QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

174 5 0
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, minh chứng và trích dẫn nêu trong Luận án đảm bảo tính chính xác, có nguồn rõ ràng và trung thực Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nguyễn Tùng Bảo Thanh

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

2.1 Mục đích nghiên cứu 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu luận án 7

4.1 Cách tiếp cận và cơ sở lý thuyết 7

4.2 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 9

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 10

7 Kết cấu của Luận án 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11

1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài luận án 11

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về an ninh hàng không 11

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về an ninh hàng không 16

1.1.3 Tình hình nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam 19

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài luận án 22 1.2.1 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu và đạt tới sự

Trang 3

1.2.2 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, đang được đặt ra nghiên cứu nhưng

còn nhiều ý kiến tranh luận, luận án có thể và cần phải tham gia nghiên cứu 23

1.2.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhưng chưa được đặt ra trong các công trình nghiên cứu hiện có, luận án cần triển khai nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ 25

1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 26

1.4 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 27

1.4.1 Giả thuyết nghiên cứu của luận án 27

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu của luận án 28

Kết luận Chương 1 28

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG 30

2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về an ninh hàng không 30

2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về an ninh hàng không 30

2.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về an ninh hàng không 35

2.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về an ninh hàng không 39

2.2 Nguyên tắc, chủ thể, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về an ninh hàng không 42

2.2.1 Nguyên tắc quản lý nhà nước về an ninh hàng không 42

2.2.2 Chủ thể quản lý nhà nước về an ninh hàng không 44

2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về an ninh hàng không 47

2.2.4 Phương pháp quản lý nhà nước về an ninh hàng không 54

2.3 Điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không 57

2.3.1 Bảo đảm về chính trị 57

Trang 4

2.3.2 Bảo đảm về pháp lý 59

2.3.3 Văn hoá an ninh, an toàn hàng không của các chủ thể tham gia hoạt động hàng không hoặc sử dụng dịch vụ hàng không 61

2.3.4 Điều kiện kinh tế, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh hàng

3.1.1 Khái quát về hàng không Việt Nam 67

3.1.2 Tình hình an ninh hàng không Việt Nam 70

3.2 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về an ninh hàng không 77

3.2.1 Một số Điều ước quốc tế về an ninh hàng không 77

3.2.2 Pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không 81

3.3 Thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam 85

3.3.1 Hoạt động xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an ninh hàng không 85

3.3.2 Hoạt động xây dựng chính sách, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh hàng không 89

3.3.3 Hoạt động xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về an ninh hàng không 91

3.3.4 Hoạt động đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an ninh hàng không 99

Trang 5

3.3.5 Hoạt động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh hàng

không theo quy định pháp luật 101

3.3.6 Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh hàng không 101

3.3.7 Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh hàng không 103

3.4 Đánh giá chung quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam 103

3.4.1 Ưu điểm và nguyên nhân 103

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 107

Kết luận Chương 3 112

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 114

4.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam hiện nay 114

4.1.1 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam phải xuất phát từ đường lối, chiến lược về bảo vệ an ninh quốc gia của Đảng và Nhà nước ta 114

4.1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam phải tương thích với mục tiêu phát triển ngành hàng không Việt Nam 116

4.1.3 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam phải phù hợp với các yêu cầu cải cách nền hành chính Việt Nam 118

4.1.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam phải đi đôi với bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể tham gia hoạt động hàng không và sử dụng dịch vụ hàng không 120

4.1.5 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam phải đặt trong bối cảnh quốc tế mới 121

Trang 6

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt

Nam hiện nay 121

4.2.1 Đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của an ninh hàng không và vai trò của quản lý nhà nước về an ninh hàng không 121

4.2.2 Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về an ninh hàng không 124

4.2.3 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp trong quản lý nhà nước về an ninh hàng không 126

4.2.4 Nâng cao năng lực của chủ thể quản lý nhà nước về an ninh hàng không 128

4.2.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về an

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

PHỤ LỤC 151

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 ANHK : An ninh hàng không

2 ACV : Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP 3 ANCĐ : An ninh cơ động

4 ANKS : An ninh kiểm soát 5 ANSC : An ninh soi chiếu

15 SCHH : Soi chiếu hàng hoá 16 SCQN : Soi chiếu quốc nội 17 SCQT : Soi chiếu quốc tế 18 TTQN : Trật tự quốc nội 19 TTQT : Trật tự quốc tế

20 VAECO : Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay

21 VACS : Công ty TNHH MTV Suất ăn Hàng không Việt Nam 22 VNA : Vietnam Airlines

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng cao, tạo động lực thúc đẩy thị trường hàng không dân dụng Việt Nam tăng trưởng nhanh và phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao thương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu

Thị trường hàng không Việt Nam đang trên đà phát triển vượt trội trong khu vực Đông Nam Á với cơ sở hạ tầng du lịch vững chắc Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sở hữu vị trí đắc địa, cách 17 quốc gia khác chỉ 4 - 5 giờ bay Trong 10 năm gần đây, ngành hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác và xuất hiện thêm nhiều hãng bay mới Hiện nay Việt Nam có 05 hãng Hàng không thương mại thực hiện chuyến bay thường lệ như: Vietnam Airlines (bao gồm cả Công ty Bay dịch vụ hàng không Việt Nam - VASCO), Bamboo Airways, Vietravel Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines (tiền thân là Jetstar Pacific Airlines); ngoài ra, còn có các hãng hàng không thực hiện chuyến bay không thường lệ (thuê chuyến) như: Công ty Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt - Vietstar Airlines, Công ty Cổ phần hàng không Hải Âu (đơn vị đầu tiên và duy nhất khai thác kinh doanh loại hình thủy phi cơ tại Việt Nam), Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ bay trực thăng tại Việt Nam), … ; bên cạnh còn có các hãng hàng không vận chuyển hàng hoá, gồm Vietnam Airlines Cargo (Công ty con của Vietnam Airlines) và Vietjet Cargo (Công ty con của Vietjet Air) Song song với đó, còn có các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam như: Starlux Airlines, Eva Air và China airlines (Đài Loan), Cathay Pacific (Hồng Kông), Korean Air, Air Incheon và Asiana Airlines (Hàn Quốc); All Nippon Airways và Japan airlines (Nhật Bản); SpiceJet Airlines (Ấn Độ); Ethihad Airways và Emirates (các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất); Thai Airways, Bangkok Airways, Thai Vietjet, Nok air (Thái

Trang 9

lệ đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Đặc biệt Đà Nẵng là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc và Hàn Quốc nên các hãng hàng không của Hàn Quốc đều có đường bay đến Đà Nẵng với tỉ lệ cao

Không chỉ tác động về vị trí địa lý, hoạt động hàng không còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố cả về chính trị lẫn xã hội kể cả những vấn đề liên quan đến môi trường, dịch bệnh trong thời gian qua Tuy nhiên, lợi thế dân số đông cùng với sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, xu hướng hội nhập giao thương quốc tế và cơ sở sản xuất lớn mạnh là những yếu tố then chốt bảo đảm sự phát triển vững chắc của ngành hàng không Việt Nam Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phục hồi thị trường hàng không nội địa nhanh nhất thế giới

Dù trong điều kiện nào thì nhu cầu giao thông bằng hàng không cũng là chính đáng và khách quan trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ mấy thập kỷ qua Kể cả trong những năm gần đây, mặc dù năm 2020 và năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng không nói riêng và xã hội nói chung, nhưng đã được kiểm soát tốt và từng bước khắc phục; đến năm 2022, hoạt động hàng không dân dụng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới để phục hồi và phát triển kinh tế, trong đó các hãng hàng không được hoạt động trở lại Đến thời điểm hiện tại, thị trường hàng không nội địa đã hoàn toàn phục hồi và có sự tăng trưởng mạnh so với giai đoạn trước dịch Covid-19

Để bảo đảm an toàn giao thông, vận tải bằng đường hàng không cần có rất nhiều điều kiện, đặc biệt là đối với hàng không dân dụng Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, trước những vấn đề bất ổn liên quan đến chính trị thế giới, tội phạm xuyên quốc gia hay những vấn đề liên quan đến buôn lậu, ma tuý, tình hình hoạt động hàng không dân dụng sôi động đang đặt ra về vấn đề cấp thiết cần phải bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực hàng không dân dụng; nếu không đảm bảo an ninh làm mất an toàn trong quá trình vận hành hoạt động bay thì mức độ thiệt hại về

Trang 10

người và tài sản rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như nền kinh tế của đất nước

Đặc biệt là sự ảnh hưởng vô cùng to lớn về an ninh hàng không từ các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York (sự kiện 11/9) với sự thiệt hại nặng nề về người, tài sản và cả nền kinh tế của nước Mỹ, cũng là cuộc tấn công lớn nhất của thực thể nước ngoài chống lại quốc gia lại hùng mạnh này Sự kinh hoàng và nỗi sợ hãi của sự kiện không chỉ giới hạn trong vài tháng, vài năm mà kéo dài cho đến ngày nay Sự ảnh hưởng không chỉ ở lĩnh vực an ninh hàng không của nước Mỹ mà còn tác động rất lớn đến an ninh hàng không của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng

Do vậy, công tác đảm bảo an ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng và cho sự phát triển của xã hội nói chung An ninh hàng không được đặt trong mối quan hệ tổng thể của an ninh quốc gia, là một phần nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân

Để thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh hàng không, phải có sự tham gia quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ ngành chuyên môn và của Nhà chức trách hàng không Có thể nói rằng, công tác quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở nước ta trong thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả rất tích cực, góp phần rất lớn cho việc đảm bảo an ninh quốc gia Từ việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an ninh hàng không (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư)… liên quan đến công tác đảm bảo an ninh hàng không) cho đến quản lý rủi ro, huấn luyện, đào tạo, diễn tập khẩn nguy, đảm bảo an ninh hàng không tại các cảng hàng không, sân bay được triển khai rất bài bản và hiệu quả; trong đó, công tác xử lí vi phạm hành chính về an ninh hàng không cũng được thực hiện tốt và đảm bảo quy định của pháp luật Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Các văn bản khi ban hành đôi lúc vẫn chưa phù hợp với thực tiễn và có một số văn bản chồng chéo về nội dung phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng yêu cầu đảm

Trang 11

bảo an ninh; Cảng vụ hàng không - Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay và người khai thác cảng hàng không chưa chủ động phối hợp Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố địa phương trong triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy của địa phương, triển khai xây dựng, luyện tập các phương án ứng phó tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, chưa thực hiện tốt các biện pháp an ninh phòng ngừa như công tác tuyên truyền, các kế hoạch tuần tra chung, các chuyên đề về bảo đảm an ninh, trật tự xã hội địa bàn, phòng chống trộm cắp, ….; một số cảng hàng không còn để xảy ra sai sót, vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ như để lọt vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay; hay những trường hợp đe doạ khủng bố

Nguyên nhân của tình trạng nói trên là do chúng ta đang có những lỗ hổng trong nhận thức lý luận về quản lý nhà nước đối với an ninh hàng không, đặc biệt là nhận thức lý luận về điều chỉnh pháp luật đối với quản lý nhà nước về an ninh hàng không, từ đó dẫn đến những hạn chế, bất cập, lúng túng trong thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh hàng không và thiếu hụt những giải pháp toàn diện, đột phá, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam hiện nay Trong bối cảnh đó, việc triển khai các hoạt động nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về quản lý nhà nước đối với an ninh hàng không là rất cần thiết, có tính thời sự

Tính cấp thiết của việc triển khai nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về an ninh hàng không còn được khẳng định thêm do đang tồn tại nhiều khoảng trống trong tình hình nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam liên quan đến chủ đề quản lý nhà nước về an ninh hàng không Cho đến nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu quy mô lớn nào bàn về vấn đề này Thực tế đó đang làm cho sự thiếu hụt cơ sở nhận thức và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam càng trở nên trầm trọng

Toàn bộ sự phân tích nói trên cho thấy, hướng nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với an ninh hàng không là một hướng nghiên cứu thời sự cấp bách hiện nay, là yêu cầu khách quan và cần thiết cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn Theo hướng đó, nghiên

Trang 12

cứu sinh lựa chọn chủ đề cho luận án tiến sĩ của mình là: “Quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam hiện nay” và tiếp cận từ góc độ của khoa học pháp lý

với mong muốn góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam hiện nay, phúc đáp yêu cầu phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận án có mục đích tổng quát là phân tích toàn diện lý luận về quản lý nhà nước (QLNN) về an ninh hàng không (ANHK), đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn QLNN về ANHK ở Việt Nam, trên cơ sở đó, xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu và đưa ra các ý kiến nhận định, đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến QLNN về ANHK trên các khía cạnh lý luận, thực tiễn và đề xuất kiến nghị, giải pháp Trên cơ sở đó, nhận diện những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và khoanh vùng phạm vi, đối tượng nghiên cứu, xác định khung lý thuyết nghiên cứu của luận án tương thích với mục đích nghiên cứu đặt ra;

Nghiên cứu, làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận liên quan đến QLNN về ANHK Việt Nam Trong đó, tập trung giải mã khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLNN về ANHK; phân tích nguyên tắc, chủ thể, nội dung, phương pháp QLNN về ANHK; chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về ANHK;

Phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn QLNN về ANHK ở Việt Nam

Xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các quan điểm khoa học, tư tưởng, lý thuyết về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về an ninh hàng không; các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về an ninh hàng không tại Việt Nam; thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: QLNN về ANHK là vấn đề lớn và phức tạp, liên quan đến

nhiều chủ thể, nhiều nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác nhau Vì vậy, trong quy mô của luận án tiến sĩ luật học, QLNN về ANHK trong Luận án này được tiếp cận theo nghĩa hẹp - đó là hoạt động quản lý hành chính nhà nước, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, nằm trong phạm vi thực hiện quyền lực hành pháp

Về chủ thể, luận án tập trung nghiên cứu các chủ thể có thẩm quyền trực tiếp trong QLNN về ANHK thực hiện đối với những hoạt động chủ yếu của ANHK Hoạt động QLNN của các chủ thể khác cũng sẽ được luận án đề cập ở mức độ nhất định để có được bức tranh toàn cảnh về thực trạng QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay

Phạm vi thời gian: Luận án triển khai nghiên cứu QLNN về ANHK trong thời

gian 10 năm (từ năm 2014 đến 2023), tính từ khi Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (Luật HKDD) được sửa đổi và ban hành Trong đó, phạm vi thời gian được tập trung nghiên cứu là từ năm 2019 đến 2023 để đảm bảo tính cập nhật của các thông tin, số liệu phản ánh thực trạng QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay

Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến

QLNN về ANHK trên phạm vi không gian cả nước Tuy nhiên, do quy mô của luận án, đồng thời nhằm đảm bảo tính cụ thể và sát thực tiễn, luận án dựa trên các thông tin, số liệu, vụ việc…có tính điển hình tại các cảng hàng không có tần suất khai thác cao, thường xuyên, liên tục như Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (thành phố Hà

Trang 14

Nội), Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) và một số cảng hàng không khác

4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu luận án

4.1 Cách tiếp cận và cơ sở lý thuyết

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp vận dụng các quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật, bảo đảm quyền con người, bảo đảm trật tự an toàn, ANHK nói chung, HKDD nói riêng, tiếp cận nghiên cứu từ góc độ của khoa học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Ngoài ra, trong bối cảnh của xã hội đương đại, luận án tiếp thu một số lý thuyết phổ biến và vận dụng trong nghiên cứu QLNN về ANHK: học thuyết Nhà nước pháp quyền, học thuyết về quyền con người, lý thuyết về quản trị quốc gia, lý thuyết về xã hội học pháp luật

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập và phân loại tài

liệu theo một trình tự logic nhằm phục vụ cho việc khai thác nội dung để có nhận định khái quát về tài liệu được nghiên cứu Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 2 của luận án để tập hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến đề tài luận án, bao gồm các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về QLNN, ANHK và QLNN về ANHK, đồng thời được sử dụng để minh chứng cho các quan điểm khoa học về QLNN về ANHK

Phương pháp phân tích: Là phương pháp phân tách, mổ xẻ, chia nhỏ thông

tin, dữ liệu nhằm làm rõ các yếu tố cấu thành cũng như mối quan hệ của một vấn đề hoặc tình huống cụ thể Phương pháp này được sử dụng chủ yếu từ Chương 1 đến Chương 3 của luận án nhằm làm sáng tỏ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 15

luận án, chỉ rõ các khía cạnh lý luận và giải thích rõ thực trạng QLNN về ANHK ở Việt Nam Kết quả áp dụng phương pháp phân tích hướng tới cung cấp một cách nhìn

chính xác, toàn diện, thuyết phục về các khía cạnh nghiên cứu nói trên

Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết các bộ phận, yếu tố cấu thành

của vấn đề để rút ra những luận điểm chung nhất, chủ yếu nhất Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1, Chương 3, Chương 4 của luận án nhằm đưa ra các kết luận khoa học về tình hình nghiên cứu đề tài luận án, về toàn cảnh bức tranh đa chiều phản ánh thực trạng QLNN về ANHK ở Việt Nam, về những quan điểm và giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp luật học so sánh: Là phương pháp tiếp cận nghiên cứu so sánh

các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong hệ thống pháp luật Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3 của luận nhằm xác định những điểm tương đồng và khác biệt, những kinh nghiệm trong điều chỉnh pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới liên quan đến QLNN về ANHK, từ đó góp phần bổ sung luận cứ xác thực cho giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp nghiên cứu trường hợp (phân tích vụ việc): Là phương pháp lựa

chọn và phân tích những vấn đề cụ thể nhằm minh chứng cho luận điểm cần giải quyết bằng những lý lẽ thuyết phục Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 thông qua việc lựa chọn và phân tích một số vụ việc điển hình trong hoạt động QLNN về ANHK ở Việt Nam Áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp góp phần minh chứng và tăng tính thuyết phục của các nhận định, kết luận của luận án, đồng thời bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến nghị của luận án

Phương pháp diễn giải, quy nạp: Phương pháp diễn giải là phương pháp đi từ

cái kết luận chung nhất để kiểm định các lý thuyết và giả thiết; trong khi đó, phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ cái chi tiết phù hợp để xây dựng các lý thuyết và

Trang 16

giả thiết Hai phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 và Chương 4 của luận án để khẳng định nhận thức của tác giả luận án về các khía cạnh lý luận cơ bản liên quan đến QLNN về ANHK, xác định các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp lịch sử: Là phương pháp tìm hiểu và phân tích quá trình nhận

thức về vấn đề liên quan Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1, Chương 2, Chương 3 của luận án nhằm tìm hiểu, phân tích lịch sử nghiên cứu các nội dung liên quan đến chủ đề luận án, quá trình phát triển nhận thức lý luận và pháp luật về QLNN đối với ANHK, một số kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới gắn với hoạt động QLNN về ANHK

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình đầu tiên có tính hệ thống và nghiên cứu chuyên sâu các khía cạnh lý luận và pháp lý liên quan đến QLNN về ANHK Luận án đưa ra quan điểm độc lập về khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLNN về ANHK; chỉ ra vị trí và thẩm quyền của các chủ thể, các bộ phận thuộc cấu trúc nội dung của QLNN về ANHK; xác định phương pháp cơ bản được sử dụng trong QLNN về ANHK; luận

chứng đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của QLNN về ANHK

Luận án là công trình nghiên cứu công phu về tình hình ANHK và thực trạng QLNN về ANHK ở Việt Nam Đặc biệt, luận án đã phát hiện và chỉ ra một cách tương đối đầy đủ những hạn chế, bất cập trong pháp luật thực định và trong thực tiễn áp dụng pháp luật để QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay

Luận án đã xây dựng được các quan điểm và đề xuất được các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay Tác giả kỳ vọng một số giải pháp sẽ đảm bảo tính khả thi, có giá trị tham khảo trong hoạt động QLNN về ANHK ở Việt Nam với đích đến là nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK, hướng tới phát triển ngành HKDD Việt Nam, phòng chống vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực hàng không, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, phát triển đất nước và hội nhập

Trang 17

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, luận án đưa ra góc nhìn đa chiều, toàn diện về QLNN đối với

ANHK; xây dựng khung lý thuyết cơ bản về các yếu tố và mối liên hệ giữa chúng trong QLNN về ANHK; cung cấp những luận cứ khoa học cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam hiện nay

Về mặt thực tiễn, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên

cứu, giảng dạy trong lĩnh vực khoa học lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, … Các quan điểm khoa học và giải pháp do luận án xây dựng có thể được vận dụng trong quá trình hoạt động của các cơ quan hoạch định chính sách pháp luật, cơ quan QLNN trong lĩnh vực HKDD, cũng như các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án

Chương 2: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về an ninh hàng không

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam hiện nay

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài luận án

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, sách báo, bài viết của các học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án theo các nhóm vấn đề với các công trình tiêu biểu liên quan đến: (1) Nghiên cứu lý luận QLNN về ANHK; (2) Nghiên cứu thực trạng QLNN về ANHK ở Việt Nam; (3) Nghiên cứu nhu cầu, quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam Việc phân tích các kết quả nghiên cứu trên các phương diện kể trên sẽ cho phép tác giả đưa ra các ý kiến nhận xét về tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề nghiên cứu đã đạt được sự đồng thuận, những vấn đề còn đang trranh luận hoặc còn bị bỏ ngỏ, từ đó xác định những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và định rõ phạm vi nghiên cứu của luận án

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về an ninh hàng không

Ở trong nước, trước hết, khía cạnh lý luận về QLNN là vấn đề được nghiên

cứu nhiều Do tầm quan trọng của vấn đề nên các công trình nghiên cứu theo hướng này được triển khai dưới các góc độ và quy mô khác nhau, được công bố dưới nhiều hình thức ấn phẩm đa dạng Trong đó, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu sau:

Đề tài “Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam”, đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2011 của GS.TS Phan Huy Đường, Trường

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài đã khái quát hoá những vấn đề lý

luận về QLNN, đưa ra khái niệm QLNN theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, chỉ ra những nội dung cơ bản của QLNN để từ đó xác định nội dung QLNN đối với lao động nước ngoài - đối tượng nghiên cứu đặc thù của đề tài

Trang 19

Sách “Quản lý nhà nước nhà nước về thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, TS Vũ Đăng Minh (chủ biên) Đây

là cuốn chuyên khảo tuy có đối tượng nghiên cứu về thanh niên nhưng đã dành một dung lượng đáng kể phân tích nhận thức lý luận về QLNN chủ yếu từ góc độ quản lý công Theo đó, định nghĩa về QLNN và những khía cạnh nội dung QLNN đã được đề cập và làm rõ Về cơ bản, nhận thức lý luận nói trên có sự đồng thuận cao với quan niệm về QLNN thể hiện trong các công trình có cùng hướng chủ đề nghiên cứu

Sách “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế” của Nguyễn Thanh Lâm,

NXB Lao động, 2006 Trên phương diện lý luận, cuốn sách đã tập trung phân tích công cụ của QLNN Trước khi luận giải về sự cần thiết sử dụng công cụ kinh tế để quản lý môi trường, cuốn sách trình bày nhận thức tổng quát về các công cụ được sử dụng trong QLNN đối với các đối tượng quản lý, vai trò cũng như cơ chế tác động của các loại công cụ đó

Luận án tiến sĩ luật học “Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của bộ đội biên phòng Việt Nam” của Trần Minh Nguyệt, bảo vệ tại Học viện Khoa học

xã hội, 2018 Trước khi đi sâu phân tích đặc điểm, vai trò, chủ thể, nội dung, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về biên giới quốc gia trên biển, luận án đã trình bày cách tiếp cận và quan điểm cá nhân về QLNN nói chung và QLNN đối với biên giới quốc gia trên biển nói riêng - một hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia

Luận án tiến sĩ luật học “Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội” của Dương Thanh Liêm, bảo vệ tại Học viện Khoa

học xã hội, 2019 Luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh lý luận liên quan đến QLNN về an ninh, trật tự đô thị; luận án phân định các phạm trù: An ninh, trật tự, QLNN về an ninh, trật tự đô thị…; từ nhận thức chung về QLNN, luận án nhận diện chủ thể, nội dung, phương pháp QLNN về an ninh, trật tự đô thị; ở mức độ nhất định, luận án đã xác định và phân tích khả năng tác động của một số yếu tố tới QLNN về an ninh, trật tự đô thị

Trang 20

Ngoài ra, có thể kể đến rất nhiều các công trình nghiên cứu khác thể hiện dưới dạng các đề tài, sách chuyên khảo, bài báo khoa học và hàng loạt luận án, luận văn được bảo vệ ở các cơ sở đào tạo sau đại học ở Việt Nam đều có chủ đề nghiên cứu về QLNN đối với các đối tượng cụ thể hoặc đối với một lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất định Số lượng các công trình nghiên cứu theo hướng này khó có thể liệt kê hết

Trong khi đó, những khía cạnh lý luận về hàng không và ANHK chỉ dành được

sự quan tâm nghiên cứu ở mức độ nhất định, phần lớn chỉ được lồng ghép trong một số nghiên cứu có tính chất chung, có quy mô nhỏ liên quan đến ANHK hoặc từ góc độ tiếp cận kỹ thuật của vấn đề Các công trình này chủ yếu thể hiện dưới dạng là các luận văn, trong đó có thể kể đến các luận văn tiêu biểu sau:

Luận văn thạc sĩ luật học “Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp luật quốc tế - Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” của Nguyễn Thị

Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 Luận văn đã chỉ ra cách hiểu về ANHK, tầm quan trọng của ANHK, vị trí của ANHK trong hệ thống an ninh quốc gia đã nêu lên tầm quan trọng của ANHK trong mối quan hệ của ANHK với an ninh quốc gia; đồng thời, làm rõ những qui định của pháp luật quốc tế về ANHK dân dụng, rút ra một số bài học cho việc áp dụng thực tế các qui định đó ở Việt Nam

Luận văn thạc sĩ quản lý công “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài” của Cao Văn Lâm, Học viện Hành

chính quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2017 Trong khi tập trung phân tích vai trò, nội dung của QLNN đối với hoạt động xuất, nhập cảnh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, luận văn phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa xuất, nhập cảnh và bảo đảm ANHK, từ đó đưa ra cách hiểu về ANHK và vai trò của ANHK trong phát triển bền vững ngành HKDD Việt Nam

Luận văn thạc sĩ luật học “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh hàng không dân dụng” của Dương Hoàng Bích Ngọc, Trường Đại học Luật Thành

phố Hồ Chí Minh, 2018 Luận văn đã nêu khái quát về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ANHK dân dụng gắn với thực trạng xử lí vi phạm hành chính tại Cảng vụ hàng

Trang 21

không miền Bắc và Cảng vụ hàng không miền Nam, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANHK dân dụng

Luận văn thạc sĩ luật học “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không - Thực tiễn tại cảng hàng không khu vực phía Bắc” của Vũ Thị Kim Ngọc,

Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018 Mặc dù bàn sâu về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính nhưng luận văn có chạm đến khía cạnh ANHK khi các vi phạm hành chính diễn ra và đề cập tính phối hợp giữa các chủ thể trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không nhằm bảo đảm, an ninh, an toàn cho các chuyến bay

Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về vận chuyển hàng không từ thực tiễn Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” của Bùi Lê An Thiện, Học viện

Khoa học xã hội, 2020 Ngoài việc dành một phần dung lượng nhận diện đặc điểm, vai trò, nội dung của QLNN nói chung, luận văn đã đề cập nội hàm của QLNN đói với việc vận chuyển hàng không Nội dung này có liên quan chặt chẽ tới vấn đề QLNN về ANHK

Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên an ninh hàng không và thực tiễn tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài” của

Phan Kiều Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2021 Trong luận văn này, tác giả đã làm rõ vai trò, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên ANHK trong công tác đảm bảo ANHK; khái quát những cơ sở căn cứ, thực tế xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên ANHK tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và đề xuất một số ý kiến về áp dụng pháp luật trong xử lý kỷ luật nhân viên ANHK ở Cảng này

Bên cạnh những nghiên cứu lý luận như trên, rất đáng chú ý là đã có một số

công trình nghiên cứu trực diện QLNN về ANHK Tuy số lượng còn ít ỏi và quy mô nghiên cứu còn nhỏ hẹp nhưng đây là những nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới đề tài luận án, đóng vai trò là tiền đề vật chất cho việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

Trang 22

Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về an ninh hàng không dân dụng”của Đỗ Xuân Toản, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2013

Trong luận văn này, trên phương diện lý luận, tác giả luận văn đã trình bày nhận thức sơ bộ về QLNN về ANHK, đưa ra khái niệm, phân tích một số đặc điểm và xác định những nội dung chính của QLNN về ANHK

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh hàng không tại các cảng hàng không, sân bay khu vực miền Bắc” của Ngô

Đăng Toàn, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2019 Trước khi đi sâu tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện QLNN, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lí luận, làm rõ các quy định của pháp luật về QLNN đối với ANHK Tuy nhiên, do tiếp cận từ góc độ quản lý kinh tế nên khía cạnh pháp lý cũng mới chỉ được đề cập ở chừng mực nhất định trong công trình nghiên cứu này

Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam” của Đỗ Xuân Việt Anh, Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2020 Luận văn đưa ra cách nhìn tổng thể về pháp luật quốc tế liên quan đến ANHK - cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động QLNN về ANHK trong bối cảnh quốc tế hiện nay

Ở nước ngoài, dường như tính chất của lĩnh vực ANHK đã khiến cho có ít công

trình nghiên cứu được đăng tải công khai Trong khả năng tiếp cận của nghiên cứu sinh, chỉ có thể tìm thấy một số lượng không đáng kể những tư liệu có liên quan đến chủ đề luận án, ví dụ như:

Theo IATA - ACI (2016) về “An ninh thông minh” [90], mục tiêu của an ninh

thông minh là hành khách qua điểm kiểm tra với bất tiện tối thiểu; phân bổ nguồn lực an ninh dựa trên rủi ro; nâng cao năng lực khai thác của sân bay nhằm giải quyết thông qua việc tích hợp an ninh dựa trên rủi ro, công nghệ soi chiếu tiên tiến và đổi mới quy trình hiện tại, tạo cho hành khách được soi chiếu an ninh nhanh hơn, thuận tiện hơn và tạo cho sân bay, hãng hàng không, dịch vụ an ninh cải thiện hiệu quả khai thác, giảm chi phí tăng lợi ích, sử dung tốt hơn các nguồn lực, tăng hiệu suất an ninh

Trang 23

Theo Civil Aviation Authority UK (2022) trong bài viết “Hỗ trợ An ninh hàng không” [ 84], cho thấy, mục đích của ANHK tại Vương quốc Anh không chỉ đảm

bảo đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia, mà còn thúc đẩy cách tiếp cận thực sự toàn diện dựa trên rủi ro và văn hóa an ninh để làm cốt lõi Theo đó, kết hợp kinh nghiệm pháp lý, khả năng đặc biệt và tư duy hàng đầu để giúp các Bang phát triển các quy trình của riêng từng Bang nhằm đáp ứng nhiệm vụ chung và giảm thiểu rủi ro riêng ở mỗi Bang Các chuyên gia của Cục Hàng không Vương quốc Anh có nhiều kinh nghiệm phát triển cả quy định trong nước và quốc tế theo tiêu chuẩn và thực tiễn được đề xuất tại Phụ lục 17 của ICAO và tài liệu có liên quan Các chuyên gia luôn dành thời gian để tìm hiểu cấu trúc và thách thức để giải quyết các ưu tiên ANHK Trong tình hình ANHK thế giới đang thay đổi nhanh chóng, Vương quốc Anh tập trung vào việc đặt nền tảng cho hoạt động quản lý hiệu quả hiện nay; đồng thời, tạo ra giá trị lâu dài, bền vững cho ngành hàng không của tương lai

Theo Passengerterminaltoday (2022), “Challenges facing aviation security”

[85], khoảng giữa năm 2024, các sân bay của Vương quốc Anh sẽ tiến hành kiểm tra người bằng máy quét an ninh và hành lý, đồ vật cá nhân của họ phải được kiểm tra bằng Tia X C3 - Tia X loại CT tạo ra hình ảnh 3D Đây là những thay đổi lớn về công tác đảm bảo ANHK so với cổng từ (WTMD) và máy soi chiếu tia X thông thường mà chúng ta thấy đang hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay (CHK, SB) hiện nay Mọi người đi vào khu vực hạn chế để lên tàu bay sẽ không cần phải loại bỏ chất lỏng và các thiết bị điện tử Tuy nhiên, điều đó đặt ra một số thách thức lớn như: Chi phí cao, một làn đường an ninh và thiết bị hỗ trợ của nó có thể có giá lên tới 1 triệu bảng Anh (1,32 triệu đô la Mỹ); các máy Tia X 3D nặng hơn nhiều so với máy Tia X hiện nay, thậm chí phải cải tạo lại các nhà ga hàng không mới có thể bố trí những trang thiết bị mới này

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về an ninh hàng không

Trang 24

Nếu như khía cạnh lý luận QLNN về ANHK đã được giải mã tương đối rõ do có được những thành tựu nghiên cứu đáng kể về lý luận QLNN thì thực trạng QLNN về ANHK lại hầu như chưa được đề cập ở mức độ tương thích Bức tranh thực trạng chưa có những đường nét rõ ràng, thiếu tính bao quát hoặc đã trở nên lạc hậu Các công trình nghiên cứu hướng vào mục đích đánh giá thực trạng QLNN về ANHK đều có quy mô nhỏ, triển khai trong không gian hẹp (thường là một cảng hàng không cụ thể), hoặc thường lồng ghép khi bàn về những vấn đề liên quan Mặc dù vậy, vẫn có thể điểm danh tình hình nghiên cứu như sau:

Tất cả các luận án, luận văn đã được thống kê khi mô tả tình hình nghiên cứu lý luận nêu trên, đều có đề cập ở các mức độ khác nhau đến thực trạng ngành HKDD Việt Nam, ANHK ở Việt Nam và hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam Ví dụ:

Trong công trình nghiên cứu của Đỗ Xuân Toản (2013) về “Quản lý nhà nước về an ninh hàng không dân dụng” tác giả đã tập trung trình bày thực trạng QLNN về ANHK

dân dụng ở giai đoạn trước khi Luật HKDD được sửa đổi, bổ sung năm năm 2014 Đây là căn cứ để có thể so sánh và đánh giá khía cạnh tích cực của pháp luật và áp dụng pháp luật trong quan lý nhà nước giai đoạn trước và sau khi Luật HKDD được

sửa đổi; trong công trình nghiên cứu của Cao Văn Lâm ( 2017) về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài” đã

chỉ ra thực trạng mối đe dọa về ANHK nói riêng, an ninh quốc gia nói chung từ thực trạng xuất, nhập cảnh bằng đường hàng không Dù chỉ bàn về một vấn đề liên quan nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho phép điểm xuyết vào bức tranh thực trạng của QLNN về ANHK ở Việt Nam; công trình nghiên cứu của Vũ Thị Kim Ngọc (2018)

với đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không - Thực tiễn tại các cảng hàng không khu vực phía Bắc” đã đánh giá kết quả xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực HKDD gắn với thực tiễn thực hiện tại các cảng hàng không khu vực

phía Bắc; trong công trình nghiên cứu của Ngô Đăng Toàn (2019) về “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh hàng không tại các cảng hàng không, sân bay khu vực miền Bắc” tác giả đã phân tích thực trạng công tác QLNN đối với ANHK,

Trang 25

quả QLNN tại các cảng hàng không sân bay miền Bắc; trong công trình nghiên cứu

của Đỗ Xuân Việt Anh (2020) về “Pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam” cũng nêu vấn đề về thực tiễn công tác

đảm bảo ANHK tại Việt Nam trên phương diện pháp luật quốc tế, đi sâu đánh giá hiệu quả của công tác đảm bảo ANHK tại các cảng hàng không của Việt Nam; trong

công trình nghiên cứu của Phan Kiều Phương (2021) “Pháp luật về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên an ninh hàng không và thực tiễn tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài” đã trình bày tương đối cụ thể về căn cứ và thực tiễn xử lý kỷ luật lao động

đặc thù đối với nhân viên ANHK tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài;

Ngoài ra, có một số luận văn hướng chủ đề nghiên cứu trực diện, chuyên sâu về thực trạng ANHK hoặc thực trạng các vấn đề có liên quan đến ANHK Có thể kể

đến các luận văn như: “Quản lý vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của Việt Nam” của Phạm Kim Anh, Trường Đại học Kinh tế Hà Nội, 2016, trong đó tác giả

đã đi sâu mô tả và đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vận tải hàng hoá bằng đường hàng không tại Việt Nam từ tầm vi mô đến vĩ mô;

“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng từ thực tiễn Cảng vụ Hàng không miền Bắc” của Lê Hoài Hương và “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng từ thực tiễn Cảng vụ Hàng không miền Nam” của Lê

Huỳnh Quang đều được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội vào năm 2016 đã dành chủ yếu dung lượng để phân tích những mặt hạn chế về ANHK dựa trên mô tả thực trạng công tác xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD từ thực tiễn tại Cảng vụ Hàng không miền Bắc và Cảng vụ Hàng không miền Nam, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, hướng tới mục

tiêu đảm bảo an ninh, an toàn hàng không; “Trách nhiệm của hãng vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại về tài sản của hành khách tại Việt Nam” của Nguyễn

Nga Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, trong đó tác giả đã phân tích thực trạng trách nhiệm pháp lý của hãng vận chuyển hàng không, chỉ rõ tính liên quan đối với thực trạng bảo đảm ANHK

Trang 26

1.1.3 Tình hình nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam

Hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến ANHK đều dẫn tới kết quả đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể mà trong số đó có nhiều giải pháp, kiến nghị liên quan đến QLNN về ANHK Chẳng hạn, trong số các công trình đã được liệt kê ở trên, giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật liên quan đến QLNN về ANHK

được đề xuất trong các luận văn về “Trách nhiệm của hãng vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại về tài sản của hành khách tại Việt Nam”; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng từ thực tiễn Cảng vụ Hàng không miền Bắc”; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng từ thực tiễn Cảng vụ Hàng không miền Nam”; “Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay”; “Pháp luật quốc tế về An ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam”… Trong khi đó, một

số giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật, hoàn thiện bộ máy QLNN trong hoạt động hàng không Việt Nam, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ QLNN, nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực HKDD Việt Nam… đã được đề cập trong

nội dung nghiên cứu của các luận văn đã nêu như: “Quản lý vận tải hàng hoá bằng đường hàng không của Việt Nam”; “Quản lý nhà nước về vận chuyển hàng không từ thực tiễn Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất”; “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh hàng không tại các cảng hàng không, sân bay khu vực miền Bắc”; “Quản lý nhà nước về an ninh hàng không dân dụng”…

Bên cạnh đó, khía cạnh nghiên cứu đề xuất giải pháp liên quan đến QLNN

về ANHK còn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, hoạch định chính sách, pháp luật trong lĩnh vực HKDD Các ý tưởng đề xuất được thể hiện thông qua một số bài viết của các chuyên gia nói trên, được đăng tải trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử,…Đáng chú ý là các ấn phẩm sau:

Bài Tạp chí “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải hàng không ở Việt Nam” của Nguyễn Hải Quang (2016) được công bố

Trang 27

trên Tạp chí Khoa học công nghệ Giao thông vận tải Trong bài báo này, tác giả đã đưa ra bốn nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về hoạt động logistic trong lĩnh vực giao thông vận tải hàng không ở Việt Nam, bao gồm: (i)Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; (ii) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách; (iii) Tăng cường công tác quản lý cấp phép, kiểm tra, giám sát và cải cách hành chính; (iv) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực Những đề xuất này hoàn toàn có thể tham khảo khi bàn về nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam

Bài báo của nhóm tác giả Nguyễn Duy Đồng, Phạm Ngọc Sáu, Trịnh Đức Thắng và Nguyễn Ngọc Tân (2022) công bố trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam về

“Các kế hoạch bay đảm bảo an toàn, an ninh hàng không trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19” đã đề xuất những giải pháp giao thông an ninh, an toàn trong giai đoạn

dịch bệnh Covid-19 cũng như những điều kiện cần thiết khi hành khách hàng không tham gia giao thông phù hợp và thích nghi với điều kiện bình thường mới

Có hàng loạt bài báo công bố trên các báo điện tử nêu các ý kiến tâm huyết nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác ANHK nói chung, QLNN về ANHK nói riêng Trong đó, Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh (2021) đã công bố bài phỏng vấn của Phong Điền đối với một số lãnh đạo ngành hàng không

Việt Nam về nội dung “An ninh hàng không nên thuộc doanh nghiệp hay Nhà nước”

Bài phỏng vấn cho thấy khi phân tích kinh nghiệm tổ chức hoạt động ANHK của các quốc gia trên thế giới có thể nhận diện nhiều mô hình quản lý ANHK, từ đó dẫn đến những đề xuất khác biệt trong xác lập mô hình thực hiện và quản lý ANHK ở Việt Nam Có ý kiến cho rằng, có thể giao cho doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động ANHK và trong trường hợp đó thì vấn đề cần thiết từ phía nhà nước là thiết kế các quy chuẩn và cơ chế giám sát từ nhà chức trách để việc thực thi kiểm soát ANHK đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật Trong khi đó, chia sẻ với báo chí, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn nêu quan điểm nên xây dựng đơn vị độc lập phụ trách chung ANHK tại CHK, SB để tránh độc quyền, đồng thời, nên tách ANHK thành hai mảng, trong đó mảng soi chiếu do cơ quan hành pháp đảm trách để đảm bảo tính thực thi với công cụ, vũ khí (nếu có)… nhằm trấn áp kịp thời vì thời gian

Trang 28

qua đã xảy ra một số vụ việc đáng lo ngại đến an ninh trật tự, mảng thứ hai là an ninh kiểm soát do nhà khai thác cảng phụ trách hoặc thuê, miễn là đáp ứng các điều kiện, tiêu chí do nhà chức trách yêu cầu và tăng cường giám sát việc thực hiện Bên cạnh đó, cũng gây sự chú ý lớn là bài báo được công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ

Quốc phòng (2023) với chủ đề “Nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới” với nội dung phân tích các yêu cầu, nội dung

của Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất hàng loạt kiến nghị liên quan đến việc xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; tổ chức lại lực lượng kiểm soát ANHK; quản lý chặt tàu bay không người lái; sàng lọc lực lượng bảo đảm ANHK…

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban An ninh HKDD quốc gia, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT), Cục Hàng không Việt Nam đã nghiên cứu đánh giá sự tác động và có rất nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề ANHK Đa phần trong đó là văn bản mật hoặc tài liệu hạn chế Tuy nhiên, qua tìm hiểu một số văn bản có thể tiếp cận được, có thể thấy, mặc dù đây không phải là hình thức thể hiện của các công trình nghiên cứu nhưng bản thân chúng là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, là hội tụ của các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về ANHK, trong đó có nhiều vấn đề liên quan trực diện tới QLNN về ANHK

Có thể kể tên một số văn bản sau: “Hướng dẫn quản lý rủi ro an ninh hàng không cấp quốc gia” do Ủy ban ANHK dân dụng quốc gia (2020) đã ban hành; “Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay” do

Cục Hàng không Việt Nam (2021) ban hành…; Đặc biệt, hàm lượng nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện pháp luật về HKDD Việt Nam được thể hiện đậm nét

trong “Báo cáo Tổng kết thi hành Luật HKDD” của Bộ GTVT (2023) với nội dung

tổng kết, khái quát và đánh giá những kết quả trong công tác triển khai thực hiện, cụ thể hoá bằng việc ban hành 01 Pháp lệnh, 21 Nghị định của Chính phủ, 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 55 Thông tư của Bộ trưởng và các văn bản chỉ đạo, điều hành đã đóng vai trò điều tiết gần như toàn diện các hoạt động, quan hệ xã hội trong

Trang 29

ANHK, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không và các dịch vụ hàng không khác, không những góp phần tạo động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển bền vững của HKDD Việt Nam, hội nhập với hàng không quốc tế mà còn góp phần giao thương kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh quốc gia

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài luận án

1.2.1 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu và đạt tới sự thống nhất cao, luận án có thể tiếp thu

Liên quan đến QLNN về ANHK ở Việt Nam, nhiều vấn đề đã được giải mã, luận án có thể xem đó là tiền đề nhận thức để vận dụng xem xét đối tượng nghiên cứu của mình qua các luận điểm về các vấn đề sau:

Thứ nhất là, việc nghiên cứu QLNN trong một lĩnh vực cụ thể thường sử dụng khái niệm QLNN theo nghĩa hẹp - quản lý hành chính nhà nước, được thực hiện bởi bộ máy hành chính nhà nước;

Thứ hai là, QLNN là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội trên cơ sở sử dụng pháp luật và các loại công cụ khác nhằm tạo ra trật tự xã hội theo định hướng mong muốn;

Thứ ba là, QLNN gồm nhiều nội dung, mỗi nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau và được thể hiện cụ thể trong quá trình quản lý, điều hành đối tượng quản lý Trong đó, luôn có những chủ thể có trách nhiệm chính và có sự phối hợp giữa các chủ thể trong việc thực hiện nội dung QLNN;

Thứ tư là, hiệu quả QLNN luôn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố gồm cả những yếu tố chủ quan và khách quan Danh mục các yếu tố ảnh hưởng cũng như khả năng và mức độ tác động của từng yếu tố tùy thuộc vào đối tượng cụ thể của QLNN;

Thứ năm là, phải xác định rõ ANHK là một bộ phận của an ninh quốc gia, có nhiều nét đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc duy trì an ninh, trật tự an toàn của lĩnh vực hàng không và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia

Thứ sáu là, xây dựng bức tranh tổng quan chung về thực trạng QLNN về

Trang 30

ANHK đã có một số nét chấm phá Đánh giá nhất quán cho rằng, dù chưa được nhìn nhận trên bình diện toàn thể nhưng hiện trạng bức tranh đó đang có xu hướng chuyển sang màu sắc tươi sáng hơn đi đôi với quá trình hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực của chủ thể áp dụng pháp luật, cũng như ý thức pháp luật của công dân Về cơ bản, những hạn chế của QLNN về ANHK xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân quan trọng hàng đầu thường được đề cập là do bất cập của pháp luật, do bất hợp lý trong thực hiện thẩm quyền của chủ thể áp dụng, do tính chất phúc tạp và đặc thù của hoạt động ANHK, do thiếu nguồn lực cần thiết ;

Thứ bảy là, xác định quan điểm nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK đã tương đối nhất quán Trên cơ sở đó, mặc dù chưa toàn diện nhưng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN vè ANHK đã được đề xuất, đạt được sự đồng thuận khá cao và có tính khả thi (giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật liên quan đến ANHK, giải pháp về nâng cao năng lực của chủ thể QLNN về ANHK, giải pháp về đảm bảo nguồn lực cho hoạt động QLNN về ANHK )

Cuối cùng là quan niệm về tầm quan trọng của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội đối với hiệu quả QLNN về ANHK hướng tới mục tiêu phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không đã được nhận diện tương đối mạch lạc Từ đó, một số yếu tố cụ thể và khả năng tác động của nó đối với hiệu quả QLNN về ANHK trong điều kiện Việt Nam đã được phân tích, mổ xẻ và kết luận

1.2.2 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, đang được đặt ra nghiên cứu nhưng còn nhiều ý kiến tranh luận, luận án có thể và cần phải tham gia nghiên cứu

Có nhiều vấn đề không mới trong các nghiên cứu liên quan đến QLNN về ANHK nhưng cho đến nay vẫn còn các ý kiến khác biệt, thậm chí trái chiều Có thể nêu khái quát như sau:

Một là, cách hiểu nội hàm khái niệm ANHK và phạm vi QLNN về ANHK Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình tổ chức ANHK và QLNN đối với ANHK ở các

Trang 31

nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong quản lý và thực thi các hoạt động ANHK thông qua các biện pháp can thiệp và điều hành mang tính quyền lực nhà nước Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, có thể chuyển giao các hoạt động trong lĩnh vực ANHK (ít nhất là các hoạt động liên quan đến an ninh kiểm soát) cho các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện, nhà nước chỉ nên đóng vai trò thiết kế các quy chuẩn và chịu trách nhiệm giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực ANHK;

Hai là, xuất phát từ nhận thức khác biệt nói trên, một số ý kiến cho rằng, đặc điểm của QLNN trong từng lĩnh vực khác nhau là khác nhau, được quy định bởi đặc thù của lĩnh vực hoạt động Điều này càng đúng khi xem xét QLNN trong lĩnh vực ANHK Do đó, thực tiễn pháp lý cần hết sức linh hoạt để thích ứng Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu vẫn tích cực cổ súy cho mô hình điều chỉnh pháp luật “cứng” đối với QLNN về ANHK Tương tự, việc nhìn nhận về mục đích và vai trò của QLNN về ANHK cũng chưa hoàn toàn đồng thuận;

Ba là, vấn đề có nhiều tranh luận nhất là về phạm vi, mức độ điều chỉnh pháp luật về thẩm quyền của các chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ thể và nội dung của QLNN Các ý kiến khác biệt diễn ra cả ở tầm tổng thể với sự nhận diện và đề xuất khác nhau về mô hình pháp điển liên quan đến HKDD Việt Nam nói chung, QLNN về ANHK nói riêng, cả ở tầm cụ thể với các tranh luận xoay quanh những quy định cụ thể Với mỗi ý kiến đều có sự luận chứng, tuy nhiên dường như chưa đủ sự thuyết phục đối với ý kiến tương ứng

Bốn là, có sự đồng thuận cao trong việc xác định các loại nguyên nhân, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng QLNN về ANHK, tuy nhiên có sự khác biệt rõ nét khi xác định vai trò quan trọng, quyết định của từng loại nguyên nhân, yếu tố Ở khía cạnh này, góc nhìn chủ quan của cá nhân nhà nghiên cứu dường như có ý nghĩa chi phối rất lớn Ý kiến khác biệt trên phương diện này còn do hoạt động nghiên cứu thiếu tính toàn diện, chưa bao phủ toàn bộ thực trạng QLNN về ANHK trên phạm vi không gian Việt Nam mà mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng tại một số cảng hàng không nhất định

Trang 32

Năm là, thực tiễn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK cũng gây chia rẽ trong giới nghiên cứu ở chính khía cạnh xác định tầm quan trọng, thứ tự ưu tiên và tính đột phá của các giải pháp

1.2.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhưng chưa được đặt ra trong các công trình nghiên cứu hiện có, luận án cần triển khai nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ

Điều dễ nhận thấy nhất là gần như có khoảng trắng trong nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với ANHK Điều đó khiến cho nhiều vấn đề thuộc chủ đề nghiên cứu của luận án đang bị bỏ ngỏ Cụ thể như sau:

Trước tiên là chưa có nghiên cứu nào tập trung làm rõ đặc điểm, yêu cầu của lĩnh vực HKDD Việt Nam nói chung, lĩnh vực ANHK nói chung ;

Bên cạnh đó cũng chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra một cách đầy đủ, chính xác, thuyết phục về khái niệm QLNN về ANHK Theo đó, đặc điểm và vai trò của QLNN về ANHK chưa được nhận diện rõ nét

Song song đó là việc vận dụng cách hiểu chung về mô hình điều chỉnh pháp luật, nội dung QLNN, công cụ và phương pháp QLNN vào điều chỉnh pháp luật đối với QLNN trong lĩnh vực HKDD Việt Nam đang tỏ ra cứng nhắc, chưa linh hoạt do chưa nhận thấy khả năng tác động và nhu cầu của lĩnh vực HKDD Theo đó, các khía cạnh liên quan đến nguyên tắc, chủ thể, nội dung, biện pháp, quy trình thủ tục của QLNN về ANHK chưa được nhìn nhận trong tương quan với cái riêng của lĩnh vực HKDD nói chung, ANHK nói riêng Cũng vì vậy, các yếu tố tác động đến QLNN về ANHK mới được chỉ ra một cách chung chung, chưa mang tính chất đặc định cho lĩnh vực HKDD Việt Nam

Đồng thời, bức tranh thực trạng pháp luật và thực tiễn QLNN về ANHK mới chỉ có vài nét chấm phá, thiếu tính tổng thể Các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế chưa được chỉ ra một cách toàn diện và chính xác Nói cách khác, cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp liên quan đến QLNN về ANHK chưa được định

Trang 33

Không chỉ dừng ở đó, các công trình nghiên cứu chưa nhiều và trực diện về QLNN đối với ANHK, khía cạnh nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về điều chỉnh pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến QLNN về ANHK hầu như chưa được đề cập

Ngoài ra, các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK thiếu tính toàn diện, chưa có các giải pháp mang tầm tổng thể cũng như các giải pháp mang tính đột phá Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực HKDD gắn với QLNN về ANHK tuy đã được nêu ra nhưng chưa được luận giải thuyết phục nên giá trị tham khảo cho các phương án lập pháp chưa cao Một số kiến nghị đơn lẻ về tổ chức hoạt động QLNN về ANHK chưa thực sự bám sát thực tiễn nên giá trị ứng dụng bị hạn chế đáng kể

1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Như đã nói ở phạm vi nghiên cứu đề tài, lĩnh vực ANHK là một lĩnh vực rất rộng và nhiều đặc thù QLNN về ANHK được thực hiện bởi nhiều chủ thể, thuộc nhiều cấp, ngành khác nhau, nội dung QLNN mang tính đa dạng và phức tạp Vì vậy, luận án không thể luận bàn và giải quyết triệt để tất cả những vấn đề đang là khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu về QLNN đối với ANHK ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, là công trình nghiên cứu khoa học có quy mô lớn và hoàn chỉnh, luận án cần triển khai nghiên cứu chủ đề QLNN về ANHK ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận, thực trạng và giải pháp theo hướng vừa tiếp thu, kế thừa các thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan tới QLNN về ANHK vừa tiếp tục góp phần vào việc thảo luận và đưa ra kết luận về những vấn đề còn đang tranh luận, vừa đi tiên phong trong vệc xây dựng các luận cứ khoa học về QLNN đối với ANHK ở Việt Nam hiện nay

Những vấn đề cụ thể cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án bao gồm:

Trên phương diện lý luận, luận án cần nghiên cứu chỉ ra đặc điểm và yêu cầu

của ngành HKDD với sự tập trung phân tích những đặc điểm, những yêu cầu của ANHK trong điều chỉnh pháp luật và thực thi trong hoạt động QLNN về ANHK; từ

Trang 34

đó xác định bản chất của QLNN về ANHK cũng như xây dựng, luận giải, hệ thống hóa các quan niệm và đưa ra luận điểm khoa học của luận án; đồng thời, chỉ ra và phân tích hệ thống các yếu tố tác động đến hiệu quả QLNN về ANHK để tìm hiểu khái quát về kinh nghiệm QLNN về ANHK của một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam

Trên phương diện thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu những đặc điểm và

bối cảnh hoạt động của HKDD và ANHK ở Việt Nam nhằm làm rõ khả năng ảnh hưởng về mặt tổ chức và hoạt động của ANHK ở Việt Nam đối với điều chỉnh pháp luật và thực hiện pháp luật về QLNN về ANHK; đồng thời, nghiên cứu cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn QLNN về ANHK ở Việt Nam từ các khía cạnh nguyên tắc đến chủ thể QLNN cũng như việc triển khai thực hiện pháp luật Qua đó, phát hiện những ưu điểm, làm rõ những mặt hạn chế còn tồn tại của thực trạng QLNN về ANHK

Trên phương diện kiến nghị và đề xuất, luận án tập trung nghiên cứu nhu cầu

nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK ở Việt Nam nhằm xây dựng các quan điểm nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK và đề xuất hệ thống các giải pháp toàn diện và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ANHK với sự luận giải sâu cho một vài giải pháp mang tính trọng tâm, đột phá

1.4 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

1.4.1 Giả thuyết nghiên cứu của luận án

Luận án triển khai nghiên cứu các nội dung dựa trên giả thuyết khoa học sau: QLNN về ANHK là trạng thái pháp lý nổi bật trong lĩnh vực phát triển ngành HKDD Việt Nam nhưng hiện đang có nhiều vướng mắc, bất cập trong điều chỉnh pháp luật cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật Điều này có thể được cải thiện nếu có sự bổ khuyết về nhận thức lý luận, đổi mới chính sách pháp luật, đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể và đảm bảo các nguồn lực cần thiết… đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả

QLNN về ANHK ở Việt Nam trong giai đoạn tới

Trang 35

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Để giải mã giả thuyết khoa học nêu trên, luận án cần làm sáng tỏ ba câu hỏi

nghiên cứu chủ đạo:

(1) Nhận thức như thế nào về quản lý nhà nước đối với an ninh hàng không ?

(2) Những căn cứ pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về an ninh hàng không cũng như thực trạng cơ sở pháp lý đó và thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh

hàng không ở Việt Nam hiện nay như thế nào ?

(3) Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia và phát triển bền vững ngành hàng không dân dụng Việt Nam từ việc phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm cho đến việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động quản lý nhà nước ?

Kết luận Chương 1

Kết quả nghiên cứu tại Chương 1 cho phép rút ra những kết luận sau:

Một là, luận án với chủ đề “Quản lý nhà nước về an ninh hàng không ở Việt Nam hiện nay” được thực hiện tương đối thuận lợi khi đã có một số công trình nghiên

cứu được triển khai, từ đó đã tạo lập một lượng tri thức nhất định, đóng vai trò là tiền đề vật chất cần thiết cho nghiên cứu chủ đề luận án Tuy nhiên, nghiên cứu QLNN về ANHK vẫn còn phải có sự vận dụng, phát hiện, phân tích… làm rõ nhiều vấn đề rất phức tạp để có được kết quả và đóng góp mới cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành

Hai là, các kết quả nghiên cứu có thể tương tác với nghiên cứu trong đề tài

luận án như sau:

- Các kết quả nghiên cứu về QLNN, về an ninh quốc gia, về ngành HKDD… là môi trường nhận thức, đóng vai trò tiền đề, nền tảng cho việc nghiên cứu QLNN về ANHK ở Việt Nam Tuy nhiên, các vấn đề, khía cạnh của “cái chung” đó cũng cần phải được xử lý đối với những khoảng trống, những ý kiến mâu thuẫn hay khác

Trang 36

nhau Và cần đến sự “chuyển hóa” trong luận án, làm rõ được lý luận đó thành “cái riêng” về QLNN đối với ANHK

- Hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với ANHK hầu như thiếu vắng trong tình hình nghiên cứu đề tài luận án Theo đó những thiếu hụt về nhận thức lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp liên quan đến QLNN về ANHK vẫn đang là dư địa tiềm tàng cho hoạt động nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học trong đó có khoa học pháp lý Luận án xác định hướng nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với ANHK ở Việt Nam hiện nay và tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý là một cố gắng nhằm bổ khuyết vào khoảng trống của bức tranh tổng quan tình hình nghiên cứu đã được nhận diện

Ba là, đi theo hướng nghiên cứu đã xác định, Chương 1 xây dựng giả thuyết

nghiên cứu và xác định ba câu hỏi nghiên cứu chủ đạo với nhiều ý tưởng nghiên cứu cần giải mã Việc triển khai hoạt động nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sẽ cấu thành nội dung của luận án, định hình những điểm mới và những đóng

góp khoa học của luận án

Trang 37

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG

2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về an ninh hàng không

2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về an ninh hàng không

2.1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước

Theo nghĩa rộng, QLNN là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử

dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Từ khi xuất hiện, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết QLNN được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước Điểm khác nhau cơ bản giữa QLNN và các hình thức quản lý khác (Ví dụ: Quản lý của xã hội Cộng sản nguyên thủy… ) thể thiện: QLNN mang tính quyền lực nhà nước; được thực hiện bằng bộ máy quản lý chuyên nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở pháp luật, thể hiện cả tính giai cấp và tính xã hội và được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ QLNN chuyên trách QLNN theo nghĩa rộng là hoạt động điều chỉnh các quy trình xã hội nhằm bảo đảm trật tự xã hội theo ý chí của Nhà nước Theo nghĩa này, hoạt động QLNN là hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước, bao gồm cả ba hệ thống cơ quan: Lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Theo nghĩa hẹp, QLNN là quá trình quản lý chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực

hành pháp và được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước Có thể nói một cách ngắn gọn, đây là những chủ thể được giao thẩm quyền QLNN, tức là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành Ở Việt Nam, hoạt động QLNN trước hết được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức hành chính được giao quyền quản lý Tuy nhiên, căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và cá nhân, trong những trường hợp nhất định, cũng được giao quyền quản lý QLNN

Trang 38

theo nghĩa hẹp trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở chính quyền địa phương, ngoại trừ các tổ chức trực thuộc Nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp nhà nước Đây cũng là lý do tại sao cơ quan hành chính nhà nước còn được gọi là cơ quan QLNN, mặc dù trên thực tế, các cơ quan khác của Nhà nước cũng có tham gia QLNN theo quy định pháp luật Có thể xem “Quản lý nhà nước” theo nghĩa hẹp là hoạt động chấp hành và điều hành trong bộ máy hành chính nhà nước

Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội QLNN được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt Xét phương diện nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ lập pháp, hành pháp, đến tư pháp Xét phương diện nghĩa hẹp, QLNN chỉ là hoạt động hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành

Quản lý nhà nước được đề cập trong Luận án này theo nghĩa hẹp, là hoạt động quản lý hành chính nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành, diễn ra trong lĩnh vực hành pháp Trong đó, hoạt động quản lý chủ yếu được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước được trao quyền, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các chủ thể được Nhà nước uỷ quyền theo quy định của pháp luật

Từ những phân tích và cách tiếp cận theo nghĩa hẹp như trên, tác giả đưa ra

định nghĩa cho khái niệm QLNN trong Luận án này như sau: “Quản lý nhà nước là việc các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể được ủy quyền sử dụng kết hợp các công cụ quản lý khác nhau tác động có tính tổ chức và quyền lực nhà nước vào các đối tượng được quản lý nhằm mục tiêu phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước đã đề ra"

2.1.1.2 Khái niệm an ninh hàng không

An ninh hàng không luôn gắn liền với an ninh quốc gia, là một phần của an

Trang 39

Theo khái niệm của Tổ chức HKDD Quốc tế (ICAO) được nêu tại Phụ lục 17 về ANHK - Công ước về HKDD quốc tế (Công ước được ký tại Chicago ngày

07/12/1944 nên gọi tắt là Công ước Chicago 1944): “An ninh hàng không là bảo vệ HKDD trước các hành vi can thiệp bất hợp pháp Mục tiêu này đạt được bằng sự kết hợp của các biện pháp, nguồn nhân lực và vật lực” [83] Trong đó, biện pháp bảo

đảm an ninh gồm: Phương thức an ninh nhiều lớp, chủ động phòng ngừa và đối phó kịp thời, trên cơ sở đánh giá rủi ro và nguy cơ để điều chỉnh thường xuyên, phù hợp; an ninh và đơn giản hóa thủ tục Nguồn nhân lực bao gồm: Lực lượng ANHK của ngành hàng không; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành hàng không, khách hàng; công an, quân đội và các đơn vị liên quan Nguồn vật lực bao gồm: Phương tiện, công cụ (máy soi, camera, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thông tin liên lạc, hàng rào, ánh sáng …), tài chính

Theo khái niệm trong Luật HKDD: “An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất” [1] Mục tiêu của

ANHK chính là bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ tài sản và cơ sở vật chất trong lĩnh vực HKDD, góp phần bảo vệ an ninh chính trị quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Trong đó, “Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD là hành vi có khả năng uy hiếp an toàn hoạt động HKDD” [2], bao gồm một trong các hành vi

sau đây: Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay; chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất; sử dụng tàu bay như một vũ khí; bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại CHK, SB; xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, CHK, SB và công trình, trang bị, thiết bị HKDD; đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, CHK, SB và khu vực hạn chế khác trái pháp luật; cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại CHK, SB và công trình, trang bị, thiết bị HKDD; cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay; khai thác CHK, SB; bảo đảm hoạt động bay

Trang 40

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm về ANHK trong Luật HKDD năm 2006 cũng được xây dựng trên cơ sở những khuyến cáo của ICAO trong Phụ lục 17 - Công ước Chicago 1944

Xuất phát từ tính chất, vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của ANHK đối với nền quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ mỗi quốc gia, tất cả các nước đều quy định rất chặt chẽ, chi tiết đối với vấn đề bảo đảm ANHK cả đối với con người và phương tiện tàu bay Theo đó, các quốc gia đều tổ chức các lực lượng ANHK được tuyển chọn và đào tạo hết sức chặt chẽ, là lực lượng chủ chốt trong việc kiểm tra, giám sát trực tiếp các hoạt động an ninh tại các CHK, SB cũng như quá trình hoạt động của tàu bay

Tại Việt Nam, lực lượng kiểm soát ANHK được tổ chức và hoạt động thường trực tại các CHK, SB để kịp thời ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra Tuỳ vào quy mô của mỗi đơn vị mà việc tổ chức công tác đảm bảo ANHK được quy định cụ thể trong Chương trình ANHK, Quy chế ANHK của từng đơn vị cụ thể; tuy nhiên, có 03 nhóm chính trong lực lượng kiểm soát ANHK tại các cảng hàng không hiện nay là ANSC, ANKS, ANCĐ và lực lượng kiểm soát ANHK tại các doanh nghiệp khác có liên quan, cụ thể như:

(1) Lực lượng kiểm soát ANHK của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm ANHK tại CHK, SB và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay (nhân viên ANSC, nhân viên ANKS, nhân viên ANCĐ)

(2) Lực lượng kiểm soát ANHK của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu thực hiện bảo đảm ANHK tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của CHK, SB

(3) Lực lượng kiểm soát ANHK của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay thực hiện bảo đảm ANHK tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay

(4) Lực lượng kiểm soát ANHK của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp

Ngày đăng: 02/04/2024, 17:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan