Đặc điểm ẩm thực truyền thống của người Việt Nam • Sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên • Sự quân bình âm dương trong cơ thể • Sự hài hòa âm dương của thức ăn • Giao lưu , tiếp biến văn hóa ẩm thực • Sự giao thoa giữa văn hóa và ẩm thực
Trang 1ÔN THI VĂN HÓA ẨM THỰC
Câu 1: Phân tích văn hóa ẩm thực phụ thuộc vào các yếu tố nào ? 1 Vị trí địa lý
- Những nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện ( đượng bộ , đường thủy, ) thì khẩu vị ăn uống bị ảnh hưởng nhiều hơn Nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú nên các món ăn đa dạng hơn
- Ở những vùng biển, sông có các món ăn nhiều cá và các hải sản khác
- Ở những vùng đồng bằng, vùng núi sử dụng ít hải sản thay vào đó họ chế biến nhiều món ăn từ động vật, thực vật: Vùng đồng bằng có các món ăn từ cua, ốc, ; Vùng núi có các món ăn từ dê, hươu,…
2 Khí hậu
- Vùng có khí hậu lạnh:
+Thường sử dụng nhiều chất béo, tinh bột +Phương pháp chế biến là xào, rán, quay, hầm
+Món ăn thường đặc, nóng và ít nước, thường ăn nhiều bánh - Vùng có khí hậu nóng:
+Dùng nhiều món ăn được chế biến từ thực vật, ít chất béo, mát +Phương pháp chế biến là luộc, ăn nhiều rau, nhiều nước
3 Nguyên liệu thực phẩm
- Ngũ hành trong âm dương : cay (kim), chua (mộc), mặn (thủy), ngọt (thổ) và đắng (hỏa) để tạo nên sự đặc sắc VD:Khi chế biến món ăn Việt Nam thường sử dụng nước mắm để nêm nếm, kết hợp với rất nhiều loại gia vị khác… nên món ăn rất đậm đà Mỗi món khác nhau nước chấm tương ứng với khẩu vị
4 Sự phát triển công nghệ
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 như dịch vụ internet ,điện thoại thông minh (smartphone), người giới thiệu món ăn (food-blogger), dịch vụ gọi món… liên tục ra đời kéo theo sự thay đổi trong thói quen và nhu cầu của thực khách Họ dễ dàng tìm kiếm món ăn, xem video đánh giá qua mạng Họ dễ dàng tiếp cận và tiếp thu các xu hướng ẩm thực mới, điển hình như các trào lưu sử dụng thực phẩm hữu cơ (organic), thân thiện với môi trường (eco-friendly)
5 Bảo quản, tồn trữ thực phẩm
Bảo quản, tồn trữ thực phẩm trong nhà hàng là quá trình bạn sử dụng các hình thức chế biến hay đóng gói để lưu trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong thời gian dài, với chất lượng tốt nhất
Khi được tiến hành một cách khoa học và hiệu quả, bảo quản thực phẩm sẽ mang lại những lợi ích quan trọng như:
Trang 2Giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh: bảo quản khoa học giúp bạn ức chế sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn xấu như e.coli hay salmonella,… qua đó bảo tồn tình trạng, kéo dài thời gian lưu trữ cho thực phẩm Giúp giảm thiểu việc mất đi hương vị sau khi chế biến
Đảm bảo thực phẩm luôn ở chất lượng tốt nhất: theo thời gian, một số loại thực phẩm tuy không hư hỏng, nhưng lại suy giảm nghiêm trọng về hương vị và giá trị dinh dưỡng Bảo quản đúng cách cũng sẽ giúp bạn lưu giữ được những đặc tính này cho thực phẩm
Tiết kiệm chi phí: bảo quản thực phẩm được lâu dài, có chất lượng về hương vị và dinh dưỡng ổn định mà không phải mua sắm thay thế sẽ giúp nhà hàng của bạn tiết kiệm được những khoản tiền mua sắm nguyên vật liệu khổng lồ Có thể thấy, bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho
nhà hàng của bạn
6 Lịch sử, văn hóa xã hội
- Lịch sử của dân tộc càng mạnh, chế biến món ăn càng phong phú, cầu kì và độc đáo VD: VN là dân tộc có 4000 năm dựng nước và giữ nước có món bánh chưng có ý nghĩa tượng trưng rất cao và được sử dụng trong ngày tết
- Văn hóa càng cao thì khẩu vị càng tinh tế, đồi hỏi sự cầu kì, tỉ mỉ khi chế biến.VD: Những món ăn của Nhật thường chú trọng vào độ tinh khiết, tươi ngon vốn có của nguyên liệu, ít lạm dụng gia vị, giữ lại được nét thanh đạm, làm nổi bật thêm nghệ thuật ẩm thực tinh tế, chọn lọc của người Nhật
- Sự giao lưu văn hóa càng nhiều kéo theo sự giao ưu văn hóa ăn uống VD: Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật bản đều dùng đũa để ăn và dùng gạo để nấu cơm
7 Giới tính
- Nam giới thường ăn mặn, cay hơn nữ, hướng đến ăn các loại thịt thà, hải sản như tôm và sò
- Nữ giới thường ăn ngọt và chua hơn nam, hướng đến ăn các loại rau quả, đặc biệt là cà chua,táo, ; thực phẩm khô như hạnh nhân và quả óc chó,
8 Lứa tuổi
- Trẻ em thích những món ăn như cơm chan nước tương, trứng chiên, xúc xích… - Thanh Thiếu niên thường ăn món nhiều năng lượng, chất béo, chất đạm và có
Trang 3Sức khỏe của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đối với khẩu vị ăn uống Vì nếu một người đang không khỏe thì ăn bất cứ thứ gì cũng cảm thấy không ngon, cho dù đó là sơn hào hải vị, thứ đắt giá nhất, khó tìm nhất … thì cũng cho ra kết quả là không ngon mà thôi Ngược lại, nếu tâm trạng tốt hay sức khỏe tốt, sẽ khiến khẩu vị của người tiêu dùng trở nên sâu sắc hơn, họ sẽ cảm nhận và đánh giá món ăn một cách tối ưu nhất Vậy nên, để có thể đánh thức khẩu vị của người tiêu dùng, hãy quan tâm, nắm bắt được sức khỏe, tâm lý của họ
10 Tôn giáo
- Tôn giáo nào sử dụng thức ăn làm vật thờ cúng thì việc sử dụng nguồn nguyên liệu chế biến món ăn cũng bị ảnh hưởng VD: Đạo Hindu thờ con bò không ăn thức ăn có nguồn gốc từ bò
11 Di dân
- Phở có nguồn gốc từ Nam Định, là món ăn đặc sản của Việt Nam nhờ sự di dân đến các vùng miền khác, đất nước khác món Phở đã trở lên phổ biến và dần tạo ra các phương pháp chế biến và tạo ra hương vị khác nhau.VD: Món phở miền Bắc, sợi phở mỏng và nước dùng thanh vị; Phở miền Nam sợi dày hơn, nước dùng đậm đà và ăn kèm nhiều loại rau thơm, giá đỗ
12 Giao thoa
- Khuynh hướng quốc tế hoá về mặt tập quán và khẩu vị ăn uống: từ kiểu ăn cho đến món ăn, nguyên liệu Có thể là cách chế biến, là gia vị mới, công thức mới VD: Ẩm thực Nhật Bản có sự độc đáo ở chỗ đó là sự pha trộn tinh tế của một số nền văn hóa ẩm thực khác nhau như Ramen là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được người Nhật khéo léo sáng tạo và phát triển thành một kiểu ramen của riêng mình Không chỉ với ramen, nhiều món ăn khác của Nhật Bản cũng chính là sự giao thoa độc đáo giữa 2 nền văn hóa Đông và Tây
- Tiếp thu là tốt nhưng mỗi quốc gia vẫn giữ được bản sắc văn hóa ẩm thực riêng của mình Giống như Việt Nam, dù có hiện đại đến đâu thì những món ăn truyền thống vẫn luôn là niềm tự hào của đất nước Có thể kể đến như bánh chưng, bánh giày, cốm, bánh cuốn, chả giò, phở,…
13 Sinh học
Các men vi sinh, vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, sẽ được nhân bản vào được tạo ra các sản phẩm như: sữa chua, bánh sữa chua, …
Trong hệ tiêu hóa của chúng ta có cả triệu triệu con vi sinh vật, cả loại có lợi và loại có hại Vài loại vi sinh vật có lợi giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh Hệ tiêu hóa của chúng ta được khỏe mạnh hay bị nhiễm bệnh tùy thuộc vào sự thống trị của loại vi sinh vật có lợi hay có hại
Trang 4Trong khi các vi sinh vật có hại là nguyên nhân gây bệnh, thì các vi sinh vật có lợi lại mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của chúng ta Chúng giúp làm giảm các nguy cơ viêm nhiễm ở hệ tiêu hóa, hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch
Câu 2: Đặc điểm ẩm thực truyền thống của người Việt Nam?
- Sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên: Người Việt Nam có tập quán ăn uống heo vùng khí hậu và theo mùa Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho…
- Sự quân bình âm dương trong cơ thể: Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh Theo quan niệm của người Việt Nam thì thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)
- Sự hài hòa âm dương của thức ăn: Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ) Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa
Ví dụ: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa ẩm thực: Việt Nam ảnh hưởng nhiều về văn hóa Trung Hoa, vì thế ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc đến Việt Nam là không còn xa lạ Với sự hòa quyện tinh tế của các loại rau thơm, rau tươi, thịt và cách sử dụng gia vị có chọn lọc Hầu hết các món ăn truyền thống của Việt Nam sử
Trang 5dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị để mang lại hương vị khác biệt cho các thành phần chính của món ăn
- Sự giao thoa văn hóa ẩm thực: với sự du nhập của các nền văn hóa đến từ phương Tây Và các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Nền ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được những tinh hoa vốn có nhưng thêm vào đó là sự sáng tạo Biến tấu thành những hương vị mới mẻ, hấp dẫn Và chú trọng vào cách trình bày món ăn bắt mắt
+ Ẩm thực miền Bắc thường sử dụng ít gia vị hơn các vùng miền khác của Việt
Nam Các món ăn miền Bắc có hương vị vừa phải, không quá chua, không nêm ngọt, ít cay và đề cao sự thanh tao, đạm bạc
+ Ẩm thực miền Trung khác hẳn hoàn toàn miền Bắc Linh hồn của ẩm thực
miền Trung đề cao vị mặn, cay, ngọt vừa
+ Ẩm thực miền Nam là bản hòa tấu của nhiều nền văn hóa ẩm thực trong nước
và du nhập biến tấu sáng tạo hơn các món ăn từ nước ngoài Món ăn miền Nam thiên về vị ngọt nhiều, béo ngon nhiều vì được sử dụng đường, nước dừa, cốt dừa và sử dụng nhiều gia vị giúp món ăn đậm đà, hấp dẫn Các món ăn vùng miền khi du nhập vào miền Nam cũng được sáng tạo hơn so với phiên bản gốc Tuy nhiên vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc trên bàn ăn của người Việt
Ví dụ như món phở miền Bắc, sợi phở mỏng nước dùng trong thanh vị Phở miền Nam có sự biến đổi từ sợi phở dày hơn, nước dùng đục vị đậm đà hơn, ăn kèm nhiều loại rau thơm, giá đỗ
Câu 3: Giải thích mối quan tâm của giới trẻ về ẩm thực chay?
- Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn, nhất là với giới trẻ Áp lực cuộc sống, sự nghiệp, tình cảm khiến họ muốn tìm đến những nơi thanh tịnh Họ tìm đến quán ăn chay để tâm hồn trở nên thư thái, để có khoảng lặng giữa cuộc sống bộn bề
- Ăn chay là chế độ ăn uống thuần thực vật, không sử dụng thịt hay chế phẩm từ động vật Ăn chay cũng sẽ giúp bạn trẻ góp phần vào việc bảo vệ động vật, tái tạo môi trường sống, hướng tới cuộc sống xanh và khỏe
- Giới trẻ cũng nhận thức được ăn chay có lợi cho sức khỏe Một chế độ ăn với nhiều rau, củ, quả và không có thịt động vật, chất béo, đường …sẽ mang lại cho con người một thân hình khỏe mạnh và cân đối
Trang 6- Đối với nhiều bạn trẻ, sức khỏe và vóc dáng luôn là mối quan tâm hàng đầu, cho nên họ chọn cách ăn chay để hạn chế các căn bệnh mạn tính ghé thăm Hơn nữa, một khẩu phần ăn bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, không chứa nhiều chất béo hay cholesterol, giàu vitamin và chất xơ sẽ mang lại cho các bạn trẻ một vóc dáng thon gọn và làn da đẹp mịn màng, chậm lão hóa Đây là điều mà bất cứ bạn trẻ nào cũng mơ ước
- Mặt khác, một chế độ ăn chay hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cần tiết cho cơ thể, không kém gì ăn mặn Khoa học cũng đã chứng minh rằng người ăn chay có sức khỏe dẻo dai và bền bỉ hơn những người ăn mặn Chính vì vậy, rất nhiều bạn trẻ thực hiện chế độ ăn chay không còn là điều khó hiểu - Một lý do khác nữa, họ chọn ăn chay đơn giản chỉ bởi lý do tiết kiệm Nguyên liệu để chế biến món chay ngon đơn giản chủ yếu từ thực vật nên giá thành rẻ hơn thịt cá rất nhiều Chỉ cần biết kết hợp ăn chay đúng cách, bạn vẫn có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không bị thiếu chất Một thực đơn ăn chay phong phú, bổ dưỡng lại tiết kiệm chi phí là lựa chọn tốt nhất phù hợp với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên
Câu 4: Trình bày tóm tắt nội dung tâm đắc mà Anh/Chị đã nghiên cứu sách nước ngoài về văn hóa ẩm thực, nêu ứng dụng thực tiễn trong kinh doanh nhà hàng?
Câu 5: Phân tích ẩm thực trà trong đời sống văn hóa và tinh thần của con người Việt Nam?
- Thưởng thức những giá trị vật chất - Hưởng thụ những giá trị tinh thần - Trà trong lễ nghi, giao tiếp
- Trà trong thơ ca:
Trang 7Làng xưa như mộng trong ngần Can qua chưa dứt, yên phần mừng thay Bao giờ lều cỏ núi mây
Pha trà nước suối, gối say đá mềm (Nguyễn Trãi)
- Trà chiều của nước Anh: Người Anh rất yêu trà và có cả văn hóa “trà chiều”, nét độc đáo trong văn hoá thưởng trà Earl Grey đã pha trộn của trà đen với dầu cam bergamot trong thập niên 1830 Bữa ăn nhẹ thứ hai, một bữa ăn nhẹ thường được phục vụ vào khoảng 4 giờ chiều đến 7 giờ tối Khoảng năm 1841, nữ công tước Bedford phát triển rộng văn hóa uống trà trong giới quý tộc, sau đó đến tầng lớp bình dân Và đến ngày nay, nó đã trở thành thói quen không thể thiếu mỗi ngày của người Anh
- Trà đạo Nhật Bản:Trà đạo Nhật Bản nổi tiếng thế giới với lễ nghi cầu kỳ Buổi lễ trà ban đầu là sự yêu thích, sau đó là sự trải nghiệm thẩm mỹ hoàn hảo Hơn nữa, nó chứa đựng nhiều thứ quý giá hơn: một khoảnh khắc, khi mọi thứ chậm lại và điều duy nhất để tập trung vào là vị đắng của trà xanh trên đầu lưỡi của bạn * Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của trà
Nhất thủy
Nước pha trà là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến hương vị của chén trà Muốn có một ấm trà ngon trọn vẹn, trước hết phải có nước pha trà đạt chuẩn Người Việt xưa thường dùng nước mưa hay nước từ nguồn suối tự nhiên để pha Cầu kì, tinh tế hơn, là những giọt sương còn đọc trên lá sen buổi sớm dậy vị thanh khiết
Nhì trà
Nước ngọt mà không có trà ngon thì ấm trà cũng chẳng thể được tròn vị Tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi người để lựa chọn trà Người thì chọn trà mộc, người lại thích trà ướp hương
Trang 8Bên cạnh việc lựa chọn loại trà, bạn cũng cần tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, cách bảo quản trà chuẩn để đảm bảo được chất lượng mà trà mang lại
Tam pha
Có thể nói cách pha trà góp phần làm nên giá trị của nghệ thuật thưởng trà của mỗi quốc gia Đã có nước ngọt, trà ngon thượng hạng, bộ trà cụ đầy đủ mà không biết cách pha thì cũng uổng phí Đối với mỗi loại trà đều có pha riêng để giữ trọn hương vị đặc trưng của trà Khi pha trà, định lượng, nhiệt độ, thời gian là 3 điều chúng ta cần lưu ý trong suốt quá trình thực hiện các bước sau đây:
Chất lượng của bình ủ, bộ ấm chén thưởng trà có ảnh hưởng không nhỏ đến hương vị trà mang lại Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị nghệ thuật thưởng trà của người Việt
Ấm pha trà tốt là ấm đạt đủ 2 yếu tố: Vỏ ấm cứng, âm thanh khi gõ lên thành ấm càng trong càng quý và nắp ấm phải được đóng kín Ấm sứ và thủy tinh là 2 loại thường dùng cho trà hương hay một số loại trà khác Đặc biệt, ấm tử sa là loại ấm được những người yêu trà sưu tầm và sử dụng hằng ngày Đây là loại ấm được làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao, không tráng men và đến từ Trung Quốc
Bộ pha trà thường gồm 4 chén quân và 1 chén tống Chén tống để chuyên trà, dùng cho trà được rót từ ấm ra để làm đều trà, sau đó mới rót ra chén quân để thưởng thức Việc lựa chọn chén thưởng trà phải phù hợp với ấm pha ngoài tạo sự đồng bộ, tinh tế còn mang lại cảm giác ngon miệng, yêu thích cho người dùng
* Trà trong đời sống và văn hóa tinh thần của con người
Trang 9-“ Pha trà biết tâm tính Uống trà, biết ý vị Luận trà, biết tâm tư”
Trà với mỗi người như có mối duyên phận vô hình mà sâu xa Có vô vàn loại trà: trà xanh, hoàng trà, bạch trà, thanh trà, hồng trà, hắc trà… trà theo vùng, các danh trà nổi tiếng không thể nào kể hết Còn có đủ kiểu, đủ quy tắc, cách thức về pha trà, thưởng thức trà… Cho dù là bất kể nói đến loại nào, thì từng người yêu trà sẽ có cách riêng của mình để mà thưởng thức, để mà bình phẩm Yêu trà là sự yêu thích được phát ra từ tận trong tâm, mỗi người cũng đều có thể tự thưởng thức một chén trà
Trân quý ly trà ngon, đợi chờ người tri kỷ Trong mắt người yêu trà, mỗi một loại trà đều có một phẩm chất khác nhau, mà mỗi người yêu thích loại trà nào, còn phải tùy thuộc vào sở thích cá nhân của người đó, tùy thuộc tâm tình vào thời khắc thưởng trà của mỗi người, mỗi loại trà khác nhau, ở những thời khắc khác nhau sẽ gây cho người thưởng thức trà những cảm thụ và lý giải khác nhau Một bình trà ấm áp tỏa hương thơm ngát bầu bạn bên cạnh khiến cho ta cảm thấy duyên phận cuộc đời càng trở nên ý vị
- Nhân sinh: đắng, ngọt, nhạt, ”Nhân sinh ví như ba đạo trà: đạo thứ nhất, đắng khổ tựa cuộc đời; đạo thứ hai, ngọt tựa ái tình; đạo thứ ba, nhạt như gió thoảng” - Thư thái
- Yên an - Nghệ thuật:
Người Việt có cách ẩm trà rất riêng, rất độc đáo; các bậc tiền nhân xưa cho rằng uống trà là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì không có công thức Vì lẽ ấy từ xa xưa, các bậc tiền nhân khi uống trà thường đưa tách trà qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái để thấy vị ngọt dịu nơi đầu lưỡi
- Suy ngẫm:
Trang 10Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua
Câu 6: Trình bày cách phân biệt các loại trà trên thế giới?
Câu 7: Phân tích ẩm thực được biểu diễn và nhìn từ các góc độ?
* Dưới góc độ văn hoá
Dưới góc độ văn hoá, ẩm thực được xem như là những nét lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc của địa phương Ăn uống là một yếu tố quan trọng tại nên phong vị dân tộc, quê hương và lưu giữ tạo nên những nét riêng của vùng miền Mỗi món ăn đều mang các đặc điểm văn hoá truyền thống của địa phương đó và có tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm và cách ứng xử của mỗi cộng đồng, mỗi con người Đặc trưng của món ăn, lối ăn được tạo nên từ những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội ,… của từng vùng, từng quốc gia Ví dụ Huế là mảnh đất cố đô với điều kiện sống của tầng lớp quý tộc tạo nên một phong cách ăn tỉ mỉ, cầu kỳ và có phần đài các Còn với Nam Bộ thì hoàn toàn khác Họ là những người đi khai thác, lập hoang điều kiện sống không ổn định nên họ không cầu kỳ lắm trong cách ăn uống Họ tận dụng những nguyên liệu có sẵn để chế biến món ăn và công thức cũng đơn giản
Chính những khác biệt trong cách ăn, lối ứng xử đã tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc địa phương, vùng miền Văn hoá ẩm thực được xem là yếu tố quan trọng tạo nên và góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc
*Dưới góc độ xã hội
Ẩm thực được coi là nét đặc trưng để phân biệt giai tầng trong xã hội Mỗi tầng lớp trong xã hội có điều kiện sống khác nhau tạo nên những món ăn và cách thức
riêng Thường được chia làm 3 loại ứng với 3 tầng lớp cơ bản trong xã hội
+Ăn uống cung đình trong tầng lớp quý tộc: Tầng lớp này có điều kiện sống vương giả nên cách thức ăn uống khá cầu kỳ, sang trong, tổ chức có thể thức, quy mô riêng
+Ăn uống bình dân trong tầng lớp lao động: Ngưới bình dân lao động nghèo ở thô quê thức ăn là gạo, ngô, khoai , sắn,… thực phẩm dễ nuôi trồng, tìm kiếm Cách thức chế biến không quá cầu kỳ chủ yếu là luộc, kho, xào, rang,…