Dự đoán tác động của hiệp định thương mại tự do asean canada đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam sang canada

106 0 0
Dự đoán tác động của hiệp định thương mại tự do asean   canada đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam sang canada

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - - -  - - - BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN DỰ ĐOÁN TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-CANADA Đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- - -  - - -

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

DỰ ĐOÁN TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-CANADA ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG CANADA

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc Diệp

Sinh viên thực hiện: Lê Tiểu Yến Nhi -Lớp K57EK1

Vũ Thị Minh Phương -Lớp K57EK1 Nguyễn Thị Nhung -Lớp K57EK1

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 9

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

2.1 Tổng quan công trình nghiên cứu nước ngoài 10

2.2.Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước 12

3 Khoảng trống nghiên cứu 15

4 Mục tiêu nghiên cứu 16

4.1 Mục tiêu tổng quát 16

4.2 Mục tiêu cụ thể 16

5 Đối tượng nghiên cứu 17

6 Phạm vi nghiên cứu 17

7 Phương pháp nghiên cứu (mô hình SMART) 17

8 Kết cấu của bài nghiên cứu 19

B PHẦN NỘI DUNG 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - CANADA (ACAFTA) ĐẾN XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG CANADA 21

1.1 Cơ sở lý luận về dệt may và xuất khẩu dệt may 21

1.1.1 Cơ sở lý luận về dệt may 21

1.1.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu dệt may 29

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada 40

1.2.1 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do FTA 40

1.2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada (ACAFTA) 45

1.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada 52

Trang 3

1.3.2 Cách thức tác động của Hiệp định thương mại 53

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada 56

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG CANADA 58

2.1 Tổng quan về hàng dệt may của Việt Nam 58

2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dệt may trong nước 58

2.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may ra nước ngoài 60

2.2 Tổng quan về thị trường Canada 66

2.2.1 Thị hiếu và xu hướng tiêu thụ hàng dệt may 66

2.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng dệt may 67

2.3 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada 72

2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada 72

2.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 75

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - CANADA ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG CANADA 79

3.1 Tận dụng ưu đãi thuế quan nâng cao kim ngạch xuất khẩu 79

3.2 Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu 82

3.3 Tác động chuyển hướng và tạo lập thương mại 83

3.3.1 Tạo lập thương mại 83

3.3.1 Chuyển hướng thương mại 84

3.4 Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada 88

3.4.1 Những tác động tích cực do ACAFTA mang lại cho xuất khẩu hàng dệt may sang Canada 88

3.4.2 Những thách thức ACAFTA mang lại cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Canada 90

3.4.3 Nguyên nhân 90

Trang 4

CHƯƠNG 4: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - CANADA ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG CANADA 93

4.1 Kiến nghị dành cho Chính phủ 93

4.2 Kiến nghị dành cho doanh nghiệp 94

4.3 Kiến nghị dành cho các Bộ, ban ngành 98

C KẾT LUẬN 100

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Bảng phân loại hàng dệt may theo mã HS 21Bảng 2.1 Nhập khẩu vải các loại của Việt Nam từ một số thị trường 58Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (Mã HS 61-63) giai

Biểu đồ 2.3 Tình xình xuất khẩu hàng dệt may năm 2022 theo quốc gia (Đv:%)64Bảng 2.3 Cơ cấu các mặt hàng hệt may xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu các mặt hàng dệt may của Canada năm 2022 71Bảng 2.5 Cơ cấu thị trường Canada nhập khẩu hàng dệt may giai đoạn

2013-2022 (Đv: triệu USD) 72

Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada và Thế

giới giai đoạn 2013-2022 (Đv: triệu USD) 74

Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang Canada

theo từng mã HS giai đoạn 2013-2022 (Đv: triệu độ;%) 74

Biểu đồ 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Canada theo ba

mã HS 61,62,63 giai đoạn 2013-2022 (Đv: USD) 75

Bảng 2.8 10 mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ lực sang Canada giai

đoạn 2013-2022 (Đv: triệu USD) 76

Bảng 3.1 Thay đổi chỉ số thương mại của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang

Canada 79

Bảng 3.2 Giá trị xuất khẩu hàng dệt may từ ACAFTA 80

Trang 6

Bảng 3.3 Giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada 81Bảng 3.4 Những mặt hàng dệt may được Canada nhập thêm sau khi giả định hiệp

định ACAFTA có hiệu lực 83

Bảng 3.5 Giá trị tạo lập thương mại của ACAFTA 83Bảng 3.6 Tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại của ACAFTA 85Bảng 3.7 5 mã HS hàng dệt may Việt Nam chuyển hướng thương mại nhiều nhất

86

Bảng 3.8 Tác động chuyển hướng thương mại từ ACAFTA 87

Trang 7

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

EU Liên minh Châu Âu

FTA Hiệp định thương mại tự do WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

ACAFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Canada

UKVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương Quốc Anh RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU AfCFTA Hiệp định Thương mại tự do Lục địa Châu Phi VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản VKFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc GATT Hiệp định chung về và Thuế quan Thương mại MFN Tối huệ quốc

GPT Thuế quan của Canada dành cho các nước đang và kém phát triển

MFN Thuế tối huệ quốc

USMCA Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Mexico - Canada CETA Hiệp định Thương mại tự do EU-Canada

LDCT Thuế quan dành cho các nước kém phát triển nhất USD Đơn vị tiền tệ của Mỹ

GDP Tổng sản phẩm quốc nội FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 8

CMCN Cách mạng công nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

OEM/FOB Phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm OBM Phương thức sản xuất có thương hiệu riêng ODM Phương thức bao gồm cả sản xuất và thiết kế CMT Cắt, may, hoàn thiện sản phẩm

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm chúng em Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu do chúng em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Dự đoán tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada”, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như

là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Bài nghiên cứu được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…

Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths Nguyễn Ngọc Diệp– người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương Mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù chúng em đã cố gắng rất nhiều, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, các cán bộ quản lý, những người quan tâm đến đề tài và bạn bè thông cảm và tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2024

Nhóm tác giả

Trang 11

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tự do hóa thương mại quốc tế đã phát triển một môi trường kinh doanh toàn cầu tích cực, đóng góp vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững của các quốc gia trên toàn thế giới Qua việc tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường mới và tăng cường sự cạnh tranh, tự do hóa thương mại đã định hình lại bức tranh kinh doanh toàn cầu, đưa ra những thách thức và cơ hội mới cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp Trong bối cảnh này, ngành dệt may (T&A) nổi lên như một ngành lĩnh vực đặc biệt quan trọng và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế toàn cầu

Dệt may không chỉ là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới mà còn là một trong những ngành có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia Trên toàn cầu, Việt Nam đã nổi lên như một địa điểm sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu, đứng thứ ba trên thế giới vào năm 2021, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh (Bộ công thương, 2023) Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới với 5,7% thị phần Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc, Bangladesh, ngành dệt may đã chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm tạo ra môi trường thúc đẩy phát triển ngành dệt may cũng như xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Các FTA sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển xuất khẩu hàng dệt may, trong đó FTA giúp thuế giảm nhưng hàng rào phi thuế lại tăng, xuất hiện các vấn đề phức tạp cần xử lý trong thương mại như xuất xứ hàng dệt may, vấn đề lao động, công đoàn, môi trường, tranh chấp thương mại

Canada là một trong những thị trường lớn và tiềm năng đối với hàng dệt may của Việt Nam Hiện nay, Việt Nam chiếm gần 12% thị phần dệt may tại Canada, tương đương với 1,8 tỷ USD năm 2022, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh Nếu Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng kim ngạch và thị phần hiện nay, đến cuối năm 2024, chúng ta có tiềm năng vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần ở địa bàn Điều này đặt ra một tầm quan trọng đặc biệt cho việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Canada, một bước quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai bên Bởi FTA không chỉ đưa ra cam kết về việc giảm thuế quan mà còn mở ra cơ hội

Trang 12

để tạo ra những hiệu ứng tích cực trong việc thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế của cả hai bên

Trước đây, Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà trong đó Việt Nam và Canada là thành viên Kế tiếp CPTPP, Việt Nam cũng đang đàm phán một FTA mới giữa ASEAN và Canada (ACAFTA), FTA mới này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam về tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, các vấn đề phi thương mại, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cam kết trong ACAFTA sâu rộng và toàn diện hơn CPTPP

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Canada đặt mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Canada (ACAFTA) vào năm 2025 Nếu được ký kết thành công, cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may của các nước trong ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết Đề tài nghiên cứu khoa học của chúng em sẽ phân tích các tác động tiềm tàng của ACAFTA đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada và so sánh các kịch bản tự do hóa thuế quan giả định khác nhau để đánh giá các biến số quan trọng như nhập khẩu, xuất khẩu, thông qua mô hình SMART Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tác động của ACAFTA và các chính sách thương mại tự do đối với ngành công nghiệp dệt may và kinh tế Việt Nam nói chung

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tổng quan công trình nghiên cứu nước ngoài

Anwesha Basu (2021), với nghiên cứu The India–EU FTA and Its Potential Impact

on India’s Dairy Sector: A Quantitative Analysis Nghiên cứu này khảo sát tác động của

Hiệp định Thương mại Tự do Ấn-EU (FTA) đến dòng chảy thương mại, doanh thu và phúc lợi của ngành sữa Ấn Độ Nghiên cứu sử dụng mô hình SMART và mô hình trọng lực Kết quả của nghiên cứu cho thấy nếu Ấn Độ thực hiện xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với các sản phẩm sữa, dẫn đến nhập khẩu sữa trong nước và phúc lợi của người tiêu dùng sẽ tăng đáng kể, trong khi chính phủ sẽ gánh chịu tổn thất doanh thu thuế Tạo dựng thương mại chiếm ưu thế hơn chuyển hướng thương mại, ngụ ý FTA sẽ thúc đẩy thương mại sữa hiệu quả hơn Cụ thể, theo ước tính mô hình trọng lực, nếu thuế suất giảm 10%, nhập khẩu sữa sẽ tăng 3,4%

Sonam Choudhry, Murali Kallummal và Poornima Varma (2013), The trade

Trang 13

FTA Ấn Độ Sri-Lanka (ISFTA) ở cấp ngành Nghiên cứu sử dụng mô hình SMART để thực hiện phân tích cân bằng từng phần nhằm mô phỏng tác động của các kịch bản cắt giảm thuế quan Các lĩnh vực chính được xác định cho nghiên cứu là dệt may, kim loại cơ bản và thiết bị máy móc Kết quả của nghiên cứu cho thấy ISFTA sẽ tạo ra thương mại đáng kể giữa các quốc gia thành viên hơn là chuyển hướng thương mại giữa các quốc gia không phải thành viên sang các quốc gia thành viên Xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Ấn Độ sang Sri Lanka cũng tăng khoảng 121 triệu USD (tạo dựng Thương Mại chiếm ưu thế hơn) các ngành công nghiệp như sản phẩm kim loại, thiết bị điện tử, hóa chất, máy móc và thiết bị cần thiết dường như được hưởng lợi nhờ việc thực thi thỏa thuận

Thembalethu M Seti và Olebogeng D Daw (2022) với nghiên cứu The implications

of the African Continental Free Trade Area on South African agricultural trade: An application of the partial equilibrium mode Nghiên cứu sử dụng mô hình SMART để

định lượng được tác động của AfCFTA đối với thương mại nông nghiệp Nam Phi Kết quả của nghiên cứu cho thấy xuất khẩu nông sản từ Ai Cập sẽ tăng 56%, tương đương giá trị 26 triệu USD, tiếp theo là xuất khẩu từ Kenya với 33% tổng kim ngạch xuất khẩu Hai quốc gia này cùng với Benin (24%), Nigeria (22%), Ethiopia (12%) và Tunisia (11%) sẽ chiếm hơn 50% lượng xuất khẩu tăng thêm sang thị trường Nam Phi Mức tăng xuất khẩu cao nhất của cả Ai Cập và Kenya phản ánh quy mô thị trường lớn của các nền kinh tế này và cho thấy Nam Phi đã áp mức thuế tương đối cao cho các thị trường này trước khi tự do hóa Ai Cập dự kiến sẽ được hưởng tổng hiệu quả thương mại cao nhất, ghi nhận tổng thương mại tăng 9 triệu USD Hai quốc gia thành viên AU đáng chú ý khác cũng có lợi trên thị trường Nam Phi là Kenya và Bénin, với tổng kim ngạch thương mại tăng lần lượt là 3 triệu USD và 1 triệu USD Kết quả của mô hình SMART chỉ ra rằng Nam Phi ghi nhận tổng chuyển hướng thương mại khoảng 42 triệu USD và mức chuyển hướng thương mại cao nhất khoảng 8 triệu USD sẽ diễn ra ở Uganda, Kenya và Nigeria

Kore M.A Guei1, Gift Mugano1, Pierre le Roux (2017), với nghiên cứu Revenue,

welfare and trade effects of European Union Free Trade Agreement on South Africa

Nghiên cứu nhằm ước tính tác động tới doanh thu, phúc lợi, nhập khẩu, xuất khẩu, tạo dựng thương mại và đưa ra các lựa chọn chính sách cho Nam Phi có thể được sử dụng trong đàm phán và xây dựng chính sách Sử dụng mô hình SMART để đánh giá tác động của tự do hóa theo Hiệp định Hợp tác và Phát triển Thương mại của khu vực thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Nam Phi Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy FTA dự kiến sẽ giúp thương mại của Nam Phi từ các quốc gia thành

Trang 14

viên EU tăng thêm 33,37 triệu USD và tổng giá trị thương mại giữa hai bên cũng đạt tới 1,035 tỷ USD Việc tạo ra thương mại (chiếm 75,44% tổng hiệu ứng thương mại) dự kiến sẽ chiếm ưu thế hơn chuyển hướng thương mại (chỉ chiếm 24,55% tổng hiệu ứng thương mại) Do đó, FTA EU-Nam Phi sẽ có tác động tích cực đến thương mại cả hai bên

Nimonka Bayale, Muazu Ibrahim, Joseph Atta-Mensah (2020), với nghiên cứu

Potential trade, welfare and revenue implications of the African Continental Free Trade Area (AfCFTA) for Ghana Bài nghiên cứu sử dụng mô hình mô phỏng WITS-SMART

trên 2018 dữ liệu thương mại quốc tế được phân tách Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy sau khi triển khai AfCFTA, tạo dựng thương mại và chuyển hướng thương mại ở Ghana dự kiến sẽ đạt 82,3 triệu USD và 65,9 triệu USD tương ứng Xuất khẩu của Ghana dự kiến sẽ tăng thêm 148,3 triệu USD (tương đương 12,92%) sau khi thực hiệp định, và Ghana xuất khẩu nhiều nhất sang Nam Phi, tiếp theo là Ai Cập, Maroc và Mauritania

Hadjinikolov, Dimitar and Zhelev, Paskal (2018), Expected Impact of EU-Vietnam

Free Trade Agreement on Bulgaria’s Exports, bài nghiên cứu phân tích tác động của

EVFTA tới xuất khẩu của Bulgaria sang Việt Nam bằng mô hình SMART Kết quả từ mô phỏng cho thấy giá trị xuất khẩu của Bulgaria nếu không có thuế quan trong thương mại với Việt Nam sẽ làm tổng cộng xuất khẩu của Bulgaria sang Việt Nam sẽ cao hơn 14,8 triệu USD (tăng gần 16%) Những người hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA của Bulgaria sẽ là các nhà xuất khẩu nông sản chưa qua chế biến như lúa mì (tăng 9,8 triệu USD) và thuốc lá (tăng 2,2 triệu USD) Các sản phẩm khác dự kiến sẽ thu được lợi nhuận từ việc tăng xuất khẩu bao gồm vải dệt, thuốc, cacbonat, thuốc trừ sâu, quần áo, chế biến thực phẩm, thiết bị điện Tuy nhiên mức tăng giá trị xuất khẩu của Bulgaria sang Việt Nam còn chưa đến 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Bulgaria ra thế giới Ở góc độ kinh tế vĩ mô, đây không phải là giá trị đáng kể nhưng về lâu dài EVFTA sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu tốt cho các nhà sản xuất hàng hóa mà Bulgaria có lợi thế so sánh

2.2.Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước

Ngô Thị Tuyết Mai và Đỗ Thị Trang (2022) với nghiên cứu Tác động của UKVFTA

đến Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Anh Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp

phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Về nghiên cứu định lượng, bài nghiên cứu sử dụng mô hình SMART giúp định lượng được tác

Trang 15

Việt Nam sang Anh Kết quả nghiên cứu cho thấy UKVFTA có tác động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Anh, đặc biệt là 10 nhóm mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chiếm tới 69,8% tổng tác động tạo lập thương mại và 71,9% tác động chuyển hướng thương mại) Đây cũng là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và mang tính bổ sung trong cơ cấu thương mại của Anh Tác động chuyển hướng thương mại lớn hơn tác động tạo lập thương mại (chiếm tới 58,9% tổng tác động) Điều đó có nghĩa là khi cắt giảm thuế quan về 0% theo UKVFTA, Anh chuyển hướng nhập khẩu các mặt hàng may mặc từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, sang Việt Nam Tuy nhiên, lợi thế này về dài hạn có thể bị mất đi khi các đối thủ cạnh tranh đang thúc đẩy quá trình đàm phán để ký FTA với Anh Tác động của tạo lập thương mại là 41,1%, có nghĩa là dưới tác động của UKVFTA, giá hàng may mặc Việt Nam cạnh tranh hơn hàng hóa nội địa Anh

Mai Đức Toàn, Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Thị Ngọc

Ánh, Lê Linh Chi và Tạ Thị Thuý Nga (2021) trong nghiên cứu Tác động của hiệp định

đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tới thương mại hai chiều hàng thủy sản giữa Việt Nam và Nhật Bản Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân

tích chỉ số thương mại và mô hình SMART Kịch bản thuế quan là các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và thuỷ sản Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam thoả mãn quy tắc xuất xứ và thuế quan nhập khẩu được đưa về 0% đối với tất cả mặt hàng Kết quả của nghiên cứu cho thấy dưới tác động tích cực của RCEP mang lại, hàng hoá Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh hơn, sự dỡ bỏ thuế quan chuyển hướng nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia khác vào Nhật Bản Giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam tăng khoảng 345,039 nghìn USD ngay khi thuế quan được cắt giảm về 0% Tác động tạo lập thương mại chiếm ưu thế hơn tác động chuyển hướng thương mại Điều này có lợi cho thặng dư tiêu dùng hay cho phúc lợi của Việt nam Khi Việt Nam giảm thuế về 0% đối với các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Nhật Bản, sự thay đổi của nhập khẩu so với thời điểm trước khi giảm thuế xét về tỷ trọng là rất thấp RCEP không có tác động lớn đến nhập khẩu thuỷ sản từ Nhật bản vào Việt Nam Bên cạnh đó, RCEP khi có hiệu lực làm tăng xuất khẩu chủ yếu do hàng hoá của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan và trở nên cạnh tranh hơn hàng tiêu hoá từ nội địa Nhật Bản Việt Nam sẽ gia tăng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản vào khoảng 13.618,256 nghìn USD sau khi Nhật Bản cắt giảm thế quan hoàn toàn

Nguyễn Tiến Hoàng và Phạm Văn Phúc Tân (2020), Tác động của hiệp định EVFTA

đến xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU Nghiên cứu được

thực hiện nhằm đánh giá tác động về mặt định lượng của Hiệp định thương mại tự do

Trang 16

Việt Nam - EU (EVFTA) đến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và kịch bản các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU thỏa mãn quy tắc xuất xứ và thuế quan nhập khẩu được đưa về 0% đối với tất cả mặt hàng (trừ một số hàng sẽ bị quản lý bởi hình thức hạn ngạch thuế quan) Nghiên cứu này đã chỉ ra tác động tạo lập thương mại lấn át tác động chuyển hướng thương mại khi chiếm khoảng 69% tổng tác động Điều này cho thấy khi EVFTA có hiệu lực sau khi được phê chuẩn nội bộ giữa các bên và khi thuế xuất được cắt giảm về 0%, gia tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU phần lớn đến từ việc giá hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn hàng từ nội địa EU Tác động chuyển hướng thương mại chiếm khoảng 31% tổng tác động cho thấy dưới tác động của EVFTA, hàng thủy sản Việt Nam cũng trở nên cạnh tranh hơn hàng từ các đối thủ cạnh tranh khác xuất khẩu mặt hàng tương tự vào thị trường EU Tuy nhiên lợi thế này cần được xem xét kĩ khi các đối thủ này đang thúc đẩy quá trình đàm phán để ký kết các FTA nhằm cắt giảm áp lực thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của họ sang EU

Nguyễn Tiến Hoàng và Mai Lâm Trúc Linh (2021) với nghiên cứu Tác động của

hiệp định EVFTA đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình SMART

với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ (mã HS 6 chữ số) và kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác động tạo lập thương mại lấn át tác động chuyển hướng thương mại khi chiếm khoảng 15% tổng tác động thương mại, có nghĩa là ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất được xóa bỏ về 0%, gia tăng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU phần lớn đến từ việc giá hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn hàng từ nội địa EU Bên cạnh đó, tác động chuyển hướng thương mại chiếm khoảng 42,51% tổng tác động tức là dưới tác động của EVFTA, hàng hóa Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn hàng hóa từ các nước đối thủ khác khi xuất khẩu các mặt hàng tương tự vào thị trường EU

Hà Văn Hội và Nguyễn Tiến Minh (2022), Assessing the impact of EVFTA on

Vietnam's textile and garment exports to the UK Nghiên cứu đánh giá tác động của

EVFTA đến xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Anh và đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam Nghiên cứu sử dụng dữ liệu xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Anh giai đoạn 2010 – 2019 và dữ liệu xuất khẩu dệt may của các nước sang Anh năm 2019 để đề xuất 3 kịch bản xuất khẩu cho Việt Nam:

Trang 17

Kịch bản 2: Anh sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may đối với Việt Nam và các nước trong CPTPP

Kịch bản 3: Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may cho Việt Nam và các nước thành viên CPTPP, đồng thời xóa bỏ thuế cho đối thủ chính của Việt Nam tại thị trường Anh

Kết quả của cả 3 kịch bản đều cho thấy, dù ở kịch bản hội nhập nào, dệt may và May mặc vẫn là sản phẩm của Việt Nam có thể tăng xuất khẩu tương đối mạnh sang Anh Ngoài ra, kết quả từ mô hình SMART cho thấy sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chủ yếu là do sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mức giá cạnh tranh vượt trội chứ không phải do các yếu tố khác; lợi thế này có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn, khi trong tương lai khi Anh ký thêm nhiều hiệp định với các nước khác, giá trị ngành dệt may xuất khẩu sang Anh tăng có thể giảm

Đoàn Đức Mạnh và Nguyễn Đắc Hiếu (2020), với nghiên cứu The potential impacts

of the EVFTA on Vietnam’s exports of agricultural products: an application of SMART model Nghiên cứu phân tích tác động của EVFTA tới xuất khẩu hàng nông sản từ việt

Nam vào EU Theo mô hình SMART và hai kịch bản khác nhau, đó là khi EU chỉ áp dụng thuế 0% cho Việt Nam trong tình hình hiện tạo và khi EU ký FTA với các nước khác Các mô phỏng cho thấy việc loại bỏ thuế quan sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam Giá trị xuất khẩu sản phẩm cá từ Việt Nam tăng cao nhất

3 Khoảng trống nghiên cứu

Những công trình đã công bố ở trong và ngoài nước đã giải quyết những khía cạnh khác nhau cả về lý luận, thực tiễn Trong đó, nhiều công trình đã: (1) Nghiên cứu, luận giải và làm rõ lý thuyết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia sang một liên minh hoặc 1 FTA song phương; (2) Nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của EVFTA, UKVFTA đến nền kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, chỉ ra những cơ hội, thách thức và khuyến nghị các giải pháp cho Việt Nam; (3) Nghiên cứu các cam kết của hiệp định thương mại và khả năng tác động của các cam kết này tới các dòng chảy của thương mại thế giới, cũng như các tác động tạo lập và làm chệch hướng thương mại của các hiệp định, đưa ra các khuyến nghị và giải pháp; (4) Lợi ích từ việc sử dụng mô hình SMART để phân tích các tác động tích cực và tiêu cực đến dòng chảy thương mại của các quốc gia, không chỉ Việt Nam mà còn các quốc gia khác

Trang 18

trên thế giới thông các hiệp định thương mại Các kết quả khoa học này sẽ được tiếp thu, kế thừa trong nghiên cứu, thực hiện đề tài nghiên cứu

Tuy nhiên, do các công trình nghiên cứu đã công bố có chủ đích khác nhau và được thực hiện trong các khoảng thời gian và bối cảnh khác nhau nên còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về chủ đề nghiên cứu chưa được cập nhật, nghiên cứu, phát triển, làm rõ Cụ thể: (1) Các nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước có liên quan đến mặt hàng dệt may và xuất khẩu mặt hàng dệt may nói chung và xuất khẩu mặt hàng dệt may vào thị trường quốc gia khác trên thế giới nói riêng Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp đến xuất khẩu mặt hàng dệt may (HS61, HS62, HS63) của Việt Nam vào thị trường Canada; (2) Chưa có nghiên cứu một cách chuyên sâu và cập nhật về tình hình thị trường mặt hàng dệt may của Canada, những cam kết cụ thể trong Hiệp định thương mại tự do Asean - Canada (ACAFTA) đối với mặt hàng dệt may, những yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada, để từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada khi thực thi các cam kết trong Hiệp định ACAFTA

Từ những kết luận trên có thể thấy, cho đến nay cần thiết có một nghiên cứu cụ thể liên quan đến đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đây là khoảng trống nghiên cứu sẽ cần tiếp tục được hoàn thiện

4 Mục tiêu nghiên cứu 4.1 Mục tiêu tổng quát

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Canada cùng với những lý luận về tác động của tự do thương mại (FTA) đến xuất khẩu, nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đánh giá và dự đoán tác động của Hiệp định thương mại tự do Asean - Canada (ACAFTA) đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Canada Từ vấn đề đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị những chính sách thích hợp nhằm tận dụng ACAFTA thúc đẩy xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang thị trường Canada

4.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ khái niệm về Hiệp định thương mại tự do (FTA), cơ sở lý luận về sự tác động của Hiệp định thương mại tự do Asean - Canada đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Canada

Trang 19

- Tìm hiểu và phân tích giá trị kinh tế, vị thế của của mặt hàng dệt may ở thị trường Việt Nam và xu hướng nhập khẩu hàng dệt may của Canada trên các phương diện thị hiếu và xu hướng tiêu thụ

- Xác định, phân tích các tác động của Hiệp định thương mại tự do Asean - Canada đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Canada

- Đề ra những kiến nghị và giải pháp nhằm mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng dệt may của Việt Nam sang Canada

5 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam sang Canada

6 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung

Nghiên cứu tập trung dự đoán tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada, tập trung vào 3 mã HS 61, 62, 63 để từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp tận dụng Hiệp định này đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada

- Về không gian

Nghiên cứu xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada - Về thời gian

Số liệu phục vụ cho các phân tích trong bài nghiên cứu từ 2013 đến 2022

7 Phương pháp nghiên cứu (mô hình SMART)

7.1 Mô hình SMART của Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm về thương mại của ngân hàng Thế giới

Mô hình SMART (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ, đặc biệt là trên giả định chuyển hướng và tạo lập thương mại của Viner (1950) có thể dùng để đánh giá thương mại, doanh thu thuế quan và các tác động phúc lợi của một hiệp định thương mại tự do Mô hình này đi kèm với các công cụ mô phỏng là một phần của Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm về thương mại mang tên WITS do Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp

Trang 20

Với ưu điểm dễ dàng tiếp cận và thực hiện cùng với cơ sở dữ liệu WITS, mô hình SMART mang lại các kết quả định lượng quan trọng về tác động thương mại, phúc lợi, doanh thu thuế quan của một ngành hàng khá chi tiết và phân tích ở cấp dữ liệu thương mại tách biệt nhất Tuy nhiên, hạn chế chính của mô hình SMART là kết quả của mô hình bị giới hạn ở những ảnh hưởng trực tiếp khi có sự thay đổi chính sách thương mại của một thị trường bởi mô hình dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ Do đó, mô hình bỏ qua các tác động gián tiếp của việc thay đổi chính sách thương mại ở các thị trường khác (tác động liên ngành) và tác động phản hồi (tác động do sự thay đổi chính sách thương mại ở một thị trường cụ thể lan sang các thị trường liên quan và quay trở lại ảnh hưởng thị trường đang xét)

Hiệp định ACAFTA chưa có hiệu lực, do đó việc đánh giá tác động thực tế (ex-post) của ACAFTA không thể khả thi Như vậy, việc lựa chọn mô hình SMART để đánh giá tác động tiềm tàng (ex-ante) của ACAFTA đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada là phương pháp phù hợp nhất Nghiên cứu về mô hình cân bằng cục bộ, Lang (2006) cũng cho rằng mô hình SMART là sự lựa chọn tốt nhất vì tác động tĩnh mà mô hình mang lại và thế mạnh của nó trong phân tích tác động thuế quan của một thị trường đối với các dòng sản phẩm được tách biệt

Mô hình SMART yêu cầu dữ liệu có thể được trích xuất từ WITS hoặc nhập từ các nguồn thông tin thay thế để mô phỏng một FTA như sau:

(i) Giá trị nhập khẩu từ mỗi đối tác nước ngoài;

(ii) Thuế quan mà mỗi đối tác nước ngoài phải đối mặt; (iii) Mức thuế quan khi FTA có hiệu lực;

(iv) Độ co giãn theo giá của cầu nhập khẩu đối với hàng hóa; (v) Độ co giãn của cung xuất khẩu đối với hàng hóa;

(vi) Độ co giãn thay thế giữa các loại hàng hóa

Mô hình SMART là mô hình phù hợp nhất với đề tài “Dự đoán tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada” bởi:

Thứ nhất, các yêu cầu đầu vào của mô hình SMART đơn giản phù hợp với bối cảnh ACAFTA còn chưa có hiệu lực

Thứ hai, các giả định của mô hình SMART dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ phù

Trang 21

khẩu sang Canada Đề tài chỉ giới hạn đánh giá tác động về mặt cắt giảm thuế quan trong rất nhiều yếu tố tác động đến xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Canada Do đó, mô hình SMART đáp ứng được yêu cầu trên

Thứ ba, Việt Nam là một nước nhỏ với kim ngạch xuất khẩu không đủ lớn để gây ra sự thay đổi giá đến thị trường nội địa Canada Do đó, đường cung lúc này nằm ngang thể hiện Việt Nam là nước chấp nhận giá trên thị trường phù hợp với giả định co giãn cung xuất khẩu là 99 (co giãn vô hạn) Đồng thời, hệ số co giãn theo giá của cầu nhập khẩu được thiết lập với giá trị 1,5

Số liệu để chạy mô hình SMART được lấy từ hệ thống WITS Hệ thống này được WB phát triển và duy trì, với sự hợp tác và hỗ trợ của hàng loạt tổ chức quốc tế như UNCTAD, ITC, UNSD, COMTRADE và WTO cho phép hệ thống này được phép truy cập và truy vấn thông tin trên cơ sở dữ liệu về thương mại và thuế quan do các tổ chức trên tổng hợp

7.2 Bối cảnh thực nghiệm

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SMART mô phỏng theo hai kịch bản:

Về kịch bản 1, Canada đã loại bỏ thuế quan cho mặt hàng dệt may của Việt Nam theo Hiệp định ACAFTA và không tính đến xem xét sự hội nhập sâu hơn về thương mại của Canada với các nước khác Thuế quan được cắt giảm về 0% đối với tất cả các mã hàng dệt may (HS61, HS62, HS63) của Việt Nam

Về kịch bản 2, Canada đã loại bỏ thuế quan cho mặt hàng dệt may của Việt Nam theo Hiệp định ACAFTA Đồng thời, các FTA giữa Canada với các thị trường hàng dệt may cạnh tranh khác bao gồm Bangladesh, Mexico, Ý, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Singapore cũng được xem xét Những quốc gia này được chọn vì lý do chính là những thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Canada tương đối lớn (Bangladesh với 12,77% thị phần xuất khẩu hàng dệt may vào Canada, Campuchia chiếm 9,23% thị phần, Mỹ chiếm 4,6% thị phần, Italy chiếm 4,5%) Tuy Myanmar và Singapore chiếm thị phần xuất khẩu sang Canada khá thấp nhưng nhóm vẫn đưa vào kịch bản vì 2 nước này đều là thành viên trong ASEAN và được hưởng ưu đãi thuế quan 0% từ Canada (Myanmar) hoặc bị áp thuế quan thấp (Singapore đang hưởng mức thuế quan 2,57%)

8 Kết cấu của bài nghiên cứu

Trang 22

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và các danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo Kết cấu của bài nghiên cứu được chia ra thành 4 phần như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu dệt may và tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN-CANADA đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Canada

Chương 2: Tổng quan về ngành dệt may của Việt Nam và thị trường Canada Chương 3: Tác động của hiệp định ACAFTA đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Canada

Chương 4: Các kiến nghị và giải pháp tận dụng hiệp định ACAFTA đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada

Trang 23

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - CANADA (ACAFTA) ĐẾN XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG CANADA

1.1 Cơ sở lý luận về dệt may và xuất khẩu dệt may 1.1.1 Cơ sở lý luận về dệt may

1.1.1.1 Phân loại hàng dệt may (phân loại mã HS)

Hiện nay, hàng hóa được mua bán trên phạm vi toàn thế giới được áp dụng hệ thống mã số nhằm phân loại hàng hoá Hệ thống này ra đời từ năm 1988 với tên gọi hệ thống hài hoà mô tả và mã số hàng hóa (HS) do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) triển khai

Mặt hàng dệt may thuộc các chương 61-63 Cụ thể quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc được phân loại trong chương 61, quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc được phân loại trong chương 62 và chương 63 là các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác Bảng dưới đây tóm lược 3 chương cửa hệ thống HS như sau:

Bảng 1 Bảng phân loại hàng dệt may theo mã HS

Trang 24

Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc

6101

Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03

6102

Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04

6103

Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

6104

Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

6105 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

6106 Áo khoác ngắn (blouses), áo sơ mi và áo sơ mi phỏng kiểu nam dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

6107

Quần lót, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc

Trang 25

6108

Váy lót có dây đeo, váy lót trong, quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

6109 Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc

6110 Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigans), gilê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc

6111 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ em, dệt kim hoặc

Quần tất, quần áo nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch) và giày dép không đế, dệt kim hoặc móc

6116 Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc

6117 Hàng may mặc phụ trợ đã hoàn chỉnh, dệt kim hoặc móc khác; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ

Trang 26

trợ

Chương - 62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc

6201

Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03

6202

Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04

6203

Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

6204

Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

6205 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai

6206 Áo choàng, áo sơ mi và áo choàng sơ mi phỏng kiểu nam dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

6207

Áo may ô và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

Trang 27

6208

Áo may ô và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót trong, quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

6209 Quần áo may sẵn và phụ kiện may mặc cho trẻ em

6210 Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07

6211 Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác

6212

Xu chiêng, gen, áo nịt ngực, dây đeo quần, dây móc bít tất, nịt tất, các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được làm từ dệt kim hoặc móc

6213 Khăn tay và khăn vuông nhỏ quàng cổ

6214 Khăn san, khăn choàng vai, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu và choàng vai, mạng che mặt và các loại tương tự

6215 Nơ thường, nơ con bướm và cà vạt

6216 Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao

6217 Hàng may mặc phụ trợ đã hoàn chỉnh khác; các chi tiết của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ, trừ các loại thuộc nhóm 62.12

Trang 28

Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn

6301 Chăn và chăn du lịch

6302 Khăn trải giường, khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp

6303 Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường

6304 Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04

6305 Bao và túi, loại dùng để đóng, gói hàng

6306

Tấm vải chống thấm nước, tấm hiên và tấm che nắng; tăng; buồm cho tàu thuyền, ván lướt hoặc ván lướt cát; các sản phẩm dùng cho cắm trại

6307 Các mặt hàng đã hoàn thiện khác, kể cả mẫu cắt may

6308

Bộ vải kẻ chỉ trang trí, Bộ vải bao gồm vải và chỉ, có hoặc không có phụ kiện dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ

Trang 29

1.1.1.2 Đặc điểm của hàng dệt may

Công nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam khoảng một thế kỷ nay, còn những hoạt động thủ công truyền thống như thêu thùa, đan lát đã có từ lâu Theo một số tài liệu ghi chép, sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt may này bắt đầu từ khi khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp này phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các hãng dệt may với máy móc hiện đại của châu Âu được thành lập Trong thời kỳ này tại miền Bắc, các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thiết bị Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu, cũng được thành lập

Công nghiệp dệt may có những đặc điểm sau

- Về tiêu thụ: Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế Hàng dệt may có những đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán Nghiên cứu những đặc trưng riêng biệt của thương mại thế giới hàng dệt may là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm và đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị trường quốc tế Một số đặc trưng đó là:

+ Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng - người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm người trong các bộ phận thị trường khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm

+ Hàng dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng được nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấn

6309 Quần áo và các sản phẩm dệt đã qua sử dụng; vải vụn quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác

6310

Vải vụn, mẩu dây xe, chão bện (cordage), thừng và cáp đã qua sử dụng hoặc mới và các phế liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện (cordage), thừng hoặc cáp, từ vật liệu dệt

Trang 30

tượng của người tiêu dùng Do đó để tiêu thụ được sản phẩm, việc am hiểu các xu hướng thời trang là rất quan trọng

+ Vấn đề nhãn mác cũng là một trong những đặc trưng nổi bật trong buôn bán hàng dệt may trên thế giới Mỗi nhà sản xuất cần tạo được nhãn hiệu hàng hoá của riêng mình Nhãn hiệu sản phẩm theo quan điểm xã hội thường là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hoá và uy tín của người sản xuất, đây là vấn đề quan tâm trong chiến lược của sản phẩm vì người tiêu dùng không chỉ tính đến giá cả mà còn rất coi trọng chất lượng sản phẩm

+ Trong buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú ý đến yếu tố thời vụ Phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp Điều này cũng liên quan đến thời hạn giao hàng Thói quen tiêu dùng cũng là một đặc điểm cần lưu ý trong buôn bán hàng dệt may vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm

- Về sản xuất: Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn nhưng lại có tỷ lệ lãi cao Chính vì vậy, sản xuất dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khi một nước trở thành nước công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao, sức cạnh tranh trong sản xuất hàng dệt may giảm, họ sẽ lại vươn tới những ngành công nghiệp khác có hàm lượng kỹ thuật cao, tốn ít lao động và đem lại nhiều lợi nhuận Công nghiệp dệt may lại phát huy vai trò của mình ở các nước kém phát triển hơn Lịch sử phát triển của ngành dệt may thế giới cũng là lịch sử chuyển dịch của công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do sự chuyển dịch về lợi thế so sánh Như vậy không có nghĩa là sản xuất dệt may không còn tồn tại ở những nước công nghiệp phát triển mà thực tế ngành này tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao Trong những năm gần đây, sản xuất dệt may của Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định và đang cố gắng để hòa nhập với lộ trình của ngành dệt may thế giới

- Về thị trường: Các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ Trước khi Hiệp định về hàng dệt may - kết quả quan trọng của vòng đàm phán Uruguay ra đời và phát huy tác dụng, việc buôn bán quốc tế các sản phẩm dệt may được điều chỉnh theo các thể chế thương mại đặc biệt và nhờ đó phần lớn các nước nhập khẩu thiết lập các hạn chế số lượng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu Mặt khác, mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may còn cao hơn so với các hàng hóa công nghiệp khác

Trang 31

Tất cả những rào cản đó ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn bán hàng dệt may thế giới

1.1.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu dệt may

1.1.2.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa hay dịch vụ cho một quốc gia khác Mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển thương mại, kinh tế của từng quốc gia Nếu việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều mang lại lợi ích, các quốc gia sẽ tích cực tham gia thúc đẩy và mở rộng hoạt động này

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Hoạt động xuất khẩu nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và cho các doanh nghiệp tham gia nói riêng

Như vậy, xuất khẩu còn được hiểu là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng giữa các quốc gia với nhau

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam tại Niên giám thống kê 2015, xuất khẩu hàng hóa là đưa toàn bộ giá trị hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một thời kỳ nhất định, hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất được đưa ra nước ngoài làm giảm nguồn vật chất trong nước

Trong giáo trình kinh tế ngoại thương 2007, NXB Lao động - Xã hội, xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa cho nước ngoài Xuất khẩu hàng hóa đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Với rất nhiều các khái niệm về xuất khẩu hàng hoá, đề tài nghiên cứu lựa chọn định nghĩa về xuất khẩu hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam như sau:

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Xuất khẩu là một hoạt động thương mại trong đó một quốc gia đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ của mình sang các quốc gia khác hoặc những hàng hóa đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia đó theo quy định của pháp luật Xuất khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, phát triển thương mại, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của người dân

Trang 32

1.1.2.2 Các hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp

Là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài

Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, các bên có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)

Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiep ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hóa cho các đơn vị uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bên nhập khẩu Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch mua bán hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán mà phải thông qua bên thứ 3 - người nhận ủy thác

Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp,uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác

Xuất khẩu tại chỗ

Là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không ra khỏi lãnh thổ quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực kinh doanh dành riêng cho các công ty kinh doanh người nước ngoài

Đặc điểm của loại hàng xuất này là hàng hóa được giao ở địa lãnh thổ người xuất khẩu vì phải chở ra nước ngoài như xuất khẩu thông thường Đồng thời, xuất khẩu theo hình thức này giúp doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa, do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn

Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tại quốc

Trang 33

khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao

Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua Khối lượng hàng hóa được trao đổi có giá trị tương đương Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hóa với giá trị tương đương Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này Lợi ích của buôn bán đối lưu là tránh được các rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối hay phù hợp khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình Thêm vào đó, một quốc gia buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế

Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là quá trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài hoặc khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ nước tái xuất và sau đó xuất khẩu đi sang một quốc gia khác trong trong một thời gian được quy định Quá trình này phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xuất nhập khẩu

Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra

Gia công quốc tế

Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao Bên đặt gia công thường là những nước phát triển và bên nhận gia công thường là những nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào

Gia công trong thương mại quốc tế gắn liền với hoạt động sản xuất, hoạt động công nghiệp - nhất là trong ngành sử dụng nhiều lao động Vì thế gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ và thường phát triển trong các ngành công nghiệp khó cơ giới hóa, tự động hóa Bên cạnh đó, hoạt động gia công quốc tế còn cho phép phát triển hoạt động sản xuất của bên nhận gia công, nhất là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động

1.1.2.3 Vai trò của xuất khẩu

Đối với quốc gia

Trang 34

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho quốc gia Các nguồn vốn ngoại tệ như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ, vay nợ, nhận viện trợ, tuy quan trọng nhưng không đóng góp nhiều vào việc tăng thu ngoại tệ hoặc các quốc gia vẫn phải trả bằng cách này hay cách khác Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Chỉ có xuất khẩu hàng hoá là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, nguồn thu này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa và trang trải những chi phí cần thiết khác cho quá trình này, xuất khẩu không những nâng cao được uy tín xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính nước đó Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư,vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở thành hiện thực Điều này càng nói lên vai trò vô cùng quan trọng của xuất khẩu

Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ Đó chính là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với những nước đang phát triển Thị trường nước ngoài hầu như là những thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá lớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, chính vì vậy mọi doanh nghiệp đều luôn cố gắng thoả mãn tốt nhất nhu cầu này để tăng doanh thu đạt lợi nhuận cao nhưng lợi nhuận càng cao, làm rủi ro càng lớn, doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất hiện có cả về số lượng và chất lượng bằng cách nhập các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

Đặc biệt, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Sự gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước tăng lên cả về quy mô và tốc độ phát triển, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là các ngành sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa, lực lượng lao

Trang 35

GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa Điều này dẫn đến việc người dân có nhu cầu cao hơn về các loại hàng hóa cao cấp cũng như sự phong phú, đa dạng của sản phẩm

Cuối cùng có thể nói đến xuất khẩu chính là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Xuất khẩu tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm và dịch vụ của quốc gia, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để đáp ứng nhu cầu này Việc hợp tác kinh tế giúp các quốc gia chia sẻ lợi ích, cùng nhau phát triển và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế

Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, xuất khẩu là bước quan trọng để doanh nghiệp xâm nhập và hội nhập vào thị trường thế giới, một thị trường rộng lớn và đa nhu cầu luôn là một thị trường nhiều triển vọng của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Mục tiêu cuối cùng và bao trùm của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận, song lợi nhuận sẽ chỉ đạt được thông qua thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Vì vậy hiểu đầy đủ nhu cầu của khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp tìm cách thoả mãn tối đa nhu cầu đó Điều này lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, vĩ mô và vi mô Song một thực tế không thể phủ nhận là việc vươn ra thị trường quốc tế làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô khách hàng, cung cấp sản phẩm cho một thị trường rộng lớn đa dân tộc, đa nhu cầu Đặc biệt, tại thị trường quốc tế sức mua của khách hàng rất phong phú, đa dạng Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có sức mua khác nhau tùy theo điều kiện như: Thu nhập, sức mua của đồng tiền, tập tính, thói quen tiêu dùng Và đây chính là căn cứ giúp doanh nghiệp lựa chọn những đoạn thị trường phù hợp nhằm tối ưu hóa kết quả kinh doanh Tham gia hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp có hề giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất nhờ quy mô

Thứ hai, thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới (về giá cả, uy tín, chất lượng) Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường, tạo ra những sản phẩm được tiêu

Trang 36

chuẩn hoá cao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế Thực hiện marketing quốc tế với những nỗ lực về chính sách giá cả, phân phối, xúc tiến nhằm tăng khả năng thu nhập vào các thị trường lớn Đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất với giá thị trường của nước mình nhằm tăng khả năng phát triển sản phẩm của mình trên thế giới Từ đó tái đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt, xuất khẩu cũng buộc các doanh nghiệp luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đây là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

Đặc biệt, một vai trò cũng khá quan trọng nữa của hoạt động xuất khẩu đó là thông qua xuất khẩu doanh nghiệp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình Con ngươi luôn là chủ thể trong các quan hệ xã hội, vì vậy doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả, nhất thiết phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra trong kinh doanh Hoạt động xuất khẩu giúp thu hút nhiều lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc có chất lượng và hiệu quả Đặc biệt doanh nghiệp tham gia xuất khẩu còn nâng cao đời sống của mọi cá nhân trong doanh nghiệp - đây chính là động lực để người lao động làm việc có chất lượng, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Hơn thế nữa, do có thể tạo được các điều kiện tiếp xúc thị trường mới, phương thức quản lý mới, khoa học công nghệ hiện đại nên trình độ của người lao động của toàn doanh nghiệp nói chung và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý nói riêng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế

Tóm lại, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế ra đời sớm nhất và có chi phí cũng như rủi ro thấp nhất Do đó, đây là hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu của các công ty ở các quốc gia đang phát triển (vì yếu tố về vốn, về công nghệ, về con người còn yếu kém nên xuất khẩu là biện pháp hữu hiệu nhất trong các hoạt động kinh doanh quốc tế) Xuất khẩu là hoạt động đơn giản nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế Do đó các giao dịch và chi phí rủi ro khi có sự biến động về môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội…sẽ thấp nhất so với các hoạt động khác

1.1.2.4 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may ● Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Thuế quan

Hiệp định Đối tác toàn diện, Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam và Canada ký kết, có hiệu lực đối với Canada vào ngày 30/12/2018 và đối với Việt Nam vào ngày 14/1/2019 CPTPP đã đưa Canada trở thành thị trường xuất khẩu tỷ USD mới nhất của ngành dệt may Việt Nam Theo

Trang 37

thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm, trong đó 42,9% kim ngạch xuất khẩu vào Canada có thuế 0% vào năm đầu tiên, số kim ngạch còn lại sẽ về 0% vào năm thứ 4 thực hiện CPTPP Như vậy, xuất khẩu dệt may sẽ có nhiều cơ hội bởi nhiều sản phẩm dệt may hiện đang chịu thuế xuất khẩu 17 - 18%, và mức chênh lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực để các doanh nghiệp thúc đẩy dệt may xuất khẩu sang thị trường này Theo tính toán, Việt Nam có thể tiết kiệm 100 triệu USD nhờ thuế về 0%, giúp gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada

Trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Canada, Trung Quốc đang là nước chiếm nhiều thị phần nhất, sau đó là Bangladesh, Việt Nam và Campuchia Do đó, với CPTPP giảm mức thuế trung bình 17 - 18% về 0%, xuất khẩu dệt may Việt Nam có cơ hội để nhanh chóng vượt qua Bangladesh hay Campuchia và dần rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc (những nước nằm ngoài CPTPP) Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu, khó khăn lớn nhất đối với dệt may Việt Nam là vấn đề xuất xứ hàng hoá do phải đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” để được hưởng thuế ưu đãi, trong khi ngành dệt nhuộm vẫn là điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam Do đó, để có thể đáp ứng và gia tăng thị phần dệt may tại Canada, dệt may Việt Nam sẽ phải thay đổi mạnh mẽ để phát triển ngành nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam Từ đó, thiết lập sự liên kết trong chuỗi dệt - may hiệu quả hơn, tạo nền tảng cho ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững

Các quy tắc xuất xứ, yêu cầu kỹ thuật - môi trường

● Quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may mà Canada đang áp dụng đối với Việt Nam theo CPTPP là “từ sợi trở đi” (yarn-forward) hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP So với các FTA trước đây đã ký kết, đây là cam kết về quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất mà Việt Nam từng tham gia và là thách thức không nhỏ vì ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn đang phải nhập khẩu hơn 60% nguyên phụ liệu ngoài khu vực CPTPP

Mặc dù quy tắc xuất xứ hàng hóa với hàng dệt may khá nghiêm ngặt nhưng Canada cũng thống nhất một số trường hợp có quy tắc xuất xứ mang tính linh hoạt hơn như:

* 3 nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ 1 công đoạn, cắt và may, gồm vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp;

Trang 38

* Danh mục nguồn cung thiếu hụt gồm 194 loại sợi, vải được phép sử dụng từ ngoài khu vực CPTPP, trong đó 186 mặt hàng sẽ được áp dụng vĩnh viễn và 8 mặt hàng chỉ được áp dụng cơ chế này trong vòng 5 năm

Tuy nhiên, những chủng loại hàng dệt may của Việt Nam hiện nay xuất khẩu chủ lực sang Canada đều thuộc những nhóm hàng phải đáp ứng quy tắc từ sợi trở đi, do đó muốn đáp ứng yêu cầu tương đối phức tạp và khó khăn để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp phải có thời gian để tìm hiểu, điều chỉnh sản xuất

Trong hiệp định ACAFTA, các quy tắc xuất xứ mới sẽ cho phép Việt Nam xây dựng và củng cố các chuỗi cung ứng với các nước ASEAN không tham gia CPTPP Điều này trái ngược với các quy tắc xuất xứ của CPTPP, hạn chế tiềm năng đầy đủ của các chuỗi cung ứng của Việt Nam bằng cách chỉ chấp nhận những nguyên liệu có xuất xứ từ 4 nước ASEAN tham gia CPTPP Hiệp định ACAFTA giúp gỡ bỏ các rào cản về quy tắc xuất xứ giữa Việt Nam và các nước ASEAN, thúc đẩy sản xuất trong khu vực tăng trưởng mạnh mẽ

● Các yêu cầu kỹ thuật - môi trường

CPTPP là hiệp định có điều khoản thỏa thuận về môi trường mạnh mẽ nhất từ trước đến này, các điều khoản trong CPTPP yêu cầu các bên phải tuân thủ những quy định về môi trường trong các thỏa thuận quốc tế và dùng những thỏa thuận này để giải quyết tranh chấp Đối với ngành dệt may, tác động chủ yếu liên quan đến môi trường là ô nhiễm đất và nước do các tạp chất do quá trình dệt Do đó, Canada đã áp dụng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về quản lý nước thải và chất thải rắn, các quy định đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, Đây là một rào cản lớn đối với dệt may Việt Nam, bởi trên 70% doanh nghiệp trong ngành dệt may có quy mô nhỏ và trung bình trong ngành sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng, xử lý và quản lý nguồn chất thải đáp ứng tiêu chuẩn

Nguồn nguyên liệu

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang thiếu hụt phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng dệt may Theo Bộ Công Thương, Việt Nam mới chỉ cung cấp được 0,2% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ, còn lại là phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan,… Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn một năm nhưng hơn 70%, trong đó là xuất khẩu do chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước; mặt khác lại phải nhập khẩu sợi chất lượng cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Khâu dệt vải tạo ra khoảng 1,4 tỉ mét vải/năm (chiếm 15-16% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 7 tỷ mét vải từ

Trang 39

xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu, mà chủ yếu không phải từ các nước CPTPP Đáng chú ý, 70-80% nguyên vật liệu dệt may hiện nay vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc và các nước ngoài khu vực FTA Sản phẩm sợi và vải sản xuất nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ sử dụng được 20-25% sản lượng cho ngành dệt may xuất khẩu.Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, vải các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày là hai trong số 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Cho đến cuối năm 2023, Việt Nam nhập khẩu gần 75% vải các loại từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc hay 80% sợi để sản xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn Độ Bên cạnh đó, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), trung bình mỗi năm, cả ngành dệt may sử dụng khoảng 820.000 tấn nguyên phụ liệu, trong đó khoảng 60% nhập từ Trung Quốc Như vậy, nếu không có sự chuyển hướng thị trường khai thác nguyên phụ liệu phù hợp, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có cơ hội được hưởng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP Để xuất khẩu hàng dệt may sang Canada, Việt Nam phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong CPTPP, hàng dệt may khi xuất khẩu sang Canada phải đáp ứng nguồn nguyên liệu vải sử dụng phải có xuất xứ từ các nước trong nội khối Tuy nhiên, hiện nay nguồn nguyên liệu vải của Việt Nam chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu từ các thị trường khác các nước thành viên

Lượng sợi sản xuất trong nước chủ yếu được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, trong khi các doanh nghiệp dệt Việt Nam lại phải nhập khẩu nguyên liệu sợi từ nước ngoài Điều đó có thể được coi là nghịch lý và chỉ được khắc phục khi có những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng sợi sản xuất trong nước Thực tế những năm qua cho thấy, sợi sản xuất tại Việt Nam chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng còn thấp và chủ yếu dùng vào sản xuất các sản phẩm có chất lượng trung bình nên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp dệt may sản xuất sản phẩm cao cấp, đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi khác nhau với các loại nguyên liệu đầu vào đặc biệt, thiết bị sản xuất hiện đại Bông, xơ, sợi đều là các nguyên phụ liệu quan trọng trong sản xuất vải Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ dừng lại ở khâu sản xuất sợi, rất ít các doanh nghiệp trong nước chủ chương sản xuất vải để phục vụ nhu cầu của ngành dệt may

● Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn lao động, công nghệ sản xuất hàng dệt may (của Việt Nam),

Tiềm lực tài chính

Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng 7.000 doanh nghiệp dệt may, 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có

Trang 40

40% doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp lớn trong nước Ở đa số các Công ty, tỉ lệ vốn vay nhiều và vốn tự có ít nên rất rủi ro Vì thế có thể nói đây là một yếu tố bất lợi cho hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam một khi rủi ro xảy ra, hoạt động sản xuất ngay lập tức sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó khó có thể duy trì và ổn định trong thời gian tiếp theo

Cũng theo thống kê, hiện ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, phải nhập khẩu tới gần 70%; nhiều doanh nghiệp phải nhập hơn 90% Điều này đòi hỏi lượng vốn rất lớn, nhất là số vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp phụ trợ dệt may Đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp ngành dệt may đang phải đối mặt hiện nay Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đa số doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, vốn mỏng, sản xuất “ăn đong”, chủ yếu gia công (chiếm gần 70%) cho các thương hiệu lớn… Trong khi đó, khả năng huy động nguồn vốn của doanh nghiệp dường như rất yếu, từ việc vay vốn của các tổ chức tín dụng, tín dụng thương mại cho đến việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu… đều gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi thực hiện Điểm “nghẽn” khó nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đó là chi phí cho R&D thấp, gần như không có, do tỷ suất lợi nhuận thấp, tích lũy quy mô còn nhỏ Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp may Việt Nam có dành ngân sách hằng năm cho hoạt động R&D, nhưng tỷ lệ chưa cao

Chất lượng nguồn lao động

Không chỉ là ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước mà dệt may còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nhất hiện nay Mỗi năm ngành dệt may tạo ra khoảng 3 triệu lao động, trong đó 80% là nữ Mặc dù vậy, nhân lực ngành vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng Đây là thách thức rất lớn khi ngành dệt may Việt Nam đang trong xu thế vươn lên để cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, cũng như có thể đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0 Dự báo đến năm 2025, ngành này cần thêm hơn 130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 vào năm 2030 Tuy nhiên hiện tại, trình độ lao động trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam còn khá thấp, lao động phổ thông chiếm đến 76%, sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,3%; cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 6,8% Như vậy, chỉ có 25% lao động qua đào tạo và vẫn còn khoảng 75% lao động trong lĩnh vực dệt may chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng Đây là thách thức rất lớn khi ngành dệt may đang trong xu thế vươn lên để cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, thời trang hóa, nâng

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan