1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đến xuất khẩu dầu thô của việt nam ở thị trường châu á

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đến xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ở thị trường châu Á
Tác giả Nguyễn Thị Hương, Đỗ Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Liễu Thị Lệ, Nguyễn Thu Hạ
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu (12)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu đề tài (12)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (14)
      • 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (14)
    • 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (15)
      • 1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu (16)
    • 1.6. Kết cấu đề tài nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ (17)
    • 2.1. Tổng quan chung về năng lượng tái tạo (17)
      • 2.1.1. Định nghĩa (17)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (17)
      • 2.1.3. Phân loại (18)
      • 2.1.4. Lợi ích của năng lượng tái tạo (30)
      • 2.1.5. Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo (31)
      • 2.1.6. Xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới (38)
    • 2.2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dầu thô (42)
      • 2.2.1. Các khái niệm có liên quan (42)
      • 2.2.2. Đặc điểm mặt hàng dầu thô xuất khẩu (47)
      • 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu thô (53)
    • 2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu dầu thô (61)
      • 2.3.1. Sản lượng xuất khẩu (61)
      • 2.3.2. Giá trị xuất khẩu (61)
      • 2.3.3. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (62)
      • 2.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn lực (63)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG CHÂU Á (65)
    • 3.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (65)
      • 3.1.1 Thực trạng chung hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (65)
      • 3.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ở trị trường châu Á (74)
    • 3.2. Sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dầu thô ở thị trường châu Á (78)
      • 3.2.1. Đặt vấn đề (78)
      • 3.2.2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất (79)
      • 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu (82)
      • 3.2.4. Kết quả nghiên cứu (82)
      • 3.2.5. Kết luận (85)
    • 3.3. Sự phát triển năng lượng tái tạo ở châu Á (87)
      • 3.3.1. Sự phát triển năng lượng tái tạo ở một số quốc gia nổi bật của châu Á (87)
      • 3.3.2 Thách thức (92)
      • 3.3.4. Cơ hội và tiềm năng (93)
    • 3.4. Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường Châu Á (95)
      • 3.4.1. Đánh giá chung (95)
      • 3.4.2. Đánh giá theo các tiêu chí (97)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG (101)
    • 4.1. Tổng quan về chuyển dịch năng lượng (101)
      • 4.1.1. Chuyển dịch năng lượng (101)
      • 4.1.2. Tổng quan về chuyển dịch năng lượng trên thế giới (101)
    • 4.2. Quan điểm và chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng (103)
    • 4.3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng (105)
      • 4.3.1 Giải pháp chung (105)
      • 4.3.2. Giải pháp đối với PVN (110)
      • 4.3.3 Giải pháp đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước (111)
  • KẾT LUẬN (86)
  • PHỤ LỤC (113)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (117)

Nội dung

Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang dần chiếm vị trí quan trọng trọng sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tậ

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu

Dầu thô là một trong những mặt hàng chiến lược hàng đầu của Việt Nam Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 2,7 triệu tấn dầu thô Đến năm 2023, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 11 đạt 311.483 tấn với trị giá hơn 231 triệu USD, tăng mạnh 29,1% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với tháng

10 Tính chung 11 tháng đầu năm 2023, nước ta thu về từ xuất khẩu dầu thô 1,7 tỷ USD với hơn 2,5 triệu tấn, tăng 4,9% về lượng nhưng giảm đến 14% về trị giá so với cùng kỳ năm trước Giá xuất khẩu bình quân đạt 685 USD/tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022

Thái Lan là thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam Cụ thể, Việt Nam đã xuất sang Thái Lan 989.950 tấn dầu thô trong 11 tháng đầu năm 2023, thu về hơn 666 triệu USD, tăng 23% về lượng nhưng giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 Giá xuất khẩu đạt 673 USD/tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022 Xếp vị trí thứ 2 là Úc, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Indonesia

Tuy nhiên, với sự phát triển hiện đại hóa năng lượng toàn cầu, khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ ngày càng trở nên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc các quốc gia trên thế giới phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sạch và bền vững hơn Do đó, năng lượng tái tạo ra đời và đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng hiện nay trên thế giới Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang dần chiếm vị trí quan trọng trọng sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận (như gió, mặt trời…), cũng như góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu

Sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo thế giới đang ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trên thế giới nói chung và tại thị trường châu Á nói riêng

Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đến xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ở thị trường châu Á”.

Tổng quan nghiên cứu đề tài

Dựa trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là nhân tố sự phát triển năng lượng tái tạo của tác động đến hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang thị trường châu Á, nhóm tác giả đã thu thập và trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đánh giá tác động của năng lượng tái tạo và xu hướng chuyển dịch năng lượng như sau:

Nguyễn Hưng Quang, Thư viện quốc hội, 2022, Khai thác dầu khí ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng: Thực trạng và một số kiến nghị: Phân tích thực trạng giảm sút trữ lượng dầu khí, xác định năng lượng tái tạo sẽ thay thế dầu mỏ và khí đốt, phân tích cơ hội và thách thức, từ đó đề ra kiến nghị để thúc đẩy phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng

Phạm Văn Long & Hoàng Long Nghiên cứu trao đổi, 2023, Xu hướng chuyển dịch năng lượng và hàm ý chính sách cho ngành dầu khí Việt Nam: Phân tích tổng quan chuyển dịch năng lượng trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới các ngành năng lượng hóa thạch Đồng thời, luận án cũng chỉ ra một số bất cập của quy định pháp luật về ngành dầu khí cũng như hàm ý chính sách cho ngành dầu khí Việt Nam để thích nghi với bối cảnh chuyển dịch năng lượng trong thời gian tới.

Nguyễn Thị Cẩm Vân, Báo Kinh tế và Phát triển, số 299 tháng 5/2022, Toàn cầu hóa, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy ARDL để phân tích tác động của GDP, xuất khẩu, CO2 đến tiêu thụ năng lượng tái tạo và phân tích mỗi quan hệ cân bằng dài hạn giữa, phát thải CO2, xuất khẩu và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu: GDP bình quân đẫu người, phát thải CO2 và xuất khẩu có tác động ngược chiều đến tiêu thụ năng lượng tái tạo, có nghĩa là tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ giảm phát thải và xuất khẩu

Nguyễn Hương Chi & Cộng sự, Tạp chí Dầu khí, số 4-2022 trang 39-45, Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong năm 2022: chỉ ra rằng yếu tố chuyển dịch năng lượng sang sử dụng năng lượng tái tạo vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu còn gợi ý một số biện pháp để Tập đòn nói riêng cùng các doanh nghiệp dầu khí nói chung tận dụng cơ hội của năng lượng tái tạo để phát triển hoạt động kinh doanh

Qua tìm hiểu, có rất nhiều công trình nghiên cứu về xu hướng chuyển dịch năng lượng và năng lượng tái tạo, khai thác dầu khí trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng Chúng ta đều hiểu các nhân tố năng lượng tái tạo có ảnh hưởng tới ngành dầu khí.Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về tác động của nhân tố này tới hoạt động xuất khẩu tại một thị trường cụ thể Do đó, đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra góc nhìn bao quát về tình hình xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang thị trường châu Á dưới tác động của năng lượng tái tạo.

Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài nghiên cứu về sự phát triển năng lượng tái tạo và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang thị trường châu Á Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn, từ đó giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô sang thị trường châu Á dưới tác động của sự phát triển năng lượng tái tạo và sự chuyển dịch năng lượng trong giai đoạn tiếp theo

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu, năng lượng tái tạo

Thứ hai, phân tích thực trạng xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang thị trường châu Á và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sự phát triển năng lượng tái tạo đến hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang thị trường châu Á

Thứ ba, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp đối với Nhà nước và cơ quan Nhà nước, Tập đoàn dầu khí Việt Nam nhằm phát huy thế mạnh các yếu tố tích cực và khắc phục, hạn chế các yếu tố tiêu cực từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang thị trường châu Á.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: “Ảnh hưởng của sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đến xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ở thị trường châu Á”

• Các nước trong khu vực châu Á (bao gồm: Thái Lan, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Singapore)

• Một số nước phát triển mạnh về năng lượng tái tạo trên thế giới (bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, các nước trong khu vực EU, )

Phạm vi thời gian: 11 năm từ 1/1/2013 đến hết 31/12/2023

Phạm vi nội dung: Sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới, ảnh hưởng của sự phát triển này đến xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ở thị trường châu Á, và đánh giá mức độ ảnh hưởng đó

Phạm vi nguồn năng lượng tái tạo:

• Nhiên liệu hrdrogen và pin nhiên liệu hydro

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Đánh giá các tài liệu, báo cáo, và nghiên cứu trước đây liên quan đến xuất khẩu dầu thô của Việt Nam và phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực Châu Á Điều này bao gồm cả các báo cáo chính thức từ các tổ chức quốc tế như OPEC, AIE, cũng như các tài liệu từ các cơ quan chính phủ và tổ chức nghiên cứu Việt Nam

Sử dụng dữ liệu thống kê từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nguồn tin tức đáng tin cậy khác để phân tích xu hướng và biến động trong xuất khẩu dầu thô của Việt Nam và ngành năng lượng tái tạo ở khu vực Châu Á

Dữ liệu về hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường Châu Á trong phạm vi 2013- 2023 được thu thập từ các nguồn dữ liệu WorldBank, cơ sở dữ liệu WTO,

1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu thống kê về xuất khẩu dầu thô và phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm phương pháp hồi quy, phân tích phương sai, và các phương pháp khác để đánh giá mối liên hệ giữa các biến số So sánh, đánh giá, dự đoán, sử dụng mô hình hoạt động xuất khẩu và phát triển năng lượng tái tạo để dự đoán xu hướng trong tương lai và đánh giá các kịch bản khả thi.

Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lượng tái tạo và hoạt động xuất khẩu dầu thô

Chương 3: Ảnh hưởng của sự phát triển năng lượng tái tạo đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ở thị trường Châu Á

Chương 4: Định hướng và một số giải pháp phát triển ngành dầu Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ

Tổng quan chung về năng lượng tái tạo

Năng lượng đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã thúc đẩy quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng Quá trình công nghiệp hóa đã làm tăng nhu cầu năng lượng trên thế giới, đặc biệt là năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo được biết đến là năng lượng sinh ra từ những nguồn liên tục, theo chuẩn mực của con người là vô hạn như: năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và các tầng địa nhiệt Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là tách một phần từ các quy trình diễn biến liên tục để áp dụng vào lĩnh vực kỹ thuật

Năng lượng tái tạo (Renewable energy) là năng lượng được tạo ra các nguồn hình thành liên tục, có thể coi là vô hạn như gió, mưa, năng lượng mặt trời, sóng biển, thuỷ triều, địa nhiệt… Năng lượng tái tạo còn được biết đến là năng lượng sạch hoàn toàn hay năng lượng tái sinh

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Trước thế kỷ 19, hầu hết nguồn năng lượng con người sử dụng là năng lượng tái tạo, đặc biệt khối lượng sinh khối truyền thống đã xuất hiện từ 790.000 năm trước Đến năm

1823, nhà phát minh Samuel Brown đã tạo ra động cơ đốt trong và chứng minh tiềm năng của loại nhiên liệu hóa thạch đối với các loại xe điện Đến những năm 1830, tàu hơi nước và đầu máy xe lửa phát triển làm tăng nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi ngành giao thông vận tải và thương mại các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch cũng tăng Trong những năm cuối 1830, các nhà khoa học đã phát hiện ra các hợp chất quang điện, giải phóng năng lượng khi tiếp xúc với ánh sáng Phát hiện này đã dẫn đến sự phát triển pin mặt trời và năng lượng mặt trời Sang năm 1839, William Robert Grove đã phát minh ra pin nhiên liệu hydro đầu tiên, trong đó điện được khai thác từ phản ứng giữa hydro và oxy

Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo lâu đời thứ hai, được sử dụng để chạy thuyền buồm trên sông Nin từ cách đây 7000 năm Đến thập niên 1970, các nhà môi trường đã thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo theo cả hai hướng là thay thế nguồn dầu đang dần cạn kiệt, đồng thời thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ, và các tua bin

18 gió phát điện đầu tiên đã ra đời Mặc dù năng lượng mặt trời đã được sử dụng từ lâu để nung nóng và làm lạnh, nhưng mãi đến năm 1980, các tấm pin mặt trời mới bắt đầu được xây dựng trên các cánh đồng pin năng lượng mặt trời Đến tháng 6/2004, lần đầu tiên đại diện của 154 quốc gia đã họp tại Bonn, Đức trong Hội nghị quốc tế được tổ chức cho các chính phủ trên thế giới về năng lượng tái tạo Mạng lưới chính sách Năng lượng tái tạo cho thế kỷ 21 (REN21) đã nổi lên như một mạng lưới của các bên liên quan về chính sách năng lượng tái tạo toàn cầu với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức, phát triển chính sách và tham gia các hoạt động nhằm hướng đến quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo Tại thời điểm đó, tiềm năng về năng lượng tái tạo trên toàn cầu, đầu tư, chính sách và hội nhập đã được quan tâm Tuy nhiên, ngay cả những dự báo đầy tham vọng cũng không lường trước được sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo đã diễn ra trong thập kỷ trước

Nhận thức toàn cầu về năng lượng tái tạo đã thay đổi đáng kể từ năm 2004 Hơn 10 năm qua, những tiến bộ về công nghệ năng lượng tái tạo vẫn tiếp tục phát triển và nhiều công nghệ đã chứng minh được tiềm năng của chúng và được triển khai nhanh chóng

Mặt trời là nguồn năng lượng khổng lồ Hoạt động của mặt trời thường xuyên tạo ra các dòng bức xạ có năng lượng lớn truyền vào không gian vũ trụ Song, phần bức xạ của phần bức xạ của mặt trời truyền tới trái đất chỉ là một phần rất nhỏ nhưng cũng đủ nuôi sống toàn bộ trái đất chúng ta và đươc coi là nguồn năng lượng vô tận Từ xa xưa, loài người đã biết tận dụng nguồn năng lượng quý giá này trong nhiều hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo thiên nhiên, chinh phục vũ trụ, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình Nắng là dòng bức xạ trực tiếp của mặt trời xuống trái đất, số giờ nắng thể hiện lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xuống bề mặt trái đất Trong đo đạc bức xạ mặt trời, trực xạ là nguồn bức xạ lớn nhất được đo trực tiếp từ nắng Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận để cung cấp nguồn điện sạch, an toàn và đáng tin cậy

Vấn đề sử dụng năng lượng mặt trời đã được các nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm Mặc dù tiềm năng của năng lượng mặt trời là rất lớn, nhưng tỷ trọng năng lượng được sản xuất từ năng lượng mặt trời trong tổng năng lượng tiêu thụ của thể giới vẫn

19 còn khiêm tốn Các ứng dụng của năng lượng mặt trời phổ biến hiện nay bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:

Hệ thống quang điện mặt trời là hệ thống biến đổi trực tiếp năng lượng mặt trời thành điện năng Khối xây dựng cơ bản của hệ thống quang điện mặt trời gồm pin quang điện mặt trời, là một thiết bị bán dẫn được sử dụng để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều Pin quang điện mặt trời được kết nối với nhau để tạo thành môđun PV, thường lên đến 50-200W Các mô-đun quang điện mặt trời được kết hợp với các thành phần ứng dụng khác như biến tần, pin, các linh kiện điện, và hệ thống lắp đặt), tạo thành một hệ thống quang điện mặt trời Các mô-đun có thể được liên kết với nhau để cung cấp năng lượng từ một vài W đến hàng trăm MW

Hầu hết các công nghệ quang điện mặt trời là hệ thống dùng silicon dạng tinh thể Các môđun màng mỏng cũng có thể gồm các vật liệu bán dẫn không chứa silicon, chiếm khoảng 10% thị trường toàn cầu Hệ thống quang điện mặt trời tập trung (CPV - Concentrating PV), trong đó ánh sáng mặt trời được tập trung vào một khu vực nhỏ , mới bắt đầu được triển khai trên thị trường Các tế bào quang điện mặt trời tập trung mang lại hiệu quả rất cao lên đến 40% - nhưng chỉ đối với các bức xạ trực tiếp bình thường Các công nghệ khác như tế bào quang điện mặt trời hữu cơ vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu Bởi vì quang điện mặt trời tạo ra điện năng từ ánh sáng mặt trời, do đó 20 sản lượng điện bị hạn chế bởi thời gian khi mặt trời chiếu sáng Tuy nhiên, IEA đã nhấn mạnh, dự án Tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo không ổn định trong lưới điện (GIVAR) mang lại một số lựa chọn (đáp ứng nhu cầu, sản xuất linh hoạt, cơ sở hạ tầng lưới điện, tích trữ) mang lại hiệu quả chi phí, đồng thời giải quyết những thách thức về năng lượng

Công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời (CSP)

Các thiết bị hội tụ năng lượng mặt trời (CSP) được sử dụng để tập trung năng lượng từ các tia sáng mặt trời nhằm làm nóng thiết bị nhận ở nhiệt độ cao Sau đó nhiệt này được chuyển đổi thành điện năng còn gọi là điện nhiệt mặt trời (STE) Một thiết bị hội tụ năng lượng mặt trời gồm một loạt các tấm thu năng lượng mặt trời và các thiết bị thu, ở đó nhiệt thu được sẽ chuyển thành năng lượng cơ học, sau đó biến đổi sang điện năng Ở giữa hệ thống có một hoặc một số bộ truyền nhiệt hoặc chất lỏng hoạt động, có thể lưu giữ nhiệt và

20 hệ thống làm mát, ẩm hoặc khô Các thiết bị CSP gồm bốn phiên bản khác nhau: máng parabol, tuyến tính Fresnel, tháp và hệ thống đĩa parabol

Công nghệ sưởi ấm và làm mát bằng năng lượng mặt trời

Sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời

Một loạt các công nghệ hiện nay được sử dụng để thu bức xạ mặt trời và chuyển đổi chúng thành nhiệt để sử dụng cho một số ứng dụng Một số công nghệ làm nóng bằng năng lượng mặt trời đã hoàn thiện và có thể cạnh tranh trong một số lĩnh vực nhất định trên thế giới như làm nóng nước sinh hoạt và nước ở các bể bơi

Các công nghệ lâu đời nhất đó là hệ thống nước nóng sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời, lần đầu tiên được phát triển trên quy mô lớn vào những năm 1960 ở một số nước như Australia, Nhật Bản và Israel Kể từ đó, một số thị trường giới thiệt các kế hoạch và cam kết trợ cấp dài hạn cho các công nghệ năng lượng mặt trời (ví dụ như trợ cấp ở Áo và Đức, Israel và Tây Ban Nha) hoặc những lợi thế cạnh tranh của các hệ thống nước nóng mặt trời so với các công nghệ thay thế khác (như Trung Quốc, Síp) Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường công nghệ đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời (cả về công nghệ sản xuất thiết bị và nhu cầu sử dụng cuối cùng)

Công nghệ sưởi ấm bằng nhiệt năng lượng mặt trời cũng đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong 2 thập kỷ qua.Mặc dù đóng góp của năng lượng mặt trời vào sản xuất điện toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức thấp ở mức 3,6%, nhưng nó đã khẳng định vị thế vững chắc trong số các công nghệ năng lượng tái tạo khác, chiếm gần 31% tổng công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt vào năm 2022 (IRENA, 2023)

Công nghệ làm mát bằng năng lượng mặt trời

Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dầu thô

2.2.1 Các khái niệm có liên quan

Theo giáo trình Thương mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010), xuất khẩu được hiểu là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác” Theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 quy định như sau: “ Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ

2.2.1.2 Các loại hình xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên mua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng Xuất khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản Trong loại hình này, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên này phải phù hợp với luật lệ của cả 2 nước là luật mua bán quốc tế Doanh nghiệp sẽ xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế

Xuất khẩu gián tiếp (hay xuất khẩu uỷ thác)

44 Đây là hoạt động xuất khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí uỷ thác Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác

Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

• Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công;

• Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

• Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá được quy định cụ thể: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam

Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra

Gia công hàng xuất khẩu

Gia công hàng xuất khẩu là loại hình mà trong đó, các công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc) từ nước ngoài Sử dụng tư liệu sản xuất đó để gia công, sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt hàng Cuối cùng hàng hóa thành phẩm sẽ được xuất khẩu sang các nước theo chỉ định của công ty đặt hàng

Loại hình này thường được các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có nguồn lao động dồi dào áp dụng Đây không những là điều kiện để các quốc gia đó tiếp cận với những công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho nguồn lao động trong nước

Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhập về Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương

2.2.1.3 Vai trò của xuất khẩu

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu

Các nguồn vốn ngoại tệ như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ, vay nợ, nhận viện trợ, tuy quan trọng nhưng không đóng góp nhiều vào việc tăng thu ngoại tệ hoặc các quốc gia vẫn phải trả bằng cách này hay cách khác Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Chỉ có xuất khẩu hàng hoá là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, nguồn thu này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa và trang trải những chi phí cần thiết khác cho quá trình này, xuất khẩu không những nâng cao được uy tín xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính nước đó

Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển Khi một quốc gia xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát triển các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này Ví dụ như khi một nước xuất khẩu ô tô thì sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất phụ kiện, sản xuất cao su,… Hay sự phát triển của xuất khẩu nông sản sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan đến từng loại

46 nông sản cụ thể Chính điều này làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ, góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của thế giới

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu dầu thô

Sản lượng xuất khẩu dầu thô là lượng dầu thô mà một quốc gia sản xuất và xuất khẩu ra khỏi quốc gia đó để bán trên thị trường quốc tế Điều này thường được đo lường theo thể tích hoặc trọng lượng, chẳng hạn như số lượng thùng hoặc thể tích dầu thô

Sản lượng xuất khẩu dầu thô phản ánh khả năng của một quốc gia trong việc cung cấp dầu thô cho thị trường toàn cầu và có thể ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường dầu mỏ thế giới Nó cũng là một thành phần quan trọng của nguồn thu nhập xuất khẩu cho nhiều quốc gia nơi ngành công nghiệp dầu mỏ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế

Thông thường, sản lượng xuất khẩu dầu thô được đo lường và báo cáo hàng năm hoặc hàng tháng, và thông tin này có sẵn từ các tổ chức quốc tế, cơ quan quản lý dầu mỏ quốc gia, và các nguồn tin tức chính thống khác

Giá trị xuất khẩu dầu thô là tổng giá trị của lượng dầu thô mà một quốc gia xuất khẩu sang các quốc gia khác Điều này thường được tính dựa trên giá trung bình của dầu thô trên thị trường quốc tế nhân với số lượng dầu thô xuất khẩu trong một thời gian cụ thể, thường là trong một năm

Các yếu tố quyết định giá trị xuất khẩu dầu thô bao gồm giá bán dầu thô trên thị trường thế giới, số lượng dầu thô được xuất khẩu, và chất lượng của dầu thô đó Nếu giá dầu thô tăng cao và quốc gia đó xuất khẩu một lượng lớn dầu thô, giá trị xuất khẩu sẽ tăng lên Đối với nhiều quốc gia nơi ngành công nghiệp dầu mỏ đóng vai trò quan trọng, giá trị xuất khẩu dầu thô có thể ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập xuất khẩu và tình hình kinh tế chung của họ

Biểu đồ 2.2 Giá trị của dầu thô xuất khẩu tại Việt Nam từ năm 2012-2022 Đơn vị: triệu đô la Mỹ

Nguồn: Energy - Statistical Research Department

2.3.3 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu là một chỉ số đo lường sự gia tăng của giá trị xuất khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thực đo lường tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, được biểu thị bằng tổng sản phẩm dầu thô quốc nội, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, được điều chỉnh theo lạm phát hoặc giảm phát Nói cách khác, nó cho thấy những thay đổi trong giá trị của

63 mặt hàng dầu thô được sản xuất bởi một nền kinh tế – sản lượng kinh tế của một quốc gia – trong khi tính đến sự biến động giá cả

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu kỳ hiện tại so với giá trị xuất khẩu kỳ trước chia cho giá trị xuất khẩu kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %

Là một chỉ số đo lường phản ánh hiệu quả của việc xuất khẩu, khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dầu thô tăng cao, điều này thường ám chỉ rằng quốc gia đó đang có sự gia tăng đáng kể về việc xuất khẩu nguyên liệu dầu thô và ngược lại Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thực tránh được sự biến dạng do các thời kỳ lạm phát hoặc giảm phát cực đoan gây ra Nó được các nhà hoạch định chính sách sử dụng để xác định tốc độ tăng trưởng theo thời gian và so sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nền kinh tế tương tự với các tỷ lệ lạm phát khác nhau

2.3.4 Hiệu quả sử dụng nguồn lực

Nguồn lực là tất cả các “yếu tố đầu vào” sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc dự trữ để phục vụ sản xuất của một quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, gia đình hoặc cá nhân Theo phương thức tồn tại, có nguồn lực vật thể và nguồn lực phi vật thể; theo tính chất có nguồn lực tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên), hệ thống tài sản quốc gia, nguồn lực xã hội - nhân văn (tri thức, lao động, di sản văn hóa, thông tin, khoa học - công nghệ ), nguồn lực tài chính; theo chủ sở hữu có nguồn lực nhà nước, nguồn lực doanh nghiệp và nguồn lực xã hội

Tiêu chí hiệu quả sử dụng nguồn lực là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu dầu thô của một doanh nghiệp Nguồn lực được sử dụng càng tối ưu thì hoạt động khai thác và thương mại càng hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Một số tiêu chí cụ thể ví dụ như chi phí khai thác, chi phí vận chuyển, năng suất, tỷ lệ khai thác, tỷ lệ hao hụt

Chi phí khai thác dầu: chi phí đầu tư hạ tầng, thiết bị, nhân công để khai thác một đơn vị dầu thô Chi phí này càng thấp thể hiện hiệu quả cao

Chi phí vận chuyển: chi phí đưa dầu thô từ vùng khai thác đến cảng xuất khẩu bằng ống dẫn, tàu chở dầu Đánh giá điều kiện vận chuyển và tối ưu hóa hệ thống hạ tầng giao thông Chi phí này càng thấp thể hiện hiệu quả cao

Tỷ lệ khai thác trữ lượng (trữ lượng dầu khai thác được/tổng trữ lượng dầu) và năng suất lao động (sản lượng dầu khai thác/lao động) cũng cần được theo dõi để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động và tối đa hóa năng suất từ nguồn tài nguyên Hai tiêu chí này càng cao thì thể hiện hiệu quả càng cao

Tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu trữ cũng cần lưu ý để giảm thiểu tối đa hao hụt và nâng cao hiệu quả Tỷ lệ hao hụt càng thấp thì hiệu quả càng cao

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

3.1.1 Thực trạng chung hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

3.1.1.1 Tình hình xuất nhập khẩu chung

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Châu Á đạt 427,6 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2021 Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Á đạt 173,7 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2021, chiếm 46,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Á đạt 293,9 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021, chiếm 81,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Nhập siêu của Việt Nam từ Châu Á có giá trị 120,2 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021

Biểu đồ 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Châu Á giai đoạn 2018 - 2022

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022

• Về khu vực thị trường: Đông Bắc Á là khu vực thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam tại khu vực châu Á, chiếm tỷ trọng 70,4% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến châu Á (giảm 1,5% về tỷ trọng so với năm 2021) và 77,5% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu Á (giảm 1,2% về tỷ trọng so với năm 2021) Đông Nam Á chiếm tỷ trọng 19,6% kim ngạch xuất khẩu (tăng 1,5%) và 16% kim ngạch nhập khẩu (tăng 0,8% về tỷ trọng so với năm 2021) Nam Á chiếm tỷ trọng 5,8% kim ngạch xuất khẩu (tăng 0,5%) và 2,5% giá trị nhập khẩu (giảm 0,1% về tỷ trọng so với năm 2021) Tây Á chiếm tỷ trọng 4,2% giá trị xuất khẩu (giảm 0,5%) và 3,8% giá trị nhập khẩu (tăng 0,6% về tỷ trọng so với năm 2021)

Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam phân theo các khu vực thị trường châu Á năm 2022

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022

Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam ở các khu vực thị trường châu Á theo phân nhóm hàng hóa năm 2022

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022

3.1.1.2 Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam những năm gần đây

Tính chung năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 69,20 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỷ USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2017) Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2018 sẽ tăng 12,7% so với năm 2017

Năm 2018, có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng khác đạt trên 10 tỷ USD Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực chủ

68 yếu thuộc về khu vực FDI Riêng về dầu thô cả năm 2018 tiếp tục giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu so với năm trước: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 2,3 tỷ USD, giảm 21,2% (giảm 39,5% về lượng)

Dựa trên kế hoạch khai thác dầu thô năm 2018 được Chính phủ phê duyệt và giao cho ngành Dầu khí là 11,36 triệu tấn Khai thác dầu thô ở trong nước đạt 12,0 triệu tấn, vượt

675 nghìn tấn (vượt 6,0%) kế hoạch năm

Xuất khẩu dầu thô cả năm 2018 đạt 3,96 triệu tấn, giảm 41,8% so với năm 2017 (do tổng sản lượng khai thác giảm và lượng dầu thô cung cấp cho NMLD Dung Quất tăng 20% so với năm 2017) Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 2,19 tỷ USD, giảm 24,1% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 Giá xuất khẩu dầu thô năm 2018 đạt khoảng 553 USD/tấn, tăng 30,5% so với mức giá bình quân năm 2017 (424 USD/tấn) Giá xuất khẩu dầu thô tăng nhờ vào sự tăng mạnh của giá dầu thô thế giới Tiếp nối đà tăng giá từ cuối năm 2017, giá một số chuẩn dầu thô của thế giới như Brent, WTI có xu hướng tăng giá trong phần lớn khoảng thời gian của năm 2018, sau đó đi xuống trong khoảng 3 tháng cuối năm

Giá dầu thô Brent năm 2018 đạt mức trung bình 71,3 USD/thùng, tăng 17 USD/ thùng, tăng khoảng 31,4% so với mức giá trung bình năm 2017; giá dầu thô WTI đạt mức giá trung bình 65,2 USD/thùng, tăng 14,1 USD/thùng, tăng khoảng 27,7% so với mức giá trung bình năm trước

Trong năm 2018, giá hai loại dầu thô chuẩn thế giới này có cùng xu hướng giảm nhẹ trong Quý đầu của năm, sau đó bật tăng trong suốt Quý 2 và Quý 3 trước khi lao dốc trong Quý cuối Mức giá trung bình tháng cao nhất đối với dầu thô Brent ghi nhận đạt được vào tháng 10/2018, đạt mức giá trung bình 81,2 USD/thùng và mức giá thấp nhất vào tháng 12/2018 đạt 60,3 USD/thùng Giá dầu thô WTI cũng có diễn biến tương tự với mức giá trung bình tháng cao nhất ghi nhận vào tháng 7/2018 đạt 71,0 USD/thùng và thấp nhất 52,7 USD/thùng vào tháng cuối cùng của năm

Diễn biến giá xuất khẩu dầu thô trong cả năm 2018 cũng thuận chiều với diễn biến của giá dầu thế giới Cụ thể, giá xuất khẩu đạt mức cao nhất vào tháng 9 (đạt 610 USD/tấn) và tháng 10 (đạt 620 USD/tấn) Giá xuất khẩu ở mức thấp nhất trong những tháng cuối năm, trong đó tháng 12 chỉ đạt 431 USD/tấn

Ba thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Australia Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc với kim ngạch 594,49 triệu USD đã ghi nhận mức giảm 41% so với năm 2017 Xuất khẩu sang Thái Lan đạt 541,59 triệu USD, tăng 15,8% và xuất khẩu sang Australia đạt 451 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với năm 2017 Tính riêng 3 thị trường này đã chiếm khoảng 72% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu dầu thô sang một số thị trường khác như Nhật Bản (194,5 triệu USD), Singapore (111,8 triệu USD), Hàn Quốc (111,2 triệu USD), Hoa Kỳ (68,4 triệu USD), Malaysia (42,3 triệu USD)

Kế hoạch khai thác dầu thô năm 2019 được Chính phủ phê duyệt và giao cho ngành Dầu khí là 12,37 triệu tấn Thực hiện năm 2019 đạt 13,09 triệu tấn, vượt 721 nghìn tấn (vượt ≈ 5,8%) kế hoạch năm Xuất khẩu dầu thô cả năm 2019 đạt 4 triệu tấn, tăng 0,4% so với năm 2018 Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 2,03 tỷ USD, giảm 7,5% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 Giá dầu thô Brent năm 2019 đạt mức trung bình 64,2 USD/thùng, giảm 10,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong khi nguồn cung tăng từ các khu vực khác trên thế giới bù đắp cho phần sản lượng bị cắt giảm bởi OPEC+ Giá xuất khẩu dầu thô năm 2019 đạt khoảng 511 USD/tấn, giảm 7,9% so với mức giá bình quân năm 2018 (555 USD/tấn)

Năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam với tổng lượng xuất khẩu năm 2019 là 1,14 triệu tấn, kim ngạch 573,6 triệu USD, tăng 8% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với năm 2018 Với tổng lượng xuất khẩu 728 nghìn tấn, tăng mạnh 110% so với năm 2018, Nhật Bản vươn lên đứng vị trí thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản năm 2019 đạt 375,1 triệu USD, tăng 93% so với năm 2018 Xuất khẩu dầu thô sang Australia trong năm 2019 giảm mạnh về lượng, đạt gần 126 ngàn tấn, giảm 85% so với năm 2018; trị giá đạt 65,6 triệu USD, giảm 86% so với năm 2018

Bảng 3.1 Thị trường dầu thô năm 2019

Quốc 1.140.423 573.518.978 1.059.084 595.189.165 8 -3,6 Nhật Bản 728.135 375.973.855 347.320 194.505.115 110 93 Thái Lan 652.894 335.973.855 926.935 523.840.649 -30 -36 Singapore 410.941 213.792.560 228.132 115.592.950 80 85 Malaysia 380.672 196.087.016 119.669 60.194.782 218 226 Hàn Quốc 263.225 134.659.192 188.876 111.192.260 39 21 Australia 125.955 65.568.952 882.227 453.142.739 -85 -86

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2019

Xuất khẩu dầu thô cả năm 2020 đạt 4,66 triệu tấn, tăng 17,1% so với năm 2019, trị giá xuất khẩu đạt 1,57 tỷ USD, giảm 23,1% so với năm 2019 Kim ngạch xuất khẩu giảm do giá xuất khẩu dầu thô bình quân năm 2020 giảm mạnh, đạt bình quân khoảng 338 USD/tấn, giảm 34,4% so với mức giá bình quân năm 2019 (515 USD/tấn) Nhu cầu dầu thô thế giới trong năm 2020 đã chịu tác động mạnh bởi các biện pháp kiểm soát hoạt động di chuyển, sản xuất, du lịch để phòng chống dịch Covid-19 Tháng 4 năm 2020 là thời điểm giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Hoa Kỳ rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử: Ngày 21 tháng 4, giá dầu WTI giảm xuống âm 37,6 USD/thùng, dầu Brent cũng dưới 20 USD/thùng Khi chỗ chứa dầu trong đất liền đã chật cứng, dầu được chuyển lên các tàu neo trên biển Để bảo vệ giá dầu, OPEC+ (gồm các nước xuất khẩu dầu mỏ, Nga và các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC khác) đã nhất trí một thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử để đối phó với nhu cầu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 OPEC+ đã đồng ý giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc OPEC+ tuân thủ mạnh mẽ theo thỏa thuận giảm sản lượng cộng với sụt giảm từ các nhà sản xuất khác, dẫn đầu là Mỹ và Canada, khiến sản lượng toàn cầu giảm gần 14 triệu thùng/ngày kể từ tháng 4/2020

Năm 2020, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam với tổng lượng xuất khẩu tăng 92% so với năm trước, đạt 2,11 triệu tấn và trị giá xuất khẩu đạt 713,8 triệu USD, tăng 28,8% Với tổng lượng xuất khẩu đạt 959,3 nghìn tấn, tăng 33,9%

Sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dầu thô ở thị trường châu Á

Dầu thô có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu, cũng như đối với từng quốc gia Ngành dầu thô luôn là ngành mũi nhọn của các quốc gia, cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng nhất cho xã hội hiện đại, đặc biệt là để sản xuất điện và nhiên liệu cho các

79 phương tiện giao thông vận tải Ngành dầu thô còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón và nhiều ngành khác - trở thành ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội Ngành này mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu, chi phối và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên dầu thô Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong khu vực Châu Á - một trong những thị trường chiến lược quan trọng nhất Theo thống kê của một vài trang thông tin chính thống, số liệu về kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam có những thay đổi đáng kể do sự tác động của một vài yếu tố bên cung, bên cầu hay ảnh hưởng bởi yếu tố mới như nhu cầu sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Chính vì thế nên để duy trì và phát triển hoạt động này một cách hiệu quả, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trở thành một bước quan trọng và cần thiết Việc hiểu rõ và đánh giá đúng những yếu tố này sẽ giúp tạo ra các chiến lược xuất khẩu dầu thô mang lại lợi ích tối đa cho Việt Nam, đồng thời giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế

3.2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất:

3.2.2.1 Lý thuyết về lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế

Mô hình trọng lực là mô hình được dùng để dự đoán thương mại hai chiều phụ thuộc vào khoảng cách giữa những nền kinh tế và quy mô của chúng Theo CIEM (2016), “mô hình lực hấp dẫn được sử dụng trong phân tích thương mại, đầu tư, lao động giữa các quốc gia với nhau”, đã và đang được vận dụng phổ biến ở nghiên cứu hiện đại nhằm lý giải thương mại giữa 2 nước, bởi những mô hình cổ điển khác hay những lý thuyết kinh tế hiện đại vẫn chưa đủ sức đánh giá mức độ của luồng thương mại Và nó khai sinh từ định luật vạn vật hấp dẫn được Newton tìm thấy ở thế kỷ XVII

Các nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết này để dự đoán những khuynh hướng thương mại, ảnh hưởng từ những FTA (hiệp định thương mại tự do), FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), Mô hình này lần đầu tiên được Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) trình bày GM được xây dựng nhằm đo lường giá trị kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước Mô hình biểu thị cho thương mại đơn giản và cơ bản nhất do Tinbergen (1962) đề xuất giữa 2 nền kinh tế A và B được thể hiện qua công thức dưới đây:

Trong đó: EXPORT là giá trị kim ngạch xuất khẩu giữa 2 quốc gia, Y là quy mô nền kinh tế ở 2 nước, được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của từng quốc gia, 𝜀 là một hằng số, D là khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, được giả định là tỷ lệ nghịch với quy mô luồng hàng hóa Khoảng cách địa lý được tính từ trung tâm kinh tế hay thủ đô, tượng trưng cho thời gian giao hàng cũng như chi phí vận tải

Tiến hành lấy Logarit cả 2 vế của phương trình, ta có thể biến đổi thành 1 công thức tuyến tính áp dụng vào phân tích kinh tế lượng dưới đây:

Trong đó: GDP là quy mô nền kinh tế của 2 nước; DIS là khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia Khoảng cách địa lý được tính từ thủ đô hoặc trung tâm kinh tế, tượng trưng cho thời gian giao hàng và chi phí vận tải; 𝛽 1 , 𝛽 2 , 𝛽 3 là hệ số hồi quy riêng của mỗi yếu tố ở mô hình; là sai số ngẫu nhiên với logarit tự nhiên theo phân phối chuẩn hay 𝐸(𝑙𝑛𝜀) = 0

Tuy mô hình này ban đầu bị đánh giá là không có cơ sở thuyết phục, nhưng các nghiên cứu sau đó như Anderson (1979), Bergstrand (1985), Helpman (1987), Bergstrand (1989), đã thêm nền tảng lý thuyết và thực nghiệm vào mô hình, cụ thể: Bergstrand (1985) đã bổ sung thêm nhóm các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia i với j; Linneman (1966) đã hệ thống lại những yếu tố chi phối thương mại thành 3 nhóm: (1) yếu tố tác động tới nguồn cung xuất khẩu từ quốc gia xuất khẩu (GDP, GNP, dân số nước xuất khẩu, FDI vào nước xuất khẩu và GDP, GNP bình quân đầu người ở quốc gia xuất khẩu), (2) yếu tố tác động tới cầu nhập khẩu tại quốc gia nhập khẩu (GDP, GNP, dân số nước nhập khẩu và GDP, GNP bình quân đầu người quốc gia nhập khẩu) và

(3) yếu tố ngoại tác tượng trưng cho “sức cản” hay “thúc đẩy” thương mại (tỷ giá hối đoái thực giữa 2 quốc gia, văn hóa và ngôn ngữ của các nước, độ mở thương mại ở các nước, hạn ngạch thuế quan và hàng rào kỹ thuật, vị trí địa lý, khoảng cách địa lý và biên giới) Cho đến nay, mô hình này vẫn được sử dụng khá phổ biến

3.2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế như trình bày trên và thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: (Hình 3.1)

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Từ đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình lực hấp dẫn mở rộng để lượng hóa yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam dưới đây:

Lấy logarit hai vế và đặt lnA=0 để đưa mô hình về dạng tuyến tính với mục đích ước lượng hồi quy, ta được mô hình sau:

Trong đó: 0 là hằng số cố định m i là hệ số hồi quy biểu thị mức độ ảnh hưởng của yếu tố i thuộc mô hình (i = 1,2,3,4,5); là sai số ngẫu nhiên của mô hình

Bảng 3.5 Các biến quan sát của mô hình nghiên cứu

EX Kim ngạch dầu thô xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Á Nghìn USD

Q Sản lượng dầu thô khai thác của Việt Nam Nghìn tấn

REC Tổng công suất năng lượng tái tạo đưa vào vận hành trên thế giới

P Giá dầu thô thế giới USD/thùng

GDPim Tổng GDP các nước châu Á nhập khẩu dầu thô Việt

• Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu

Bài viết sử dụng dữ liệu bảng (panel data) gồm 10 quan sát giai đoạn 9 năm từ 2013-

2022, giữa nước ta và 7 nước đối tác nhập khẩu thuộc khu vực châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia (tất cả quan sát đều theo từng năm)

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: UN Comtrade, Trademap, World Bank, Tổng cục thống kê, OECD, International Financial Statistics (IFS)

• Phương pháp phân tích dữ liệu

Bài viết sử dụng phân tích hồi quy với bộ số liệu thu thập được từ mô hình (Pooled) OLS cơ bản nhất, sau đó đến lượt FEM và REM Tiếp theo, nhằm kiểm định sự thích hợp của những phương pháp hồi quy với những dữ liệu này, tác giả đi theo những bước kiểm định lần lượt là: F test, LM test và Hausman test

3.2.4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 3.6 Thống kê mô tả dữ liệu những biến trong mô hình

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 biến có ý nghĩa về mặt thống kê Những biến độc lập có ý nghĩa thống kê lần lượt là biến InQ, InREC, InP, InGDPim Các biến có ý nghĩa InQ, InREC, InP, InGDPim thống kê ở mức 1%

Bảng 3.7 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu lần 1

Biến số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t lnQ 1009652 1754258 0.58 0.590 lnREC -.4162157 5264118 -0.79 0.465 lnP 29.94621 6.327979 4.73 0.005

Biến số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t lnQ 1009652 1754258 0.58 0.590 lnGDPim -136.3453 75.4391 -1.81 0.324

Nguồn: Kết quả của nhóm tác giả từ phần mềm STATA14

Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS cho thấy biến lnQ không có ý nghĩa về mặt thống kê do giá trị p>5% Tiến hành loại bỏ biến này khỏi mô hình và kiểm định lần 2

Bảng 3.8 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu lần 2

Biến số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t lnREC -.6947386 1952867 -3.56 0.012 lnP 28.69104 5.599485 5.12 0.002 lnGDPim -119.1392 65.28868 -1.82 0.118

Nguồn: Kết quả của nhóm tác giả từ phần mềm STATA14 3.2.4.3 Kiểm định đa cộng tuyến

Sự phát triển năng lượng tái tạo ở châu Á

3.3.1 Sự phát triển năng lượng tái tạo ở một số quốc gia nổi bật của châu Á

Châu Á là một trong những khu vực có tiềm năng lớn nhất để phát triển năng lượng tái tạo, do sự đa dạng của địa lý, khí hậu, và tài nguyên Đồng thời, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng này ở châu Á chiếm hơn 40% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu vào năm 2019 Để đáp ứng nhu cầu này, châu Á cần đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, và khí Chính vì thế năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp hiệu quả để chuyển đổi năng lượng ở châu Á

Sự phát triển năng lượng tái tạo ở châu Á đang diễn ra nhanh chóng và đa dạng Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2020, châu Á đã đầu tư hơn 120 tỷ USD vào năng lượng tái tạo, chiếm hơn 40% tổng số đầu tư toàn cầu Châu Á cũng là khu vực có nhiều công suất năng lượng tái tạo nhất thế giới, với hơn 1.200 GW vào năm 2019 Các nước châu Á đã đặt ra những mục tiêu và kế hoạch hành động để tăng cường việc sử dụng năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực như điện, giao thông, công nghiệp, và nhiệt

Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và gió là hai nguồn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á, nhờ vào sự giảm giá của công nghệ, sự hỗ trợ của chính sách, và sự tham gia của các nhà đầu tư Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc là những thị trường lớn nhất cho năng lượng mặt trời và gió ở châu Á, trong khi các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, và Philippines cũng có những bước tiến đáng kể Cụ thể, một số quốc gia châu Á đang dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như:

Trong vòng 40 năm qua, Trung Quốc đã chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất hàng hóa Tốc độ tăng trưởng ấn tượng của quốc gia này gắn liền với kế hoạch dài hạn của chính phủ và nỗ lực của toàn dân Từ một nền kinh tế đang phát triển, Trung Quốc được đưa vào nhóm nền kinh tế đang chuyển tiếp và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Tuy nhiên, sự phát triển nhanh tróng này gắn với nhu cầu điện năng tại Trung Quốc tăng gấp nhiều lần trong vài thập kỷ qua Trong suốt nhiều năm, nước này đã liên tục xây mới một loạt các nhà máy điện than than Tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi chính quyền trung ương chuyển giao quyền hạn trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện cho tỉnh Hiện nay, công suất phát điện tại Trung Quốc đang khá dư thừa và nhiều nhà máy hiện đang ngừng hoạt động Do quan ngại ngày càng tăng về tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu cũng như tốn chi phí xây dựng các nhà máy để rồi sau đó bị bỏ không, chính quyền trung ương đã can thiệp và yêu cầu các chính quyền cấp tỉnh ngừng xây dựng nhiều nhà máy điện than mà đã được quy hoạch Mặc dù còn nhiều lo ngoại và chỉ trích cho rằng, các công ty Trung Quốc đang chuyển trọng tâm xây dựng các nhà máy điện than sang nước ngoài, nhưng dường như ngành điện than đã chạm ngưỡng tại quốc gia này – đây là tin tốt đối với phát triển môi trường Sự chuyển dịch này tại Trung Quốc đã khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế thay đổi dự báo về nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu

Việc tẩy chay than đá sẽ có nhiều tác động tích cực Điều này không những sẽ cắt giảm phát thải CO2 mà còn cả lượng phát thải SO2 cũng như các hạt vật chất mịn, giảm tác động đối với sức khỏe con người Ngành khai thác than đã ghi nhận nhiều tai nạn và thảm họa lao động với hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm trong các vụ sập hầm và các sự cố khác

Trung Quốc cũng đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng các đập nước và có lượng đập thủy điện lớn nhất thế giới Đây cũng là nơi có một trong những đập thủy điện quy mô lớn nhất thế giới – Đập Tam Hiệp Dự án khổng lồ này của Trung Quốc khiến cả thể giới chú ý do đây là một công trình kỳ vĩ và phải trả giá khá đắt về môi trường và xã hội (hơn 1 triệu người đã phải di dời để phục vụ công tác xây dựng đập, các khu vực rộng lớn có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh học và lịch sử đã bị nhấn chìm)

Gần đây Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu định hướng cơ cấu điện năng theo hướng mới Tính đến nay, Trung Quốc là nước có những kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân quy mô lớn nhất thế giới với 37 lò phản ứng đang hoạt động, 20 lò phản ứng đang được xây dựng và nhiều lò phản ứng đang nằm trong kế hoạch Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu điện năng của Trung Quốc và người ta không thấy hào hứng mấy với công nghệ này Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối của người dân địa phương

Không nghi ngờ gì, Trung Quốc đang là nhân tố thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo trên toàn cầu Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thực trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc, trong khi nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao, khả năng phát triển khá nhanh của năng lượng tái tạo và các cơ hội kinh tế liên quan đến các ngành năng lượng tái tạo Trung Quốc hiện đang đi đầu thế giới trong việc sản xuất pin năng lượng mặt trời và tuabin gió, cũng như trong công suất lắp đặt tổng thể các loại năng lượng này

Vào những năm 1980, Thái Lan là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chất châu Á Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính năm 1997 đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nước này Năm 2016, Thái Lan được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 25 thế giới GDP bình quân đầu người của Thái Lan ở mức 5.889 USD năm 2016 Nhiều khu vực nông thôn vẫn còn nghèo đói và thiếu vốn đầu tư phát triển

Thái Lan đã khởi xướng một chiến dịch nhằm giảm mức độ phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu thô vào năm 1980 cũng như những năm 1990 Nhờ đó, hoạt động cung cấp điện ở quốc gia này hiện phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên nhiều hơn Năm 2015, 67% điện năng của Thái Lan được sản xuất từ khí thiên nhiên và dự báo tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 51% vào năm 2028 và 37% vào năm 2038 Khoảng 18% điện năng tiêu thụ tại Thái Lan trong năm 2015 được sản xuất từ than cứng và than non Rất nhiều kế hoạch liên quan đến năng

90 lượng đã được đưa ra Trước đây, Chính phủ Thái Lan không ưu tiên năng lượng tái tạo nhưng tình hình đang bắt đầu thay đổi do ý thức môi trường và quan ngại về an ninh năng lượng đã cải thiện Chính phủ đặt mục tiêu nâng mức tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 20% tổng điện năng tiêu thụ tới năm 2038 so với mức gần 5% vào năm 2015

Nhật Bản và Hàn Quốc

Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia thịnh vượng nhất ở khu vực châu Á Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, trong khi Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 11 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 38,917 USD trong năm

2016, trong khi con số này ở Hàn Quốc là 27,539 USD Nhật Bản và Hàn Quốc đều phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu xăng dầu, than và khí đốt tự nhiên Cả 2 nước đều tìm đến năng lượng hạt nhân để tăng cường an ninh năng lượng, mặc dù lựa chọn này hiện đang gây nhiều tranh cãi và tương lai của ngành năng lượng hạt nhân ở nhiều quốc gia đang đứng trước bất ổn Do hậu quả của tuyên bố cấm vận dầu mỏ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào năm 1973, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu tăng cường đầu tư vào năng lượng hạt nhân để có thêm giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia Đông Á này cũng thúc đẩy mạnh mẽ đối thoại năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo kể từ những năm 1970 Tính đến đầu năm 1990, Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về lượng pin quang điện được lắp đặt Vào đầu những năm 2000, mặc dù hoạt động lắp đặt các trạm pin năng lượng mặt trời gặt hái nhiều thành công nhưng Chính phủ Nhật Bản đã ngừng hỗ trợ cho chương trình này Do đó, Đức đã vượt nhanh Nhật Bản và vươn lên dẫn đầu thế giới Thay vì tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ Nhật Bản đã đặt ra các kế hoạch tham vọng nhằm tăng công suất sản xuất năng lượng hạt nhân thêm 35% Đây là yếu tố chính phía sau cam kết của Chính phủ đưa ra vào năm 2010 về việc tới năm 2020 sẽ cắt giảm 25% mức phát thải CO2 so với năm 1990 Nhật Bản và Hàn Quốc đều phát triển các ngành xuất khẩu chính trong các lĩnh vực như điện tử, ô tô và hóa chất Quá trình công nghiệp hóa này chủ yếu lấy nhiên liệu từ than, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng hạt nhân và một lượng nhỏ thủy điện Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, quá trình công nghiệp hóa đều đi kèm với những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng Sau sự cố điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3 năm 2011, Nhật Bản rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng mới Quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng hạt nhân để có điện tiêu thụ, với hơn một phần ba điện năng được cung cấp từ các lò phản ứng hạt nhân Sau sự cố này, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã bọ tạm ngừng để chờ phê duyệt tái khởi động theo quy chế

91 an toàn mới Quá trình phê chuẩn mất rất nhiều thời gian Một số nhà máy được hoạt động trở lại sau đó lại bị tạm dừng do bị kiện cáo và vấp phải sự phản đối từ phía người dân địa phương Trước sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã có 54 lò phản ứng nhạt nhân hoạt động tại Nhật Bản Tính đến nay, chỉ còn 42 lò phản ứng còn khả năng hoạt động và chỉ 5 trong số đó đang vận hành Chính phủ Nhật Bản đang mong muốn khởi động thêm các lò phản ứng hạt nhân và hướng tới mục tiêu khôi phục lại tỷ lệ 20-22% năng lượng hạt nhân trong cơ cấu điện quốc gia Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ công chúng, đặc biệt là từ nhiều cộng đồng dân cư sinh sống gần nhà máy điện hạt nhân Một biểu giá điện hỗ trợ rất tốt đã được xây dựng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima nhằm thúc đẩy phát triển của năng lượng tái tạo, dẫn đến bùng nổ số lượng lắp đặt quang điện Tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh hạ biểu giá điện hỗ trợ nên nhiều khả năng tốc độ gia tăng lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo sẽ giảm Đồng thời các công ty điện lực tại Nhật đã tận dụng quyền hạn của mình để áp mức trần với lượng năng lượng tái tạo được hòa vào mạng lưới điện khu vực do các công ty này vận hành nhằm cản trở việc phê chuẩn xây dựng các cơ sở năng lượng tái tạo mới Tương tự Nhật Bản, Hàn Quốc phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đối với dầu mỏ, than và khí đốt tự nhiên Nhưng Hàn Quốc phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân còn nhiều hơn cả Nhật Bản với khoảng một phần ba điện năng được cấp từ nguồn này Giống như ở Nhật, ngành công nghiệp hạt nhân cũng phát triển mạnh mẽ tại Hàn Quốc và hai nước đều có những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này Và cũng như ở Nhật, mức độ phản đối năng lượng hạt nhân tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng Ông Moon Jae- In, người được bầu làm tổng thống Hàn Quốc hồi tháng 5/2017, đã thực hiện chiến dịch chấm dứt sự phụ thuộc của nước này vào năng lượng hạt nhân và than nhập khẩu Nhà lãnh đạo này thể hiện mong muốn chuyển đổi cấu trúc năng lượng của Hàn Quốc hướng tới sử dụng khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo Ngành công nghiệp hạt nhân Hàn Quốc đang phản ứng mạnh mẽ và vẫn chưa có gì chắc chắn về mức độ chuyển dịch cơ cấu năng lượng tại quốc gia này trong tương lai Tuy nhiên, chắc chắn trong những năm tới, Hàn Quốc vẫn sẽ tích cực rót vốn để phát triển năng lượng tái tạo

Indonesia Được sự uỷ quyền của Chính phủ Indonesia, Bộ Năng lượng và các tài nguyên khoáng sản đã thông qua “Chính sách phát triển năng lượng tái tạo và bảo tồn năng lượng (Năng lượng xanh)” ngày 22 tháng 12 năm 2003 [11] Tầm nhìn đã được xác định rõ trong chính

Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường Châu Á

Từ kết luận của mô hình trọng lực và những số liệu thống kê, phân tích, mô tả có thể thấy rằng sự phát triển năng lượng tái tạo đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đến ngành dầu khí trên thế giới nói chung và hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường châu Á nói riêng Một số ảnh hưởng đáng chú ý như:

Sự gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió trên toàn cầu đã gây ra một xu hướng giảm nhu cầu sử dụng dầu thô Đặc biệt, các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ đang dần chuyển đổi từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo Điều này đã làm giảm lượng dầu thô mà các quốc gia này cần nhập khẩu từ các nhà sản xuất như Việt Nam

Trung Quốc và Ấn Độ, hai trong những quốc gia lớn nhất và đang phát triển nhanh nhất thế giới, đã đặt mục tiêu mạnh mẽ về việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo như một phần quan trọng của chiến lược năng lượng bền vững của họ Việc đầu tư vào các dự án điện mặt trời và gió, cùng với việc thúc đẩy công nghệ năng lượng tái tạo, đã giúp họ giảm phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu Do đó, lượng dầu thô mà Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đã giảm dần theo thời gian Tổng kết lại, sự phát triển năng lượng tái tạo đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang các thị trường châu Á, thông qua việc giảm nhu cầu của

96 các quốc gia tiêu thụ lớn và sự chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo trong các nguồn cung cấp năng lượng quan trọng

Sự cạnh tranh từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tạo ra một áp lực giảm giá trị thị trường của dầu thô Sự gia tăng về hiệu suất và tính hiệu quả của công nghệ điện mặt trời và gió đã khiến cho các nguồn năng lượng tái tạo trở nên ngày càng cạnh tranh hơn so với dầu thô trong việc cung cấp năng lượng cho thị trường Điều này đã dẫn đến một tình hình thị trường năng lượng với giá cả áp đảo bởi các nguồn năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh này, dầu thô của Việt Nam phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Với việc giảm giá trị thị trường của dầu thô, Việt Nam phải nỗ lực hơn để duy trì và mở rộng thị phần của mình trong các thị trường châu Á Điều này có thể đòi hỏi các biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ như giảm giá thành sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, và tối ưu hóa quy trình sản xuất để cạnh tranh với các nguồn cung cấp khác trên thị trường

Sự cạnh tranh từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt cho dầu thô của Việt Nam trên thị trường năng lượng Để duy trì và mở rộng thị phần của mình, Việt Nam cần phải thực hiện các biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ và hiệu quả

Sự thay đổi trong chính sách năng lượng

Trong bối cảnh tình hình môi trường và năng lượng toàn cầu, việc các quốc gia Châu Á áp dụng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu là một bước quan trọng Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm cơ hội xuất khẩu dầu thô của Việt Nam và tăng áp lực cạnh tranh từ các nguồn năng lượng sạch

Việc áp dụng chính sách hỗ trợ và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo có thể dẫn đến sự chuyển đổi từ nguồn năng lượng dựa vào dầu thô sang các nguồn năng lượng sạch, như điện gió và điện mặt trời, ở các quốc gia Châu Á Điều này không chỉ giảm nhu cầu về dầu thô, mà còn mở ra cơ hội cho các quốc gia sản xuất năng lượng tái tạo để phát triển và mở rộng thị trường của họ Tuy nhiên, với Việt Nam - một quốc gia dựa vào xuất khẩu dầu thô - điều này đồng nghĩa với việc mất đi một phần của thị trường xuất khẩu chính

Hơn nữa, việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo cũng tạo ra áp lực cạnh tranh từ các nguồn năng lượng sạch khác Các quốc gia sản xuất năng lượng tái tạo có thể trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ cho dầu thô từ Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh giá thành sản xuất năng lượng tái tạo giảm và trở nên cạnh tranh hơn

Tóm lại, trong khi việc khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích môi trường và năng lượng, nó cũng đồng nghĩa với việc đối mặt với những thách thức mới đối với các quốc gia dựa vào xuất khẩu dầu thô như Việt Nam, bao gồm giảm cơ hội xuất khẩu và tăng áp lực cạnh tranh từ các nguồn năng lượng sạch

3.4.2 Đánh giá theo các tiêu chí

Sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường châu Á lên xuống không đều qua các năm, đặc biệt từ 2013 đến 2023 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu, nhưng trong khoảng thời gian 8-9 năm gần đây, năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ hơn nên nó là một trong những lý do đáng kể đến sự biến động sản lượng xuất khẩu dầu thô

Sự gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió trên toàn cầu đã gây ra một xu hướng giảm nhu cầu sử dụng dầu thô Đặc biệt, các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ đang dần chuyển đổi từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo Điều này đã làm giảm lượng dầu thô mà các quốc gia này cần nhập khẩu từ các nhà sản xuất như Việt Nam Trung Quốc và Ấn Độ, hai trong những quốc gia lớn nhất và đang phát triển nhanh nhất thế giới, đã đặt mục tiêu mạnh mẽ về việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo như một phần quan trọng của chiến lược năng lượng bền vững của họ Việc đầu tư vào các dự án điện mặt trời và gió, cùng với việc thúc đẩy công nghệ năng lượng tái tạo, đã giúp họ giảm phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu Do đó, lượng dầu thô mà Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đã giảm dần theo thời gian Tuy nhiên, số liệu thông kê cho thấy sản lượng dầu thô nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc cũng có dấu hiệu tăng, đó là do một phần ảnh hưởng của Covid

19 Cụ thể, vào giai đoạn cuối 2019, khi đại dịch Covid bùng nổ, sản lượng dầu thô nhập khẩu giảm mạnh nhưng đến năm 2022 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế khôi phục thì con số ấy được tăng lên, tuy nhiên nó sẽ không tăng đến mức cao như trước

98 bởi Trung Quốc là một trong những nước đi đầu về năng lượng tái tạo và nó đang dần giảm sản lượng nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam Ở một số nước còn lại, sự biến động về sản lượng dầu thô cũng chưa thực sự rõ ràng bởi sự gia nhập của năng lượng tái tạo đang chưa thực sự phát triển mạnh mẽ ở các nước này, tuy nhiên trong tương lai khả năng cao sẽ có ảnh hưởng lớn về sản lượng nhập khẩu dầu thô ở các nước này do phát triển năng lượng tái tạo

Tổng kết lại, sự phát triển năng lượng tái tạo đã tác động mạnh mẽ đến sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang các thị trường châu Á, thông qua việc giảm nhu cầu của các quốc gia tiêu thụ lớn và sự chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo trong các nguồn cung cấp năng lượng quan trọng

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG

Tổng quan về chuyển dịch năng lượng

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển dịch năng lượng (energy transition) thường được định nghĩa là quá trình chuyển đổi việc sử dụng năng lượng dựa chủ yếu trên nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ và khí đốt sang các dạng năng lượng tái tạo Hiện nay, chuyển dịch năng lượng tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt trực tiếp đối với ngành khai thác nhiên liệu hoá thạch Trong đó, dầu khí nói chung và dầu thô nói riêng ngành chịu tác động tương đối rõ rệt khi đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng truyền thống trên toàn cầu Sự thay đổi về hệ thống năng lượng sẽ đòi hỏi các công ty dầu khí phải chuyển trọng tâm sang năng lượng tái tạo nhằm khẳng định lại vị trí của mình trong bối cảnh biến đổi khí hậu Các mỏ dự trữ dầu mỏ thể trở thành tài sản bị mắc kẹt do những quy định hạn chế về lượng khí thải carbon toàn cầu khiến cho những tài sản năng lượng này trở thành

“carbon không đốt được (unburnable carbon)” Các công ty dầu khí lớn trên thế giới đang chuyển hướng đầu tư sang năng lượng tái tạo để thực hiện các cam kết cho một tương lai

“carbon” thấp hoặc “carbon thấp hơn” Cụ thể, tập đoàn dầu khí OMV của Áo cam kết giảm cường độ phát thải carbon ít nhất 30% vào năm 2030, tập đoàn năng lượng Equinor (Na Uy) giảm 50% vào năm 2050, Eni (Italia) giảm 80% phát thải ròng vào năm 2050 và Petronas (Malaysia) đặt mục tiêu đưa mức phát thải bằng 0 vào năm 2050 Điều này dẫn đến một hệ quả là việc đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng hóa thạch sẽ không còn hấp dẫn so với trước đây Giá dầu ngày càng khó dự đoán chính xác và ngành công nghiệp dầu khí đang phải đối mặt với các thách thức lớn như sự cạn kiệt của các nguyên liệu hóa thạch, chi phí khai thác ngày càng gia tăng và các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt Chính vì những lý do trên, nhiều chính phủ trên thế giới đang phải cân nhắc đến việc tiếp tục đầu tư vào những dự án dầu khí mới với những rủi ro lâu dài hoặc giảm dần đầu tư vào khai thác dầu khí

4.1.2 Tổng quan về chuyển dịch năng lượng trên thế giới

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), khí CO2 (chiếm 65%) là thành phần chủ yếu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu trong năm 2019 (NOAA, 2022) Trong đó, ngành năng lượng phát thải tới 74,1% tổng lượng khí CO2 trên

102 toàn cầu (Ge, 2020) với ngành điện, vận tải, sản xuất và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất

Vì vậy, việc thay thế các loại năng lượng sạch hơn là một động lực lớn cho việc giảm thải khí CO2 Đơn cử tại quốc gia phát thải ròng CO2 lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc khi nước này đã tăng tỷ trọng sử dụng nguồn nhiên liệu phi hoá thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp từ 5,1% (năm 1990) lên 15,9% (năm 2020) (Trung Quốc Thống kê Niên giám,

2021) Theo số liệu cho cùng giai đoạn, điện than của Trung Quốc cũng giảm từ đỉnh điểm 76% xuống còn 56,8% Sự thay đổi này được cho là do tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ của người dân khi 1,2 triệu người tử vong vì ô nhiễm không khí tại nước này chỉ riêng vào năm 2017 (Yin và cộng sự, 2017) Đối với Hoa Kỳ, việc thay đổi cơ cấu sản xuất điện trong giai đoạn 2005 tới 2019 được đánh giá là lý do chính giúp phát thải khí CO2 giảm mạnh (EIA, 2021a) Theo số liệu cùng nguồn, Hoa Kỳ đã giảm một nửa tỷ trọng điện than từ 50% xuống 23% và tăng điện khí từ 19% lên 38% trong giai đoạn trên

Ngoài ra, chiến lược chuyển dịch năng lượng còn được đặt ra để gỉải quyết bài toán khan hiếm của các nguồn tài nguyên hoá thạch và khắc phục ảnh hưởng địa chính trị do tính phân bố không đồng đều của các nguồn tài nguyên này Phần lớn nhiên liệu hoá thạch tập trung tại khu vực Trung Đông và các nước thu nhập trung bình cao (WB, 2021) Từ đó sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng đối với các quốc gia nghèo tài nguyên trong việc tiếp cận các nguồn nhiên liệu phục vụ cho phát triển Việc phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài sẽ gây ảnh hưởng tới các vấn đề về kinh tế - xã hội trong nước của quốc gia đó Đối với Nhật Bản, sau sự cố điện hạt nhân Fukushima năm 2011, đất nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng mới Chính thâm hụt từ nguồn năng lượng hạt nhân cho ngành điện đã thúc đẩy Nhật Bản tăng nhập khẩu và sử dụng các nguồn nhiên liệu hoá thạch thay thế, bao gồm khí tự nhiên, than và dầu Tuy nhiên, trước sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng về vấn đề ảnh hưởng môi trường, Nhật Bản đã chuyển hướng tập trung vào việc nhập khẩu nhiều hơn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) so với các nhiên liệu hóa thạch khác Hiện nay, Nhật Bản là nước nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) lớn nhất thế giới Khu vực EU cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng an ninh năng lượng khi các nước EU trong năm 2020 phải nhập khẩu năng lượng với tỷ trọng lớn (58%) từ các quốc gia bên ngoài để đáp ứng được nhu cầu trong khu vực

Từ những vấn đề về môi trường và vấn đề về kinh tế - xã hội, một số ngành nghề đã và đang có thay đổi để thích ứng với biến đổi của thị trường và yêu cầu của xã hội khi đứng trước những cơ hội và thách thức từ chuyển dịch năng lượng

Quan điểm và chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng

Việt Nam hiện chưa có chính sách và giải pháp cụ thể cho chuyển dịch năng lượng, tuy nhiên chúng ta đã có các nhân tố có thể xem là các dấu hiệu khởi đầu chuyển dịch năng lượng, cụ thể:

• Chính sách tăng trưởng xanh và chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu là giảm phát thải khí nhà kính (KNK), và dần loại bỏ than (trong sản xuất điện), cam kết trung hòa carbon vào 2050 tại Hội nghị COP26;

• Chuyển đổi chiến lược mới đây của PVN trong việc tập trung vào nhiên liệu thay thế không hóa thạch, sản xuất hydro xanh hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch năng lượng;

• Tháng 11/2021, PVN ký bản ghi nhớ với Ngân hàng Á châu (ADB) về phát triển năng lượng xanh và trợ giúp doanh nghiệp nhà nước đạt được các mục ntiêu chuyển dịch năng lượng Bản ghi nhớ hợp tác trên nhiều lĩnh vực tiên phong bao gồm lập lộ trình chuyển dịch năng lượng, thu hồi và lưu trữ carbon (CO2), phát triển sản xuất khí hydro, và năng lượng gió ngoài khơi;

• Khai thác và sử dụng nguồn nhiên liệu carbon thấp - Khí thiên nhiên Năng lượng không tái tạo (nhiên liệu hóa thạch) vẫn được sử dụng trong giai đoạn đầu chuyển dịch năng lượng để bù cho tính bất ổn định của NLTT, do đó vẫn có cơ hội cho các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở các dự án khí tiềm năng đã nêu;

Bên cạnh yếu tố kể trên, về mặt chủ trương, chiến lược dịch chuyển năng lượng cũng thể hiện ở các chính sách phát triển ngành công nghiệp khí vào năm 2017, như Quyết định số 60/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm

2025, định hướng đến năm 2035 có xác định quan điểm:

(i) Phát triển ngành công nghiệp khí trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước; triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ;

(ii) Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khi trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG;

(iii) Đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế Theo Quyết định số 60, nhiều dự án đầu tư của ngành công nghiệp khí được dự kiến vận hành bao gồm hệ thống đường ống chính ngoài khơi, hệ thống đường ống khí thấp áp và trạm khí nén thiên nhiên - CNG, các đường ống thu gom khí, hệ thống đường ống cao áp trên bờ, hệ thống đường ống cao áp chính ngoài khơi…

Nghị quyết số 55-NQ/TW ra đời trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu và Việt Nam đang tái cơ cấu nền kinh tế để tạo đà phát triển nhanh hơn, bền vững hơn Bám sát những xu thế thời đại nêu trên, Nghị quyết số 55-NQ/TW đã chỉ ra định hướng quan trọng cho phát triển năng lượng Việt Nam nói chung và ngành dầu khí nói riêng Nghị quyết số 55-NQ/TW cho thấy, quan điểm chỉ đạo quan trọng, xuyên suốt là tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò “nền tảng” và “tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội” của năng lượng Chính vì vậy, năng lượng được ưu tiên phát triển và cần phải “đi trước một bước” Đối với ngành dầu khí, cần phải “Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài Phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu”

Quan điểm này cho thấy dầu khí tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm, có vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng và phát triển kinh tế đất nước Định hướng có tính đột phá trong Nghị quyết số 55- NQ/TW là mở cửa để thúc đẩy phát triển thị trường năng lượng, thông qua “xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh” và “khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng” Đối với dầu khí, định hướng này hướng tới thị trường khí, sản phẩm dầu khí, dịch

105 vụ thăm dò, khai thác dầu khí và 54 môi trường bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư cũng như cung cấp dịch vụ cho các dự án dầu khí

Phù hợp với xu thế chung, định hướng quan trọng tiếp theo là xanh hóa ngành năng lượng bằng việc “đa dạng hóa các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn NLTT” Trong các giải pháp phục vụ cho định hướng này, Nghị quyết số 55-NQ/TW nhấn mạnh “ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện” Lần đầu tiên trong lĩnh vực năng lượng, Nghị quyết số 55-NQ/TW đề cập đến “năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu”, “năng lượng hydro” và “tích hợp mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược phát triển các doanh nghiệp năng lượng” Đây có thể coi là ngành năng lượng mới ở Việt Nam, không phải là lĩnh vực truyền thống của dầu khí NLTT này là giao thoa của nhiều ngành công nghiệp, trong đó tri thức về biển, năng lực, kinh nghiệm, công nghệ liên quan đến biển, liên quan đến sản xuất hydro, tái chế carbon… của dầu khí đóng vai trò quan trọng

Về việc hoàn thiện thể chế phát triển năng lượng Việt Nam, Nghị quyết số 55- NQ/TW nhấn mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý, sửa đổi các luật chuyên ngành, “tách bạch chức năng kinh doanh với chức năng quản lý Nhà nước”, “áp dụng các mô hình và thông lệ quản trị tiên tiến” đối với doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng Nghị quyết số 55- NQ/TW cũng đề ra mục tiêu sửa đổi, hoàn thiện các luật chuyên ngành về dầu khí, điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các luật khác liên quan đến ngành năng lượng để làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w