Sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị ở phòng Quảng cáo & Dịch vụ thật sự rất có ý nghĩa đối với em, và nhờ có các cô chú, anh chị, em đã được quan sát và trải nghiệm nhiều điều tại Đài Tru
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP
Họ và tên : Trương Nguyệt Minh
Mã sinh viên : TTQT48C1-1463
Cơ quan thực tập : Trung tâm Truyền hình Việt Nam
khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) - trụ sở chính Đà Nẵng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao, đã tạo cơ hội cho tôi được thực tập tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên (VTV8) Con xin cảm ơn chú Võ Minh Đức – Trưởng phòng Quảng cáo & Dịch vụ, Đài Truyền hình VTV8, đã đồng ý cho chúng con thực tập tại phòng Quảng cáo
& Dịch vụ và giúp đỡ chúng con rất nhiều trong thời gian thực tập Em cũng xin cảm ơn chị Vân Anh, chị Nga, anh Phong, chị Bích, chị Trúc, chị Hằng, chị Huyền, chị Lam, chị Xuyên, chị Đoan, chị Nhi đã đồng ý cho chúng em được theo các anh chị đi tác nghiệp, và tạo cơ hội cho chúng em thử sức với một số công đoạn sản xuất Sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị ở phòng Quảng cáo & Dịch vụ thật sự rất có ý nghĩa đối với em, và nhờ có các cô chú, anh chị, em đã được quan sát và trải nghiệm nhiều điều tại Đài Truyền hình VTV8
Con xin cảm ơn bố mẹ đã ủng hộ con về cả vật chất và tinh thần trong thời gian con thực tập tại Đà Nẵng Có được trải nghiệm đáng nhớ này là nhờ bố mẹ, con thực sự rất biết ơn bố mẹ vì đã giúp đỡ con
Tớ xin cảm ơn bạn Nguyễn Phương Linh vì đã là đồng nghiệp của tớ, và cũng xin lỗi bạn vì những ngày tớ nản chí và lười biếng Kỳ thực tập của tớ đã rất vui khi được làm việc cùng bạn, mong chúng ta sẽ có lúc gặp lại
Cuối cùng, em muốn cảm ơn anh Trương Bá Hùng, người bạn, người yêu
và người đồng hành của em Cảm ơn anh vì đã ở bên em cả những lúc vui vẻ và những khi khó khăn Thiếu đi sự hiện diện của anh, kỳ thực tập này sẽ không thể nào trọn vẹn Cảm ơn anh lần nữa vì đã yêu, chấp nhận và đồng hành cùng em
Sinh viên thực hiện Trương Nguyệt Minh
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu chung về nơi thực tập 1
1.1 Tên tổ chức và địa chỉ 1
1.2 Chức năng của tổ chức 1
1.3 Lịch sử hình thành 2
1.4 Cơ cấu tổ chức 4
Phần 2: Mô tả quá trình thực tập 5
2.1 Lý do lựa chọn nơi thực tập 5
2.2 Mô tả công việc tại nơi thực tập 6
2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập 7
2.4 Kết quả thu được từ nơi thực tập 8
Phần 3: Bài học kinh nghiệm 9
3.1 Bài học về trau dồi chuyên môn 9
3.2 Bài học về ứng xử trong công việc 9
3.3 Bài học về rèn luyện nhân cách 10
3.4 Một số biện pháp/ định hướng để khắc phục hạn chế của bản thân trong tương lai 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4Phần 1: Giới thiệu chung về nơi thực tập
1.1 Tên tổ chức và địa chỉ
VTV8 là Kênh truyền hình Quốc Gia tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên trong hệ thống 9 kênh truyền hình thuộc sở hữu của Đài Truyền hình Việt Nam VTV8 đặt trụ sở chính tại 258 Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
1.2 Chức năng của tổ chức
Trên cơ sở Đề án Quy hoạch Báo chí Quốc Gia đến năm 2025, VTV8 là kết quả sáp nhập của 3 kênh truyền hình VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên Trong đó, “các trung tâm truyền hình khu vực của Đài Truyền hình Việt Nam chỉ thực hiện chức năng sản xuất chương trình cho Đài Truyền hình Việt Nam tại khu vực đó, không phát sóng riêng kênh chương trình khu vực”, vì vậy, VTV8 và VTV9 là hai kênh truyền hình có chức năng phát sóng tự chủ về mọi mặt VTV8 phụ trách chiếu các bản tin thời sự cũng như các chuyên mục to nhỏ lên tới con số 36, liên quan tới đời sống, kinh tế, năng lượng, tiêu dùng hoặc y tế Tổng khống chế VTV8 và phòng ban Thư ký biên tập được đặt tại trụ sở Đà Nẵng, từ đó đưa tín hiệu tới Hà Nội, phát sóng cho người xem toàn quốc Hiện nay, VTV8 được phát sóng với định dạng hình ảnh độ nét cao (HD) trên nhiều hạ tầng truyền hình khác nhau: quảng bá miễn phí trên truyền hình số mặt đất (analog), trực tuyến (VTVgo), hệ thống truyền hình trả tiền (VTVCab, K+, SCTV, Truyền hình FPT, )
Trang 51.3 Lịch sử hình thành
Ngày 1 tháng 1 năm 2016 kênh VTV8 chính thức được ra mắt trên cơ sở hợp nhất 3 kênh VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên nhằm mục đích phục vụ khán giả khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, tín hiệu được truyền đi khắp các tỉnh và thành phố trực thuộc khu vực Miền Trung - Tây Nguyên Tuy nhiên, để hiểu hơn về lịch sử hình thành, cần phải biết về lịch sử riêng biệt của 3 kênh truyền hình khu vực này
Về VTV Huế:
Ra đời trước năm 1975 với tên gọi là Đài Truyền hình Huế Cho tới năm
1998, chúng đóng vai trò là cơ quan chủ đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế và đổi biểu trưng thành HVTV vào năm 2004 Vào ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Huế giải thể và sáp nhập cùng 2 kênh truyền hình Đà Nẵng và Phú Yên
Về VTV Đà Nẵng:
Tuy là thành phố lớn thứ 2 của miền Nam nhưng Đà Nẵng vào trước 1975 lại chưa có đài truyền hình Cần Thơ, Quy Nhơn, Nha Trang và Sài Gòn đã được đặt đài truyền hình, nhưng người dân ở Đà Nẵng vẫn xem VTV Huế từ trạm phát đặt trên đèo Hải Vân Nhận thấy sự bất tiện này, ông Võ Chí Công (sau là Chủ tịch nước), Bí thư khu ủy khu V và ông Hồ Nghinh, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam
-Đà Nẵng đã hiện thực hóa mục tiêu đưa đài truyền hình vào thành phố bằng cách nhờ sự giúp đỡ cán bộ, nhân viên và kỹ thuật viên của Đài Truyền hình Sài Gòn Giải Phóng Trạm phát từ đó mà chuyển từ đèo Hải Vân về núi Sơn Trà
Từ hậu quả của chiến tranh, ngày 14 tháng 2 năm 1977, Đài Truyền hình
Đà Nẵng đã phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên Đài phát sóng mỗi tuần
3 buổi tối, sau đó nâng lên tất cả các buổi tối trong tuần với đầy đủ các mục Thời
sự, Bông hoa nhỏ, Văn nghệ và phim truyện Năm 1991, do việc phát sóng ở Sơn Trà không đảm bảo nên trạm phát được chuyển về trong thành phố Do hạn chế
Trang 6về độ cao nên diện phủ sóng của Đài bị thu hẹp nên trạm chuyển tiếp tín hiệu tại Tam Kỳ và một số huyện miền núi Đến năm 1997, khi Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam ra đời , Đài ngừng việc chuyển tiếp tín hiệu tại Quảng Nam Mỗi năm, VTV Đà Nẵng sản xuất hơn 100 đầu chương trình bao gồm bản tin, nhiều chuyên mục liên quan tới nghệ thuật, khoa giáo, giải trí Ngoài ra, VTV Đà Nẵng còn tham gia sản xuất trực tiếp nhiều chương trình lớn ở khu vực như Festival Cà phê Buôn Mê Thuột, Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên, Quảng Nam - Festival hành trình di sản, Lễ hội pháo hoa quốc tế
Với việc được VTV trang bị xe màu đạt tiêu chuẩn HD năm 2015, kênh bắt đầu được phát sóng theo định dạng hình ảnh 16:9 Từ ngày 1 tháng 1 năm
2016, VTV Đà Nẵng dừng phát sóng khu vực và cùng với VTV Huế, VTV Phú Yên sản xuất chương trình cho kênh truyền hình quốc gia VTV8 VTV Đà Nẵng đồng thời được chọn là nơi đặt Tổng khống chế của kênh VTV8
Về VTV Phú Yên:
Trước năm 1989, người dân Phú Yên xem chương trình qua Trạm tiếp phát sóng Vũng Chua thuộc Đài Truyền hình Quy Nhơn Đầu năm 1989, Đài Truyền hình Nha Trang đã quyết định thành lập Trạm Phát hình Phú Yên trên cơ
sở chia tách thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa (tái lập tỉnh) Ngày 1 tháng 7 năm 1989, Đài chính thức được thành lập và phát sóng lần đầu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về kinh phí, thiết bị, cán bộ phóng viên
Do tăng thời lượng phát sóng từ 3 ngày lên tất cả các ngày trong tuần trên kênh PTV từ năm 1991, Đài khai thác chương trình của các Đài Truyền hình nước ngoài qua vệ tinh để biên dịch, biên tập Khi VTV chưa phủ sóng toàn quốc thì PTV đã biên dịch thời sự quốc tế hàng ngày Tháng 6 cùng năm, Đài PTV duy nhất tại miền Trung tổ chức bình luận trực tiếp Giải vô địch bóng đá thế giới
1990 Đến đầu năm 1992, PTV tạo nên một hiện tượng truyền hình tại Việt Nam
Trang 7khi cho lên sóng bộ phim truyền hình Người giàu cũng khóc của Mexico, sau đó chia sẻ cho nhiều đài truyền hình khác trong cả nước phát sóng Sự kiện này được báo chí phía Nam bình chọn là 1 trong 10 sự kiện văn hóa xã hội tiêu biểu của năm 1992 Đây cũng là đài địa phương đầu tiên trong cả nước chuyển đổi việc lưu trữ, phát sóng từ analog sang công nghệ số
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển giao Đài Truyền hình Phú Yên do tỉnh Phú Yên quản lý cho Đài Truyền hình Việt Nam, đóng vai trò là đơn vị truyền hình của tỉnh cũng như khu vực Nam Trung Bộ Sau 14 năm phát sóng kênh VTV Phú Yên, từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Phú Yên được sáp nhập thành VTV8
1.4 Cơ cấu tổ chức
Là tổng khống chế VT8 tại Đà Nẵng, Giám đốc - Tổng biên tập là người đứng đầu của cơ quan này Trong đó được chia thành các tiểu ban như Thư ký -Biên tập, cùng bộ phận ban như Văn nghệ, Quảng cáo & Dịch vụ, ban Thời sự, ban Khoa giáo, ban Giải trí Ngoài ra còn có đội ngũ tổ chức phụ trách sản xuất
và quay phim cũng như biên tập các nội dung được trình chiếu trên kênh Truyền hình VTV8
Trang 8Phần 2: Mô tả quá trình thực tập
2.1 Lý do lựa chọn nơi thực tập
Tôi đã lựa chọn VTV8 là nơi thực tập hướng nghiệp năm nhất vì những lý
do sau đây:
Một là, vì cơ quan thực tập phù hợp với định hướng ngành nghề của tôi Tôi lựa chọn theo học ngành Truyền thông Quốc tế của Học viện Ngoại giao, vì tôi được biết rằng có không ít cựu sinh viên của ngành này hiện đang công tác ở các đài truyền hình trong nước và nước ngoài Truyền hình là một lĩnh vực tôi đã
có hứng thú từ khi còn học THPT, và khi biết rằng sinh viên năm nhất hệ Chất lượng Cao của ngành Truyền thông Quốc tế có thể được thực tập tại một cơ quan báo chí - phát thanh - truyền hình, tôi đã đăng ký nguyện vọng được thực tập tại một cơ quan truyền hình
Hai là, vì địa điểm của cơ quan thực tập Tôi đã luôn yêu thích thành phố
Đà Nẵng, nơi được mệnh danh là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” Đây còn là thành phố trung tâm của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, nằm ở vị trí trung độ của đất nước, do vậy Đà Nẵng có vị trí trọng yếu trong đa lĩnh vực: công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế, điển hình là Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 Vì những đặc điểm thú vị kể trên, tôi rất mong muốn được sống và làm việc tại Đà Nẵng, và ngay khi có cơ hội được thực tập tại thành phố này, tôi
đã không ngần ngại nắm bắt
Vì những lý do trên đây, VTV8 là lựa chọn tốt nhất cho kỳ thực tập mùa
hè 2022 của tôi
Trang 92.2 Mô tả công việc tại nơi thực tập
Tôi được phân công thực tập tại phòng Quảng cáo & Dịch vụ tại Đài Truyền hình VTV8 Lịch trình thực tập trong thời gian vừa qua không quá dày đặc nhưng tôi đã quan sát và học hỏi được rất nhiều điều
Thường ngày, thời gian đi làm của các phóng viên tại phòng Quảng cáo & Dịch vụ là từ 8 giờ sáng đến 4h30 chiều, có thể đến 6h30 tối vì lịch phát sóng bản tin trước thời sự Tuy nhiên, các phóng viên không nhất thiết phải lên văn phòng hàng ngày, họ có thể đến Đài và lên xe của Đài đi quay hình tại địa điểm tác nghiệp, hoặc làm việc ở nhà nếu không có lịch quay Theo quan sát của tôi, các phóng viên thường tới văn phòng để dựng clip phóng sự trên phần mềm của máy tính tại văn phòng
Đầu tuần, trong bảng kế hoạch của công ty sẽ có lịch trình quay phim trong 7 ngày sắp tới, nên công việc của người kiến tập như chúng tôi là chép lại
và liên hệ đi cùng hỗ trợ các phóng viên Lịch trình thông thường là đi quay phim cho các bản tin ngắn hoặc phóng sự cho chuyên mục nhỏ Đôi khi sẽ là trực tuyến các sự kiện lớn trong thành phố Các phóng viên của phòng Quảng cáo & Dịch vụ tác nghiệp ở cả trong thành phố Đà Nẵng và một số vùng lân cận Các chuyên mục mà văn phòng Quảng cáo & dịch vụ đảm nhận là Kinh tế
& Dân sự Xe và Gia đình, Bác sĩ gia đình, Năng lượng xanh , và bản tin Kinh tế phát sóng lúc 18h30 mỗi tối Các phóng viên sẽ lên kế hoạch cho chuyên mục mình đảm nhận trong tuần, lên kế hoạch quay phim, tìm hiểu và xây dựng kịch bản, sau đó sẽ đưa lên Trưởng phòng phê duyệt Đây cũng được cho là bước tiền
kỳ của quy trình thực hiện phóng sự Sau khi tác nghiệp, người quay phim sẽ đưa thẻ nhớ cho các phóng viên để đọc âm và dựng phóng sự Cuối cùng, các phóng
sự sẽ trải qua bước hậu kỳ tại các phòng dựng
Trang 10Nhiệm vụ của những người kiến tập của chúng tôi không có nhiều, vì là học sinh còn thiếu kinh nghiệm nên chuyến đi lần này chỉ tính là kiến tập, cho nên tôi đã liên hệ để đi theo quan sát công việc của các phóng viên trong quá trình tạo phóng sự và bản tin Quá trình quan sát này giúp chúng tôi hiểu được phương thức vận hành của Đài Truyền hình, các bước thực hiện phóng sự cũng như chuyên mục cho người xem, từ lên kịch bản cho tới lúc phát sóng
2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
Chuyến đi thực tập lần này của tôi có nhiều thuận lợi, đầu tiên phải kể đến
sự ủng hộ của thời tiết Tháng Bảy tại Đà Nẵng, thời tiết chủ yếu là nắng ráo, mát mẻ, đa số các buổi đi quay của chúng tôi đều không gặp phải thời tiết xấu Chúng tôi đã đi theo các phóng viên tới nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố, có cả những địa điểm đặc biệt như Khu Công nghệ cao Đà Nẵng Ngoài việc được quan sát quy trình tác nghiệp, chúng tôi còn có cơ hội học hỏi những kiến thức ngoài chuyên môn khi đi cùng các phóng viên tới địa điểm tác nghiệp
Ví dụ như chuyến đi tác nghiệp tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, chúng tôi đã được tham gia nghe một buổi thuyết trình dự án khởi nghiệp, và thu nhặt được một số kiến thức về kinh doanh khi nghe trao đổi của các nhà đầu tư với những chủ dự án khởi nghiệp
Ngoài những thuận lợi, trong thời gian thực tập, chúng tôi cũng đã gặp phải một số khó khăn Vì là sinh viên năm nhất nên trình độ chuyên môn của chúng tôi còn thấp, nên hầu hết thời gian chúng tôi chỉ được quan sát và ít khi được giao nhiệm vụ Hơn nữa, ban đầu chúng tôi chưa quen với việc tự liên hệ các phóng viên, và lịch trình của một số phóng viên không có ghi trong bảng kế hoạch tuần, nên chúng tôi đã lỡ mất nhiều cơ hội đi quan sát quy trình tác nghiệp
Trang 112.4 Kết quả thu được từ nơi thực tập
Hai sản phẩm do tôi và người bạn cùng nhóm thực tập thực hiện đều không phải là sản phẩm phát sóng chính thức do chúng tôi làm việc ở phòng Quảng cáo & Dịch vụ ở vị trí kiến tập, nhưng chúng tôi đã bỏ ra nhiều công sức
và thời gian để thực hiện hai sản phẩm đó
Sản phẩm đầu tiên là kịch bản chuyên mục Bác sĩ gia đình, số 14 Chuyên mục Bác sĩ gia đình là một chuyên mục ngắn, đưa đến cho người xem kiến thức
về y tế, sức khỏe và một số loại bệnh thường gặp Theo như tôi đã quan sát, quá trình tiền kỳ của chuyên mục này như sau: Người đảm nhận dẫn chuyên mục số phát sóng nào thì sẽ dựng kịch bản cho số phát sóng đó, tìm hiểu các thông tin y
tế về chung và thông tin về đề tài họ muốn phát sóng cho chuyên mục, viết kịch bản và nộp xin xác nhận Chúng tôi được giao nhiệm vụ kịch bản chuyên mục Bác sĩ Gia đình số phát sóng về bệnh thiếu máu não Trong đó, tôi đã tìm hiểu các thông tin chung về y tế trong tuần để làm cụm tin ngắn, và đọc rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau về bệnh thiếu máu não để viết đề tài này Ngoài ra, tôi cũng xây dựng kịch bản dựa trên sự tham khảo của các lần phát sóng trước đó Một sản phẩm khác mà tôi có cùng tham gia thực hiện là kịch bản phóng
sự Xe và Gia đình, số 22, nội dung về xe máy điện Tôi đã cùng tham gia quan sát quay phim và nhiệm vụ được giao sau đó là đọc âm và dựng thô kịch bản Một công đoạn khá quan trọng trong quá trình làm phóng sự là đọc âm Sau mỗi lần phỏng vấn các nhân vật có tại địa điểm, người làm sẽ chuyển những đoạn nói
đó ra thành chữ để cắt xén hoặc sắp xếp trình tự trong kịch bản, kết hợp với một
số thông tin để lồng tiếng, tạo nên sản phẩm phóng sự cho người xem Sản phẩm chúng tôi làm ra đã được đánh giá tốt so với những người chưa có kinh nghiệm
và hoàn thành rất đúng thời hạn