1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài báo cáo xuất khẩu sợi tái chế sang thị trường đài loan xuất khẩu sợi thế kỷ sang đài loan

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

Tổng quan ngành dệt may Đài Loan - Việt NamVề đối tác nhập khẩu của Đài Loan: Việt Nam đang là đối tác lớn thứ 02 chuyên cung ứng hàng dệt may, các loại sợi vải cho Đài Loan với tổng kim

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI BÁO CÁO

XUẤT KHẨU SỢI TÁI CHẾ SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN

Trang 2

I GIỚI THIỆU CHUNG _ 3 1 Tổng quan ngành dệt may Đài Loan - Việt Nam _ 3 2 Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ 3

Trang 3

II LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG _ 4 1 Môi trường kinh doanh ở Đài Loan _ 4 1.1 Môi trường văn hóa _ 4 1.1.1 Văn hóa vật chất _ 4 1.1.2 Văn hóa tinh thần _5 1.2 Môi trường kinh tế 5 1.3 Môi trường chính trị - pháp luật 6 III PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP 15 1 Mục tiêu thâm nhập thị trường 15 2 Phương thức thâm nhập thị trường _16 2.1 Lựa chọn phương thức thâm nhập _ 16 2.2 Cơ hội & Thách thức _ 18 2.2.1 Cơ hội 18 2.2.2 Thách thức _ 18 2.3 Văn phòng đại diện _ 20 IV ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC 20

1 Áp lực thích ứng địa phương thấp _ 20 2 Sức ép giảm chi phí cao _ 21 3 Điều kiện để doanh nghiệp đáp ứng chiến lược toàn cầu 21 3.1 Trình độ quản lý chuyên nghiệp, chuyên môn cao, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế 21

3.1.1 Trình độ quản lý chuyên nghiệp 21 3.1.2 Chuyên môn cao 21

Trang 4

3.1.3 Có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế _ 22 3.2 Đặc tính sản phẩm cần được chuẩn hóa, phù hợp với thị hiếu _ 22 3.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty nằm trong chính sách khuyến khích kinh doanh của Đài Loan _ 22

Trang 5

SỢI THẾ KỶ

I GIỚI THIỆU CHUNG

1 Tổng quan ngành dệt may Đài Loan - Việt Nam

Về đối tác nhập khẩu của Đài Loan: Việt Nam đang là đối tác lớn thứ 02 chuyên cung ứng hàng dệt may, các loại sợi vải cho Đài Loan với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Đài Loan từ Việt Nam đạt 439 triệu USD, chiếm 14% tổng thị phần nhập khẩu của Đài Loan (theo số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2021).

Về đối tác xuất khẩu của Đài Loan: Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Đài Loan với tổng kim ngạch đạt 1,898 tỷ USD, chiếm 26% tổng thị phần xuất khẩu 1

Nhận xét: Qua đó, có thể thấy được Đài Loan là một thị trường có kết nối giao thương mạnh mẽ về ngành dệt may với Việt Nam Giúp cho việc xúc tiếp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sợi polyester sang Đài Loan rất tiềm năng 2 Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ

Theo GCN DKDN số 0302018927 được cấp ngày 11/04/2005 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký sửa đổi lần cuối vào 09/08/2017 Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ được phép kinh doanh trong lĩnh vực: Sản xuất sợi tổng hợp, dệt kim Hiện nay với lĩnh vực kinh doanh đã được đăng ký như trên công ty đang sản xuất các loại sợi xơ dài polyester, gồm có sợi DTY(Drawn Textured Yam) và FDY (Fully Drawn Yam) Hiện tại quy mô của công ty đã có 2 nhà máy tại Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi và Khu Công Nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh 2

Hướng đi và phát triển của Sợi Thế Kỷ là sản xuất sợi Polyester từ nhựa tái chế, và góp phần giúp xây dựng bảo vệ môi trường vì: Ngành thời trang thế giới hiện chưa đến 10% sản phẩm dệt may trên toàn cầu được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, và mỗi năm ngành công nghiệp này cũng đang tạo ra khoảng 40 triệu tấn chất thải dệt nhuộm Các nhãn hàng thời trang nổi tiếng đang chạy đua với việc cam kết bảo vệ môi trường, nhằm giảm tác động của

1https://ngkt.mofa.gov.vn/forums/dong-bac-a/bao-cao-xuat-nhap-khau-hang-det-may-dai-loan-10-thang-dau-nam-2021/

Trang 6

ngành công nghiệp sinh ra khoảng 2,1 tỉ tấn phát thải CO2 mỗi năm, tương đương 4% lượng khí thải toàn cầu.

Theo ông Đặng Triệu Hòa, CEO Sợi Thế Kỷ phân tích riêng quá trình sản xuất sợi polyester không gây ô nhiễm môi trường vì “khí thải gần như không có và lượng nước thải công nghiệp, liên quan tới việc nhuộm sản phẩm mẫu phục vụ công tác kiểm soát chất lượng rất ít” Điều này mang lại sự tích cực đến bảo vệ môi trường và cũng là nguồn nguyên liệu tiềm năng có các hãng thời trang lớn Trong đó, khoảng 66% lượng sợi tái chế của Công ty Sợi Thế Kỷ được sử dụng tại Việt Nam, bao gồm kênh xuất khẩu tại chỗ khi cung cấp đến các doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng của các thương hiệu như Adidas, Nike, Formosa Taffeta.

Sợi vải Polyester là một loại sợi tổng hợp nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt may và may mặc Nó có nhiều đặc tính tốt như độ bền cao, chống nhăn và không bị co rút sau khi giặt Vì vậy, nó được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, bao gồm quần áo thể thao, áo khoác, đồ trang trí nội thất và các sản phẩm gia dụng khác Sợi Polyester cũng có thể được sử dụng để sản xuất sợi dệt kim, sợi dệt thoi, và các sản phẩm dệt may khác.

Loại sợi Polyester được sản xuất từ nhựa PET3, loại nhựa này cũng có trong các chai nhựa đóng chai, điều này sẽ giúp các công ty sợi có thể tái chế chai nhựa bỏ để tái chế và tạo ra sợi vải, vừa mang tính nhân văn, vừa giúp bảo vệ môi trường.Việc này thuận lợi cho Công ty Sợi Thế Kỷ có thể tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế để sản xuất ra các sản phẩm của mình vừa mang lại lợi nhuận, vừa mang tính bảo vệ cho môi trường Các sản phẩm sợi này tính ứng dụng cũng rất đa dạng, sau khi được kinh doanh xuất khẩu sang các nước sẽ được sử dụng để sản xuất ra những loại quần áo thể thao, trang phục, dụng cụ dã ngoại, giày thể thao, túi vải Polyester, đồ bơi, băng quấn y tế, đệm bọc xe hay rèm, màn cửa,…

Đặc biệt, sản phẩm sợi tái chế mang thương hiệu Century của Sợi Thế Kỷ được công ty Unifi tin tưởng cung cấp hạt nhựa - những hạt được làm từ chai

3https://sewport.com/fabrics-directory/polyester-fabric

Trang 7

nhựa tái chế PET để sản xuất, gián tiếp tái sinh 3,04 tỉ chai nhựa PET thành sợi tái chế Century.

II LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG 1 Môi trường kinh doanh ở Đài Loan

1.1.Môitrườngvănhóa 1.1.1.Vănhóavậtchất

Đài Loan là một đất nước rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường khi có những xe rác liên tục hoạt động hàng ngày để phân loại và tái chế rác, cùng với ý thức của người dân rất văn minh do ảnh hưởng từ những nước như Nhật, Anh, Mỹ, Trung Quốc4 Đài Loan rất chú trọng đến việc tái chế, hiện Đài Loan có mức tái chế đạt 55% (2015) Không những vậy, các sản phẩm từ sợi Polyester được sản xuất có thể dựa vào tái chế từ các vỏ chai nhựa Đây là lợi thế cho việc xuất khẩu sợi của Công ty Sợi Thế Kỷ.

Nền văn hóa của Đài Loan mang đậm bản sắc của Trung Hoa, và Việt Nam cũng có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa của Trung Hoa dưới sự ảnh hưởng của 1000 năm đô hộ5 Chính vì vậy, văn hóa tinh thần của nước ta và Đài Loan có nhiều nét tương đồng về nghệ thuật, phong tục, tập quán,… Đây cũng là lợi thế khi người Việt sang làm việc tại Đài Loan, hay các mặt hàng xuất khẩu từ trong nước sang Đài Loan cũng dễ dàng thích nghi, đáp ứng được những nhu cầu, yêu cầu của người dân Đài Loan.

Đài Loan là một nước mang nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển với mức công nghiệp hóa cao Đài Loan còn được mệnh danh là một trong bốn con Rồng kinh tế của Châu Á, cùng với Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc Hiện nay, Đài Loan đang được xếp là nền kinh thế lớn thứ 7 tại Châu Á, được Quỹ Tiền tệ Quốc tế xếp vào trong nhóm các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến, được Ngân hàng Thế giới xếp vào trong nhóm các quốc gia có nền thu nhập cao Đài Loan cũng được xem như là một công xưởng quan

5https://vietnamstudent.vn/tin-tuc/phong-tuc-van-hoa-dai-loan/4https://www.taiwan.gov.tw/content_10.php#

Trang 8

trọng trong việc sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hóa cho toàn cầu, trong đó có cả ngành dệt may, điện tử, chất bán dẫn,…

Số liệu năm 2019, mức GDP của Đài Loan đã đạt 586,1 tỷ USD, và thu nhập bình quân trên đầu người là 24,828 USD/người Vào cuối năm 2021, Ngân hàng Trung ương của Đài Loan đã ước tính nâng mức tăng trưởng GDP của năm 2021 từ 5,75% lên 6.03% 6

Đài Loan cũng chú trọng vào đầu tư thương mại quốc tế, khi đưa ra những chính sách thúc đẩy việc giao thương quốc tế như chính sách Hướng Nam -là chính sách kinh tế và ngoại giao của Đài Loan, với mục đích kết nối giao thương chuyển dịch đầu tư kinh tế, hợp tác phát triển cùng các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Xét trên tổng thể của kết quả nền kinh tế 2021, kim ngạch xuất khẩu từ Đài Loan sang các nước Đông Nam Á theo chính sách hướng Nam đạt 82,58 tỷ USD, lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, vượt qua mức đạt được trước đại dịch năm 2019 (63,11 tỷ USD) và đạt kết quả tốt nhất kể từ khi thúc đẩy Chính sách hướng Nam mới vào năm 2016 cho đến nay7 Không chỉ xuất khẩu của Đài Loan sang các nước hướng Nam mới đạt được kết quả nổi bật, mà đầu tư hai chiều giữa Đài Loan và các nước hướng Nam mới cũng tăng trưởng rõ rệt.

Nhìn chung, nền kinh tế của Đài Loan là một thị trường với nền kinh tế tiềm năng, phát triển Khi doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào Đài Loan, cụ thể là Công Ty Sợi Thế Kỷ sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, học hỏi kỹ thuật trong ngành dệt may của Đài Loan, thúc đẩy hợp tác ngành dệt may giữa hai nước Cùng với đó, Việt Nam cũng có thêm nhiều nguồn để xuất khẩu nguyên liệu thô sang Đài Loan sản xuất, tạo thành thành phẩm để đưa vào thị trường.

Về môi trường Chính trị, Đài Loan đang đối mặt với nhiều thách thức đối ngoại, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan Trung Quốc xem Đài Loan là một phần của lãnh thổ của họ, trong khi Đài

6https://ngkt.mofa.gov.vn/forums/dong-bac-a/bao-cao-xuat-nhap-khau-hang-det-may-dai-loan-10-thang-dau-nam-2021/

Trang 9

Loan đang nỗ lực giành được sự công nhận độc lập quốc tế Những căng thẳng này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại giữa hai bên, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Đài Loan Tuy nhiên, Đài Loan đã xây dựng một môi trường chính trị ổn định và đáng tin cậy, đồng thời ký kết nhiều thỏa thuận thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, tạo ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may.

Về môi trường pháp luật ,hệ thống pháp luật của Đài Loan là sự pha trộn giữa Common Law và Civil Law, việc có một hệ thống pháp luật kết hợp các yếu tố của cả Common Law và Civil Law có thể thuận lợi trong việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế Điều này có thể giúp giảm chi phí giao dịch, tạo thuận lợi cho thương mại và tăng cơ hội kinh doanh cho các công ty Đài Loan.

Đài Loan đã có những bước tiến lớn để nâng cao chất lượng và đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may của mình Các quy định pháp luật mới đã được áp dụng để đảm bảo an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việc thực hiện các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế còn đang là một vấn đề thách thức đối với ngành dệt may của Đài Loan, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu Tuy nhiên, Đài Loan đã có những nỗ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giúp tăng cường khả năng xuất khẩu của ngành dệt may 1.4.Môitrườngkhác

Dân số của Đài Loan đông đúc, với 23 triệu người, đây là một thị trường tiêu thụ tiềm năng cho ngành hàng may mặc, dệt may đến từ Việt Nam Cùng với đó dân số của Đài Loan là dân số già8theo số liệu 2022, với gần 18% dân số trên 65 tuổi Do vậy, người lớn tuổi có thể tập trung nhiều hơn vào độ bền và tính thiết thực trong các lựa chọn quần áo của họ, cũng như quần áo dễ sử dụng Và người trẻ ở Đài Loan cũng rất văn minh, họ quan tâm nhiều hơn

8https://www.statista.com/statistics/321439/taiwan-population-distribution-by-age-group/

Trang 10

đến thời trang bền vững và có đạo đức Điều này có thể ảnh hưởng đến các loại vật liệu và phương pháp sản xuất mà các nhà sản xuất quần áo sử dụng.

Cạnh tranh về giá cả: Sản xuất sợi polyester là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh về giá cả, vì vậy các công ty sản xuất sợi polyester của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất Đài Loan về giá cả để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Cạnh tranh về công nghệ sản xuất: Các công ty sản xuất sợi polyester của Đài Loan đã đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất hiện đại giúp cho việc sản xuất sợi polyester trở nên hiệu quả và tiết kiệm chi phí Điều này đòi hỏi các công ty sản xuất sợi polyester của Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sản xuất để cạnh tranh với các công ty Đài Loan.

2 Thị trường sợi tái chế ở Đài Loan

Việt Nam đã và đang là đối tác thương mại lớn của Đài Loan trong ngành dệt may Các nguồn dệt may lớn nhất và lớn thứ hai của Đài Loan vào năm 2020 là Trung Quốc đại lục và Việt Nam, chiếm 43% và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may và trị giá lần lượt là 1,46 tỷ USD và 467 triệu USD 9

Các ngành công nghiệp bổ trợ phát triển:

Ngành dệt may bền vững của Đài Loan phát triển hàng đầu thế giới Đài Loan đang dẫn đầu thế giới về Đổi mới trong lĩnh vực dệt may thân thiện với trái đất, bền vững và liên tục cải tiến chất lượng Tập trung vào dệt may bền vững và thân thiện với môi trường, các nhà sản xuất Đài Loan đã chiếm 70% sản lượng toàn cầu tại thị trường này, khiến họ trở thành đối tác chính của nhiều thương hiệu quần áo thể thao quốc tế Với nhiều công ty lớn tích hợp dọc dẫn đầu trong lĩnh vực khai thác sử dụng polyme, khẳng định vị trí dẫn đầu của Đài Loan.

https://socongthuong.namdinh.gov.vn/hoat-dong-xttm/ket-noi-giao-thuong-nganh-det-may-viet-na m-dai-loan-185299

Trang 11

Các thương hiệu hàng đầu thế giới, khi tìm kiếm sự đổi mới và chất lượng đỉnh cao, thì trước hết đều sẽ nghĩ đến Đài Loan, bao gồm The North Face chuyên trang phục khoác ngoài, Under Armour chuyên về trang phục thể thao, Jack Wolfskin ở châu u chuyên về trang phục ngoài trời, cũng như các nhà sản xuất trang phục yoga tốt nhất, phát triển nhanh nhất thế giới như Lululemon.

Khi thâm nhập vào thị trường Đài Loan, sợi tái chế của Sợi Thế Kỷ sẽ có nhiều cơ hội được chú ý tới bởi những ưu điểm của sản phẩm.

Nhu cầu của người tiêu dùng Đài Loan:

Đài Loan là một đất nước mà người dân rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, sử dụng những sản phẩm Eco-friendly.

Trên thực tế, một cuộc khảo sát do Tạp chí CommonWealth thực hiện năm 2010 cho thấy hơn 80% người mua sắm Đài Loan sẵn sàng chi nhiều hơn để mua hàng hóa được sản xuất bền vững Hơn một thập kỷ sau, xu hướng đó dường như chỉ được củng cố khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng - cả trong nước và quốc tế - tung ra các sản phẩm “xanh” hấp dẫn để bán trên thị trường Đài Loan.

Theo một cuộc khảo sát của Rakuten Insight về tiêu dùng bền vững được thực hiện vào tháng 2 năm 2022, có đến 28% người Đài Loan có ý thức sử dụng sản phẩm may mặc bền vững thay vì thời trang nhanh, 19% người dân sẽ chọn mua ở những thương hiệu có giá trị bền vững về môi trường.

Trang 12

10Việt Nam luôn là nhà xuất khẩu sợi lớn nhất của Đài Loan:

Ông Zhan Zhengtian, Chủ tịch Hiệp hội phát triển công nghiệp dệt may Đài Loan chia sẻ, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong ngành dệt may của Đài Loan Hiện nay, Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Đài Loan với giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD mỗi năm, chủ yếu là nguyên liệu sợi, vải.

Trong bối cảnh nhu cầu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam gia tăng thì đó chính là cơ hội để các doanh nghiệp Đài Loan đẩy mạnh đầu tư và liên kết với doanh nghiệp nội địa nhằm phát triển chuỗi cung ứng.

Trang 13

Bảngxuấtkhẩuxơ,sợicủaViệtNamsangmộtsốthịtrường4thángđầunăm2021 (Nguồn:TínhtoántừsốliệucủaTổngcụcHảiquan)

Thông tin tại hội nghị “Triểnlãmvàhộinghịgiaothươngxúctiếnngành dệt may Việt Nam – Đài Loan” ngày 6,7/10/2021 cho biết, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Đài Loan trong năm 2020, với kim ngạch xuất khẩu lên tới 1,9 tỷ USD.

Trang 14

Năm 2021, chuỗi sự kiện về kết nối giao thương ngành dệt may Việt Nam – Đài Loan đặt mục tiêu xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác bền vững giữa những nhà sản xuất nguyên liệu dệt may Đài Loan với các doanh nghiệp ngành may mặc Việt Nam.

Việt Nam là đối tác lớn và đáng tin cậy cho Đài Loan trong thị trường xuất nhập khẩu dệt may Do đó, xuất khẩu sợi vào thị trường này có thể mang lại nhiều cơ hội cho Sợi Thế Kỷ trong việc mở rộng thị trường.

Các công cụ lựa chọn thị trường: Sơ đồ lưới

Xuất khẩu trực tiếp

Trang 15

Môi trường - Xã hội

Xuất/ Nhập khẩu sợi

Lý do chọn 4 quốc gia Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ vì đây là 4 nước có thị trường xuất nhập khẩu sợi hàng đầu của Việt Nam Cả 4 quốc gia đều quan tâm đến các sợi tái chế như là là một giải pháp bền vững hơn cho ngành công nghiệp thời trang và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Sơ đồ lưới được đánh giá dựa trên góc độ cá nhân nhóm với các tiêu chí mà doanh nghiệp Sợi Thế Kỷ quan tâm và chỉ mang tính chất tham khảo Nhìn chung, Đài Loan tuy là một đất nước nhỏ nhưng có môi trường kinh tế ổn định, khoa học công nghệ hiện đại và ý thức bảo vệ môi trường rất cao, là thị trường phù hợp với việc xuất khẩu của Sợi Thế Kỷ.

Ma trận rủi ro - cơ hội

Trang 16

Hàn Quốc và Trung Quốc được xếp vào nhóm có rủi ro và cơ hội ở mức trung vì thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị và kinh tế, như cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc; cạnh tranh với các nhà sản xuất địa phương, đặc biệt là Trung Quốc, có thể gây áp lực lên giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp, Đây là những quốc gia nhập khẩu sợi lớn nhất từ Việt Nam song cũng gây áp lực cạnh tranh đến chính các doanh nghiệp trong nước.

Hoa Kỳ được xếp vào nhóm có rủi ro cao đi kèm với cơ hội cao vì các sản phẩm sợi xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng nghiêm ngặt, có thể phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm địa phương giá cả của sợi tái chế có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như biến đổi giá nguyên liệu, thị trường và tỷ giá hối đoái.

Đài Loan được xếp vào nhóm rủi ro trung và cơ hội cao vì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương cao, nhưng nhu cầu sử dụng sợi tái chế lớn và ý thức bảo vệ môi trường mạnh mẽ, là đối tác của nhiều hãng thời trang thể thao quốc tế, từ đó đem lại cơ hội cao cho Sợi Thế Kỷ.

2.2 Thách thức

Đài Loan là một quốc đảo nhỏ, do đó thị trường sợi tái chế ở đây cũng không lớn Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và khó có thể tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để xuất khẩu sản phẩm của mình.

Ngoài ra, thị trường sợi tái chế ở Đài Loan cũng đòi hỏi chất lượng cao Đài Loan là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, vì vậy các doanh nghiệp tại đây có nhu cầu sử dụng các sản phẩm sợi tái chế có chất lượng cao Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Về phần Sợi Thế Kỷ, khách hàng là doanh nghiệp ở các nước phát triển hướng đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia thành viên CPTPP Khách hàng Sợi Thế Kỷ thường yêu cầu đầu vào chất lượng cao mà ở Việt Nam, Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp hàng đầu trong mảng sản xuất sợi tổng hợp.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w