Củ sen, thuộc nhóm hàng nông sản, là một thực phẩm bổ dưỡng và có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhưng chưa được các doanh nghiệp tận dụng khai thác.. Mục tiêu chung của đề
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐỀ ÁN
HƯỚNG ĐI MỚI CHO XUẤT KHẨU CỦ SEN
VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
NHÓM THỰC HIỆN: ELOTUS
Hà Nội - 2023
Trang 22
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ ÁN 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH 8
MỞ ĐẦU 9
1 Tính cấp thiết của đề án 9
2 Tình hình nghiên cứu đề án 10
3 Mục tiêu 11
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 12
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
6 Phương pháp nghiên cứu 12
NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MẶT HÀNG CỦ SEN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 13
1.1 Quy mô thị trường, xu hướng thị trường, tốc độ tăng trưởng 13
1.1.1 Quy mô thị trường Nhật Bản 13
1.1.2.1 Giá cả thị trường, tiêu chuẩn chất lượng của củ sen 20
1.1.2.2 Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản 22
1.2 Cơ cấu thị trường, tình hình cạnh tranh trên thị trường 24
1.2.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường 24
1.2.1.1 Trong nước 24
1.2.1.2 Ngoài nước 25
1.3 Điều kiện tiếp cận thị trường 26
1.3.1 Hàng rào thuế quan 26
1.3.2 Hàng rào phi thuế quan 27
1.3.2.1 Quy định về bao gói dán nhãn 27
1.3.2.2 Quy định về kiểm dịch thực vật 27
1.3.2.3 Quy định về chứng nhận nguồn gốc xuất xứ 28
1.4 Các kênh tiếp cận thị trường 28
1.4.1 Qua các kênh thương mại điện tử 28
1.4.2 Qua các kênh phân phối khác 29
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦ SEN TẠI VIỆT NAM 31
2.1 Tình hình sản xuất 31
2.1.1 Sản lượng 31
Trang 33
2.1.2 Chất lượng sản phẩm 33
2.1.3 Đánh giá tình hình sản xuất 35
2.1.3.1 Ưu điểm 35
2.1.3.2 Nhược điểm 36
2.2 Tình hình xuất khẩu 37
2.2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu 37
2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 37
2.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 39
2.2.1.3 Thị trường xuất khẩu chính 39
2.2.2 Lợi thế so sánh so với các đối thủ cạnh tranh 40
2.2.3 Hạn chế 41
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦ SEN SANG NHẬT BẢN 43
3.1 Thực trạng xuất khẩu củ sen của Việt Nam sang Nhật Bản 43
3.1.1 Quy mô sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, tốc độ xuất khẩu 43
3.1.1.1 Củ sen tươi hoặc đông lạnh 44
3.1.1.2 Củ sen muối chua ngọt 45
3.2 Đánh giá 46
3.2.1 Cơ hội 46
3.2.2 Thách thức 47
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 48
4.1 Mô tả sản phẩm 49
4.2 Tiềm năng của Bột củ sen mix hạt 50
4.2.1 Gia tăng giá trị gia tăng 50
4.2.2 Hướng tới đối tượng khách hàng ở phân khúc cao hơn 51
4.2.3 Đáp ứng được thị hiếu của người Nhật Bản 51
4.2.4 Tính mới 52
4.2.5 Bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường 52
4.2.6 Thời gian bảo quản kéo dài 53
4.2.7 Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm đi kèm 53
4.3 Chính sách để thúc đẩy xuất khẩu “Bột củ sen mix hạt” 53
4.3.1 Chính phủ Việt Nam 53
4.3.2 Doanh nghiệp 55
4.3.2.1 Doanh nghiệp trong các vấn đề về sản xuất và sản phẩm 55
4.3.2.2 Doanh nghiệp trong các vấn đề về xuất khẩu 55
4.3.2.3 Doanh nghiệp trong vấn đề cạnh tranh 56
Trang 44
4.3.3 Với nhà khoa học, nhà nông 58KẾT LUẬN 59TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 55
TÓM TẮT ĐỀ ÁN Sau 50 năm kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước không ngừng phát triển và trở nên toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực Đặc biệt, trên phương diện kinh tế, Nhật Bản luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng được nhận định là quốc gia có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản Tuy nhiên, hiện nay những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường này, trong
đó có nông sản Củ sen, thuộc nhóm hàng nông sản, là một thực phẩm bổ dưỡng
và có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhưng chưa được các doanh nghiệp tận dụng khai thác
Mục tiêu chung của đề án là xem xét tình hình sản xuất, xuất khẩu của
củ sen tại Việt Nam và Nhật Bản nhằm đề xuất các phương án, chính sách để thúc đẩy xuất khẩu củ sen sang thị trường Nhật Bản, tận dụng cơ hội, tiềm năng
và giải quyết các thách thức, hạn chế của việc xuất khẩu củ sen bằng việc sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn chính thống và hỏi đáp với các chuyên gia, sau đó tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin
Kết quả cho thấy nhu cầu thị trường đối với củ sen luôn ổn định và Nhật Bản không có đủ khả năng để tự đáp ứng nguồn cung Trong khi đó, Việt Nam
dù có tiềm năng trong xuất khẩu củ sen và có lợi thế so sánh so với các nước cạnh tranh, nhưng vẫn đang gặp phải vấn đề như tiềm năng của củ sen chưa được khai thác triệt để và chưa tạo ra giá trị gia tăng cao Do vậy giải pháp nhóm đề ra ngoài việc nâng cao năng lực sản xuất và các chính sách hỗ trợ người nông dân và doanh nghiệp thì hướng đi mới chính là thúc đẩy các sản phẩm đã qua chế biến từ củ sen mà cụ thể là bột củ sen mix hạt
Từ khóa: Nhật Bản, xuất khẩu, nông sản, củ sen, xuất khẩu củ sen, bột
củ sen, bột củ sen mix hạt
Trang 66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(Hiệp định thương mại tự do)
(Tối huệ quốc)
3 EVFTA European - Vietnam Free Trade Agreement
(Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU)
(Liên minh châu Âu)
(Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
(Doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ)
Trang 71.3 Biểu đồ lượng củ sen xuất khẩu (2014-2021)
1.4 Lượng củ sen nhập khẩu tại Nhật Bản (2014-2021)
1.5 Giá trị củ sen nhập khẩu tại Nhật Bản (2014-2021)
1.6 Sản lượng thu hoạch và diện tích trồng củ sen (2011-2021)
1.7 Tỷ trọng sản lượng 10 tỉnh so với sản lượng trung bình cả nước 1.8 Khối lượng tiêu dùng củ sen trên đầu người (2013-2020)
1.9 Top 10 thành phố có mức chi tiêu cho củ sen cao nhất tại Nhật Bản 1.10 Xu hướng giá bán lẻ tại Tokyo (2013-2020)
1.11 Xu hướng giá của 1kg củ sen (1/2015-3/2023)
1.12 Giá trị thị trường của thực phẩm tốt cho sức khỏe tại Nhật Bản trong giai đoạn 2015-2022 với dự báo cho năm 2023 1.13 Phần trăm thay đổi hàng năm về tỷ lệ người béo phì
1.14 Cơ cấu phân phối thực phẩm tại Nhật Bản (năm 2020)
3.3 Lượng nhập khẩu củ sen đông lạnh của Nhật Bản theo quốc gia 3.4 Lượng nhập khẩu củ sen muối của Nhật Bản theo quốc gia
4.1 Sản phẩm Bột củ sen mix hạt
4.2 Sản phẩm bột củ sen mix hạt trong hộp ăn liền bằng giấy
4.3 Sản phẩm bột củ sen mix hạt trong hộp thiếc
Trang 88
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
1.1 Sản lượng của 3 tỉnh sản xuất củ sen lớn nhất Nhật Bản
1.2 Sản lượng thu hoạch và diện tích trồng trung bình hàng năm của các tỉnh có sản lượng hàng đầu (trong 16 năm tính tới năm 2021) 1.3 Phân loại kích thước khối lượng củ sen thông thường
1.4 Thông tin các công ty sản xuất củ sen nổi tiếng tại Nhật Bản 1.5 Các nước Nhật Bản nhập khẩu củ sen
1.6 Mức độ giảm thuế từ các Hiệp định đối với mặt hàng củ sen 1.7 Xếp hạng doanh số sàn thương mại điện tử tại Nhật Bản
1.8 Dao động giá của các loại sản phẩm từ củ sen
2.1
Quy mô sản xuất củ sen tại các tỉnh của Việt Nam giai đoạn
2017-2021
Trang 9Củ sen, thuộc nhóm hàng nông sản, là một thực phẩm bổ dưỡng, chức nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản Và ở Việt Nam hiện nay, củ sen đang nhận được sự quan tâm và chú ý ngày càng nhiều, tuy nhiên, tiềm năng cũng như giá trị của củ sen vẫn chưa được tận dụng, khai thác triệt để để xuất khẩu Củ sen được xuất khẩu thường là những sản phẩm thô, là đầu vào cho việc sản xuất các sản phẩm khác,
do đó giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao và chưa khẳng định được vị thế, tiềm năng của sản phẩm
Nhận thức được vấn đề này, nhóm xây dựng đề án nhằm phân tích tình hình, thực trạng sản xuất và xuất khẩu củ sen của Việt Nam, từ đó nghiên cứu
và đề xuất những phương án, giải pháp giúp thúc đẩy xuất khẩu củ sen sang thị trường Nhật Bản
Trang 1010
2 Tình hình nghiên cứu đề án
Việc đa dạng chuỗi giá trị của củ sen tại Việt Nam hiện nay đang có tiềm năng khá lớn Điều này được chứng minh qua việc củ sen và các sản phẩm từ
củ sen đã có mặt trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng yêu thích.Mặc
dù tiềm năng như vậy nhưng ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có bài nghiên cứu chính thức nào về việc thúc đẩy xuất khẩu củ sen nói chung và xuất khẩu củ sen sang thị trường Nhật Bản nói riêng Phần lớn các thông tin về xuất khẩu củ sen chỉ dừng lại ở các bài báo, các bản dịch từ báo nước ngoài, các bài nghiên cứu về chủ đề này chỉ nêu lên tiềm năng của việc trồng sen lấy củ một cách chung chung và việc định hướng xuất khẩu sản phẩm cũng chưa được làm rõ Các bài báo, bài nghiên cứu tập trung vào phân tích các thông tin như sau: (1) Giới thiệu về tiềm năng của trồng sen lấy củ
Bài viết "Sản xuất sen lấy củ - Hướng phát triển mới tại Việt Nam" của ThS Lê Thị Thu Hương đăng tải trên Viện nghiên cứu rau quả đã giới thiệu khái quát tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển sản phẩm củ sen tại Việt Nam dựa trên thành tựu chuyên canh sản xuất củ sen tại hai vùng Kiến Thủy
và Trung Hải Trung Quốc
(2) Vấn đề gặp phải trong việc thúc đẩy giá trị mặt hàng củ sen Bài nghiên cứu "Tổng quan hoạt động trồng sen và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm sen của nông hộ" của Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Huế, Hoàng Dũng Hà, Lê Chí Hùng Cường, Trần Cao Úy, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Phong đăng tải trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
2022 đã chỉ ra nông hộ trồng sen hoàn toàn có khả năng đa dạng hóa các sản phẩm nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, bao gồm củ sen, tuy nhiên phương thức sản xuất và tiêu thụ truyền thống như trồng sen lấy hoa và ngó vẫn đang được duy trì và chiếm đa số
Trang 1111
(3) Giải pháp nâng cao năng suất sản lượng sản phẩm từ củ sen Bài nghiên cứu "Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp" của Võ Thị Bé Thơ, Nguyễn Tri Khiêm đã chỉ ra giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sen, trong đó có củ sen bao gồm khâu chế biến cần tăng cường nghiên cứu sản phẩm có giá trị kinh tế cao bằng cách xây dựng một cơ sở dữ liệu ứng dụng công nghệ blockchain kết nối tất cả các thông tin về diện tích, sản lượng và truy xuất được chuỗi liên kết tạo ra giá trị sản phẩm
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các bài viết trong nước mới chỉ ở mức độ đưa tin, đang thiếu các nghiên cứu về định hướng thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm từ củ sen
Đây sẽ là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài dự kiến đi sâu để bổ sung, cập nhật Đề tài đi từ cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ củ sen tại Nhật Bản và Việt Nam Từ đó đưa ra chính sách, giải pháp để thúc đẩy sản phẩm từ củ sen xuất khẩu sang Nhật Bản
3 Mục tiêu
Điều tra thu thập thông tin về thị trường mặt hàng củ sen tại Nhật Bản,
xu hướng tiêu dùng của người Nhật, tình hình sản xuất và xuất khẩu của củ sen Việt Nam, nghiên cứu tiềm năng xuất khẩu sản phẩm củ sen tới thị trường Nhật Bản
Từ đó đưa ra các khuyến nghị các giải pháp hướng đi mới cho sản phẩm
củ sen và đưa ra chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng từ củ sen sang Nhật Bản
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa học, bài nghiên cứu cung cấp cho cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và chính quyền một cái nhìn tổng quan về thị trường củ sen và sản phẩm từ củ sen của Việt Nam và Nhật Bản, định hướng cụ thể cho các nhà quản lý, chính sách trong việc nghiên cứu xuất khẩu mặt hàng từ củ sen
Trang 1212
Về ý nghĩa thực tiễn, phát triển thúc đẩy mặt hàng từ củ sen xuất khẩu sang Nhật Bản, cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất củ sen và các chính quyền địa phương một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm từ củ sen xuất khẩu sang Nhật Bản, qua đó mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu củ sen của Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Củ sen
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Việt Nam và Nhật Bản
Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu và tài liệu
Sử dụng số liệu thống kê thứ cấp, thu thập số liệu giai đoạn 2011-2021
về tình hình sản xuất với các tiêu chí năng suất, sản lượng, giá trị, quy mô; tiêu dùng, thương mại Việt Nam và Nhật Bản,
Sử dụng các thông tin và tài liệu chính thức về Hiệp định thương mại và Các cam kết, thu thập thông tin các hiệp định thương mại trong đó có Việt Nam
và Nhật Bản là thành viên, các rào cản thuế quan và phi thuế quan
6.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng các phần mềm thống kê bao gồm Excel để tổng hợp, phân tích dữ liệu
Rà soát, phân tích và đối chiếu ,thu thập thông tin tình hình xuất khẩu củ sen, phân tích thị trường Nhật Bản, đối chiếu sản phẩm để tìm ra lợi thế so sánh
Sử dụng phương pháp SWOT, phân tích điểm mạnh và điểm yếu nội tại của sản phẩm bột củ sen từ đó đánh giá thách thức cơ hội mà mặt hàng này phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
6.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Dựa vào thông tin thu thập được từ phỏng vấn để tìm hướng đi mới phù hợp hơn với đối tượng là khách hàng thị trường Nhật, bên cạnh đó đánh giá tổng
Trang 13Chương 1: Tổng quan mặt hàng củ sen tại thị trường Nhật Bản
Chương 2: Tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng củ sen của Việt Nam Chương 3: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu mặt hàng củ sen của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Chương 4: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng A của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Trang 1414
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MẶT HÀNG CỦ SEN TẠI THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN 1.1 Quy mô thị trường, xu hướng thị trường, tốc độ tăng trưởng 1.1.1 Quy mô thị trường Nhật Bản
Về quy mô sản xuất củ sen tại thị trường Nhật Bản,1sản lượng củ sen tại Nhật Bản thấp và đang có xu hướng giảm dần do diện tích đất trồng ít và đang ngày càng bị thay thế và quy hoạch với mục đích khác, sản lượng với biên độ dao động trong khoảng từ 52.7 đến 63.5 tấn củ sen (Hình 1.1) Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ củ sen của người dân, Nhật Bản chủ yếu là nhập khẩu sản phẩm từ các quốc gia láng giềng lân cận
Hình 1.1 Biểu đồ mô tả lượng sản xuất củ sen tại Nhật Bản (2011-2020)
Nguồn: Statista Lượng củ sen xuất khẩu đang có xu hướng gia tăng tại Nhật Bản với giá trị đạt tới 2.3 triệu USD vào năm 2021 và gấp gần 8 lần so với năm 2014 (Hình 1.2) Với sản lượng năm 2021 tăng vượt mức gấp 4 lần so với năm 2014 (Hình 1.3) Tốc độ tăng trưởng về giá gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng về lượng, lí
1 Catharia Klein (2023), ‘Production volume of lotus roots in Japan from 2011 to 2020’, Statista, truy cập ngày 08/05/2023, từ <https://www.statista.com/statistics/946978/japan-lotus-root-production-volume/>
Trang 15Tổng thể lượng và giá trị mặt hàng củ sen tuy dao động khá mạnh nhưng nhìn chung giai đoạn 2014 - 2021 vẫn không thay đổi , Nhật Bản vẫn luôn cần một nguồn cung lớn củ sen nhập khẩu từ nước ngoài Lượng củ sen nhập khẩu luôn dao động trong khoảng từ 44.3 đến 67.35 nghìn tấn.So với năm 2020,
2 Export of Lotus Root From Japan (2023), truy cập ngày 08/05/2023, từ
< https://www.tridge.com/intelligences/lotus-root/JP/export#intelligence-country-section-top>
Trang 162021 gần như không đổi
Hình 1.5 Giá trị củ sen nhập khẩu tại Nhật Bản (2014-2021)
Nguồn: Tridge Quy mô thị trường củ sen tại Nhật Bản
3 Export of Lotus Root From Japan (2023), truy cập ngày 08/05/2023, từ
< https://www.tridge.com/intelligences/lotus-root/JP/export#intelligence-country-section-top>
Trang 1717
Sản lượng thu hoạch (khối lượng sản xuất) củ sen ở Nhật Bản nói chung
đã giảm 11,8% và diện tích trồng giảm 1% trong 11 năm từ 2011 đến 2021 (Hình 1.6) 4
Hình 1.6 Sản lượng thu hoạch và diện tích trồng củ sen (2011-2021)
Nguồn: Cổng thông tin thống kê chính thức e-Stat Nhật Bản có diện tích trồng sen trung bình trong 11 năm tính đến 2021
là 3.959 ha và sản lượng trung bình hàng năm là 58,109 tấn Năm 2021, tỉnh 5Ibaraki và tỉnh Saga có khối lượng sản xuất củ sen lớn thứ nhất và thứ hai ở Nhật Bản (Bảng 1.1)
Trang 18<https://japancrops.com/crops/lotus-18
Bảng 1.1 Sản lượng của 3 tỉnh sản xuất củ sen lớn nhất Nhật Bản6
Nguồn: Trang web xúc tiến nông sản Nhật Bản
Theo trang Tridge, lượng nhập khẩu củ sen của Nhật Bản năm 2021 đang
là 49.6 triệu tấn củ sen , trong khi đó tổng sản lượng trung bình sản xuất củ sen 7của các tỉnh chỉ đạt 68,278 nghìn tấn (Bảng 1.2) Do đó có thể kết luận quy mô sản xuất củ sen của Nhật Bản hiện nay là rất nhỏ để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của người tiêu dùng Nhật Bản
Bảng 1.2 Sản lượng thu hoạch và diện tích trồng trung bình hàng năm của các tỉnh có sản lượng hàng đầu (trong 16 năm tính tới năm 2021) 8
Trang 19củ sen được các chuyên gia đánh giá là linh hoạt theo mùa và sản phẩm từ củ sen luôn được đa dạng hóa nên các doanh nghiệp nước ngoài luôn có cơ hội cạnh tranh và tiếp cận thị trường
Hình 1.7 Tỷ trọng sản lượng 10 tỉnh so với sản lượng trung bình cả nước
Trang 2020
Nguồn: Trang web xúc tiến nông sản Nhật Bản 9Theo báo cáo Thường niên về Khảo sát Thu nhập và Chi tiêu gia đình, lượng tiêu dùng củ sen trên đầu người đạt đỉnh năm 2015 với xấp xỉ khoảng 510g và bắt đầu giảm xuống còn 400g vào năm 2017, sau đó tăng trở lại và đạt 450g vào năm 2020 Nhìn chung giai đoạn 2013-2020, lượng củ sen tiêu dùng
có xu hướng ổn định Số lượng tiêu thụ củ sen hàng năm tính trên đầu người là 400-500g và không có biến động lớn (Hình 1.8)
Hình 1.8 Khối lượng tiêu dùng củ sen trên đầu người (2013-2020)
Nguồn: Bộ Nội vụ và Truyền thông, Báo cáo Thường niên về Khảo sát Thu nhập và Chi
tiêu gia đình Xếp hạng lượng tiêu thụ củ sen của các tỉnh Nhật Bản năm 2020, đứng đầu là tỉnh Shizuoka với lượng tiêu thụ theo đầu người là 600 yên cho 474g, sau đó là tỉnh Niigata và tỉnh Hiroshima với lần lượt là 576 yên cho 458g và
438 yên cho 442g Lượng củ sen tiêu thụ của các tỉnh còn lại tập trung chủ yếu trong khoảng 200-400 yên cho 150-300g10
Hình 1.9 Top 10 thành phố có mức chi tiêu cho củ sen cao nhất tại Nhật Bản
9 れんこんの需給動向 (2020), truy cập ngày 08/05/2023, từ
<https://www.alic.go.jp/content/001173371.pdf>
10 れんこんの消費量ランキング!日本一は何県?47都道府県別の生産量と比 (2021), truy cập ngày 08/05/2023, từ <https://kisetsumimiyori.com/renkonsyouhi/>
Trang 2121
Nguồn: Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp, Cục Kiểm ngư, Bộ Nội vụ và Truyền thông Niigata là thành phố có mức chi tiêu cho củ sen cao nhất ở Nhật Bản, với số tiền mỗi hộ gia đình là 1.527 yên Mặt khác, thành phố có mức chi tiêu thấp nhất là “ Thành phố Naha (tỉnh Okinawa)”, với 215 yên mỗi hộ gia đình Nhật Bản được coi là một nước tiêu thụ củ sen lớn trên thế giới tuy nhiên nhu cầu về tiêu thụ củ sen không đồng đều ở tất cả các tỉnh, có sự chênh lệch lớn
về mức độ sản lượng tiêu thụ hằng năm
Về mức tiêu thụ củ sen ở khu vực thành thị, đứng đầu là Saga , với 1.966g mỗi hộ gia đình (2020).11 Trong những năm gần đây, số tiền chi cho củ sen ở Nhật Bản nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ Lý do chính là tác động từ đại dịch Covid-19 khiến người dân có xu hướng giảm lượng chi tiêu, gia tăng phần tiết kiệm
1.1.2 Xu hướng thị trường
1.1.2.1 Giá cả thị trường, tiêu chuẩn chất lượng của củ sen
Về giá cả thị trường, giá bán lẻ sản phẩm đạt đỉnh vào năm 2019 là 1499 yên/kg nhưng sau đó lại giảm xuống còn 1217 yên/kg do lượng cầu về củ sen giảm bởi tác động của đại dịch Covid-19, nhìn chung xu hướng giá bán lẻ mặt hàng củ sen trong giai đoạn 2013-2020 vẫn tăng đáng kể (Hình 1.10)
11 れんこんへの支出額 消費量ランキング ・ (2021), truy cập ngày 08/05/2023, từ
<https://urahyoji.com/expenditures-for-lotus-root/>
Trang 2222
Hình 1.10 Xu hướng giá bán lẻ tại Tokyo (2013-2020)
Nguồn: Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp, Cục Kiểm ngư, Bộ Nội vụ và Truyền thông Giá trung bình 1kg củ sen bán tại các siêu thị Nhật Bản là 939 yên Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 3/2023 (99 tháng qua), tháng 06/2022 có giá bán cao nhất là 2.412 Yên và tháng có giá bán thấp nhất là tháng 12/2022 với 926 Yên (Hình 1.11) Có thể thấy, giá cả thị trường sản phẩm củ sen luôn dao động mạnh và thường đạt định vào tháng 6 - 9 hằng năm do nhu cầu thị trường khi ấy tăng cao bởi củ sen thích hợp cho các món ăn trong các ngày lễ
Hình 1.11 Xu hướng giá của 1kg củ sen (1/2015-3/2023)
Nguồn: Khảo sát thống kê giá bán lẻ của Cục Thống kê, Bộ Nội vụ và Truyền thông (dữ
liệu mới nhất được công bố vào ngày 25 tháng 4 năm 2023)
Trang 2323
1.1.2.2 Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản
Xu hướng tiêu thụ sản phẩm tốt cho sức khỏe
Người Nhật có thói quen ăn uống khá đơn giản, ít sử dụng các loại sản phẩm dầu mỡ và nhiều chất béo, bên cạnh đó là luôn chú ý tới chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm,lượng calories, và các thành phần dinh dưỡng trước khi mua và sử dụng bất kì loại thực phẩm nào Giá trị thị trường của sản phẩm tốt cho sức khỏe năm 2015 là 806.73 tỷ Yên và tăng lên tới 900.62 tỷ Yên vào năm 2023 (Hình 1.12) Điều này cho thấy giá trị thị trường của loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đang có xu hướng gia tăng do lượng cầu đối với các mặt hàng tốt cho sức khỏe lớn.12
Hình 1.12 Giá trị thị trường của thực phẩm tốt cho sức khỏe tại Nhật Bản trong giai đoạn 2015-2022 với dự báo cho năm 2023
Nguồn: Statista
Xu hướng giữ vóc dáng
Mặc dù Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới, song một tỉ lệ lớn dân số nước này vẫn cố gắng giảm cân vì lý do sức khỏe hay giữ dáng.Theo công ty nghiên cứu Fuji Keizai Co có trụ sở tại thủ đô Tokyo, doanh số bán đồ ăn vặt chứa nhiều protein và các thực phẩm bổ sung
12 C.Diep (2023), ‘Shipment value of the health foods market in Japan in fiscal years 2015 to 2022 with a forecast for 2023’, Statista, truy cập ngày 08/05/2023, từ <https://www.statista.com/statistics/820671/japan- health-foods-market-size/>
Trang 2424
đã tăng 25% so với mức 56 tỉ yen (415 triệu USD) vào năm 2011 Người Nhật 13giữ dáng bằng cách thay thế các loại thực phẩm giàu năng lượng (những thực phẩm chứa nhiều calorie), như chocolate, khoai tây chiên và bánh quy, bằng những thực phẩm ít năng lượng hơn, như trái cây, rau và súp
Sau đại dịch Covid-19, tỷ lệ phần trăm người bị béo phì đang có xu hướng gia tăng (Hình 1.13) Vì vậy các chuyên gia người Nhật luôn cố gắng tìm ra phương pháp giảm cân khác nhau và luôn được thu hút sự quan tâm như: Thực phẩm giảm cân "numa", chế độ giảm cân 3%, chế độ " Asa banana" 14
Hình 1.13 Phần trăm thay đổi hàng năm về tỷ lệ người béo phì
(từ 20 tuổi trở lên)
Nguồn: Theo báo cáo Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia của Bộ Y tế, Lao động
và Phúc lợi Nhật Bản
Xu hướng sử dụng các sản phẩm tiện lợi
Người Nhật còn rất coi trọng thời gian , họ luôn dành thời gian cho công việc nhiều hơn các hoạt động khác nên có xu hướng tiết kiệm thời gian kể cả trong khi nấu ăn Theo Kurashiru , "tiết kiệm thời gian" là một trong ba từ khóa
về xu hướng món ăn được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2021
Trang 2525
Bên cạnh đó còn có một số xu hướng tiêu dùng khác như xu hướng sử dụng các sản phẩm hữu cơ, xu hướng trải nghiệm sản phẩm mới lạ và độc đáo, xu hướng
so sánh giá cả một mặt hàng cùng loại,
Chủng loại được ưa chuộng hiện nay
Khách hàng Nhật Bản có yêu cầu cao về chất lượng, màu sắc, mùi vị của
củ sen Theo quy định, mỗi miếng củ sen có đường kính khoảng 4-5cm, dày 0,8 - 1cm, và màu sắc phải trắng
Bảng 1.3 Phân loại kích thước khối lượng củ sen thông thường
Đặc điểm Củ sen cỡ nhỏ
Kích thước dài 11,5 cm và rộng 5
cm
Củ sen cỡ trung bình Kích thước dài 10,5 cm và rộng 6,5 cm
Một củ sen lớn dài
14 cm, rộng 8 cm
Hình minh họa
Củ sen dạng nhỏ được ưa chuộng hơn để nấu ăn tại nhà hoặc làm món
ăn kèm trong bữa cơm trưa của người Nhật
1.2 Cơ cấu thị trường, tình hình cạnh tranh trên thị trường
1.2.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường
1.2.1.1 Trong nước
Hiện nay các công ty nổi tiếng về cung cấp củ sen tươi và các sản phẩm liên quan tới củ sen từ sản phẩm bình dân tới sản phẩm cao cấp được thể hiện như trong bảng dưới đây
Bảng 1.4 Thông tin các công ty sản xuất củ sen nổi tiếng tại Nhật Bản
Trang 26Củ sen là một loại rau đặc trưng quan trọng ở Trung Quốc, và nó cũng là một ngành công nghiệp quan trọng để phục hồi nông thôn ở các lưu vực sông Dương Tử, sông Châu Giang và sông Hoàng Hà
15 Tridge (2021), Export of Lotus Root From Japan, truy cập ngày 8/5/2023 từ
<https://www.tridge.com/intelligences/lotus-root/JP/export#intelligence-country-section-top>
Trang 2727
Giống sen lấy củ được trồng tập trung thành các khu ruộng sản xuất với diện tích trồng hiện nay là trên 250.000 ha, sản lượng trên 3 triệu tấn củ/năm Hiện nay có 2 tỉnh sản xuất sen lấy củ nhiều nhất tại Trung Quốc đó là Vân Nam và Hồ Bắc 16
Tại tỉnh Tô Giang có 2 huyện là Baoying và Gaoyou Theo thống kê của Hải quan Nam Kinh, từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2023, xuất nhập khẩu nông sản của tỉnh Giang Tô là 31,85 tỷ nhân dân tệ, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái17
Huyện Baoying được mệnh danh là "quê hương của củ sen ở Trung Quốc", diện tích trồng, sản lượng chế biến và sản lượng xuất khẩu củ sen đứng đầu cả nước trong nhiều năm liên tiếp Tại Baoying có nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu củ sen như Hexian Group, Zhongjing Foods, trong đó nổi bật là
củ sen luộc và củ sen ngâm Baoying hình thành chuỗi công nghiệp trồng, chế biến và xuất khẩu củ sen, lượng xuất khẩu củ sen đứng đầu Trung Quốc trong
ba mặt hàng Sản phẩm củ sen Baoying chủ yếu là củ sen luộc, củ sen muối, củ sen đông lạnh, củ sen tươi,… Củ sen xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là Baoying Dazihong, là một loại Baoying đặc biệt, trong 5-6 doanh nghiệp chế biến củ sen, chỉ có một doanh nghiệp xuất khẩu là Zhongjing Foods Vào năm
2021, giá trị sản lượng của chuỗi ngành công nghiệp củ sen ở huyện Baoying
sẽ là 4,76 tỷ nhân dân tệ 18
1.3 Điều kiện tiếp cận thị trường
1.3.1 Hàng rào thuế quan
Bảng 1.6 Mức độ giảm thuế từ các Hiệp định đối với mặt hàng củ sen
16 Sản xuất sen lấy củ - Hướng phát triển mới tại Việt Nam (2019),ThS Lê Thị Thu Hương, Viện nghiên cứu rau củ, truy cập ngày 8/5/2023 từ <http://www.favri.org.vn/index.php/vi/tin-tuc-noibat/986-san-xuat-sen-lay- cu-huong-phat-trien-moi-tai-viet-nam>
17 Được sự trợ giúp của hải quan, nông sản đặc trưng của Giang Tô đang tăng tốc xuất ngoại(2023),Tân Hoa
Xã, từ < http://ydyl.jiangsu.gov.cn/art/2023/4/6/art_76281_10854236.html>
, http://jsnews.jschina.com.cn/zt2022/ztgk/202209/t20220908_3072270.shtml
Trang 2828
Nguồn: ITC (Market Access Map), cập nhật ngày 6/5/2023 19
Các Hiệp định FTA giúp mặt hàng củ sen của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản với mức thuế ưu đãi 0%
1.3.2 Hàng rào phi thuế quan 20
1.3.2.1 Quy định về bao gói dán nhãn
Theo Bộ Công thương Việt Nam, Nhật Bản quy định nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa Việc đề xuất đóng gói hàng hóa phải được làm rõ với nhà nhập khẩu và hàng hóa phải được dán nhãn mác theo thông lệ thương mại Thực phẩm sau khi nhập khẩu phải có nhãn đính kèm cho mỗi bao gói, thể hiện chi tiết nội dung bao gồm màu nhân tạo hoặc chất bảo quản, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu và ngày nhập khẩu Các công ten nơ chứa hàng được đóng hộp, đóng chai, đồ uống, hàng hóa nhỏ, thức ăn đông lạnh và thức ăn được đóng gói phải được các nhà xuất khẩu dán nhãn mác riêng theo hệ mét, đảm bảo sự yên tâm cho nhà phân phối Nhật Bản
1.3.2.2 Quy định về kiểm dịch thực vật
Nhật Bản quản lý rất chặt chẽ các vấn đề kiểm dịch thực vật có ảnh hưởng tới các sản phẩm công nghiệp và tiêu thụ các loại thực phẩm sạch và thực phẩm được bảo quản Việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm cần phải được cấp giấy phép nhập khẩu do Cục Kiểm tra Vệ sinh Thực phẩm thuộc Bộ
19 https://www.macmap.org/en//query/results?reporter=392&partner=704&product=070190&level=6
20 Bộ Công thương (2012) Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
http://thuvienquangbinh.gov.vn:81/bitstream/11744.23/1950/3/DayManhXuatKhauSangThiTruongNhatBan pdf.pdf
Trang 2929
Y tế ban hành Lương thực, thực phẩm cũng có thể phải chịu sự kiểm tra khi nhập khẩu vào Nhật Đối với các sản phẩm được nhập khẩu lần đầu, việc mô tả thành phần của sản phẩm và quá trình sản xuất công nghiệp kèm theo cần phải được cung cấp, cùng với các tài liệu khác như giấy chứng nhận y tế từ nước xuất xứ Ở Việt Nam loại giấy chứng nhận này được cấp từ Cục Kiểm dịch, Bộ Lâm nghiệp hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1.3.2.3 Quy định về chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
Giấy chứng nhận phải chỉ rõ xuất xứ, nhãn mác và số seri của hàng hóa, thông tin mô tả hàng hóa, số seri của thùng hàng và hàng hóa cần phải được chứng nhận được sản xuất tại nước xuất xứ Hàng hóa được ghi trong giấy chứng nhận phải phù hợp với các điều kiện được chấp nhận theo hệ thống giá trị GATT
Giấy chứng nhận xuất xứ thông thường do lãnh sự quán Nhật hoặc viên chức ngoại giao tại nơi sản xuất, nơi mua bán hoặc vận chuyển hàng hóa cấp Các giấy chứng nhận do hải quan, các nước trung gian khác hoặc người có thẩm quyền quyết định cấp có thể được chấp
1.4 Các kênh tiếp cận thị trường
1.4.1 Qua các kênh thương mại điện tử
Tình hình hiện nay
Bảng 1.7 Xếp hạng doanh số sàn thương mại điện tử tại Nhật Bản Thứ hạng Tên trung tâm mua sắm Số lượng bán
Vị trí 2 Amazon Japan 2,537.8 tỷ yên
Nguồn: Nghiên cứu nội bộ dựa trên thông tin trên trang web của từng công ty, IR, v.v (10/2020)
Trang 3030
Từ doanh số ta có thể đánh giá, 3 trang web này đang là những trang thương mại điện tử được truy cập phổ biến nhất hiện nay tại nhật bản Đây cũng
là 3 trong 8 trang web được truy cập nhiều nhất theo "SimilarWeb"
1.4.2 Qua các kênh phân phối khác
Tình hình hiện nay
Hệ thống phân phối của NB phức tạp với nhiều tầng bậc Nhiều siêu thị, nhà bán buôn không NK trực tiếp mà mua hàng thông qua nhà cung ứng
Hệ thống phân phối thực phẩm của Nhật Bản được tổ chức chặt chẽ và
có tính tự động cao, đảm bảo rằng các sản phẩm được vận chuyển nhanh chóng
và đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất có thể
Trong hệ thống phân phối thực phẩm tại Nhật Bản, các nhà sản xuất thực phẩm chủ yếu tập trung vào việc sản xuất, còn các nhà phân phối chuyên về vận chuyển và phân phối sản phẩm Các nhà bán buôn và thương nhân tại Nhật Bản thường sử dụng các kênh phân phối truyền thống như các siêu thị, các nhà bán lẻ, chợ đầu mối, nhà hàng và các cửa hàng tạp hóa để tiếp cận người tiêu dùng (Hình 1.14)
Bên cạnh đó, các công ty vận chuyển và phân phối thực phẩm tại Nhật Bản thường sử dụng các công nghệ mới như các hệ thống định vị GPS để đảm bảo rằng các sản phẩm được vận chuyển đúng địa điểm và đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm Ngoài ra, họ cũng áp dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến để đảm bảo rằng sản phẩm được bảo quản và vận chuyển đúng cách
Trang 3131
Nguồn: Archetype
Khả năng tiếp cận
Một số doanh nghiệp - Tập đoàn AEON nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam
để trở thành nhà cung ứng cho những đối tác này, ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung về chất lượng sản phẩm, còn phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của đối tác yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản rất cao, là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Doanh nghiệp hai bên rất dễ xảy ra tranh chấp nếu nhà cung ứng không kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản rất cao, là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp
Cơ cấu thị trường sản phẩm củ sen tại Nhật Bản
Khảo sát thị trường Thương mại điện tử Nhật Bản trên các trang Yahoo Japan, Amazon, Rakuten đối với các mặt hàng là củ sen hoặc thành phần chính
là củ sen Loại mặt hàng bột củ sen và trà củ sen đang được coi là nhóm hàng mang lại giá trị cao nhất, với giá cả thị trường của bột củ sen dao động trong khoảng từ 635-1730 (yên/kg) và giá cả thị trường của trà củ sen dao động trong khoảng từ 2270-3470 (yên/kg) (Bảng 1.8)
Bảng 1.8 Dao động giá của các loại sản phẩm từ củ sen
Trang 3232
Nguồn: Thu thập dữ liệu trên các trang thương mại điện từ (bao gồm Rakuten, Yahoo Japan, Amazon, )
1.5 Đánh giá chung
Mặc dù không phải là một ngành công nghiệp lớn, tuy nhiên, sản phẩm
củ sen vẫn đang tăng trưởng ổn định trong thị trường nội địa Củ sen được coi
là một mặt hàng phổ biến, phù hợp với xu hướng, thị hiếu người tiêu dùng và
có lượng nhu cầu lớn tại thị trường Nhật Bản Tuy nhiên, củ sen cũng đối mặt với một số thách thức về nguồn cung cấp trong tương lai, do đó, việc quản lý chất lượng sản phẩm và tìm kiếm nguồn cung cấp mới sẽ trở thành yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định của thị trường
Trang 3333
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦ SEN TẠI
VIỆT NAM 2.1 Tình hình sản xuất
2.1.1 Sản lượng
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh, tính đến năm
2019 ở nước ta ước tính có trên 3.000 ha đất trồng sen, phân tán ở các tỉnh và phần lớn nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích trồng sen chiếm tới 2/3 tổng diện tích cả nước, sản lượng bình quân đạt 4 - 5 tấn hạt/ha Trong
2 năm trở lại đây, một số tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long dần chuyển hướng sang trồng giống sen lấy củ để cung cấp cho thị trường Nhật Bản tuy nhiên số lượng này không đáng kể và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,03% 22Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề nhiễm mặn trên diện tích lớn đất nông nghiệp cũng như nâng cao thu nhập cho người nông dân, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam ngày càng đẩy mạnh sản xuất mặt hàng sen lấy củ Loại hình này 23ngày càng phát triển ở khắp các tỉnh thành trên cả nước trong đó có các tỉnh miền Bắc như: Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình, và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải kể đến tỉnh Đồng Tháp với thương hiệu sen Tháp Mười Cụ 24thể nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và thu thập các thông tin và số liệu về tình hình sản xuất củ sen của một số địa phương như sau