1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại việt nam

75 7 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI XANH CỦA CÁC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI XANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI XANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Đoàn Duy Trường - K57E3

Nguyễn Thị Kim Dung - K57E4 Lê Thị Thu Hà - K57EK2

Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Phương Thảo

Hà Nội - 2024

Trang 3

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI XANH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: ĐOÀN DUY TRƯỜNG

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K57E3, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ:3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM DUNG

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K57E4, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ:3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Hà

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K57EK2, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Người hướng dẫn

Thạc sĩ Vũ Phương Thảo

Trang 4

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Họ và tên: ĐOÀN DUY TRƯỜNG

Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Số điện thoại:

0945487398

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Năm thứ nhất

Ngành học: Kinh doanh quốc tế Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc Sơ lược thành tích: Sinh viên giỏi Năm thứ nhất

Ngành học: Kinh doanh quốc tế Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Kết quả xếp loại

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm chúng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu do chúng tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Nhóm tác giả

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong môi trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết Nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên khẳng định mình trong lĩnh vực chuyên môn yêu thích, cũng như rèn luyện cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía

Để thực hiện nghiên cứu thành công đề tài này, nhóm đã nhận được được sự giúp đỡ, quan tâm từ nhiều tổ chức, cá nhân Nhóm xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo trường Đại học Thương Mại cùng với các thầy cô khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã nỗ lực truyền đạt kiến thức quý báu và tạo ra sân chơi bổ

ích cho sinh viên Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths Vũ Phương

Thảo, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, người trực tiếp hướng dẫn

nhóm, đã luôn dành thời gian quan tâm, truyền đạt kiến thức và động viên nhóm trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tuy có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về tài liệu nghiên cứu cũng như năng lực bản thân Chính vì vậy, nhóm mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các bạn sinh viên cũng như những người quan tâm đến đề tài để bài làm được hoàn thiện

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

Trang 7

1.1.2 Chuyển đổi xanh 18

1.1.3 Tác động của chuyển đổi số đến chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp dịch vụ logistics 23

1.2 Khung lý thuyết 25

1.2.1 Công nghệ số 25

1.2.2 Môi trường số 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 29

2.1 Khái quát chung về tình hình thực hiện chuyển đổi số trong logistics trên thế giới và Việt Nam 29

2.1.1 Tình hình thực hiện chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics trên thế giới 29

2.1.2 Tình hình chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics Việt Nam 31

2.2 Thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam 31

2.2.1 Cơ sở hạ tầng 31

2.2.2 Công nghệ thông tin 36

2.3 Thực trạng các thể chế liên quan đến chuyển đổi số 38

2.4 Đánh giá thực trạng 39

2.4.1 Thành tựu đạt được 39

2.4.2 Hạn chế 42

Trang 8

3.1 Thống kê mô tả 44

3.2 Kết quả và thảo luận 46

3.2.1 Đánh giá mô hình đo lường 46

3.2.2 Đánh giá mô hình cấu trúc 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

1.Kết luận 56

2.Kiến nghị 56

3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1 Xếp hạng cơ sở hạ tầng Việt Nam năm 2019 32

Bảng 2 Chỉ số LPI tại Việt Nam 40

Bảng 3 Thống kê mô tả các yếu tố liên quan đến đối tượng tham gia khảo sát 44

Bảng 4 Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo 46

Bảng 5 Hệ số tải ngoài Outer Loadings 47

Bảng 6 Hệ số Heterotrait - Monotrait Ratio (HTMT) 49

Bảng 7 Kết quả các giá trị VIF, R-square, f-square, Q-square 50

Bảng 8 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 52

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1 Mô hình các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các

doanh nghiệp dịch vụ logistics 11

Hình 2 Sự khác biệt giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số (Phạm Huy Giao, 2020) 17

Hình 3 Mô hình hệ thống logistics xanh của nền kinh tế (Zhang Yingjing và Liu Juanjuan) 20

Hình 4 Chuỗi cung ứng ng logistics xanh (VLR) 21

Hình 5 Hạ tầng số (Seppo Sirkemaa,2002) 26

Hình 6 Lưu lượng vận tải theo vận tải hành khách và vận tải hàng hóa năm 2017 33

Hình 7 Tốc độ tăng trưởng vận tải hàng hòa và vận tải hành khách tại Việt Nam từ năm 1991-2019 34 Hình 8 Hệ thống sân bay Việt Nam năm 2023 36

Hình 9 Cấp độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay (Báo cáo Logistics Việt Nam 2023) 37

Hình 10 Tổng doanh thu hoạt động logistics tại Việt Nam từ năm 2010-2019 39

Hình 11 Thời gian trung bình thực hiện thủ tục thông quan hàng xuất khẩu (Báo cáo Logistics Việt Nam 2023) 41

Hình 12 Thời gian trung bình thực hiện thủ tục thông quan hàng nhập khẩu (Báo cáo Logistics Việt Nam 2023) 42

Hình 13 Chi phí logistics so sánh với GDP của Việt Nam và một số quốc gia năm 2020 42

Hình 14 Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM sau khi loại bỏ 2 biến quan sát BN2 và CD1 49

Trang 11

DANH SÁCH VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

hàng năm

cấu trúc dựa trên hiệp

of Nature and Natural Resources

Hiệp hội bảo vệ thiên

Trang 13

17 PLS-SEM Partial least squares structural

Association

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam

Trang 14

MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế cùng với bối cảnh toàn cầu hóa, chuyển đổi xanh đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trên khắp thế giới Đối với ngành dịch vụ logistics, nơi tiêu thụ năng lượng lớn và có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, việc thúc đẩy chuyển đổi xanh không chỉ là một tùy chọn mà là một trách nhiệm đối với cả doanh nghiệp và xã hội Ngành logistics tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, và việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số để thúc đẩy chuyển đổi xanh sẽ giúp định hình tương lai của ngành này

Chuyển đổi số cũng đang thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành logistics Công nghệ số hóa cung cấp cơ hội để tối ưu hóa quy trình, giảm lãng phí và tăng hiệu suất Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tài nguyên mà còn giúp giảm tác động tiêu cực đối với môi trường, thông qua việc giảm khí nhà kính và lượng thải ra môi trường

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF, 2016), số hóa trong lĩnh vực logistics có thể phát triển lên tới 1,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 Tuy nhiên, các phân tích cho thấy các công ty logistics hiện đang đứng ở sau đường cong chuyển đổi số khi so sánh với các lĩnh vực truyền thông, viễn thông, ngân hàng và bán lẻ (Riedl, 2018) Ngành logistics đã phải vật lộn để áp dụng công nghệ (Gunasekaran và cộng sự, 2017; Mathauer và Hofmann, 2019) và tăng tính đổi mới của họ (Wagner, 2008; Busse, 2010; Bellingkrodt và Wallenburg, 2013) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự thiếu hiểu biết về công nghệ (Wagner, 2008), trình độ học vấn thấp của lực lượng lao động (Lai và cộng sự, 2005) và những khó khăn với chuyển giao sự đổi mới giữa những chi nhánh của các nhà cung cấp dịch vụ logistics phân tán (Busse và Wallenburg, 2014; Cichosz và cộng sự, 2017) là những nguyên nhân chính tác động đến khả năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics

Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới Đáng mừng hơn là 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số đã giúp họ

Trang 15

làm được điều này Những con số trên đã chứng tỏ mức độ quan tâm cũng như nhận thức rõ ràng của doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Bởi lẽ chỉ mới 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) …

Cùng với đó, ngành logistics cũng đối mặt với áp lực môi trường ngày càng tăng, đặc biệt là với việc thực thi các quy định về bền vững Các doanh nghiệp phải xem xét cách họ hoạt động để tuân thủ các quy định này và đáp ứng nhu cầu của khách hàng yêu cầu các dịch vụ xanh hơn Cùng với đó, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt và doanh nghiệp không chuyển đổi số và không thúc đẩy chuyển đổi xanh có thể mất điểm trong việc thu hút khách hàng và đối tác

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2019), có khoảng gần 1,2 triệu xe tải được đăng ký chính thức ở Việt Nam; trong đó, 68% có tổng tro ̣ng lượng xe nhỏ hơn 5

Với vận tải đường sắt, việc có quá nhiều chủng loại đầu máy gây khó khăn cho hoạt động sửa chữa, thay thế phụ tùng Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên chưa loại bỏ được số lượng lớn toa xe hàng cũ, lạc hậu trong khi vẫn thiếu nhiều toa xe cho

độ khá chậm so với nhiều nước trên thế giới Với những hạn chế cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện kể trên, vận tải đường sắt cũng xả một lượng lớn khí thải độc hại và tiếng ồn ra môi trường Vẫn còn hiện tượng, rác và chất thải đường sắt xả trực tiếp xuống hai bên đường ray, gây ra các phản ứng phá hủy thiết bị đường sắt, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư

Trang 16

Theo công bố của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) về phát thải khí nhà kính lần thứ 4 vào tháng 8/2020, lượng phát thải khí nhà kính của ngành vận tải biển (quốc tế, nội địa và đánh bắt cá) đã tăng gần 9,6% trong giai đoạn 2012 – 2018 (từ 977 triệu tấn lên 1.076 triệu tấn) Chỉ tính riêng phát thải khí CO2 đã tăng từ 962 triệu tấn lên 1.056 triệu

Mặc dù vận tải hàng không là phương thức vận tải ít rủi ro nhất, khí thải từ máy bay làm ô nhiễm khu vực nhạy cảm nhất của khí quyển Theo Tổ chức Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), khói thải từ máy bay chiếm 3,5% nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, các chuyến bay từ châu Âu tạo ra lượng khí thải lên tới 440.000 tấn mỗi ngày Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm hoạt động vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 thì trong đó vận tải hàng không chiếm 5% (Báo Tài nguyên Môi trường, 2019)

Như vậy, việc nghiên cứu về cách các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong ngành logistics tại Việt Nam không chỉ là một vấn đề lý thuyết mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển và bền vững của ngành này Đây là cơ hội để tạo ra những thay đổi tích cực và đảm bảo rằng ngành logistics tại Việt Nam có thể tồn tại và phát triển trong một tương lai bền vững và thúc đẩy chuyển đổi xanh

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này nên nhóm quyết định tìm hiểu về đề tài “Các

yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam” để đi tìm trả lời cho những câu hỏi như

đã đề cập trước đó Căn cứ vào kết quả phân tích được, nhóm sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics dựa trên chuyển đổi số

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ở các doanh nghiệp dịch vụ logistics

Nhiều năm qua, lĩnh vực Logistics đã nắm giữ vị thế của một ngành dịch vụ mũi nhọn, mang lại giá trị gia tăng đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, làm tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Theo Viện Logistics quốc gia (VLA), ngành Logistics tại Việt Nam đã đạt tốc độ phát triển ấn tượng trong những năm gần đây, đạt mức tăng trưởng khoảng 14% - 16%, với quy mô doanh thu hàng năm khoảng 40 - 42 tỷ USD

Trang 17

Trong vòng hai năm qua, tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến công việc và giáo dục chuyển từ offline sang online Điều này đã gây ra những biến đổi đáng kể trong cách tiêu dùng, hoạt động kinh doanh và trao đổi thương mại Điều này không chỉ là bước đột phá quan trọng đối với ngành thương mại điện tử mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong toàn bộ doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực Logistics

Nguyên nhân của sự chuyển đổi này có thể xuất phát từ những hạn chế trong cấu trúc hạ tầng cảng biển, đặc biệt là liên quan đến các dịch vụ sau cảng Các công tác quy hoạch về hạ tầng Logistics, bao gồm cảng biển, cảng nước nông, trung tâm Logistics, bãi đậu xe, và xe container, vẫn chưa đạt hiệu suất mong muốn Do đó, việc áp dụng công nghệ số hóa trở thành một yếu tố không thể thiếu để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả Hiện nay, đã có rất nhiều bài nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics

Nghiên cứu của Ha Le Viet và cộng sự (2023) đã phân tích các yếu tố ảnh

hưởng và thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam Cụ thể, yếu tố quản lý ảnh hưởng 35,5%, yếu tố con người chuyển đổi số ảnh hưởng 24,7%, yếu tố công nghệ ảnh hưởng 6,9%, yếu tố chi phí ảnh hưởng 20,5% và yếu tố dịch vụ hỗ trợ đào tạo ảnh hưởng 22,1% ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp Logistics Kết quả cho thấy rào cản đáng kể nhất đối với chuyển đổi số không phải là công nghệ mà là nhận thức của các nhà quản lý và chi phí thực hiện chuyển đổi số

Guanqiao Zhang và cộng sự (2023) khám phá nhiều tiền đề của chuyển đổi kỹ

thuật số trong các doanh nghiệp xây dựng Trung Quốc thông qua khung TOE và thiết lập mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi kỹ thuật số trong các doanh nghiệp xây dựng dựa trên quan điểm hiệu ứng kép Thứ hai, sử dụng phương pháp hỗn hợp PLS-SEM và fsQCA để nghiên cứu tác động kép của các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp xây dựng Từ góc độ hiệu ứng ròng, chuyển đổi kỹ thuật số trong các doanh nghiệp xây dựng Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể bởi bảy yếu tố, bao gồm việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và lợi thế tương đối trong bối cảnh kỹ thuật, chi phí kỹ thuật số và hỗ trợ quản lý cấp cao trong bối cảnh tổ chức, chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số, áp lực cạnh tranh và hỗ trợ chính sách

Trang 18

trong bối cảnh môi trường Tuy nhiên, ba yếu tố: nhân viên kỹ thuật số, sự sẵn sàng của tổ chức và áp lực từ đối tác, được thống kê chứng minh là không có tác động đáng kể Hơn nữa, lợi thế tương đối, áp lực cạnh tranh và hỗ trợ chính sách đều có tác động tích cực đến sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao trong chuyển đổi số doanh nghiệp, trong khi áp lực đối tác không có tác động đáng kể Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao đóng vai trò trung gian một phần về lợi thế tương đối và áp lực cạnh tranh trong quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp xây dựng, nhưng không có vai trò trung gian nào đối với áp lực đối tác và áp lực chính sách

Kết quả từ bài nghiên cứu của Chieh‐Yu Lin (2007) cho thấy hầu hết các nhà

cung cấp dịch vụ logistics ở Trung Quốc bắt đầu chú trọng đến việc đổi mới công nghệ logistics, đặc biệt là công nghệ thông tin Có xu hướng các công ty logistics ở Trung Quốc sẽ dựa nhiều hơn vào công nghệ thông tin để nâng cao hiệu suất dịch vụ logistics của họ Bài nghiên cứu phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ logistics bên trong và bên ngoài; yếu tố bên trong bao gồm sự khuyến khích của tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực, còn yếu tố bên ngoài bao gồm sự bất ổn về môi trường và sự hỗ trợ của chính phủ Kết quả phân tích thống kê cho thấy các yếu tố này đều có tác động tích cực đáng kể đến sự đổi mới công nghệ logistics của các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Trung Quốc

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của yếu tố quản lý và chi phí trong quá trình chuyển đổi số Ngoài ra, nhận thức của nhà quản lý và chi phí thực hiện chuyển đổi số được xác định là rào cản chính đối với việc chuyển đổi số, hơn cả là vấn đề công nghệ Các nghiên cứu cũng chú ý đến tác động của các yếu tố như sự sẵn sàng của tổ chức, chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số, áp lực cạnh tranh, và hỗ trợ chính sách trong quá trình chuyển đổi số

1.2.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi xanh ở các doanh nghiệp dịch vụ logistics

Ngày nay, tầm quan trọng của logistics xanh trở thành một liên kết chủ chốt trong việc "xanh hóa" chuỗi cung ứng, hướng tới sự phát triển bền vững Trước sự thay đổi về sự ưa chuộng của người tiêu dùng, điều họ thích là các sản phẩm thân thiện với môi trường và xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đang diễn ra trên toàn cầu, doanh nghiệp ngày càng chú trọng và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực logistics xanh Tuy nhiên, theo đánh giá của TS Tôn Thất Tú, một chuyên gia tư vấn quốc tế

Trang 19

trong lĩnh vực logistics, ngành này tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều hạn chế Hiện tại, nhu cầu sử dụng logistics trong nước được xác định chi tiết với tỷ lệ 68% cho vận tải đường biển, 50% cho đường bộ, 28% cho đa phương thức và 8% cho hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng đáp ứng chủ yếu của ngành logistics trong nước nằm ở vận tải đường bộ với tỷ lệ đến 74,4%, trong khi đường thủy nội địa chiếm hơn 19% Phần còn lại là vận tải hàng không, đường sắt và đường biển Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi xanh ở các doanh nghiệp dịch vụ logistics nói chung Dưới đây là một vài nghiên cứu nổi bật, nêu ra những vấn đề còn tồn đọng, những thách thức và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xanh hóa logistics:

Wei Zhang và cộng sự (2020) đề cập đến sự phát triển nhanh chóng của ngành

logistics đã kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp logistics và khối lượng vận chuyển logistics Một số lượng lớn hành vi không xanh của các doanh nghiệp logistics có tác động tiêu cực lớn đến môi trường Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách logistics xanh (GLP) điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp logistics Những chính sách này có tác động rất lớn đến việc cải thiện môi trường Do các doanh nghiệp logistic là nguồn phát thải chất ô nhiễm và chất thải quan trọng nên GLP hiệu quả có thể điều chỉnh hành vi không xanh của ngành logistics doanh nghiệp, từ đó giảm ô nhiễm môi trường Nó thậm chí còn kêu gọi các doanh nghiệp logistic chủ động áp dụng các hành vi xanh, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên, ngăn ngừa suy thoái môi trường, và thậm chí thúc đẩy phục hồi môi trường Vì vậy, nó rất có ý nghĩa làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của GLP Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết có căn cứ để thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với đội ngũ nhân viên logistics xanh có liên quan ở Vũ Hán, Trung Quốc Những nhân viên này đến từ Cục Giao thông vận tải, Bộ Sinh thái và Bảo vệ Môi trường và các doanh nghiệp logistics Thông qua mã hóa và phân tích liên tục, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của GLP đã được thành lập Nó kết luận rằng 5 yếu tố rất quan trọng đối với hiệu quả của GLP, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống GLP, năng lực quản trị xanh của chính phủ, mức độ nhận thức của các doanh nghiệp logistics về GLP, mức độ giám sát xã hội và trình độ phát triển của ngành logistics Và những yếu tố này hoạt động khác nhau trong việc tác động đến hiệu quả của GLP

Natalia và cộng sự (2023) cho thấy sự tăng trưởng của sự phát triển nền kinh tế

Trang 20

xanh có thể thực hiện được thông qua việc cung cấp các công cụ như ưu đãi thuế, khuyến khích bảo tồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, đưa ra các tiêu chuẩn môi trường và điều kiện kỹ thuật chặt chẽ hơn, hệ thống chỉ số đánh giá hiệu lực và hiệu quả của việc triển khai mang tính môi trường và công nghệ Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế và tài chính của việc phát triển cơ sở hạ tầng hậu cần lãnh thổ, đạt được thông qua việc sử dụng vận tải kết hợp, các tuyến đường tiết kiệm chi phí, sử dụng tối ưu diện tích kho bãi, sử dụng giá cả hợp lý cho dịch vụ hậu cần, sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn và tăng lợi nhuận Hiệu quả tài chính và kinh tế tích cực được đảm bảo bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm áp lực thuế và chính sách tài khóa, ngân sách hiệu quả Việc áp dụng đổi mới xanh trong việc hình thành cơ sở hạ tầng logistics đòi hỏi phải đạt được hiệu quả sinh thái thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng rộng rãi hơn các công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng bao bì “xanh” (công nghệ đóng gói sáng tạo, phân loại rác thải), giảm thiểu phát thải các chất độc hại vào khí quyển và lan truyền việc sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường và hiệu quả xã hội thông qua việc nâng cao trách nhiệm xã hội của đại diện doanh nghiệp, cải thiện quản lý “xanh” (quản lý chất lượng môi trường, đào tạo nhân viên kiến thức quản lý môi trường, thúc đẩy các sáng kiến về các biện pháp môi trường, điều chỉnh chiến lược quản lý môi trường) Các khía cạnh có vấn đề của việc thực hiện đổi mới xanh trong việc hình thành cơ sở hạ tầng logistics đã được xác định, bao gồm các khâu cung ứng, vận hành công nghệ thông tin, bán hàng, dịch vụ sản xuất và vận tải

PGS.TS Vũ Anh Dũng với bài nghiên cứu “Cơ sở hạ tầng logistics với việc

thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp” phân tích tác động của cơ sở hạ

tầng logistics đến thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm các yếu tố như: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, phương tiện giao thông vận tải, kho bãi, hệ thống công nghệ thông tin liên lạc (ICT), những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đến thực hiện chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam Thứ nhất, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hỗ trợ quyết định xanh hóa logistics và tác động đến mức độ xanh hóa trong vận tải xanh Việt Nam đang đối mặt với thách thức về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau Mặc dù đường sắt và đường biển được coi là phương tiện vận tải ít ô nhiễm và thân thiện với môi trường, nhưng đường bộ vẫn là mạng lưới chính giữa khu công nghiệp và cảng biển tại Việt Nam, gây giảm

Trang 21

hiệu suất xanh trong logistics Ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở các tuyến quan trọng, dẫn đến thất thoát thời gian và tăng khí thải Các vấn đề như chất lượng đường, thiếu hụt đường ray, và hạn chế về chiều dài bến cảng cũng đóng góp vào tình trạng kém hiệu suất của hạ tầng giao thông Thứ hai, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng đa dạng phương tiện vận tải trong hoạt động logistics, nhưng thiếu hiểu biết về việc tối ưu hóa lợi ích môi trường thông qua kết hợp các phương thức như đường sắt - đường biển Khi nhận ra lợi ích này, doanh nghiệp thường chuyển đổi sang "vận tải đa phương thức." Các doanh nghiệp cũng đang thay thế phương tiện lỗi thời bằng những lựa chọn mới để tiết kiệm năng lượng và giảm tác động môi trường, cải thiện chất lượng và uy tín trong hoạt động logistics Tuy nhiên, việc chuyển đổi loại nhiên liệu vẫn gặp khó khăn do sự phụ thuộc lớn vào xăng dầu, và có ít doanh nghiệp có ý định chuyển đổi Mặc dù chuyển đổi sang tàu hỏa và tàu biển có hiệu quả môi trường, nhưng do tính chất của chúng, ít doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn, dù trên thế giới nhiều doanh nghiệp hướng đến phương thức xanh hóa này Thứ ba, chất lượng kho bãi đóng vai trò quan trọng trong việc xanh hóa logistics ở cả khía cạnh trực tiếp và gián tiếp Sàn nhà kém chất lượng và độ ẩm không ổn định trong kho có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa Sự thiếu hụt hệ thống điều hòa là một nguyên nhân, khiến kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trở nên khó khăn Mặc dù nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng kho bãi có diện tích lớn, điều này không tác động quá nhiều đến mức độ xanh hóa từ góc độ năng lượng tiêu thụ Sử dụng nguồn điện để thắp sáng thay vì hệ thống điều hòa có thể giảm tiêu thụ năng lượng, nhưng vẫn cần xem xét kỹ lưỡng đối với tiêu chí chất lượng hàng hóa Thứ tư, chưa đồng bộ trong việc áp dụng hệ thống khai báo hải quan điện tử giữa các doanh nghiệp gây khó khăn và ít thuận tiện cho việc giải quyết các thủ tục thông quan hàng hóa, từ đó làm chậm trễ chuỗi cung ứng Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho và chất lượng kho bãi chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ trong hoạt động lưu trữ hàng hóa tại kho Cuối cùng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong các quy định của chính phủ liên quan đến cơ sở hạ tầng logistics ảnh hưởng đến việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Các nghiên cứu trên đều tập trung vào vấn đề của cơ sở hạ tầng logistics và ảnh hưởng của nó đối với thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp, nhấn mạnh sự quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và kho bãi trong việc xanh hóa

Trang 22

logistics và giảm thiểu tác động môi trường Bài nghiên cứu chia sẻ quan điểm về khó khăn và hạn chế trong việc chuyển đổi loại nhiên liệu, sử dụng phương tiện vận tải xanh, và hiệu quả của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo Thêm vào đó, còn nhấn mạnh vấn đề của việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách thuế và hỗ trợ chính sách

1.2.3 Những tồn tại chưa được giải quyết của các nghiên cứu trên

Các nghiên cứu nhóm tác giả phân tích ở trên có một vài tồn tại chưa được giải quyết, cụ thể:

Một số nghiên cứu chủ yếu chỉ tập trung vào một trong hai khía cạnh nhất định là chuyển đổi số hoặc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp, vì vậy, với các kết luận của nghiên cứu chưa được cụ thể và bao quát, chỉ phân tích được một vài khía cạnh của vấn đề, từ đó kiến nghị và giải pháp cũng chưa được chặt chẽ và mang tính thiết thực

Một số nghiên cứu có xu hướng thiên vị hoặc tập trung quá mức vào một khía cạnh cụ thể của chuyển đổi số hoặc chuyển đổi xanh, đồng nghĩa với việc bỏ qua hoặc giảm nhẹ sự quan trọng của các yếu tố khác Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng trong việc phản ánh các thực tế đa chiều của quá trình này và làm giảm tính toàn vẹn cũng như tính khách quan của kết quả nghiên cứu Khi nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể mà không xem xét các yếu tố liên quan, như các yếu tố chính sách, nhân văn, hoặc kỹ thuật, sẽ dễ dẫn đến các nhận định hạn chế và không phản ánh đúng bức tranh tổng thể của vấn đề Điều này có thể gây ra các giả định sai lầm và hạn chế tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu trong thực tế

Thiếu sự so sánh và phân tích sâu giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi số hoặc chuyển đổi xanh của doanh nghiệp là hạn chế của các bài nghiên cứu nêu trên Điều này dẫn đến việc bỏ lỡ các thông tin quan trọng và sự ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố, cũng làm mất đi cơ hội hiểu rõ hơn về các cơ chế hoạt động và tác động của chúng đối với kết quả của nghiên cứu

2 Lý do lựa chọn đề tài

Ở thời điểm hiện tại, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics Với sự gia tăng của thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển toàn cầu, việc hiểu rõ những yếu tố nào tác động đến ý định chuyển đổi số trở nên thiết thực hơn bao

Trang 23

giờ hết Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, trở thành điểm đặc biệt quan trọng để nghiên cứu Lĩnh vực logistics ở đây không chỉ đóng vai trò chuyển giao hàng hóa mà còn trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu Bằng cách nắm bắt được những yếu tố cụ thể nào có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam, nghiên cứu có thể giúp định rõ hơn chiến lược kinh doanh và quản lý nguồn lực

Ngoài ra, quan điểm chuyển đổi xanh càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hướng về phát triển bền vững Việc nghiên cứu về cách doanh nghiệp logistics ứng phó với yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số cũng là việc đồng thời khám phá cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành Không chỉ đơn thuần là nghiên cứu về doanh nghiệp, mà còn đàm phán về những khía cạnh xã hội và môi trường Có thể dự kiến rằng, kết quả của nghiên cứu sẽ mang lại đóng góp lớn cho cả cộng đồng logistics, vì Việt Nam đang trở thành một môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn và quan trọng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Việc chọn lựa đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics tại Việt Nam không chỉ là một quyết định sáng tạo mà còn là một cơ hội để đóng góp vào sự phát triển của ngành, đồng thời mở ra những khả năng mới trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng

3 Mục tiêu đề tài

3.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra và nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp

3.2 Mục tiêu cụ thể

Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa về cơ sở lý luận và tìm ra những yếu tố tác động đến ý

định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam

Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá phân tích các yếu tố tác động đến ý định chuyển

đổi số từ đó ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi xanh trong các doanh nghiệp logistics

tại Việt Nam

Trang 24

Thứ ba, đề xuất chính sách, giải pháp nhằm tăng cường tỷ lệ chuyển đổi số giúp

chuyển đổi xanh hoạt động logistics tại Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc

đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam

Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 tháng từ tháng 8/2023 đến

tháng 11/2023

Phạm vi về không gian: Số liệu được thu thập liên quan đến việc chuyển đổi số

và chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 1 Mô hình các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics

Thể chế chính sách pháp luật là động lực chính để doanh nghiệp xây dựng thực

hiện chuyển đổi số Một mặt, môi trường chính sách thực thi và hạn chế một số hành vi nhất định của doanh nghiệp logistics thông qua luật pháp và các quy định, gây áp lực đáng kể từ bên ngoài lên doanh nghiệp logistics và có tác động tích cực trong thời

Trang 25

gian ngắn Ngược lại, môi trường chính sách có thể hỗ trợ các doanh nghiệp logistics thông qua việc giảm thuế, trợ cấp của chính phủ, hỗ trợ vốn vay và các biện pháp khác Được thúc đẩy bởi những lợi ích này, các doanh nghiệp logistics tiếp tục tối ưu hóa và thay đổi từ sự phục tùng thụ động sang chuyển đổi tích cực Thể chế chính sách pháp luật có thể làm giảm tính không chắc chắn của các hoạt động đổi mới xanh và thúc đẩy ý định đổi mới xanh của các doanh nghiệp logistics

Môi trường kỹ thuật ảnh hưởng đến lợi ích và chi phí đổi mới của các doanh

nghiệp logistics Quá trình vận hành phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật Việc đảm bảo công nghệ - kỹ thuật hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp logistics tự tin thực hiện đổi mới xanh, từ đó hình thành ý định đổi mới xanh

Bối cảnh thị trường cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của

các doanh nghiệp logistics, chẳng hạn như nhu cầu thị trường của người tiêu dùng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác trên thị trường cũng như áp lực cạnh tranh công nghệ của các đối thủ trên thị trường Khi môi trường thị trường khốc liệt, các doanh

nghiệp logistics thể hiện những lợi thế đặc biệt của mình và có ý định đổi mới xanh

Hạ tầng số là nền tảng phần cứng và hệ thống phần mềm liên quan đến việc số

hóa doanh nghiệp logistics Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã có tác động đến việc sản xuất ý tưởng sản phẩm, phát triển và sản xuất, hậu cần và các liên kết khác

Bước nhảy vọt về công nghệ số là việc doanh nghiệp xây dựng sử dụng công

nghệ số để thúc đẩy việc thay đổi phương thức quản lý và tạo ra quy trình sản xuất mới, nắm bắt tình hình thị trường và đáp ứng nhu cầu của người dùng bằng cách sản xuất sản phẩm mới hoặc cung cấp dịch vụ mới Các doanh nghiệp logistics có thể hiện thực hóa sự kết hợp đổi mới tài nguyên thông qua bước nhảy vọt về công nghệ kỹ thuật số, nhanh chóng đáp ứng với áp lực xanh được nhận thấy, tạo ra nhận thức về môi trường xanh, hội tụ theo hướng mong đợi của xã hội và cuối cùng là thúc đẩy ý định đổi mới xanh của các doanh nghiệp logistics

5.2 PLS - SEM

Trong mô hình SEM có hai kỹ thuật phân tích được áp dụng đó là CB-SEM (Covariance-based SEM) thường được sử dụng trong phần mềm AMOS, LISREL và PLS-SEM (Partial Least Squares SEM) được sử dụng bằng phần mềm SmartPLS Trong nghiên cứu marketing về phân tích sự hài lòng, PLS-SEM có những ưu điểm vượt trội hơn so với CB-SEM trong các tình huống sau: (1) Tránh được các vấn đề liên

Trang 26

quan đến quy mô cỡ mẫu nhӓvà dữ liệu không phân phối chuẩn; (2) Có thể ước lượng mô hình nghiên cứu phức tạp với nhiều biến trung gian, tiềm ẩn và biến quan sát, đặc biệt là mô hình cấu trúc; (3) Thích hợp cho các công trình nghiên cứu thiên về định hướng dự đoán (Henseler & cộng sự, 2009; Nguyễn, 2016) Vì vậy, bài viết này áp dụng PLS-SEM để xác định các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số nhằm thúc

đẩy chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

Theo Henseler & Chin (2010), khi áp dụng PLS-SEM, mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai bước là đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc Đầu tiên, mô hình đo lường được đánh giá thông qua đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm đo lường/cấu trúc trong mô hình Tiếp đến, theo đề xuất của Hair & cộng sự (2016), mô hình cấu trúc được đánh giá thông qua các bước sau: (1) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, (2) Kiểm định hệ số đường dẫn, (3) Hệ

Trong mô hình PLS-SEM, nhà phân tích không thể thực hiện kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số đặc trưng của mô hình nếu chỉ dựa vào một mẫu dữ liệu duy nhất Để khắc phục nhược điểm này, mô hình PLS-SEM áp dụng phương pháp Bootstrap do các nhà nghiên cứu Tibshirani, Davison và Hinkley giới thiệu (Nguyễn & Vũ, 2020)

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Theo Henseler & Chin (2010), mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai bước là đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc Đầu tiên, mô hình đo lường được đánh giá thông qua đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm đo lường trong mô hình

Độ tin cậy (reliability) của các biến quan sát phải có hệ số outer loading lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì đạt yêu cầu về độ tin cậy và hệ số composite reliability phải lớn hơn hoặc bằng 0,7 thì đạt độ tin cậy tổng hợp (Hulland, 1999)

Độ giá trị hội tụ (convergent validity) được sử dụng để đánh giá sự ổn định của thang đo Theo Fornell and Larcker (1981), hệ số AVE (average variance extracted) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 (average variance extracted) sẽ khẳng định được độ giá trị hội tụ Hệ số tải của mỗi biến quan sát lên nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,7 và có ý nghĩa là bằng chứng về độ tin cậy của các thang đo

Trang 27

Độ giá trị phân biệt (discriminant validity) đo lường độ giá trị phân biệt giúp đảm bảo sự khác biệt, không có mối tương quan giữa các yếu tố sử dụng để đo lường các nhân tố Để đo lường giá trị phân biệt thì căn bậc hai AVE của mỗi nhân tố đo lường đều lớn hơn hệ số liên hệ (latent variable correlations) giữa nhân tố đó với các nhân tố khác cho thấy độ phân biệt và tính tin cậy của các nhân tố (Fornell and Larcker, 1981) Kế tiếp, để kiểm tra có mối quan hệ giữa các khái niệm hay không, mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng Với giá trị t-value > 1,96 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Trọng số outer weights là tiêu chí thể hiện sự đóng góp tương đối của mỗi chỉ báo Trong mô hình cấu trúc, trọng số outer weights thường thấp hơn hệ số tải nhân tố (Hair et al., 2014) Để kiểm tra xem các chỉ báo cấu thành có thực sự góp phần vào việc hình thành biến tiềm ẩn, quy trình bootstrapping cần được thực hiện Như vậy, trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phần mềm phân tích thống kê bình phương tối thiểu từng phần SmartPLS 3.0 để tiến hành ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thông qua các chỉ số tiêu chuẩn, phù hợp với đặc điểm nghiên cứu là không dựa trên giả định phân phối chuẩn, linh hoạt sử dụng với cỡ mẫu nhỏ

Kiểm định Bootstrapping – Kiểm định độ tin cậy mô hình SEM Sau khi hoàn thành việc ước lượng mô hình nghiên cứu thì vấn đề đánh giá lại độ tin cậy của ước lượng đó là một công việc cần thiết Khi ước lượng mô hình nghiên cứu đạt được độ tin cậy thì mới có khả năng suy rộng ra cho tổng thể, ngược lại thì ước lượng của mô hình nghiên cứu chỉ có thể phù hợp trong nội bộ số liệu thu thập của đề tài Hiện tại, có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu Phương pháp đầu tiên nhà nghiên cứu có thể chia mẫu nghiên cứu thành hai mẫu con, sau đó sử dụng một mẫu con để tiến hành ước lượng mô hình nghiên cứu Mẫu con còn lại thì được sử dụng để đánh giá lại độ tin cậy của mô hình nghiên cứu vừa ước lượng Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng có thể tiến hành kiểm định độ tin cậy của các ước lượng thông qua việc lặp lại nghiên cứu bằng cách thu thập thêm quan sát Tuy nhiên, theo Anderson & Gerbing (1988) cho rằng đối với phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính thường đòi hỏi cỡ mẫu lớn, cho nên việc kiểm định độ tin cậy của các ước lượng dựa theo 2 phương pháp trên là không khả thi vì tốn kém nhiều thời gian và chi phí của người thực hiện nghiên cứu Do đó, Schumaker and Lomax (2004) cho rằng trong những trường hợp như thế thì phương

Trang 28

pháp kiểm định bootstrapping là phương pháp phù hợp để thay thế, bởi vì đây là phương pháp lấy mẫu lặp lại, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông Phương pháp này sử dụng cách tiếp cận không dựa trên quan hệ tương tác giữa các biến, các nhân tố để dự đoán độ chính xác của các mối quan hệ trong PLS Với kỹ thuật bootstrapping, có thể coi mẫu thu hồi được như một tổng thể, N mẫu con trong tổng thể được tạo thành bằng phương pháp lấy mẫu với sự thay đổi của các giá trị quan sát trong cỡ mẫu ban đầu (trong nghiên cứu N = 157) Sau đó, các mối liên hệ bắt đầu được dự đoán cho mỗi mẫu mới được tạo ra Phân phối các dự đoán từ M mẫu được tạo ra để tính t-value của mối quan hệ

5.4 Cỡ mẫu phân tích

Để phân tích mối quan hệ giữa các YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ chuyển đổi xanh CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) được ứng dụng Phương pháp này đòi hỏi cỡ mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu (Raykov and Widaman 1995) Tuy nhiên, theo Hair et al (1998) nếu phương pháp ước lượng Maxium Likelihood thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 – 150 Ngoài ra, kích thước mẫu cho phương pháp ước lượng được sử dụng trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có ba loại là mẫu nhỏ ≤ 100, mẫu trung bình 100 – 200 và mẫu lớn ≥ 200 Cỡ mẫu của nghiên cứu này là 157 với đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam, như vậy cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của phương pháp phân tích

6 Cấu trúc báo cáo đề tài

Đề tài được tổng kết thành 4 chương như sau: - Chương I: Cơ sở lý thuyết

- Chương II: Thực trạng

- Chương III: Kết quả nghiên cứu - Chương IV: Kết luận và Kiến nghị

Trang 29

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Chuyển đổi số

Mặc dù những ý thức về chuyển đổi số đã bắt nguồn từ cuối những năm 1970 khi thiết kế và sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính lần đầu tiên được sử dụng trong các doanh nghiệp, chuyển đổi số ngày nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường sử dụng thuật ngữ số hóa như chuyển đổi số, nhưng bản chất, hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau

Số hóa là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường, thủ công sang hệ thống kỹ thuật số (digital) Hay hiểu đơn giản là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số Số hóa thường có hai loại: số hóa dữ liệu và số hóa quy trình Số hóa dữ liệu là chuyển đổi các dữ liệu dạng vật lý (văn bản, giấy tờ, hồ sơ, ) hay analog thành các định dạng kỹ thuật số mà máy tính, phần mềm có thể đọc hiểu được Còn số hóa quy trình là việc sử dụng các dữ liệu được số hóa để cải thiện khả năng làm việc, quy trình vận hành của đơn vị

Về bản chất, chuyển đổi số được thúc đẩy bằng sự chuyển đổi công nghệ trong tổ chức (David Tang, 2021) Công nghệ hiện nay không chỉ dừng lại đơn thuần ở chức năng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, mà còn cho phép doanh nghiệp tạo ra các mô hình kinh doanh mới sáng tạo hơn, thúc đẩy tăng trưởng doanh số và thậm chí tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp McKinsey cũng đã phát triển một định nghĩa về chuyển đổi số rằng nó không liên quan đến một quá trình mà liên quan nhiều hơn đến cách một doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh của họ (Dorner và Edelman, 2015)

Định nghĩa về “kỹ thuật số” có thể được chia thành ba lĩnh vực: tạo ra giá trị ở những lĩnh vực mới trong kinh doanh, tối ưu hóa các quá trình tác động đến trải nghiệm của khách hàng và xây dựng nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra sáng kiến kinh doanh Việc triển khai công nghệ trong hoạt động kinh doanh chỉ là một phần nhỏ trong quá trình chuyển đổi số của một tổ chức, doanh nghiệp Để chuyển đổi số thành công, các công ty phải tập trung vào hai hoạt động chính: định hình lại những đề xuất giá trị khách hàng và chuyển đổi phương thức vận hành của doanh nghiệp bằng việc sử dụng công nghệ số để nâng cao hoạt động tương tác với khách hàng (Berman, 2012)

Trang 30

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Huy Giao (2020) cho rằng, chuyển đổi số là sử dụng công nghệ số hay ứng dụng công nghệ số trên cơ sở các dữ liệu số hoặc dữ liệu số hoặc dữ liệu đã được số hóa để thay đổi mô hình nghiên cứu, sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội và giá trị mới, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, tính tổ chức của cơ quan và doanh nghiệp Bốn công nghiệp số nền tảng của chuyển đổi số là điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo Chuyển đổi số không phải sự nâng cấp liên tục của công nghệ thông tin hay là số hóa quy trình, dữ liệu và thông tin Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số

Hình 2 Sự khác biệt giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số (Phạm Huy Giao, 2020)

Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra những đặc điểm chính của chuyển đổi số là:

Thứ nhất, chuyển đổi số là quá trình áp dụng công nghệ kỹ thuật trong mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp Những mô hình cũ, truyền thống được chuyển sang

dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới Thomas Siebel (2019) cũng chỉ ra bản chất chuyển đổi số là sự hội tụ của 4 công nghệ đột phá: công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) Việc thay đổi phương thức làm việc, sản xuất thông qua tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của mỗi đơn vị làm thay đổi cách thức vận hành, chu trình và tạo ra những giá trị mới hơn với nền móng là công nghệ kỹ thuật

Trang 31

Thứ hai, chuyển đổi số là quá trình thay đổi nhận thức, cách sống và cách làm việc của cá nhân Chuyển đổi số chỉ thành công khi doanh nghiệp có chiến lược và

khả năng lãnh đạo vững chắc (Schwertner, 2017) Cần có những thay đổi mang tính chuyển đổi số để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số, liên quan đến chiến lược, khả năng lãnh đạo và văn hóa của tổ chức Nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số thành công đều có chiến lược, cam kết rõ ràng của lãnh đạo cấp cao, thay đổi tư duy và nhận thức để thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân khác vào quy trình và thích ứng với những thay đổi của thị trường

Thứ ba, chuyển đổi số hỗ trợ vận hành doanh nghiệp và tham gia nâng cao giá trị doanh nghiệp qua việc sáng tạo những mô hình mới Công nghệ số không chỉ dừng

lại vai trò của nó trong việc giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vận hành, quản lý một cách nhanh chóng, chính xác hơn, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khái quát hóa hoạt động của toàn bộ tổ chức để làm căn cứ cho việc xây dựng những mô hình mới sáng tạo hơn, đem lại hiệu quả cao hơn Việc ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp số cũng đem lại doanh thu cao hơn 26% so với doanh nghiệp thông thường (Viện công nghệ Massachusetts)

Thứ tư, chuyển đổi số là cầu nối cho doanh nghiệp với khách hàng Sự tương

tác giữa doanh nghiệp và khách hàng được tăng lên, còn khoảng cách bị thu hẹp đi thông qua nền tảng kỹ thuật số Bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và thói quen của khách hàng làm cơ sở điều chỉnh dịch vụ để đáp ứng đúng mong muốn của họ Việc đưa ra quyết định đối với vấn đề của khách hàng cũng được diễn ra nhanh chóng nhờ vào những thông tin được tổng hợp từ các bộ phận khác nhau thông qua công nghệ thông tin

1.1.2 Chuyển đổi xanh

Khái niệm phát triển bền vững rõ rệt lần đầu tiên trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” của Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên quốc tế (ICN) năm 1980, song mới chủ yếu đề cập đến vấn đề về sinh thái Ngày nay định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là định nghĩa trong “Báo cáo Brundtland” của Ủy ban Môi trường và phát triển

thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987 “Phát triển bền vững là sự phát triển

đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” chuyển đổi xanh đề cập đến khoảng thời

gian tính từ hiện tại, khi mà cuộc sống của con người không bền vững về lâu về dài và

Trang 32

thời điểm khi hoạt động của con người không làm nguy hiểm đến sức khỏe của hành tinh Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi xanh, với nỗ lực của các Chính phủ, tổ chức, công ty và cá nhân để đạt được mục tiêu bền vững càng nhanh càng tốt

Chuyển đổi xanh có thể được định nghĩa như một quá trình đóng góp cho sự sáng tạo sản phẩm và công nghệ mới với mục đích giảm những rủi ro về môi trường như ô nhiễm và những chuỗi hậu quả tiêu cực của thiếu hụt nguồn năng lực (Castellacci and Lie, 2017) Cải tiến được chia thành hai lĩnh vực, cải tiến sản phẩm/dịch vụ và cải tiến quy trình (Salim Karimi Takalo et al, 2020), với mục tiêu là

phát triển các chức năng của sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho khách hàng Cải tiến

sản phẩm xanh với mục đích thay đổi hoặc sửa đổi thiết kế sản phẩm bằng cách sử

dụng các hợp chất không độc hại hoặc vật liệu phân hủy sinh học trong quá trình sản xuất nhằm giảm tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (Lin, Tan & Gang, 2013) Sản phẩm xanh đòi hỏi một cái nhìn mới về vòng đời sản phẩm, từ quá trình sản xuất đến phân phối, từ sử dụng đến thải bỏ hoặc tái sử dụng, nói cách khác là tiếp cận từ “cradle to grave” (Noci & Verganti, 1999) trong quá trình đánh giá vòng đời của sản phẩm Cụ thể hơn cải tiến sản phẩm bao gồm cải tiến về độ bền hoặc khả năng tái chế của sản phẩm, giảm nguyên liệu thô, lựa chọn nguyên liệu thân thiện với môi trường và loại bỏ các chất độc hại (Kivimaa & Kautto, 2010)

Trong khi đó, cải tiến quy trình nhằm mục đích giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng

trong quá trình sản xuất hoặc trong quá trình chuyển đổi chất thải thành thành phẩm có giá trị (Salvados và cộng sự, 2012) Đặc biệt, cải tiến quy trình bao gồm giảm thiểu ô nhiễm không khí và nước, sử dụng nguồn nước ít hơn, phát triển nguồn nguyên nhiên liệu hiệu quả và chuyển đổi việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch thành nguồn năng lượng sinh học (Kivimaa & Kautto, 2010)

Trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics, chuyển đổi xanh về cơ bản vẫn tập trung chủ yếu trong việc thực hiện cải tiến sản phẩm/dịch vụ và cải tiến quy trình hoạt động của doanh nghiệp Quy trình liên quan đến các hoạt động tích hợp như vận chuyển, lưu kho hoặc quản lý hàng tồn kho, đóng gói, xử lý nguyên liệu và vận chuyển từ hoạt động di chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối hoặc sự di chuyển từ người dùng cuối đến nhà sản xuất (logistics ngược) Cả hai đều quan trọng như nhau và ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường, do đó những chuyển đổi xanh trong ngành

Trang 33

logistics là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành chuyển đổi xanh là kế hoạch, kiểm soát, quản lý và triển khai hệ thống thông qua công nghệ hậu cần tiên tiến và quản lý môi trường nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm (Chang và Quin, 2008), hay nói cách khác, nguồn lực công nghệ và thiết bị tiên tiến là sự đổi mới trong hậu cần như hệ thống dựa trên web, GPS, GIS và hệ thống theo dõi và truy tìm cho phép LSP theo dõi lô hàng một cách sáng tạo và cung cấp phản hồi nhanh chóng cho khách hàng Do đó, chuyển đổi xanh bao hàm khái niệm tương tự như cải tiến dịch vụ hậu cần nhưng nhấn mạnh nhiều hơn vào dịch vụ hậu cần xanh, điều cần thiết để đạt được lợi thế cạnh tranh và dịch vụ hậu cần bền vững Vì vậy, chuyển đổi xanh được coi là các hoạt động thân thiện với môi trường hoặc công nghệ xanh thực tế sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động và sự hài lòng của khách hàng

Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp dịch vụ logistics là nền tảng thúc đẩy phát triển hệ thống logistics xanh tại Việt Nam Theo VLR (Vietnam Logistics Review), hệ thống logistics xanh là sự tích hợp của nhiều tiểu hệ thống với nhiều kết nối, quan hệ tương hỗ Tất cả các hệ thống con trong mô hình đều có vị trí và vai trò khác nhau Một hệ thống logistics xanh không bị cô lập, đòi hỏi phải trao đổi thông tin và năng lượng với thế giới bên ngoài Nghiên cứu trước đó của Zhang Yingjin và Liu Juanjuan cũng chỉ ra rằng, hệ thống logistics xanh phát triển trong mối quan hệ cộng sinh với môi trường, bao gồm quản lý xanh, chuỗi cung ứng xanh với nguồn cung xanh, sản xuất xanh, bán lẻ xanh và tiêu dùng xanh phối hợp trong cơ sở hạ tầng logistics xanh với 3 hệ thống con là hệ thống thông tin logistics xanh, hệ thống logistics xanh và hệ thống giao thông tích hợp xanh

Hình 3 Mô hình hệ thống logistics xanh của nền kinh tế (Zhang Yingjing và Liu Juanjuan)

Trang 34

Hệ thống logistics xanh

Đây là cơ sở để triển khai hệ thống logistics xanh Chuỗi cung ứng xanh tạo môi trường xanh cho sự phát triển bền vững, mở đường, hỗ trợ và thúc đẩy dịch vụ logistics xanh Chuỗi cung ứng xanh hình thành các trung tâm thu gom để xử lý các sản phẩm nhận lại từ các thành viên ở hạ nguồn là người tiêu dùng, nhà bán lẻ và nhà phân phối để tái chế và khôi phục các giá trị cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống logistics tuần hoàn Hệ thống logistics cho chuỗi cung ứng xanh cần có 3 cấp độ: (1) doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thước đo logistics đạt tiêu chuẩn xanh; (2) tạo dựng cơ sở mạng lưới cung ứng xanh và liên doanh nghiệp; (3) Kết nối chuỗi cung ứng luân chuyển với hoạt động logistics dự trữ và cải thiện cơ chế phản hồi

Hình 4 Chuỗi cung ứng ng logistics xanh (VLR)

Hệ thống thông tin logistics xanh

Hệ thống thông tin logistics xanh có thể cung cấp cho các thành viên của hệ thống logistics xanh thông tin theo thời gian thực và giám sát chính xác về việc đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, xử lý phân phối, bốc xếp và xử lý sản phẩm… nhằm tuân thủ các yêu cầu về môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ra quyết định về hậu cần môi trường Hệ thống thông tin logistics xanh bao gồm: (1)Hệ thống kiểm soát bao bì xanh: Thúc đẩy các bộ phận sản xuất sử dụng nguyên liệu đơn giản và dễ phân hủy sinh học để sản xuất bao bì Hợp lý hóa bao bì kết hợp với các chỉ số đánh giá hệ thống xanh khác để giám sát, kiểm soát bao bì sản phẩm của doanh nghiệp (2) Hệ thống kiểm soát giao thông xanh: Đánh giá các hoạt động gây hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển và ô nhiễm môi trường thông qua hệ thống kiểm soát giao thông xanh (3) Hệ thống kiểm soát kho xanh: Giám sát mọi yếu tố không xanh trong kho (4) Hệ thống kiểm soát quy trình xanh: Giám sát sản xuất từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo nhu cầu thực hiện đóng gói, phân khúc, đo lường, lắp ráp, dán

Trang 35

nhãn giá, dán nhãn mác, kiểm tra hàng hóa (5)Hệ thống kiểm soát bốc dỡ xanh: Kiểm soát các hoạt động diễn ra trong quá trình vận chuyển, lưu kho, đóng gói, vận chuyển hàng hóa… (6) Hệ thống đánh giá logistics xanh: Bao gồm 4 khía cạnh: hệ thống logistics hiệu quả môi trường, hệ thống logistics hiệu quả tài nguyên, hệ thống logistics hiệu quả kinh tế, hiệu suất kỹ thuật của hệ thống logistics (7) Hệ thống: nhằm thiết lập các mô hình hậu cần xanh khác nhau nhằm cung cấp cho các thành viên liên quan đến hậu cần khả năng ra quyết định và lựa chọn tối ưu

Hệ thống vận tải xanh

Hệ thống vận tải xanh chủ yếu nhằm giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm, thúc đẩy sự hòa hợp xã hội và tiết kiệm chi phí vận chuyển Trong xã hội kinh tế thị trường, các phương thức vận tải khác nhau thông qua cạnh tranh sẽ cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng cho nền kinh tế quốc dân và cuộc sống hàng ngày của người dân Tuy nhiên, sự cạnh tranh quá mức giữa các phương thức vận tải sẽ gây lãng phí rất lớn về tài nguyên vận tải, như trùng lặp, lãng phí tài nguyên… Vì vậy, việc thiết lập hệ thống tích hợp cơ sở hạ tầng logistics xanh là hệ thống cơ sở cho toàn bộ hệ thống logistics xanh Chúng ta phải tập trung vào ba yếu tố: (1) Xây dựng đầu mối giao thông tích hợp là xương sống trong việc kết nối mạng lưới đường bộ và hành lang giao thông liên tỉnh nên có tác động trực tiếp đến hiệu quả tổng thể của hệ thống giao thông (2) Tận dụng tối đa lợi thế của các phương tiện vận tải: khi lựa chọn các phương tiện vận tải khác nhau, chúng ta nên tận dụng tối đa lợi thế so sánh của đường thủy như vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, tiêu hao ít năng lượng, ít ô nhiễm Đây cần được coi là một trong những hệ thống vận chuyển và phân phối chính cho các tuyến đường trọng điểm (3) Tăng cường phối hợp các phương tiện vận tải và thiết lập hệ thống tích hợp thân thiện với môi trường Điều chỉnh cấu trúc mạng lưới giao thông tích hợp theo nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên và thiết lập hệ thống giao thông thân thiện với môi trường phù hợp với nguyên tắc điều kiện địa phương nhằm tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực giao thông và đạt hiệu quả trong hệ thống giao thông xanh tích hợp

Bằng những hoạt động cải tiến vậy, những doanh nghiệp dịch vụ logistics tiên phong trong chiến lược chuyển đổi xanh có thể đạt được và duy trì các lợi thế cạnh tranh khác nhau trong lĩnh vực hoạt động, không chỉ đặt được hiệu quả về tiết kiệm chi phí vận hàng mà còn tăng cả nguồn doanh thu, lợi nhuận

Trang 36

1.1.3 Tác động của chuyển đổi số đến chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp dịch vụ logistics

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, các vấn đề môi trường, như tình trạng thiếu tài nguyên thiên nhiên và lượng khí thải carbon quá mức, dần trở nên đáng báo động Để giải quyết những thách thức này, các doanh nghiệp được khuyến khích theo đuổi chuyển đổi xanh để gánh vác trách nhiệm xã hội của mình (Eweje & Sakaki, 2015) Là một loại hình đổi mới, chuyển đổi xanh với tác dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp cân bằng giữa lợi nhuận và trách nhiệm với môi trường (Lian và cộng sự, 2022; Xie và cộng sự, 2022) Theo đó, chuyển đổi xanh đã trở thành chiến lược tất yếu để doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (Shahzad et al., 2022)

Trên thực tế, hoạt động chuyển đổi số đang dần trở thành động lực quan trọng để doanh nghiệp logistics thúc đẩy chuyển đổi xanh Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, các nghiên cứu vẫn chưa đạt được kết luận chính xác về liệu chuyển đổi số có đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới xanh hay không Một số nghiên cứu cho rằng chuyển đổi số có thể hỗ trợ cho chuyển đổi xanh (El-Kassar & Singh, 2019; Isensee và cộng sự, 2020; Wei & Sun, 2021), trong khi những người khác cho rằng chuyển đổi số sẽ cạnh tranh để giành lấy các nguồn lực khan hiếm của tổ chức và cản trở chuyển đổi xanh ( Ardito và cộng sự, 2021) Mối quan hệ giữa chuyển đổi số doanh nghiệp và cải tiến vẫn còn gây tranh cãi Hơn nữa, mặc dù vai trò của chuyển đổi số trong đổi mới xanh đã được khám phá nhưng cơ chế cơ bản vẫn chưa được phân tích kỹ lưỡng với bằng chứng thực nghiệm đầy đủ (El-Kassar & Singh, 2019; Wei & Sun, 2021)

Về bản chất, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa tăng cường lẫn nhau nhưng cũng tồn tại mâu thuẫn với nhau ( Stefan Muench và cộng sự, 2022) Chuyển đổi số là nền tảng cho việc thực hiện chuyển đổi xanh thông qua việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật vào quy trình sản xuất để làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tiết kiệm chi phí sản xuất; giảm thời gian tạm dừng sản xuất, giúp tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng cách tối ưu hóa các cảm biến thông minh và các dữ liệu được số hóa Bằng việc thực hiện tự động hóa quy trình bằng robot (RPA-Robotic Process Automation), các tác vụ thông thường, thủ công và lặp lại trong quá trình nghiệp vụ được tự động hóa giúp cải thiện độ chính xác, giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho Việc áp dụng AI và Machine Learning (học máy) trong phân tích lượng dữ liệu được dự kiến sẽ biến đổi ngành logistics nhờ việc tối ưu hóa hoạt động quản lý

Trang 37

và hỗ trợ đưa ra các quyết định sáng suốt, cung cấp dữ liệu thời gian thực về hiệu suất hoạt động của phương tiện, bao gồm hiệu quả sử dụng nhiên liệu, khả năng sẵn sàng của tài xế và nhu cầu bảo trì Công nghệ Blockchain giúp theo dõi sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ một cách an toàn và minh bạch, lưu trữ thông tin phục vụ việc hoạch định và phân tích chiến lược Internet vạn vật (IoT-Internet of Things) là mạng kết nối các thiết bị và đồ vật thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện dịch vụ

Chuyển đổi xanh định hướng các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững, thúc đẩy tiến trình hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn hơn và tính bền vững cạnh tranh Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ có thể thay đổi trực tiếp thông qua việc ứng dụng những biện pháp thực tế ví dụ

Công nghệ kỹ thuật số cũng có thể hỗ trợ giám sát, báo cáo và xác minh lượng phát thải khí nhà kính để định giá carbon Hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số cho phép nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, thành phần và từ đầu đến cuối, đồng thời giúp dữ liệu dễ truy cập hơn, điều này rất cần thiết cho các mô hình kinh doanh tuần hoàn khả thi Bản sao kỹ thuật số 5 có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và thiết kế các quy trình, sản phẩm hoặc tòa nhà bền vững hơn Điện toán lượng tử sẽ tạo điều kiện cho các mô phỏng quá phức tạp đối với máy tính cổ điển Công nghệ dữ liệu dựa trên không gian cung cấp thông tin toàn cầu theo thời gian thực, giám sát tiến trình hướng tới tính bền vững Chia sẻ dữ liệu hoặc tự động hóa có thể tăng cường sự tham gia của công chúng trong việc định hướng quá trình chuyển đổi và đồng sáng tạo các đổi mới

Tuy nhiên, việc tăng cường chuyển đổi số yêu cầu máy móc, khoa học công nghệ đầu vào, trừ khi công nghệ kỹ thuật số được cải tiến để tiết kiệm năng lượng hơn, nếu không việc sử dụng rộng rãi chúng sẽ làm tăng mức tiêu thụ năng lượng ICT gây ra 5-9% lượng điện sử dụng toàn cầu và khoảng 3% lượng phát thải khí nhà kính Việc thiếu một khuôn khổ thống nhất để đo lường tác động môi trường của quá trình số hóa, bao gồm cả các hiệu ứng phục hồi có thể xảy ra , dẫn đến những khác biệt rõ rệt trong các ước tính này Các nghiên cứu cho thấy rằng mức tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng do việc sử dụng và sản xuất thiết bị tiêu dùng ngày càng nhiều, nhu cầu từ mạng,

trung tâm dữ liệu điện tử

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w