DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết 1 ACFTA ASEAN - China Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc 2 AIFTA ASEAN - India Free Trade Area Khu vực Thương mại Tự do ASEAN -
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH TRONG
BỐI CẢNH ANH GIA NHẬP CPTPP
Hà Nội, tháng 3 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6
DANH MỤC BẢNG 7
MỞ ĐẦU 8
a) Tính cấp thiết của đề tài 8
b) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
c) Mục tiêu và mục đích nghiên cứu 9
d) Phương pháp nghiên cứu 10
e) Cấu trúc đề tài 11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 12
1.1 Các lý thuyết về đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa 12
1.1.1 Các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của FTA 12
1.1.2 Các lý thuyết khác .15
1.2 Các nghiên cứu ngoài nước 17
1.3 Các nghiên cứu trong nước 17
1.4 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án (khoảng trống nghiên cứu của luận án) 18
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG CPTPP 19
2.1 Lý thuyết về xuất khẩu 19
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu 19
2.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu 20
2.1.3 Các loại hình xuất khẩu 21
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu 21
2.2 Hiệp định Thương mại tự do CPTPP 22
2.2.1 Lý thuyết hiệp định thương mại tự do 22
2.2.2 Tổng quan về hiệp định Thương mại tự do CPTPP 23
2.2.3 Tác động kinh tế và chính trị của Anh khi gia nhập CPTPP 24
2.3 Lý thuyết về ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do CPTPP đến xuất khẩu 27
2.3.1 Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại 27
Trang 32.3.2 Mô hình WITS - SMART 31
2.3.1.1 Cân bằng một phần (Partial Equilibrium) 31
2.3.1.2 Giả định mô hình (Model assumption) 32
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH 36
3.1 Thực trạng thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam 36
3.1.1 Tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam 36
3.1.2 Tiềm năng của ngành da giày của Việt Nam 40
3.2 Thực trạng xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Anh 41
3.2.1 Tình hình xuất khẩu da giày từ Việt Nam sang thị trường Anh 41
3.2.2 Thách thức và cơ hội xuất khẩu da giày Việt Nam sang Anh 47
3.3 Thực trạng thị trường nhập khẩu da giày ở Anh 52
3.3.1 Tình trạng cạnh tranh và tiêu dùng da giày ở Anh 52
3.3.2 Quy định và tiêu chuẩn của Anh về nhập khẩu giày dép 56
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ANH GIA NHẬP CPTPP ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU
DA GIÀY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH 64
4.1 Mô hình nghiên cứu 64
4.1.1 Mô hình cân bằng một phần (Partial Equilibrium) 64
4.1.2 Quy trình ứng dụng SMART 65
4.2 Kết quả nghiên cứu 67
4.2.1 Sự thay đổi lượng hàng hóa da giày sau khi Anh gia nhập CPTPP 67
4.2.2 Tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại 72
4.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu 76
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH 80
5.1 Định hướng phát triển 80
5.2 Kiến nghị đối với chính phủ 81
5.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp 83
KẾT LUẬN 87
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tiềm năng xuất
khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Anh trong bối cảnh Anh gia nhập CPTPP”, nhóm
chúng em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm, động viên kịp thời để có thể thực hiện trọn vẹn đề tài nghiên cứu này trong thời gian vừa qua Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn - Ths Doãn Nguyên Minh, người trực tiếp giúp
đỡ và dành nhiều thời gian, công sức để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như động viên nhóm trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học này Xin chân thành cảm ơn người thầy kính yêu
Trong suốt quá trình hoàn thiện bài nghiên cứu, ngoài sự hỗ trợ, quan tâm từ thầy Doãn Nguyên Minh, nhóm cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều cá nhân,
tổ chức Chúng em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Thương mại cùng các thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện giúp đỡ với các nhóm nghiên cứu khoa học trong việc định hướng đề tài Nhờ đó nhóm có thêm nhiều động lực hơn để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này
Do hạn chế từ những tài liệu cũng như năng lực từ bản thân, đề tài của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô, các bạn sinh viên quan tâm tới đề tài của nhóm để nhóm có thể hoàn thiện tốt hơn về đề tài nghiên cứu
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng,
Đặng Quang Quốc Trương Thị Yến Nhi
Vũ Quang Hiếu Nguyễn Thị Việt Phương
Vũ Trung Hiếu
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm chúng em Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một các trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác ngoài các sản phẩm liên quan tới nghiên cứu khoa học này
Nhóm sinh viên thực hiện
Đặng Quang Quốc Trương Thị Yến Nhi
Vũ Quang Hiếu Nguyễn Thị Việt Phương
Vũ Trung Hiếu
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết
1 ACFTA ASEAN - China Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN
– Trung Quốc
2 AIFTA ASEAN - India Free Trade Area Khu vực Thương mại Tự do
ASEAN - Ấn Độ
3 CBAM Carbon Border Adjustment
Mechanism Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon
4 CE European Conformity
một dạng chứng nhận, “giấy thông hành” cho các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU)
5 CPTPP
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do
9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
10 GE Computable General Equibriliu Mô hình cân bằng tổng thể
11 GTAP Global Trade Analysis Project Dự án Phân tích Thương mại Toàn
cầu
12 OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
13 PE Partial Equilibrium Mô hình cân bằng một phần
Trang 714 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
15 SMART Software for Market Analysis and
Restrictions on Trade
Phần mềm phân tích thị trường và hạn chế thương mại
16 SPS Statistical Process Control Công cụ Kiểm soát quá trình bằng
thống kê
17 TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Châu Thái Bình
Dương
19 UKVFTA United Kingdom-Vietnam Free
Trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh
20 UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
21 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Mô hình hiệp định thương mại tự do của Viner 13
Hình 2: Tác động của tạo lập và chuyển hướng thương mại 30 Hình 3: Biểu đồ hiệu ứng thương mại 34
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Chi tiêu hàng năm dành cho giày dép ở Vương quốc Anh từ năm 2005 đến năm
Biểu đồ 2: Các cửa hàng giày dép trực tuyến hàng đầu ở Vương quốc Anh năm 2021, theo
Biểu đồ 3: Lượng mặt hàng giày da mã HS 6403 xuất khẩu từ 5 nước sang thị trường Anh
Biểu đồ 4: Lượng mặt hàng giày da mã HS 6404 xuất khẩu từ 5 nước sang thị trường Anh
Biểu đồ 5: Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày mã HS 6403 và HS 6404 42
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2: Trị giá xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang Vương quốc Anh trong 9 tháng đầu
Bảng 3: Kết quả về sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng da giày từ 5 nước nội khối CPTPP sang Anh dưới tác động của hiệp định CPTPP 68 Bảng 4: Kết quả về sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng da giày từ Việt Nam
Bảng 5: Kết quả về sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng da giày từ 2 nước nội khối CPTPP (Canada và Mexico) sang Anh dưới tác động của hiệp định CPTPP 70 Bảng 6: Kết quả về sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng da giày từ Trung Quốc,
Bảng 7: Kết quả về sự thay đổi tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại từ 5 nước nội khối CPTPP (Úc, Malaysia, New Zealand, Singapore và Nhật) sang Anh 72 Bảng 8: Kết quả về sự thay đổi tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại từ Canada,
Bảng 9: Kết quả về sự thay đổi tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại từ Việt
Bảng 10: Kết quả về sự thay đổi tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại từ Trung
Bảng 11: Tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam sang
Trang 11MỞ ĐẦU a) Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang tích cực đầu tư nguồn lực vào các hoạt động ngoại thương nhằm khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế Trong đó không thể không kể đến hoạt động xuất khẩu là một công cụ thiết yếu để thúc đẩy thương mại quốc tế
Với đặc điểm của da giày là các ngành sản xuất thâm dụng lao động, và Việt Nam thì có nguồn lao động dồi dào Theo nhận định của các chuyên gia, ngành da giày Việt Nam
có năng lực cạnh tranh khá tốt nhờ sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội, nguồn nhân công đông đảo, giá rẻ và đang trong thời kỳ dân số vàng Việt Nam là quốc gia sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á, và thứ tư trên thế giới Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hơn
1 tỷ đôi giày các loại sang nhiều thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Thị trường Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam, đây được đánh giá là một thị trường xuất khẩu
da giày tiềm năng của Việt Nam Hai nước vẫn tích cực tận dụng các cơ hội to lớn từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA) để tạo chuyển biến mạnh mẽ về hợp tác đầu tư trong nhiều lĩnh vực Mối quan hệ "đối tác chiến lược", hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Anh với những bước phát triển sâu rộng và hiệu quả đã mang lại nhiều lợi ích
to lớn và lâu dài cho hai nước Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường Anh trong 8 tháng năm 2022 đạt 497,92 triệu USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 11,97% trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.1
Ngày 16/7/2023, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch đã chính thức ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)2 Việc ký kết thỏa thuận gia nhập đã đưa Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên của khối thương mại hiện đại và đầy tham vọng, bao gồm 12 nền kinh tế trên khắp khu vực châu Á, Thái Bình Dương và giờ là châu Âu CPTPP mang lại một loạt
ưu đãi về thuế quan và tiêu chuẩn thương mại giữa các quốc gia thành viên, tạo cơ hội lớn cho các sản phẩm xuất khẩu
1 Bộ Công Thương, Cổng thông tin điện tử ngành công nghiệp hỗ trợ,"Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Anh tăng trong 8 tháng năm 2022," https://vsi.gov.vn/vn/tin-cong-nghiep-ho-tro/xuat-khau-giay-dep-cua-viet-nam-sang- anh-tang-trong-8-thang-nam-2022 c2id2201.html
2 Báo Điện tử Chính phủ, “Vương quốc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP”,
https://baochinhphu.vn/vuong-quoc-anh-chinh-thuc-ky-thoa-thuan-gia-nhap-cptpp-102230715104654779.htm
Trang 12Nhận thấy tiềm năng to lớn của việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP mang đến những lợi ích lâu dài như cắt giảm thuế quan và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho cả Việt Nam và Vương quốc Anh, nhưng làm thế nào để khẳng định lợi thế cạnh tranh là điều đặc biệt phải quan tâm Do đó, nhóm quyết định tìm hiểu về đề tài “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu da giày Việt nam sang thị trường Anh trong bối cảnh Anh gia nhập CPTPP” Nghiên cứu này sẽ khám phá cơ cấu ngành, xu hướng thị trường, và sự phát triển của sản phẩm da giày tại Việt Nam Bên cạnh đó điều tra ảnh hưởng của việc Anh gia nhập CPTPP lên thị trường da giày trong nước và tiềm năng mà Việt Nam có thể tận dụng trong việc thúc đẩy xuất khẩu da giày sang thị trường Anh, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Anh
b) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tiềm năng xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Anh trong bối
cảnh Anh gia nhập CPTPP
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu những ảnh hưởng từ việc Anh gia nhập CPTPP tới việc thúc đẩy,
mở ra những tiềm năng cho da giày Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Anh
Về thời gian: Sử dụng dữ liệu xuất khẩu năm 2021 để chạy giả định, đề xuất giải pháp đến năm 2035
Về không gian: Nghiên cứu sử dụng các số liệu liên quan đến xuất khẩu da giày, các quy
định và chính sách thương mại cũng như các cơ hội và thách thức của hiệp định CPTPP tới việc xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường Anh
c) Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính là đánh giá tiềm năng của xuất khẩu da giày
Việt Nam sang thị trường Anh sau khi Anh gia nhập CPTPP Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xác định cơ hội và thách thức cụ thể mà ngành công nghiệp giày da Việt Nam đối diện trong bối cảnh mới này Cùng với đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Anh
- Mục đích nghiên cứu: mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng nền tảng lý thuyết liên quan đến ảnh hưởng của hiệp định thương
mại tự do CPTPP đến xuất khẩu
Thứ hai, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của Anh gia nhập CPTPP đến việc xuất
khẩu da giày vào thị trường Anh
Trang 13Thứ ba, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu da giày
Việt Nam vào thị trường Anh
d) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính
● Phương pháp tổng hợp tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu từ nhiều trang uy tín như ITC, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, WTO, TradeMap, UNCTAD,…cùng các tạp chí kinh tế, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, với mục đích xây dựng cơ sở lý luận vững chắc và đầy đủ về định hình tiềm năng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam sang thị trường Anh trong bối cảnh Anh gia nhập CPTPP
● Phương pháp lý luận: Xây dựng một khung lý luận dựa trên các lý thuyết kinh tế quốc tế, đặc biệt là các nguyên lý và mô hình liên quan đến thương mại tự do và ảnh hưởng của CPTPP đối với xuất khẩu ngành da giày
● Phương pháp diễn giải quy nạp: nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp diễn giải quy nạp để phân tích và đánh giá các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp tổng hợp tài liệu và lý luận Phương pháp cho phép bài nghiên cứu khám phá các mối quan hệ và xu hướng tiềm năng trong dữ liệu, cũng như đưa ra các kết luận có giá trị thực tiễn
mô phỏng là một phần của Hệ thống Cơ sở Dữ liệu và Phần mềm về Thương mại mang tên WITS do Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp
Với ưu điểm trong việc dễ dàng tiếp cận và thực hiện cùng với cơ sở dữ liệu WITS, SMART mang lại các kết quả định lượng quan trọng về tác động thương mại, phúc lợi, doanh thu thuế quan của một ngành hàng khá chi tiết và phân tích ở cấp dữ liệu thương mại tách biệt nhất Tuy nhiên, hạn chế chính của mô hình SMART là kết quả của mô hình bị giới hạn ở những ảnh hưởng trực tiếp khi có sự thay đổi chính sách thương mại của một thị trường bởi mô hình dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ Do đó, mô hình bỏ qua các tác động
Trang 14gián tiếp của việc thay đổi chính sách thương mại ở các thị trường khác (tác động liên ngành) và tác động phản hồi (tác động do sự thay đổi chính sách thương mại ở một thị trường cụ thể lan sang các thị trường liên quan và quay trở lại ảnh hưởng thị trường đang xét).3
- Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu
Dữ liệu đầu vào của mô hình SMART bao gồm các trị giá giao dịch thương mại của mặt hàng, mức thuế quan đối với Việt Nam trước và sau khi Anh gia nhập CPTPP Dữ liệu được sử dụng trong mô hình SMART – WITS là dữ liệu thứ cấp, được SMART hỗ trợ trích xuất từ các nguồn liên kết: Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN’s COMTRADE), Trade Map, UNCTAD, cơ sở dữ liệu về hội nhập của WTO (WTO’s IDB) Đồng thời nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại HS của Tổ chức Hải quan thế giới, trong đó da giày thuộc nhóm HS 6403 Do tính sẵn có của dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu, các dữ liệu được lấy từ năm 2021 để chạy giả định, đề xuất giải pháp đến năm
2035 Kết quả đầu ra của mô hình sẽ được thể hiện qua các báo cáo tác động tạo lập thương
mại, tác động chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội
e) Cấu trúc đề tài
Ngoài phần lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các biểu đồ hình, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài nghiên cứu được kết cấu được chia thành 4 chương như sau:
Chương I: Khái quát hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Chương II: Thực trạng xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Anh
Chương III: Đánh giá ảnh hưởng của Anh gia nhập CPTPP đến việc xuất khẩu da giày Việt Nam sang Anh
Chương IV: Giải pháp và kiến nghị thúc đẩy hoạt động xuất khẩu da giày Việt Nam
sang thị trường Anh
3 Tạp chí Khoa học Kinh tế - Số 9(01) - 2021 (Nguyễn Tiến Hoàng, Mai Lâm Trúc Linh)
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Các lý thuyết về đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa
1.1.1 Các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của FTA
a) Lý thuyết chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại của Viner (1950)
Mô hình Viner về tác động của Hiệp định thương mại tự do: Mô hình của Viner (1950) đã đưa ra hai xu hướng tác động chính của các FTA, đó là hiệu ứng tạo lập thương mại và hiệu ứng chuyển hướng thương mại Tác động tạo lập thương mại xảy ra khi lượng hàng hóa được sản xuất trong nước giảm xuống và được thay thế đáp ứng bởi hàng hóa nhập khẩu từ nước đối tác trong FTA, lượng tiêu dùng tăng lên được đáp ứng bởi hàng hóa nhập khẩu Tác động chuyển hướng thương mại xảy ra khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của FTA giảm xuống và được thay thế bởi hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của FTA do việc cắt giảm thuế quan khiến giá hàng hóa nhập khẩu từ các nước này rẻ hơn so với các quốc gia còn lại Các nhà kinh tế thường đưa ra nhận định rằng nếu những tác động tích cực từ việc tạo ra thương mại lớn hơn những tác động tiêu cực từ chuyển hướng thương mại thì FTA sẽ cải thiện phúc lợi quốc gia
Ý tưởng về chuyển hướng thương mại dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc cụ thể như sau: việc ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ quốc gia A mà không áp dụng ưu đãi cho các quốc gia khác, khi đó hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này sang khu vực/quốc gia cho phép
ưu đãi sẽ tiếp tục gia tăng bởi vì việc nhập khẩu từ nước khác lúc này trở nên đắt hơn tương đối (do chịu thuế suất cao) Sự tăng lên ở mặt hàng từ A tương ứng với việc giảm xuống ở mặt hàng này từ các nước đối tác
Đối với hiệu ứng tạo lập thương mại xảy ra khi thuế giảm, người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hóa từ quốc gia A hơn với giá cả tương đối thấp hơn
và như vậy nhập khẩu các mặt hàng này nhiều hơn
Tóm lại, việc chuyển hướng sang nhập khẩu mặt hàng từ quốc gia A không làm ảnh hưởng đến tổng lượng nhập khẩu mà chỉ có tác động đến phân bổ lại thị phần của các đối tác xuất khẩu dựa trên mức giá tương đối mới Hiệu ứng chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại mang lại lợi ích cho nước được hưởng ưu đãi thuế quan, gây ra bất lợi cho các nước không được hưởng ưu đãi về chuyển hướng thương mại đồng thời các nước này cũng không tạo ra được bất kỳ tác động tạo lập thương mại nào
b) Lý thuyết cân bằng cục bộ của Marshall (1890):
Trang 16Khi nghiên cứu về cách tiếp cận cân bằng cục bộ ở cuốn Principles of Economics (1890), Marshall viết rằng có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nên tốt nhất là phân tích một
số ít tại một thời điểm và đưa ra giải pháp từng phần để bổ trợ cho nghiên cứu chính Vì vậy, ông cô lập các mối quan hệ chính của cung, cầu và giá cả đối với một hàng hóa cụ thể đồng thời rút gọn các thành phần khác gọi là các yếu tố không đổi và tạm thời bỏ qua hoạt động của chúng Phân tích cân bằng cục bộ của Marshall tìm cách xác định giá của một loại hàng hóa thông qua giao điểm của đường cung và đường cầu Với dữ liệu độc lập, phân tích cân bằng cục bộ chỉ giải thích việc xác định giá của một loại hàng hóa một cách riêng biệt mà không phân tích giá cả của các hàng hóa khác nhau phụ thuộc lẫn nhau Do đó, kết quả phụ thuộc lớn vào độ tin cậy của dữ liệu Các vấn đề được Marshall đề cập như thặng
dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thặng dư của chính phủ, tổn thất xã hội được Viner tiếp tục phát triển thành mô hình cho thấy tác động của một hiệp định thương mại tự do qua hình 1.1
Hình 1 Mô hình hiệp định thương mại tự do của Viner
Nguồn: Các phương pháp đánh giá tác động của FTAs, ADB 2010
Trong đó:
D là đường cầu của nước nhập khẩu;
S là đường cung của nước nhập khẩu;
Trang 17PA là giá nhập khẩu của nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA;
PB là giá nhập khẩu của nước ngoài khối ưu đãi;
PBt là giá nhập khẩu của nước ngoài khối ưu đãi đã bao gồm thuế
Trước khi có FTA, nước nhập khẩu áp dụng mức thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước đối tác Các nhà sản xuất trong nước cung cấp một lượng QS1 và nhu cầu người tiêu dùng trong nước muốn mua lượng hàng hóa là QD1 Như vậy, từ QS1 đến QD1 là lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
Sau khi tham gia FTA, hàng rào thuế quan bị xóa bỏ làm cho hàng nhập khẩu từ đối tác FTA giá tương đối rẻ hơn so với các nước ngoài khối và người tiêu dùng với cùng số tiền hiện tại có thể mua được nhiều hàng hóa hơn đạt mức QD2 Trong khi các nhà sản xuất nội địa chỉ có thể đáp ứng được mức QS2, do đó nước này sẽ tìm nguồn cung ứng nhập khẩu
từ các nước đối tác FTA thay vì mua từ các nước ngoài khối Hàng hóa nhập khẩu từ nước được hưởng ưu đãi thuế quan lúc này là lượng QS2 đến QD2
Để đánh giá tác động phúc lợi của một FTA đối với nước sở tại, những thay đổi về thặng dư của người sản xuất, thặng dư của người tiêu dùng và doanh thu thuế quan và tổn thất xã hội cần được xem xét Phần thặng dư của nhà sản xuất tương ứng hình thang a, thặng dư người tiêu dùng là tổng khu vực a, b, c, d Tổn thất doanh thu thuế quan là tổng các hình chữ nhật c và e Như vậy, phúc lợi ròng khi có FTA là (b + d - e) trong đó (b+d) cho thấy lợi nhuận ròng từ tác động tạo lập thương mại, còn khu vực e thể hiện khoản lỗ ròng của các nước đối tác ngoài khu vực FTA do tác động chuyển hướng thương mại
c) Lý thuyết cân bằng tổng thể Walras (1870) và mô hình cân bằng tổng thể khả toán (Computable General Equilibrium)
Lý thuyết cân bằng tổng thể là một nhánh của kinh tế học lý thuyết thuộc kinh tế vi
mô Năm 1870, Léon Walras đã phát triển lý thuyết này giải thích cung, cầu và giá tổng thể của một nền kinh tế với rất nhiều thị trường của các loại mặt hàng Lý thuyết này chứng minh sự tồn tại của giá cân bằng của các mặt hàng và khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt đến trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đó đạt đến cân bằng tổng thể
Để dễ phân tích, các mô hình lý thuyết của FTA thường hạn chế số lượng quốc gia và hàng hóa đồng thời bỏ qua tính kinh tế theo quy mô và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Do đó, để khắc phục hạn chế trên, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang mô hình hóa dựa trên máy tính (mô hình cân bằng tổng thể khả toán - CGE) và phân tích tổng quát xem xét tất cả các tương tác quan trọng giữa các thị trường, từ đó đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác hơn cho các câu hỏi chính sách
Trang 18Tuy nhiên, việc sử dụng CGE dẫn tới các vấn đề như yêu cầu đối với dữ liệu để phân tích rất rộng, kết quả mô hình khá nhạy cảm với các giả định và dữ liệu được dùng Tiếp đến là CGE thiếu đi chiều thời gian, nghĩa là phân tích CGE sẽ không giải quyết được thời gian các nền kinh tế sẽ điều chỉnh và đạt được trạng thái cân bằng mới là bao lâu Cuối cùng, mô hình hóa các rào cản phi thuế quan đối với thương mại như các biện pháp vệ sinh
an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) là rất phức tạp
d) Lý thuyết về mô hình Dự án Phân tích Thương mại Toàn cầu - GTAP của Thomas Hertel (1992)
The Global Trade Analysis Project (GTAP) model - Mô hình Dự án Phân tích Thương mại Toàn cầu được xây dựng ban đầu bởi Hertel năm 1992 dựa trên giả định CGE và được
sử dụng rộng rãi để phân tích chính sách thương mại Mô hình mô phỏng đa thị trường (với các thị trường yếu tố sản xuất, trung gian thương mại và hàng hóa cuối cùng) và đa vùng (một khu vực đại diện cho một quốc gia hoặc nhóm quốc gia) Mô hình giả định cạnh tranh hoàn hảo, giá cả sẽ điều tiết thị trường và nguồn cung lao động trong mỗi khu vực là cố định (không di động giữa các khu vực) ngụ ý rằng không có thất nghiệp Bên cạnh đó, GTAP cũng gặp phải những hạn chế tương tự CGE
1.1.2 Các lý thuyết khác
Lý thuyết tác động về phúc lợi của thuế quan đối với nước nhỏ: Lý thuyết tác động của thuế quan đối với phúc lợi của nền kinh tế được phân tích bởi Steven M Suranovic (2010) cho hai nhóm đối tượng là nước lớn và nước nhỏ có sự đối nghịch Đối với một nước nhập khẩu nhỏ, khi áp thuế quan nhập khẩu, phúc lợi của nền kinh tế sẽ bị giảm Đồng thời, mức thuế càng cao thì phúc lợi giảm càng lớn Ngoài ra, thuế quan còn gây ra tác động phân phối lại thu nhập Nhà sản xuất và người nhận chi tiêu của Chính phủ được lợi, trong khi người tiêu dùng bị thiệt hại lớn nhất
Lý thuyết về cầu phụ thuộc vào xuất xứ và độ co giãn cầu nhập khẩu của Armington (1969): Armington đã sử dụng giả định rằng độ co giãn thay thế trong mỗi thị trường là không đổi và độ co giãn thay thế giữa hai sản phẩm bất kỳ cạnh tranh trên một thị trường
và độ co giãn thay thế giữa bất kỳ cặp sản phẩm nào khác là giống nhau Giả định Armington đã trở thành một giả định tiêu chuẩn của nhiều mô hình cân bằng tổng thể, được chấp nhận rộng rãi trong nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng cục bộ (SMART)
Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại: Mô hình lực hấp dẫn lần đầu tiên được ứng dụng trong các nghiên cứu về thương mại quốc tế bởi Tinbergen (1962) Mô hình lực hấp dẫn sử dụng các biến đặc trưng gồm quy mô nền kinh tế và khoảng cách giữa
Trang 19các quốc gia đối tác thương mại Cách tiếp cận này đòi hỏi cần có cơ sở dữ liệu rộng và phức tạp của các biến ảnh hưởng đến thương mại, trong đó bao gồm việc thực thi các FTA Plummer, Cheong, Hamanaka (2010) cho rằng các biến thể hiện các yếu tố trong mô hình chưa thể hiện được chiều rộng và chiều sâu của một FTA, mà chỉ đơn giản là yếu tố đó có tồn tại hay không, từ đó kết quả gia tăng thương mại có thể không chính xác vì các yếu tố
có khả năng tương quan với nhau
Medvedev và Denis (2011), sử dụng mô hình trọng lực chứng minh rằng FTA có liên quan đáng kể đến dòng vốn FDI của những nước tham gia Hoang Chi Cuong và cộng
sự (2015), sử dụng mô hình trọng lực với bộ dữ liệu bảng bao gồm chỉ số của 17 đối tác FDI chủ yếu vào Việt Nam giai đoạn 1995-2011, chỉ ra rằng các FTA có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào Việt Nam nhưng ở mức độ không đồng đều giữa các nước thành viên Duong, M và cộng sự (2020), sử dụng mô hình trọng lực với các biến GDP, khoảng cách, tỷ giá, nhập khẩu, biên giới và FTA với Việt Nam, cho thấy nhìn chung các FTA có liên quan đến việc gia tăng FDI Hà Lâm Oanh và cộng sự (2022) sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu tác động tổng thể của các FTA với các biến GDP bình quân đầu người, quy mô thị trường và khoảng cách địa lý, các biến giả WTO, FTA, Hiệp định đầu tư song phương (BIT), Hiệp ước tránh đánh thuế hai lần (DTT) Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phần lớn các FTA Việt Nam tham gia có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI
Lý thuyết cân bằng tổng thể Walras và mô hình cân bằng tổng thể (Leontief Walras, 1954): Trải qua nhiều công trình nghiên cứu kế thừa và phát triển lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras, mô hình cân bằng tổng thể (CGE) được xây dựng và sử dụng rộng rãi như một công cụ phân tích định lượng trong các nghiên cứu, đặc biệt là trong các nghiên cứu đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế Mô hình CGE bao gồm các phương trình
mô tả các biến như sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, thu nhập, giá cả,… và một
cơ sở dữ liệu chi tiết phù hợp với các phương trình trong mô hình này cùng với các hệ số
co giãn phản ánh sự thay đổi trong phản ứng tiêu dùng Đây là một mô hình khá toàn diện
và phản ánh gần với nền kinh tế thực, cung cấp cơ sở thực nghiệm để đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế trong dài hạn Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là yêu cầu
về cơ sở dữ liệu lớn và phức tạp đòi hỏi nhiều loại dữ liệu của tất cả các nước liên quan ở
cả cấp độ kinh tế vĩ mô và ngành, đồng thời, một số yếu tố khó định lượng như SPS, rào cản kỹ thuật,… chưa thể được phản ánh phù hợp
Mô hình SMART của Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm về thương mại của Ngân hàng Thế giới: Trong mô hình SMART, đường cầu của thị trường dựa trên giả định Armington rằng hàng hóa được phân biệt theo quốc gia xuất xứ của chúng, nghĩa là hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia này không thể là một sự thay thế hoàn hảo cho hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác Mô hình SMART cũng giả định rằng nhu cầu của người
Trang 20tiêu dùng được thể hiện trong một quá gồm hai giai đoạn bao gồm phân bổ chi tiêu của họ theo hàng hóa và theo quốc gia Mô hình cho phép đánh giá tác động của một FTA ở mức sản phẩm được phân tách nhiều (Admed 2010), cụ thể đến cấp độ 6 chữ số HS Mô hình SMART có những hạn chế riêng khi phân tích tác động của các chính sách thương mại khi
bỏ qua tương tác kinh tế giữa các khu vực khác nhau trong một nền kinh tế, những hạn chế
về nguồn lực như lao động, đất đai và vốn, sự di chuyển nguồn lực giữa các ngành trong nền kinh tế (Karingi và cộng sự, 2005)
1.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Plummer, Cheong, Hamanaka (2010), Katsioloudes và Hadjidakis (2007) củng cố lý thuyết của Viner về tác động của FTA, bao gồm tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại, đồng thời khẳng định kết quả cải thiện hay giảm đi phúc lợi quốc gia thành viên tùy thuộc vào sự tương quan giữa hai tác động
Jang, Y.J (2011), sử dụng mô hình Knowledge - Capital (vốn - tri thức) cho biết sự tồn tại của các FTA làm giảm FDI song phương ở các cặp quốc gia thành viên OECD - thành viên OECD, nhưng làm tăng FDI ra nước ngoài song phương ở các quốc gia OECD
- không phải là thành viên OECD Chankwon Bae, Hyeyoon Keum (2013), sử dụng mô hình vốn - tri thức cũng cho kết quả là các FTA có tác dụng kích thích FDI vào Hàn Quốc, chủ yếu từ các đối tác có thu nhập cao, và việc tạo ra môi trường thân thiện của nước tiếp nhận vốn đầu tư với FDI cũng sẽ khuyến khích thu hút FDI Qiaomin Li và cộng sự (2016)
sử dụng mô hình vốn - tri thức cho rằng Hiệp định ACFTA có tác động tích cực đáng kể đến FDI Michael G Plummer và David Cheong (2007) sử dụng mô hình vốn - tri thức cho kết quả FDI đối với các nước ASEAN bị ảnh hưởng tiêu cực sau cuộc khủng hoảng châu
Á và sự phân bổ FDI theo ngành đã thay đổi đáng kể ở một số nước thành viên ASEAN (Malaysia, Singapore, Thái Lan)
1.3 Các nghiên cứu trong nước
Hà Văn Sự và Nguyễn Thu Thuỷ (2021) sử dụng mô hình vốn - tri thức để dự đoán FDI của Việt Nam đến năm 2035 trong kịch bản có và không có Hiệp định CPTPP Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng, Hiệp định CPTPP có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút FDI, với dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh hơn so với giả định không tham gia Hiệp định
Nguyễn Bình Dương và cộng sự (2021) sử dụng mô hình trọng lực nhằm phân tích
về sự thay đổi trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các nước thành viên khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực Cụ thể, mỗi 1% thuế quan được giảm sẽ dẫn tới sự tăng trưởng trong giao thương giữa Việt Nam với các nước thành viên và các nước thành viên với Việt
Trang 21Nam lần lượt là 0,52% và 0,95% Đồng thời, thị trường nội địa sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập cả về giá cả và chất lượng, đặc biệt là mặt hàng dược phẩm nhưng sự phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được giảm xuống
Như vậy, cho đến nay, có thể thấy chưa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá một cách toàn diện, chuyên sâu về tác động dự báo của Hiệp định CPTPP đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Kết quả nghiên cứu của bài viết sẽ làm sáng tỏ, khẳng định rõ hơn tác động dự báo của Hiệp định CPTPP đến thu hút FDI vào Việt Nam
1.4 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án (khoảng trống nghiên cứu của luận án)
Thứ nhất, nghiên cứu, bổ sung một số vấn đề lý luận như làm rõ hơn về các khái
niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu da giày của Việt Nam, đặc biệt là đối với thị trường Anh trong mối quan hệ với các hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Thứ hai, tổng hợp, phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh
và thực trạng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh từ phía Nhà nước và doanh nghiệp và sau khi tham gia CPTPP
Thứ ba, nghiên cứu đưa ra những bối cảnh trong nước và quốc tế, quan điểm và
phương hướng cho để xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường Anh Những yêu cầu này được xem là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh
Thứ tư, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực xuất
khẩu sang thị trường Anh theo 03 chủ thể là Nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, đặc biệt là giải pháp về phía Nhà nước trong quản lý xuất khẩu và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu có tính khả thi và đồng bộ cao
Trang 22CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CPTPP
2.1 Lý thuyết về xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Theo lý thuyết về thương mại quốc tế cổ điển, khi phân công lao động xã hội đạt
được mức độ nhất định, chuyên môn hóa sản xuất được thực hiện cho phép tạo ra năng suất
cao hơn, hàng hóa ngày càng nhiều không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước
mà tất yếu sẽ dẫn tới sự trao đổi hàng hóa ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia Như vậy,
thực chất xuất khẩu chính là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, có nhiều cách hiểu
khác nhau về xuất khẩu như:
Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), xuất khẩu là một hoạt động cơ bản
của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển Từ hình
thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và
được thể hiện thông qua nhiều hình thức Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm
vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu
hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn
Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông
hàng hoá của một quá trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, mục đích liên kết sản xuất với
tiêu dùng của nước này với nước khác Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể
riêng biệt, mà có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Xuất khẩu
hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nền sản
xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu
Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán,
tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc
làm và nâng cao mức sống của người dân Đối với những nước có trình độ kinh tế còn thấp
như nước ta, những yếu tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu
tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý Chiến lược hướng về xuất khẩu thực
chất là giải pháp mở của nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết
hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng
trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu
Trang 23Theo luật thương mại 2005, Điều 28 Khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu mang tính vĩ
mô hơn Cụ thể là “ Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Như vậy, xém xét một cách tổng quát thì hoạt động xuất khẩu: trước hết, là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua các quan hệ thị trường Tiếp đến, xuất khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác ưu thế tiềm năng đất nước và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
Thông thường, một quốc gia có lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu Điều này có nghĩa
là nó có khả năng tự nhiên để sản xuất một số hàng hóa và dịch vụ nhất định với chất lượng
và số lượng cao, thường dựa trên khí hậu và khu vực địa lý
2.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu
Xuất khẩu cực kỳ quan trọng đối với các nền kinh tế hiện đại vì chúng mang lại cho người dân và doanh nghiệp nhiều thị trường hơn cho hàng hóa của họ Một trong những chức năng cốt lõi của ngoại giao và chính sách đối ngoại giữa các chính phủ là thúc đẩy thương mại kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu vì lợi ích của tất cả các bên thương mại
Cơ bản có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu có những đặc điểm dưới đây:
- Xuất khẩu đề cập đến một sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia nhưng được bán cho người mua ở nước ngoài
- Vì là hoạt động giao thương giữa các quốc gia với nhau nên chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nhiều yếu tố có thể kể đến như: kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật,
- Xuất khẩu có thể tăng doanh thu và lợi nhuận nếu họ tiếp cận thị trường mới, và thậm chí
họ có thể tạo cơ hội để chiếm thị phần toàn cầu quan trọng
- Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luậ pháp,… của các quốc gia khác nhau Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hóa được vận chuyển biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế
- Các công ty xuất khẩu nhiều thường có rủi ro tài chính cao hơn
Trang 24- Vì hoạt động xuất khẩu là hoạt động diễn ra giữa các quốc gia khác nhau có những quy định, yêu cầu khác nhau nên khá phức tạp và nhiều thủ tục hơn nhiều so với hoạt động kinh doanh trong nước
- Nhà nước sẽ quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các công cụ chính sách như: Chính sách về thuế quan, hạn ngạch, quy định về hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, căn văn bản pháp luật khác có liên quan,…
- Cách thức giao dịch trên thị trường đa dạng, phong phú với nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp,…
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Vì vậy, để hạn chế rủi ro thì chủ hàng nên mua bảo hiểm cho hàng hóa
2.1.3 Các loại hình xuất khẩu
a) Xuất nhập khẩu trực tiếp
Là loại hình mà các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của mình, hai bên làm việc trực tiếp với nhau, không cần thông qua trung gian, giúp doanh nghiệp có thể chủ động việc tiêu thụ, phân phối sản phẩm của mình
b) Xuất khẩu ủy thác
Là một trong các loại hình xuất khẩu, thì loại hình này sẽ có một bên trung gian nhận
ủy thác của đơn vị xuất khẩu sẽ đóng vai trò thay cho chính doanh nghiệp sản xuất để tiến hành ký kết hợp đồng đối với phía bên đối tác nước ngoài Qua việc tiến hành những thủ tục mà phía trung gian sẽ nhận được phí, gọi là phí ủy thác
c) Xuất khẩu tái xuất khẩu
Tái xuất chính là việc mà các doanh nghiệp xuất khẩu lại các nước ngoài Nghĩa là đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì sẽ thông qua hoạt động tái xuất để thu về lượng ngoại
tệ lớn hơn vốn ban đầu bỏ ra Với loại hình này thì luôn sẽ có ba nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước nhập khẩu
Ngoài ra thì còn nhiều loại hình xuất khẩu khác, với mỗi doanh nghiệp định hướng doanh nghiệp thì sẽ lựa chọn loại hình xuất nhập khẩu riêng
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo
Trang 25đIều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ
Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ…cũng phải trả bằng cách này hay cách khác Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
2.2 Hiệp định Thương mại tự do CPTPP
2.2.1 Lý thuyết hiệp định thương mại tự do
a) Khái niệm Hiệp định thương mại tự do ( Free Trade Agreement - FTA)
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là hiệp định thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia Theo đó, các nước tham gia hiệp định sẽ tiến hành lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nhằm tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do Điều này cho phép các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh của mình, chuyên môn hoá và phân công lao động để thu được lợi ích tối đa từ việc tăng cường hoạt động thương mại
Thực chất đây chính là một hình thức liên kết kinh tế quốc tế, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hoá và dịch vụ Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn giữa được quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực Nói cách khác, những thành viên của FTA có thể duy trì chính sách thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với các nước bên ngoài hiệp định 4
b) Chức năng của Hiệp định thương mại tự do (FTA)
FTA thường mang lại nhiều lợi ích cho các nước tham gia ký kết Đầu tiên, FTA thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên khi tận dụng những lợi thế so sánh của nhau và những ưu thế do cắt giảm hay xóa bỏ hàng rào thuế và phi thuế Hơn nữa,
do phạm vi hợp tác rộng, FTA còn đẩy mạnh tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ và hiệu suất hoá thủ tục hải quan FTA còn có tác động gia tăng các sức ép để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia
Hiện nay, trong bối cảnh xu hướng hợp tác song phương và liên kết khu vực được đẩy mạnh, FTA được xem như là một giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển thương mại hàng
4 Học viện Ngoại giao, Khoa Kinh tế Quốc tế, Giáo trình Quan hệ Kinh tế Quốc tế, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2021, tr.158
Trang 26hoá và dịch vụ, đồng thời đem lại lợi ích chính trị cho các nước tham gia qua việc nâng cao
vị thế của họ trong đàm phán các vấn đề thương mại quốc tế
Nhìn chung, khi ký kết FTA, các quốc gia sẽ có cơ hội tăng cường xuất khẩu, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường vị thế và gây dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, đặc biệt khi “Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế toàn cầu” và tầm quan trọng ngày càng tăng của nền kinh tế toàn cầu
2.2.2 Tổng quan về hiệp định Thương mại tự do CPTPP
CPTPP là tên viết tắt của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership), là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Đây là Hiệp định tiếp nối của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP CPTPP bao gồm 11 thành viên là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam
Trong đó, TPP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018 Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu Tháng 5/2017, 11 nước thành viên còn lại của TPP quyết định sẽ tiếp tục TPP theo hình thức thích hợp, dù không có Hoa Kỳ Tháng 11/2017, các nước ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP đồng thời điều chỉnh một số nội dung của TPP trong CPTPP CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ)
a) Nội dung của CPTPP
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa
Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP
b) Hiệu lực của CPTPP
Trang 27Theo quy định về hiệu lực của Hiệp định, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày mà ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định thông báo với Cơ quan lưu chiểu (New Zealand) bằng văn bản về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết của nước đó Các thỏa thuận song phương cũng sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định CPTPP có hiệu lực
Đối với những nước đã ký Hiệp định nhưng chưa tiến hành phê chuẩn Hiệp định vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực với 6 nước đầu tiên đã hoàn tất việc phê chuẩn, Hiệp định
sẽ có hiệu lực với nước đó sau 60 ngày kể từ ngày thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu về việc đã hoàn thành các thủ tục nội bộ
c) Rút khỏi hoặc gia nhập CPTPP
CPTPP là một hiệp định mở, cho phép kết nạp thêm thành viên mới, cho phép thành viên hiện tại có thể rút khỏi Hiệp định với các điều kiện tương đối đơn giản
- Về việc kết nạp thêm thành viên mới: CPTPP cho phép bất kỳ quốc gia hoặc khu vực lãnh
thổ thuế quan nào nếu muốn đều có thể gia nhập Hiệp định, với điều kiện duy nhất là thỏa thuận được về điều kiện và cách thức với tất cả các thành viên của CPTPP
- Về việc rút khỏi Hiệp định: CPTPP quy định nếu một nước Thành viên muốn rút khỏi
Hiệp định thì phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu (New Zealand), đồng thời thông báo cho tất cả các thành viên khác của Hiệp định về việc rút khỏi này Việc rút khỏi sẽ có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày gửi thông báo đến New Zealand, trừ khi các bên có thỏa thuận khác Hiệp định sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực với các thành viên còn lại
2.2.3 Tác động kinh tế và chính trị của Anh khi gia nhập CPTPP
a) Tác động kinh tế của việc Anh tham gia CPTPP
- Giảm thuế mang lại cơ hội thương mại mới
Tác động kinh tế trực tiếp nhất của việc Anh tham gia CPTPP là hơn 99% hàng hóa nước này xuất khẩu sang các thành viên được hưởng mức thuế bằng 0 Hiện nền kinh tế của các thành viên CPTPP chiếm 15% thương mại toàn cầu và 13% GDP toàn cầu , việc tiếp cận miễn thuế vào một thị trường khổng lồ như vậy mang lại cho UK những cơ hội thương mại quan trọng Thứ nhất, UK đủ mạnh để cạnh tranh với Australia và New Zealand, những nhà xuất khẩu thống trị khu vực, trong xuất khẩu các mặt hàng như thịt lợn, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa; thứ hai, nước này tận dụng được mối quan hệ thương mại chặt chẽ với các thị trường xuất khẩu ô tô lớn như Nhật Bản, Mexico, Canada và Australia, tăng cường thương mại trong các lĩnh vực như công nghiệp ô tô; và cuối cùng, có được các cơ hội tiếp cận thị trường ưu đãi trong khu vực châu Á mà trước đây không có Theo dự báo
Trang 28của chính phủ Anh, việc tham gia CPTPP có thể làm tăng GDP của Anh thêm 1,8 tỷ bảng Anh trong dài hạn Ngoài ra, các ngành có mức thuế cao như dịch vụ tài chính và rượu mạnh cũng sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan đáng kể
- Tạo thuận lợi thương mại cải thiện tính linh hoạt của chuỗi cung ứng
Trong bối cảnh các nước lo ngại về việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 gây ra, việc cải thiện thuận lợi hóa xuất khẩu có thể thúc đẩy các công ty Anh thiết lập chuỗi cung ứng đáng tin cậy Các điều khoản tạo thuận lợi thương mại, cam kết dịch vụ nâng cao và các quy tắc khác có thể giúp tăng cường liên kết chuỗi cung ứng giữa các thành viên, đặc biệt trong bối cảnh những tiến bộ về công nghệ đang xóa mờ ranh giới giữa hàng hóa và dịch vụ Ngoài
ra, quy tắc xuất xứ CPTPP cho phép các công ty đa dạng hóa sản xuất, kinh doanh sản phẩm, nâng cao khả năng của Anh và các công ty thành viên khác trong việc mua nguyên liệu thô của nhau Đối với ngành ô tô, dịch vụ và công nghệ, quy tắc xuất xứ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất nhập khẩu và sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong thị trường CPTPP
- CPTPP mang lại thách thức cho cạnh tranh thị trường và các quy định pháp lý
CPTPP cũng đặt ra thách thức trong việc buộc thị trường Anh phải mở cửa cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài có chất lượng thấp hơn, giá thấp hơn, điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho các ngành như nông nghiệp, vốn đang phải vật lộn để cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước như Australia và New Zealand, những nước đang phải vật lộn để cạnh tranh với các nước khác có tính kinh tế theo quy mô Các doanh nghiệp Anh sẽ phải thích ứng để đáp ứng những thách thức này Ngoài ra, một số hiệp định thương mại tự do gần đây của Anh cũng gây ra những lo ngại tương tự, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Tự do Anh - Úc (UK
- Australia FTA ) và hiệp định thương mại tự do Mỹ - Anh hiện đang bị gác lại, rằng các hiệp định như vậy có thể dẫn đến các tiêu chuẩn quản lý thực phẩm được nới lỏng, chẳng hạn như vấn đề quản lý thịt bò có chứa hormone Dù chi tiết của hiệp định vẫn chưa được công bố nhưng nếu Chính phủ Anh chấp nhận các điều khoản nông nghiệp gây tranh cãi của CPTPP thì Chính phủ Anh sẽ cần phải giải thích điều này
- Những cơ hội và rủi ro mới do các điều kiện thương mại số và dịch vụ mang lại
Một trong những cơ hội hấp dẫn nhất phát sinh từ việc tham gia CPTPP là ngành công nghiệp Anh được hưởng lợi từ các quy tắc thương mại kỹ thuật số đầy tham vọng của hiệp định Việc cấm các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu và bắt buộc tiết lộ mã nguồn sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn Các quy định hải quan trong hiệp định cũng sẽ đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu các sản phẩm công nghệ từ châu Á, đặc biệt
là Việt Nam Ngoài ra, các quy định của EU và WTO về thương mại dịch vụ đã lỗi thời,
Trang 29các quy định liên quan trong CPTPP được kỳ vọng sẽ mang lại triển vọng phát triển tích cực cho lĩnh vực thương mại dịch vụ, giúp ích cho các dịch vụ pháp lý, tài chính, chuyên môn và kỹ thuật các tổ chức bằng cách hài hòa hơn nữa hệ thống quản lý UK sẽ xuất khẩu dịch vụ sang các nước CPTPP với giá trị lên tới 30 tỷ bảng Anh vào năm 2021 và khối lượng xuất khẩu này dự kiến sẽ tăng thêm sau khi hệ thống quản lý được hài hòa hóa
Tuy nhiên, việc Anh tham gia CPTPP cũng có rủi ro , đó là do không có quy tắc thương mại thống nhất trên toàn thế giới nên việc gia nhập một khối thương mại có thể dẫn đến xung đột quy tắc với các khối thương mại khác Ví dụ: CPTPP yêu cầu các thành viên cho phép chuyển dữ liệu điện tử xuyên biên giới, điều này có thể mâu thuẫn với quyết định
về mức độ đầy đủ bảo vệ dữ liệu trước đây của EU đối với UK, cho phép dữ liệu của EU tiếp tục được chuyển tự do sang UK Mặc dù một số thành viên CPTPP đã nhận được các quyết định về mức độ phù hợp để bảo vệ dữ liệu từ EU, nhưng việc chuyển dữ liệu sang
UK vẫn gặp rủi ro vì EU có thể lo ngại hơn về UK ở cấp độ kỹ thuật và chính trị các doanh nghiệp sẽ buộc phải thiết lập các hệ thống chia sẻ dữ liệu cồng kềnh và đắt tiền hơn và cũng
có thể hạn chế việc xử lý dữ liệu của công dân EU Hiện chưa rõ EU sẽ phản ứng thế nào
b) Tác động địa chính trị của việc Anh tham gia CPTPP
- Tăng cường quan hệ với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
để kiềm chế và cân bằng Trung Quốc
Ngoài những cân nhắc về kinh tế, việc Anh tham gia CPTPP còn thực hiện tầm nhìn dài hạn của mình là tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và làm rõ lập trường chính trị, thương mại của nước này sau Brexit Trong bối cảnh quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, điều mà Anh gọi là "thách thức mang tính thời đại" trong "Đánh giá toàn diện" của mình , việc tăng cường quan hệ với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng Các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ có xu hướng hình thành các liên minh địa chiến lược mạnh mẽ hơn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư lớn của các quốc gia như Chile Cùng với tác động của Con đường tơ lụa kỹ thuật số, các quốc gia này quá phụ thuộc vào Trung Quốc Vì vậy, việc UK thiết lập mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn với Trung Quốc có ý nghĩa địa chính trị rất lớn các nước CPTPP Việc Anh tham gia CPTPP mang lại cho các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một giải pháp thay thế đáng kể cho Trung Quốc
Việc tham gia CPTPP có thể trực tiếp thúc đẩy việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của
UK và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với các khoáng sản quan trọng Tăng cường mối quan hệ với các quốc gia như Chile và Việt Nam cũng rất quan trọng đối
Trang 30với khả năng phục hồi và an ninh của chuỗi cung ứng của UK, nhờ nguồn tài nguyên kim loại đất hiếm khổng lồ của họ
- Hỗ trợ thương mại tự do để tác động đến các cuộc đàm phán hiệp định thương mại khu vực
Việc Anh tham gia CPTPP còn có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và sự quay trở lại sản xuất ở nước ngoài, cộng đồng quốc
tế sẽ coi việc Anh tham gia CPTPP là một dấu hiệu cam kết bảo vệ và thúc đẩy một nền kinh tế tự do và cởi mở UK luôn là quốc gia đi đầu về thương mại tự do, cởi mở và đã thể hiện tốt trong đàm phán các hiệp định thương mại trong quá khứ, việc duy trì lập trường này là rất quan trọng để UK tiếp tục xây dựng các quan hệ đối tác thương mại mới Việc tham gia CPTPP cũng sẽ giúp Anh có vai trò trên bàn đàm phán Cụ thể, UK đã giành được ảnh hưởng đối với khối thương mại lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới, đặc biệt là khả năng đặt ra các tiêu chuẩn và bảo vệ các lợi ích chiến lược và quyền lực mềm trong khối, đồng thời duy trì vai trò của mình trong việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu dẫn đầu Tầm quan trọng của khả năng đàm phán này thậm chí còn được nhấn mạnh hơn nữa khi
UK sẽ đàm phán một mình sau Brexit
- Tác động đến quan hệ thương mại giữa Anh và EU
Trong khi UK sẽ đạt được lợi ích tiếp cận thị trường khi tham gia CPTPP , không thể bỏ qua những thay đổi trong quan hệ thương mại với EU trong tương lai Sự khác biệt
về quy định giữa CPTPP và EU sẽ mở rộng sự khác biệt về thương mại giữa UK và EU, và cuối cùng sẽ dẫn đến việc UK không thể quay trở lại liên minh hải quan EU Tuy nhiên, do
cả Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động Anh đều không ủng hộ việc quay trở lại liên minh hải quan và UK đã lên kế hoạch tham gia CPTPP trong nhiều năm, ngay cả khi việc tham gia CPTPP có thể mang lại một số thách thức mới cho mối quan hệ giữa UK và EU, nó sẽ không phá hủy hoàn toàn mối quan hệ này, đặc biệt là điều này xảy ra sau khi Anh và EU gần đây đã thống nhất về Khung Windsor về vấn đề gây tranh cãi của Nghị định thư Bắc Ireland
2.3 Lý thuyết về ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do CPTPP đến xuất khẩu
2.3.1 Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại
Viner (1950) cho rằng trong các liên minh thuế quan, dựa trên sự ưu đãi về mặt thuế quan các thành viên dành cho nhau, sự dịch chuyển thương mại sẽ diễn ra theo hai hiệu ứng gồm hiệu ứng chuyển hướng thương mại và hiệu ứng tạo lập thương mại Hiệu ứng tạo lập thương mại là hiệu ứng thúc đẩy xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) do hàng hóa từ nước
Trang 31đó vào thị trường nhập khẩu có giá cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa nước nhập khẩu Hiệu ứng chuyển hướng thương mại xảy ra làm tăng xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) và giảm nhập khẩu tương ứng với các nước khác cũng xuất khẩu mặt hàng tương tự vào một nước Hiệu ứng chuyển hướng thương mại làm tăng xuất khẩu trên cơ sở hàng hóa từ nước xuất khẩu cạnh tranh hơn hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác dựa trên lợi thế về thuế quan ưu đãi
● Tạo lập thương mại (Trade creation)
Tạo lập thương mại là quá trình tạo ra phúc lợi kinh tế và các cơ hội thương mại mới giữa hai hoặc nhiều quốc gia hoặc khu vực Việc tạo dựng thương mại thường xảy ra khi
có sự giảm trong các rào cản thương mại, chẳng hạn như thuế quan hoặc hạn ngạch, có thể dẫn đến tăng nhập khẩu trực tiếp Nghiên cứu đã sử dụng phương trình sau để tính toán việc tạo ra thương mại:
𝑇𝐶𝑖𝑗𝑘 = 𝑀𝑖𝑗𝑘 𝐸 𝑑𝑡𝑖𝑗𝑘
(1 + 𝑡𝑖𝑗𝑘)(1 +𝐸𝐸𝑚
𝑥) (1)
● Chuyển hướng thương mại (Trade diversion)
Chuyển hướng thương mại là quá trình chuyển dịch nhập khẩu từ một quốc gia có nền sản xuất hiệu quả từ nguồn của các đối tác FTA Chuyển hướng thương mại có thể được tính theo công thức sau:
TC: Tạo dựng thương mại
TD: Chuyển hướng thương mại
i: Chỉ số biểu thị hàng hóa; trong trường hợp này là sản phẩm giày dép
j: Chỉ số dưới biểu thị nước nhập khẩu; trong trường hợp này là đối tác CPTPP
k: Chỉ số dưới biểu thị nước xuất khẩu; trong trường hợp này là Việt Nam
Trang 32M: Nhập khẩu
Es: Độ co giãn của cung xuất khẩu
Em: Độ co giãn của cầu nhập khẩu
t: Biến dạng thuế suất
d: Tiền tố biểu thị sự thay đổi
Es: Độ co giãn của sự thay thế
P: Giá
K: Chỉ số dưới biểu thị nước ngoài thay thế
Các nghiên cứu về tác động tĩnh của FTA đến xuất khẩu hàng hóa thường được xem xét dưới hai giác độ: tác động tạo lập thương mại (trade creation effects) và tác động chuyển hướng thương mại (trade diversion effects) Đây là hai khái niệm lần đầu tiên được Viner đưa ra trong tác phẩm nổi tiếng: “The Customs Union Issue” xuất bản năm 1950 Theo đó, tạo lập thương mại xảy ra khi sản xuất trong nước được thay thế bởi nhập khẩu rẻ hơn từ quốc gia thành viên khác trong liên minh Chuyển hướng thương mại được xác định khi hàng hóa sản xuất với chi phí thấp ở một quốc gia không phải là thành viên bị thay thế bởi nhập khẩu hàng hóa sản xuất với chi phí cao hơn ở quốc gia thành viên Sau nghiên cứu của Viner (1950), nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm và phát triển lý thuyết này Về tạo lập thương mại, một số nghiên cứu điển hình phải kể đến Meade (1955), Akitaken (1973), Krugman P.(1991), Magee (2004) đều cho rằng việc hình thành các FTA có tác động thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên Về chuyển hướng thương mại, FTA có thể làm tăng phúc lợi của quốc gia (Lipsey, 1957), hoặc làm giảm phúc lợi của các thành viên, nhưng mức độ là khác nhau giữa các FTA, các mặt hàng (Urata, S., Okabe, M., 2007; Craig
R MacPhee, Wanasin Sattta Anuwat, 2014; Duong, B., 2016)
Như vậy, không phải lúc nào tác động của liên minh thuế quan cũng tạo ra lợi ích cho các nước thành viên, thậm chí nó có thể làm giảm phúc lợi của quốc gia, và điều đó còn phụ thuộc vào mức độ tác động tương quan giữa tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại (Hình 1)
Trang 33Hình 2: Tác động của tạo lập và chuyển hướng thương mại
Nguồn: Cheong, D (2010): Ngô Thị Tuyết Mai & Nguyễn Như Bình (2019)
Hình 2 với giả định SA và DA biểu thị đường cung và đường cầu đối với hàng hoá
X của quốc gia A ( Số 305 tháng 11/2022) 64 quốc gia quá nhỏ, không ảnh hưởng giá cả thế giới Chi phí sản xuất ra một đơn vị X ở quốc gia V là PV và ở quốc gia R (phần còn lại của thế giới, sản xuất hàng hóa X có hiệu quả hơn so với quốc gia A, V) là PR
Trước FTA, quốc gia A đánh thuế quan như nhau đối với hàng hóa X nhập khẩu từ các quốc gia, quốc gia A sẽ nhập khẩu hàng hoá X từ quốc gia R bởi vì PR(1+t)<PV(1+t) Khi đó, quốc gia A sản xuất và tiêu dùng tương ứng là Q3 và Q4 và nhập khẩu Q3Q4 đơn
vị hàng hoá X
Sau FTA giữa quốc gia A và quốc gia V, và quốc gia A chỉ xoá bỏ thuế nhập khẩu hàng hoá X từ quốc gia V, quốc gia A sẽ chuyển nhập khẩu hàng hoá X từ quốc gia R sang quốc gia V do Pv<PR(1+t) Khi đó, sản lượng sản xuất và tiêu dùng hàng hoá X trong nước của quốc gia A tương ứng là Q2 Và Q5, mức giảm thặng dư của người sản xuất là diện tích
a, mức tăng thặng dư của người tiêu dùng là diện tích (a+b+c+d), chính phủ mất đi phần thu nhập từ thuế nhập khẩu X là diện tích c Lợi ích ròng của tạo lập thương mại đối với quốc gia A là tổng diện tích (b+d) (trong đó, b là lợi ích đạt được do thu hẹp phần sản xuất trong nước kém hiệu quả hơn và thay thế bằng nhập khẩu với chi phí thấp hơn, và d là kết quả của việc tăng chi tiêu tiêu dùng do giá cả nhập khẩu thấp hơn) Một phần tổn thất thuế
Trang 34thu nhập của quốc gia A sau khi thành lập FTA là diện tích e do tác động của chuyển hướng thương mại, đó là chuyển một phần nhập khẩu hàng hoá X từ quốc gia R với chi phí thấp hơn sang nhập khẩu với chi phí cao hơn từ quốc gia V Như vậy, tác động ròng của liên minh hải quan đối với quốc gia A sẽ là (b+d)-e, phản ánh mức độ tương quan của tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại
2.3.2 Mô hình WITS - SMART
2.3.1.1 Cân bằng một phần (Partial Equilibrium)
Để ước tính tác động của các FTA đối với thương mại, nhiều phân tích khác nhau
đã được thực hiện bằng các nghiên cứu Đối với những người sử dụng mô hình cân bằng, cân bằng từng phần (PE) hoặc cân bằng tổng quát trạng thái cân bằng (GE) có thể được lựa chọn, mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm Trong khi các mô hình GE thường được sử dụng để mô phỏng tác động của những thay đổi chính sách thương mại quốc tế đối với nền kinh tế như một Nhìn chung, các mô hình PE phù hợp hơn cho các phân tích nhắm vào một lĩnh vực cụ thể (Mikic, 2005) Như là Các mô hình PE bao gồm các chỉ số thương mại, Phần mềm phân tích thị trường và Hạn chế thương mại (SMART) trong WITS và Dự
án Phân tích Thương mại Toàn cầu (GTAP) (Cheong, 2010)
Chỉ báo thương mại là phương pháp sử dụng chỉ số hoặc tỉ lệ để mô tả trạng thái của dòng thương mại cũng như mô hình thương mại của một nền kinh tế (Mikic và Gilbert, 2007) Có thể coi là đơn giản để thực hiện và nó cũng yêu cầu dữ liệu tối thiểu có thể được lấy từ số liệu thống kê thương mại của nền kinh tế Tuy nhiên, tính đơn giản của nó không thể cung cấp những con số chính xác để định lượng tác động của một FTA Các phương pháp thứ hai - SMART in WITS - có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một FTA trong một nền kinh tế thị trường riêng lẻ Nó có thể định lượng những thay đổi trong dòng chảy thương mại, phúc lợi kinh tế cũng như thuế quan doanh thu từ một FTA ở một thị trường cụ thể (Ahmed, 2010), mặc dù nó không tính đến những tác động gián tiếp khác của FTA đó Cuối cùng, GTAP tập trung vào các đặc điểm kinh tế vĩ mô và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trong một hệ thống kinh tế, trong đó một sự điều chỉnh như việc thực hiện một FTA có thể được mô phỏng đồng thời Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều dữ liệu và chứa các giả định có thể không đúng trong thực tế Vì vậy, nó phù hợp nhất để áp dụng phương pháp cân bằng từng phần, cụ thể là mô hình WITS-SMART,
để đánh giá tác động của CPTPP tới xuất khẩu da giày của Việt Nam
Akinkugbe (2000) đã sử dụng SMART để định lượng các tác động tiềm ẩn của Liên minh Châu Âu và FTA của Cộng hòa Nam Phi (EU-SA) đối với Châu Phi Veeramani và Saini (2010) đã sử dụng SMART cùng với mô hình Gravity để đánh giá hiệu quả của Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Ấn Độ (AIFTA) về nông sản Nghiên cứu cho thấy rằng
Trang 35một thỏa thuận như vậy sẽ kích thích tạo ra thương mại nhập khẩu của Ấn Độ và do đó sẽ
để lại tác động tiêu cực đến sinh kế của người Ấn Độ nông dân tham gia sản xuất các sản phẩm liên quan đến FTA Othieno và Shinyekwa (2011) cũng đã sử dụng mô phỏng SMART để phân tích kết quả của việc áp dụng mô hình Đông Phi Liên minh Hải quan Cộng đồng về tác động thương mại, phúc lợi và doanh thu của Uganda
Một hạn chế của mô hình SMART là các phân tích của nó được thực hiện theo thời gian xác định trước số lượng các biến số kinh tế, do đó kết quả bị giới hạn ở những tác động trực tiếp của chính sách thương mại chỉ thay đổi ở một thị trường Như đã đề cập ở trên, SMART có xu hướng bỏ qua những tương tác quan trọng và các mối liên kết đầu vào/đầu ra (hoặc ngược dòng/hạ nguồn) giữa các thị trường khác nhau (Plummer et al., 2010) Ngoài ra, mô hình có thể không xem xét các hạn chế hiện có áp dụng cho các yếu tố của nền kinh tế trong nước sản xuất và sự di chuyển của chúng giữa các ngành, cũng như khả năng xuất khẩu mới ra nước ngoài nước phục vụ thị trường trong nước
Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhưng tác giả vẫn lựa chọn mô hình SMART vì nó cho phép phân tích được thực hiện ở mức độ chi tiết của HS 6 chữ số, điều này có lợi cho nghiên cứu gần đây Các FTA được thực hiện ở mức độ phân tán cao Hơn nữa, phương pháp cân bằng từng phần có yêu cầu dữ liệu tối thiểu: dữ liệu về dòng chảy thương mại, chính sách thương mại (thuế quan) có thể được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu WITS phong phú Cuối cùng, kết quả thu được có thể được giải thích dễ dàng vì chỉ có một một số phương trình được sử dụng trong quá trình tính toán sự thay đổi của cung và cầu (Amjadi et al., 2011)
WITS-2.3.1.2 Giả định mô hình (Model assumption)
Mô hình SMART là một công cụ lập mô hình cân bằng từng phần để phân tích thị trường được bao gồm trong WITS Nó xem xét tác động của kịch bản điều chỉnh thuế quan đối với một thị trường nhập khẩu và đối tác xuất khẩu bằng cách dự đoán các giá trị mới cho một tập hợp các biến Đặc biệt, cân bằng một phần có nghĩa là việc phân tích chỉ xem xét hậu quả của một hành động chính sách trên (các) thị trường bị tác động trực tiếp và bỏ qua các kết nối kinh tế tồn tại giữa các thị trường khác nhau ở một quốc gia cụ thể Trong
mô hình cân bằng tổng quát, tất cả các thị trường đều được biểu diễn ở cùng một mức thời gian và tương tác với nhau (Ngân hàng Thế giới, 2018)
Nhiều nhà khoa học đã dành rất nhiều nỗ lực để mô phỏng tác động của ưu đãi các hiệp định thương mại của WITS-SMART Simulator Theo nghiên cứu trước đây, SMART
mô hình đã được sử dụng rộng rãi để phân tích nền kinh tế triển vọng của một hiệp định thương mại tự do (FTA), được gọi là đánh giá kinh tế trước Hơn nữa, kết quả của những
Trang 36nghiên cứu này đã chứng minh suy luận từ kết quả mô phỏng SMART là hữu ích cho cả chính phủ và doanh nghiệp khi chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới của FTA
a) Bên cung xuất khẩu (Export supply side)
Việc thiết lập mô hình SMART là các quốc gia khác nhau cạnh tranh để cung cấp một ngôi nhà nhất định thị trường cho một mặt hàng nhất định Trọng tâm của bài tập mô phỏng là về thành phần và lượng nhập khẩu vào thị trường đó Giá mà một hàng hóa cụ thể đạt được trên thị trường xuất khẩu được coi là có liên quan đến nguồn cung xuất khẩu mặt hàng đó của một nhà cung cấp quốc gia cụ thể Mức độ đáp ứng của xuất khẩu hoặc cung ứng tác động đến giá xuất khẩu được xác định bởi cơ chế xuất khẩu độ đàn hồi cung cấp SMART có thể giả định độ co giãn của cung xuất khẩu là vô hạn, có nghĩa là Đường cung xuất khẩu bằng phẳng và giá thế giới của từng loại được xác định ngoại SMART cũng có thể vận hành đường cung dốc lên với mức giá hiệu ứng cũng như hiệu ứng số lượng Việt Nam được xem là một nước xuất khẩu nhỏ trong nghiên cứu này Kết quả là, giả định SMART của chúng tôi có tính co giãn vô hạn
b) Bên cầu (Demand side)
Mô hình SMART phụ thuộc vào giả định Armington để mô hình hóa hành vi của người tiêu dùng Đặc biệt, phương pháp mô hình hóa này thể hiện sự thay thế không hoàn hảo giữa sản phẩm của các nước khác nhau Theo cách tiếp cận của Armington, người tiêu dùng có xu hướng “yêu thích đa dạng" nhằm đáp ứng nhu cầu về cả hàng hóa sản xuất trong nước và nước ngoài trong một danh mục sản phẩm Mặc dù hàng hóa tương tự (được xác định ở cấp độ HS 6 chữ số) được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau, chúng vẫn có thể được coi là những sản phẩm thay thế không hoàn hảo Vì Armington giả định, một hiệp định thương mại ưu đãi không mang lại một “giải pháp lớn”, trong đó tất cả cầu nhập khẩu chuyển dịch sang người được hưởng thuế ưu đãi
c) Hiệu ứng thương mại (Trade effects)
Trang 37Hình 3: Biểu đồ hiệu ứng thương mại
Nguồn: World Bank (2010)
SMART báo cáo kết quả của bất kỳ cú sốc chính sách thương mại nào đối với một số biến số Nó cũng phân hủy những tác động thương mại đó trong việc tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại Giả sử A và B là hai giao dịch đối tác mà thị trường mục tiêu nhập khẩu sản phẩm Lượng tổng hợp tiêu thụ q0 là được nhập từ A và B E0, giao điểm của q0 và đường biểu thị mức giá tương đối của hai loại cho biết số lượng nhập khẩu từ A (A0) và B (B0)
Xét về hiệu ứng chuyển hướng thương mại, đối tác A nhận được mức thuế ưu đãi, làm giảm định giá tương đối so với B Mức tiêu thụ hàng hóa tổng hợp không đổi, nhưng đường giá tương đối dốc lên Nó dẫn đến một trạng thái cân bằng mới (E1) trong đó nhập khẩu từ
A tăng lên (từ A0 đến A1) trong khi nhập từ B giảm đối xứng (từ B0 xuống B1)
Xét về tác dụng tạo thương mại, nó nhằm mục đích làm giảm giá trong nước của giống
có nguồn gốc từ A bằng cách giảm thuế nhập khẩu từ đối tác A Nó có tác động đến doanh thu, cho phép đường cong đại lượng tổng hợp q1 cao hơn Người tiêu dùng bây giờ có thể nhập khẩu nhiều loại từ A cho cùng mức chi tiêu (A1 đến A2)
Hiệu ứng thương mại tổng thể đối với các quốc gia xuất khẩu được tạo thành từ sự chuyển hướng thương mại và tạo ra thương mại Những người được hưởng lợi từ việc giảm thuế trong SMART có cả chuyển hướng tích cực (A0 đến A1) và tích cực tạo ra (A1 đến A2), nhưng tất cả các đối tác khác đều trải qua sự chuyển hướng tiêu cực (B0 đến B1) và không Hiệu ứng tạo thương mại (không có B2 trên hình)
Trang 38Về mặt hiệu ứng giá, điều này chỉ xảy ra với giả định độ co giãn của cung xuất khẩu
là hữu hạn Nó thể hiện sự tăng giá quốc tế đối với các mặt hàng có nhu cầu tăng do cắt giảm thuế quan Hiệu ứng giá cho thấy giá trị nhập khẩu tăng thêm do giá thế giới tăng, trong khi tác động tạo dựng thương mại và chuyển hướng thương mại mô tả ảnh hưởng đến
số lượng
Trang 39CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH 3.1 Thực trạng thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam
3.1.1 Tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam
Hiện nay, ngành Da giày là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế đất nước Cả nước hiện có gần 3000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành da giày với hơn 1 triệu lao động làm việc trong ngành thuộc da và 500 nghìn lao động trong ngành công nghiệp hỗ trợ
Các cơ sở, nhà máy sản xuất da giày tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Nam như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai… Đây là những vùng có số lao động tập trung đông nhất cả nước và có hệ thống giao thông cảng biển, hàng không, đường bộ thuận lợi cho hoạt động giao thương, vận tải
Theo thống kê của Hiệp hội Da – giày – túi xách Việt Nam (Lefaso), tính đến hết năm 2018, ngành Da giày Việt Nam đã có thị trường tiêu thụ rộng khắp với hơn 100 quốc gia, trong đó có 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất, chiếm trên 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu
da giày năm 2018 Đáng lưu ý là, giá xuất khẩu da giày của Việt Nam cao gấp khoảng 1,6 lần giá trung bình của thế giới, điều này cho thấy, Việt Nam có khả năng sản xuất các mặt
hàng cao cấp, chất lượng sản phẩm mang tính cạnh tranh cao và được thế giới công nhận
Việt Nam là nhà sản xuất da giày lớn thứ ba ở Châu Á (chỉ đứng sau Trung Quốc và
Ấn Độ) và đứng thứ tư trên thế giới Với hơn 100 thị trường xuất khẩu, lượng xuất khẩu da giày của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước vô
Trang 40Tổng 16.20 17.96 19.63 22.08 19.86 20.78 25.76
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu của Lefaso tại Hội nghị tổng kết ngành da giày năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 17,67 tỷ USD, tăng 10,7% trong đó xuất khẩu giày dép đạt 14,67 tỷ USD Trong năm này, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng, chiếm 80,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó, FDI chiếm tỷ trọng 80,5% đối với giày dép và 81,1% đối với túi xách Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày, với 5,835 tỷ USD 11 tháng 2017, tiếp đến là EU với 4,949 tỷ USD Nhật Bản đã không còn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành da giày, mà thế vào vị trí đó
là Trung Quốc, với kim ngạch đạt gần 1,2 tỷ USD Xuất khẩu sang Đức cũng đã cán mốc 1,046 tỷ USD, trong khi sang Nhật xấp xỉ 1 tỷ USD Giày dép và túi xách Việt Nam đã có mặt trên 100 nước, trong đó, 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD
Chiến trang thương mại Mỹ - Trung gia tăng bắt đầu tác động tới xuất nhập khẩu của Việt Nam và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực da giày tăng lên tại Việt Nam trong năm 2018 - 2019, nhằm tránh tác động của chiến tranh thương mại và đón đầu các hiệp định FTA có hiệu lực trong năm 2019 Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày đạt gần 19,63 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017 Các sản phẩm giày dép của Việt Nam được xuất khẩu, trong đó có 50 nước có kim ngạch xuất khẩu trên
1 triệu USD Riêng thị trường nội địa, Việt Nam là thị trường tiềm năng của da giày với dân số 95 triệu người Ước tính nhu cầu tiêu thụ giày dép tại Việt Nam năm 2018 khoảng
190 triệu đôi và tiếp tục tăng do thu nhập của người dân ngày càng cao Ngành da giày đã giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động trong nước và là một trong những ngành có đóng góp quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế đất nước
Năm 2019, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam, ngành da giày tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao, đạt 22 tỷ USD (trong
đó giày dép đạt 18,32% tỷ USD, túi xách đạt 3,7 tỷ USD), tăng 12,2% so với năm 2018 Kết quả này vượt 500 triệu USD so với mục tiêu đề ra đầu năm Để có được kết quả như trên, Việt Nam đã tận dụng hiệu quả các thị trường tham gia ký kết hiệp định Thương mại
tự do (FTA) để xuất khẩu Trong năm này, nhu cầu tiêu dùng tại các nước xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn cao Cũng theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết Ngành da giày túi xách Việt Nam của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) vào ngày 03/01/2020, dù tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 22 tỷ USD, nhưng đóng góp chủ yếu cho kim ngạch xuất khẩu là khối doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với 15,1 tỷ USD, chiếm 75,8% Tuy khoảng cách của doanh nghiệp FDI và trong nước đã thu hẹp, xuất khẩu khối