TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH LUẬT
KẾT THÚC HỌC PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁ THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa của đề tài 4
7 Kết cấu đề tài 4
NỘI DUNG 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 5
1 Một số khái niệm liên quan 5
1.1 Khái niệm nạo phá thai 5
1.2 Khái niệm vị thành niên 5
2 Các biện pháp phá thai 5
Chương 2: Thực trạng phá thai ở tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 6
1.Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ở tỉnh Đồng Nai 6
1.1 Đặc điểm tự nhiên 6
1.2 Kinh tế 6
1.3 Xã hội 6
1.4 Văn hóa 7
2 Tình hình nạo, phá thai trên địa bàn 7
3 Đánh giá tình hình nạo phá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 7
3.1 Nguyên nhân 7
3.1.1 Nguyên nhân chủ quan 7
3.1.2 Nguyên nhân khách quan 8
3.2 Hậu quả 8
3.2.1 Về sức khỏe 8
3.2.2 Về tinh thần 9
Trang 3Chương 3: Giải pháp 9
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
PHỤ LỤC 12
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển, phát triển ngày vượt bậc làm cho đời sống con người ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó thì vẫn tồn tại những mặt tiêu cực như đạo đức, nhân phẩm trở nên thực dụng, con người trở nên vô cảm, thờ ơ với mọi thứ xung quanh họ trở nên ích kỷ chỉ biết lợi ích của mình và có thể làm bất kỳ điều gì để có được thậm chí là tước đi sinh mạng của một sinh linh chưa chào đời Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tình trạng, sức khỏe của người mẹ Là một việc đáng báo động ảnh hướng đến xã hội, kinh tế, đạo đức, giáo dục,… sự phát triển của đất nước Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển hội nhập kinh tế thế giới Nên đồng nghĩa con người sẽ được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, đặc biệt là giới trẻ những mầm non tương lai của đất nước vì thế việc tiếp cận và nắm bắt thông tin vô cùng nhanh chóng Những phong tục, hủ tục, tập quán không lành mạnh đang dần được xóa bỏ và hướng đất nước đến với hội nhập quốc tế để sánh vai với các nước khác trên thế giới Tưởng chừng như đó là những điều kiện vô cùng thuận lợi nhưng nó lại mang theo những tác động xấu và tiêu cực đi kèm Tiếp xúc với môi trường như vậy, giới trẻ trở nên năng động, thích khám phá, tò mò mọi thứ xung quanh trong đó có cả những vấn đề về tình yêu, giới tính, Lúc này việc giáo dục, định hướng từ phía nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng Nếu như không có sự định hướng và giáo dục rõ ràng thì rất dễ va vào cảm giác muốn trải nghiệm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề, không thể tự chịu trách nhiệm trước việc làm của mình dẫn đến vấn đề nạo, phá thai, một trong những vấn đề nhức nhối trong những năm vừa qua.
Việc nạo phá như vậy ảnh hưởng rất lớn về mặt sức khỏe, tinh thần, tâm lý ,… và nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng tử vong Theo như thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) thì Việt Nam đứng thứ 5 với 3000 ca nạo phá (2023) Trong đó chiếm 60-70% là vị thành niên và thành niên Đáng chú ý là tỷ lệ phá thai 12 tuần tuổi chiếm gần tới 80% Riêng tỉnh Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận có 409 ca, trong đó có 58 ca là trẻ vị thành niên so với năm 2022 tăng gần 28% Nhận thấy được sự cấp bách của vấn đề nên tôi quyết định chọn đề tài này nhằm tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp để hạn chế tình trạng nạo, phá này.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Bùi Thị Hiệp với bài:’’ Nghiên cứu thực trạng nạo phá thai của nữ thanh niên trên địa bàn Hà Nội; Đề xuất một số biện pháp góp phần giảm tỷ lệ nạo phá thai của nữ thanh
Trang 5niên’’ bài báo làm rõ về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nạo phá thai của nữ thanh niên trên địa bàn Hà Nội Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nạo phá thai của nữ thành niên.
Nguyễn Thanh Phong với luận án ” Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường đại học/ cao đẳng thành phố Hà Nội và hiệu quả giải pháp can thiệp’’ bài viết này đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành các biện pháp tránh thai và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường đại học/ cao đẳng thành phố Hà Nội năm 2014 và đánh giá hiệu quả của một số giải pháp về các biện pháp phòng tránh.
Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh với bài viết’’ Phá thai muộn ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019” trong tạp chí nghiên cứu y học, bài viết này nói về những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ đối với phá thai muôn ( tuổi thai lớn hơn 12 tuần) và nguyên do dẫn đến tình trạng đó.
Đỗ Như Huyền, Đỗ Minh Sinh với bài viết “ Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và các biện pháp ứng phó của phụ nữ đến phá thai ngoài 3 tháng đầu tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021’’ trong Khoa học điều dưỡng- tập 04 – số 04 nêu lên vấn đề tâm lý, tình trạng bị stress, trầm cảm, lo âu của phụ nữ sau khi phá thai ngoài 3 tháng đầu từ đó đưa ra một số biện pháp ứng phó với tình trạng trên.
Nguyễn Quốc Tuấn, Đàm Văn Cương, Lưu Thị Thanh Đào với bài viết “ Nghiên cứu đặc điểm va kết quả phá thai nội khoa của thai phụ vị thành niên’’ trong tạp chí y dược học Cần Thơ – số 43/2021 nói lên tâm lý, đặc điểm của thai phụ vị thành niên về trình độ, kiến thức về biện pháp tránh thai và kết quả tỷ lệ thành công của phá thai nội khoa.
Nguyễn Thị Bích với tiểu luận “ Ảnh hưởng của việc nạo phá thai tới sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên ở Việt Nam’’ bài viết trên tìm hiểu những nguyên nhân đẫn đến nạo phá đồng thời nêu lên những ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý, sinh lý sau khi phá và đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng nạo phá xảy ra.
Bs Phạm Thanh Hải của bệnh viện Từ Dũ với bài “ phá thai ở nữ vị thành niên” bài viết này làm rõ về nguyên do vì sao thực trạng nạo phá ngày càng tăng và mối nguy hại của việc nạo phá ở tuổi vị thành niên, từ đó hướng đến sự nâng cao kiến thức giáo dục giới tính để làm giảm tình trạng này.
Trang 6Đặng Văn Hải với bài “ Nghiên cứu tình hình phá thai 12 tuần và đánh giá sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai’’ trong tạp chí phụ sản ( 2014) bài
Trang 7viết trên làm rõ yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phá thai của phụ nữ đi phá thai và đánh giá sự hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng nạo phá của tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
+ Khái quát về cơ sở lý luận, nạo phá của giới trẻ + Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nạo phá
+ Đánh giá, phân tích thực trạng nạo phá của tuổi vị thành niên trên địa bàn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Phân tích, đánh giá thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tình trạng nạo phá thai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tư liệu: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu này để tìm hiểu các tài liệu thông qua sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các học giả, một số bài viết trên web bộ y tế Thêm đó là những công văn hướng ở 4
Trang 8Trung Ương cũng như chính sách văn bản chỉ đạo điều hành của các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên để có những cách tiếp cận cụ thể mang tính khách quan đối với vấn đề đang nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập số liệu về tình trạng phá thai xảy ra trên địa bàn từ năm 2022 đến năm 2023 và những chính sách đã và đang được áp dụng do chính quyền đề ra để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng phương pháp này để đối chiếu tình hình thực trạng nạn nạo phá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm vừa qua để phục vụ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp quy nạp: tác giả sử dụng phương pháp này để đưa ra các minh chứng thực tế về công tác tuyên truyền phòng chống nạo phá thai, từ đó kết luận được những thành công và các thiếu sót giúp cho bài nghiên cứu trở nên hoàn thiện hơn.
6 Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận:
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực trạng nạo phá thai đang xảy ra trên địa bàn qua đó nhằm bổ sung các quan điểm, cũng như cách tiếp cận vấn đề một cách cụ thể và rõ ràng.
Về mặt thực tiễn:
Công trình nghiên cứu là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Do đó, kết quả nghiên cứu là tài liệu cung cấp các giải pháp nhằm làm giảm tình trạng nạo phá thai này tại địa phương trong thời gian tới cũng như là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương sau: Chương I: Lý luận chung về nạo phá thai.
Chương II: Thực trạng phá thai ở tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5
Trang 9Chương III: Giải pháp đối với tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên trên địabàn tỉnh Đồng Nai
1 Một số khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm nạo phá thai.
Phá thai là biện pháp chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn chu kỳ sớm mang thai Nó xảy ra theo hai cách: ngẫu nhiên và có mục đích Những thai nhi quá yếu không thể bám được vào thành tử cung của người mẹ sẽ bị tuột ra ngoài, hoặc bị tai nạn mà mất bào thai đó là những trường hợp ngẫu nhiên, không mong muốn Thế nhưng trường hợp như vậy rất ít và đa phần là có mục đích Ngoài những trường hợp ngoại lệ phải phá bỏ do sức khỏe của mẹ bầu không đủ để tiếp tục thai kỳ, có vấn đề dị tật bẩm sinh nghiêm trọng thì những trường hợp còn lại là “ cố ý phá” do mang thai ngoài ý muốn.
Phá thai có an toàn và không an toàn:
+ An toàn: Là đến các cơ sở bệnh viện chuyên khoa sản, có trình độ tay nghề cao và lâu năm Cơ sở y tế, vật chất tốt được khử trùng vệ sinh sạch sẽ, điều kiện là thai nhi phá chưa được quá lớn.
+ Không an toàn: Là giấu diếm, lén lút, đến những cơ sở “chui” không có giấy cấp hành nghề, dụng cụ y tế không được đảm bảo vệ sinh hoặc thai nhi bị phá quá lớn Đây là những trường hợp nguy hiểm có thể để lại di ứng như có u, thủng tử cung,
1.2 Khái niệm vị thành niên.
Vị thành niên là người chưa đủ trưởng thành hay “ chưa lớn” Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, vị thành niên là lứa tuổi từ 10-19 tuổi, còn theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và sức khoẻ tình dục vị thành niên- thành niên của khối Liên minh châu Âu ( EU) lấy từ 10-16 tuổi.
2 Các biện pháp phá thai.
Hiện nay, có nhiều các biện pháp phá thai hiện đại và phổ biến như + Dùng thuốc ( áp dụng cho thai có độ tuổi từ 7 tuần trở xuống).
6
Trang 10+ Hút thai ( áp dụng cho thai dưới 8 tuần tuổi) + Nong-gắp thai ( tuổi thai từ 10-18 tuần tuổi).
Việc áp dụng những phương pháp này nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như, tay nghề, sức khỏe của người mẹ, cơ sở vật chất, y tế, sức khỏe của thai nhi, mà có những biện pháp phá thai phù hợp
Tiểu kết chương 1:
Qua những cơ sở lý luận của chương 1, tác giả tập trung trình bày những vấn đề sau Một là tác giả trình bày những khái niệm, khái niệm nạo phá thai, khái niệm tuổi vị thành niên Đây là những khái niệm cơ bản để tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài Hai là tập trung làm rõ các biện pháp phá thai Những vấn đề này là cơ sở tiếp cận để tác giả làm rõ nội dung của đề tài Như vậy chương 1 của đề tài đã đề cập và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về nạo phá thai.
Chương 2: Thực trạng phá thai ở tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.1.Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
1.1 Đặc điểm tự nhiên.
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở đầu phía Bắc vùn Đông Nam Bộ, có diện tích là 5.907,2 km2 Địa hình có đồng bằng và núi rải rác, thấp dần theo hướng Bắc-Nam, tương đối bằng phẳng Hiện tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.[2]
1.2 Kinh tế
Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành phố có nhiều lĩnh vực tăng trưởng cao so với các địa phương vùng Đông Nam bộ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, quý I-2022 GRDP Đồng Nai tăng trưởng trên 6,1% và năm 2023 đạt 246,45 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm trước Điều này cho thấy kinh tế ở Đồng Nai có những bước phát triển mạnh mẽ tạo nền tẳng cho sự phát triển của khu vực Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam.[2]
1.3 Xã hội
Về giáo dục, tỉnh có 745 trường học, với hệ thống như thế nền giáo dục trong địa bàn đã góp phần giảm thiểu nạn mù chữ, ngoài ra còn tổ chức các lớp tập huấn nhằm
7
Trang 11nâng cao tay nghề giáo viên, bồi dưỡng cho các học sinh giỏi qua các trường chuyên, các cuộc thi tri thức làm tiền đề cho bước đệm phát triển kinh tế vững mạnh sau này.
Về y tế Đồng Nai có vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghệ khoa học, mạng lưới y tế phát triển, thành lập được 11 bệnh viện tuyến trên 11 huyện, xã, thị trấn Bên cạnh đó còn có các hệ thống phòng khám tư nhân và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe làm đẹp để đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.[2]
1.4 Văn hóa.
Đây là một trong hai tỉnh nối tiếp làng nghề gốm sứ truyền thống Ngoài ra, tỉnh còn nhiều nghề thủ công nghiệp khác vẫn còn đang duy trì như đan lát, làm bánh đa, gia công đồ mỹ nghệ, sản xuất gạch ngói, Nắm bắt được thế mạnh này, tỉnh đã duy trì và phát triển vừa giải quyết được các vấn đề thiếu việc làm vừa góp phần hội nhập kinh tế va đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp dịch vụ hiện đại.
Đây cũng có nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng như văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triểu,… Bên cạnh đó còn có các khu du lịch hấp dẫn không kém điển hình như vườn Xoài, khu du lịch Bửu Long,khu du lịch suối Mơ,…[2]
2 Tình hình nạo, phá thai trên địa bàn
Theo số liệu của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam thì hiện nay trẻ vị thành niên chiếm khoảng 22,5% so với dân số cả nước Theo như báo cáo, thì nước ta đứng thứ 5 Đông Nam Á về tỷ lệ phá thai mà ở tuổi vị thành niên chiếm tới 70% Đáng lo ngại hơn là trung tâm kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện phụ sản trung ương tiếp nhận mỗi ngày 40 ca nạo phá và tuổi vị thành niên gần 20% chủ yếu là lứa tuổi từ 14-17 Riêng Đồng Nai theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) đầu năm 2023 có 409 ca (trong đó tuổi vị thành niên là 58 ca), tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 (295 ca) Đây là những con số biết nói, nó báo động đến lo ngại khi tình trạng nạo, phá thai ngày càng trẻ hóa Nhưng nó cũng chỉ là những con số bề nổi từ các cơ sở có đăng ký nạo phá, nhưng so với thực tế thì còn lớn hơn nhiều.
Tại nghĩa trang thai nhi nằm giữa lòng thành phố Biên Hòa cho biết con số ngày ngày mà nơi đây tiếp nhận chôn cất đang gia tăng lên từng ngày Các bạn trẻ vì ham vui trước mắt mà không đủ dũng cảm để nhận những hậu quả xảy ra và những thai nhi vô tội kia bị tước đi quyền được sống một cách vô cảm.
8