1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương ôn tập kiểm soát và quản lý ô nhiễm môi trường biển

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương ôn tập kiểm soát và quản lý ô nhiễm môi trường biển
Chuyên ngành Kiểm soát và Quản lý Ô nhiễm Môi trường Biển
Thể loại Đề cương ôn tập
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra: chiếm khoảng 12% tổng lượng ô nhiễm MTB, bao gồm:- Các hoạt động đổ thải từ tàu dầu khí, xúc rửa tàu.- Các hoạt động xả hầm la canh, kết đáy của tất cả các

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN GÓI 10 điểm

Câu 1: Nêu các nguồn gây ô nhiễm biển Nguồn gây ô nhiễm biển từ hoạt động tàu thuyền?

Luật biển năm 1982 định ra 6 nguồn gây ô nhiễm môi trường biển gồm:

1 Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền

2 Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia

3 Ô nhiễm do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra

4 Ô nhiễm do nhấn chìm và thải bỏ các chất thải trên biển

5 Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra: chiếm khoảng 12% tổng lượng ô nhiễm MTB, baogồm:

- Các hoạt động đổ thải từ tàu dầu khí, xúc rửa tàu

- Các hoạt động xả hầm la canh, kết đáy của tất cả các loại tàu

- Tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc, nguy hại do các sự cố trên biển như va đâm, cháy,nổ

- Tràn dầu, tràn đổ hóa chất do xếp, dỡ, vận chuyển và đưa vào kho chứa

- Cố ý đổ các chất ô nhiễm xuống biển như: rác thải công nghiệp, nước thải sinh hoạtphát sinh từ hoạt động của tàu

Theo IMO, ô nhiễm do lỗi kỹ thuật chiếm 10%, 90% sự cố còn lại do con ngườigây ra Tỷ lệ ô nhiễm do các hoạt động bình thường của tàu thuyền chiếm ¾ tổng số vụ Ônhiễm biển do tàu thuyền chủ yếu xuất phát từ sự đổ thải vô ý hay cố ý nước thải, rác thảisinh ra từ hoạt động của tàu thuyền hay nước ballast có chứa những thực vật, động vậtngoại lai và các mầm bệnh vào môi trường biển

6 Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển

Câu 2: Những thách thức về môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên biển?

1 Suy giảm nguồn lợi thủy sản ven biển do đánh bắt quá mức, hủy diệt các hệ sinhthái ven bờ như: xây dựng cảng biển, chuyển đổi mục đích sử dụng hệ sinh thái ven bờ,

2 Giảm đa dạng sinh học do phá hủy môi trường sống

3 Pha hủy các rặng san hô do xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển, đánh bắt phi truyềnthống

1

Trang 2

4 Phát triển nuôi trồng thủy sản bừa bãi, không tuân theo quy hoạch làm suy giảmrừng ngập mặn, thảm cỏ biển.

5 Phèn hóa đất do cải tạo luồng giao thông thủy, chặt phá rừng ven biển để canh tácnông nghiệp và chăn nuôi

6 Ô nhiễm dầu và hóa chất độc hại do sự cố tràn dầu và hóa chất từ các hoạt độngvận tải sông, biển và các hoạt động kinh tế, an ninh quốc phòng khác

7 Ô nhiễm biển do nước thải, rác thải, và khí thải từ tàu và bờ

8 Xói lở và bồi lắng bờ biển, thay đổi hình thái cửa sông

9 Năng lực quản lý môi trường hạn chế, không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, xãhội nhận thức cộng đồng về môi trường, bảo vệ môi trường và tài nguyên sinh thái chậmthay đổi

Câu 3: Mục tiêu chung và các biện pháp thực hiện Công ước MARPOL 73/78?

- MỤC TIÊU CHUNG: thông qua các biện pháp toàn diện nhằm chấm dứt toàn bộviệc chủ tâm gây ô nhiễm biển: trước mắt là kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất việcthải các chất gây hại xuống biển

- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: công ước đưa ra 9 quy định cụ thể sau:

+ Quy định giới hạn nghiêm ngặt về đổ thải từ tàu xuống biển các chất thải chứa dầu,các chất lỏng độc hại, hóa chất, rác, nước thải, khí thải từ các hoạt động thường ngày củatàu

+ Các tiêu chuẩn cho tàu vận chuyển các chất độc hại đóng gói

+ Các giới hạn cho việc thải các chất ô nhiễm khí từ tàu

+ Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về đóng tàu, thuyền bộ nhằm giảm thiểu mức độ tràndầu và hóa chất trong trường hợp tàu bị nạn

+ Quy định về các khu vực đặc biệt với các chỉ tiêu đổ thải đặc biệt nghiêm ngặt.+ Các thiết bị tiếp nhận dầu, cặn hóa chất, rác, nước thải tại các cảng, công trình.+ Công tác thanh tra, giám sát thường kỳ đảm bảo sự tuân thủ

+ Báo cáo sự cố liên quan đến dầu, các chất lỏng độc hại chở xô, các chất độc hạiđóng gói

+ Thiết lập hệ thống hợp tác giữa các chính phủ trong việc phát hiện ô nhiễm, cưỡngchế tuân thủ các quy định của công ước

Câu 4: Nguồn gốc dầu mỏ

Giả thuyết thứ nhất: dầu mỏ có nguồn gốc khoáng

2

Trang 3

- Theo giả thuyết này, trong lòng đất có chứa các carbua kim loại như Al4C3, các chấtnày phản ứng với nước tạo thành CH4, C2H2 Dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất rất cao tronglòng đất, xúc tác là các khoáng sét, các khí này bị biến đổi và tạo thành các hydro cacbon

có trong dầu mỏ

Giả thuyết thứ hai: dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ

- Dầu mỏ là sự biến đổi hàng triệu năm các chất hữu cơ trong lòng trái đất Trongquá trình đó đã xảy ra những biến đổi về địa tầng, hình thái địa lý: sự tích tụ rất nhiều xácđộng vật, thực vật, vi sinh vật rồi dưới tác dụng của áp suất, nhiệt độ cao và sự phân huỷcủa vi khuẩn mà các lớp xác sinh vật chuyển hoá dần qua nhiều triệu năm thành dầu mỏ

Câu 5: Thành phần hợp chất hoá học tạo nên dầu mỏ

Thành phần hợp chất hoá học tạo nên dầu mỏ: hợp chất chủ yếu trong dầu mỏ làcacbua hydro, ngoài ra còn có các hợp chất chứa O, N, S, các nguyên tố kim loại.Trong dầu mỏ nguyên khai chứa chủ yếu 3 loại cacbua hydro

- Cacbua hydro parafin chiếm (42÷55) %

- Cacbua hydro naphten chiếm (19÷25) %

- Cacbua hydro thơm (cacbua hydro aromat) chiếm (24÷31) %

Trong sản phẩm tinh chế của dầu mỏ còn thấy một số cacbua hydro không no.Trong đó cacbua hydro olefin chiếm tỷ lệ lớn hơn cả

Câu 6: Mục tiêu kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu trên biển?

2 mục tiêu kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu trên biển gồm:

- Nhằm bảo đảm cho việc phòng ngừa hạn chế tối đa sự cố tràn dầu xảy ra, sẵn sàng

ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu, giảm thiệt hại thấp nhất về kinh tế, xãhội và môi trường do sự cố tràn dầu gây ra

- Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức từ trung ương đến cơ sở, xây dựng

lực lượng chuyên nghiệp làm lực lượng nòng cốt cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

3

Trang 4

xảy ra trên mọi địa bàn trong đó có các sự cố tràn dầu trên biển từ các hoạt động hàng hải,dàn khoan dầu, khai thác thủy hải sản, dịch vụ dầu khí trên sông, biển.

Để đạt được mục tiêu trên, cần tập trung bảo đảm sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu

ở một số khu vực có nguy cơ cao, gây tác hại lớn về kinh tế, xã hội, sinh thái, môi trường

là các vùng biển Bà Rịa- Vũng Tàu, vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng

Câu 7: Nêu khái quát về các loại trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên biển?

Trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên biển bao gồm:

- Các loại phao quay dầu phục vụ công tác cô lập và thu hồi dầu trên mặt nước Phaocấu tạo gồm: mạn khô, mạn ướt, phần nổi, màn chắn, đối trọng, thanh giằng dọc, neo,điểm neo và bản nối Chức năng quan trọng của phao ngăn dầu là ngăn chặn dầu lan toả,dồn và chuyển hướng dần ra khỏi vùng ưu tiên bảo vệ, vùng nhạy cảm Một số loại phaothường dùng là: phao kín dầu, phao quay dầu tự phồng, phao hình số 8

- Thiết bị thu hồi dầu trên biển: các thiết bị hút dầu, thùng chứa, phương tiện lai dắt –triển khai phao và thiết bị thu hồi dầu Ví dụ: thiết bị thu hồi dầu loại hút dầu, thiết bị thuhồi dầu loại tự chảy vào, máy hút dầu kiểu đĩa

- Hóa chất phân tán, vật liệu ngưng tụ dầu Chất tăng độ phân tán dầu vào nước cóthành phần hóa học chính là chất hoạt động bề mặt như: hydrophilic, oleophilic Tácnhân phân tán hoạt động như một chất tẩy rửa, làm giảm lực căng bề mặt ranh giới giữadầu và nước Vật liệu hấp phụ dầu là những vật liệu hữu cơ, vô cơ, tự nhiên hoặc tổng hợpđược làm thành những khối vật liệu dễ sử dụng để thấm dầu

- Trang thiết bị an toàn lao động: quần áo bảo hộ,

Câu 8: Máy hút có đầu hút dầu nổi

Hỗn hợp dầu-nước sẽ được hút liên tục qua đầu hút dầu nổi có thể di động theo sựthay đổi của bề mặt nước rồi được đưa vào két chứa bằng một thiết bị hút Trong két chứanày, dầu sẽ được tách ra khỏi nước bởi tỷ trọng rồi lại được đưa dần sang két phân ly Ởkét phân ly, dầu tiếp tục được tách ra tại phần giữa của két bởi các tấm mặt phẳng đặtnghiêng song song với nhau Cuối cùng chỉ có dầu sẽ chảy tràn sang két chứa dầu thu hồi.Nước còn lại trong két chứa và két phân ly được đưa ra ngoài qua bộ phận hút

4

Trang 5

Câu 9: Máy hút dầu dùng bơm phun trộn lẫn nước và không khí

Hỗn hợp dầu-nước được đưa tới một vị trí thấp hơn bề mặt của nước, ở đó dầuđược tách ra khỏi nước theo nguyên lý tỷ trọng Sau đó, dầu tiếp tục được dẫn đến kétphân ly dầu-nước bằng bơm phun có trộn lẫn nước và không khí để phá vỡ bề mặt hạt keonước-dầu Tại két phân ly, dầu thu hồi sẽ được đưa riêng ra két chứa dầu và phần nướcđược thải ra bằng đáy của két này

GÓI 20 ĐIỂM

Câu 1: Hoạt động quản lý, ứng phó sự cố tràn dầu tại Châu Âu

Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển, nhiều văn bản pháp luật, quyết định, cácgiải pháp quản lý và kỹ thuật đã được đưa ra ở cấp quốc gia, khu vực, liên khu vực vàquốc tế nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường biển ở Châu

5

Trang 6

Âu Tại đây xu hướng hợp tác, liên minh giữa các quốc gia và khu vực nhằm đối phó vớicác sự cố môi trường biển đã được coi là một yêu cầu tất yếu khách quan.

Các quốc gia Châu Âu là những nước đi tiên phong trong việc xây dựng, ban hành

và áp dụng các công ước quốc tế về khai thác tài nguyên và BVMT biển như Công ướcLuật biển năm 1982, Công ước London về Ngăn ngừa ô nhiễm biển do việc nhấn chìm cácchất thải và các chất khác, 1972 và Nghị định thư 1996, Công ước về đa dạng sinh học,Công ước Ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra, …

Hệ thống quản lý và BVMT biển của Châu Âu là sự kết hợp giữa các công ướcquốc tế, các cam kết và các quy định quốc tế với các điều kiện thực tế ở khu vực Hệ thốngBVMT biển ở Châu Âu hoạt động dựa trên khuôn khổ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa cáckhu vực và các quốc gia trong cộng đồng để cùng tồn tại Hiện nay, Châu Âu có 3 côngước khu vực bao gồm: OSPAR Convention cho vùng biển Đông Bắc Đại Tây Dương,Helsinki Convention cho vùng biển Baltic và Barcelona Convention cho vùng biển ĐịaTrung Hải

Ngoài các khía cạnh luật pháp, EU còn tham gia nhiều hội nghị về hàng hải liênchính phủ, bao gồm: Chương trình hành động trên đất liền được tổ chức bởi Chương trìnhmôi trường của Liên hợp quốc, của tổ chức Hàng Hải quốc tế về ô nhiễm môi trường biểnvới Công ước Ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra

Ở cấp khu vực EU đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi hiệu quả cácbiện pháp về BVMT biển của các nước thành viên, tìm ra các điểm chung giữa các nướcthành viên để cùng giải quyết các vấn đề môi trường biển khu vực và liên khu vực

Câu 2: Kinh nghiệm ứng phó sự cố tràn dầu từ SINGAPORE?

Singapore cơ bản áp dụng mô hình thu nhỏ của Mỹ

1 DIỄN TẬP PHÒNG TRÁNH SỰ CỐ DẦU TRÀN: Singapore thườngxuyên tổ chức các cuộc diễn tập chống sự cố dầu tràn cho các cơ quan và thành viên cóliên quan cùng với các quốc gia có chung vùng biển Các tàu đang hoạt động tại Singapore

ở khu vực diễn tập đều phải có trách nhiệm tham gia Việc giám sát được thực hiện nhưsau:

- Tuần tra 24/24 giờ bởi các giám sát viên môi trường, cảnh sát phòng vệ bờ biển củahải quân Singapore

6

Trang 7

- Giám sát chặt chẽ bởi các đội hoa tiêu, thuyền viên và các tàu thuyền giải trí, dulịch.

- Sự trợ giúp của các tàu thuyền ra vào vùng biển thuộc chủ quyền

2 KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG:

- Chiến lược:

+ Nhận diện và đánh dấu các vị trí có nguy cơ tràn dầu cao và các nguồn bị ảnhhưởng do ô nhiễm dầu

+ Các vùng nhạy cảm với dầu và các ưu tiên bảo vệ

+ Thiết bị làm sạch môi trường bị ô nhiễm

+ Nguồn lực được sử dụng để làm sạch môi trường bị ô nhiễm

+ Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân khai thác cảng dầu và các tổng tyứng phó tràn dầu

+ Ủy ban hành động khẩn cấp

+ Trung tâm thông tin liên lạc, thu thập và cung cấp thông tin

+ Quy trình triển khai ứng phó sự cố tràn dầu trên vùng biển Singapore

- Kế hoạch hành động:

+ Quy trình thông báo

+ Mẫu thông báo tràn dầu

+ Quy trình cảnh báo

+ Hướng dẫn ứng phó sự cố

+ Danh sách người điều hành ứng phó sự cố

+ Quy trình điều động

+ Nguồn nhân lực và thiết bị ứng phó sự cố

+ Quy trình làm sạch môi trường bị ô nhiễm

Nhà chức trách cảng biển MPA chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch hành độngứng phó khẩn cấp gồm các sự cố tràn dầu và sự cố hàng hải như: làm sạch, điều hành vàthực thi các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm, nâng cao nhận thức của cộng động và nhữngngười liên quan về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển, tham gia vào các diễnđàn quốc tế và khu vực về bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển

Mục tiêu của kế hoạch là khắc phục sự cố một cách có hiệu quả trong thời gianngắn nhất

3 KINH NGHIỆM SINGAPORE ĐÚC RÚT:

7

Trang 8

Như vậy, trong việc xây dựng và quản lý các thiết bị thu gom và tiếp nhận chất thảiSingapore đã áp dụng nhiều biện pháp mang tính đồng bộ và linh hoạt phù hợp với từnggiai đoạn phát triển kinh tế-xã hội Sau đây là một số kinh nghiệm của Singapore được rút

ra từ thực tiễn:

- Thiết lập và khai thác hiệu quả các thiết bị và thu gom tiếp cận chất thải từ tàu

- Áp dụng cơ chế tài chính khác nhau đối với các trang thiết bị thu gom và tiếp nhậnchất thải

- Huy động nhiều nguồn nhân lực tại chỗ tham gia công tác ứng phó sự cố tràn dầu

Câu 3: Quản lý, xử lý tràn dầu và ô nhiễm dầu trên biển ở Việt Nam?

Trong những năm gần đây, trên vùng sông, biển ven bờ việt nam đã xảy ra nhiều vụtràn dầu từ biển không chỉ gây ra thiệt hại lớn về mặt kinh tế mà còn gây lại hậu quả quantrọng và lâu dài đến môi trường biển Số lượng các vụ tràn dầu trên sông, biển xảy ra hằngnăm tăng dần, mức dầu tràn mỗi vụ càng lớn dần

Bởi vậy việc ứng phó SCTD trên biển đã trở thành việc cấp bách của mỗi quốc gia

và hơn lúc nào hết công tác này cần được sự quan tâm cảu các bộ ngành các tỉnh và cácđịa phương, các tổ chức có liên quan khi mà việt nam đã chính thức tham gia và lộ trìnhhôi nhập hàng hải quốc tế

Trước những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và ô nhiễm môi trường biển do sự cốtràn dầu gây ra, nhà nước Việt Nam đã xây dựng ban hành, áp dụng nhiều biện pháp chínhsách nhắm phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu, ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các hoạt độngkhai thác tài nguyên biển áp dụng đối với mọi tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nướctham gia các hoạt động này

Việc thực thi các quyết định này vẫn đang còn gặp nhiều vấn đề bất cập, trong đó

có các nguyên nhân về thiếu trang thiết bị và năng lực xử lí kém

Theo sự phân cấp về công tác ƯPSCTD thì việc ứng phó sự cố tràn dầu trên biểnđược tổ chức ở 3 cấp: cấp cơ sở xử lí tràn dầu dưới 100 tấn, cấp khu vực xử lí từ 100-

2000 tấn và cấp quốc gia xư lí trên 2000 tấn trở nên

Theo đó chúng ta còn gặp nhau nhiều khó khăn về phương tiện hiện đại và nhân lựchiên đại và nhân lực có chuyên môn cao để có thể ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Cho dến nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác ngăn ngừa ô nhiễmtại việt nam ngày càng được bảo vệ và hoàn thiện

8

Trang 9

Câu 4: Tóm tắt các Văn bản Pháp luật Việt Nam quy định về BVMT biển

Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, các quy định về BVMT biển được quyđịnh tại điều 11, chương 2 của luật này, quy định cụ thể như sau:

- Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biệnpháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

- Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác định vàcông bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

- Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế-xã hội khácphải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu BVMT, phát triển bền vững

- BVMT nước biển phải đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chứcnước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển vàkiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13

- Đây là Bộ luật được đánh giá là có nhiều quy định về BVMT biển chặt chẽ, toàndiện hơn và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội đất nước cũng như thông lệhàng hải quốc tế

+ Điều 6 quy định những nguyên tắc hoạt động hàng hải trong đó phải bảo đảm hiệuquả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiênnhiên

+ Điều 9 nội dung quản lý nhà nước về hàng hải trong đó quy định về quản lý hoạtđộng BVMT trong hoạt động hàng hải

+ Điều 12 về các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải trong đó có nghiêmcấm hành vi gây ô nhiễm môi trường

+ Chương V dành một số điều, khoản quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hàng hải

Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 và luật Tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo số 82/2015/QH13

- Luật Biển Việt Nam có các nội dung cơ bản là các quy định về đường cơ sở, nộithuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quầnđảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền hoạt động trong vùngbiển Việt Nam

9

Trang 10

Câu 5: Nguyên tắc của các phương pháp phân loại dầu mỏ theo bản chất hoá học

Phương pháp này căn cứ vào hàm lượng họ hydro cacbon nào lớn nhất thì dầu mỏ

sẽ mang tên họ hydro cacbon đó Ví dụ: dầu mỏ parafin có hàm lượng hydro cacbonparafinic phải chiếm ≥ 75% tổng lượng dầu mỏ Dầu mỏ naphteno-parafinic có hàm lượngparafin chiếm khoảng 50%, naphtenic khoảng 25%, còn lại là các hydro cacbon khác.Một số phương pháp phân loại điển hình:

- Phương pháp của Viện Dầu mỏ Nga

+ Phương pháp này dựa vào kết quả phân tích hàm lượng của từng loại hydro cacbon

có trong phân đoạn có nhiệt độ sôi từ (250÷300) C của dầu thô, kết hợp với xác định hàm0

lượng Parafin rắn và Asphanten có trong dầu thô để làm cơ sở xếp loại

- Phương pháp của Viện Dầu mỏ Pháp

+ Dựa vào tỷ trọng (d ) đo được của phân đoạn có nhiệt độ sôi từ (25015

dầu thô trước và sau khi xử lý với axit sulfuric để phân loại dầu mỏ

- Phương pháp của Viện Dầu mỏ Mỹ

+ Chưng cất sơ bộ dầu thô tách được 2 phân đoạn (250÷275) C và (2750 ÷415) C Đo0

tỷ trọng của chúng ở nhiệt độ 15,6 C (hay 600 0F)

Câu 6: Tính bốc hơi của phân đoạn dầu mỏ

Tính bốc hơi đặc trưng cho khả năng chuyển trạng thái từ lỏng sang hơi của nhiênliệu Để đánh giá tính bốc hơi người ta thường dùng khái niệm độ cất để biểu diễn.Nhiên liệu có độ cất thấp nhất là nhiên liệu dễ bị bốc hơi Ví dụ xăng có độ cất nằmtrong khoảng nhiệt độ (35÷200) C (nhiệt độ bốc hơi), là loại nhiên liệu rất dễ bốc hơi.0

Nhiên liệu có độ cất cao: nhiên liệu khó bốc hơi Ví dụ: Diesel Oli (DO) có độ cấtnằm trong khoảng nhiệt độ (175÷370) C nên rất khó bay hơi.0

Nhờ khả năng bốc hơi, nhiên liệu mới có thể phối trộn với không khí thành hỗn hợpcháy, cháy và sinh công trong động cơ Tuy nhiên tính bốc hơi cũng gây hao hụt khốilượng, biến chất nhiên liệu trong quá trình bảo quản và vận chuyển Khả năng bốc hơi phụthuộc các yếu tố sau:

- Khả năng bốc hơi của nhiên liệu cao khi có nhiều thành phần nhẹ, nhiệt độ sôi thấp

Ví dụ: Hexan (C6H14) sôi ở 68,8 C; Hexadecan (C0 6H34) sôi ở 315,3 C0

- Nhiệt độ càng cao, áp suất môi trường càng thấp thì tốc độ bốc hơi càng lớn

10

Trang 11

- Diện tích mặt thoáng và thể tích khoảng trống két chứa càng lớn nhiên liệu bốc hơicàng nhiều Vì vậy các két nhiên liệu thường phải chứa đầy (95÷97%) thể tích và có đủnắp, đệm, van an toàn.

- Áp suất hơi: ở khoảng nhiệt độ chưng cất hẹp, nếu hydro cacbon nào có áp suất hơibão hoà cao hơn sẽ bốc hơi mạnh hơn

Tính bốc hơi của nhiên liệu ảnh hưởng rất lớn đến sự biến tính của nhiên liệu ngoàimôi trường Các nhiên liệu nhẹ (xăng, kerosene, DO nhẹ) khi tràn ra môi trường sẽ bayhơi rất nhanh, làm khối lượng nhiên liệu ở thể lỏng giảm đi nhanh chóng

Câu 7: Tóm tắt các quy định pháp luật của Việt Nam về kiểm soát và xử lý sự cố tràn dầu trên biển

1 QUY ĐỊNH CỦA CÁC LUẬT CHUYÊN NGÀNH TẠI VIỆT NAM: Các luậtchuyên ngành của nước CHXHCN Việt Nam như Luật Bảo vệ môi trường số72/2020/QH14, Bộ luật Hàng Hải Việt Nam số 95/2015/QH13, Luật Biển Việt Nam số18/2012/QH13 và luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 đềuquy định các hoạt động trên biển thuộc chủ quyền lãnh thổ quốc gia phải thực hiện nghĩa

vụ bảo vệ môi trường biển, cụ thể:

- Mọi hoạt động trên vùng biển Việt Nam đều phải có giải pháp ngăn ngừa, giảmthiểu ô nhiễm

- Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, nếu có khả năng gây tổn hại cho tàinguyên và môi trường biển thì tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và cácbiện pháp chuyên dùng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy

ra cho người, tài nguyên và môi trường biển

- Tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hànghoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễmmôi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam

- Mọi hoạt động ven biển, trên biển của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đều phải tuânthủ pháp luật và các điều ước quốc tế về bảo vệ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển

mà Việt Nam tham gia

2 CÔNG ƯỚC MARPOL 73/78: coi việc thải dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, các chấtđộc hại, rác thải từ phương tiện thủy bất kỳ xuống biển là hoạt động gây ô nhiễm môitrường Theo quy định số 37 của phụ lục I yêu cầu tàu biển, giàn khoan trên biển đặc biệt

là các kho nổi và tàu chở dầu chuyên dụng phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

11

Trang 12

trên biển và phải được chính quyền hàng hải quốc gia thành viên phê duyệt Đây là cơ sởpháp lý quan trọng để bắt buộc các hoạt động trên biển có liên quan đến dầu khoáng phải

có phương án phòng ngừa ô nhiễm biển do dầu

3 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀNDẦU:

- Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg về phê duyệt lế hoạch quốc gia ứng phó SCTDquốc gia đoạn 2001-2010

- Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý trang thiết bịtìm kiếm, cứu nạn

- Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

- Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg về quản lý tài chính trong hoạt động ứng phóSCTCD

- Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg về Kiện toàn Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn

và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương

Câu 8: Phạm vi thực hiện kế hoạch, quy định khu vực ứng phó và phân loại theo mức độ SCTD

1 Phạm vi thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó SCTD

- Về không gian: Kế hoạch được thực hiện trên phần lãnh thổ đất liền, các hải đảo vàvùng biển được quy định trong Tuyên bố về Lãnh hải, vùng tiếp giáp, các vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của Chính phủ nước CHXHCNVN và các quy định tương ứng củaLuật Biển Việt Nam

- Đối tượng, lực lượng: Ứng phó SCTD phải được thực hiện cho mọi vụ tràn dầu, domọi nguyên nhâ, mọi tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước gây ra với mọi lực lượngứng phó có thể đạt mục tiêu giảm thiệt hại do sự cố gây ra đến mức thấp nhất

2 Khu vực ứng phó SCTD

Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 3 khu vực ứng phó SCTD:

- Khu vực miền Bắc: bao gồm toàn bộ các tỉnh, thành phố miền Bắc đến hết tỉnhQuảng Bình; toàn bộ vùng biển khu vực vịnh Bắc bộ đến vĩ tuyến 17010’N

- Khu vực miền Trung: toàn bộ các tỉnh, thành phố miền Trung từ tỉnh Quảng Trịđến hết tỉnh Bình Thuận; toàn bộ khu vực biển từ vĩ tuyến 17 10’N đến vĩ tuyến 110 020’N

12

Trang 13

- Khu vực miền Nam: toàn bộ các tỉnh, thành phố từ tỉnh Ninh Thuận đến hết tỉnh CàMau, Kiên Giang; toàn bộ vùng biển từ vĩ tuyến 11 20’N đến hết phạm vi ứng phó SCTD0

của kế hoạch này

3 Phân loại vụ tràn dầu

Ở nước ta mức độ sự cố của một vụ tràn dầu được phân loại theo khối lượng dầutràn ứng với một trong 3 mức: nhỏ, trung bình hoặc lớn Cụ thể:

- Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ) là SCTD có lượng dầu tràn tối đa dưới 20 tấn

- Sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình) là SCTD có lượng dầu tràn tối đa từ 20tấn đến 500 tấn

- Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn) là SCTD có lượng dầu tràn lớn hơn 500 tấn

Việc phân loại mức độ SCTD để xây dựng kế hoạch ứng phó và xác định mức độđầu tư trang thiết bị, nguồn lực để chuẩn bị sẵn sàng, ứng phó kịp thời đối với các cấp độứng phó khác nhau

Câu 9: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu?

- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu yêu cầu phải được lập ra từ trước và kĩ lưỡng đểđảm bảo sự tác động của dầu tràn đến môi trường biển là nhỏ nhất Một mục đích cao nhấtcủa kế hoạch ứng cứu tràn dầu là ưu tiên cao nhất cho việc bảo vệ sinh mạng con người vàgiảm tối thiểu những thiệt hại đến môi trường, phúc lợi của cộng đồng xã hội và các tàinguyên của biển cả, vùng ven biển, nền kinh tế của đất nước

- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được phác họa nghĩa vụ, trách nhiệm và mốiquan hệ của các tổ chức, cơ quan, bộ phận liên quan đến hoạt động ứng cứu và xử lý dầutràn trên biển Kế hoạch này phải thiết lập mô hình tổ chức ứng cứu cùng với các kĩ thuậtứng cứu nhằm đáp ứng và xử lý các sự cố tràn dầu một cách nhanh chon, kịp thời và cóhiệu quả lớn nhất

- Phạm vi của kế hoạch này sẽ giải quyết tất cả các sự cố tràn dầu xảy ra trong cácvùng nước nội thủy, phạm vi giới hạn các cảng, vùng nước ven biển và cả những vùngnước thuộc lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Câu 10: Chất phân tán dầu trong nước?

Chất phân tán dùng để chẻ dầu thành những giọt nhỏ Chất tăng độ phân tán dầuvào nước có thành phần hóa học chính là chất hoạt động bề mặt Chất hoạt động bề mặtnhững chất đặc biệt bao gồm hydrophilic và oleophilic

13

Trang 14

Thành phần chất phân tán dầu gồm 3 loại chính:

- Chất hoạt động bề mặt

- Dung môi

- Chất ổn định: giúp hệ thống tồn tại trong một thời gian xác định

Chất làm phân tán dầu vào nước gồm 3 loại:

- Loại 1: có thành phần hydrocacbon thường Khi dùng không pha loãng và thườngdùng trên bãi biển hoặc trên biển

- Loại 2: khi dùng pha loãng thêm bằng nước với tỷ lệ thể tích 1:10

- Loại 3: khi dùng không pha loãng, thường sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.Quá trình hoạt động của chất phân tán dầu như sau: ngay sau khi chất phân tán dầuđược trộn vào lớp dầu tràn, các phân tử của nó được sắp xếp lại tại bề mặt phân chia dầu –nước, do đó làm giảm sức căng bề mặt giữa dầu và nước tạo điều kiện hình thành các giọtdầu nhỏ tan lẫn trong nước với tổng bề mặt tiếp xúc lớn hơn nhiều so với bề mặt của vệtdầu ban đầu

Ngoài việc đẩy mạnh sự hình thành những giọt dầu có đường kính nhỏ dần, chấtphân tán dầu còn thực hiện vai trò ngăn chặn việc tái kết hợp của những giọt dầu nhỏ ngaysau khi chúng mới tạo thành

Chất phân tán này thường sử dụng cho dầu nhẹ, do dầu mỏ không phân tán được vì

có liên kết hóa học mạnh

Trên thực tế các giọt dầu có dường kính trung bình ≤ 0,2 mm không có khả năngtrở lại mặt nước

Câu 11: Vật liệu hấp phụ dầu?

Vật liệu hấp phụ dầu là những vật liệu vô cơ, hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp Vậtliệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, rơm khô, long động vật, các chất xơ sợi Chất vô cơ tựnhiên như đất sét, cát, tro núi lửa Vật liệu hấp phụ tổng hợp như PE, PES, PS, Chúng được chế tạo thành những khối vật liệu với kích thước tiêu chuẩn, đủ bền về

cơ học, hóa học và lý học để tiện lợi cho quá trình sử dụng, dễ dàng thu hồi và có thể tái

sử dụng sau khi dùng Vì vậy, chúng còn được gọi là vật liệu thấm hút dầu Sản phẩmthường được sản xuất ở dạng phao, gối, tấm, giấy, giường thấm dầu

14

Trang 15

Đặc tính của các vật liệu thấm hút dầu là chỉ thấm hút và giữ dầu trong khối vậtliệu, không thấm hút nước hoặc thấm hút nước với tỷ lệ thấp.

Hiện nay có nhiều loại vật liệu thấm hút dầu trên thị trường như: sợi hóa học PE,PES, PS bột giấy, vải, các loại sợi xenlulo tự nhiên biến tính, than bùn

Ở Việt Nam, trong điều kiện không có vật liệu tiêu chuẩn để sử dụng có thể sửdụng các vật liệu thô, tại chỗ như rơm, rạ, các loại mùn xốp như trấu, mùn cưa

Dạng vật liệu thường được chế thành các sản phẩm như phao thấm dầu, bẫy thấmdầu dạng sợi, tấm dạng gối hoặc giường thấm dầu

Câu 12: Các chú ý khi sử dụng các chất phân tán dầu trên biển?

Sử dụng các chất phân tán dầu cần phải chú ý một số điểm như sau:

1 Chất phân tán dầu có hiệu quả hơn nếu sử dụng dưới dạng đặc và phải được sửdụng ngay sau khi dầu tràn chưa bị tác động thời tiết, tốt nhất trong vòng 24 giờ sau khidầu tràn ra biển

2 Nếu dầu có độ nhớt quá cao thì dung môi của chất phân tán sẽ không thấm vào Do

đó, không có khả năng tạo thành các giọt dầu nhỏ được Chất phân tán dầu có hiệu quả tốtnhất đối với loại dầu có độ nhớt từ 100 cP đến 2000 cP Nếu tăng liều lượng chất phân tán

để dùng cho dầu quá nhớt cũng không mang lại hiệu quả

3 Nhiệt độ nước biển có ảnh hưởng rất lớn đối với việc sử dụng chất phân tán dầu.Nếu nhiệt độ nước biển thấp hơn điểm nóng chảy của dầu tràn thì dầu tràn có khuynhhướng hóa rắn nhanh chóng, nên các chất phân tán bị vô hiệu hóa

4 Những chất phân tán dầu được chế tạo dùng trong nước mặn sẽ không hoạt độngđược trong nước ngọt trừ một số loại được chế tạo đặc biệt

5 Chất phân tán dầu chỉ có hạn sử dụng nhất định và yêu cầu về bảo quản rất nghiêmngặt Chất phân tán dầu phải được cất giữ trong các điều kiện chống ăn mòn, để ở nhữngnơi chứa kín không khí và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp

Câu 13: Kỹ thuật làm sạch dầu tràn khỏi bờ đá hoặc bờ của các công trình nhân tạo?

Đây là các loại bờ đá tự nhiên hay bờ bê tông nhân tạo như bờ kè chống sat lở, bờgiảm và chống sóng, bờ của các công trình thủy lợi, các công trình bảo vệ đường bờ.Đường kính trung bình của các viên đá rời hay dùng xây bờ kè khoảng 25 cm

Việc làm sạch loại bờ này trải qua 3 giai đoạn:

15

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w