1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do của việt nam

229 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
Tác giả Vũ Kim Dung
Người hướng dẫn PGS. TS Phạm Duy Liên, PGS. TS Phan Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận án Tiến sỹ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (18)
    • 1.1 Nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do (18)
      • 1.1.1 động Tác của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế (0)
      • 1.1.2 động Tác của các Hiệp định thương mại tự do đối với doanh nghiệp (0)
    • 1.2 Nghiên cứu về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (23)
      • 1.2.1 Nhân tố tác động tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do.10 (23)
      • 1.2.2 Chỉ số đo lường tận dụng cơ chế ưu đãi (27)
      • 1.2.3 Cách thức tận dụng cơ chế ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do (28)
    • 1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và khoảng trống nghiên cứu (30)
      • 1.3.1 Đánh giá chung (30)
      • 1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ KINH NGHIỆM TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI CỦA HÀN QUỐC (32)
    • 2.1 Những vấn đề cơ bản về các Hiệp định thương mại tự do (32)
      • 2.1.1 hình Sự thành và phát triển của các Hiệp định thương mại tự do (0)
      • 2.1.2 Khái niệm về Hiệp định thương mại tự do (33)
      • 2.1.3 Phân loại các Hiệp định thương mại tự do (34)
      • 2.1.4 Nội dung cơ bản của các Hiệp định thương mại tự do (35)
      • 2.1.5 động Tác của các Hiệp định thương mại tự do (0)
    • 2.2 Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (38)
      • 2.2.1 Khái niệm (38)
      • 2.2.2 Quy trình tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (43)
    • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA (46)
      • 2.3.1 Nhận thức về sự hữu ích (46)
      • 2.3.2 Tiếp xúc quốc tế (47)
      • 2.3.3 trợ Hỗ của Chính phủ (0)
      • 2.3.4 Thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp (49)
      • 2.3.5 Khả năng học hỏi của tổ chức (50)
      • 2.3.6 Rào cản cản trở doanh nghiệp tận dụng ưu đãi (51)
    • 2.4 Kinh nghiệm tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc (52)
      • 2.4.1 Tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc (52)
      • 2.4.2 Giải pháp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc (55)
      • 2.4.3 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc (58)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM (64)
    • 3.1 Tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (64)
      • 3.1.1 Tiến trình ký kết các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (64)
      • 3.1.2 Quy mô và tầm quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do đối với Việt (68)
  • Nam 55 (0)
    • 3.1.3 Cam kết về thương mại hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do (72)
    • 3.2 Hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt (81)
      • 3.2.1 Hoạt động của Chính phủ (81)
      • 3.2.2 Hoạt động của doanh nghiệp (89)
    • 3.3 Kết quả tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt (95)
      • 3.3.1 Thực trạng chung (95)
      • 3.3.2 Theo Hiệp định (100)
      • 3.3.3 Theo thị trường (102)
      • 3.3.4 Theo ngành hàng (104)
      • 3.3.5 Đánh giá thực trạng tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Việt Nam (108)
    • 3.4 Nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (113)
      • 3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (113)
      • 3.4.2 lý Xử dữ liệu (0)
      • 3.4.3 Phân tích thống kê mô tả (119)
      • 3.4.4 Kiểm định thang đo (124)
      • 3.4.5 Phân tích hệ số tương quan Pearson (128)
      • 3.4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (129)
      • 3.4.7 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính (131)
      • 3.4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (133)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIA TĂNG TẬN DỤNG ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM (135)
    • 4.1 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi các FTA (135)
      • 4.1.1 Cơ hội (135)
      • 4.1.2 Thách thức (136)
    • 4.2 Định hướng tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (137)
      • 4.2.1 Thực hiện thành công các mục tiêu xuất nhập khẩu (137)
      • 4.2.2 Phương hướng tận dụng ưu đãi (138)
      • 4.2.3 Chương trình hành động để tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (139)
    • 4.3 Kiến nghị và giải pháp (140)
      • 4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ (140)
      • 4.3.2 Kiến nghị đối với các Hiệp hội ngành hàng và tổ chức doanh nghiệp (151)
      • 4.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp (153)
  • KẾT LUẬN (162)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (164)
  • PHỤ LỤC (180)

Nội dung

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do

Khi nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do, nội dung phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới khai thác là tác động của các Hiệp định thương mại tự do tới nền kinh tế và tới doanh nghiệp.

1.1.1 Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế

Jacob Viner (1950) là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho việc kiểm định tác động của các thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước bằng cách so sánh sự thay đổi của nền kinh tế tại thời điểm trước và sau khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do Nghiên cứu đã chỉ ra hai ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do là hiệu ứng tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại Trong đó, tạo lập thương mại là hiện tượng gia tăng xuất khẩu sang các nước thành viên do được hưởng ưu đãi thuế quan nhập khẩu và cơ hội tiếp cận thị trường Chuyển hướng thương mại là hiện tượng các doanh nghiệp chuyển hướng nhập khẩu từ các thành viên ngoài khối sang các thành viên trong khối FTA để tận dụng ưu đãi và tiết kiệm chi phí sản xuất Hai tác động này được tạo nên là do các nước thành viên FTA dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn về thuế so với các nước không phải là thành viên FTA Nhận định này cũng được khẳng định bởi một số nhà nghiên cứu khác như Urata và Okabe (2007), Gulhot (2010), Yang và cộng sự (2014), Milton (2014).

Khai thác ở một khía cạnh khác, một số nghiên cứu đã đề cập tới tác động tích cực và tiêu cực của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế.

1.1.1.1 Tác động tích cực của các Hiệp định thương mại tự do Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các Hiệp định thương mại tự do có vai trò thúc đẩy dòng chảy thương mại.

Baier và Bergtrand (2002) đã thêm vào mô hình biến giả FTA và chỉ ra rằng các FTA đã làm cho dòng thương mại tăng lên gấp 4 lần.

Aitken (1973), Brada và Mendez (1985), Bergstrand (1985), Frankel et al.

(1995, 1997), và Huot và Kakinaka (2007) cũng sử dụng mô hình biến giả không-một(Biến giả tương đương với 1 khi các đối tác thương mại là thành viên của một FTA và tương đương với 0 khi không là thành viên của FTA đó) để kiểm định tác động của cácFTA đối với dòng chảy thương mại Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy tham gia các FTA sẽ góp phần thúc đẩy dòng chảy thương mại và gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước thành viên.

Khi nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do giữa Australia và Thái Lan (TAFTA), Athukorala và Kohpaiboon (2011) đã kết luận Hiệp định thương mại tự do này có đóng góp rất lớn vào sự mở rộng thương mại của hai nước Cụ thể, từ năm 2004 (một năm trước khi TAFTA được ký kết) tới năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Australia và Thái Lan đã tăng từ 5 tỷ USD lên tới 15,1 tỷ USD với mức tăng bình quân hàng năm là 20,2% Đối với Thái Lan, trong giai đoạn 2005-2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Autralia chiếm tới 3,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan ở tất cả các thị trường trên thế giới Con số này trong giai đoạn 2000-2004 chỉ chiếm 2,3%.

Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Indonesia (2014) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các FTA đối với Indonesia “Impacts of FTAs in Indonesia:

Study and business perspective survey results 2013” Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của

Hải quan và thực hiện khảo sát 450 doanh nghiệp sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng 1/2014 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù tác động của các Hiệp định thương mại tự do là không giống nhau, nhưng nhìn chung đều mang tính tích cực Cụ thể, các FTA giúp các doanh nghiệp trở nên chuyên môn hóa hơn và trở thành những nhà sản xuất hiệu quả hơn Đồng thời các FTA cũng làm gia tăng kim ngạch thương mại nội khối các nước thành viên FTA.

Tại Việt Nam, đã có nhiều nhiên cứu khẳng định các Hiệp định thương mại tự do có tác động tích cực tới dòng chảy thương mại.

Vũ Văn Hà (2017) với nghiên cứu “Vai trò của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong thương mại quốc tế” đã nhận định FTA thế hệ mới đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tự do thương mại cả về lượng và chất Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra bốn vai trò quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Thứ nhất, FTA thế hệ mới giúp thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại, đầu tư, cạnh tranh, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (IPR), môi trường và tiêu chuẩn lao động, vốn chưa được quy định trong các hiệp định hiện tại của WTO Thứ hai, FTA thế hệ mới sẽ góp phần nâng cao chuẩn mực tự do hóa thương mại Thứ ba, tham gia các FTA thế hệ mới mở ra không gian phát triển mới với các quốc gia thành viên Cuối cùng, việc triển khai ký kết và thực hiện các FTA thế hệ mới một cách hiệu quả sẽ góp phần củng cố và bảo đảm an ninh kinh tế, nâng cao vị thế cho các quốc gia thành viên.

Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Quang Huy (2015) đã sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến dòng chảy thương mại hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn từ 1990 đến 2012 với bài viết “The impact of free trade agreement on trade flow of goods in Vietnam” Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do, thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên đã tăng từ 3,5 đến 6,5 lần Sự cải thiện dòng chảy thương mại này có thể xuất phát từ việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và tạo các điều kiện thuận lợi hóa thương mại khác Theo đó, việc giảm thiểu/xóa bỏ thuế quan sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thương mại Các điều điện thuận lợi hóa thương mại khác gồm sự cải thiện trong cơ sở hạ tầng và tạo thuận lợi trong thực hiện các nghĩa vụ hải quan.

Nguyễn Anh Thư, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân (2013) có bài viết

“Assessing the impact of ASEAN + 3 Free Trade Agreements on ASEAN’s Trade Flows-A gravity model approach” Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN +3 (ACFTA, AKFTA, AJCEP) tới thương mại nội khối và dòng thương mại của ASEAN với phần còn lại của thế giới trên phương diện tạo tập thương mại và chuyển hướng thương mại trong khu vực ASEAN, giai đoạn 2000-2013 Kết quả của nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực và quan trọng trong việc tạo lập thương mại từ việc giảm và loại bỏ các rào cản thuế quan trong AFTA AFTA đã thành công trong việc thúc đẩy thương mại song phương không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các nước trong khối và ngoài khối Ngược lại, Hiệp định ACFTA và AJCEP gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại giữa các nước ASEAN Bên cạnh đó, nhập khẩu và xuất khẩu của ASEAN vào phần còn lại của thế giới cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ACFTA và AJCEP Sự tương quan này có thể được giải thích là do sự gia tăng đáng kể trong thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc.

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2011) “Tác động của khu vực thương mại

ASEAN-Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” đã sử dụng mô hình trong lực để đánh giá tác động của Hiệp định AKFTA tới thương mại Việt Nam Các biến số được đưa vào mô hình gồm: GDP, dân số và khoảng cách địa lý giữa các nước, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách thu nhập giữa các nước, sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa, và biến giả là các Hiệp định thương mại tự do Kết quả của nghiên cứu cho thấy AKFTA có tác động tích cực đến thương mại Việt Nam Trong đó, nông sản và các mặt hàng chế tạo sử dụng nhiều lao động là những lĩnh vực có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này.

Cũng sử dụng mô hình trọng lực nhưng có sự thay đổi biến số, Nguyễn Bình Dương (2016) đã có nghiên cứu phân tích tác động của EVFTA đối với thương mại Việt Nam“Vietnam-EU free trade agreement: Impact and policy implications for Vietnam”. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra việc giảm thuế trong khuôn khổ EVFTA sẽ có tác động tích cực tới thương mại song phương giữa Việt Nam và EU Cụ thể, theo kết quả mô hình, với mỗi 1% mức thuế cắt giảm của EU sẽ làm gia tăng 0,52% giá trị thương mại giưa EU và Việt Nam Trong trường hợp Việt Nam cắt giảm 1% thuế thì mức gia tăng kim ngạch thương mại nội khối sẽ là 0,95%.

Lê Thị Ánh Tuyết (2021) trong nghiên cứu “The impact of tariffs on Vietnam’s trade in the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP)” đã dùng mô hình trọng lực xử lý dữ liệu thương mại từ năm 2001 đến 2018 để đánh giá tác động của việc giảm thuế trong CPTPP đối với thương mại của Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu thuế quan trung bình tại các nước CPTPP giảm 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng 0,1102% Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước CPTPP và đặc biệt là xuất khẩu từ Việt Nam sang CPTPP sẽ tăng mạnh khi các nước CPTPP thực hiện cam kết xóa bỏ thuế hòa toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam Nghiên cứu cũng nhận định Hiệp định CPTPP sẽ giúp các doanh nghiệp thâm nhập và khai thác thị trường mới với nhiều tiềm năng Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với thách thức về tiêu chí xuất xứ do nhận thức của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa về hội nhập nói chung và lộ trình giảm thuế, tiêu chí xuất xứ nói riêng chưa đầy đủ, hàng hóa xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Một số nghiên cứu đi sâu vào đánh giá tác động của các FTA đối với ngành hàng:

Võ Anh Thư, Lê Quỳnh Hoa, Hoàng Thu Hằng (2018) đã đánh giá tác động tiềm tàng của EVFTA đối với xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong nghiên cứu

Nghiên cứu về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do

1.2.1 Nhân tố tác động tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do

Trong hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài, nhân tố về sự hỗ trợ của Chính phủ và rào cản cản trở tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA được đề cập tới nhiều nhất.

Wignaraja, G., D Lazaro, and G De Guzman (2009) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tận dụng hay không tận dụng ưu đãi từ các FTA ở Philippines “Factors Affecting Use or Nonuse of Free Trade Agreements in the

Philippines” Bài nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA gồm: thiếu thông tin, sự chẫm trễ và chi phí quản trị, quá nhiều ngoại trừ, yêu cầu bảo mật thông tin, biên độ ưu đãi thấp, đối tác FTA sử dụng các biện pháp phi thuế quan, sự phân loại xuất xứ một cách tùy ý Nguyên nhân thiếu thông tin về FTA phản ánh sự hỗ trợ của Chính phủ chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp hoặc khả năng học hỏi của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan tới FTA vẫn chưa tốt Ngoài ra, một số nguyên nhân về sử dụng biện pháp phi thuế quan và sự phân loại quy tắc xuất xứ tùy ý thuộc yếu tố về rào cản cản trở doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ FTA.

Chia, S.Y (2011) trong nghiên cứu “Asia’s Free Trade Agreement: How is business responding?” đã thực hiện khảo sát các doanh nghiệp tại 6 nước Đông Á gồm Nhật Bản,

Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Philippine về hoạt động tận dụng FTA. Nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân doanh nghiệp không tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA gồm: thiếu thông tin, mức độ ưu đãi nhỏ, chi phí của sự chậm trễ, chi phí hành chính liên quan đến các quy tắc xuất xứ, các thủ tục hành chính khác liên quan đến FTA và rào cản từ các biện pháp phi thuế quan của các đối tác FTA Nghiên cứu cũng đã kết luận sự hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ và các tổ chức phi Chính phù đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhân tố về sự hỗ trợ của Chính phủ và rào cản cản trở tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA cũng được đề cập tới trong một số nghiên cứu khác của Athukorala và Kohpaiboon (2011), Hayakawa và cộng sự (2012) Cụ thể, các nghiên cứu đều nhận định: sự thiếu hụt về thông tin, biên độ ưu đãi nhỏ, sự chậm trễ và chi phí lấy chứng nhận xuất xứ là những nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp chưa tận dụng hoặc không có ý định tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA.

Baldwin (2005) trong nghiên cứu “Asian regionalism: promises and pitfalls” đã cung cấp thông tin tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi trong các FTA tại Châu Á Baldwin chỉ ra rằng chi phí tuân thủ quy tắc xuất xứ ROO là rào cản trong hoạt động tận dụng ưu đãi.

Inkyo Cheong (2014) với nghiên cứu “Policy Package for enhancing its FTA utilization and implications for Korea’s Policy” đã xem xét hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi của Hàn Quốc trong giai đoạn 2007-2010 Theo nghiên cứu, tỷ lệ tận dụng cơ chế ưu đãi của Hàn Quốc trước năm 2010 ở mức rất thấp khoảng 20% Nhân tố rào cản cản trở tận dụng ưu đãi từ FTA đã được đề cập ở nghiên cứu này với việc chỉ ra các nguyên nhân chính cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA gồm thiếu thông tin, khó khăn liên quan đến quy tắc xuất xứ, và các chi phí hành chính khác mà doanh nghiệp phải chi trả Đồng thời nghiên cứu cũng đã phân tích gói chính sách của Chính phủ Hàn quốc dành cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Sau khi triển khai gói hỗ trợ vào năm 2010, tỷ lệ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Hàn Quốc đã tăng lên mức từ 40%-80% vào năm 2013 Do đó, nhân tố sự hỗ trợ của Chính phủ tác động rất lớn tới kết quả tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của doanh nghiệp.

Ganeshan Wignaraja (2014) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Indonesia, Malaysia, Philipines “The determinant of FTA use in Southeast Asia: A firm-level analysis” đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp không tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA gồm: thiếu thông tin, sự chậm trễ và chi phí liên quan tới chứng nhận xuất xứ Đây cũng đều là những nguyên nhân liên quan tới nhân tố sự hỗ trợ của Chính phủ, khả năng học hỏi của doanh nghiệp, và rào cản cản trở tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA.

Nghiên cứu của Hayakawa và cộng sự năm 2015 đã chỉ ra rằng những rào cản liên quan tới quy tắc xuất xứ có tác động ngược chiều tới mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Sự phức tạp của quy tắc xuất xứ có thể làm tăng chi phí tuân thủ để tận dụng được ưu đãi từ FTA Ngoài ra, hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA sẽ phát sinh chi phí quản trị và rất nhiều chi phí khác có liên quan trong quá trình xin giấy chứng nhận xuất xứ (Ulloa và Wegner, 2012) Cụ thể, để được hưởng thuế quan ưu đãi trong FTA, ngoài yêu cầu hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong FTA đó, doanh nghiệp phải xin được giấy chứng nhận xuất xứ và nộp giấy chứng nhận xuất xứ cho cơ quan hải quan Do đó, các doanh nghiệp không những phải hiểu những điều khoản phức tạp của FTA, lộ trình cắt giảm thuế quan, mà còn phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới ROO và C/O (Wignaraja, 2014) Một số chi phí mà doanh nghiệp có thể phát sinh để tận dụng tốt hơn cơ chế ưu đãi từ các FTA bao gồm: xây dựng và quản lý đội ngũ nhân viên, chuyên thực hiện các nghiệp vụ xin chứng nhận xuất xứ; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý; phân tích nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất; có hệ thống xác minh để xác nhận việc tuân thủ quy tắc xuất xứ (Kawai và Wignaraja, 2011) Ngoài ra, một số doanh nghiệp sẽ phải thay đổi lại chuỗi cung ứng để có thể xin được giấy chứng nhận xuất xứ (Hayakawa, 2015) Vì vậy, doanh nghiệp càng lớn thì càng có xu hướng tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA, do họ có nguồn lực lớn mạnh hơn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực (Takahashi và Urata, 2010).

Một số nghiên cứu gần đây đã xác định thêm một số nhân tố mới có ảnh hưởng tới hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp bao gồm sự ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhận thức về tính hữu ích của FTA, và khả năng học hỏi của doanh nghiệp đối với tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA Hai nghiên cứu điển hình về vấn đề này gồm Park (2015) với bài viết “Enterpreneurial orientation, FTA exploitative capabilities, and export performance of the Korea exporting SMEs”, và Song và Moon (2019) với bài viết “Exploring the intention of FTA utilization by exporting SMEs: Evidence from South Korea” Trong đó, dựa trên khảo sát 221 doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ tại Hàn Quốc, Song và Moon đã sử dụng mô hình lượng để kiểm định sự ảnh hưởng của ba nhân tố trên tới ý định tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả ba yếu tố đều có tác động thuận chiều với ý định tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Yunling Zhang (2010), “The Impact of Free Trade Agreements on

Business Activity: A Survey of Firms in the People's Republic of China đã tiến hành khảo sát 232 doanh nghiệp Trung Quốc về vấn đề liên quan đến các Hiệp định thương mại tự do như: đo lường mức độ tận dụng ưu đãi, chi phí và lợi ích của doanh nghiệp khi tận dụng cơ chế ưu đãi, nhận thức của doanh nghiệp về quy tắc xuất xứ, các chính sách và cơ chế hỗ trợ Kết quả nghiên cứu cho thấy: 102 doanh nghiệp (chiếm 45% doanh nghiệp tham gia khả sát) đã tận dụng được ưu đãi từ ít nhất một FTA, 176 doanh nghiệp (78% doanh nghiệp tham gia khảo sát) đang tận dụng hoặc có kế hoạch tận dụng ưu đãi từ các FTA trong tương lai Nghiên cứu cũng nêu lên những trở ngại cơ bản mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA gồm: thiếu thông tin về các FTA, mức độ ưu đãi nhỏ, tính bảo mật của thông tin trong giấy chứng nhận xuất xứ, thời gian chậm trễ, và chi phí hành chính khi xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất nhằm gia tăng tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA bao gồm: cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến tham gia các FTA ở quy mô lớn hơn, tạo nhiều cơ hội hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân

Cũng tìm hiểu từ góc độ của doanh nghiệp, một số nghiên cứu đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để khám phá các nhân tố tác động tới hoạt động tận dụng ưu đãi từ FTA Sử dụng mẫu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Takahashi và Urata (2008) trong bài viết “On the use of FTAs by Japanese firms” đã kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, mối quan hệ thương mại của doanh nghiệp với các đối tác FTA, tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường FTA/tổng hàng hóa bán ra) tới mức độ tận dụng ưu đãi từ FTA Đây cũng là phương pháp được được tác giảHayakawa, Hirastuka, a, Shiino, và Sukegawa (2009) sử dụng Kết quả chính của các nghiên cứu chỉ ra quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ tận dụng ưu đãi.Như vậy, nhân tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp cũng đã được đề cập trong một số nghiên cứu khi đánh giá về mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Ngoài ra, nghiên cứu của Takahshi và Urata (2008) cũng đưa ra kết luận về mối quan hệ thương mại với giữa doanh nghiệp với các đối tác thuộc khối FTA cũng là nhân tố có tác động lớn và thuận chiều mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi Như vậy, trong nghiên cứu này, nhân tố về sự tiếp xúc quốc tế của doanh nghiệp đã được đề cập tới.

Vào năm 2018, Nora Plaisier, Corine Besseling, Stephanie Bouman, Henri de Groot đã thực hiện nghiên cứu “Study on the use of Trade Agreements” Nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi về những yếu tố nào của FTA ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Kết quả khảo sát chỉ ra thuế suất ưu đãi của FTA là yếu tố được doanh nghiệp đưa lên hàng đầu Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ Kết quả này được giải thích bởi bốn nguyên nhân Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể không nhận thức được những thay đổi khác ngoài thuế quan do các thỏa thuận FTA mang lại Thứ hai, còn tồn tại rất nhiều rào cản cản trở doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ FTA, do đó doanh nghiệp không nhận thức được hết những lợi ích từ FTA Thứ ba, theo đánh giá của doanh nghiệp, mức độ cắt giảm các rào cản phi thuế thấp hơn so với mức độ cắt giảm thuế quan được quy định trong các FTA Nghiên cứu chỉ ra hai nguyên nhân doanh nghiệp không tận dụng ưu đãi thuế quan gồm biên độ ưu đãi thấp (mức thuế ưu đãi của FTA không chênh lệch nhiều so với mức thuế MFN), hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ Nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn doanh nghiệp phải đối mặt trong hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA gồm: thiếu sự quan tâm về FTA (doanh nghiệp không quan tâm tới FTA và các ưu đãi trong FTA), sự phức tạp của các FTA (sự khác biệt về chứng từ đối với từng loại hàng hóa khác nhau, từng thị trường khác nhau phát sinh thời gian tìm hiểu và phát sinh chi phí tuân thủ, khó khăn trong việc hiểu các quy định cho từng mặt hàng), thủ tục hải quan và các rủi ro liên quan (rủi ro chậm giao hàng do hàng hóa hưởng ưu đãi thường bị kiểm soát chặt chẽ hơn bởi các cơ quan hải quan), năng lực của doanh nghiệp (doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ít quan tâm tới ưu đãi từ các FTA do thiếu thời gian và nguồn lực để tìm kiếm thông tin và hiểu về các điều khoản trong các FTA.

1.2.2 Chỉ số đo lường tận dụng cơ chế ưu đãi

Hiện vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về chỉ số đo lường tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do Mặc dù các Hiệp định thương mại tự do bao trùm rất nhiều lĩnh vực nhưng cắt giảm thuế quan vẫn là vấn đề lớn nhất được đề cập trong các Hiệp định thương mại tự do Vì vậy, trong hầu hết các nghiên cứu, chỉ số đo đường tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA thường được coi là chỉ số tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA. Ở góc độ vĩ mô của nền kinh tế, theo Inama (2003), Candau và cộng sự (2004),mức độ tận dụng FTA được xác định là tỷ trọng giữa giá trị thương mại của các sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan từ FTA trên tổng giá trị thương mại. Ở góc độ vi mô của doanh nghiệp, tận dụng ưu đãi từ các FTA của doanh nghiệp được định nghĩa là tất cả các quy trình để được hưởng ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa (Kawai và Wignaraja, 2011) Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA cho phép doanh nghiệp tăng lợi luận nhờ những lợi ích mà FTA mang lại, ví dụ giảm thuế sẽ giúp giảm chi phí đầu vào và tăng khả năng tiếp cận thị trường, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu (Kawai và Wignaraja, 2011) Ngoài ra, mức thuế MFN càng lớn thì doanh nghiệp càng có động lực tận dụng ưu đãi từ FTA (Hayakawa và cộng sự, 2013).

Cheong, Kim và Cho (2010) với nghiên cứu “Business use of FTA” đã đo lường mức độ tận dụng ưu đãi từ FTA bằng cách sử dụng hai phương pháp Phương pháp thứ nhất là đo lường kim ngạch thương mại được hưởng thuế quan ưu đãi trong quá trình thông quan hải quan Theo đó, tỷ lệ tận dụng cơ chế ưu đãi được tính bằng tỷ trọng giữa kim ngạch xuất/nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi từ FTA trên tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu sang nước đối tác Phương pháp thứ hai là khảo sát doanh nghiệp thương mại Theo đó, tỷ lệ tận dụng ưu đãi được xem xét dựa trên tỷ lệ giữa số lượng doanh nghiệp tận dụng dược ưu đãi thuế quan từ FTA trên tổng số doanh nghiệp thực hiện khảo sát.

Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung ở Việt Nam và nước ngoài đã có khá nhiều nghiên cứu về các FTA. Các nghiên cứu này đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của các FTA cũng như tác động của các FTA đối với nền kinh tế và với doanh nghiệp Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra những tác động tích cực mà FTA mang lại Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tiêu cực mà FTA có thể gây ra Điều này đã đặt ra vấn đề là cần có những nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá Việt Nam nên hay không nên tham gia các FTA, cũng như cách thức tận dụng hiệu quả những ưu đãi mà FTA mang lại nhằm gia tăng lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực từ FTA đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Liên quan đến đo lường tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA, đã có một số nghiên cứu trên thế giới đề cập tới vấn đề này Ở hầu hết các nghiên cứu, tỷ lệ tận dụng ưu đãi được đo bằng tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu được cấp C/O ưu đãi trên tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu Tại Việt Nam, Bộ Công thương cũng sử dụng tỷ lệ này để đánh giá mức độ tận dụng ưu đãi thuế quan từ FTA. Ở trong và ngoài nước, đã có nhiều nghiên cứu đề cập về những yếu tố tác động tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Một số nghiên cứu đánh giá về các yếu tố bên trong doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, loại hình sở hữu, tuổi của doanh nghiệp Một số nghiên cứu khác đánh giá về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: thông tin về FTA, biên độ ưu đãi, quy tắc xuất xứ Trong đó, quy tắc xuất xứ được nhận định trong hầu hết các nghiên cứu là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Các vấn đề liên quan tới quy tắc xuất xứ hàng hóa gồm quy định về quy tắc xuất xứ phức tạp, chi phí tuân thủ cao, sự chậm trễ do thủ tục hành chính để lấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là những rào cản chủ yếu khiến doanh nghiệp chưa tận dụng tốt cơ chế ưu đãi từ FTA Tuy nhiên, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Việt Nam hiện còn rất hạn chế Bên cạnh đó,việc khám phá các yếu tố trong các nghiên cứu này lại chủ yếu đứng từ góc độ của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách Hiện nay, còn thiếu các nghiên cứu đứng trên góc độ của doanh nghiệp để thấy rõ hơn về nhận thức và thực hành tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp Việt Nam.

Như vậy có thể nói vấn đề tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, rất cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm sáng tỏ vấn đề này cũng như vận dụng vào thực tiễn đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Thứ nhất, trên thế giới và Việt Nam đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đề cập tới tác động của các FTA, cơ hội và thách thức từ FTA đối với nền kinh tế, được nhìn nhận ở góc độ của các cơ quan quản lý nhà nước Từ góc độ của doanh nghiệp, những phân tích về thực hành tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của Việt Nam vẫn còn hạn chế Do đó, điểm mới của luận án là làm rõ khái niệm hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi, quy trình tận dụng cơ chế ưu đãi, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp Dựa trên cơ sở đó, kết hợp cùng với các phân tích định tính và định lượng, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhằm gia tăng mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA.

Thứ hai, hiện tại các nghiên cứu liên quan tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA trên thế giới và Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số FTA hoặc một số ngành hàng cụ thể mà chưa có nghiên cứu nào phân tích tình hình tận dụng cơ chế ưu đãi từ tất cả các FTA mà Việt Nam tham gia tính đến năm 2020 Đây là khoảng trống mà tác giả đã khai thác để đưa vào nội dung luận án Trong bối cảnh Việt Nam đang là thành viên của nhiều FTA thì từ phía doanh nghiệp, tận dụng cơ chế ưu đãi sẽ không chỉ còn là vấn đề tận dụng tốt một FTA đơn lẻ mà còn là bài toán xác định, lựa chọn FTA, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thị trường để tận dụng tốt nhất những lợi ích mà các FTA mang lại Ngoài ra, nghiên cứu về tất cả các FTA mà Việt Nam đang là thành viên sẽ giúp Chính phủ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình thực thi tận dụng cơ chế ưu đãi, từ đó có những điều chỉnh chính sách hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm khai thác tốt lợi ích từ các FTA.

Cho đến nay, các nghiên cứu về FTA mà Việt Nam đã và đang tham gia, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về tận dụng cơ chế ưu đãi, các cơ hội và thách thức mà các FTA mang lại, đặc biệt là chưa chỉ ra các giải pháp mang tính liên tục,toàn diện và hệ thống từ những định hướng cam kết và hoạch định chính sách của Chính phủ cho tới thực tiễn thực thi ở cấp độ Hiệp hội và doanh nghiệp.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ KINH NGHIỆM TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI CỦA HÀN QUỐC

Những vấn đề cơ bản về các Hiệp định thương mại tự do

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của các Hiệp định thương mại tự do

Sự ra đời và phát triển của các Hiệp định thương mại tự do gắn liền với quá trình phát triển của thương mại thế giới.

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, buôn bán giữa các nước phát triển theo hướng tự do Sau chiến tranh, để khôi phục nền kinh tế, nhiều quốc gia đã thiết lập các hàng rào thuế để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hóa bên ngoài có khả năng cạnh tranh cao hơn Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển kinh tế, các quốc gia gần gũi về địa lý đã thực hiện các thỏa thuận, tạo ra các ưu đãi dành riêng cho nhau Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng nhu cầu mở rộng giao thương và đầu tư, các quốc gia đều mong muốn cắt giảm thuế quan Điều này thúc đẩy xu hướng hình thành các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Đây chính là điều kiện cho sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1948 và sau này là sự thành lập của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tuy nhiên, trong thực tế thực thi, các vòng đàm phán đa phương ở cấp độ toàn cầu như WTO thường kéo dài và khó đạt được sự đồng thuận Điển hình là vòng đàm phán Đô-ha trong khuôn khổ WTO đã bị hoãn từ năm 2008 do sự bất đồng về chính sách thương mại trong nông nghiệp giữa Mỹ và Ấn Độ Đây chính là điều kiện để hình thành các thỏa thuận thương mại mới với phạm vi hẹp hơn hay còn gọi là các Hiệp định thương mại tự do.

So sánh với WTO, các Hiệp định thương mại tự do có một số điểm ưu việt như thời gian đàm phán ký kết ngắn, dễ đạt được sự đồng thuận do có ít các thành viên tham gia, và lĩnh vực trong FTA thường bao quát rộng hơn Do đó, số lượng các Hiệp định thương mại tự do đã gia tăng mạnh qua các năm Theo thông báo của WTO, trong khoảng thời gian từ khi GATT thành lập đến năm 1994, mới có 124 FTA Tuy nhiên, tới tháng 10 năm 2020 đã có 496 FTA được thông báo tới WTO (World Trade Organization, 2020).

Với những điểm ưu việt của FTA, việc hình thành các FTA mới trong tương lai sẽ là xu thế tất yếu, đòi hỏi các quốc gia cần tích cực, chủ động nghiên cứu tham gia cácFTA và khai thác triệt để những lợi ích mà các FTA có thể mang lại.

2.1.2 Khái niệm về Hiệp định thương mại tự do

Quan điểm về một khu vực thương mại tự do (Free Trade Area) lần đầu tiên được đưa ra tại GATT 1947 trong Điều XXIV - điểm 8b như sau: “Khu vực thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ thuế quan, trong đó thuế quan và các biện pháp hạn chế thương mại khác (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) về cơ bản được loại bỏ trong trao đổi thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ hình thành nên khu vực thương mại tự do đó” (Hiệp định GATT, 1947) Trong khái niệm này có một số điểm chú ý: Thứ nhất, trong một Khu vực Thương mại tự do, các nước thành viên sẽ thỏa thuận với nhau về việc cắt giảm thuế quan và các biện pháp hạn chế thương mại khác Thứ hai, đối tượng cắt giảm thuế và được giảm các biện pháp hạn chế thương mại là các mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong Khu vực Thương mại tự do Thứ ba, khái niệm về Khu vực thương mại tự do trong GATT năm 1947 chủ yếu đề cập tới lĩnh vực thương mại hàng hóa.

Từ thập niên 1990 trở lại đây, khái niệm Hiệp định Thương mại tự do đã được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa Theo đó, về mặt phạm vi, các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết trong lĩnh vực thuế quan mà còn bao trùm nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, mua sắm Chính phủ, thuận lợi hóa thương mại, thương mại mai vụ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường Mức độ cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do cũng sâu hơn, thể hiện thông qua việc các quốc gia thành viên dành cho nhau những ưu đãi cao hơn như mức độ cắt giảm thuế quan lớn hơn các FTA truyền thống và có thêm các ưu đãi về mở cửa thị trường.

Căn cứ vào các quan niệm trên, khái niệm về Hiệp định thương mại tự cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới.

Theo Chính phủ Australia: “Hiệp định thương mại tự do (FTA) là các thỏa thuận quốc tế giữa hai hoặc nhiều nền kinh tế nhằm giảm thiểu hoặc xóa bỏ các rào cản thương mại, dịch vụ và đầu tư” (Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia -

Department of Foreign Affairs and Trade, Australia) Theo khái niệm trên, một Hiệp định thương mại tự do đầu tiên phải đáp ứng yêu cầu là thỏa thuận giữa ít nhất hai quốc gia Khái niệm cũng đề cập tới ba nội dung của Hiệp định thương mại tự do là thương mại, dịch vụ và đầu tư Đồng thời, khái niệm này cũng nêu lên mục đích rõ ràng của các Hiệp định thương mại tự do là giảm thiểu và xóa bỏ rào cản thương mại, dịch vụ và đầu tư.

Bộ Thương mại Hoa kỳ đã đưa ra khái niệm khái quát và cụ thể hơn về Hiệp định thương mại tự do, theo đó: “Hiệp định thương mại tự do là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia, trong đó, các quốc gia này đã đồng ý về các ràng buộc nhất định trong các lĩnh vực gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác” (Bộ Thương mại Hoa Kỳ -

Department of Commerce, United State of America) Khái niệm này đã mở rộng phạm vi của các Hiệp định thương mại tự do Theo đó, Hiệp định thương mại tự do không chỉ quan tâm đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư mà còn quan tâm tói nhiều vấn đề khác trong thương mại quốc tế khác như sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động. Tại Việt Nam, Trung tâm WTO và hội nhập thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã đưa ra cách hiểu chung nhất về Hiệp định thương mại tự do là “một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các thành viên với nhau” (Trung tâm WTO và hội nhập) Các Hiệp định thương mại tự do có thể có nhiều tên gọi khác nhau như Hiệp định đối tác kinh tế (Economic Parnership Agreement), Hiệp định thương mại khu vực (Regional Trade Agreement) nhưng về bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các thành viên Thành viên của các Hiệp định thương mại tự do có thể là quốc gia như Việt Nam, Hàn Quốc, hoặc cũng có thể là các khu vực thuế quan độc lập như Liên minh Châu Âu, Hồng Kông Trung Quốc.

Như vậy, nếu xét về nội dung của FTA bao gồm các thỏa thuận về các lĩnh vực khác nhau thì Hiệp định thương mại tự do được hiểu là “một số thỏa thuận giữa hai hay nhiêu quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm dỡ bỏ các rào cản trong thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên theo lộ trình đã cam kết”.

Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm do Bộ thương mại Hoa

Kỳ đưa ra, mang tính đầy đủ, cụ thể hơn như sau “Hiệp định thương mại tự do được hiểu là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia, trong đó, các quốc gia này đã đồng ý về các ràng buộc nhất định trong các lĩnh vực gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác”.

Các Hiệp định thương mại tự do có thể bao phủ nhiều lĩnh vực nhưng nội dung chính và nền tảng vẫn là tự do hóa thương mại Thông qua các Hiệp định thương mại tự do, các thành viên sẽ dành cho nhau sự đối xử đặc biệt hơn (những ưu đãi hơn) so với các quốc gia không phải là thành viên của Hiệp định.

2.1.3 Phân loại các Hiệp định thương mại tự do

2.1.3.1 Căn cứ theo số lượng các thành viên tham gia

Căn cứ theo số lượng các thành viên tham gia, FTA được chia thành thành hai loại là FTA song phương, FTA đa phương/khu vực

FTA song phương là loại FTA chỉ có hai quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia quá trình đàm phán, ký kết một FTA và cũng chỉ có 2 đối tác này chịu sự ràng buộc của những điều khoản được quy định trong FTA song phương (ví dụ: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Hàn Quốc -VKFTA) Với đặc điểm chỉ gồm hai thành viên nên quá trình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận của FTA song phương cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn so với các FTA khu vực hay FTA hỗn hợp Trong làn sóng ký kết FTA toàn cầu hiện nay thì FTA song phương là loại FTA phổ biến nhất, phát triển mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng cam kết.

FTA đa phương/khu vực là FTA có sự tham gia của nhiều hơn hai thành viên Mặc dù sự tham gia của nhiều thành viên trong một Hiệp định sẽ đồng nghĩa với sự phức tạp trong quá trình đàm phán nhưng hiện nay loại FTA này đang phát triển và tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng Một số FTA đa phương/khu vực điển hình như: FTA ASEAN- Trung Quốc, FTA ASEAN-Hàn Quốc, FTA EC-Mexico,… FTA đa phương/khu vực sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn hơn một cách tương đối so với FTA song phương. Tuy nhiên, quá trình đàm phán FTA đa phương/khu vực cũng sẽ diễn ra khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với một FTA song phương.

2.1.3.2 Căn cứ vào phạm vi và nội dung thỏa thuận

Căn cứ vào phạm vi và nội dung thỏa thuận, FTA được chia thành hai loại là FTA truyền thống và FTA thế hệ mới.

Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do

2.2.1.1 Ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do Ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do” được hiểu là việc các thành viên trong

Hiệp định dành cho nhau những quyền lợi đặc biệt hơn so với các quốc gia không phải là thành viên của Hiệp định đó Các quyền lợi đặc biệt bao gồm: ưu đãi thuế quan và ưu đãi phi thuế quan.

 Ưu đãi về thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do Ưu đãi về thuế quan trong các FTA là ưu đãi mà các nước thành viên của các FTA sẽ dành cho nhau ưu đãi về cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan Việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan giúp cho hàng hóa của các nước thành viên cạnh tranh tốt hơn về giá so với các đối thủ khác tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không phải là thành viên của thoả thuận trên Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của các nước thâm nhập tốt hơn vào thị trường các nước thành viên khác. Ưu đãi thuế quan trong các FTA có sự khác biệt với hai hệ thống ưu đãi khác đang tồn tại trong thương mại quốc tế là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (hệ thống dành ưu đãi về thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang và chậm phát triển xuất khẩu vào các nước cho hưởng chế độ GSP)và ưu đãi tối huệ quốc MFN (mức thuế ưu đãi dành riêng cho hàng hóa thuộc các nước là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO). Đối với hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, mức thuế GSP thường rất thấp, có thể ở mức 0% tùy theo quy định của nước cho hưởng Do đó, ưu đãi thuế quan trong FTA thường không có lợi thế so với mức thuế ưu đãi trong GSP Hơn nữa, ưu đãi trong GSP là ưu đãi mang tính đơn phương, không đòi hỏi có đi có lại Tuy nhiên, ưu đãi GSP dành cho các nước đang và chậm phát triển, mức thuế ưu đãi do nước cho hưởng quyết định Do đó, việc được hưởng ưu đãi GSP thường không có tính chủ động như hưởng ưu đãi thuế quan trong FTA Đối ưu đãi tối huệ quốc, mức thuế FTA thường thấp hơn mức thuế MFN Như vậy, ưu đãi thuế quan trong FTA là ưu đãi có lợi thế nhất định so với ưu đãi GSP và MFN.

Tuy nhiên, ưu đãi thuế quan trong FTA không phải là ưu đãi mặc nhiên Để được hưởng thuế quan ưu đãi, hàng hóa từ các nước thành viên FTA phải đáp ứng các điều kiện riêng được quy định trong từng FTA Trong đó, điều kiện khó khăn và phức tạp nhất để hàng hóa được hưởng thuế quan ưu đãi trong một FTA là hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong FTA đó.

 Ưu đãi phi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do

Ngoài những ưu đãi về thuế quan, các Hiệp định thương mại tự do cũng quy định về việc các nước thành viên phải cam kết dành cho nhau một số ưu đãi phi thuế quan khác như ưu đãi về mở cửa thị trường, ưu đãi về thu hút đầu tư trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư.

Ví dụ, trong Hiệp định VJEPA, một số ưu đãi phi thuế quan mà phía Việt Nam được hưởng gồm: Nhật Bản dành cho Việt Nam cam kết rất thông thoáng trong lĩnh vực dịch vụ, vượt xa so với cam kết của Nhật Bản trong WTO Trong phần lớn các ngành dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam được hưởng cam kết “không hạn chế” Ngoài ra, Nhật Bản khuyến khích và bảo hộ các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản theo nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử bình đẳng và công bằng, bảo vệ đầy đủ quyền lợi của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng cam kết tăng cường minh bạch hóa, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật của Nhật Bản để giúp các nhà đầu tư Việt Nam thuận lợi hơn khi đầu tư tại Nhật.

Cuối cùng, những ưu đãi phi thuế trong các Hiệp định thương mại tự do còn bao gồm cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo các biện pháp phi thuế quan như cơ chế cấp phép, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không tạo thành những rào cản thương mại trong khu vực Như vậy, các ưu đãi phi thuế quan về cơ bản sẽ giúp các nước tận dụng được ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tư do.

2.2.1.2 Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do

“Cơ chế” theo từ điển Le Petit Larousse (1999) được hiểu là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc nhau Do đó, cụm từ “cơ chế ưu đãi trong các FTA” làm rõ bản chất của việc hưởng ưu đãi trong FTA là dựa trên cơ sở có đi có lại.

Theo đó, hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi trong FTA thì phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để được hưởng ưu đãi đó.

Từ những phân tích trên có thể hiểu “tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA là hoạt động chủ động, có mục đích của doanh nghiệp để khai thác những lợi ích từ các FTA mà Chính phủ các bên đã đạt được sau quá trình đàm phán song phương hoặc đa phương trên cơ sở có đi có lại” Khái niệm trên đã làm rõ ưu đãi trong FTA không phải là các ưu đãi mặc nhiên mà có gắn kết chặt chẽ tới các điều kiện thực thi để đảm bảo tính chất của các Hiệp định thương mại tự do là có ưu đãi cao hơn so với các thỏa thuận đa phương trong khuôn khổ WTO Khái niệm trên cũng cho thấy vai trò quan trọng của tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA đó là đảm bảo cho các doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ FTA Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan trong FTA giúp doanh nghiệp được hưởng lợi từ phần thuế nhập khẩu ưu đãi (mức thuế chênh lệch giữa thuế trong FTA và thuế MFN) Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, tận dụng cơ chế ưu đãi trong FTA hay nói cách khác là thực thi các hoạt động để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường do được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu quan tâm lựa chọn Bên cạnh đó, tận dụng ưu đãi về mở cửa thị trường trong FTA cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập tốt hơn vào thị trường đối tác FTA.

Trong phạm vi của luận án, nghiên cứu về tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA chỉ tập trung vào tận dụng ưu đãi thuế quan và điều kiện trực tiếp nhất để được hưởng ưu đãi thuế quan là hàng hóa phải là phải đáp ứng quy tắc xuất xứ Do đó để nắm được cách thức tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA, cần hiểu các vấn đề lý luận liên quan tới xuất xứ và quy tắc xuất xứ như dưới đây:

Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP, “xuất xứ hàng hóa” là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

 Vai trò của xuất xứ

Thứ nhất, xuất xứ giúp cơ quan hải quan xác định được đâu là hàng hóa được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận ưu đãi đặc biệt như trong các Hiệp định thương mại tự do Thứ hai, xuất xứ được sử dụng với mục đích thống kê thương mại như xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau.Thứ ba, xuất xứ phụ vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa Thứ tư, xuất xứ phục vụ các hoạt động mua sắm của Chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế Như vậy, xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một công cụ chính sách thương mại.

Việc xác định hàng hóa có xuất xứ được dựa trên hai tiêu chí là hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa không có xuất xứ thuần túy (Trung tâm WTO và hội nhập, 2018).

- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy: là hàng hóa chỉ được sản xuất tại một quốc gia Những hàng hóa đáp ứng tiêu chí này thường thuộc các ngành nông lâm, thủy hải sản và khoáng sản Theo đó, hàng hóa có xuất xứ thuần túy là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công, chế biến không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ.

- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy: là trường hợp xảy ra khi hàng hóa trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này Khi đó, những sản phẩm này được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng nếu những nguyên liệu, bộ phận, thành phần của sản phẩm được chế biến, gia công đầy đủ hoặc chuyển đổi cơ bản tại nước đó.

Hình 2.1: Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng một trong các tiêu chí cơ bản như: tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC), tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC), tiêu chí cụ thể mặt hàng Ngoài ba tiêu chí phổ biến trên, một số FTA còn đưa ra các tiêu chí khác để xác định xuất xứ như: phương pháp hàm lượng tối thiểu (de minimis), phương pháp chi phí tịnh (net cost), quy tắc cộng gộp, quy tắc vận chuyển trực tiếp, quy định về bao bì và vật liệu đóng gói Các nhà xuất khẩu được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hóa.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA

Dựa trên tổng quan tài liệu nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của doanh nghiệp, tác giả lựa chọn và đề xuất 6 nhân tố có ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA.

2.3.1 Nhận thức về sự hữu ích

Nhận thức về sự hữu ích được hiểu là “Cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện của họ” (Davis, 1989) Đây là nhân tố quan trọng trong các nghiên cứu về ý định, hành vi sử dụng một hệ thống nào đó.

Trong nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do, nhận thức về sự hữu ích của FTA được xác định là nhận thức của doanh nghiệp về những lợi ích mà FTA sẽ mang lại cho họ thông qua tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA, cụ thể là ưu đãi thuế quan (Song và Moon,

2019) Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa nhận thức của doanh nghiệp về sự hữu ích của FTA với ý định hành vi tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA Theo đó, nếu doanh nghiệp nhận thấy việc tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA mang lại nhiều lợi ích thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA.

Nghiên cứu của Song và Moon (2012) đã chỉ ra những bốn lợi ích cơ bản mà doanh nghiệp sẽ nhận được nếu tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Thứ nhất, tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA giúp sản phẩm của doanh nghiệp nâng cao tính trạnh tranh về giá. Tham gia các FTA có thể giúp giảm chi phí mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, từ đó, giá cả hàng hóa sẽ cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu Thứ hai, tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu Khi doanh nghiệp tận dụng được cơ chế ưu đãi từ FTA, đồng nghĩa chi phí xuất nhập khẩu đối với hàng hóa của doanh nghiệp giảm do được hưởng ưu đãi thuế quan, thì hàng hóa đó sẽ có những lợi thế nhất định khi xuất khẩu Các doanh nghiệp thuộc quốc gia đối tác FTA sẽ có xu hướng chuyển sang nhậр khẩu hàng hóa từ quốc gia thuộc nội khối FTA do giá nhậр khẩu vẫn có tính cạnh tranh Vì vậy, đây là cơ hội để doanh nghiệp trong nước mở động hoạt động xuất khẩu của mình sang các thị trường đối tác FTA Thứ ba, tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA giúp cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tại nước ngoài Điều này được thể hiện thông qua việc các Hiệp định thương mại tự do thiết lập một khuôn khổ pháp lý và những quy định rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp tại thị trường nước đối tác Thứ tư, tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ở nước ngoài Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, bên cạnh các thị trường truyền thống, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu được hưởng ưu đãi từ nhiều quốc gia khác nhau trong khuôn khổ FTA Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu không những có khả năng gia tăng ở một thị trường mà hàng hóa của doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường mới trong khuôn khổ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Tiếp xúc quốc tế làm tăng nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động thương mại quốc tế (Schaub, 2012) Tính tiếp xúc quốc tế cũng phản ánh được một phần năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Do đó, giả thiết được đặt ra trong nghiên cứu là doanh nghiệp có sự tiếp xúc quốc tế càng cao thì sẽ càng có xu hướng tận dụng và tận dụng tốt cơ chế ưu đãi từ các FTA hơn so với các doanh nghiệp có mức độ tiếp xúc quốc tế thấp.Trong nghiên cứu của Schaub năm 2012, sự tiếp xúc quốc tế của doanh nghiệp được thể hiện qua ba yếu tố gồm: (i) tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu sang/từ thị trường đối tác FTA của doanh nghiệp trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp sang tất cả các các thị trường nước ngoài, (ii) số lượng đại diện thương mại của doanh nghiệp tại nước ngoài, (iii) số hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

2.3.3 Hỗ trợ của Chính phủ

Nhân tố hỗ trợ của Chính phủ được tác giả phát triển dựa trên học thuyết hành vi có kế hoạch Theory of planned behavior-TPB được phát triển bởi Ajzen (1991) Theo học thuyết, các yếu tố bên ngoài sẽ có ảnh hưởng tới quyết định của chủ thể trong việc thực hiện hay không thực hiện hành vi Dựa vào lý thuyết trên, trong khuôn khổ của luận án, Chính phủ là chủ thể có tác động tới ý định và hành vi tận dụng cơ chế ưu đãi của doanh nghiệp Bên cạnh đó, theo mô hình hình kim cương của Porter về các yếu tố quyết định tới lợi thế cạnh tranh thì Chính phủ cũng là nhân tố ảnh hưởng gián tiếp tới lợi thế cạnh tranh của quốc gia/ngành, từ đó cũng quyết định tới khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi trong FTA Sự hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp được thể hiện qua những chính sách hỗ trợ về thông tin, hỗ trợ về tài chính hay các hỗ trợ khác như hỗ trợ về công nghệ, tạo thuận lợi hóa thương mại Trong đó, sự hỗ trợ về thông tin giúp doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về các FTA, phân tích được lợi ích và chi phí khi tận dụng ưu đãi từ FTA, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhằm tận dụng tối đa nhưng lợi ích mà FTA mang lại Sự hỗ trợ về tài chính thể hiện qua một số chính sách như cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, miễn thuế Hỗ trợ về công nghệ thể hiện thông qua hoạt động đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin của Chính phủ Hỗ trợ về tạo thuận lợi hóa thương mại thể hiện qua công tác cải cách pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, minh bạch, đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật trong nước và quốc tế nhằm khuyến khích doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA.

Theo kinh nghiệm của các nước, sự hỗ trợ của Chính phủ có tác động rất lớn tới kết quả tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp Tại Hàn Quốc, Chính phủ đã đưa ra gói chính sách mang tính chiến lược nhằm đẩy mạnh tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA cho doanh nghiệp Trong gói chính sách, Chính phủ triển khai các chương trình đào tạo, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, xây dựng Cổng thông tin điện tử về FTA, phát triển các chương trình nghiên cứu để xác định chính xác rào cản cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA Nhờ có những Chính sách quyết liệt và kịp thời nên tỷ lệ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của doanh nghiệp đã gia tăng đáng kể Tại Australia, vào năm

2015, Chính phủ Australia cũng đã phân bổ một khoản tài trợ trị giá 24,6 triệu đô la cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia

(Department of Foreign Affairs and Trade of Australia-DFAT) và Austrade nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về FTA cho cộng đồng doanh nghiệp Gói hỗ trợ được dùng để triển khai một số chương trình trọng điểm, trong đó nổi bật là triển khai chuỗi hội thảo do DFAT và Austrade phối hợp tổ chức hướng tới đối tượng là doanh nghiệp Các hội thảo được tổ chức ở tất cả các bang và vùng lãnh thổ của Australia đã thu hút sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Austrade, DFAT và các văn phòng tiểu bang hỗ trợ các hoạt động xúc tiến FTA đã tổng hợp và liên hệ các đầu mối có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định diễn giả phù hợp cho hội thảo Khảo sát của DFAT về chất lượng các hội thảo FTA được thực hiện trong năm 2016-2017 cho thấy sự hài lòng với chuỗi hội thảo trên tất cả các phân khúc đối tượng Người tham dự hội thảo cho biết nhận thức và hiểu biết của họ về FTA tăng sau khi tham dự hội thảo Trong một cuộc khảo sát những người tham gia tại các hội thảo được tổ chức vào năm 2016-2017 cho thấy, 85% số người được hỏi đồng ý rằng tất cả (41%) hoặc hầu hết (44%) các mục tiêu của họ đều được đáp ứng bằng cách tham dự hội thảo Đây là mức tăng từ 73% trong năm 2015-2016 Ngoài ra, hơn 47% số người được hỏi cho biết họ sẽ giới thiệu hội thảo cho đồng nghiệp, khi giới thiệu họ sẽ nhận tích lũy được điểm thưởng (Net Promoter Score) - một công cụ quản lý được sử dụng để đánh giá mức độ trung thành của khách hàng Điểm này tăng từ mức +26 năm 2015 lên mức +32 vào năm 2016 (Parliament of the commonwealth of Australia, 2019) Đây là kết quả đáng ghi nhận cho nỗ lực của

Austrade và DFAT trong việc nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về FTA Ngoài ra, gói hỗ trợ của Chính phủ Australia cũng được sử dụng trong hoạt động đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, phát triển các kênh thông tin trực tuyến về FTA, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA Những hành động trên đã góp phần giúp doanh nghiệp Australia tận dụng tốt hơn cơ chế ưu đãi từ các FTA.

2.3.4 Thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp

Theo định nghĩa của Lewin và Stephens năm 1994, thái độ là một thuộc tính của cá nhân, là những đặc điểm tương đối ổn định qua thời gian Thái độ thể hiện đánh giá chủ quan của cá nhân và xu hướng cá nhân liên quan lới việc sử dụng một sản phẩm (Canary,1984) Dựa trên học thuyết bậc thang (echolons theory), Hambrick và Mason

(1984) đã khẳng định cách thức hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh bởi nhận thức và giá trị của những người đứng đầu Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Lefebvre và Lefebvre (1992), Musteen và cộng sự (2010) Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra giá trị và niềm tin của những người lãnh đạo sẽ có tác động điều hướng hoạt động của tổ chức (Lewin và Stephens, 1994) Bên cạnh đó, Fernández-Mesa andAlegre (2015) đã chỉ ra rằng thái độ tích cực của người lãnh đạo có khả năng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Tương tự, việc tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA cũng bị chi phối bởi tư tưởng của người đứng đầu (Park, 2015) Ngoài ra, theo lý thuyết về hành vi kế hoạch, thái độ của nhà lãnh đạo có tác động thuận chiều tới ý định và hành vi (Ajzen, 1991) Kế thừa lý thuyết trên, trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng thái độ của nhà lãnh đạo là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Ba thang đo được phát triển để đo lường thái độ của người lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA hay không bao gồm: sự khuyến khích, sự quan tâm, và thái độ tích cực của lãnh đạo doanh nghiệp đối với hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi Trong đó, thái độ tích cực của lãnh đạo đối với hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA được thể hiện rõ ở tư duy của lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà sản xuất kinh doanh trong việc cải cách, đổi mới phương thức, quy trình và điều kiện sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của các đối tác thương mại, đảm bảo đáp ứng các điều kiện cần và đủ để hàng hóa được hưởng ưu đãi từ FTA khi xuất khẩu sang thị trường đối tác FTA.

2.3.5 Khả năng học hỏi của tổ chức

Khái niệm về khả năng học hỏi của tổ chức đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và phát triển trong thời gian dài (Fiol và Lyles, 1985; Levitt và March, 1988, Easterby-Smith, 1997) Khả năng học hỏi của tổ chức có tác động tới chiến lược đổi mới của doanh nghiệp (Crossan và cộng sự, 1999) Ngoài ra, việc học hỏi của tổ chức cũng làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp (Fiol và Lyles, 1985) Bên cạnh đó, khả năng học hỏi cũng có mối liên hệ trực tiếp tới hiệu quả hoạt động và thành công trong dài hạn của doanh nghiệp (Argote và Miron-Spektor, 2011) Do sự khó khăn và phức tạp của hoạt động tận dụng ưu đãi thuế quan (Kawai và Wignaraja, 2011), việc tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA được coi là một quá trình học hỏi của doanh nghiệp (Song và Moon, 2019).

Với những lý luận trên, khả năng học hỏi của tổ chức (trong khuôn khổ của luận án là khả năng học hỏi của doanh nghiệp) được đánh giá là có ảnh hưởng tới mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Theo nghiên cứu của Hayakawa và cộng sự năm 2015, nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu có đủ kiến thức và kinh nghiệm sẽ có thể tiết kiệm được chi phí khi xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi, từ đó, doanh nghiệp sẽ tận dụng tốt hơn cơ chế ưu đãi từ các FTA.

Những kiến thức về tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA mà doanh nghiệp cần có bao gồm nhiều nội dung như: hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp muốn hướng tới, thị trường xuất nhập khẩu đó có nằm trong khuôn khổ củaHiệp định thương mại tự do nào hay không, những ưu đãi dành cho hàng hóa của doanh nghiệp trong khuôn khổ Hiệp định, lộ trình hưởng ưu đãi, cách thức để hưởng ưu đãi. Để lĩnh hội được lượng kiến thức trên, đòi hỏi trước hết doanh nghiệp cần thường xuyên thu thập thông tin và kiến thức về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do Thứ hai là sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tham gia các khóa đào tạo hoặc hội thảo liên quan tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA Tại các khóa đào tạo hoặc hội thảo, doanh nghiệp sẽ không chỉ thu nhận được những thông tin cần thiết để tận dụng tốt cơ chế ưu đãi dành cho hàng hóa của mình, mà còn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các doanh nghiệp khác Đây được coi là cách thức lĩnh hội thông tin nhanh chóng và rất hiệu quả trong hoạt động học hỏi nói chung (Levitt và March,

Kinh nghiệm tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc

2.4.1 Tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc

Hàn Quốc bắt nhịp vào xu hướng tham gia các Hiệp định thương mại tự do kể từ năm 2004, khởi đầu bằng việc kí FTA với Chile Kể từ đó, Hàn Quốc liên tục đàm phán và ký kết các FTA mới và trở thành một trong những quốc gia có mạng lưới FTA rộng nhất toàn cầu Tính đến hết tháng 4/2019, Hàn Quốc đã kí kết 15 FTA với các đối tác gồm: Chile, Singapore, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA), ASEAN, Ấn Độ,

EU, Peru, Hoa Kỳ, Turkey, Úc, Canada, Trung Quốc, New Zeland, Việt Nam, Colombia. Thông qua 15 FTA này, Hàn Quốc đã thiết lập được mạng lưới tự do hoá thương mại với

52 quốc gia và khu vực trên thế giới (ADB, 2019).

Hình 2.3: Mạng lưới FTA của Hàn Quốc

Nguồn: Ministry of Trade, Industry and Energy, Republic of Korea

Việc tích cực tham gia đàm phán và kí kết các FTA mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Hàn Quốc, đặc biệt quốc gia này đạt được nhiều thành tựu lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Với chương trình thực thi cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại theo các FTA ký kết, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Hàn Quốc tăng trưởng mạnh mẽ Nếu vào năm 2004, khi Hàn Quốc kí Hiệp định thương mại tự do đầu tiên tới Chile, tổng kim ngạch xuất khập khẩu chỉ ở mức

478 tỷ USD, thì sau 4 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp gần 2 lần, đạt mức

857 tỷ USD Vào năm 2010 – thời điểm Chính phủ Hàn Quốc triển khai một loạt gói chính sách xúc tiến FTA, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đã đạt gần 900 tỷ USD và tiếp tục gia tăng vào những năm sau đó Cũng vào thời điểm này, Hàn Quốc đã ghi nhận mức thặng dư cán cân thương mại lớn, vượt mức 41 USD, tăng khoảng 26 tỷ USD so với năm 2007 Đặc biệt, kể từ năm 2015, khi một loại các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực (bao gồm các FTA với Úc, New Zealand, Trung Quốc, Canada, Việt Nam và Colombia), Hàn Quốc đã đạt mức thặng dư thương mại hàng hoá khoảng 90 tỷ USD.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc Đơn vị:1000$

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch Thặng dư

Nguồn: Korea International Trade Association,2019

Bảng trên cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Hàn Quốc tăng trưởng đều qua các năm Bên cạnh đó, cán cân thương mại giữ mức thặng dư liên tiếp từ năm

2009 đến nay phản ánh Hàn Quốc đang tận dụng tốt những lợi ích mà các FTA mang lại. Đơn vị: 1000$

Hình 2.4: Cán cân thương mại hàng hoá của Hàn Quốc giai đoạn 2004-2018

Nguồn: Korea International Trade Association,2019

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc lên tới 597 tỷ đôla Mỹ Trong đó, top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc gồm: Trung Quốc (25,1%), Hoa

Kỳ (13,6%), Việt Nam (8,9%), Hồng Kông (5,9%), Nhật Bản (5,2%), Đài Loan (2,9%), Ấn Độ (2,8%), Singapore (2,4%), Mexico (2%), Malaysia (1,6%)

(Trademap) Có thể thấy, trong số 10 quốc gia trên, có tới 7 quốc gia là đối tác FTA của

Hình 2.5: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc năm 2019

Tương tự đối với trường hợp nhập khẩu, hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc là các quốc gia đối tác FTA Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ TrungQuốc chiếm tới 21% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả Hàn Quốc, Hoa Kỳ (10%), Đức(4.2%), Australia (3.8%), Việt Nam (3.4%), Singapore (3.0%) (Trademap, 2019).

Về tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA, vào năm 2008, tỷ lệ tận dụng FTA của Hàn Quốc luôn ở mức thấp khoảng 18% (Cheong, 2014) Tuy nhiên, sau khi triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ FTA vào năm 2010, tỷ lệ tận dụng cơ chế ưu FTA của Hàn Quốc đã tăng lên mức trên 60% vào năm 2013 Đặc biệt, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA của Hàn Quốc trong Hiệp định KORUS và Hàn Quốc-EU đã vượt trên 70% vào năm 2013.

2.4.2 Giải pháp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc

Thứ nhất, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA

Vào tháng 6/2007, Hàn Quốc đã thành lập Cơ quan điều chỉnh chính sách và xúc tiến FTA (FTAPPAA) trực thuộc Ủy ban FTA Cơ quan này phụ trách toàn bộ gói hỗ trợ nâng cao tỷ lệ tận dụng FTA của Chính phủ Tuy nhiên, phải đến những năm 2009-

2010, cơ quan này mới tung ra gói chính sách mang tính chiến lược giúp tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA của Hàn Quốc tăng lên đáng kể Khi đưa ra gói chính sách, Hàn Quốc đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA lên tới 60% trong ba năm tiếp theo (2010-

2013) Để đạt được mục tiêu trên, bước đầu tiên Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và xem xét kỹ lưỡng về tính hiệu quả của những chương trình hỗ trợ FTA hiện hành nhằm tìm ra nguyên nhân vì sao dù đã ký kết FTA với nhiều đối tác thương mại chính nhưng Hàn Quốc vẫn chưa nhận được nhiều tác động tích cực từ FTA Theo đó, những nguyên nhân quan trọng nhất khiến doanh nghiệp không tận dụng ưu đãi từ các FTA bao gồm: mức thuế ưu đãi từ FTA thấp, doanh nghiệp thiếu thông tin về FTA và cách tận dụng ưu đãi từ FTA, khó khăn liên quan tới quy tắc xuất xứ, và phát sinh các khi phí quản trị Dựa trên kết quả khảo sát, một loạt cuộc họp ba bên giữa các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế, và đại diện của các doanh nghiệp đã được tiến hành trong nửa đầu năm 2010 nhằm đưa ra định hướng tiếp theo trong việc triển khai gói hỗ trợ Đầu tiên, Bộ Chiến lược và tài chính Hàn Quốc (MOSF) đã triển khai một chương trình hỗ trợ có tên “Kế hoạch tận dụng ưu đãi từ FTA” với mục đích nâng cao tỷ lệ tận dụng cơ hội từ FTA và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động tận dụng ưu đãi từ FTA Cùng với đó, đầu năm 2010, Hàn Quốc đã chuyển đổi vai trò chính của FTAPPAA từ chức năng giải quyết các vấn đề trong nước sang hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ FTA FTAPPAA phối hợp với MOSF đã triển khai gói chính sách hỗ trợ quốc gia về thông tin FTA với cấu trúc như bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Cấu trúc gói tổng thể hỗ trợ tận dụng FTA của Hàn Quốc

Khảo sát nhu cầu doanh nghiệp

Thông tin FTA cho doanh nghiệp

Các chuyên gia và cố vấn FTA

Hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp

Duy trì hệ thống FTA

Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt và thực thiện khảo khát các hiệp hội ngành hàng và đại diện doanh nghiệp trang chủ FTA về thuế, xuất xứ ưu đãi hệ thống học trực tuyến về FTA

Cố vấn cho doanh nghiệp về FTA

Trung tâm kinh doanh tích hợp về xuất xứ ưu đãi ROO

Các lớp học FTA ở trường đại học và dạy nghề

Trung tâm thông tin FTA tích hợp sách hướng dẫn, Cẩm nang cầm tay

Khóa học về FTA cho các chuyên gia và cố vấn

Trung tâm hỗ trợ FTA địa phương

Các đơn vị quản lý, phối hợp thực hiện

FTAPPAA và các cơ quan quốc gia có liên quan

FTAPPAA và các cơ quan có liên quan

FTAPPAA và các cơ quan có liên quan, các trường đại học, các diễn đàn kinh doanh, các hiệp đội học thuật

Các cơ quan quốc gia có liên quan, môi giới hải quan, FTAPPAA

Dịch vụ hải quan Hàn Quốc, Trung tâm ROO, phòng thương mại

Nguồn: Inkyo Cheong, 2014 Để triển khai các gói chính sách, Hàn Quốc thành lập Trung tâm tận dụng FTA quốc gia (FTAUC) và Trung tâm hỗ trợ FTA địa phương trực thuộc FTAPPAA Các trung tâm này có vai trò trực tiếp thực hiện các chương trình xúc tiến FTA theo kế hoạch và mục tiêu mà FTAPPAA đã đặt ra hàng năm Gói hỗ trợ tận dụng FTA dành một phần kinh phí để gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thuộc FTAPPAA, FTAUC nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA tốt hơn.

Thứ hai, Chính phủ tăng cường các hoạt động gắn kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi các cam kết tự do hoá thương mại theo FTA từ góc độ quản lý vĩ mô và vi mô.

Chính phủ Hàn Quốc thực hiện hàng loạt chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như: cung cấp khóa đào tạo cho các công ty, tổ chức các khóa học nâng cao cho các chuyên gia, thực hiện tư vấn, tổ chức hội thảo để cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc về FTA, giới thiệu mô hình kinh doanh trong thời kỳ FTA cho các doanh nghiệp mới, tổ chức các hội chợ triển lãm tại nước ngoài Đặc biệt, Hàn Quốc còn xây dựng một tổng đài miễn phí để doanh nghiệp được tư vấn mọi vướng mắc liên quan đến FTA một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất Tổng đài tư vấn FTA được thành lập bởi Trung tâm tận dụng FTA quốc gia FTAUC vào tháng 6 năm 2013, cung cấp dịch vụ tư vấn cho người gọi bảy ngày một tuần Việc thành lập trung tâm không dễ dàng do phải tuyển dụng đội ngũ nhân viên tư vấn có đủ kiến thức chuyên môn, dó đó phải mất 2 năm chuẩn bị trước khi trung tâm đi vào hoạt động Sau khi khai trương 5 tháng, trung tâm đã nhận được hơn 1.000 cuộc gọi mỗi tháng từ doanh nghiệp.

THỰC TIỄN TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM

Tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam

3.1.1 Tiến trình ký kết các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam

Trong những thập niên gần đây, dưới tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn tới sự phát triển mang tính nhảy vọt trong xã hội, trong lực lượng sản xuất Điều đó đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển, biến nó thành xu thế chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với tinh thần chủ động, tích cực Bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

Kể từ đó, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Bước tiến đầu tiên được kể đến bắt đầu từ năm 1992, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN hàng năm Đến năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này Tiếp theo đó, với mục tiêu tăng cường quan hệ hợp tác sâu rộng với thế giới, trong năm 1995, Việt Nam đã đệ đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO Sau 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn, năm 2006, WTO đã chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Năm 2007, WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO, chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường, thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc hình thành các Hiệp định FTA chính là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc Nhận thức rõ vấn đề này, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán và kí kết các Hiệp định FTA song phương và đa phương Tính hết tháng 12 năm 2020, Việt Nam đã có tổng cộng 17 Hiệp định FTA kí kết hoặc đang trong quá trình đàm phán (Trung tâm WTO và hội nhập, 2020) Cụ thể:

Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán FTA kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 Một năm sau, vào tháng 1 năm 1996, Việt Nam đã gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)-đây được coi là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam đã kí kết Kể từ đó, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia đàm phán và ký kết một số FTA song phương và khu vực như Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 01/07/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 07/2005) Khu vực thương mại ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) được thiết lập bởi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 08 năm

2006, thực hiện từ 01/06/2007 Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (AJFTA) được thiết lập bởi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 2008; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008, thực hiện từ 01/01/2009 (Trung tâm WTO và hội nhập, 2020).

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA) được thiết lập dựa trên mối quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA) cũng có sự tham gia nhiệt tình của Việt Nam Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) được hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ tháng 6 năm 2010 Khu vực thương mại Việt Nam – Chi Lê được thiết lập bởi Hiệp định FTA song phương Việt Nam – Chi Lê được kí kết vào tháng 10 năm 2011 (TTWTO, 2018). Đặc biệt, tiến trình đàm phán tham gia các FTA đã được đẩy mạnh hơn từ giai đoạn giữa năm 2012 Cho tới cuối năm 2014, Việt Nam và các đối tác đã kết thúc đàm phán 03 FTA song phương và đa phương, bao gồm: FTA giữa Việt Nam với EU (EVFTA), với Hàn Quốc (VKFTA), với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCUFTA) Đây là cột mốc rất quan trọng của Việt Nam trên con đường mở cửa và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Xuyên suốt quá trình đàm phán và kí kết các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các đối tác cho thấy, Việt Nam luôn nắm giữ tinh thần chủ động, tích cực tham gia đàm phán nhằm đưa ra những quyết định các đều có lợi.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được khởi động đàm phán từ tháng 3/2010 là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm 12 nước thành viên làViệt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản,

Singapore, Brunei, và Malaysia TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018 Tuy nhiên, sự kiện Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP vào tháng 1/2017 khiến TPP không thể có hiệu lực như dự kiến ban đầu Tháng 11/2017, 11 nước thành viên còn lại của TPP ra tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Theo đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Hiệp định CPTPP chính thức được ký kết vào tháng 3/2018 Tính đến tháng 7/2019, Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 14/1/2019.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, bắt đầu từ tháng

6 năm 2012 tại Brussels (Bỉ) và đã trải qua nhiều phiên họp cả chính thức lẫn giữa kỳ. Quá trình đàm phán sau một thời gian dài xem xét và chỉnh sửa, đã kết thúc vào tháng 12 năm 2015 Cuối tháng 6 năm 2018, một bước tiến mới của EVFTA được thống nhất: EVFTA sẽ được tách làm hai Hiệp định, một về thương mại và một về đầu tư Hai bên đã tập trung xử lý một số vấn đề mang tính then chốt để hướng tới việc thực hiện các cam kết với yêu cầu chất lượng cao nhất, đồng thời cân bằng tất cả các lĩnh vực đàm phán mở cửa thị trường, bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm công, cũng như các quy định và quy tắc quản lý, đặc biệt là sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý của hai bên Tháng 8 năm 2018, Việt Nam và EU đã công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (nay có tên là IPA) Do Hiệp định thương mại tự do thuộc thẩm quyền ký kết của Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu, Hiệp định bảo hộ đầu tư (bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư) cần sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên Vào ngày 01/8/2020, cả hai Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn cho các bên.

Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được khởi động từ tháng 8 năm

2012, sau tám phiên đàm phán chính thức và tám phiên họp giữa kỳ, hai quốc gia đã thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao, và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả hai bên Nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 2014 tại Busan (HànQuốc), Việt Nam và Hàn Quốc đã kí Biên bản thoả thuận về việc kết thúc đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc Trong Hiệp định, phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi: cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới cho các nhóm hàng nông nghiệp, thủy hải sản chủ lực, công nghiệp dệt, may, sản phẩm cơ khí và tạo cơ hội cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật Tương tự, phía Việt Nam cũng dành cho Hàn Quốc nhiều ưu đãi với các nhóm hàng công nghiệp, nguyên phụ liệu dệt, may, nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, sắt thép, dây cáp điện Bước đi này đã góp phần không nhỏ vào việc làm đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, giảm bớt sự lệ thuộc vào một vài quốc gia khác (Trung tâm WTO và hội nhập).

Trong khi đó, FTA giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCUFTA) đã được khởi động vào tháng 3 năm 2013 Sau tám phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở cấp kỹ thuật, các bên liên quan đã thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của mỗi bên Ngày 15 tháng 12 năm 2014, các bên đã chính thức kết thúc đàm phán và bắt đầu tham gia Hiệp định Theo tuyên bố, phía Liên minh Hải quan đã dành cho Việt Nam các ưu đãi về nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú như: nông sản, bao gồm tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến Đồng thời, Việt Nam cũng mở cửa thị trường theo lộ trình cho Liên minh Hải quan đối với hệ thống các sản phẩm chăn nuôi, hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, góp phần làm đa dạng hóa thị trường tiêu dùng trong nước.

Bảng 3.1: Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5/2021

STT FTA Hiện trạng Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN

2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc

3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc

4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản

5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản

6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ

7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand

8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê

9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc

EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia,

Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ

Việt Nam, Canada, Mexico, Peru,Chi Lê, New Zealand, Úc, NhậtBản, Singapore, Brunei, Malaysia

Có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/6/2019

ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)

13 EVFTA Có hiệu lực vào ngày

1/8/2020 Việt Nam, EU (28 thành viên)

14 UKVFTA Có hiệu lực chính thức từ 01/05/2021 Việt Nam, Vương quốc Anh

FTA chưa phê chuẩn, sắp có hiệu lực

ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand

Khởi động đàm phán tháng 5/2012

Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein)

Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Việt Nam, Israel

Nguồn: Trung tâm WTO và hội nhập, 2021 3.1.2 Quy mô và tầm quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam 3.1.2.1 Quy mô các FTA của Việt Nam

Về mặt số lượng, Việt Nam đang là một trong năm quốc gia trong khu vực ASEAN tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do nhất (ADB, 2018) Tuy nhiên, với tổng số 16 FTA đang tham gia, Việt Nam vẫn còn có khoảng cách khá xa với Singapore với

33 FTA và Thái Lan là 23 FTA.

Bảng 3.2: Số lượng FTA tại các quốc gia Đông Nam Á

Nước Đã ký, đã có hiệu lực Đã ký, chưa có hiệu lực Đang đàm phán

Cam kết về thương mại hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do

3.1.3.1 Cam kết về thuế quan

3.1.3.1.1 Ưu đãi về thuế quan mà Việt Nam dành cho các nước đối tác FTA

Một trong những nội dung quan trọng trong hầu hết các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết chính là cam kết mở cửa thị trường hàng hóa thông qua thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu.

Các cam kết về thuế quan trong FTA mà Việt Nam đã ký kết về cơ bản ở mức cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỷ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm Cụ thể:

Trong ATIGA mức độ tự do hóa thuế quan đạt khoảng 93%, ASEAN - Trung Quốc 85%-90% số dòng thuế về 0%, ASEAN - Hàn Quốc 87% và ASEAN - Nhật Bản 87%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA có tỉ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế (website Trung tâm WTO và hội nhập) Với EVFTA, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU, cam kết sau 10 năm là xóa bỏ khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO Trong CPTPP, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong đó 65,8% số dòng thuế sẽ về 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực; 85,5% về 0% vào năm thứ 4; 97,8% về 0% vào năm thứ 11; các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lịch trình tối đa vào năm thứ 16, hoặc theo hạn ngạch thuế quan (website Trung tâm WTO và hội nhập) Với lộ trình cắt giảm thuế quan khá dài (trên 10 năm), Việt Nam được đánh giá là có lợi khi tham gia vào CPTPP.

Bảng 3.3: Tổng hợp cam kết tự do hóa thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và Mức độ cắt giảm thuế của 12 FTA đã có hiệu lực

STT Khuôn khổ Năm hiệu lực

Tỷ lệ dòng thuế 0% vào năm hoàn thành (%)

Tỷ lệ dòng thuế 0% vào năm

4 ASEAN-Úc-Niu Di lân 2009 2022 90 83

10 Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu 2016 2027 87,1 52,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019 Để triển khai cam kết trong khuôn khổ các FTA nói trên, Bộ Tài chính đã trìnhChính phủ ban hành các Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt

Nam để thực hiện Hiệp định Mỗi Hiệp định đều có một Biểu thuế riêng giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin về thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng trong khoảng thời gian nhất định (theo năm) Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng 10 Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhằm thực hiện các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 do Chính phủ Việt Nam ban hành vào ngày 27/12/2017 Căn cứ vào các Nghị định ban hành biểu thuế Việt Nam với các đối tác trong các FTA, tính đến năm 2018, Hiệp định thương mại Việt Nam –Liên Minh kinh tế Á Âu là Hiệp định có số dòng thuế cắt giảm về 0% lớn nhất, lên đến 5.535 dòng Sự cắt giảm này tập trung vào một số nhóm mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ xuất khẩu như nguyên liệu dệt may, da giày, linh kiện điện tử, nhựa nguyên liệu, phân bón, ngô, lúa mì Đứng từ hai về số lượng các dòng thuế cắt giảm tính đến năm 2018 là Biểu thuế ASEAN-Nhật Bản với tổng số 3.426 dòng thuế về 0% Thời gian áp dụng của FTA này khác với các FTA đó là thực hiện từ 1/4/2018 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) là Hiệp định đứng thứ 3 về tổng số dòng thuế đước cắt giảm về 0% tính đến năm 2018 với 2.742 dòng thuế Một số Hiệp định khác có cam kết giảm thuế nhập khẩu thấp hơn gồm có Việt Nam – Nhật Bản với 456 dòng thuế về 0%, Việt Nam - Trung Quốc có 588 dòng thuế về 0%; Việt Nam - Hàn Quốc với 704 dòng thuế về 0% (Mai Hằng, 2018).

Hiện tại, Việt Nam vẫn đang thực hiện cắt giảm thuế theo đúng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của từng FTA qua các năm Điều này thể hiện Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ cắt giảm thuế quan trong các FTA theo đúng lộ trình cam kết, tạo thuận lợi cho hàng hóa của các nước thành viên được hưởng thuế suất ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do.

3.1.3.1.2 Ưu đãi về thuế quan mà các nước dành cho Việt Nam

 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Bảng 3.4 Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của các nước ASEAN theo ATIGA

 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)

ACFTA đưa ra Lộ trình cắt giảm thuế quan gồm 4 nhóm khác nhau gồm: Chương trình thu hoạch sớm (EHP), Danh mục giảm thuế thông thường (NT), Danh mục nhạy cảm (SL) và Danh nhạy cảm cao (HSL).

Theo Hiệp định ACFTA, Trung Quốc xóa bỏ thuế quan đối với 95% dòng thuế vào năm 2011 Số dòng thuế còn lại, Trung Quốc cắt giảm về 5%-50% vào năm 2018 Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015- 2017 là 0,73% và năm 2018 là 0,56% Có gần 8000 dòng sản phẩm được giảm thuế về 0% (Trung tâm WTO, 2019).

 Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA)

Theo Hiệp định, các nước thành viên cam kết sẽ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan theo lộ trình như sau:

- Lộ trình giảm thuế thông thường (NT): bao gồm 90% số dòng thuế và 90% kim ngạch thương mại - riêng Việt Nam là 75% kim ngạch thương mại.Trong đó, Hàn Quốc sẽ hoàn thành lộ trình cắt giảm vào đầu tháng 01/2010; ASEAN-6 hoàn thành vào đầu tháng 01/2012; Việt Nam hoàn thành vào đầu tháng 01/2018; Campuchia, Lào, và Myanmar hoàn thành vào đầu tháng 01/2020.

- Lộ trình cắt giảm thuế đối với danh mục nhạy cảm (SL):

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2016; + Việt Nam: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2021;

+ Campuchia, Lào, Myanmar: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2024.

- Lộ trình cắt giảm thuế đối với danh mục nhạy cảm cao (HSL):

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: bao gồm 200 dòng thuế ở cấp 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế do từng quốc gia lựa chọn và 3% kim ngạch thương mại.

+ CLMV: 200 dòng thuế ở cấp 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế do từng quốc gia lựa chọn.

 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)

Ngay khi Hiệp định AJCEP có hiệu lực, Nhật Bản cho Việt Nam hưởng mức thuế 0% đối với phần lớn các mặt hàng công nghiệp như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, điện thoại, máy tính

Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan cho 96,45% tổng số các dòng thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng nông sản, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ….Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

 Hiệp định Việt Nam – Úc – New Zealand Đối với tự do hóa thuế quan theo Hiệp định này, Australia và New Zealand cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với trên 90% biểu thuế vào năm 2015 và 100% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2020 Về phía ASEAN, khoảng 95-100% số dòng thuế (của các nước ASEAN-6) và khoảng 90% số dòng thuế (của các nước CLMV) sẽ về 0% vào cuối lộ trình thực hiện Cụ thể như sau:

- Về phía các nước ASEAN-6: Singapore đã xóa bỏ 100% thuế quan vào thời điểm Hiệp định này có hiệu lực Các nước còn lại có tỷ lệ xóa bỏ thuế quan là: Brunei gần 100%, Indonesia 94%, Malaysia 96%, Philippines trên 95% và Thái Lan trên 98% vào cuối lộ trình năm 2020, riêng đối với Indonesia là năm 2025 - Về phía các nước Campuchia, Lào và Myanmar, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan lần lượt là trên 88%, 90% và 86% vào cuối lộ trình năm 2024.

- Về phía Australia: gần 97% thuế quan đã được xóa bỏ trong giai đoạn 2016-

2018, khoảng 3% số dòng thuế còn lại có thuế suất từ 5-10%, chủ yếu áp dụng đối với hàng dệt may, sản phẩm bông, vải sợi 100% thuế quan của Australia sẽ về 0% vào năm 2020.

Hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt

3.2.1 Hoạt động của Chính phủ Để thực thi các Hiệp định thương mại tự do, Chính phủ Việt Nam đã phân nhiệm vụ cho hai cơ quan làm đầu mối chính là Bộ Tài chính phụ trách về nhập khẩu và BộCông thương phụ trách về xuất khẩu Ngoài ra các Bộ ban ngành khác sẽ phối hợp với hai đơn vị trên để triển khai các FTA Nhiệm vụ chính của Bộ Tài chính là ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo cam kết trong FTA Sau khi ban hành biểu thuế, đơn vị trực tiếp thực thi áp dụng mức thuế trên là Tổng cục Hải quan, Cục và các Chi cục Hải quan Trong khi đó, nhiệm vụ của Bộ Công thương là cơ quan chuyên trách đóng vai trò điều phối cácFTA Sau khi giao nhiệm vụ cho các đầu mối phụ trách, Chính phủ đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA trong đó tập trung vào hai khía cạnh chính bao gồm: hoàn thiện khung pháp lý và hỗ trợ về thông tin.

3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, nếu Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA Trong thời gian qua, công tác xây dựng hành lang pháp lý thực thi các cam kết trong FTA hay còn được gọi là công tác nội luật hóa đã được Chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Chính phủ đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong một số văn bản luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp gồm: Luật quản lý ngoại thương năm 2017, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm

2016, Luật Hải quan 2014 Ngoài ra, căn cứ vào từng nội dung cam kết trong mỗi FTA, Chính phủ tiến hành sửa đổi các bộ luật khác có liên quan như Bộ luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Thứ hai, ngoài các văn bản luật, Chính phủ cũng ban hành các Quyết định, Nghị định, Thông tư hướng dẫn hoạt động xuất nhập khẩu sang/từ các đối tác trong các FTA. Trong đó, có hai văn bản pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động tận dụng ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp gồm: Nghị định ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các FTA.

Bảng 3.8: Văn bản pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA

Nghị định ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Thông tư về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

-TT số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016

-TT số 10/2019/TT-BCT ngày 22/07/2019 sửa đổi bổ sung TT số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016

- TT số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 sửa đổi bổ sung TT TT số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016

ASEAN-Trung Quốc 162/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011

QĐ số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31/5/2007

TT số 36/2010/TT-BCT ngày 15/1/2010

TT số 21/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014

ASEAN-Hàn Quốc 163/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011

TT số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014

TT số 04/2015/TT-BCT sửa đổi bổ sung quy tắc cụ thể mặt hàng kèm TT số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014

TT số 26/2018/TT-BCT ngày 14/9/2018 sửa đổi, bổ sung phụ lục IV kèm TT 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014

TT số 13/2019/TT-BCT ngày 31/7/2019 sửa đổi bổ sung TT số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014

ASEAN-Nhật Bản 20/2012/TT-BTC ngày 15/2/2012

QĐ số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008

Việt Nam - Nhật Bản 21/2012/TT-BTC ngày 15/2/2012 TT số 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009

- TT số 31/2015/TT-BCT ngày 24/9/2015

- TT số 07/2020/TT-BCT ngày 30/3/2020

ASEAN – Ấn Độ 45/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 TT số 15/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010

Việt Nam - Chi lê 162/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013

TT số 31/2013/TT-BCT ngày 15/11/2013

57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 TT số 03/2019/TT-BTC ngày 22/1/2019 EVFTA

111/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 TT số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Nhìn chung, công tác tạo hành lang pháp lý để thực thi các FTA đã được Chính phủ Việt Nam chú trọng trong những năm qua Tính từ 1995 đến 2020, Quốc hội đã thông qua 19 luật, bộ luật, nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 1 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 45 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

9 quyết định; Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành 76 thông tư để thực hiện các FTA Riêng đối với CPTPP là FTA thế hệ mới, Chính phủ đã tiến hành rà soát pháp luật và đề xuất sửa đổi, bổ sung 12 văn bản và kiến nghị ban hành mới 5 văn bản quy phạm pháp luật.

Việc thường xuyên ban hành mới và sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật đã thể hiện sự chủ động của Chính phủ trong công tác rà soát các văn bản pháp lý nhằm đảm bảo tính chính xác, cập nhật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác tạo hành lang pháp lý vẫn còn một số điểm hạn chế.

Thứ nhất, công tác nội luật hóa còn hiếu hệ thống và diễn ra chậm chạp, chậm ban hành các hướng dẫn trong tiến hành công nhận tương đương, chưa tiến hành nội luật hóa đồng bộ kịp thời, thực thi ban hành các văn bản hướng dẫn luật thông qua cơ chế trung gian để lan tỏa tới doanh nghiệp chưa hiệu quả Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trình Đoàn giám sát của Ủy Ban thường vụ quốc hội vào ngày 23/7/2020, trong việc thực thi FTA thế hệ mới, ngoại trừ các vấn đề về lao động, so với yêu cầu của các cam kết quốc tế thì 100% văn bản quy phạm pháp luật mà Việt Nam đã ban hành đều chậm hơn cam kết từ 1-11 tháng Ví dụ, kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực thì sau 7 tháng Biểu thuế xuất nhập khẩu thực hiện Hiệp định mới được ban hành. Ngoài ra, thời điểm ban hành Thông tư về C/O trong CPTPP cũng cách 11 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Một ví dụ điển hình khác là để thực thi CPTPP, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực thi Theo Kế hoạch, tất cả các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh) phải có kế hoạch thực hiện của riêng mình trong tháng 3/2019 Tuy nhiên, tới tháng 8/2019 yêu cầu này mới được hoàn thành (chậm 5 tháng) Một trong những lý do gây nên chậm trễ trong việc ban hành các văn bản pháp luật là công tác chuẩn bị cho việc soạn thảo các văn bản thực thi Hiệp định, đặc biệt là các trường hợp văn bản xây dựng mới chưa được dự trù đầy đủ về mặt thời gian Ví dụ, đối với Hiệp định CPTPP, thời gian cho soạn thảo các văn bản pháp luật đặc biệt là các văn bản như biểu thuế, hướng dẫn đấu thầu được yêu cầu phải hoàn thành trong thời gian gần 2 tháng từ khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP cho tới khi Hiệp định này có hiệu lực Tuy nhiên, trên thực tế, văn kiện đầy đủ và chính xác về CPTPP đã được công bố rất lâu trước đó, nhưng các cơ quan quản lý chưa tranh thủ thời gian này để chuẩn bị cho công việc soạn thảo, dẫn tới việc ban hành các văn bản thường chậm tiến độ so với kế hoạch đã đề ra (VCCI, 2021).

Thứ hai, một số quy định pháp luật trong nước sau khi nội luật hóa vẫn chưa tương thích hoặc chưa chuyển hóa đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các FTA Điển hình là các quy định về phòng vệ thương mại, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 vẫn còn tồn tại một số điểm chưa tương thích hoặc chưa chuyển hóa đầy đủ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và FTA về phòng vệ thương mại Ví dụ, Điều 7.7 củaHiệp định VKFTA quy định về nghĩa vụ thông báo và tham vấn sau khi cơ quan điều tra tiếp nhận được hồ sơ đề nghị khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp Theo điều 7.7 của VKFTA, thời điểm tham vấn là sau khi nhận được đơn kiện và trước khi khởi xướng điều tra, tức là không trong quá trình điều tra Tuy nhiên, khi chuyển hóa luật Quản lý ngoại thương, Điều 70.4 khoản c quy định “trước khi công bố kết luận điều tra cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn công khai nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra”. Như vậy, Điều 70.4 chưa bao hàm được nội dung không thực hiện tham vấn trong quá trình điều tra như quy định tại Điều 7.7 của VKFTA (Nguyễn Hằng Nga, Hoàng Thị Hải

Hà, Lê Gia Thanh Tùng, Nguyễn Thành Long, 2018).

3.2.1.2 Hỗ trợ về thông tin

Thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi của doanh nghiệp Như đã đề cập trong chương 1, theo quy trình tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA, doanh nghiệp phải nắm được thông tin về FTA, thuế suất ưu đãi đãi biệt dành cho sản phẩm trong từng FTA, điều kiện về quy tắc xuất xứ và thủ tục để nhận được C/O ưu đãi Do đó, nếu các thông tin về FTA được Chính phủ (bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội ngành ngành, đơn vị khác có liên quan) cung cấp thường xuyên, có trọng điểm, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA, từ đó gia tăng lợi ích mà các FTA có thể mang lại.

Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số đầu mối cung cấp thông tin về FTA cho cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ nhất, cơ quan đầu mối về FTA của Chính phủ là Bộ Công thương đã có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ các FTA.

Hoạt động đầu tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chuyên sâu về quy tắc xuất xứ trong các FTA của Việt Nam thông qua các khóa tập huấn, buổi hội thảo Đơn vị chuyên môn phụ trách của hoạt động này là Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương Đây là đơn vị tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hoá, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài Đối tượng tham gia các buổi hội thảo, khóa tập huấn bao gồm cán bộ xuất nhập khẩu của các công ty, công chức của các tổ chức cấp C/O và các đối tượng khác Nội dung trong các buổi hội thảo, khóa tập huấn là cập nhật thông tin về FTA, đào tạo kiến thức cơ bản về quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi để vận dụng phù hợp vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa hiệu quả, từ đó nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan trong các FTA của Việt Nam (Bộ Công Thương,

2018) Ngoài ra, với vai trò là đầu mối, Bộ Công thương (gồm: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Vụ Châu Á Thái Bình Dương) đã chủ động phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng và các bên liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do cho cộng đồng doanh nghiệp Sự phối hợp của các đơn vị có liên quan góp phần nâng cao tính thiết thực cho nội dung của các buổi hội thảo, các khóa tập huấn, từ đó thu hút sự tham gia của doanh nghiệp Bên cạnh hoạt động cung cấp thông tin, các cơ quan Bộ ngành của Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sang các thị trường đối tác FTA thông qua việc tổ chức các diễn đàn hợp tác, các buổi hội chợ, triển lãm nhằm cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp Hoạt động trên một mặt thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, mặt khác hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường xuất nhập khẩu mới nằm trong khối FTA, qua đó tận dụng được cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định này.

Bên cạnh kênh cung cấp thông tin truyền thống, Chính phủ đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ, triển khai các công cụ tra cứu mới để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Cụ thể, vào ngày 23/12/2020, Bộ Công thương đã chính thức khai trường Cổng thông tin điện tử Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, link: fta.moit.gov.vn) Theo thông báo của Bộ Công thương, Cổng thông tin điện tử về FTA có khả năng tích hợp các thông tin trong các Hiệp định thương mại tự do đa phương, khu vực và song phương của Việt Nam vào trong một hệ thống tra cứu thông minh và thân thiện với người sử dụng Về thương mại hàng hóa, Cổng thông tin điện tử này cho phép doanh nghiệp và người dân tra cứu mức thuế, lộ trình cắt giảm thuế đối với từng mặt hàng cụ thể theo từng FTA, đặc điểm quy mô của thị trường, quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi, các thủ tục cần thực hiện để hưởng ưu đãi, các biện pháp phi thuế doanh nghiệp cần chú trọng trong quá trình nhất khập khẩu hàng hóa (Bộ Công thương, 2020) Như vậy, Cổng thông tin được kì vọng sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu về thông tin của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường đối tác FTA.

Kết quả tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt

Các Hiệp định thương mại tự do đã xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, từ đó gia tăng kim ngạch thương mại của cả nước Vào thời điểm Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO năm 2007, tổng kim ngạch xuất khập khẩu của Việt Nam mới ở mức 100 tỷ USD Tuy nhiên, trung bình sau chu kỳ 4 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lại tăng thêm 100 tỷ đô la, đạt mức 200 tỷ USD vào năm 2011, và 300 tỷ USD vào năm 2015 Đặc biệt, vào năm 2017 khi một loạt các Hiệp định thương mại tự do ra đời và có hiệu lực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã cán mốc 400 USD.

Xuất khẩuNhập khẩuCán cân thương mại

Năm 2018, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận kỷ lục mới về tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước, đạt 480,17 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD Xét riêng với các đối tác FTA, năm 2018, xuất khẩu Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết Hiệp định thương mại tự do Một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu đạt mức hai con số so với năm 2017, như xuất khẩu sang ASEAN đạt 24,74 tỷ USD, tăng 13,9%; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,2 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 22,8%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,8% (Bộ Công Thương, 2018).

Năm 2018 cũng là năm thứ ba liên tiếp, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có thặng dư (xuất siêu) Cụ thể, trong năm 2018, Việt Nam mức thặng dư kỷ lục lên gần 6,8 tỷ USD, con số tương tự của năm 2017 là 2,11 tỷ USD và năm 2016 là 1,78 tỷ USD Có thể thấy, trong 5 năm gần nhất, cán cân thương mại của Việt Nam có 4 năm có thặng dư thương mại và chỉ duy nhất năm 2015 có thâm hụt cán cân thương mại Trong năm 2018, Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại với 150 nước, vùng lãnh thổ đối tác và có thâm hụt với 85 nước, vùng lãnh thổ (Hải quan Việ Nam, 2019) Kết thúc năm

2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018 Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% (Hải quan Việt Nam, 2020).

Hình 3.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2021

Năm 2019, xuất khẩu từ Việt Nam sang nhiều thị trường đối tác FTA tiếp tục tăng trưởng tốt Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 20,4 tỷ USD, tăng 8,4%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 19,7 tỷ USD, tăng 8,1%, xuất khẩu sang Nga đạt 6,7 tỷ USD, tăng 9% (Bộ Công thương, 2020) Năm 2019 cũng là năm Việt Nam đạt mức thặng dư cao nhất là 11,12 tỷ USD Điều này cho thấy Việt Nam đã dần tận dụng tốt các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt, vào năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19 nhưng tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt khoảng 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% (Tổng cục Thống kê, 2021).

Bên cạnh sự gia tăng về kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung, cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu tại các thị trường đối tác FTA đạt mức cao.

Hình 3.8 Cơ cấu kim ngạch của 7 đối tác thương mại lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tính đến hết tháng 11/2019

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2020

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 11/2019, trong hơn 200 quốc gia Việt Nam có quan hệ thương mại, có 7 thị trường đã đạt quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu trên 10 tỷ USD Bảy thị trường này bao gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Ấn Độ với kim ngạch xuất nhập khẩu lần lượt là: 105,75 tỷ USD, 68,734 tỷ USD; 61,44 tỷ USD; 36,324 tỷ USD; 15,65 tỷ USD;

17,861 tỷ USD; 10,303 tỷ USD Với tổng trị giá hơn 316 tỷ USD, riêng 7 thị trường lớn trên đã chiếm khoảng 66,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Trong số bảy thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam thì năm thị trường hiện đang là các đối tác đã kí FTA với Việt Nam Đều này cho thấy, các FTA đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu với các thị trường đối tác Bên cạnh đó, nếu tận dụng tốt cơ chế ưu đãi từ FTA thì các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi khi xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA trên.

Hình 3.9 Kim ngạch xuất nhập khẩu với một số đối tác FTA của Việt Nam

Nhìn chung, hoạt động thương mại của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đều ghi nhận những chuyển biến tích cực Kim ngạch xuất nhập khẩu với các đối tác lớn gia tăng qua các năm, đặc biệt sau thời điểm các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.Tuy nhiên, khi xét riêng vào từng thị trường thì vẫn có một số vấn đề cần chú ý, cụ thể:

Chile là thị trường mà Việt Nam đang khai thác rất tốt so với các thị trường FTA khác Kim ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng kể từ đầu năm 2014 khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chile có hiệu lực Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu duy trì ở mức khá ổn định Do đó, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại liên tiếp ở thị trường này, từ mức 0,36 tỷ USD năm 2013 lên mức 0,75 tỷ USD năm 2020.

Việt Nam cũng đang dần khai thác tốt thị trường Ấn Độ Điều này thể hiện ở kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Ấn Độ có sự tăng trưởng mạnh Đáng chú ý, kể từ năm 2010 khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ có hiệu lực, cán cân thương mại của Việt Nam đã có chuyển biến rất tích cực, từ mức thâm thụt giảm dần chuyển sang thặng dư kể từ năm 2018.

Việt Nam đang dần đánh mất lợi thế ở thị trường Australia Nếu như trước năm

2010 – khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Australia – New Zealand có hiệu lực, cán cân thương mại của Việt Nam với thị trường Ausatralia luôn ở mức thặng dư, thì sau năm 2018 cán cân lại chuyển sang thâm hụt.

Hai thị trường đáng lưu ý nhất đối với Việt Nam hiện nay là Trung Quốc và Hàn Quốc Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với hai thị trường này vẫn tăng đều qua các năm nhưng luôn ở mức thâm hụt mạnh, đặc biệt sau khi các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và hai đối tác này có hiệu lực (ACFTA có hiệu lực năm

2003, AKFTA có hiệu lực năm 2007, VKFTA có hiệu lực năm 2015) Điều này đặt ra vấn đề về việc cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Đối với hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là CPTPP và EVFTA, Việt Nam cũng dần khai thác tốt thị trường các nước thành viên Hiệp định Đối với CPTPP, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường mới thuộc Hiệp định là Canada và Mexico Cụ thể, Canada tăng 19,8% (đạt 3,91 tỷ USD), Mexico tăng 26,3% (đạt 2,83 tỷ USD), Chile tăng 20,3% (đạt 940,7 triệu USD) (Bộ Công thương, 2020).

Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác FTA hầu hết đều gia tăng đặc biệt sau thời điểm các FTA có hiệu lực Điều này cho thấy những tính hiệu tích cực của việc ký kết các FTA của Việt Nam.

Nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do

3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của luận án được sử dụng thông qua phương phỏng vấn chuyên gia và khảo sát doanh nghiệp thông qua bảng hỏi

3.4.1.1 Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia

Tác giả đã phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do, các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do, tình hình tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do Thông qua kết quả phỏng vấn để phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung vào mô hình lý thuyết ban đầu, đồng thời kiểm định sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát với nội dung nghiên cứu của luận án.

Phỏng vấn chuyên gia được thực hiện với 7 đối tượng thuộc ba nhóm gồm nhóm học thuật, nhóm các nhà hoạch định chính sách, và nhóm doanh nghiệp Đây là ba nhóm giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA, do đó, phỏng vấn sâu các đối tượng thuộc ba nhóm trên đảm bảo được tính đại diện của mẫu Cụ thể:

- Nhóm học thuật: là các nhà nghiên cứu, các giảng viên am hiểu về lĩnh vựcthương mại quốc tế Tácgiả đã tiến hành phỏng vấn 01 chuyên gia là giảng viên tại Đại học Ngoại thương, 01 chuyên gia làm việc tại Viện nghiên cứu và quản lý trung ương,

01 chuyên gia làm việc tại Ban thư ký ASEAN

- Nhóm các nhà hoạch định chính sách làm việc trong các cơ quan bộ ngành thuộc Chính phủ có liên quan tới việc đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do Với đối tượng này, tác giả tiến hành phỏng vấn 01 người làm việc tại Bộ Công thương.

- Nhóm doanh nghiệp: tác giả tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ quản lý doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động xuất nhập khẩu và 01 cán bộ làm việc lâu năm tại chi cục Hải quan Gia Thụy thuộc Cục Hải quan Hà Nội.

Các cuộc phỏng vấn sâu của luận án được thực hiện thông qua việc gặp trực tiếp hoặc gọi điện Thông qua phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã hoàn thiện được các thang đo cho biến phụ thuộc (03 thang đo về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do) Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra nhận định về biến độc lập Từ kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã đưa ra được 6 nhân tố có ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Việt Nam gồm: nhận thức về sự hữu ích (Perceived usefulness), thái độ của doanh nghiệp (attitude), khả năng học hỏi của doanh nghiệp (organizational learning), sự tiếp xúc quốc tế của doanh nghiệp (international exposure), sự hỗ trợ của chính phủ (government support), và rào cản trong tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA (barriers).

 Thiết kế mẫu phiếu phỏng vấn sâu các chuyên gia

Nội dung trong phiếu phỏng vấn sâu chuyên gia gồm 2 phần chính

- Phần 1: thông tin chung về người được phỏng vấn: họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác.

- Phần 2: câu hỏi phỏng vấn.

Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo dạng tìm hiểu Tùy vào từng đối tượng phỏng vấn, tác giả sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt về nội dung câu hỏi nhằm nắm bắt sâu các thông tin Các nội dung chính của câu hỏi bao gồm đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các câu hỏi trong bảng khảo sát doanh nghiệp, ý kiến về nguyên nhân, rào cản cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA.

3.4.1.2 Phương pháp điều tra sử dụng bảng hỏi

Kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết Dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp.

Phiếu khảo sát: là công cụ hiệu quả để thu thập dữ liệu sơ cấp Phiếu khảo sát được thiết kế với mục đích thu thập các thông tin cần thiết với độ chính xác khá cao nhằm giúp tác giả hiểu biết rõ ràng hơn về các giả thuyết nghiên cứu, tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận án.

Luận án chọn mẫu theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên do hình thức chọn mẫu này được coi là phù hợp với những nghiên cứu thực hiện điều tra khảo sát, dựa trên một danh sách các doanh nghiệp đã thu thập trước Bảng khảo sát được gửi tới các cán bộ phụ trách phòng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vì đây là những người làm việc trực tiếp và nắm rõ thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của doanh nhiệp Với sự giúp đỡ của các cán bộ thuộc các Chi cụcHải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đơn vị đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu, quản trị viên của các trang mạng xã hội chuyên về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, và các cộng tác viên khác, tác giả đã tiến hành khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, tập trung ở các thành phố lớn nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu Các khảo sát được gửi thông qua 2 hình thức là gửi bản khảo sát giấy và gửi bản khảo sát trực tuyến Bản khảo sát giấy được gửi trực tiếp tới từng người trả lời thông qua các cán bộ Chi cục Hải quan, các các bộ giảng dạy tại khác khóa đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu, gặp trực tiếp doanh nghiệp tại đơn vị hoặc các hội thảo tọa đàm, hội chợ…Bản khảo sát trực tuyến được xây dựng trên nền tảng google form Tác giả gửi đường link qua email tới các doanh nghiệp hoặc qua các mối quan hệ quen biết.

Bước đầu, tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ với 20 doanh nghiệp Dựa trên phản hồi, tác giả đã có những điều chỉnh để hoàn thiện bảng khảo sát và gửi bảng khảo sát chính thức tới tất cả doanh nghiệp tham gia trả lời.

 Thiết kế mẫu phiếu khảo sát doanh nghiệp

Nội dung của phiếu khảo sát doanh nghiệp gồm 2 phần chính:

- Phần 1: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam

- Phần 2: Thông tin doanh nghiệp

Phần 1 bao gồm 26 mục cho cho thang đo biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA, và 3 mục cho biến phụ thuộc Nội dung của các thang đo được tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu đáng tin cậy đã công bố, đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia, phản hồi từ doanh nghiệp thực hiện điều tra sơ bộ để điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện điều tra, tác giả cũng tiến hành giải thích các thắc mắc của đáp viên về các ý mà nội dung câu hỏi chưa truyền đạt hết. Để ghi nhận đánh giá của đáp viên đối với các mục hỏi, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm như sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không ý kiến/trung lập; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

 Kích thước mẫu điều tra

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng đến phân tích nhân tố khám phá EFA Theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1.

Nghiên cứu này có sử dụng cả phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến, kích thước mẫu cần thiết là số mẫu lớn nhất trong các phương pháp Để đạt yêu cầu sử dụng EFA, số mẫu cần là 29 * 5 = 145 mẫu Để đạt kết quả tốt cho phân tích hồi quy, kích cỡ mẫu phải >= 50 + 8*6 = 98 Do đó, nghiên cứu cần ít nhất 145 mẫu Khảo sát cho nghiên cứu này đã thu về 210 mẫu hợp lệ, như vậy đã thỏa mãn điều kiện về số mẫu nghiên cứu.

Dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát và các buổi phỏng vấn sâu được sẽ được tổng hợp và phân loại theo nhiều tiêu chí như nhóm đối tượng khảo sát/phỏng vấn, nhóm các thông tin thu thập được Các thông tin sẽ được tóm tắt, phân loại và sắp xếp theo trình tự hợp lý Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dựa trên mô hình lý thuyết được lựa chọn.

Sau khi tóm tắt, phân loại và tổng hợp dữ liệu, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định tính và định lượng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Đối với phương pháp định lượng, luận án kiểm định kết quả nghiên cứu thông qua

04 loại gồm: kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.

3.4.2.1 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha

GIẢI PHÁP GIA TĂNG TẬN DỤNG ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi các FTA

Thứ nhất, thực thi các cam kết sâu rộng trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ giúp Việt Nam có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, thực thi các cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới sẽ mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội gồm mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ Ngoài ra, thực thi các FTA cũng đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều cải cách về mặt thể chế và hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo thực thi đúng các cam kết trong FTA Do đó, trong dài hạn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những cải cách có tính tích cực này.

Thứ ba, các FTA thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Nhờ chính sách mở cửa thông qua các FTA, Việt Nam được kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài gồm các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia Sự gia nhập thị trường nội địa của các công ty này sẽ mang theo nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến. Điều này tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, hội nhập thông qua các FTA cũng thúc đẩy sự tham gia liên doanh, liên kết trong hoạt động động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài, từ đó mang lại nhiều cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ cao Ngoài ra, trong các FTA thế hệ cũng có quy định về phát triển bền vững Thực thi cam kết này sẽ hạn chế bớt việc sử dụng các công nghệ lạc hậu, thúc đẩy phát triển các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện mới môi trường.

Thứ tư, tham gia các FTA và thực thi các cam kết trong FTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu Cụ thể, xu hướng gia tăng các Hiệp định thương mại tự do trên toàn cầu đã thúc đẩy sự hình thành các chuỗi cung ứng mới Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19, các nước phát triển đã nhận thức được những rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào một công xưởng sản xuất như Trung Quốc Do đó, các nước sẽ tìm kiếm những nguồn cung mới, hình thành các chuỗi cung ứng mới Bối cảnh này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được tham vào chuỗi cung ứng toàn cầu Đồng thời, bối cảnh mới cũng thúc đẩy doanh nghiệpViệt Nam năng cao năng suất lao động, giảm dần gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn.

Thứ nhất, Việt Nam phải đối diện với thách thức cải cách, hoàn thiện pháp luật và thể chế Việc thực thi các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do không chỉ đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ pháp luật quốc tế, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tiêu chuẩn hóa, sửa đổi hệ thống pháp luật trong nước theo hướng minh bạch hóa và tạo thuận lợi hóa cho các hoạt động sản xuất, đồng thời xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo không phân biệt đối xử với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước Mở cửa thị trường thông qua các FTA khiến hàng hóa, dịch vụ của của các nước không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, mà còn với nhiều đối thủ đến từ các nền kinh tế đối tác FTA Nếu doanh nghiệp không có sự điều chỉnh kịp thời hoặc không chịu nổi sức ép cạnh tranh, sẽ đến tới nguy cơ phải thu hẹp thị phần hoặc phá sản Tuy nhiên, cạnh tranh luôn được coi là động lực để phát triển.

Do đó, để khai thác được những lợi ích từ các FTA Việt Nam đã và sẽ tham gia trong tương lai, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam là phải có kế hoạch là hoàn thiện bản thân, đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Thứ ba, ưu đãi thuế quan chỉ dành cho các sản phẩm có xuất xứ nội khối phù hợp được quy định trong từng FTA Tuy nhiên, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ là rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được đầy đủ thông tin về FTA và cách thức tận dụng ưu đãi từ các FTA, đồng thời phải có đủ nguồn lực về nhân lực, tài chính, công nghệ để thay đổi quy trình sản xuất cũng như tìm các hướng đi mới từ đó hưởng nhiều lợi ích hơn từ các FTA.

Thứ tư, thách thức trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thương mại và sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu phải đối mặt với những khó khăn về cả nguồn cung và cầu Nhu cầu của bên ngoài với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị cắt giảm Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn thay thế cho đầu vào nhập khẩu và sự hạn chế của nguồn cung trong nước do việc sản xuất của doanh nghiệp bị đóng cửa hoặc bị hạn chế bởi các hình thức phong tỏa, cách ly ở nhiều bộ phận của chuỗi cung ứng toàn cầu Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự gián đoạn của đại dịch và sẽ cần rất nhiều thời gian để phục hồi Theo báo cáo tác động của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp ViệtNam, do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với ngân hàng thế giớiWorld Bank thực hiện, đại dịch Covid-19 đã gây tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả của khảo sát cho thấy 87,2% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, chỉ có 11% không ảnh hưởng gì, và gần 2% vẫn kinh doanh tốt (Phan Tiến Nam, 2021)

Định hướng tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam

4.2.1 Thực hiện thành công các mục tiêu xuất nhập khẩu

Theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg được Chính phủ đã ban hàn ngày 28 tháng 12 năm 2011 về Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 10%.

Căn cứ vào dự thảo lần 3 về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2021-

2030 được Bộ Công thương trình Chính phủ năm 2021, các mục tiêu xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 gồm: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập hàng hóa bình quân lần lượt là 6-7%/năm và 5-6%/năm, cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021-2015, duy trì thặng dư thương mại bền vững trong giai đoạn 2026-

2030 Về mặt thị trường, mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam là tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực Liên minh châu Âu (EU) lên khoảng 17 - 18% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030; khu vực châu Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) lên khoảng 28 - 29% vào năm 2030; duy trì tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á khoảng 49 - 50% vào năm

2030, trong đó Trung Quốc 17 - 18%, ASEAN 9 - 10%, Nhật Bản 7 - 8%, Hàn Quốc 7 - 7,5% Đối với thị trường nhập khẩu, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ các nước phát triển khu vực Liên minh châu Âu (EU) lên khoảng 7 - 8% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2030; khu vực Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) lên khoảng 8 - 9% vào năm 2030; Nhật Bản 8 - 8,5%, Hàn Quốc 18 - 19% vào năm 2030; giảm tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Á xuống khoảng 79 - 80% vào năm 2030, trong đó Trung Quốc 30 - 31%, ASEAN 10 - 11% (Bộ Công thương, 2021).

Bên cạnh đó, dự thảo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2021-2030 cũng nhấn mạnh, ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống khu vực ASEAN, Nhật Bản vàHàn Quốc, Việt Nam cũng cần đặc biệt chú trọng khai thác và tận dụng tốt các cam kết để phát triển thị trường với các nước đã có FTA với Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy định hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam tới năm 2030 đã thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, trong đó đặc biệt chú trọng tới các thị trường đối tác FTA của Việt Nam Theo đó, việc Việt Nam tích cực tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do là một bước đi quan trọng nhằm tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu sang các thị trường đối tác tiềm năng, phù hợp với định hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

4.2.2 Phương hướng tận dụng ưu đãi

4.2.2.1 Nâng cao năng lực của doanh nghiệp

Chủ trương của Chính phủ trong thời gian tới là điều chỉnh mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, không quá quan trọng về số lượng mà phải đặt chất lượng, hiệu quả và tính bền vững lên hàng đầu Để đạt được mục tiêu trên, trước hết cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-

2021 với nhiều thay đổi trong các quy định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã thể hiện nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy hình thành đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh hơn về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Đồng thời, Chính phủ cũng đẩy mạnh tính tự chủ của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh.

4.2.2.2 Đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Để tận dụng được ưu đãi thuế quan từ các FTA, hàng hóa phải đáp ứng được các điều kiện về quy tắc xuất xứ Do đó phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ góp phần gia tăng hàm lượng giá trị hàng hóa được coi là có xuất xứ, từ đó gia tăng khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đã được thể hiện rất rõ trong chủ trương, chính sách của Chính phủ như sau:

- Ngành công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư tại ViệtNam Điều này được quy định rõ trong luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư Chủ trương ngày cũng được Chính phủ cụ thể hóa tại Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017, Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 3/4/2017, Hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ(Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018) Đặc biệt, vào ngày 6/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% như cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, có khoảng 1000 doanh nghiệp đủ đăng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%.

- Chính phủ đưa ra nhiều ưu đãi trong đó có các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và tín dụng Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển còn được hưởng đãi về tín dụng đầu tư và tiền thuê đất Điều này được quy định tại Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Nghị định số 111/2015/ NĐ-CP.

- Căn cứ vào bối cảnh thực tế của đất nước, Chính phủ cũng đã xác định rõ những ngành nghề ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm: dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao Đây là những ngành được đánh giá là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế, tuy nghiên công nghiệp hỗ trợ cho những ngày này tại Việt Nam hiện còn kém phát triển, do đó cần được đặc biệt ưu tiên trong thời gian tới.

4.2.3 Chương trình hành động để tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do

Vào ngày 19/10/2017, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực Căn cứ vào chỉ thị, Thủ tướng đã phân công rõ nhiệm vụ cho các bộ ban ngành có liên quan nhằm tận dụng tốt hơn các FTA Cụ thể, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện đầy đủ các cam kết về thuế và các cam kết khác trong lĩnh vực tài chính trong các FTA đã ký kết và có hiệu lực Ngoài ra, Bộ Tài chính cần đẩy mạnh cải cách hành chính thuế và hải quan theo các chuẩn mực quốc tế Bên cạnh đó, Bộ Tài chính bố trí nguồn tài chính hàng năm phù hợp cho công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các FTA đã ký kết cũng như công tác nghiên cứu, đánh giá mức độ tận dụng các FTA và các giải pháp tăng cường khai thác hiệu quả các FTA này.

Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dành nguồn lực và ưu tiên thỏa đáng cho thực thi tận dụng cácFTA, đồng thời hỗ trợ các bên liên quan khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách.

Nhìn chung, đối với các FTA đã có hiệu lực trước năm 2017, Việt Nam đã có định hướng triển khai hiệu quả các FTA thông qua phân bổ đầu mối phụ trách cũng như phân chia trách nhiệm cho từng đầu mối nhằm mục tiêu tận dụng tối đa những lợi ích mà cácFTA mang lại Tuy nhiên, mặc dù định hướng trên là đúng đắn nhưng thực tiễn triển khai lại chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Do đó, trong định hướng phát triển và triển khai hiệu quả các FTA cần xem xét thành lập một cơ quan chuyên trách làm đầu mối chính về các FTA.

Kiến nghị và giải pháp

4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

4.3.1.1Cải cách công tác đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do

Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng chương trình quốc gia về nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định FTA Giải pháp được đề xuất dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc trong gia tăng tận dụng ưu đãi từ các FTA.

Chương trình quốc gia bao gồm xây dựng chiến lược FTA và lộ trình xúc tiến FTA rõ ràng Khi xây dựng chiến lược FTA cần đặc biệt chú trọng tới công tác lựa chọn đối tác cũng như những nội dung sẽ đàm phán trong các Hiệp định Đặc biệt, trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do gần đây có phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực từ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ đến những vấn đề mới như mua sắm Chính phủ, chính sách cạnh tranh, hợp tác về môi trường, lao động thì sự cân nhắc tham gia FTA hay không là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Thứ hai, cần thành lập cơ quan chuyên trách về thực thi FTA.Giải pháp được đề xuất căn cứ trên phân tích nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong việc thực hiện tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của Chính phủ, được đề cập tại chương thực trạng tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của Việt Nam.

Theo đó, việc triển khai hoạt động hỗ trợ của Chính phủ hiện vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa có đầu mối chuyên biệt phụ trách riêng các FTA để đưa hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi đi vào chiều sâu Vì vậy, nhà nước cần xây dựng bộ máy chuyên trách để quản lý, thực thi các FTA, đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động tận dụng ưu đãi từ các FTA Tác giả đề xuất với Chính phủ nên thành lập Uỷ ban quốc gia về thực thi các Hiệp định thương mại tự do. Hiện nay, Bộ Công Thương, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng như một số tổ chức quốc tế đang tích cực đóng góp vào tiến trình thực thi các FTA của Việt Nam, vì vậy đây cũng chính là những thành viên nòng cốt của Uỷ ban quốc gia về thực thi củaHiệp định tự do hoá thương mại Ngoài ra, thành viên của Uỷ ban này cần có thêm các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng cũng như doanh nghiệp Hoạt động của Uỷ ban cần có điều lệ và cơ chế rõ ràng để khích lệ và huy động sức mạnh tập thể của tất cả các thành viên Chức năng cơ bản của Uỷ ban đó là định kỳ báo cáo về kết quả thực thi các FTA, so sánh với các dự báo đánh giá tại thời điểm phê chuẩn, so sánh với kế hoạch tổng thể thực thi Bên cạnh đó, Ủy ban cần rà soát định kỳ các khung khổ pháp lý, điều chỉnh, cập nhật chương trình lập pháp, đảm bảo thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết FTA và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các FTA Ngoài ra, tác giả đề xuất Ủy ban sẽ thành lập các Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ theo từng FTA Tiểu ban có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ quy tắc xuất xứ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng ưu đãi thuế quan FTA để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong các FTA Kiến nghị này dựa trên thực tế từ các cuộc khảo sát của VCCI cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp không tận dụng được ưu đãi từ các FTA là do những vấn đề liên quan tới quy tắc xuất xứ.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia thực hiện đàm phán và thực thi

FTA ở cấp độ quản lý nhà nước. Đây là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều FTA với phạm vi vượt ra ngoài lĩnh vực thương mại hàng hóa Đối với đội ngũ tham gia đàm phán FTA, trước hết cần nghiên cứu các phương thức cam kết phù hợp nhất với từng loại đối tác khi đàm phán FTA Thông thường các FTA Việt Nam đã tham gia cam kết theo phương thức chọn - cho, tức là tương tự như đàm phán trong khuôn khổ WTO Tuy nhiên, có đối tác như RCEP lại muốn đàm phán theo phương thức chọn – bỏ Vì vậy, Việt Nam cần có một đội ngũ tư vấn đủ trình độ chuyên môn để xử lý vấn đề này một cách phù hợp, linh hoạt Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia tham gia đàm phán FTA cũng cần có đủ năng lực đàm phán để đảm bảo được quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước. Để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ trên, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ở trình độ trung và cao cấp cho các chuyên gia đàm phán FTA của Việt Nam và đội ngũ tư vấn vềFTA cho cộng đồng doanh nghiệp Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên tổ chức các khóa học hỏi kinh nghiệm tại các nước có kinh nghiệm đàm phán và thực hiện tốt các cam kết trongFTA.

Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất thành lập hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban quốc gia về thực thi các FTA nhằm nghiên cứu và đưa ra những tư vấn phù hợp, có tính khả thi cho đội ngũ chuyên gia đàm phán FTA Thành phần của hội đồng tư vấn bao gồm các nhà hoạch định chính sách, giới học thuật, các doanh nghiệp Các nhà hoạch định chính sách là những người có kiến thức chuyên sâu và có tầm nhìn chiến lược về việc tham gia các FTA Giới học thuật là những nhà nghiên cứu, do đó có nhiều nhận định, phát hiện mới về hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi Trong khi đó, doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp thực thi các cam kết trong các FTA Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ của ba đối tượng trên sẽ đưa ra được những tư vấn có tính chiến lược, vừa đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp.

4.3.1.2 Tăng cường cung cấp thông tin

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy rõ vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc cung cấp thông tin sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Nội dung phân tíchthực trạng hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của Chính phủ cũng nêu rõ công tác hỗ trợ thông tin về FTA của Chính phủ cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của tác giả, hầu hết các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng nếu nhận được hỗ trợ về thông tin đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Do đó, để cải thiện mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho Chính phủ như sau:

Trước hết, cần đổi mới cơ chế trao đổi thông tin, hoạt động đào tạo và tham vấn của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp Theo đó, Bộ Công Thương và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội ngành hàng cũng như doanh nghiệp trong việc thiết kế kế hoạch tận dụng FTA và nâng cao hiệu quả thực thi các FTA Cụ thể, doanh nghiệp cần tích cực phản ánh tới các Hiệp hội ngành hàng những vướng mắc gặp phải trong quá trình tìm hiểu và áp dụng các nội dung cam kết trong FTA Các Hiệp hội ngành hàng sẽ đóng vai trò trung gian để tập hợp và truyền tải những vướng mắc này tới Bộ công thương và VCCI để lấy ý kiến từ chuyên gia Bộ Công thương và VCCI có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc từ doanh nghiệp. Để đảm bảo công tác hỗ trợ doanh nghiệp được chính xác, thống nhất, tránh chồng chéo, tác giả đề xuất thành lập một cơ quan đầu mối là Trung tâm hỏi đáp FTA trực thuộc

Uỷ ban quốc gia về thực thi các Hiệp định thương mại tự do – đơn vị sẽ tiếp nhận các câu hỏi, thắc mắc của doanh nghiệp về nội dung các cam kết và có thẩm quyền giải thích thống nhất các cam kết cho doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước thực thi ở địa phương Bên cạnh công cụ trao đổi thông tin truyền thống là email, Trung tâm thiết lập đường dây nóng 24/7 để nhanh chóng tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp.

Tiếp đó, trong tất cả quá trình đàm phán, ký kết, thực thi các FTA, công tác tuyên truyền về FTA tới cộng đồng doanh nghiệp cần được đẩy mạnh Công tác tuyên truyền về FTA luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của cả xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp đối với các thỏa thuận quốc tế, đặc biệt là cơ hội, thách thức và những yêu cầu phải đáp ứng khi tham gia và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về FTA, cần xác định rõ đối tượng, nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội.

Về đối tượng tuyên truyền, thành phần được tuyên truyền sẽ bao gồm ba đối tượng chính: doanh nghiệp (tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ), các cơ quan quản lý nhà nước, và các Hiệp hội ngành hàng.

Về nội dung tuyên truyền, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của các Hiệp định theo phương thức đơn giản, dễ hiểu để doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự vận dụng được các quy định phức tạp này một cách chủ động và hiệu quả Việc mọi doanh nghiệp có thể hiểu rõ, hiểu đúng và vận dụng tốt các quy định phức tạp trong các FTA như lộ trình xóa bỏ thuế quan, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cộng gộp, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), SPS sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hạ chi phí sản xuất, xuất khẩu Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến nâng cao hiểu biết và năng lực thực thi quy tắc xuất xứ ưu đãi FTA cho cộng đồng doanh nghiệp. Bản chất của tận dụng thuế quan ưu đãi là đáp ứng đầy đủ quy tắc xuất xứ Vì vậy, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền để doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của quy tắc xuất xứ Tuy nhiên, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đặc biệt chú trọng tới tính chính xác của thông tin và có sự điều tiết cung cấp thông tin phù hợp, tránh việc tập trung quá đà vào tuyên truyền các FTA mới mà làm lu mờ các FTA Việt Nam đã có trước đây.

Về hình thức tuyên truyền, tác giả đề xuất bảy hình thức chính như dưới đây:

Thứ nhất, Bộ Công thương cần định kình 1 năm 1 lần tổ chức Hội nghị ở cấp chiến lược về các Hiệp định thương mại tự do Mục tiêu của các Hội nghị là phổ biến những thông tin tổng quát, cập nhật nhất về FTA tới nhiều đối tượng khác nhau như các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các cơ quan thông cáo báo chí, sinh viên Thông qua các Hội nghị chiến lược, thông tin về FTA sẽ được phủ sóng rộng rãi trong toàn xã hội Thông tin tuyên truyền tại Hội nghị sẽ bao gồm những cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, đề xuất những giải pháp doanh nghiệp cần thực để nắm bắt được lợi ích và cơ hội từ các FTA Bên cạnh đó, thông tin về những nguy cơ, rủi ro khi tham gia các FTA và phương hướng, giải pháp cụ thể để phòng tránh cũng sẽ được đề cập.

Thứ hai, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng, các đơn vị giáo dục có uy tín cần tăng cường tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu tại nhiều địa phương trên cả nước Các khóa tập huấn được diễn ra dưới hình thức hội thảo, tọa đàm, hoặc các khóa đào tạo được phân chia theo nhóm ngành hoặc theo vị trí địa lý Ví dụ, tổ chức chương trình đào tạo chuyên sâu đi theo ngành như phổ biến kiến thức về các cam kết trong các FTA trong từng ngành, phổ biến phương pháp quản lý xuất xứ, phân loại danh mục trong nguồn nguyên liệu, cung cấp thông tin về chế độ công nhận lẫn nhau về chứng nhận xuất xứ Diễn giả tại các buổi hội thảo, ngoài các chuyên gia đầu ngành thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cần mời các diễn giả là đại diện của những doanh nghiệp đã có thành công nhất định trong hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA làm ví dụ thực tiễn Thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, khóa huấn luyện chuyên sâu, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích hơn và có khả năng tận dụng tốt hơn ưu đãi từ các FTA Khi có những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định, các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần nhanh chóng tổ chức hội thảo để cập nhật thông tin mới về Hiệp định và cách thức tận dụng ưu đãi tới các Hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp Tác giả đề xuất Bộ Công thương định kỳ 1 năm 1 lần tổ chức hội thảo tổng kết để đánh giá tác động của từng Hiệp định FTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời nắm bắt được thông tin phản hồi của doanh nghiệp về những khó khăn và vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA Cuối cùng hình thức tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm cũng nên kết hợp song song giữa tổ chức trực tiếp và trực tuyến thông qua các nền tảng công nghệ như Zoom, Google meet, Teams Hình thức hội thảo trực tuyến đã thể hiện tác dụng rất lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (2019-2020) khi loại bỏ được trở ngại về khoảng cách địa lý và đem lại sự thuận tiện cho người tham gia Do vậy, hình thức này nên được đẩy mạnh trong tương lai.

Thứ ba, Bộ Công thương phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm về FTA như cẩm nang, sổ tay cho doanh nghiệp Các ấn phẩm cần cung cấp thông tin chuyên sâu vào từng thị trường FTA, từng ngành hàng và được gửi tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng ở từng địa phương trên cả nước Nội dung các ấn phẩm cần tập trung vào một số vấn đề được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm như hướng dẫn doanh nghiệp cách thức để tính toán hưởng lợi khi xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA, trong đó, quan trọng là cách tính cộng gộp xuất xứ trong C/O của các lô hàng xuất khẩu Đồng thời nội dung của các cuốn cẩm nang, sổ tay về FTA cũng cần hướng dẫn cho doanh nghiệp cách phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có.

Ngày đăng: 03/05/2023, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w