1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa việt nam và hàn quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do việt nam

204 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 0,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (21)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới (22)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam (25)
    • 1.3. Kết luận chung về tổng thể nghiên cứu (30)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài (31)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA) (21)
    • 2.1. Các vấn đề chung về quan hệ thương mại quốc tế (33)
      • 2.1.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế (33)
      • 2.1.2. Các khái niệm liên quan đến quan hệ thương mại quốc tế (36)
    • 2.2. Căn cứ hình thành và tác động đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia (46)
      • 2.2.1. Cơ sở hình thành quan hệ thương mại quốc tế (46)
      • 2.2.2. Các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia (49)
    • 2.3. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) (52)
      • 2.3.1. Cơ sở ra đời (52)
      • 2.3.2. Quá trình đàm phán VKFTA của Việt Nam và Hàn Quốc (53)
      • 2.3.3. Nội dung chính của VKFTA (55)
    • 2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam (63)
      • 2.4.1. Khung lý thuyết (63)
      • 2.4.2. Mô hình phân tích tác động của VKFTA đến quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với Hàn Quốc 55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC (68)
    • 3.1. Thực trạng thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc (71)
      • 3.1.1. Thực trạng chung (71)
      • 3.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc 61 3.2. Thực trạng thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc (74)
      • 3.2.1. Tình hình chung về thương mại dịch vụ của Việt Nam và thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc 65 3.2.2. Cơ cấu thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc theo phương thức XNK 69 3.2.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc theo loại hình dịch vụ 74 3.3. Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (79)
      • 3.3.1. Kết quả đạt được (94)
      • 3.3.2. Hạn chế tồn tại (98)
  • CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (21)
    • 4.1. Cơ sở phân tích (110)
      • 4.1.1. Phân tích dựa trên cơ sở mô hình trọng lực (110)
      • 4.1.2. Phân tích từ kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia (125)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu (126)
      • 4.2.1. Đối với thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc (126)
      • 4.2.2. Đối với thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc (128)
    • 4.3. Đánh giá tác động của Hiệp định VKFTA đến hoạt động thương mại (131)
      • 4.3.1. Các kết luận rút ra từ mô hình tác động (131)
      • 4.3.2. Đánh giá tác động (137)
  • CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY (21)
    • 5.1. Bối cảnh kinh tế, cơ hội và thách thức của VKFTA đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (141)
      • 5.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới (141)
      • 5.1.2. Cơ hội (142)
      • 5.1.3. Thách thức (145)
    • 5.2. Định hướng thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 130 (146)
      • 5.2.1. Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (146)
      • 5.2.2. Định hướng hợp tác thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (148)
    • 5.3. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đến năm (149)
      • 5.3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước (149)
      • 5.3.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp (156)
    • 5.4. Kiến nghị đối với Nhà nước (161)
      • 5.4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô: .................................................................................................. 144 5.4.2. Tăng cường liên kết giữa các cơ quan quản lý (161)
      • 5.4.3. Ban hành các chiến lược, kế hoạch cụ thể phát triển thương mại dịch vụ 145 5.4.4. Tạo ra các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động (162)

Nội dung

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Về quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa hai quốc gia, nhiều nghiên cứu đã đề cập đến việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai quốc gia hoặc giữa một quốc gia với một khối kinh tế.

Về hợp tác thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc:

Kwesi Atuaful Quansah và Woo ChulAhn, 2017, trong nghiên cứu The Effect of the Korea-Australia Free Trade Agreement (KAFTA) on the Korea-Australia Trade Structure (Tác động của Hiệp định thương mại tự do Úc – Hàn Quốc đến cơ cấu thương mại Úc – Hàn) trong tạp chí The Asian Journal of Shipping and Logistics, Volume 33, Issue 4, December 2017 đã phân tích KAFTA có tác động tạo ra thương mại ròng tích cực cho Hàn Quốc, Úc và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung, đồng thời cho rằng một hiệp định thương mại tự do có thể được coi là một công cụ tăng trưởng tốt để thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia ký kết và phần còn lại của thế giới Bài viết chỉ phân tích dưới góc độ định tính, song có định hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo dưới góc độ định lượng như sử dụng các mô hình định lượng như công cụ phân tích thương mại toàn cầu (GTAP), mô hình cân bằng tổng thể (CGE) và Mô hình trọng lực như được sử dụng bởi Baier và Bergstrand (2007) nhằm xác định những thay đổi trong giá trị thương mại hoặc cấu trúc giữa hai quốc gia.

ADB, (2010) trong bài đánh giá “Methods for Ex Ante Economic Evaluation of Free Trade Agreements” (Phương pháp đánh giá kinh tế của Hiệp định thương mại tự do) trong cung cấp các kỹ thuật thực tế cho các nhà hoạch định chính sách để đánh giá hiệu quả kinh tế tiềm năng của Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó thảo luận về cách áp dụng ba phương pháp: (i) chỉ số thương mại, (ii) SMART(Phần mềm phân tích thị trường và hạn chế thương mại) trong WITS (Giải pháp thương mại tích hợp thế giới) và (iii) GTAP (Dự án phân tích thương mại Toàn cầu).Bài viết xác định các khía cạnh khác nhau của FTA mà mỗi phương pháp có thể đánh giá, mô tả các nguồn dữ liệu và yêu cầu phần mềm, chỉ định cách diễn giải đầu ra từ mỗi phương pháp và thảo luận về các điểm mạnh và hạn chế của từng phương pháp Để minh họa cho từng phương pháp, có những ví dụ được áp dụng cho các quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Việt Nam

Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã có nhiều nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu và phân tích, cụ thể như:

Jae – Ho Lee, 2016, Korea's Recent Export to Vietnam and Implications (Xuất khẩu của Hàn Quốc đến Việt Nam hiện nay và các hàm ý liên quan) KIEP Research

Paper No World Economy Update-16-5, phân tích một cách định tính về thực trạng xuất khẩu và đầu tư của Hàn Quốc đến Việt Nam, trong đó nhận định đầu tư của Hàn Quốc sang Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động và thiết bị gia dụng có tác động làm tăng xuất khẩu của Hàn Quốc vào Việt Nam Ngoài ra, FTA giữa Hàn Quốc và Việt Nam sẽ đóng vai trò là nhân tố tích cực trong việc mở rộng hợp tác kinh tế song phương lâu dài và vì lợi ích chung Bài nghiên cứu chỉ đưa ra những nét chấm phá về quan hệ hợp tác thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc, đứng trên góc độ của Hàn Quốc để đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc vào Việt Nam.

- Park Noh Wan, (2014), Thesis: “Republic of Korea - Vietnam strategic cooperative partnership and the way forward in the new context of global governance change in the 21st century”, (Hàn Quốc – đối tác hợp tác chiến lược của Việt Nam và con đường phía trước trong bối cảnh mới của sự thay đổi quản trị toàn cầu ở thế kỷ 21), Học viện Ngoại giao Việt Nam Theo tác giả, trước năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng chậm do nhu cầu trên thị trường thế giới suy giảm Tuy nhiên, xuất khẩu của Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam lại tăng nhanh khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến xuất khẩu hàng đầu của HànQuốc Tác giả cho rằng, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã chuyển trọng tâm từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành thâm dụng công nghệ và đưa ViệtNam lên hàng đầu trong danh sách các quốc gia sản xuất điện thoại di động trên thế giới Với việc ký kết VKFTA sẽ mang lại các cơ hội mới để thúc đẩy hợp tác giữaHàn Quốc và Việt Nam Tác giả cũng đề xuất rằng hợp tác kinh tế song phương trong tương lai giữa hai nước không nên chỉ dừng lại ở việc yêu cầu mức độ tự do hóa cao hơn, mà phải hỗ trợ xây dựng mạng lưới sản xuất thúc đẩy mối quan hệ hợp tác “đôi bên cùng có lợi”.

Với tác giả trên, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc được thể hiện trên nhiều bình diện, cả về kinh tế, chính trị và xã hội, chứ không đi sâu vào mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc.

- Kim Kyoung Mi, (2011), Phân tích thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – tập trung nghiên cứu thị trường mua sắm trực tuyến, Luận văn, Đại học Ngoại thương.

Công trình nghiên cứu của tác giả này mới chỉ phân tích kinh nghiệm của Hàn Quốc mà chưa phân tích mối quan hệ thương mại điện tử Việt Nam, Hàn Quốc cũng như triển vọng của việc áp dụng thương mại điện tử trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại chung giữa hai quốc gia Mặc dù vậy, thương mại điện tử cũng có thể coi là một trong những xu hướng thương mại phổ biến hiện nay Gợi ý của tác giả cũng sẽ là những gợi mở cho các nghiên cứu về phương thức xuất nhập khẩu mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai, nhất là khi trong VKFTA đã có những điều chỉnh về vấn đề thương mại điện tử giữa hai nước.

- Công trình nghiên cứu của các tác giả Tran Nhuan Kien, Hong Ryul Lee, Yoon Heo,

(2010), (“Dynamic Patterns of Korea – Vietnam Trade Relations” – Mô hình động trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc), International Area Review, Volume 13, Number 2, Summer 2010); và của các tác giả Phan Thanh Hoan, Ji

Young Jeong, (2012), (An analysis of Korea – Vietnam bilateral trade relation –

Một cách phân tích về mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc, Munich Personal RePEc Archive) đã sử dụng một số công cụ như chỉ số thương mại nội ngành (IIT) trong mô hình thương mại nội ngành giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển, chỉ số cường độ thương mại (TII), chỉ số lợi thế so sánh (RCA) của từng quốc gia để đánh giá mức độ hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam – Hàn Quốc, đồng thời chứng minh mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước là bổ sung cho nhau chứ không phải cạnh tranh, mặc dù cán cân thương mại hiện nay đang thặng dư về phía Hàn Quốc Bên cạnh đó, thông qua phân tích chỉ số thương mại bổ sung (TCI), các tác giả đã nhấn mạnh tự do hóa thương mại song phương sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho cả hai quốc gia.

Mặc dù có nhiều ưu điểm trong phân tích mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua các chỉ tiêu định lượng, song dữ liệu phân tích chỉ dừng ở năm 2009, (với các tác giả Phan Thanh Hoan, Ji Young Jeong (2016) trong tác phẩm Potential Economic Impacts of the Vietnam-Korea Free Trade Agreement on Vietnam economy (Tác động kinh tế tiềm năng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đến nền kinh tế Việt Nam) do số liệu cập nhật đến năm 2014, cũng chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa, chứ chưa thể hiện rõ sự hợp tác trên khía cạnh thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia Tác giả cũng mới chỉ phân tích được sự cần thiết phải hợp tác thương mại song phương nhưng chưa phân tích được tác động của một Hiệp định thương mại tự do song phương đối với sự phát triển kinh tế của hai quốc gia Đây là điểm trống trong nghiên cứu mà NCS sẽ khai thác trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả công trình này.

Nhiều nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại song phương và đa phương như Chan (2005), Somayeh Razzaghi và cộng sự (2012), Rose và Frankel (2002); Projan (2001), Papazoglou (2007), Tri Thai Do (2006), Gul và Yasin (2011) Kết quả của các nghiên cứu trên cũng sẽ được NCS tiếp thu và ứng dụng trong nghiên cứu của mình.

Về thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc : hiện theo kết quả nghiên cứu của NCS, chưa có đề tài nào đi sâu khai thác quan hệ thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc, nhất là đặt trong bối cảnh VKFTA đã được ký kết.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Về mối quan hệ hợp tác thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, có một số công trình, dự án nghiên cứu của một số cơ quan nhà nước như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, Bộ Ngoại giao, sách của nhiều tác giả trong nước về quan hệ song phương giữa Việt Nam – Hàn Quốc Nhiều công trình trong số này đề cập đến mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam – Hàn Quốc, trong đó có đề cập đến mối quan hệ song phương về thương mại Có thể kể đến một số công trình về vấn đề này của các tác giả:

- VCCI, (2014), Hồ sơ thị trường Hàn Quốc năm 2013.

Trong nghiên cứu này, bên cạnh mối quan hệ hợp tác về thương mại, VCCI đã nêu được mối quan hệ hợp tác kinh tế nói chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian gần đây Song nghiên cứu này mới chỉ là những dữ liệu thống kê với các phân tích khá ngắn gọn về tình hình thương mại hàng hóa, đầu tư, du lịch, lao động giữa hai quốc gia (thường là trong một năm) và chưa đề cập đến sự thay đổi của mối quan hệ này khi có tác động từ VKFTA Du lịch và lao động được phân tích dưới hình thức hai ngành độc lập chứ không nhìn nhận như một phần trong quan hệ thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia.

- Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Đại hàn Dân quốc, (2011), Tổng quan quan hệ

Trong lời phát biểu của Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Hàn Quốc đã nêu tổng thể mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, từ quan hệ chính trị, kinh tế và ngoại giao Lĩnh vực hợp tác thương mại giữa hai nước chỉ được điểm qua bằng vài lát cắt cơ bản Tuy nhiên, bài phát biểu cũng là những căn cứ quan trọng để giúp cho người đọc có thể hiểu được bối cảnh hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm trước khi hiệp định VKFTA được ký kết.

- Đỗ Hoài Nam, (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, NXB Khoa học Xã hội. Đây là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, được tập hợp trong Kỷ yếu hội thảo “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á", trong đó không chỉ đề cập đến mối quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư và các quan hệ kinh tế khác như hợp tác về nguồn nhân lực, triển vọng hợp tác với các nước trong khu vực Đông Á Do tài liệu được công bố năm 2005 nên các thông tin và dữ liệu đã cũ, chỉ có tác dụng tham khảo khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quan hệ hợp tác thương mại – đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc.

- Phạm Thu Hương, (2002)“Economic relations between Korea and Vietnam: current state and prospects” (Quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam: thực trạng và triển vọng), Graduate School of International Studies (GSIS), Ewha Woman’s University, Seoul, Korea.

Tác giả cũng mới chỉ đề cập đến quan hệ kinh tế nói chung giữa Hàn Quốc vàViệt Nam, trong đó có mảng thương mại Trong nghiên cứu này cũng mới chỉ thể hiện quan hệ về thương mại hàng hóa, chưa nhắc đến thương mại dịch vụ giữa hai nước Do được hoàn thành vào năm 2002 nên chưa thể hiện được tác động từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Hàn Quốc ký kết (như AKFTA, VKFTA) đến nền kinh tế Việt Nam.

- Ngô Xuân Bình, (2010), “Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới”, Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích các nhân tố tác động đến việc xây dựng và phát triển quan hệ đối tác toàn diện, từ đó phân tích sâu hơn mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trên tất cả các bình diện như chính trị - ngoại giao, kinh tế , văn hóa – khoa học công nghệ – giáo dục; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đến năm 2020 Trong phân tích về hợp tác thương mại, tác giả chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa mà chưa đề cập đến thương mại dịch vụ Các vấn đề như lao động, du lịch được tác giả đề cập đến như một lĩnh vực hợp tác chứ không phân tích dưới hình thức thương mại dịch vụ Số liệu cũng chỉ cập nhật đến năm 2008 nên khá cũ Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc đặt trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc được thể hiện dưới hình thức gợi ý về định hướng với một vài nét chấm phá cơ bản mà không đi sâu phân tích.

Bản thân tác giả cũng đã có công trình nghiên cứu về đề tài này Trong nghiên cứu về Tác động của việc giảm thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

– Hàn Quốc (VKFTA) tới giá trị xuất khẩu của mặt hàng rau quả Việt Nam sang Hàn Quốc đăng trên tạp chí Kinh tế Dự báo năm 2016, tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực để thấy được tác động của việc ký kết VKFTA tới thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc Với phạm vi nghiên cứu hẹp, đề tài này cũng chưa thể bao quát được mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

- MUTRAP, (2011), Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích sâu về mối quan hệ kinh tế giữaViệt Nam và Hàn Quốc đặt trong bối cảnh tham gia Hiệp định đa phương ASEAN –Hàn Quốc (AKFTA) Quan hệ song phương Việt Nam – Hàn Quốc trong trường hợp này chịu tác động từ các quan hệ song phương và đa phương giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN khác Nghiên cứu của các tác giả cũng chỉ ra sự thay đổi trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc trước và sau khi tham gia AKFTA. Các phân tích về tác động của AKFTA đến các ngành và tổng thể nền kinh tế Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích định lượng mô hình cân bằng tổng thể (CGE), sử dụng cơ sở dữ liệu GTAP 7.1 Hầu hết các số liệu và dữ liệu nghiên cứu đều mới chỉ cập nhật đến giữa năm 2010 nên các tác động từ AKFTA đến mối quan hệ kinh tế (bao gồm cả thương mại và đầu tư) Việt Nam – Hàn Quốc đa số là dự kiến.

Trong Báo cáo, các tác giả cũng chưa đề cập đến Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc Đây cũng là một khoảng trống trong nghiên cứu của các tác giả.

- Phạm Hữu Tài (2016) trong nghiên cứu về Đánh giá 5 Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (Assessment of five existing Free Trade Agreements of Vietnam) đã đánh giá tác động của FTA đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích đa nhân tố, sử dụng mô hình Input – Output truyền thống có cải tiến Mô hình dựa trên các dữ liệu liên ngành để xác định các thay đổi trong một ngành sẽ tác động đến các ngành khác như thế nào Ngoài ra, mô hình cũng ước tính tỷ lệ mua hàng của mỗi ngành được cung cấp bởi các công ty trong và ngoài nước Dựa trên dữ liệu này, số nhân được tính toán và sử dụng để ước tính tác động kinh tế Phương pháp xem xét các thay đổi trong tổng lưu lượng thương mại là sự khác biệt giữa các luồng xuất và nhập cho mỗi FTA Các tác giả sử dụng cách tiếp cận này để ước tính hiệu quả kinh tế của các FTA đối với thương mại quốc tế phù hợp hơn với các nước đang phát triển, trong đó các chiến lược xúc tiến xuất khẩu và thay thế nhập khẩu ngày càng quan trọng Các tác giả cũng đã sử dụng các chỉ số thương mại để kiểm tra xem các cặp kinh tế là bổ sung hay cạnh tranh. Năm chỉ số thương mại sẽ được phân tích cho mục đích này Dữ liệu giao dịch được sử dụng bao gồm Bảng đầu vào-đầu ra mở rộng 2007 và Bảng đầu vào-đầu ra mở rộng năm 2011 Các Hiệp định thương mại tự do thường được coi là có tác động tích cực lâu dài Tuy nhiên, báo cáo này cho thấy hiệu ứng số nhân ngắn hạn của các FTA gần đây đối với nền kinh tế Việt Nam đã bị xáo trộn Phân tích lợi thế so sánh cho thấy các quốc gia trong ACFTA và AKFTA là các nền kinh tế cạnh tranh, trong khi các thành viên của AJCEP, ASEAN-Ấn Độ CEPA và AANZFTA là các nền kinh tế bổ sung Điều này giúp giải thích các tác động tiêu cực ngắn hạn Những kết quả này cũng cho thấy sự chuyển hướng thương mại quan trọng là kết quả của các thỏa thuận này Các tác giả cũng nhận thấy rằng nền kinh tế Việt Nam có lợi thế so sánh đáng kể về gạo, may mặc, đồ nội thất và giày dép từ các FTA này, mang lại hy vọng cho tương lai Mặc dù vậy, các tác giả không đi sâu phân tích quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc mà chỉ đánh giá với góc độ của cả khu vực ASEAN.

Về thương mại dịch vụ: Có một số tác giả đề cập đến thương mại dịch vụ, ở góc độ xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, nhưng chưa nói đến quan hệ thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc hoặc đề cập đến mối quan hệ này ở một khía cạnh cụ thể như xuất khẩu lao động hoặc du lịch.

- Hà Văn Hội, (2008), Hoàn thiện chính sách xuất khẩu dịch vụ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ III, Hà Nội, 12-2008.

Kết luận chung về tổng thể nghiên cứu

Có thể khẳng định, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc là một đề tài mới Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã ký bản Ký tắt Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc vào ngày 30/3/2015, bản chính thức được ký kết trong năm 2015.

Từ đó cho đến nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế về mặt dữ liệu nên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đặt trong bối cảnh hiệu lực của VKFTA Đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu, dựa trên cơ sở đó tác giả đi sâu vào phân tích và khai thác mảng đề tài này.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA)

Các vấn đề chung về quan hệ thương mại quốc tế

2.1.1 Các lý thuyết về thương mại quốc tế

Các lý thuyết về thương mại quốc tế đã giải thích cho các quan hệ thương mại giữa các quốc gia Theo đó, các quốc gia sẽ có quan hệ thương mại với nhau khi có lợi ích trong thương mại Các lợi ích này có thể là lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế Các lý thuyết cổ điển về lợi thế tuyệt đối của A.Smith và lợi thế so sánh của D Ricardo sẽ vẫn là những lý thuyết nền tảng giải thích nguyên nhân dẫn đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

2.1.1.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối Đây là các lý thuyết cổ điển quan trọng, chứng minh mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đều dựa trên cơ sở lợi ích, theo nguyên tắc: đôi bên cùng có lợi.

* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A Smith:

Theo lý thuyết của A Smith, hai quốc gia sẽ tiến hành trao đổi và mua bán với nhau khi dựa vào lợi thế tuyệt đối của từng quốc gia Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được khi một quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác thì tất cả các quốc gia đều có lợi Khi một quốc gia sản xuất một loại hàng hóa có hiệu quả hơn quốc gia khác thì hai quốc gia này có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế tuyệt đối Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả và sản lượng hàng hóa cả hai quốc gia sẽ tăng lên Tuy nhiên, nhược điểm trong lý thuyết của A.Smith là chưa đề cập đến trường hợp, nếu như một trong hai quốc gia không có bất cứ lợi thế tuyệt đối nào thì có tiến hành trao đổi với nhau hay không.

* Lý thuyết lợi thế so sánh của D Ricardo

D Ricardo tiếp thu và phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A Smith, nêu rõ thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa một quốc gia gặp bất lợi tuyệt đối về tất cả các mặt hàng và một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng, nếu như các quốc gia này có lợi thế so sánh Lý thuyết về lợi thế so sánh, đồng thời cũng là một nguyên tắc trong kinh tế học, theo đó nội dung của lý thuyết phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác) Lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.

Lý thuyết lợi thế so sánh của D Ricardo mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế song vẫn có ý nghĩa sử dụng cho đến ngày nay và được nhiều nhà kinh tế học sau đó phát triển và tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau, áp dụng trong trường hợp so sánh nhiều mặt hàng và trong trường hợp nhiều quốc gia Trong trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự.

Lý thuyết trọng lực cũng là một trong những lý thuyết hiện đại được sử dụng để giải thích sự dịch chuyển của hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế cũng tương tự như mô hình lực hấp dẫn trong các môn khoa học xã hội khác, dự đoán rằng trao đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng Mô hình được sử dụng lần đầu tiên bởi Jan Tinbergen vào năm 1962 (Nello, Susan S,

2009) dựa trên cơ sở “Định luật vạn vật hấp dẫn” của Isaac Newton Nội dung của

“Định luật vạn vật hấp dẫn” phát biểu rằng giữa hai vật thể luôn tồn tại một lực hấp dẫn, tỷ lệ thuận với khối lượng của hai vật và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của chúng Mô hình trọng lực của Jan Tinbergen giải thích thương mại quốc tế dựa trên quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa hai nước Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau: ln (Trao đổi thương mại hai chiều) = α + βln(GDP quốc gia A) + βln(GDP quốc gia B) - βln(Khoảng cách) + ε

Dựa trên nền tảng lý thuyết của Jan Tinbergen, nhiều nhà nghiên cứu đã bổ sung làm đầy đủ hơn mô hình trọng lực với việc phát triển các yếu tố có thể tác động tới thương mại giữa hai quốc gia Nhiều yếu tố đã được đưa thêm vào mô hình như mức thu nhập bình quân theo đầu người (GDP per capita), chỉ số giá tiêu dùng, ngôn ngữ, thuế quan, quan hệ láng giềng (ADB, 2010) Nhiều nghiên cứu về sau đã phát hiện ra thêm nhiều yếu tố có thể tác động đến thương mại giữa hai quốc gia, như FDI, thậm chí cả yếu tố giảm phát (Devaluation) và một số các biến khác như cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, các hiệp định thương mại quốc tế (các biến số này có thể được biểu diễn dưới dạng các biến giả - dummy variable) v.v.

Như trong mô hình hấp dẫn đã đề cập thì FDI có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu Trước hết nguồn vốn FDI sẽ bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu Các nước đang phát triển thường có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ xong lại thiếu vốn để phát triển sản xuất FDI là nguồn vốn quan trọng giúp các nước này khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, từ đó giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.

GDP của nước nhập khẩu có tác động hai chiều đến xuất khẩu Ở đây, GDP đại diện cho khả năng chi trả hàng hóa Do đó nó sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, GDP của nước nhập khẩu lớn thì khả năng sản xuất của nước đó càng cao, nước đó sẽ càng có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và sản xuất được hàng hóa thay thế nhập khẩu Do vậy, càng gây khó khăn cho các mặt hàng của nước xuất khẩu trong việc xâm nhập thị trường.

Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển,… hay là liên quan đến chi phí giao dịch Khoảng cách càng gần thì chi phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay cùng các nước cùng khu vực Khoảng cách có ảnh hưởng tới thời gian và phương thức vận chuyển hàng hóa.

Các học thuyết thương mại được tóm lược trên đều nêu các tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia Các yếu tố như tỷ giá, chính sách, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, FDI, khoảng cách địa lý, GDP của nước xuất khẩu, GDP của nước nhập khẩu, là đều là những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Mô hình này cũng được sử dụng trong quan hệ quốc tế để đánh giá tác động và hiệu quả của các Hiệp ước và liên minh thương mại như NAFTA, WTO.

Mô hình có ưu điểm làm rõ được sự khác biệt giữa dòng chảy thương mại thực tế và ước tính (được giải thích bởi các biến số thương mại bằng các kỹ thuật có trong mô hình) Mô hình có thể ước tính liệu một FTA có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với dòng thương mại khi sử dụng một biến số nào đó hay không Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là các nhà hoạch định chính sách phải rất thận trọng khi diễn giải bất kỳ kết quả nào có được Các tác động ước tính của một FTA chỉ thực sự có hiệu quả khi mà các dữ liệu ước tính đáng tin cậy Hạn chế khác lại nằm ở các đặc điểm kỹ thuật của mô hình lực hấp dẫn: Giả định cơ bản trong mô hình là dòng chảy thương mại giữa hai quốc gia chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế của cặp quốc gia đó trong khi thực tế mức độ phụ thuộc thương mại song phương là rất lớn Do đó, một số giả thiết là chưa đáng tin cậy vì các biến quan trọng có thể bị bỏ sót (ví dụ các biến về khoảng cách chi phí thương mại giữa hai quốc gia hay chất lượng cơ sở hạ tầng và thời gian chờ đợi ở biên giới).

2.1.2 Các khái niệm liên quan đến quan hệ thương mại quốc tế

2.1.2.1 Khái niệm về thương mại và thương mại quốc tế:

Thương mại, theo định nghĩa của từ điển Cambridge English Dictionary thì thương mại là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc/và dịch vụ giữa con người hoặc giữa các quốc gia.

Căn cứ hình thành và tác động đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia

2.2.1 Cơ sở hình thành quan hệ thương mại quốc tế

Rõ ràng, việc thiết lập quan hệ đối ngoại sẽ là nền tảng cho phép tạo lập các mối quan hệ về thương mại quốc tế giữa hai quốc gia Sự ràng buộc giữa hai nhà nước ở trên cả hai mặt chính trị và kinh tế, vì vậy chính sách về đối ngoại sẽ thường đi song song với các chính sách về kinh tế Việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ mở đường cho các giao dịch thương mại quốc tế của các chủ thể trong nền kinh tế giữa các quốc gia Các dữ liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu của hai quốc gia thường được tính từ thời điểm các quốc gia đặt mối quan hệ ngoại giao hay bình thường hóa quan hệ Các quan điểm của mỗi nhà nước trong quan hệ đối ngoại cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại quốc tế Bởi vậy, việc ổn định chính trị và thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở “hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” như quan điểm của Việt Nam sẽ tạo ra tác động tốt đến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

* Lợi thế của mỗi quốc gia

Có thể thấy hầu hết các quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế đều dựa trên cơ sở các lợi thế của mình Như đã được giải thích trong các lý thuyết về thương mại quốc tế, phần lớn các quốc gia sẽ tăng cường xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa có hiệu quả Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sản phẩm và dịch vụ trên thế giới ngày càng đa dạng, thậm chí, việc sản xuất một mặt hàng không phải chỉ được thực hiện ở một quốc gia, mà còn có sự tham gia ngày càng sâu hơn của nhiều quốc gia khác Chính vì vậy, sự giao thoa về mặt thương mại sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn Các nước phát triển cần lợi thế về nhân công, hoặc tài nguyên từ các nước đang và chậm phát triển để làm cho giá cả của các mặt hàng trên thế giới giảm xuống Ngược lại, lợi thế về công nghệ và các sản phẩm từ công nghệ của các nước phát triển tạo ra sự hấp dẫn đối với các nước đang và chậm phát triển Ngoài ra, các hoạt động đầu tư quốc tế cũng góp phần làm cho dòng chảy thương mại quốc tế ngày càng mạnh mẽ hơn.

* Các nguyên tắc thực thi thương mại quốc tế

Dựa trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử và đôi bên cùng có lợi, các mối quan hệ thương mại quốc tế được phát triển trên nhiều cấp độ khác nhau Các hiệp định thương mại song phương và đa phương thường dựa trên các nguyên tắc chủ yếu như:

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation): là nguyên tắc trong đó đòi hỏi các quốc gia khi dành sự đối xử tốt nhất trong quan hệ thương mại với quốc gia thứ hai thế nào thì cũng dành sự đối xử tốt nhất như thế với quốc gia thứ ba Với cách tiếp cận quy nạp, nguyên tắc này có thể khái quát cho tất cả các quốc gia trên thế giới Theo yêu cầu của nguyên tắc, các quốc gia phải cắt giảm tối đa thuế quan tức là giành cho nhau ưu đãi cao nhất để mức độ cản trở thương mại được giảm thiểu và việc đó được thực hiện không phân biệt giữa các nước thành viên.Thực chất nguyên tắc được sử dụng để bảo đảm các giao dịch thương mại quốc tế diễn ra tự do đến mức cao nhất, giảm thiểu các rào cản bảo hộ và thực hiện đối xử minh bạch.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – Nation Treatment), bắt buộc các nước thành viên không được phân biệt đối xử đối với các thể nhân và tự nhiên nhân trong nước và nước ngoài Đây là nguyên tắc bảo đảm tính công bằng trong đối xử với các thể nhân và tự nhiên nhân của các nước thành viên hay công bằng theo chiều ngang.

Hai nguyên tắc trên là các nguyên tắc chủ đạo trong các Hiệp định thương mại quốc tế Ngoài ra, các nước thành viên trong WTO còn phải tuân thủ các nguyên tắc như:

Nguyên tắc thương mại tự do hơn thông qua đàm phán, đặt ra yêu cầu các nước thành viên cần sử dụng đàm phán làm phương tiện để hướng tới một nền thương mại tự do với các rào cản được giảm thiểu thay vì các hành vi khác như cấm vận, trả đũa, trừng phạt Để cuộc đàm phán diễn ra có hiệu quả, cần có sự minh bạch về thông tin cũng như sự hợp tác từ phía chính phủ nhằm giảm thiểu thương mại bị bóp méo.

Nguyên tắc giành ưu đãi đối với các nước đang phát triển tạo nền tảng để các nước đang phát triển với năng lực cạnh tranh thấp có những khoản lợi ích trong quá trình tham gia vào thương mại bình đẳng với các nước phát triển với năng lực cạnh tranh cao Thực chất, nguyên tắc này tạo điều kiện để cán cân thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ít bị thâm hụt hơn về phía các nước đang phát triển Nếu sự thâm hụt thương mại xẩy ra về phía các nước đang phát triển thì có thể gây ảnh hưởng lợi ích đối với các bên Đối với các nước phát triển, nếu xuất hiện thặng dư thương mại với các nước đang phát triển cũng có nghĩa là các nước đó đã xuất khẩu cả những mặt hàng mà chúng không có lợi thế so sánh. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển, việc nhập khẩu ồ ạt hàng hoá và dịch vụ từ các nước phát triển thì cũng có ngụĩa là nhập khẩu cả những mặt hàng mà chúng có lợi thế so sánh Nhìn tổng thể, với trạng thái thâm hụt hay thặng dư nghiêng về một phía thì các bên đều không đạt lợi ích tối đa Với việc áp dụng nguyên tắc này, chẳng hạn, các nước đang phát triển có thể được trợ cấp xuất khẩu trong phạm vi cho phép hoặc được phép sử dụng một số công cụ của chính sách thương mại để bảo hộ một ngành hàng trong một khoảng thời gian nhất định Thực chất, đây là nguyên tắc công bằng theo chiều dọc trong thương mại (Nguyễn Thường Lạng, 2011).

2.2.2 Các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia

Việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, có thể bao gồm sự tương đồng trong văn hóa, lịch sử của hai quốc gia; vị trí địa lý, bối cảnh chính trị; sự phát triển về kinh tế của hai quốc gia; nhu cầu về phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế quan hệ song phương về chính trị; các cam kết thương mại tự do song phương và đa phương… Các yếu tố này vừa xuất phát từ cả hai phía, tạo nên lực đẩy và lực hút, vừa là các nhân tố hình thành, nhưng cũng đồng thời là các nhân tố tác động đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia, trong đó, các yếu tố chủ yếu bao gồm:

Sự phát triển kinh tế có thể được thể hiện ở mức tăng trưởng GDP hoặc GDP bình quân đầu người qua từng năm Sự phát triển kinh tế của nước xuất khẩu đã tạo nên nền tảng sản xuất tốt, giúp các nước có thể sản xuất hàng loạt, qua đó giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm rẻ hơn, giúp thâm nhập vào nền kinh tế quốc tế tốt hơn.

Ngược lại ở nước nhập khẩu, việc tăng trưởng kinh tế cũng sẽ góp phần tạo ra nhu cầu tăng đối với hàng hóa và dịch vụ không phải chỉ đối với hàng hóa trong nước mà còn đối với hàng ngoại nhập Xu hướng chi tiêu sẽ trở nên phóng khoáng hơn đối với các hàng hóa nước ngoài, nhất là đối với các hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành ở mức hợp lý.

* Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế của nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia khác Chính sách thương mại quốc tế hướng về xuất khẩu sẽ góp phần làm giảm thuế đối với hàng xuất khẩu, tăng cường mở cửa nền kinh tế giúp hàng hóa thông thương tự do Mức độ mở trong nền kinh tế của một quốc gia có thể được đo bằng tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trong GDP Tỷ trọng này càng lớn thể hiện quốc gia đó có độ mở trong chính sách thương mại cao hơn. Các cam kết mở cửa nền kinh tế thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng góp phần tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia Khi ký kết các FTA, đồng nghĩa với việc chính phủ của các quốc gia đã cam kết dành một phần ưu đãi hơn cho đối tác thương mại trong Hiệp định so với các bạn hàng khác Các công cụ thuế quan và phi thuế quan cũng được dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn, để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng hàng, dịch vụ và vốn được phép di chuyển tự do giữa các nước thành viên Hiệp định Các cam kết này dựa trên cơ sở tự nguyện, có đi có lại, làm thắt chặt quan hệ thương mại của các quốc gia, đồng thời cũng tạo thành một liên minh kinh tế, giúp bản thân các thành viên nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

* Hoạt động đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế là hai hoạt động chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia với thế giới Đồng thời, hai hoạt động này cũng có tác động chặt chẽ đến nhau Việc tăng cường đầu tư quốc tế sẽ dẫn tới tăng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, kích thích sản xuất và có tác động gia tăng thương mại quốc tế Vốn FDI cho phép tạo ra các ngành mới hoàn toàn hoặc thúc đẩy sự phát triển của một số ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá đất nước.

Sự phát triển của các ngành này tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nhu cầu nhập khẩu ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia Hoạt động đầu tư nước ngoài gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến, làm tăng tính cạnh tranh của thị trường nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm Hầu hết các công ty đa và xuyên quốc gia trên thế giới đều thực hiện chiến lược đầu tư theo mô hình đàn nhạn bay,cho phép các quốc gia khác tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI Với tư cách là một mắt xích trong chuỗi, các doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Thông qua quan hệ đầu tư, quan hệ thương mại giữa nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

Quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc được hình thành dựa trên sự tương đồng trong văn hóa, lịch sử giữa hai quốc gia Cả hai nước đều cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay Trong bối cảnh phát triển kinh tế năng động, cùng sự ổn định về mặt kinh tế cũng đã thôi thúc cả hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc phải có sự hợp tác kinh tế - thương mại Các yếu tố này vừa xuất phát từ Việt Nam và từ phía Hàn Quốc, tạo nên lực đẩy và lực hút, vừa là các nhân tố hình thành, nhưng cũng đồng thời là các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.

Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển quan hệ hợp tác vượt bậc trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Năm 2001, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc được nâng cấp thành quan hệ đối tác toàn diện và sau đó là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009 Đặc biệt, sau chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống ParkGeun-Hye tới Việt Nam vào tháng 9/2013 và chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hàn Quốc vào tháng 10/2014, mối quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược" giữa hai nước đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

Cụ thể, hợp tác kinh tế giữa hai nước trong những năm qua đã có những bước phát triển lớn Kể từ năm 2014, Hàn Quốc ngày càng củng cố vị trí là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam (lũy kế đầu tư tính đến cuối năm 2015 đạt 45,1 tỷ USD) Quy mô kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều đặn, đặc biệt Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực từ tháng 12/2015 được kỳ vọng sẽ đóng vai trò đầu tàu giúp hai nước đạt mục tiêu quy mô kim ngạch thương mại 70 tỷ USD vào năm 2020 trên nền tảng quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng được mở rộng Bên cạnh đó, số vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) quy mô 300 triệu USD/năm và việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của Việt Nam, mặt khác tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ cùng phát triển, cùng thịnh vượng của hai nước.

Việc Việt Nam được gọi là tâm chấn của làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu trong những năm gần đây cho thấy K-pop, phim ảnh, ẩm thực Hàn Quốc được người dân Việt Nam đón nhận nồng nhiệt Từ đó, mối quan tâm đến tiếng Hàn cũng được nâng cao, đặc biệt bắt đầu từ năm 2016, tiếng Hàn sẽ được đưa vào giảng dạy thí điểm như ngoại ngữ 2 tại các trường trung học của Việt Nam Giao lưu nhân dân giữa hai nước tăng đều đặn, mỗi năm có khoảng 1.300.000 lượt người qua lại giữa hai nước, số kiều bào sinh sống ở mỗi nước khoảng 140.000 người (Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội, 2016)

2.3.2 Quá trình đàm phán VKFTA của Việt Nam và Hàn Quốc

Tháng 10/2009, Việt Nam và Hàn Quốc đã nhất trí thành lập Nhóm Công tác chung để nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của “Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc" Tháng 8 năm 2012, hai bên khẳng định sẽ khởi động đàm phán song phương (trungtamwto.vn)

Khởi động đàm phán Vòng đàm phán thứ nhất Vòng đàm phán thứ hai Kết thúcKý tắt Hiệp đàm phánđịnh thương

Ký chính thức Hiệp định thươngHàn Quốc phê chuẩn Hiệp địnhHiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc

Hình 2.1 Các mốc thời gian đàm phán ký kết VKFTA

Ngày 6/8/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng phụ trách thương mại Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cùng ra tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Thông qua việc khởi động quá trình đàm phán VKFTA, hai nước sẽ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Các vấn đề được đề cập đến trong buổi tuyên bố bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, các quy tắc hợp tác kinh tế và các vấn đề khác.

Ngày 10/12/2014, sau 2 năm, trải qua hai vòng đàm phán (vòng 1 vào tháng 8/2012, vòng 2 vào tháng 5/2013), với 8 phiên đàm phán chính thức và 8 phiên họp giữa kỳ, họp cấp Trưởng đoàn đàm phán, Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước đi đến giai đoạn kết thúc đàm phán, chuẩn bị cho việc ký tắt và ký kết chính thức Hiệp định VKFTA Hiệp định bao gồm nhiều cam kết ưu đãi trong các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp, hợp tác kinh tế, biện pháp vệ sinh dịch tễ, biện pháp kỹ thuật đối với thương mại, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, thương mại điện tử, thể chế và pháp lý…

Sau khi ký tắt và công bố toàn văn bản Hiệp định vào ngày 30/3/2015, đến ngày 5/5/2015, được sự ủy quyền của Chính phủ hai nước, dưới sự chứng kiến củaThủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Lễ ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) giữa Bộ trưởng

Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Trong phiên họp ngày 30/11/2015, Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn VKFTA. Ngày 20/12/2015, Hiệp định VKFTA chính thức có hiệu lực, đem đến những cơ hội mới đối với cả hai bên Hàn Quốc và Việt Nam.

Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư Hàn Quốc kèm theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận với thị trường thứ ba; đồng thời đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả hai nước Hiệp định VKFTA dự báo cũng sẽ đem lại những lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động phổ thông, lao động không có tay nghề cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững (Văn phòng chính phủ Việt Nam, 2015).

2.3.3 Nội dung chính của VKFTA

2.3.3.1 Sơ lược về nội dung của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn

Hiệp định gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định Các Chương chính là: - Thương mại hàng hoá + Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) và + Các biểu cam kết thuế quan cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường) - Quy tắc xuất xứ - Thuận lợi hóa hải quan - Phòng vệ thương mại - Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) - Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) - Thương mại Dịch vụ + Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) với các Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể nhân + Các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường) - Đầu tư - Sở hữu trí tuệ - Thương mại Điện tử - Cạnh tranh - Minh bạch

- Hợp tác kinh tế - Thể chế và các vấn đề pháp lý.

2.3.3.2 Nội dung chính liên quan đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc a) Thương mại hàng hóa

Thương mại hàng hóa bao gồm các cam kết về thuế quan và các cam kết về xuất xứ

* Các cam kết thuế quan:

Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết thuế quan trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn Nói cách khác, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế Cụ thể, so với AKFTA, trong VKFTA:

- Hàn Quốc sẽ xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế (chiếm 4,14% biểu thuế và tương đương với 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012)

- Việt Nam sẽ xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòng thuế (chiếm 2,2% biểu thuế và tương đương với 5,91% tổng kim ngạch nhập khẩu vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012)

Vì vậy, tổng hợp cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA thì:

- Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòng thuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương đương với 97,22% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012)

- Việt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012)

Trong quá trình thực thi VKFTA, hai bên có thể tham vấn và xây dựng thỏa thuận bổ sung để đẩy nhanh hơn tốc độ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan Trong trường hợp một Bên đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan và đã thực hiện các thủ tục thông báo chính thức cho bên kia như quy định tại Hiệp định thì việc cắt giảm hoặc xóa bỏ đó sau khi chính thức có hiệu lực sẽ không được rút lại.

- Mỗi bên không được phép tăng thuế hay áp đặt thêm các loại thuế mới đối với hàng hóa của bên kia trừ các trường hợp sau:

Bảng 2.1 Cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA

Cơ sở lý thuyết về tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam

2.4.1 Khung lý thuyết Để phân tích tác động của VKFTA đến thương mại hai chiều Việt Nam sang Hàn Quốc, tác giả dựa trên lý thuyết lực hấp dẫn trong thương mại.

Mô hình lực hấp dẫn được thể hiện thông qua một công thức chung:

Xij là giá trị bằng tiền của giá trị xuất khẩu từ nước i sang nước j hoặc ngược lại

GSi là các yếu tố đặc trưng cho tổng lượng hàng mà nước XK sẵn sàng để cung cấp (bao gồm các yếu tố về năng lực sản xuất, sự sẵn có hoặc thuận lợi về cơ sở hạ tầng)

Mj là các yếu tố đặc trưng cho nhu cầu về hàng hóa đang xét tại nước NK (có thể bao gồm các biến chủ yếu như GDP, dân số hoặc GDP bình quân đầu người, để đo lường nhu cầu về hàng hóa đang xét) φij là mức độ dễ dàng tiếp cận thị trường nước j của hàng hóa xuất khẩu từ nước I (được thể hiện thông qua các cam kết thương mại hoặc độ mở của nền kinh tế)

Mô hình trọng lực (hay mô hình lực hấp dẫn) thường được sử dụng trong việc giải thích thương mại song phương Theo đó, ở mô hình đơn giản, mô hình lực hấp dẫn giải thích và lượng hóa dòng thương mại song phương trên cơ sở một hàm số của biến thu nhập thể hiện quan hệ cung cầu về sản phẩm giữa hai quốc gia (Chan,2005; Somayeh Razzaghi và cộng sự, 2012) và biến khoảng cách giữa 2 nước đối tác (Rose và Frankel, 2000; Projan, 2001; Papazoglou 2007) Trên cơ sở mô hình này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố khác có ảnh hưởng đến thương mại song phương, như GDP/lao động (Batos à Silva, 2010), tỷ giá hối đoái (Tri Thai Do,2006; Gul và Yasin, 2011), dân số (Tri Thai Do, 2006; Đoàn Quang Hưng, 2013;Aitken), thuế quan (Mauro, 2000; Geraci và Prewo, 1977; Oguledo và MacPhee,1994; Boisso và Ferrantino, 1997; Baier và Bergstrand, 2001), chi phí vận chuyển(Geraci và Prewo, 1977), FDI (Nguyễn Tiến Dũng, 2011; Tri Thai Do, 2006;

Nguyễn Bình Dương và cộng sự, 2012), cam kết thương mại (Từ Thúy Anh, 2008; Nguyễn Tiến Dũng, 2011).

Các nghiên cứu đã chỉ ra một số biến có thể tác động tích cực đến thương mại song phương (như GDP và GDP bình quân đầu người, FDI), nhưng nhiều biến khác có thể ảnh hưởng làm giảm khối lượng giao dịch song phương (như thuế quan, khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển), một số biến có thể tác động theo hai chiều tới thương mại song phương trong những điều kiện nhất định (như tỷ giá hối đoái, dân số, cam kết thương mại).

Với các chỉ số về GDP và GDP bình quân đầu người của hai quốc gia tham gia vào thương mại song phương, nhiều nghiên cứu cho thấy GDP có tác động dương đến thương mại song phương Chan (2005) và Frankel (1998) thông qua việc nghiên cứu và xây dựng các mô hình trọng lực phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương, đã chỉ ra hệ số của biến GDP thường nằm trong khoảng 0,75 đến 0,95 (Frankel, 1998), cụ thể là 0,72 (Chan, 2005) Yu và Park (2011) lại cho rằng với một số hàng hóa đặc biệt như các hàng hóa có yếu tố văn hóa, nghệ thuật, GDP không có ảnh hưởng đến trao đổi thương mại song phương.

Dân số cũng có tác động dương đến luồng thương mại song phương, thông qua việc tác động đến cung và cầu của sản phẩm (Tri Thai Do, 2006).

Thay cho việc sử dụng các chỉ số GDP và dân số, có thể sử dụng chỉ số GDP bình quân đầu người Batra (2014) giải thích rằng, chỉ tiêu bình quân đầu người sẽ thể hiện tốt hơn tăng trưởng nội sinh của một quốc gia Các nghiên cứu khác của Nguyễn Tiến Dũng (2011), Từ Thúy Anh (2008) cũng đưa ra kết quả đánh giá về tác động tích cực của GDP bình quân đầu người đến thương mại song phương. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tác động âm của khoảng cách đến thương mại quốc tế của một nước như Chan (2005), Frankel (1997), Wall (1999), Amita Batra (2014) Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu lại đưa ra kết quả ngược lại, cho thấy biến khoảng cách có tác động dương đến thương mại quốc tế (Từ Thúy Anh, 2008) Cách tính theo khoảng cách địa lý như các nghiên cứu trên hiện nay không có nhiều ý nghĩa khi phân tích mối quan hệ thương mại song phương, bởi khoảng cách địa lý không thể đại diện cho chi phí vận tải thực tế Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia khác nhau nhưng vị trí địa lý, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khác nhau sẽ khiến cho chi phí vận tải khác nhau Hiện nay, biến khoảng cách có thể được đo bởi chỉ số chi phớ vận tải Genỗ và Law (2014) khi nghiờn cứu về thương mại của New Zealand đã đề xuất sử dụng chỉ số chi phí vận tải (bao gồm chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm ) từ nguồn số liệu của các hãng tàu Pomfret và Sourdin (2010) lại sử dụng các chỉ số về giá FOB và CIF để làm thước đo cho chi phí vận tải Song, Hummels và Lugovsky (2006) đã chỉ ra rằng các chỉ số này không đáng tin cậy cho số liệu chuỗi thời gian và với các hàng hóa khác nhau Việc phân tích tác động của khoảng cách theo khoảng cách địa lý và chi phí vận tải ở Việt Nam là khó khả thi, do bộ chỉ số giá FOB, CIF hầu như không có và cũng không thể lấy được thông tin về chi phí vận tải từ các hãng tàu Hơn nữa, do chỉ nghiên cứu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc nên NCS không sử dụng biến khoảng cách.

Tỷ giá hối đoái lại là biến có thể có tác động trái chiều đến thương mại song phương Nguyễn Tiến Dũng (2011) đưa ra kết luận tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến xuất khẩu và tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc Tuy nhiên, hệ số của tỷ giá hối đoái là khá thấp, cho thấy tác động của nó tới luồng thương mại là không lớn Tri Thai Do (2006) lại kết luận tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng và tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Thuế suất theo như kỳ vọng, có tác động trái chiều với thương mại song phương, cụ thể là tác động âm đến giá trị xuất khẩu Khi thuế suất tại nước nhập khẩu giảm, giá trị xuất khẩu của nước đối tác sẽ tăng lên Baier và Bergstrand (2001); Boisso và Ferrantino (1997) đã chứng minh tác động âm này Trong đó, Baier và Bergstrand (2001) đã đưa ra hệ số -4,49 của thuế suất, giải thích được 38% tăng trưởng thương mại của một số nước OECD giai đoạn 1950 – 1980 Tuy nhiên, biến thuế suất thường ít được sử dụng do số liệu không phổ biến và khó xử lý. Cam kết thương mại cũng là biến được sử dụng trong đánh giá tác động của một Hiệp định tới luồng thương mại Biến số này thường được sử dụng dưới hình thức biến giả, với kết quả bằng 0 khi Hiệp định chưa ký kết và bằng 1 khi Hiệp định đã ký kết Từ Thúy Anh (2008) đã kết luận Việt Nam tham gia vào ASEAN là có lợi cho xuất khẩu sang khu vực này (biến ASEAN mang dấu dương trong phương trình xuất khẩu) và tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu từ các nước trong khu vực(biến ASEAN mang dấu âm trong phương trình nhập khẩu).

Như vậy, mô hình tổng thể mô hình trọng lực có thể phân tích thành nhiều mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ khác nhau, trong đó kim ngạch xuất/nhập khẩu của một quốc gia trong một năm được sử dụng để đo lường mức độ đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai quốc gia i và j. Để thuận tiện cho việc phân tích mô hình trọng lực, tác giả sử dụng phương pháp logarit tự nhiên đối với cả hai vế của phương trình Mô hình trên sẽ được viết lại thành: ln (Xij ) = ln GSi + ln Mj + ln φij

Công thức trên đo lường mức độ tác động (tính bằng tỷ lệ) của các yếu tố đến thương mại hai chiều giữa hai quốc gia i và j Bởi vậy, việc lấy logarit sẽ cho phép đánh giá tốt hơn tác động của các yếu tố đến xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Công thức trên được chi tiết hóa thành mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa/ dịch vụ như sau:

+ Mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa: ln Ex = a0 + a1* lnEXR + a2* lnFDI + a3*Infr + a4*CPI + a5*FTA + a7*HS + a8* GDPt + ui

Trong đó: Ex: xuất khẩu hàng hóa từ nước i sang nước j (đại diện cho yếu tố Xij) Các yếu tố đại diện cho yếu tố nhu cầu của thị trường nước nhập khẩu (GSi) tạo ra lực thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước, bao gồm: GDPt (GDP bình quân của nước nhập khẩu trong năm t), chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái của hai nước EXR, vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa hai quốc gia Infr, chênh lệch về chỉ số giá, thể hiện lợi thế so sánh về chi phí sản xuất sản phẩm CPI, FTA (các hiệp định thương mại tự do), HS (đo lường mức độ phân loại hàng hóa), ui: các biến khác.

+ Mô hình các yếu tố tác động đến nhập khẩu hàng hóa:

Tương tự như mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu, có thể thể hiện mô hình tác động đến nhập khẩu hàng hóa như sau: ln Im = a0 + a1* lnEXR + a2* lnFDI + a3*Infr + a4*CPI + a5*FTA + a7*HS + a8* GDPt + ui

+ Mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ:

Thương mại dịch vụ thông thường chịu tác động từ các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của chính phủ Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động thương mại hàng hóa cũng sẽ góp phần thúc đẩy giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ Các yếu tố về hạ tầng cơ sở và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ tạo ra sức hút đối với nhu cầu về dịch vụ của các quốc gia.

LnEXSt = a0 + a1* LnGIM + a2*LnEx + a3* FTA + a4* Lninfr + a5* Lnfdi + ui LniIMSt = a0 + a1* lnGIM + a2*LnEx + a3* FTA + a4* Lninfr + a5* Lnfdi + ui Các mô hình lý thuyết trên sẽ được áp dụng để phân tích các yếu tố tác động đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh ký kết hiệp định VKFTA và các Hiệp định đa phương khác.

2.4.2 Mô hình phân tích tác động của VKFTA đến quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với Hàn Quốc

2.4.2.1 Mô hình đánh giá tác động

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

Cơ sở phân tích

4.1.1 Phân tích dựa trên cơ sở mô hình trọng lực:

Dựa trên cơ sở mô hình trọng lực đã được phân tích trong chương 2, tác giả đã đề xuất mô hình đo lường tác động của Hiệp định VKFTA đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc. a) Mô hình đối với thương mại hàng hóa:

* Đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc:

Dựa trên cơ sở dữ liệu về 97 chương hàng hóa (theo mã HS) trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc, NCS tiến hành đo lường tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc.

Mô hình cụ thể đề xuất là: lnEXVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPKt + ui

* Đối với nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc:

Việc nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ chịu tác động từ các biến độc lập được điều chỉnh theo mô hình: lnImVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPVt + ui b) Mô hình đối với thương mại dịch vụ:

* Đối với xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam:

Do thiếu các dữ liệu về thương mại dịch vụ hai chiều giữa Việt Nam và HànQuốc, dữ liệu thu thập được từ nguồn của OECD chỉ dừng ở mức năm 2012, sau đó việc cung cấp dữ liệu thương mại hai chiều gặp khó khăn do OECD sử dụng phương pháp tính mới, những dữ liệu quá nhỏ thường không được chi tiết trong bảng dữ liệu Vì vậy, không thể đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự doViệt Nam – Hàn Quốc (được ký kết vào năm 2015) đến thương mại dịch vụ giữa hai nước NCS sẽ đánh giá tác động của Hiệp định VKFTA đối với thương mại dịch vụ của Việt Nam nói chung.

Mô hình cụ thể đề xuất là:

LnEXSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* AKFTA + a4* VKFTA + a5* Lninfrv + a6* Lnfk + ui

* Đối với nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam:

Tương tự như đối với xuất khẩu dịch vụ, mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như sau:

LniIMSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* VKFTA + a4* AKFTA + a5* Lninfrv + a6* lnfk + ui Đối với phân tích về tác động của VKFTA đến quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, do dữ liệu chưa thực sự hoàn chỉnh, nên để bổ sung cho các nhận định đánh giá trong Luận án, NCS đã sử dụng kèm thêm phương pháp đánh giá theo phỏng vấn sâu chuyên gia.

4.1.1.2 Các biến trong mô hình phân tích: a) Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Biến này được đo lường thông qua chỉ số GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2019 Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suốt từ năm 1995 cho đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Cùng với việc tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam đã mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vượt bậc Mặc dù trong một số giai đoạn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị chững lại, song nhìn chung, giá trị tăng trưởng của Việt Nam qua các năm tương đối ổn định, tạo ra tiền đề cho việc thu hút vốn đầu tư của quốc tế, trong đó có Hàn Quốc.

Giá trị GDP của Việt Nam theo dữ liệu của WB năm 2019 vào khoảng 261 tỷ USD, bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua đạt hơn 8300 USD, tăng gấp khoảng 8 lần so với năm 1995 Đây cũng là một dấu hiệu tích cực để tạo ra sự ổn định trong nền kinh tế của Việt Nam, thu hút không chỉ dòng vốn đầu tư mà còn là dòng thương mại hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài, đồng thời cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường quốc tế, giúp Việt Nam tham gia hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

Bảng 4.1 Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2019

GDP tính theo đầu người, PPP (USD theo hiện giá)

Tăng trưởng GDP (% hàng năm)

GDP (tỷ USD theo hiện giá)

Nguồn: WB, 2020 b) Đầu tư trực tiếp của Việt Nam và Hàn Quốc:

* Tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam

Tính đến hết năm 2019, Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 75 tỷ USD (vốn đầu tư lũy kế) (trong đó có 67 tỷ USD (vốn đăng ký còn hiệu lực)) vào Việt Nam với tổng số dự án đầu tư lên đến hơn 8400 dự án (dự án còn hiệu lực) Trong đó, trước thời điểm ký kết Hiệp định VKFTA (ngày 5/5/2015) Việt Nam đã tiếp nhận được 4251 dự án đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 42 tỷ USD Lượng vốn và số dự ánFDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 1991 đến 2019 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2 Lượng vốn đăng kí, số dự án FDI cấp mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1991 – 2019

Năm Vốn đăng ký (USD) Số dự án

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2019)

Trong 2 năm 2015, 2016, Việt Nam đó tiếp nhận gần số dự ỏn gần bằng ẳ cỏc năm trước cộng lại Điều này cũng cho thấy dấu hiệu tác động tích cực của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Phân tích thống kê lượng vốn đăng kí và số dự án theo năm, lĩnh vực đầu tư và địa phương tiếp nhận đầu tư sẽ cho thấy tổng quan về tình hình đầu tư FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2019.

Dữ liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận dự án đầu tiên của doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam là vào năm 1991, với tổng vốn đăng ký là gần 36 triệu USD trong lĩnh vực lắp ráp ô tô Bước sang năm 1992, sau khi Hàn Quốc và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tăng lên cả về số dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư, sau đó có xu hướng giảm vào những năm 1997 – 1998 do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á Sau các thời điểm năm 2001 và năm 2009, là những thời điểm mà Việt Nam và Hàn Quốc trở thành các đối tác toàn diện và đối tác chiến lược, vốn FDI của Hàn Quốc lại có sự thay đổi lớn về giá trị và số dự án đầu tư Khoảng 1 năm sau khi Việt Nam và Hàn Quốc ký kết Hiệp định thương mại tự do, quy mô vốn đầu tư cũng tăng trưởng rõ rệt, từ 4,3 triệu USD/1 dự án năm 2015 lên đến 8,8 triệu USD/1 dự án vào giữa năm 2016.

Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số 3188 dự án, đạt giá trị vốn đầu tư là 33,4 tỷ USD, chiếm 59,4% về tổng số dự án đầu tư và chiếm gần 69% về giá trị đầu tư của Hàn Quốc Với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Samsung, LG, Daewoo… có mặt tại Việt Nam cũng là minh chứng cho sức hút của thị trường Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ về mặt văn hóa mà còn về mặt kinh tế Từ năm 2008, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đã tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Đến năm 2014, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư sang lĩnh vực xây dựng và đến năm 2016, đầu tư nhiều dự án bất động sản Đây là những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư FDI nhiều nhất từ Hàn Quốc vào Việt Nam, khiến lượng vốn tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2006 – 2015.

Từ năm 2017 đến 2019, liên tiếp có thêm dự án đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc đổ vào Việt Nam, bên cạnh các dự án đầu tư tăng vốn Một trong những dự án tiêu biểu của Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2019 là Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, do Tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 420 triệu USD (tương đương khoảng 9.600 tỷ đồng) Dự án được thực hiện trên tổng diện tích đất

125 ha (trong đó 22,5 ha là diện tích hồ điều hòa do TP Hà Nội đầu tư) Ngoài ra,

Dự án LG Display Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD Dự án này được khởi công vào tháng 6/2016, tổng vốn đầu tư đăng kí 1,5 tỷ USD do Tập đoàn LG Displays (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư Nói tới doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam không thể không kể tới Samsung Tính tới cuối năm 2019, Samsung Việt Nam cho biết, đã giải ngân 94% trong tổng số vốn đăng ký với Chính phủ Việt Nam là 17,3 tỷ USD Hiện tập đoàn này có 3 cơ sở ở Việt Nam là Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP HCM, trong đó cơ sở ở Thái Nguyên là nhà máy rộng nhất với 60.000 công nhân Ngoài ra, cuối tháng 2/2020, Samsung dự kiến khởi công xây dựng Trung tâm R&D với quy mô không gian làm việc cho 3.000 người ở Đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội) và là cơ sở R&D lớn nhất Đông Nam Á của mình (tapchitaichinh.Việt Nam, 2020)

Cũng tương tự, nếu nhìn vào các dự án quy mô lớn mà Posco, Hyundai, Lotte… đã đầu tư vào Việt Nam Các dự án này đã tác động lớn tới kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam Hàng chục nhà đầu tư vệ tinh, với vốn đầu tư hàng tỷ USD đã theo chân Samsung, LG để đặt đại bản doanh tại Việt Nam (tapchitaichinh.Việt Nam, 2020)

* Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Hàn Quốc

Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Đối với thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc

Tiến hành chạy hồi quy để đo lường tác động của các yếu tố đến thương mại hàng hóa của Việt Nam và Hàn Quốc, tác giả thu được các kết quả sau:

4.2.1.1 Đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc:

Biến GDP của Hàn Quốc bị loại khỏi mô hình do biến này đa cộng tuyến cao với các biến khác trong mô hình Do vậy mô hình chỉ còn 7 biến, với kết quả hồi quy như sau:

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy đo lường các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Source SS df MS Number of obs

Adj R-squared = 0.2794 Total 4.2409e+16 2,715 1.5620e+13 Root MSE = 3.4e+06 lnexv Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] lnfk 0771289 0880706 0.88 0.381 -.0955636 2498214 akfta 1.065857 3184065 3.35 0.001 4415124 1.690201 vkfta 2.06686 2419102 8.54 0.000 1.592513 2.541207 cpivk -.0816927 0179704 -4.55 0.000 -.1169298 -.0464557 hs -.0028004 0022737 -1.23 0.218 -.0072588 001658 lnexrvk -1.870415 7483523 -2.50 0.012 -3.337815 -.4030157 infrvk 0275453 0039455 6.98 0.000 0198089 0352818 _cons -2436222 1762870 -1.38 0.167 -5892930 1020485

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên phần mềm STATA 14 Kết quả mô hình tác động được thể hiện như sau : lnEXVt = -2436222 -1,87*lnEXRVKt + 0,077*lnFKt + 0,027*InfrVKt – 0,08*CPIVKt + 1,06*AKFTA + 2,06*VKFTA – 0,002*HS + ui

Kết quả cho thấy có 5 yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc, bao gồm: các Hiệp định AKFTA và VKFTA, chỉ số về chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia, chỉ số chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa Việt Nam vàHàn Quốc Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam và chỉ số về loại hàng(được thể hiện thông qua mã HS) không có ý nghĩa thống kê (do chỉ số P- value lớn hơn 0,05).

Tuy vậy, các biến độc lập trong mô hình trên chỉ giải thích được 27,9% sự thay đổi của giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc.

VKFTA có tác động cùng chiều đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc và đây là biến có tác động lớn nhất làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam so với Hiệp định AKFTA và các biến khác trong mô hình.

4.2.1.2 Đối với nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc:

Việc nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ chịu tác động từ các biến độc lập được điều chỉnh theo mô hình: lnImVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDP + ui

Tiến hành hồi quy các biến, kết quả như sau:

Bảng 4.8 Kết quả hồi quy đo lường các yếu tố tác động đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lnimv Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] lnfk 2218134 0926068 2.40 0.017 0402261 4034006 akfta -.7179085 3645311 -1.97 0.049 -1.432696 -.003121 vkfta -.0979208 3192982 -0.31 0.759 -.7240136 5281721 cpivk -.0113494 0201782 -0.56 0.574 -.0509156 0282167 hs 0278666 0023694 11.76 0.000 0232206 0325127 lnexrk -1.648637 7846101 -2.10 0.036 -3.187132 -.1101415 infrvk -.001622 0044591 -0.36 0.716 -.0103655 0071215 GDP 1.14e-07 1.24e-08 9.16 0.000 8.95e-08 1.38e-07 _cons -7294327 2007809 -3.63 0.000 -1.12e+07 -3357334

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên phần mềm STATA 14 Kết quả mô hình tác động được thể hiện như sau : lnImVt = -7294327 -1,648* lnEXRVKt + 0,22* lnFKt -0,001*InfrVKt - 0,011*CPIVKt - 0,717*AKFTA – 0,097*VKFTA + 0,027*HS + 1,14*GDP + ui Kết quả cho thấy có 5 yếu tố tác động đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc, bao gồm: Hiệp định AKFTA, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam, GDP giữa Việt Nam và Hàn Quốc, loại hàng hóa (thể hiện thông qua mã HS), tỷ giá hối đoái Chỉ số chênh lệch về cơ sở hạ tầng và chỉ số về

Source SS df MS Number of obs = 2,716

Adj R-squared = 0.2179Total 4.2431e+16 2,715 1.5628e+13 Root MSE = 3.5e+06 chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia, cũng như biến VKFTA không có ý nghĩa thống kê (do chỉ số P- value lớn hơn 0,05).

Tuy vậy, các biến độc lập trong mô hình trên chỉ giải thích được 21,7% sự thay đổi của giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc.

VKFTA không có tác động đến nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam vì biến này không có ý nghĩa thống kê Nguyên nhân là hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đều là những mặt hàng máy móc, thiết bị, được nhập khẩu theo hình thức gia công và hoặc sản xuất xuất khẩu Những mặt hàng này vẫn được ưu đãi về thuế (thuộc diện miễn thuế) theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam Bởi vậy, việc giảm thuế xuất nhập khẩu trong VKFTA không có ý nghĩa nhiều đối với nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam Biến có tác động lớn nhất làm tác động đến cầu hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam là GDP Tác động của GDP làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam Biến đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc cũng có tác động dương đến nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam thông qua các dự án nhập nguyên vật liệu, máy móc để tiến hành sản xuất gia công sản phẩm tại Việt Nam.

4.2.2 Đối với thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc

4.2.2.1 Đối với xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam:

Tiến hành chạy hồi quy để đo lường tác động, nhưng do biến LnExV bị loại khỏi mô hình do đa cộng tuyến với các biến khác trong mô hình nên trong mô hình chỉ còn 5 biến độc lập Ta có bảng kết quả hồi quy như bảng 4.9.

Kết quả cho thấy có 4 yếu tố tác động đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc, bao gồm: Hiệp định AKFTA, Hiệp định VKFTA, giá trị nhập khẩu hàng hóa, cơ sở hạ tầng của Việt Nam Biến còn lại là đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả mô hình tác động được thể hiện như sau : lnEXSVt = 15200000 + 0,47* LnGIMV + 0,158*AKFTA – 0,1017*VKFTA+ 0,013* Lninfrv – 0,014* Lnfk + ui

Bảng 4.9 Kết quả hồi quy đo lường các yếu tố tác động đến xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam lnexsv Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] lngimv 473514 0286733 16.51 0.000 4130187 5340093 akfta 1588308 0528376 3.01 0.008 0473532 2703084 vkfta -.1017185 0502406 -2.02 0.059 -.2077169 0042799 lninfrv 0133499 0059519 2.24 0.039 0007926 0259072 lnfk -.0144303 0149889 -0.96 0.349 -.0460542 0171936 _cons 1.52e+07 436533.2 34.87 0.000 1.43e+07 1.61e+07

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên phần mềm STATA 14

Như vậy, VKFTA có tác động âm đến xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam (với giá trị a của biến VKFTA là - 0,1017, nghĩa là khi có VKFTA làm cho xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giảm 0,1017%) Biến có tác động lớn nhất làm tác động đến xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam là thông qua kênh nhập khẩu hàng hóa, với mức ý nghĩa 99% (do giá trị P-value nhỏ hơn 1%) Khi tăng nhập khẩu hàng hóa lên 1% thì mức xuất khẩu dịch vụ tăng lên 0,47% Các quy định về mở cửa thị trường dịch vụ từ AKFTA đã tạo điều kiện xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc, song dường như việc mở cửa hơn nữa trong các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam và Hàn Quốc cam kết dành cho nhau chưa đủ để kích thích việc tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ, mà ngược lại, trong khoảng 3 năm Hiệp định được thực thi, năng lực xuất khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ để tăng xuất khẩu ra nước ngoài.

4.2.2.2 Đối với nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam:

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY

Bối cảnh kinh tế, cơ hội và thách thức của VKFTA đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

5.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới

Xu hướng ký kết các Hiệp định thương mại, trong đó có đàm phán các vấn đề về thương mại dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử và các vấn đề về lao động, sở hữu trí tuệ đang dần ảnh hưởng tới hệ thống chính sách của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục kéo dài, diễn biến khó lường, việc thắt chặt các chính sách thương mại theo hướng bảo hộ mậu dịch tại các nước châu Âu, tình trạng thất nghiệp ở nhiều nước trên thế giới gia tăng, v.v là những diễn biến xấu gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ở các nước trên thế giới Các nền kinh tế lớn đang có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nội địa Tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, nhất là khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tạo ra những thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia Nếu không được kịp thời điều chỉnh, tình trạng thất nghiệp gia tăng tại nhiều quốc gia, chính sách thắt chặt tiền tệ, khả năng thanh toán sụt giảm, giá tài sản cao sẽ là các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thế giới từ năm 2019, 2020 và những năm tiếp theo (Trần Nguyễn Tuyên, 2019).

Tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn ra đầu năm 2020 đã khiến cho nền kinh tế thế giới chao đảo, hàng loạt cường quốc trên thế giới đều thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa nền kinh tế Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, các dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải (trong đó nặng nề nhất là vận tải hàng không) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các quốc gia vốn chỉ tập trung vào phát triển các ngành sản xuất công nghiệp giờ cũng lao đao vì thiếu hụt nguồn cung về các nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thuốc men Đây cũng sẽ là lúc để các quốc gia nhìn nhận lại chiến lược phát triển thương mại của mình và cũng sẽ tạo ra những cơ hội không nhỏ cho các nước đang và chậm phát triển có thể trở mình, định vị lại thương hiệu trên bản đồ kinh tế thế giới.

Hình 5.1 Kịch bản tăng trưởng GDP của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam, nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 có mức tăng trưởng vào khoảng 6,1 đến 6,7%. Trong đó, dự báo Hàn Quốc có mức độ tăng trưởng chậm (chỉ vào khoảng 1,29% đến 3,8%) Cũng theo dự báo của NCIF (2020), có nhiều kịch bản có thể xảy đến đối với nền kinh tế của Việt Nam, trong đó kịch bản được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ là mức tăng trưởng GDP cho năm 2021 của Việt Nam từ dưới 5,5%, mức tăng trưởng GDP cho giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam từ dưới 5,5% đến 6% Các báo cáo dự đoán tương đối khả quan về tình hình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam sau Đại dịch Covid – 19 Điều này cho thấy sự ổn định trong nền kinh tế Việt Nam có thể làm tăng sự dịch chuyển của hàng hóa và vốn vào Việt Nam trong thời gian tới Tuy nhiên, với sự tăng trưởng chậm của Hàn Quốc dưới tác động của Đại dịch Covid – 19, khả năng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sang thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2021 – 2025.

Việc ký kết VKFTA đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam ngoài cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc, sẽ giúp tạo ra các cơ hội giao thương trong lĩnh vực dịch vụ, vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam từ lâu vẫn còn bỏ ngỏ, mặc dù dư địa để phát triển các ngành thương mại dịch vụ là rất lớn.

Phạm vi mở cửa một số thị trường dịch vụ trong VKFTA so với AKFTA cũng đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra các cơ hội cho cả doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam khai thác Việc hoàn thiện các chính sách và môi trường kinh doanh theo các cam kết trong

VKFTA sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung cấp Theo cam kết trong VKFTA, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh trong những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác như: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp điện tử, lọc hóa dầu, công nghiệp hỗ trợ Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cam kết dành thêm cơ hội thị trường cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư của Việt Nam và nhất là tăng cường hợp tác kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện trong nhiều lĩnh vực Riêng về các cam kết trong dịch vụ và đầu tư, việc thực hiện FTA sẽ hỗ trợ Việt Nam hình thành môi trường minh bạch và thông thoáng hơn để đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Hàn Quốc cũng như các nước khác Khi môi trường pháp lý và kinh doanh minh bạch, thông thoáng hơn sẽ góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, đồng thời cũng là điểm tựa để các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng phạm vi kinh doanh sang thị trường Hàn Quốc và các thị trường trong khu vực và trên thế giới, qua đó, đem lại những lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động phổ thông, lao động không có tay nghề cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Xu hướng phát triển thương mại điện tử, thương mại số hóa và sự phát triển công nghệ trong các ngành sẽ tạo cơ hội để Việt Nam mở rộng các loại hình dịch vụ cung cấp, tăng cường lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ.

Thị trường Hàn Quốc tuy là một thị trường phát triển với các yêu cầu và đòi hỏi tương đối cao, nhưng nhìn chung vẫn dễ tính hơn các thị trường như EU, Mỹ hay Nhật Bản Do đó, việc tăng cường quan hệ thương mại với thị trường này là bước chuẩn bị tập dượt tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới khi tiến sâu hơn vào các thị trường khó tính hơn.

Với khoảng 3.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam và khoảng 40.000 công nhân Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc Những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp và công nhân này sẽ tiếp tục giúp mối quan hệ thương mại song phương và đầu tư giữa hai nước đạt được kết quả ấn tượng Các liên kết với doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dịch vụ toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn đang diễn biến khó lường, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng có thể được nhìn nhận và đánh giá lại theo một cách thức mới, trong đó mở ra các cơ hội hợp tác giao thương giữa hai quốc gia trong những lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng… Các phương thức giao dịch và hợp tác sẽ thay đổi theo xu hướng mới, dựa trên các nền tảng ứng dụng công nghệ.

Trong đợt đỉnh điểm của Covid -19, với cách xử lý khá linh hoạt và phản ứng nhanh với tình hình, uy tín và năng lực quản lý nền kinh tế của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao Điều này càng khẳng định việc các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác chọn Việt Nam là điểm đến của dòng vốn FDI là hoàn toàn chính xác Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác quan trọng như Hàn Quốc cũng sẽ được thắt chặt hơn khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã dần chuyển hướng sang đối tác Việt Nam thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như trước đây.

Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn đang vô cùng khó khăn do tác động của dịch Covid-19, gây cản trở rất lớn đến hầu hết tất cả mọi khía cạnh của lĩnh vực kinh tế nói chung và thương mại nói riêng Tuy nhiên, Việt Nam và Hàn Quốc vẫn có những triển vọng trong phát triển quan hệ thương mại và dịch vụ giữa 2 nước.

Về Vận tải hàng hóa và hành khách: Hiện tại, Hàn Quốc đang là 1 trong 5 quốc gia có lượng vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam Cụ thể Hàn Quốc đứng thứ 2 (3,21 tỉ USD), sau Hong Kong (5,3 tỉ USD) về FDI vào Việt Nam (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020) Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều dự án với quy mô lớn được Hàn Quốc chú trọng đầu tư vào Việt Nam như hệ thống nhà máy Samsung Ngoài ra, trong lĩnh vực nông sản, chính phủ 2 nước cùng thống nhất đẩy mạnh tăng cường hợp tác giữa hai nước Qua đó, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa giữa hai nước ngày càng tăng cao Đối với vận tải hành khách, hiện có hơn 180.000 người Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc, trong khi số người Hàn Quốc ở Việt Nam cũng lên tới hơn 160.000 người (Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, 2020). Điều này có thể xem như là một bằng chứng cho việc tiềm năng vận tải hành khách vô cùng lớn giữa 2 nước nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của công dân giữa 2 quốc gia.

Định hướng thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 130

5.2.1 Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Trong quan hệ song phương Việt Nam – Hàn Quốc, vẫn còn nhiều dư địa để có thể tiếp tục cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực hơn, hỗ trợ tốt hơn quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa.

Cả hai nước đều là các nước châu Á, nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Cả hai dân tộc đều có truyền thống giữ gìn và kế thừa nền văn hóa dân tộc trong lịch sử lâu dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, Những điều kiện trên đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong quá khứ, đến nay vẫn tiếp tục là cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước trong tương lai.

Trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều biến động phức tạp với sự leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc và quan hệ thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc, kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đã tăng trưởng chậm lại Bên cạnh đó, vấn đề nhập siêu lớn của Việt Nam trước đối tác Hàn Quốc vẫn là mối lo ngại, ảnh hưởng đến hợp tác thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trong tương lai.

Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song Việt Nam và Hàn Quốc vẫn hi vọng về tiềm năng hợp tác phát triển bền vững trong tương lai Chính phủ hai nước trong nhiều buổi tọa đàm đã nhấn mạnh hai bên cần phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã đạt được Các cơ quan hai nước cần tiếp tục nỗ lực để ngoại giao nhân dân diễn ra sôi động hơn thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục và giao lưu thế hệ trẻ để góp phần củng cố nền tảng của tình hữu nghị hai nước.

Về hợp tác kinh tế, trên cơ sở Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 2015, hai bên cần mở rộng hơn nữa hoạt động thương mại và đầu tư, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD vào năm 2023 theo hướng cân bằng hơn (Chu An, 2020), đi đôi với thúc đẩy cân bằng thương mại thông qua việc Hàn Quốc tăng cường nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh; khuyến khích các doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghiệp cao, năng lượng tái tạo, chú trọng chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu của Hàn Quốc.

Chính phủ hai nước đã nhất trí sẽ tiếp tục tạo thuận lợi để ngày càng nhiều học sinh Việt Nam được nhận học bổng sang học tại Hàn Quốc, cũng như nhiều học sinhHàn Quốc sang học tại Việt Nam, vì đây chính là lực lượng nòng cốt đóng góp cho quan hệ hai nước trong vòng 20-30 năm tới Đồng thời thông qua Đại sứ quán của hai nước, hợp tác giữa các tổ chức nhân dân hai nước tiếp tục được mở rộng, góp phần hỗ trợ phát triển cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống, làm việc và học tập ổn định, lâu dài tại mỗi nước.

Hiện nay, dịch bệnh Covid – 19 vẫn diễn biến khó lường, hoạt động thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng nặng nề, tác động bất lợi đến nền kinh tế của cả hai quốc gia Trước tình cảnh đó, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc và Bộ Công Thương Việt Nam đã họp trực tuyến và thống nhất tiếp tục thắt chặt và mở rộng quan hệ song phương trong khi coronavirus đe dọa nền kinh tế Hai nước cũng đồng ý thúc đẩy Hệ thống trao đổi dữ liệu nguồn gốc điện tử (EODES), cho phép họ xử lý giấy chứng nhận xuất xứ thông qua các nền tảng điện tử Biện pháp này dự kiến sẽ tăng tốc các thủ tục hải quan cho các nhà xuất khẩu và ngăn chặn giả mạo tài liệu, hỗ trợ phát triển thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc.

Các động thái trên của chính phủ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã thể hiện quyết tâm của hai nhà nước về việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại song phương, tạo đà cho sự phát triển của cả hai nền kinh tế, khẳng định vị thế của hai quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.

5.2.2 Định hướng hợp tác thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, Chính phủ Việt Nam tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn với Hàn Quốc trên nền tảng chia sẻ và bổ trợ lẫn nhau, gắn kết thế mạnh, tiềm năng của mỗi nước. Cùng với đó, khuyến khích hợp tác đầu tư với Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới, cơ khí chính xác, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, phát triển kết cấu hạ tầng, môi trường, đô thị thông minh, y tế, sinh học, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…

Về thương mại hàng hóa, với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại với HànQuốc lên 100 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam nỗ lực thúc đẩy thương mại song phương theo hướng cân bằng Việt Nam mong muốn Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hàng nông thủy sản nhiệt đới, hàng dệt may, đồ gỗ, cao su… tiếp cận thị trường Hàn Quốc Đồng thời, sẵn sàng tiếp nhận các mặt hàng linh kiện sản xuất cũng như mặt hàng có thế mạnh khác của Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh sẽ luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Hàn Quốc và tạo những điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp hai bên hợp tác, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả.

Việt Nam khẳng định luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Hàn Quốc, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư; coi cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc là đối tác chiến lược hàng đầu trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới, sáng tạo, phát triển tri thức, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, về định hướng chiến lược phát triển, Việt Nam đưa ra các định hướng cơ bản như: (i) Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng các khu vực sản xuất và tốc độ tăng GDP; (ii) Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng cao, làm cơ sở cho sự phát triển chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế; (iii) Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển; (iv) Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính – ngân hàng, kiều hối, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường biển và bán hàng tại chỗ, giảm thâm hụt cán cân dịch vụ; (v) Phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ Việt Nam; (vi) Hình thành một số trung tâm dịch vụ đặc biệt là các trung tâm du lịch có quy mô và có sức cạnh tranh trong khu vực.

Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đến năm

5.3.1 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

5.3.1.1 Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Việc hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ nhiều FTA, trong đó có VKFTA là vô cùng cần thiết, để đảm bảo hệ thống chính sách pháp luật đáp ứng được các cam kết trong thỏa thuận FTA, đồng thời cũng không gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng quá nhiều đến các doanh nghiệp Việt Nam Trên thực tế hiện nay, hệ thống chính sách của Việt Nam đã được hoàn thiện liên tục, giúp cho Việt Nam đạt được các kết quả đáng ghi nhận Song việc thay đổi liên tục trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam và thậm chí cả các cơ quan quản lý Bởi vậy, nhiệm vụ đối với các nhà lập pháp Việt Nam là cần tính tới các bài toán về chính sách một cách hợp lý, vừa thông thoáng, minh bạch, vừa có tính dự đoán, tránh phải sửa chữa, hoàn thiện nhiều lần, gây tốn kém và khó khăn trong việc thực thi chính sách.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tiến hành xây dựng một khung pháp lý cụ thể và chặt chẽ về quan hệ hợp tác thương mại dịch vụ giữa hai nước, từ đó làm căn cứ cho các doanh nghiệp hai bên có thể hoạt động một cách hiệu quả Việc này sẽ giúp gia tăng mức độ tin cậy và uy tín đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong năm 2019, Việt Nam về bước đầu đã được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các nước trong khu vực Tiếp đà lạc quan của năm 2019, trong những năm tiếp theo, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định về tỷ giá hối đoái và lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tái cấu trúc nền kinh tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, chính phủ cũng cần cân nhắc các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô một cách thận trọng, bởi theo một số chuyên gia kinh tế, là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam sẽ phải dè chừng nguy cơ từ xu thế tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới trong thập niên tới Đó còn là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công cao sẽ mang đến những thách lớn khó lường.

Bên cạnh đó, việc tăng cường cải cách hành chính theo hướng chính phủ điện tử cũng là một nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu đối với hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam Hiện nay, Chính phủ cũng đã tăng cường ứng dụng Chính phủ điện tử trong nhiều hoạt động điều hành chính sách, nghiên cứu và triển khai nhiều thủ tục điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hơn nữa, với xu hướng thương mại điện tử đang diễn ra phổ biến và với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, nhiều sản phẩm kinh doanh, hình thức,phương thức kinh doanh mới đã xuất hiện và phát triển, hệ thống chính sách pháp luật cũng cần có các quy định điều chỉnh một cách hợp lý, để vừa tạo điều kiện cho các sản phẩm, dịch vụ mới có cơ hội tự do phát triển, nhưng đồng thời cũng vừa ngăn chặn, giảm thiểu các tác động xấu mà các hoạt động kinh doanh có thể mang lại cho nền kinh tế.

Khi tham gia VKFTA và các FTA thế hệ mới, Việt Nam cần phải điều chỉnh cả những quy định liên quan tới lao động, quyền sở hữu trí tuệ Do đó, việc thực hiện các cam kết trong FTA thế hệ mới đòi hỏi những thay đổi về chính sách và luật pháp trong nước.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, sản xuất, chuyên môn R & D, xây dựng và bất động sản, sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghiệp, công nghệ cao,…VKFTA, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực, đa phương và song phương khác Chính phủ Việt Nam cần điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tránh xung đột với các cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam đã ký kết.

Việc hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không chỉ có tác động tích cực đến thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, mà còn tạo tiền đề tốt cho các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các đối tác khác trên thế giới.

5.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, viễn thông, luôn được xem là một trong những giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang bước vào giai đoạn kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0 Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ sẽ giúp giảm thiểu các chi phí, đẩy nhanh thời gian đưa hàng từ điểm sản xuất đến tay người tiêu dùng, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các hình thức kinh doanh thương mại điện tử mới.

Chính phủ cần quan tâm đến việc phát triển hệ thống giao thông về đường hàng không, các cảng biển quốc tế, hệ thống kho bãi, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý hạ tầng cơ sở, nâng cao chỉ số logistics của Việt Nam, qua đó làm giảm chi phí và đơn giản hóa thủ tục thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong xây dựng phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nâng cao năng lực hoạch định chính sách, dự báo, tư vấn, tổ chức quản lý đầu tư phát triển và quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý vận tải Đồng thời, nâng cao hiệu quả, cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thông qua việc củng cố phát triển các doanh nghiệp nắm giữ các khâu then chốt, huyết mạch của ngành giao thông vận tải trong lĩnh vực hàng hải, đường sắt, hàng không… Ðiều không kém phần quan trọng trong bối cảnh hội nhập và diễn biến khôn lường của cách mạng công nghiệp 4.0 là đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tìm giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng, kịp thời xử lý các mối nguy hại đe dọa an ninh mạng. Đảm bảo cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông sẽ giúp tạo ra các hình thức kinh doanh dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao, giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ tiếp cận hơn vào thị trường trong nước và quốc tế Vấn đề cung cấp dịch vụ viễn thông cũng đã được Việt Nam và Hàn Quốc cam kết trong VKFTA, điều này chứng tỏ các bên đều nhận thấy được sự phát triển của các dịch vụ viễn thông sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế trong nước Việc nhanh chóng phát triển và chiếm lĩnh thị trường viễn thông, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trong các công nghệ vận tải và viễn thông sẽ giúp thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ của Việt Nam phát triển, giảm bớt nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung.

5.3.1.3 Tăng cường xúc tiến thương mại hiệu quả

Việc xúc tiến thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã được thực hiện từ khá lâu, song, nhiều chương trình xúc tiến thương mại chưa thực sự hiệu quả Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại dịch vụ giữa hai nước.

Hoạt động xúc tiến thương mại có thể được thực hiện theo các hướng như sau: (i) Tăng cường kêu gọi, xúc tiến thương mại và đầu tư của Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Giá trị xuất khẩu trong các sản phẩm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam sang Hàn Quốc còn thấp, do phần lớn Việt Nam chỉ xuất khẩu dưới hình thức thô, sơ chế, các điều kiện về bảo quản, bao bì, cũng như các kỹ thuật.

(ii) Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư kinh doanh Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, danh mục các dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, danh mục các lĩnh vực dịch vụ đẩu tư trọng điểm Hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài, đào tạo và nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, về đăng ký, bảo hộ và phát triển thương hiệu, về áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhà nước cần hỗ trợ và tăng cường các chiến dịch truyền thông thông qua các kênh truyền hình lớn giữa 2 nước nhằm quảng bá những nét đẹp về thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực và con người của Việt Nam đến với đông đảo những người dân Hàn Quốc.

5.3.1.4 Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của cả hai nước có thể thâm nhập và hoạt động tốt trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ, cũng như tinh giản hóa các thủ tục hành chính phức tạp Đồng thời xây dựng một môi trường phát triển lành mạnh cho các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể hoạt động tốt.

Các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng dịch vụ cần thực hiện theo hướng như sau:

Tập trung vào ngành công nghiệp hỗ trợ: Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp tại Việt Nam là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng dài hạn của đất nước Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn tốt hơn và tập trung vào một số ngành công nghiệp và cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình trước khi mở rộng thị trường ra các đối thủ nước ngoài Hợp tác với các đối tác thương mại mạnh mẽ và thân thiện như với các công ty Hàn Quốc sẽ rút ngắn thời gian học tập kinh nghiệm sản xuất, kính doanh của nước ngoài (Ý kiến phỏng vấn chuyên gia). Cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý về thông tin thị trường, về đào tạo trình độ khoa học công nghệ, về tài chính – tín dụng, về các thủ tục hành chính, v.v để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh, nhằm tăng năng suất và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu Nhiều sản phẩm như sản phẩm nông sản, thủy sản ở Việt Nam, với điều kiện thuận lợi về khí hậu và điều kiện nuôi trồng, dẫn tới tiềm năng sản xuất là rất lớn Việc tập trung vào các lợi thế sẽ giúp khai thác được các tiềm năng một cách có hiệu quả Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ, xây dựng chuỗi sản xuất để đưa sản phẩm hữu cơ đến tay người tiêu dùng hai nước.

Hiện nay, trình độ và công nghệ liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn rất hạn chế Để cải thiện tình trạng này, cần tăng cường hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lý khi mà các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ nhằm bảo vệ sản xuất trong nước đối với những ngành cần được khuyến khích, đồng thời, hỗ trợ các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong việc đáp ứng các điều kiệu về kỹ thuật khi xuất sang Hàn Quốc.

5.3.1.5 Tích cực đầu tư cho đổi mới sáng tạo

Kiến nghị đối với Nhà nước

5.4.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô:

(i) Ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện các chính sách về kinh tế vĩ mô, nhất là các chính sách về đầu tư và các chính sách khác hỗ trợ sự phát triển hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các chính sách về thuế, quản lý ngoại hối, chính sách về tín dụng và chính sách về quản lý hải quan Hiện nay, nhiều văn bản, chính sách của Việt Nam đang trong quá trình rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia Chính vì vậy, các quy định về thuế, thủ tục hành chính thay đổi liên tục, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và bản thân các công chức quản lý nhà nước trong việc nắm bắt và thực thi các quy định mới.

(ii) Hiện nay, mặc dù cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong VKFTA không có mâu thuẫn gì so với các cam kết trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương khác, song dường như nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể thúc đẩy hoạt động thương mại song phương, nhất là thúc đẩy chiều từ Việt Nam sang Hàn Quốc Bởi vậy, cần có một thỏa thuận riêng về thương mại dịch vụ song phương giữa hai nhà nước để điều chỉnh và giải quyết các vấn đề mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong quan hệ thương mại song phương.

(iii) Xây dựng các chiến lược hoặc kế hoạch cụ thể và dài hạn nhằm hoạch định chiến lược phát triển thương mại dịch vụ theo hướng hội nhập hơn, thay vì chỉ tập trung vào thương mại trong nước như hiện nay.

5.4.2 Tăng cường liên kết giữa các cơ quan quản lý

Hoạt động này có thể được thực hiện thông qua một số biện pháp như: (i) Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin về hoạt động thương mại dịch vụ, trong đó đầu mối thông tin cần được gửi từ các bộ ngành liên quan đến Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Thống kê để có cơ sở tính toán và xác định các chỉ số thương mại dịch vụ từng năm, cho từng đối tác, tạo thuận lợi cho việc đề xuất các giải pháp phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp; (ii) Định kỳ hàng năm, tổ chức các hội nghị liên ngành về quản lý thương mại dịch vụ để trao đổi và rút kinh nghiệm, từ đó có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp; (iii) Tạo lập cơ sở dữ liệu về thương mại dịch vụ và hệ thống truyền dữ liệu giữa các cơ quan quản lý để cập nhật tình hình của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc quản lý và thống kê tại các Bộ, ngành.

5.4.3 Ban hành các chiến lược, kế hoạch cụ thể phát triển thương mại dịch vụ

Các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ cần thực hiện theo hướng như sau:

(i) Đánh giá tiềm năng của các ngành dịch vụ, từ đó có kế hoạch và lộ trình đầu tư phát triển một cách trọng điểm.

Hiện nay, phần lớn các hoạt động xuất khẩu dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ du lịch và một phần là dịch vụ viễn thông Dịch vụ vận tải mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam nhưng chủ yếu là được thực hiện theo phương thức 2 – xuất khẩu tại chỗ (cá nhân và tổ chức nước ngoài đến sử dụng dịch vụ tại Việt Nam), việc thúc đẩy xuất khẩu theo phương thức 1, 3 hay 4 còn hạn chế Do vậy, mặc dù giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn, song để giải quyết được vấn đề của ngành vận tải không phải một sớm một chiều.

Các ngành có tiềm năng lớn là những ngành liên quan đến giải trí, văn hóa,các dịch vụ về tài chính, dịch vụ giáo dục, viễn thông Sự phát triển của các công nghệ dựa trên nền tảng viễn thông và internet sẽ tạo ra một dư địa lớn cho các ngành này xuất khẩu theo phương thức 1 Điều này cũng sẽ giúp Việt Nam vươn lên, tạo ra bản sắc riêng và có lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác trong việc phát triển thương mại dịch vụ của Việt Nam nói chung và phát triển quan hệ hợp tác thương mại dịch vụ đối với từng đối tác như Hàn Quốc nói riêng.

(ii) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các lĩnh vực dịch vụ Hiện nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, song vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn về chất lượng của các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở.

Sự thiếu đồng bộ và thiếu kết nối giữa các phương thức vận tải, chi phí dịch vụ vận tải cao đã kéo theo năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực khác Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ giúp ổn định chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo cơ sở cho việc thu hút vốn FDI, thu hút khách du lịch từ Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới đến Việt Nam

5.4.4 Tạo ra các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động

(i) Hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, tạo ra cơ chế phối hợp liên hoàn giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp Phổ biến và cập nhật các kiến thức mới trong từng ngành Yêu cầu trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước để đào tạo các nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành tốt, đáp ứng được yêu cầu về trình độ và tay nghề trong các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc Trên cơ sở đó, thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao từ các doanh nghiệp của Hàn Quốc vào Việt Nam, chứ không chỉ dừng ở các công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản như hiện nay Hoạt động đầu tư cho nhân lực cần tập trung vào nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng và các công nghệ môi trường Việc tiếp nhận và triển khai các dự án FDI đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực tại chỗ có trình độ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào các chuyên gia từ nước ngoài Nguồn nhân lực của nước sở tại cũng là nguồn quý để tiếp nhận các công nghệ được chuyển giao từ các dự án FDI.

(ii) Đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo, theo hướng tăng thực hành và cập nhật các công nghệ mới trên thế giới, đảm bảo lực lượng lao động thông qua đào tạo có thể đáp ứng ngay yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp mà không cần qua bước đào tạo lại tại các doanh nghiệp, gây lãng phí cho xã hội Tăng tính tự chủ cho các trường cao đẳng, đại học, bắt buộc các trường cao đẳng, đại học phải chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của thị trường, đồng thời cũng để cởi trói về cơ chế tài chính cho các trường, cho phép các trường có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, phục vụ cho hoạt động đổi mới giáo dục trong các trường.

(iii) Tạo ra các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động sáng tạo ra các phát minh sáng chế và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích và tạo cơ chế hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới, có khả năng đáp ứng tốt với nền công nghiệp sản xuất mới, nhất là sản xuất công nghiệp thông minh dựa trên cơ sở các giải pháp số hóa kết hợp với dữ liệu lớn và internet.

(iv) Điều chỉnh các kế hoạch hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực và các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các lĩnh vực chế biến chế tạo, nên việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp về cơ khí, công nghệ thông tin và các ngành như dệt may, da giầy.

5.4.5 Tăng cường xúc tiến thương mại hàng hóa và dịch vụ Đối với hàng hóa hữu hình, các hoạt động về xúc tiến thương mại đã diễn ra từ khá lâu và có rất nhiều hoạt động từ các cấp Trung ương đến địa phương và các ban ngành để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trên nhiều thị trường, trong đó có Hàn Quốc. Song, các hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ dường như chưa có một chiến lược xúc tiến đồng bộ và dài hạn Trong từng ngành khác nhau lại có các chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ trong nước, một phần hỗ trợ thúc đẩy mở rộng cung cấp dịch vụ ra nước ngoài Ví dụ như các dịch vụ ngân hàng, tài chính và bảo hiểm cũng có các chính sách xúc tiến riêng Ngành du lịch có các chính sách riêng về thu hút khách du lịch nước ngoài, bao gồm khách du lịch đến từ Hàn Quốc. Ngành văn hóa, thông tin và truyền thông cũng có các kế hoạch khác nhau về từng mảng Các hoạt động này diễn ra độc lập, mạnh ngành nào ngành đó thực hiện, thiếu sự liên kết và không theo một quy chuẩn hoặc kế hoạch tổng thể chung, dẫn tới gây lãng phí nguồn nhân lực và vật lực của Nhà nước.

Bởi vậy, Nhà nước cần có kế hoạch tổng thể nhằm quy hoạch lại các dịch vụ, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển thương mại dịch vụ chung của Việt Nam trong một giai đoạn nhất định Trên cơ sở quy hoạch chung tổng thể của Nhà nước, các ngành có kế hoạch phát triển cụ thể nhằm tạo ra sự đồng bộ trong thực hiện.

Hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại có thể được thực hiện theo các hướng như sau:

(i) Tăng cường kêu gọi, xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Giá trị xuất khẩu trong các sản phẩm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam sang Hàn Quốc còn thấp, do phần lớn Việt Nam chỉ xuất khẩu dưới hình thức thô, sơ chế, các điều kiện về bảo quản, bao bì, cũng như các kỹ thuật.

Ngày đăng: 12/12/2022, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w