các đối thủ và các yếu tố khác, từ đó hoàn thiện kế hoạch quản lý rủi ro cho hoạt động xuất khẩu

Dự báo xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hợp lý cho các hoạt động sản xuất, marketing và bán hàng, từ nguyên vật liệu đến khả năng sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu thông qua dự báo chính xác về xu hướng thị trường Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, tăng lợi nhuận và giảm chi phí

Dự báo xuất khẩu cung cấp thông tin về tiềm năng thị trường và xu hướng tiêu thụ tại các quốc gia nhập khẩu, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và chuỗi cung ứng phù hợp với nhu cầu tiêu thụ

Dự báo xuất khẩu giúp chính phủ dự đoán tình hình kinh tế vĩ mô, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và ổn định kinh tế

Dự báo xuất khẩu giúp chính phủ xác định các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu, từ đó tập trung nguồn lực để hỗ trợ các ngành hàng này để tăng kim ngạch xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại

Dự báo xuất khẩu cung cấp dữ liệu và thông tin giúp chính phủ đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế một cách hiệu quả hơn, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước

Như vậy, dự báo xuất khẩu là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp, chính phủ đưa ra quyết định sáng suốt trong thương mại nhằm giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu chỉ là công cụ tham khảo, không phải là con số chính xác tuyệt đối Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để hoạch định các chính sách và đưa ra quyết định kinh doanh của mình.

Tổng quan mặt hàng cà phê

1.4.1 Đặc điểm mặt hàng cà phê xuất khẩu

Trên thị trường thế giới, Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê Arabica và đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta Chính vì vậy, đối với mặt hàng cà phê nước ta có vị trí đáng kể đối với thị trường xuất khẩu trên thế giới

- Về năng suất và sản lượng xuất khẩu: Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới Tuy nhiên năng suất và sản lượng của cây cà phê Việt Nam thì không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi thời tiết khí hậu thuận lợi thì năng xuất thu được sẽ cao kết hợp với việc phát triển diện tích trồng tràn lan tất yếu lượng cung vượt cầu giá cà phê bị giảm sút khó khăn cho các nhà xuất khẩu, còn khi thời tiết không thuận lợi có thể dẫn đến mùa năng suất chất lượng suy giảm đẩy giá cà phê lên cao

- Về chất lượng cà phê xuất khẩu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và phân kỳ, được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên – nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của cây cà phê Cây cà phê trên cao thường có hạt cà phê có chất lượng tốt hơn và hương vị đa dạng hơn Hạt cà phê từ những khu vực cao thường có độ chua cao hơn, mức độ acid cao hơn và hương vị tươi mát Trong khi đó, cây cà phê ở dưới núi có xu hướng tạo ra hạt cà phê đậm đặc, hương vị nồng nàn và đặc trưng Hạt cà phê Việt Nam thường có hương vị đậm đà, đặc trưng và thường có độ cân bằng giữa đắng và ngọt Cà phê Robusta từ Việt Nam thường có hương vị mạnh mẽ, đậm đà và hậu vị đắng

- Về giá cả xuất khẩu: Cũng giống như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, cà phê là loại cây trồng theo chu kỳ Khi vào mùa thu hoạch, lượng cung cà phê lớn, giá thế giới của mặt hàng này giảm Nhiều người nông dân phá sản hoặc chuyển sang trồng các loại hoa màu tương tự khác dẫn đến lượng cung thế giới giảm và giá tăng trở lại Ngoài ra, mặt hàng này còn phải cạnh tranh giá với các nước xuất khẩu mặt hàng tương tự khác

- Về phương thức và hình thức xuất khẩu cà phê Việt Nam: Do cà phê là mặt hàng nông sản được xuất khẩu ở dạng cà phê hạt hoặc cà phê chế biến nên được đóng gói, bảo quản dựa theo tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê cho từng loại Ngoài ra, cà phê là mặt hàng nông sản khô nên chủ yếu được xuất khẩu bằng đường thủy tuân theo các quy định hải quan để tối ưu chi phí

1.4.2 Phân loại mặt hàng cà phê xuất khẩu

Việt Nam là một trong những quốc gia có quy mô lớn và năng suất cao trong sản xuất cà phê trên thế giới với sản lượng và năng suất liên tục được cải thiện trong hơn 10 năm qua Nói về các loại mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu, có tới 4 chủng loại cà phê được xuất khẩu là cà phê nhân Robusta, Arabica, cà phê Excelsa và cà phê chế biến:

- Cà phê hạt Robusta: Đây là chủng loại cà phê xuất khẩu chính, mặt hàng cà phê

Robusta được xuất khẩu dưới dạng hạt chiếm tỷ trọng cao nhất trong hơn 10 năm qua cả về diện tích và sản lượng, giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh, sản xuất và chế biến; được trồng tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai

- Cà phê hạt Arabica: Đây là mặt hàng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai xét theo tỷ trọng xuất khẩu tính theo lượng, là dòng cà phê được ưa chuộng ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn Arabica được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Sơn La, chỉ chiếm khoảng 7% tổng diện tích trồng cà phê ở Việt Nam Do khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng hạn chế cùng với những khó khăn về vận chuyển, kho bãi và chế biến, việc mở rộng sản xuất Arabica vẫn còn hạn chế ở những vùng này

- Cà phê hạt Excelsa: Đây là loại mặt hàng có sản lượng xuất khẩu thấp nhất tính đến nay Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Excelsa đạt 1,43 nghìn tấn, tăng 30,4%, cao nhất trong các loại cà phê xuất khẩu

- Cà phê chế biến: Ngoài cà phê nhân, Việt Nam những năm gần đây cũng đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến Có thể thấy đây là loại mặt hàng có xu hướng tăng trưởng lớn hơn so với cà phê hạt do xu hướng nhu cầu sử dụng của thị trường thế giới.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê

1.5.1 Cầu và thị trường nhập khẩu

Cũng như các mặt hàng khác, nếu nhu cầu của nước nhập khẩu cao thì xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt và nếu như cầu về cà phê của nước nhập khẩu thấp thì nó sẽ làm giảm số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê, do đó nên cầu ảnh hưởng rất nhiều với việc xuất khẩu cà phê Mặt khác, nhu cầu của nước nhập khẩu về loại sản phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu về mặt hàng cà phê cao nhưng loại cà phê mà họ thích là cà phê chè (Arabica) trong khi chúng ta chủ yếu xuất khẩu là cà phê vối (Robusta) thì cũng làm cho xuất khẩu cà phê của chúng ta giảm và ngược lại nếu nước nhập khẩu có nhu cầu về cà phê vối thì xuất khẩu cà phê của chúng ta tăng lên nên chúng ta phải nắm bắt được nhu cầu của từng thị trường mà chúng ta định hướng sẽ xuất khẩu đến thị trường đó

Bên cạnh nhu cầu của nước nhập khẩu thì thị trường của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam Một trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam là môi trường cũng như chính sách của nước nhập khẩu đối với cà phê Chúng ta sẽ khó có thể thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường nếu chính sách của chính phủ nước đó bảo hộ thị trường trong nước khiến dựng lên các rào cản gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu kể cả khi người tiêu dùng của nước đố có nhu cầu với mặt hàng cà phê của Việt Nam Ví dụ khi một nước muốn nhập khẩu nông sản vào thị trường Mỹ thì sẽ phải vượt qua các rào cản về kỹ thuật như đạo luật chống khủng bố sinh học, thủ tục hải quan… cũng gây nên nhiều khó khăn cho nước đó

1.5.2 Giá cả và chất lượng Đối với bất kỳ hàng hóa nào, để hàng hóa xuất khẩu ra thị trường khác có sức cạnh tranh cao và được sự đón nhận của người tiêu dùng thì hàng hóa phải có chất lượng tốt Với cà phê cũng vậy, muốn có sức cạnh tranh cao thì chất lượng cà phê phải tốt, chất lượng cà phê tốt không những xuất khẩu được nhiều mà giá cả còn cao nên giá trị xuất khẩu sẽ lớn, ngược lại, nếu chất lượng cà phê không tốt thì nếu có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cũng bị ép giá thấp nên giá trị xuất khẩu không cao và khả năng tiêu thụ cà phê kém

Một yếu tố nữa tác động tới quan hệ cung cầu của hàng hóa là giá cả Khi nước ta bán với giá thấp thì khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng nhưng giá trị lại không tăng đáng kể thậm chí là giảm Ngược lại, khi nước ta bán cà phê với giá cao thì khối lượng xuất khẩu có thể không tăng nhưng giá trị xuất khẩu lại có thể tăng mạnh

1.5.3 Kênh và dịch vụ phân phối Để quá trình xuất khẩu cà phê nước ta được diễn ra nhanh chóng dễ dàng và nắm bắt tốt thông tin phản hồi từ thị trường nước nhập khẩu cũng như của người cung ứng đồng thời giúp làm giảm chi phí trong quá trình hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu thì nước ta cần có một kênh phân phối hợp lý

Khách hàng sẽ hài lòng hơn nếu nước ta có dịch vụ phân phối tốt khi mua cà phê Việt Nam Đây là một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà sản xuất trong việc tăng sức cạnh tranh và xuất khẩu của mặt hàng cà phê Cho dù giá cà phê của nước ta có rẻ hơn so với các nước khác nhưng nếu không có dịch vụ phân phối tốt hơn của đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh Vì vậy, đối với hoạt động xuất khẩu cà phê thì dịch vụ phân phối giữ vai trò rất quan trọng

Một yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của một nước đó là môi trường cạnh tranh (thể chất, quy định, các rào cản đối với kinh doanh cà phê của nước nhập khẩu cà phê, số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cà phê) Khả năng xuất khẩu cà phê của chúng ta sẽ giảm nếu môi trường cạnh tranh gay gắt nhất là khi cà phê của chúng ta là cà phê Robusta có giá trị thấp hơn cà phê Arabica Ngoài ra, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi chất lượng cà phê của nước ta lại thấp hơn chất lượng cà phê của nước khác như Brazil Ngược lại, xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp nhiều thuận lợi khi thị trường cà phê thế giới có sự cạnh tranh không cao

1.5.5 Yếu tố về sản xuất chế biến Để có thể nâng cao được năng suất chất lượng của cà phê và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế biến, sản xuất cà phê thì chúng ta phải xác định được lợi thế của từng vùng và quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý Công nghiệp chế biến cũng tác động tới quá trình xuất khẩu cà phê của Việt Nam Nếu nước ta có được công nghệ chế biến cà phê hiện đại với công suất lớn thì chúng ta sẽ nâng cao được giá trị của cà phê xuất khẩu, giúp tạo ra sức cạnh tranh cho cà phê xuất khẩu của chúng ta so với các nước xuất khẩu cà phê khác

Nhà nước cũng rất chú ý trong việc phân bổ các nhà máy chế biến, cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê Việc phân bố nhà máy chế biến, cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý sẽ giảm được chi phí hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới Ngoài ra, một nước có yếu tố cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp việc xuất khẩu cà phê diễn ra dễ dàng hơn do vận chuyển cà phê từ nơi sản xuất đến nơi chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi hơn, việc chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê suôn sẻ hơn đồng thời góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu, hiệu quả của cà phê xuất khẩu 1.5.6 Các nhân tố thuộc về quản lý

Có thể nói con người giữ một vị trí vô cùng quan trọng, quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào Và đối với kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng vậy, cho dù một quốc gia có đầy đủ các nhân tố thuận lợi khác nhưng nếu quốc gia đó không có những công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật cũng như khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại trong sản xuất chế biến cà phê thì điều đó cũng dẫn đến việc năng suất bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh và xuất khẩu cà phê kém hiệu quả, trì trệ Để hoạt động xuất khẩu cà phê có kết quả tốt thì không những mặt hàng cà phê của chúng ta chất lượng và có sức cạnh tranh cao mà cần phải có những con người am hiểu về kinh doanh xuất nhập khẩu để có thể tham gia quản lý điều hành việc kinh doanh Bên cạnh đó, những người làm công tác quản lý vĩ mô, hoạch định cũng giữ một vai trò to lớn trong việc cố vấn cho Chính phủ điều tiết và quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê, giúp xây dựng lên các chiến lược cho sự phát triển của ngành cà phê trong nước.

Mô hình dự báo MIDAS

Mô hình MIDAS được đề xuất bởi nhóm tác giả Eric Ghysels, Arthur Sinko & Rossen Valkanov năm 2002 Về cơ bản, MIDAS là các hồi quy dạng rút gọn được tham số hóa, liên quan đến các quá trình lấy mẫu ở các tần suất khác nhau Trong đó, các biến giải thích có tần suất khác nhau, bằng hoặc cao hơn tần suất của biến phụ thuộc và đối với các biến giải thích có tần suất cao hơn, các đa thức phân phối trễ được sử dụng để ngăn chặn sự gia tăng về số lượng tham số cũng như các vấn đề liên quan đến lựa chọn thứ tự trễ

Mô hình MIDAS cơ bản cho một biến giải thích và bước tiếp theo với h q = h m /m được xác định như sau: y t q + mh q = y t m + h m = β 0 + β 1 b(L m ;θ)x t (m) m +w + ε t m +h m Trong đó:

- y là biến phụ thuộc có tần suất thấp; x là biến giải thích có tần suất cao

- t q là thời điểm mà y đã có sẵn dữ liệu ở tần suất thấp, t m là thời điểm mà y đã có sẵn dữ liệu ở tần suất cao và h q là thời điểm dự báo theo tần suất thấp; h m là thời điểm dự báo theo tần suất cao

- m là chỉ số xác định mức độ cao hơn về tần suất của biến độc lập so với biến phụ thuộc Ví dụ nếu y có tần suất quý và x có tần suất tháng thì m = 3, còn nếu y có tần suất quý còn x có tần suất tuần thì m = 12

- b(L m ;θ) = ∑ k k=0 c(k;θ)L k m là đa thức trễ với L m là toán tử trễ được xác định bởi:

(m) được lấy mẫu từ biến có tần suất cao x t m

- c(k; θ) là các tham số của các hệ số độ trễ của mô hình cần được ước lượng

Một trong các vấn đề chính của phương pháp MIDAS là tìm tham số hóa phù hợp cho các hệ số trễ c(k; θ) Vì x t m có tần suất cao hơn y t q , việc mô hình hóa đầy đủ thường yêu cầu nhiều độ trễ trong phương trình hồi quy, điều này có thể dẫn đến tình trạng tham số hóa quá mức Một số lược đồ trọng số phổ biến để tham số hóa như Almon còn gọi là “Trễ Almon mũ” tương ứng với hàm trễ Almon Cụ thể lược đồ Almon được biểu diễn như sau: c(k; θ) = exp(θ 1 kk+⋯+ θ Q k Q )

Với Q là số lượng tham số của θ, hay θ = (θ 1 , θ 2 ,…, θ Q ) là các tham số cần được ước lượng Hàm này khá linh hoạt và có thể có nhiều hình dạng khác nhau chỉ với vài tham số Chúng có thể là mô hình tăng dần, giảm dần hoặc lồi lõm Ghysel, Santa-Clara và Valkanov

(2005) đã sử dụng dạng hàm này với hai tham số, cho phép tính linh hoạt cao và xác định có bao nhiêu độ trễ được đưa vào hồi quy Vì lược đồ trễ Almon được sử dụng phổ biến nhất và có tính linh hoạt cao nên trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng lược đồ trễ Almon để xác định các tham số hóa phù hợp cho các hệ số trễ của mô hình

Mô hình MIDAS được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính; kinh tế vĩ mô và được Ghysels cùng một số tác giả phát triển cho ra các mô hình mở rộng của MIDAS như MIDAS không bị hạn chế hay U-MIDAS (là mô hình MIDAS được bổ sung thêm các hạn chế khác nhau về ảnh hưởng của các biến tần suất cao bằng cách mỗi nhân tố tần suất cao hơn được xác định là một biến giải thích trong hồi quy tần suất thấp, MIDAS trọng số STEP hay

STEP-MIDAS (là mô hình U-MIDAS mà các hệ số với dữ liệu tần suất cao bị hạn chế bằng cách sử dụng hàm STEP, mô hình MIDAS trễ đa thức tăng cường hay ADL-MIDAS (trong đó, với mỗi tần suất cao đến k, hệ số hồi quy của các thành phần tần suất cao được mô hình hóa dưới dạng đa thức trễ p- chiều), mô hình MIDAS trọng số Almon mũ hay EAW-MIDAS (là mô hình MIDAS sử dụng trọng số mũ và đa thức trễ bậc 2), mô hình MIDAS trọng số β hay BW-MIDAS (là mô hình MIDAS sử dụng hàm trọng số β) (Andreou, Ghysels, and Kourtellos 2010; Ghysels, Kvedaras, and Zemlys 2016; Kvedaras et al 2021) Trong đó, các mô hình U-MIDAS, STEP-MIDAS và ADL-MIDAS được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS), còn các mô hình EAW-MIDAS và BW-MIDAS được ước lượng bằng phương pháp hồi quy phi tuyến bình phương nhỏ nhất Ưu điểm của mô hình MIDAS, ngoài việc khắc phục được vấn đề dữ liệu có tần suất hỗn hợp, còn giảm thiểu số lượng tham số ước lượng và làm cho mô hình hồi quy đơn giản hơn Hàm trọng số được sử dụng để giảm số lượng tham số trong hồi quy MIDAS Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố, mô hình MIDAS thường hiệu quả cho dự báo tức thời và dự báo ngắn hạn.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CÓ TẦN SUẤT HỖN HỢP DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 28 2.1 Thực trạng tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023

* Tăng trưởng ấn tượng trước nhiều khó khăn của nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là tác động của đợt bùng phát dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề Các hoạt động kinh tế như thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo và giám sát quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam trở thành một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch COVID-19 với nhiều điểm sáng tích cực Nền kinh tế tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế phát triển ổn định với 7/12 chỉ tiêu đạt mục tiêu kế hoạch theo Nghị quyết Quốc hội đã đề ra Vấn đề bùng phát dịch vẫn chưa được kiểm soát lây lan do đó tác động trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm, trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp lớn của cả nước khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ và phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu Dịch bệnh gây đứt gãy nguồn cung và ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động xuất, nhập khẩu và kiểm soát lạm phát trong nước

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 6,6 - 6,8%, trong đó ngành chế biến, chế tạo và tiêu dùng là điểm sáng Cụ thể ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng 11,29% và tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP đạt 2,91% Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới

Năm 2021 là năm bùng nổ của thị trường hàng hóa, từ nông sản, dầu thô đến các mặt hàng kim loại đều trải qua những giai đoạn tăng nóng và neo ở mức giá cao nhất trong vòng nhiều năm Không nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư như nhóm nông sản, hay dầu thô, nhưng các mặt hàng cà phê cũng là một điểm sáng của thị trường trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Bước sang năm 2022 là thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang bước đầu phục hồi với chỉ số lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo Một số ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch bệnh Đặc biệt, GDP năm 2022 của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua với mức tăng 8,02% so với năm trước Trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Năm 2022, kinh tế nước ta phục hồi nhanh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao, cùng với tác động của giá nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới đã đẩy giá sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý IV và năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021

Ngoài đại dịch COVID-19, các biến động kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam trong năm 2023 Các động lực của nền kinh tế chưa phát huy được hiệu quả như những năm trước, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu năm Tuy vậy, xu hướng tích cực hơn trong những tháng cuối năm đã giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 5,05% và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế trong năm 2023 như: Tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong khu vực, thế giới song chưa đạt mục tiêu đề ra Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, chính sách tiền tệ thắt chặt

* Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm vừa qua, giai đoạn 2019-2023 mặc dù gặp nhiều trở ngại do yếu tố biến động khách quan song Việt Nam vẫn tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Độ mở của nền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là cao trên thế giới với tỷ trọng xuất, nhập khẩu trên tổng sản phẩm nội địa (GDP) là hơn 200%

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam; là cơ hội để Việt Nam kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP, UKVFTA đã trở thành “liều thuốc” tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi Cùng với việc trao đổi thương mại của Việt Nam với các quốc gia EU đạt nhiều tín hiệu khả quan ngay trong tháng khởi đầu năm 2021, tình hình xuất nhập khẩu với Vương quốc Anh tiếp tục cho thấy những hiệu ứng tích cực trong giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit Với những cam kết cắt giảm thuế suất lên đến 99% theo lộ trình cùng tính chất tiếp nối, Hiệp định UKVFTA cũng hứa hẹn duy trì đà tăng trưởng thương mại bứt phá giữa Việt Nam và Anh Quốc trong những năm tiếp theo

Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới (xét về quy mô dân số) với 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới, gây ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế cùng xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn

Các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường, thâm nhập thị trường khu vực và thế giới, thị trường dịch vụ, được các nước đối tác ưu đãi hơn Do hầu hết các rào cản và điều kiện thương mại đã được cam kết xóa bỏ, chủ yếu là hàng rào thuế quan (phần lớn là 0% hoặc dưới 5%) đã mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn và triển vọng phát triển tốt cho nhiều ngành sản xuất hàng hóa trong nước.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hiện cà phê là ngành hàng nông sản quan trọng Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta, có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil) Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ) EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch Việc xuất khẩu cà phê đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2019-2023 giai đoạn bị khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 và xung đột địa chính trị

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 Đơn vị: US dollar billion

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả

Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng 27,55 triệu bao), giảm 223.702 tấn, tức giảm 11,92 % so với khối lượng xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu là cà phê Robusta Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam Các sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, đứng ở vị trí thứ hai sau Brazil Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu cà phê có xu hướng giảm khá lớn trong năm 2019, nguyên nhân được cho là sản lượng cà phê giảm do thời tiết xấu và diện tích canh tác giảm Năm 2020, khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019 Đức, Mỹ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là: 12,8%, 9,3%, 8,4% Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Thái Lan Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính khác tăng, như: Italy, Nhật Bản, Algeria, Philippines Nguyên nhân là do các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nga ngày càng ưa chuộng giống cà phê Arabica có hương vị ngon và tinh tế hơn

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so với năm 2020 Đáng chú ý, tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017 Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021 Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá Đến 2022, thị trường cà phê toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn khi lạm phát toàn cầu tăng phi mã, người tiêu dùng có xu hướng

“thắt lưng buộc bụng” khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm Mặc dù vậy, ngành cà phê Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận khi xuất khẩu tăng trưởng ở mức 2 con số so với năm 2021 Trong năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,72 triệu tấn, đạt 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021 Trong những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19 và giá cà phê tăng cao trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu cũng được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện

Theo Báo cáo tại hội nghị “Tổng kết niên vụ cà phê 2022-2023, và phương hướng nhiệm vụ 2023-2024”, kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê đạt 1,66 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022, nhưng kim ngạch đạt 4,08 tỷ USD, tăng 3,4% nhờ giá bán tăng cao Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay, giá xuất khẩu cà phê trung bình đạt 2.451 USD/tấn, tăng 5,5% so với niên vụ trước

Mặc dù lượng xuất khẩu cà phê giảm trong nửa đầu năm 2023 nhưng do nhiều tháng qua giá cà phê Robusta thế giới ghi nhận xu hướng tăng liên tục, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương Trong đó, riêng tháng 6/2023, Việt

Nam xuất khẩu 150.00 tấn cà phê với trị giá đạt 342,94 triệu USD, tăng lần lượt 9,1% về lượng và 24,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,27 triệu tấn, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch đạt 3,16 tỷ USD, tăng 1,9% Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, cả nước xuất khẩu trên 43.000 tấn, giảm 14,2% so với tháng trước và giảm tới 48,8% so với cùng kỳ năm trước Đây là khối lượng xuất khẩu thấp nhất tính theo tháng trong 12 năm qua Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng 10/2023 đạt 157,55 triệu USD, giảm 6,6% so với tháng 9/2023 và giảm 28,0% so với tháng 0/2022 Chỉ rõ nguyên nhân khiến lượng cà phê xuất khẩu sụt giảm mạnh, theo đó, trong nước không còn hàng để xuất khẩu Tính chung trong năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,62 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2022; nhưng kim ngạch đạt mức cao kỷ lục hơn 4,24 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2022 Sản lượng giảm nhưng kim ngạch tăng là do giá xuất khẩu trong 12 tháng liên tục tăng mạnh, bình quân đạt 2.613,8 USD/tấn, tăng tới 14,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

2.2.1 Cầu và thị trường nhập khẩu

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, thị trường cà phê toàn cầu đạt mức định giá 34,1 tỷ USD vào năm 2023 và được dự báo sẽ tăng với tốc độ 4,6% trong 10 năm tới để đạt giá trị 53,5 tỷ USD vào cuối năm 2033

Cà phê là đồ uống phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỷ và mức độ phổ biến của nó dự kiến còn tăng hơn nữa trong những năm tới do việc sử dụng cà phê ngày càng tăng trong một số ngành và mức tiêu thụ ngày càng tăng ở các nền kinh tế đang phát triển Các sáng kiến hỗ trợ của Chính phủ và tổ chức nhằm thúc đẩy trồng cà phê cũng được thực hiện dự kiến sẽ tạo động lực cho việc tiêu thụ cà phê trên phạm vi toàn cầu trong tương lai Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong năm 2023 vẫn là EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga…

Trong đó, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với khối lượng đạt 600.548 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, chiếm 37% về lượng và 35% về trị giá trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Tuy nhiên, so với năm 2022 xuất khẩu cà phê sang thị trường này đã giảm 12,8% về lượng và giảm 0,7% về trị giá

Tại EU, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 196.090 tấn, giảm 12,7%; Italy đạt 142.191 tấn, tăng 2,1%; Tây Ban Nha và Bỉ giảm lần lượt là 20% và 50,5%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 (% theo kim ngạch)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn khác là Mỹ cũng giảm 4,1% trong năm này, đạt 293 triệu USD Ngoài ra, xuất khẩu sang Nga, Philippines cũng đều sụt giảm

Trong khi tăng trưởng được ghi nhận ở Nhật Bản (+14,9%), Algeria (+88,4%), Hàn Quốc (+27,1%); đặc biệt là Indonesia tăng 122,4%

Thực trạng kim ngạch xuất khẩu giảm tại các thị trường lớn, bên cạnh đó nhu cầu thế giới về cà phê rất lớn, nhưng hiện nay phần lớn Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê dạng thô, giá trị gia tăng không cao, chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp Vì vậy, Bộ, Chính quyền cùng Doanh nghiệp còn đang loay hoay bài toán chế biến sâu để nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam Cùng với đó, ngành cà phê Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu

2.2.2 Giá cả và chất lượng

Niên vụ 2019-2020 được đánh giá là năm khó khăn nhất cho thị trường cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tính từ 10 năm trở lại Giá hai sàn phái sinh cà phê là robusta London và sàn arabica New York đều đã chạm xuống mức sâu nhất từ hơn 10 năm Nhìn từ phía cung cầu, đây là năm thế giới được mùa cà phê và chịu áp lực khi người trồng cà phê Brazil tăng cường bán ra Giá xuất khẩu bình quân cà phê robusta trong 11 tháng năm 2019 đạt 1.512 USD/tấn, giảm 12,5% so với cùng kì năm 2018 Giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến trong 11 tháng năm 2019 đạt 5.019 USD/tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2018

Thị trường cà phê năm 2020 trải qua khó khăn kép khi giá cà phê vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm thì đại dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu, khiến nhiều nền kinh tế bị đóng băng kéo theo nhu cầu cà phê giảm sút Năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019 Khi giá cà phê xuống thấp, người dân có xu hướng chuyển sang trồng cây hồ tiêu Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, cả nước xuất khẩu được 1,57 triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,74 tỷ USD, giá trung bình 1.751,2 USD/tấn, giảm 5,6% về lượng, giảm 4,2% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 1,4% về giá so với năm 2019

Năm 2021 liên tục chứng kiến giá cà phê thiết lập các đỉnh Đồng thời, 2021 cũng đánh dấu sự kết thúc của 4 năm liên tiếp giá cà phê ở mức thấp do khủng hoảng dư cung Trong năm này, giá cà phê thế giới tăng đột biến, lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua Giá cà phê nội địa cũng theo đó tăng lên, mức cao nhất đạt gần 43.000 đồng/kg Tuy giá tăng cao nhưng do dịch COVID-19 khiến cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội, cước vận chuyển vấn tăng cao, thiếu container rỗng, thiếu nhân công, chi phí chống dịch bệnh khiến doanh nghiệp chật vật và doanh thu bị giảm đi nhiều Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.934 USD/tấn Tháng 12/2021, giá cà phê thế giới được theo dõi bởi ICO tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ khi vượt mốc 200 US cent/pound, lên mức trung bình 203,06 US cent/pound Xu hướng tăng từ đầu niên vụ 2021-2022 đến đầu năm 2022 cho thấy giá cà phê đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao của năm 2011 sau nhiều năm liên tiếp ở mức thấp

Năm 2022, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam ghi nhận mức cao nhất trong nhiều năm với bình quân 2.266 USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021 Thị trường cà phê trong nước cũng biến động mạnh trong năm 2022, giá cả cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên duy trì quanh mức 40.000 - 44.000 đồng/kg trong 7 tháng đầu năm, sang đến tháng 8 giá tăng vọt hẳn lên gần 51.000 đồng/kg, sau đó biến động theo xu hướng giảm trong các tháng tiếp theo Tính đến ngày 31/12, giá cà phê nhân xô tại tỉnh Lâm Đồng giá chỉ còn 38.600 đồng/kg; các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai dao động ở mức 39.200 - 39.300 đồng/kg, giảm hơn 22% so với đỉnh đạt được vào cuối tháng 8 và giảm 5,3% so với cùng kỳ năm

2021 Nguồn cung cà phê được bổ sung từ vụ thu hoạch 2022-2023 và triển vọng kém khả quan của nền kinh tế toàn cầu được cho là những yếu tố chính gây áp lực giảm giá lên thị trường trong những tháng cuối năm 2022

Nếu tính theo niên vụ, giá cà phê niên vụ 2021-2022 tăng đáng kể so với trung bình 5 năm trước đó Theo đó, giá cà phê nội địa trung bình trong niên vụ 2021-2022 khoảng 43.500 đồng/kg tăng 25% so với vụ trước đó và tăng 17% so với trung bình 5 năm trước Trong tháng 5/2023, giá cà phê thế giới biến động tăng mạnh do nguồn cung Robusta tại các nước sản xuất hàng đầu ở mức thấp Giá cà phê Robusta giao tháng 7/2023 tại thị trường London (Anh) tăng 148 USD/tấn, lên mức 2.557 USD/tấn Cùng với đó, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt bình quân 2.657 USD/tấn, tăng 17,25% so với cùng kỳ Giá cà phê xuất khẩu tăng cao là nguyên nhân chủ yếu giúp cho xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục mới về kim ngạch dù lượng xuất khẩu giảm Giá cà phê tăng liên tục là do cung không đủ cầu

Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá xuất khẩu bình quân cà phê qua các giai đoạn 2019-2023 Đơn vị: USD/tấn

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Giai đoạn 2021-2023, nhìn chung giá xuất khẩu cà phê Việt Nam có xu hướng tăng Cùng với đó, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng có xu hướng tăng, năm 2022 sản lượng xuất khẩu đạt 3,61 tỷ USD tăng trưởng ấn tượng 31,27% so với năm 2021, tới năm

2023 sản lượng xuất khẩu cà phê đạt 4,24 tỷ USD

Xét về năng suất trồng, cà phê Việt Nam đứng đầu thế giới; về thị phần xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 2 Song, giá cà phê Việt lại quá rẻ, luôn xếp chót bảng trong các nước xuất khẩu Nguyên nhân là do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê dạng thô mà chưa chú trọng vào chế biến sâu Bên cạnh đó, Việt Nam chủ yếu trồng cà phê Robusta trong khi giá cà phê Robusta thấp hơn so với giá cà phê Arabica

Hiện nay, Việt Nam đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu và xuất khẩu sang một số thị trường lớn và khó tính như EU và Mỹ Nhu cầu tìm kiếm cà phê ngon và chất lượng cao ở các thị trường này sẽ góp phần thúc đẩy sản phẩm cà phê của Việt Nam gia tăng thị phần và giá trị tại thị trường này Ví dụ, tại Hà Lan, 80% người tiêu dùng chọn Arabica, còn lại là Robusta 2.2.3 Kênh và dịch vụ phân phối

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê chủ yếu qua hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài nhằm khai thác lợi thế về Logistics và đồng thời giúp nâng cao lợi nhuận Hình thức xuất khẩu gián tiếp được áp dụng chủ yếu thông qua trung gian Trung gian ở đây có thể là nước thứ ba hoặc các nhà phân phối, đại lý của nước nhập khẩu Kênh phân phối này có ưu điểm là đơn giản, đồng thời giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro xuất khẩu khi các doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu về thị trường mục tiêu và chưa đủ tiềm lực để xây dựng thương hiệu mạnh và mạng lưới tiêu thụ trực tiếp tại thị trường này Một số kênh phân phối có thể kể đến như các Hiệp hội trồng cà phê, các vườn trồng cà phê, các công ty rang cà phê, kênh bán lẻ (siêu thị, các cửa hàng cà phê, cửa hàng tiện lợi, thực phẩm hữu cơ)

Xây dựng mô hình dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới

Nghiên cứu được thực hiện trên bộ dữ liệu gồm các chỉ số kinh tế vĩ mô, thu thập với các tần suất khác nhau (theo quý, tháng, tuần) từ các trang web như Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, IMF, WB, trong giai đoạn từ 2019 đến 2023 Lý do để nhóm tác giả lựa chọn giai đoạn 2019 – 2023 vì đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh vào năm 2020, toàn bộ nền kinh tế, các chỉ số kinh tế vĩ mô có biến động mạnh, điều đó góp phần tăng tính kiểm nghiệm cho mô hình

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hàng quý bằng mô hình MIDAS cơ bản trong đó các biến độc lập được lựa chọn theo tần suất khác nhau Các phân tích được thực hiện trên phần mềm Excel và Eviews 12

* Các biến đưa vào mô hình Để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế theo quý, nhóm nghiên cứu dựa trên bộ số liệu gồm 18 biến ứng với 16 chỉ số trong đó: 8 biến tần suất quý, 8 biến tần suất tháng, 2 biến tần suất tuần được mô tả chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.3: Các chỉ số kinh tế STT Chỉ số kinh tế Đơn vị Ký hiệu Tần suất Nguồn dữ liệu

1 Chỉ số giá tiêu dùng CSGTD Tháng Tổng cục

2 Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp

3 Giá xuất khẩu cà phê USD/tấn GXK Tháng Tổng cục Hải quan

4 Khối lượng xuất khẩu cà phê

Nghìn tấn KLXK Tháng Tổng cục Hải quan

5 Tỷ giá USD/VND USD/VND TGUV_M Tháng State bank of

6 Lạm phát % LP Tháng Tổng cục

7 Tăng trưởng nhập khẩu cà phê

8 Diện tích trồng nghìn ha DTT_M Tháng Tổng cục Hải quan

9 Đầu tư trực tiếp ròng Triệu USD DTTTR Quý IMF

10 Tăng trưởng xuất khẩu cà phê

11 Tổng dự trữ quốc tế Triệu USD TDTQT Quý IMF

12 Tài khoản vốn % TKV Quý Tổng cục thống kê

13 Cán cân thanh toán USD CCTT Quý IMF

14 Tăng trưởng GDP % TTG Quý Tổng cục thống kê

15 Sản lượng cà phê triệu tấn SL Quý Tổng cục Hải quan

16 Diện tích trồng cà phê nghìn ha DTT_Q Quý Tổng cục Hải quan

17 Tỷ giá USD/VND USD/VND TGUV_W Tuần State bank of

18 Hợp đồng tương lai của vàng

USD/ounce HDTLV Tuần Investing.com

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả

Trước khi dự báo cho tăng trưởng xuất khẩu cà phê hàng quý của Việt Nam, nhóm nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập cùng tần suất trong 2 nhóm bằng hệ số tương quan Pearson và kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kết quả cho thấy các chuỗi dữ liệu đều có tính dừng, có 2 chuỗi tần suất tuần không dừng đã được loại ra khỏi mô hình

2.3.2 Xây dựng mô hình phân tích dữ liệu tần suất hỗn hợp

Trong nghiên cứu dự báo về tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nhóm đã ứng dụng mô hình MIDAS cơ bản với các tham số trong mô hình được chọn lựa như đã trình bày Nhóm đã xem xét và lựa chọn mô hình gồm 17 biến, trong đó có 16 biến độc lập

Mô hình MIDAS: 16 biến độc lập gồm 8 biến tần suất quý và 8 biến tần suất tháng Đặc thù mô hình MIDAS là dự báo nhanh tăng trưởng xuất khẩu trong kỳ khi mà dữ liệu chưa được công bố dựa trên những thông tin thu thập được đến thời điểm gần nhất Do đó, nhóm nghiên cứu áp dụng cho dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý 1/2024 và quý 2/2024 với dữ liệu tần suất cao được thu thập đến tháng 12/2023 Cách thức dự báo được tiến hành như sau: Nhóm tác giả sẽ tiến hành dự báo quý tiếp theo dựa trên số liệu của quý trước đó và so sánh với giá trị số liệu thực tế của quý đó khi công bố

Ví dụ: kết quả của quý 4/2020 sẽ được sử dụng để dự báo cho kết quả của quý 1/2021 và so sánh kết quả với số liệu thực tế đã được công bố của quý 1/2021; sau đó tiếp tục sử dụng kết quả công bố của quý 1/2021 để dự báo cho quý 2/2021 và so sánh kết quả với số liệu công bố thực tế của quý 2/2021, quy trình dự báo tiếp tục diễn ra tương tự với các quý tiếp theo

Biểu đồ 2.7: Kết quả dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê theo quý của mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả

Qua quá trình xây dựng mô hình trên Eviews 12 nhóm đã cho ra được mô hình kiểm nghiệm dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam theo quý Với dữ liệu kiểm nghiệm trong giai đoạn 2019-2023, biểu đồ được biểu thị bởi hai đường tăng trưởng gồm đường dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam qua mô hình MIDAS (DUBAO_TTXK) và đường tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam thực tế (TTXK) Nhóm đưa ra biểu đồ so sánh giữa hai đường tăng trưởng nhằm mục đích kiểm nghiệm độ tin cậy và tính chính xác của mô hình so với thực tế

Kết quả qua biểu đồ cho thấy hai đường tăng trưởng hầu như có chiều hướng phát triển tại mỗi giai đoạn tương đồng nhau và gần như tiệm cận nhau Qua đó phần nào cho thấy mô hình đã có độ chính xác tương đối, phản ánh được tình hình thực tế tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 mặc dù nền kinh tế tồn tại nhiều biến động khách quan Để kiểm định chi tiết hơn về độ tin cậy và tính chính xác của mô hình dự báo, nhóm nghiên cứu tiếp tục đánh giá các chỉ số của mô hình dự báo

*Đánh giá sai số dự báo

Bảng 2.4: Đánh giá sai số dự báo của mô hình MIDAS Thời gian TTXK (Thực tế) MIDAS (Dự báo) |e|

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả

Bảng 2.5: Kết quả ước lượng mô hình MIDAS dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả Đồ thị của đường dự báo thu được từ mô hình MIDAS trong Biểu đồ và các chỉ số đo lường như chỉ số R-squared, chỉ số đo lường sai số trung bình (RMSE), chỉ số đo lường trung bình giá trị tuyệt đối của sai số (MAE) của mô hình hồi quy ở bảng cho thấy, nhìn chung mô hình MIDAS cơ bản cho kết quả dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê theo quý của Việt Nam khá tốt với các chỉ số cao gần bằng 1 (giá trị càng gần 1 thì mô hình càng tốt) Nhóm tác giả đã lựa chọn cỡ mẫu lớn từ quý 1/2019 đến quý 4/2023 nhằm đưa ra sai số chuẩn nhỏ nhất, sai số chuẩn càng nhỏ cho thấy mô hình có khả năng dự đoán càng chính xác và giải thích biến phụ thuộc tốt

Biểu đồ cho thấy mô hình hầu như có thể dự đoán được các giai đoạn thay đổi lớn của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam, cụ thể trong giai đoạn 2020-2021 khi đại dịch COVID-19 khiến tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam biến động bất thường hay trong năm 2023 tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự suy giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng và chính sách tiền tệ thắt chặt Phương pháp này chứng tỏ sự ưu việt hơn so với các mô hình truyền thống bị giới hạn do sử dụng dữ liệu dạng cân bằng (ví dụ như mô hình chỉ sử dụng dữ liệu tháng hoặc mô hình chỉ sử dụng dữ liệu quý) nên tính linh hoạt sẽ không cao như mô hình MIDAS.

Kết quả dự báo

Biểu đồ 2.8: Kết quả dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê quý I và quý II năm 2024

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Qua đánh giá sai số ở trên cho thấy mô hình MIDAS đã xây dựng có đủ tin cậy và tính chính xác khá cao để dự báo tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Do vậy, nhóm tác giả tiếp tục sử dụng mô hình để dự báo tăng trưởng xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1/2024 đến hết quý 2/2024 dựa trên dữ liệu thực tế của quý 3/2023 như quy trình đã nêu

Biểu đồ 2.8 cho thấy kết quả dự báo tăng trưởng cà phê Việt Nam hai quý đầu năm

2024 có xu hướng tăng lên, cụ thể quý 1/2024 tăng 140,3% và quý 2/2024 tăng 92,97% so với cùng kỳ năm trước Theo đó, nhóm nghiên cứu đã thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp về tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hai quý đầu năm 2024 tại các nguồn dữ liệu chính thống như Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, IMF, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, Từ đó đưa ra mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn này vào khoảng 96,87% với quý 1/2024 và khoảng 58,34% với quý 2/2024

Như vậy có thể thấy, mô hình dự báo và dữ liệu thứ cấp đều đưa ra mức tăng trưởng vượt bậc cho cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 Theo đó, tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trong quý 1 năm 2024 xuất phát từ sự lo ngại thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là cà phê Robusta cùng căng thẳng trên Biển Đỏ làm cho giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và tình trạng này có thể kéo dài Đến quý 2 năm 2024 khi các biến động trên thế giới bớt căng thẳng thì mức tăng trưởng xuất khẩu của cà phê giảm dần.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam

Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê được thể hiện trong quyết định 174/QĐ-Ttg ngày 5 tháng 2 năm 2021 Phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030, cụ thể:

- Chủ động tận dụng các cơ hội, khai thác lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp tục phát huy thế mạnh, tiềm năng nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam

- Triển khai đồng bộ các cam kết quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, trọng tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật, đảm bảo hài hòa hóa hệ thống hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn, quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm ) của Việt Nam với các quy định của quốc tế và thị trường nhập khẩu

- Tập trung phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm NLTS chủ lực, có tính cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm NLTS xuất khẩu và đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế

- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu NLTS gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững; áp dụng khoa học, công nghệ, số hóa trong sản xuất, chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm NLTS

2 Mục tiêu a) Mục tiêu chung

Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm NLTS, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu Tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS của Việt Nam trên thị trường quốc tế b) Mục tiêu cụ thể

+ Giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS của Việt Nam đạt khoảng 50 - 51 tỷ USD vào năm 2025 Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 22 tỷ USD, lâm sản đạt từ 13,5 - 14 tỷ USD, thủy sản đạt 12,5 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1 - 1,5 tỷ USD, các mặt hàng NLTS khác đạt khoảng 1 - 1,5 tỷ USD;

+ Khoảng 20% sản phẩm NLTS của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc;

+ Khoảng 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu

+ Giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam đạt khoảng 60 - 62 tỷ USD vào năm 2030 Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16 - 17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 3 - 4 tỷ USD, mặt hàng NLTS khác đạt khoảng 2 tỷ USD;

+ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt khoảng 6% - 8%/năm;

+ Khoảng 40% sản phẩm NLTS của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc;

+ Khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu Nói riêng cho ngành cà phê, định hướng của Việt Nam trong việc phát triển ngành cà phê được thể hiện trong quyết định số 1392/QĐ-BNN-TT ngày 2 tháng 4 năm 2021 Phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể:

Phát triển “Cà phê đặc sản” Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu “Cà phê đặc sản” ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu và nội địa; đồng thời nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam

- Hình thành cơ chế chính sách, thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam

- Ban hành các quy trình sản xuất cà phê đặc sản Việt Nam

- Định hướng diện tích cà phê đặc sản đạt 11.500 ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích cà phê; sản lượng cà phê đặc sản khoảng 5.000 tấn

- Hoàn thiện cơ chế chính sách, thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam

- Định hướng diện tích đạt 19.000 ha, chiếm khoảng 3% diện tích cà phê Việt Nam; sản lượng cà phê đặc sản khoảng 11.000 tấn

Cũng theo quyết định số 1392/QĐ-BNN-TT ngày 2 tháng 4 năm 2021 Phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, thể hiện định hướng phát triển cà phê đặc sản tại các địa phương Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2021 - 2030, cà phê đặc sản được định hướng phát triển tại 08 tỉnh, gồm: Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

Cà phê chè đặc sản phát triển tại các xã Ẳng Cang, Ẳng Nưa và Ẳng Tở huyện Mường Ảng, với tổng diện tích khoảng 400 ha vào năm 2025 và 650 ha vào năm 2030 Sản lượng dự kiến khoảng 80 tấn vào năm 2025 và 180 tấn vào năm 2030

Phát triển vùng cà phê chè đặc sản tại 11 xã thuộc 4 huyện/thành phố: Thành phố Sơn

La (xã Hua La, Chiềng Đen, Chiềng Cọ); huyện Thuận Châu (xã Phỏng Lái, Chiềng Pha); huyện Mai Sơn (xã Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong); huyện Sốp Cộp (xã Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và) Tổng diện tích khoảng 3.900 ha vào năm 2025 và 5.950 ha vào năm 2030 Sản lượng dự kiến khoảng 1.340 tấn vào năm 2025 và 2.800 tấn vào năm

Phát triển cà phê chè đặc sản tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, với tổng diện tích ổn định khoảng 60 ha đến năm 2025 và 2030, sản lượng dự kiến khoảng 20 tấn

Kiến nghị, đề xuất nhằm tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Một là, Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng viện nghiên cứu giống cà phê, ngân hàng giống nhằm đảm bảo sản xuất được giống cà phê có chất lượng cũng như lựa chọn được giống cà phê thích hợp với từng vùng

Viên nghiên cứu giống cà phê có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và cải tiến các giống cà phê, nhằm tạo ra các loại giống có chất lượng tốt, kháng bệnh, và phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng trồng trọt Nghiên cứu về các giống hạt cà phê có thể giúp tạo ra loại cà phê có khả năng phục hồi tốt hơn trước các điều kiện bất lợi như hạn hán Đầu tư vào cơ sở nghiên cứu và phát triển này sẽ giúp nước ta nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê; đồng thời ,giúp đảm bảo nguồn giống cà phê chất lượng cao cho người nông dân, từ đó gia tăng hiệu suất sản xuất và giúp cải thiện thu nhập của họ Hơn nữa, việc lựa chọn giống cà phê phù hợp với từng vùng cũng sẽ giúp tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho người nông dân

Hai là, Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê

Xây dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cà phê để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển Điều này không chỉ tốt cho ngành cà phê mà còn tốt cho cả nền kinh tế Xây dựng và hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc biệt là với công nghệ chế biến Như không đánh thuế đối với các doanh nghiệp khi họ nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu Có chính sách chuyển giao những công nghệ tiên tiến và phù hợp với khả năng tài chính của chúng ta, nhưng tuyệt đối không cho nhập những công nghệ cũ lạc hậu Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao, cải tiến cơ sở vật chất

Ba là, đẩy mạnh các chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào sản xuất chế biến cà phê

Nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp có thể tiếp thu được công nghệ tiên tiến cũng như cách thức quản lý kinh doanh xuất khẩu cà phê của những tập đoàn kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới Tuy nhiên cũng cần đảm bảo tránh tình trạng biến ngành cà phê Việt Nam trở thành những người làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài, trở thành những người cung cấp nguyên liệu thô cho những nhà đầu tư nước ngoài chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu Bởi vì họ có lợi thế hơn về nguồn lực tài chính, về thị trường và về kinh nghiệm kinh doanh cà phê

Bốn là, Duy trì chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê thông qua tín dụng

Phối hợp với các Ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng cho người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua việc giảm bớt các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như các điều kiện khác Việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu cà phê phải kết hợp hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn Kết hợp với việc hỗ trợ cho nghiệp vụ kinh doanh với việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế biến cà phê xuất khẩu cho các doanh nghiệp Tránh tình trạng hỗ trợ tràn lan khiến, không đồng bộ như việc hỗ trợ cho việc hỗ trợ xây dựng kho dự trữ nhưng không có các công cụ thiết bị bảo quản thì kho cũng sẽ để không, gây lãng phí và không hiệu quả Ngoài ra việc hỗ trợ cũng đảm bảo không để cho các doanh nghiệp và người sản xuất cà phê ỷ lại vào sự hỗ trợ làm giảm tính chủ động khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới Bên cạnh đó cần có chính sách thưởng xứng đáng cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu mới và vào thị trường mới, đặc biệt là việc xuất khẩu cà phê thành phẩm

Hơn nữa, Nhà nước cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm khi kinh doanh xuất khẩu cà phê, mà trước hết là Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào bảo hiểm bằng việc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và của Quỹ hỗ trợ phát triển Sau đó khoản này sẽ được dỡ bỏ dần khi các doanh nghiệp lập được cho mình một quỹ bảo hiểm

Năm là, Cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển

Hàng năm Quỹ hỗ trợ phát triển cần dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một khoản hỗ trợ nhất định trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của mình Trong cơ cấu hỗ trợ cho xuất khẩu thì mức hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê cần được hỗ trợ khoảng 10% Trong đó cần chia ra làm các loại hỗ trợ như thưởng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu Với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thì Quỹ hỗ trợ nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu mua dự trữ và cần kéo dài thời gian cho vay đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Ngoài ra với những khoản vay tín dụng mà quỹ hỗ trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp thì lãi suất phải nhỏ hơn lãi suất tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại khoảng 50% hoặc thấp hơn nữa

Sáu là, Ngoài việc hỗ trợ về vốn cho người trồng cà phê ra thì Nhà nước nên hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê chè cho họ Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cung cấp kiến thức kỹ thuật, đào tạo và hướng dẫn về cách trồng, chăm sóc, và quản lý cà phê chè Cùng với việc hỗ trợ vốn, việc nâng cao kiến thức kỹ thuật cho người trồng cà phê có thể đem lại lợi ích to lớn cho ngành cà phê Việc hỗ trợ kỹ thuật này thông qua việc cử cán bộ kỹ thuật xuống tận cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê cho những hộ trồng cà phê Kỹ thuật thu hoạch, phương pháp bảo quản, sơ chế nhằm hạn chế tổn thất trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch Bên cạnh đó, việc cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê có thể giúp người trồng cà phê nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như tối ưu hóa quy trình sản xuất Đặc biệt, việc hỗ trợ về kỹ thuật cho cây cà phê chè cũng có thể giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến đất đai và nguồn nước

Bảy là, Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Việc đầu tư vào nguồn nhân lực có thể bao gồm việc mở các khóa đào tạo hướng dẫn cho những người nông dân trồng cà phê về kỹ thuật chăm sóc, thu hái và sơ chế, bảo quản cho đến việc giúp đỡ các doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho các công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến cà phê, đặc biệt là những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu Việc đầu tư vào đào tạo và huấn luyện có thể giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ này cũng có thể tập trung vào việc phát triển kỹ năng quản lý, quản lý nông nghiệp bền vững, và các kỹ năng kinh doanh để người lao động có thể tối ưu hóa sản xuất và phát triển kinh doanh cà phê của họ Đồng thời, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ trong việc phát triển sự nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo các phúc lợi cho người lao động có thể thu hút nhân tài và giữ chân họ trong ngành này

Tám là, Chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của từng doanh nghiệp

Các Bộ ngành liên quan cần tăng cường phối hợp trong việc quảng bá về sản phẩm cà phê Việt Nam tại thị trường quốc tế thông qua các chiến dịch truyền thông, tuyên truyền, biên tập cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) và giới thiệu sản phẩm Theo đó, Bộ Công Thương đẩy mạnh đào tạo nâng cao năng lực thực hiện xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, định hướng XTTM đối với ngành hàng cà phê mang tính chiến lược trung - dài hạn Trong đó, chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu, từng bước tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam tại thị trường EU Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh, các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm và cách thức tạo dựng, quảng bá thương hiệu

Chín là, liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu

Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và cơ cấu sản xuất nông nghiệp khá tương đồng, tuy nhiên so với các quốc gia khác, họ lại có trình độ khoa học công nghệ và kinh nghiệm hoạt động thương mại quốc tế để đảm bảo được hiệu quả sản xuất cũng như là khả năng cạnh tranh trong nông sản Cần coi trọng việc mở rộng quan hệ liên kết quốc tế trong cả sản xuất và xuất khẩu thông qua thực hiện các giải pháp sau:

+ Phối hợp trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra những giống cây trồng vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao

+ Phối hợp xây dựng hệ thống kiểm dịch động thực vật xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế

+ Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành nghề sản xuất của Việt Nam như: Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hiệp sản hội Lương thực Việt Nam, song với quá trình tham gia của các Hiệp hội này trên thế giới

3.2.2 Về phía các cơ quan bộ ngành

Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục cùng các địa phương rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất cây trái theo hướng hàng hóa tập trung

Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung tạo điều kiện nhân rộng cánh đồng mẫu lớn, đầu tư công nghệ hiện đại Bên cạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, các địa phương còn khuyến khích người dân chuyển đổi những giống cà phê truyền thống kém hiệu quả sang những giống cây có giá trị kinh tế cao hơn

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w