Một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam

114 1 0
Một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ THÙY DUNG MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành:

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THÙY DUNG

MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THÙY DUNG

MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS Cao Thị Thu Hoài

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thùy Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học

TS Cao Thị Thu Hoài đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong mọi mặt

để tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam K27 (2019 - 2021)

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bạn bè đã luôn hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thùy Dung

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp mới của luận văn 7

7 Cấu trúc của luận văn 8

NỘI DUNG 9

Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ VĂN XUÔI CÁCDÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 9

1.1 Giới thuyết về biểu tượng 9

1.1.1 Khái niệm biểu tượng 9

1.1.2 Biểu tượng dưới góc độ văn hoá 11

1.1.3 Biểu tượng dưới góc độ văn học 13

1.1.4 Tính thống nhất giữa hình tượng và biểu tượng 14

1.1.5 Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng 15

1.2 Đôi nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 17

1.2.1 Khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 17

1.2.2 Đặc điểm của biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 20

Tiểu kết chương 1 22

Chương 2.BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN VÀ CÁC BIẾN THỂ CỦA NÓ TRONG VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 23

2.1 Biểu tượng sông và biến thể của nó 23

2.2 Biểu tượng rừng và biến thể của nó 32

2.3 Biểu tượng đá và biến thể của nó 42

2.4 Biểu tượng hoa và biến thể của nó 58

Tiểu kết chương 2 70

Trang 6

Chương 3.NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG

VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 71

3.1 Kết cấu tạo biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 72

3.1.1 Kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại 72

3.1.2 Kết cấu xâu chuỗi 76

3.2 Ngôn ngữ tạo biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 83

3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính tạo hình 85

3.2.2 Ngôn ngữ dung dị, đời thường 93

3.2.3 Ngôn ngữ thể hiện tư duy trực quan của người dân tộc 97

Tiểu kết chương 3 102

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học viết về đề tài dân tộc thiểu số miền núi nói chung, khu vực miền

núi phía Bắc nói riêng được hình thành, phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng phải đến những năm gần đây, nền văn học ấy mới thực sự phát triển và gặt hái được nhiều thành công Tạo nên dòng văn học này, cùng với các nhà văn người dân tộc thiểu số còn có một bộ phận các nhà văn người Kinh (Nam Cao, Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài ) - những người có may mắn được sống và đồng cảm với đồng bào các dân tộc miền núi Trải qua hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, văn học dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu đáng kể, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung Nó được ghi nhận như một mảng đời sống tâm linh trong mỗi người, mỗi gia đình Những năm gần đây, nhiều nhà văn viết về đề tài dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã giành được những giải thưởng cao, nhiều tên tuổi đã trở nên thân thuộc với các thế hệ bạn đọc như: Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Nông Viết Toại, Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Ma Trường Nguyên, Cao Duy

Sơn, Tác giả Trần Thị Việt Trung trong cuốn Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam

thời kì hiện đại - Một số đặc điểm đã nhận xét: “ tuy chưa có những tài năng đặc

biệt, xuất chúng, nhưng những cây bút người dân tộc thiểu số đã phần nào thực hiện được sứ mệnh cũng như khao khát cháy bỏng của những người con dân tộc thiểu số không quên nguồn cội - đó là nuôi giữ ngọn lửa văn chương nghệ thuật, nuôi dưỡng tâm hồn của dân tộc mình” [74; tr.82]

1.2 Văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam có những dấu ấn

và điểm nhấn riêng độc đáo trong cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện Không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống và con người miền núi, văn xuôi dân tộc thiểu số còn là bộ phận văn hóa tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc nơi đây Bằng tài năng và những trải nghiệm, các tác giả văn học dân tộc thiểu số đã tái hiện lại bức tranh toàn cảnh miền núi một cách chân thực, sống động với nhiều gam màu đặc sắc Đặc biệt, so với văn xuôi viết về đề tài đô thị và đồng bằng, một “đặc sắc riêng và

cũng là trong ưu thế riêng” của miền núi là thiên nhiên trữ tình và hùng vĩ cùng nét

hấp dẫn đặc thù của bản sắc các dân tộc đã khiến “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được” (Phong Lê) Hầu hết các nhà văn dân tộc thiểu số luôn có cảm xúc mãnh liệt với thiên nhiên, con người và cuộc sống của dân

Trang 8

tộc mình - thứ cảm xúc không bị ảnh hưởng hay chìm khuất bởi hiện thực cuộc sống vốn dĩ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Thiên nhiên trong văn xuôi miền núi tồn tại như một phương diện đặc biệt của hiện thực, nó quy định và chi phối cảm quan thẩm mĩ của các nhà văn “Chất tạo nền” cho thành công của mảng văn xuôi này - đó là thế giới của những biểu tượng như hoa, đá, núi, sông, rừng, lửa, trời, vũ trụ, con đường Có thể nói, nghiên cứu các biểu tượng chính là con đường tìm ra chìa khóa để giải mã đời sống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng

1.3 Việc nghiên cứu biểu tượng ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó nghiên cứu biểu tượng văn học chiếm một phần quan trọng Thế giới biểu tượng về thiên nhiên trong văn học ẩn chứa nhiều nét văn hóa dân tộc rất đặc sắc Dưới góc độ văn học, biểu tượng được xem là phương tiện tạo hình có tính đa nghĩa được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần

trong tác phẩm Chevalier Jean, Gheerbrant Alain tác giả của cuốn Từ điển biểu

tượng văn hóa thế giới cho rằng: Tìm hiểu biểu tượng là tìm ra “chìa khóa của những

con đường đẹp đẽ vượt qua cái dáng vẻ bên ngoài ta thấy được những chân lý, niềm vui, những ý nghĩa ẩn kín và thiêng liêng của mọi điều trên mặt đất quyến rũ và kinh khủng này” [6; tr.66] Hệ thống biểu tượng thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn về thế giới xung quanh và những dấu ấn riêng của thể loại, dân tộc, thời đại, khuynh hướng sáng tác Thông qua thế giới biểu tượng có thể khẳng định cá tính sáng tạo và phong cách cá nhân của người nghệ sĩ, thể hiện cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ và hồn cốt của chính người dân tộc

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu thế giới biểu tượng nghệ thuật trong văn học cũng như những nghiên cứu về kho tàng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về thế giới biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam Với những lý

do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các

dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn

của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Trên thế giới

Từ lâu, vấn đề nghiên cứu biểu tượng đã được các quốc gia phát triển và có truyền thống văn hóa lâu đời trên thế giới quan tâm Nhắc đến biểu tượng, đầu tiên

Trang 9

Jean Chavalier, Alain Gheerbrant Với nhiều kiến giải sâu sắc và độc đáo về biểu tượng, Jean Chavalier, Alain Gheerbrant đã thổi thêm sinh khí cho xu hướng tiếp cận

tác phẩm văn học Tác giả Jemas George Frazer trong cuốn Cành vàng - Bách khoa

thư về văn hóa nguyên thủy (Ngô Đình Lâm dịch, 2007) đã đề cập đến vấn đề tín

ngưỡng văn hóa của một số dân tộc trên thế giới qua việc viện dẫn sự xuất hiện của

những biểu tượng tiêu biểu như đất, cây, lửa, các con vật Trong Ký hiệu học văn hóa,

Iu Lotman cho rằng không dễ gì định nghĩa được biểu tượng, quan niệm về biểu

tượng “phải xuất phát từ các quan niệm trực giác do kinh nghiệm văn hóa mang lại

rồi cố gắng khái quát tiếp theo” Iu Lotman đã đề cập đến biểu tượng như một ký

hiệu văn hóa cần được soi xét dưới góc độ ký hiệu học Bài viết Các biểu tượng trong

nghệ thuật và Khám phá các biểu tượng trong văn học của tác giả Raymond Firth,

được Đinh Hồng Hải dịch là một trong số những tài liệu có giá trị, mang đến cái nhìn rõ hơn về biểu tượng

Có thể thấy, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đề cập tới những vấn đề liên quan đến nguồn gốc và quá trình hình thành của biểu tượng Họ coi biểu tượng như một đơn vị ngôn ngữ nghệ thuật, một phương tiện giao tiếp của văn hoá

2.2 Ở Việt Nam

Vấn đề biểu tượng cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm và đề cập đến Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ thống kê, phác lược những công trình nghiên cứu về biểu tượng trong văn học nói chung và biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng

Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan - soạn giả của bộ sách Tục ngữ, ca

dao, dân ca Việt Nam là một trong những tác giả đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề

biểu tượng trong ca dao Việt Nam Ông cho rằng: “Người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao là đưa một nhận thức đặc biệt về một khía cạnh của cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên đây để tượng trưng vài nét đời sống của mình, đồng thời cũng dùng những hình ảnh ấy để khêu gợi hồn thơ” [55; tr.79]

Trong bài viết Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, đăng trên Tạp

chí Văn học (1981), PGS Chu Xuân Diên cho rằng: “Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so

sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ…” Ông đã đặt ra vấn đề nghiên cứu thi pháp

văn học dân gian nhiều góc độ trong đó có biểu tượng thơ ca

Trang 10

Tác giả Vũ Anh Tuấn trong bài viết Suy nghĩ về một số biểu tượng đặc thù

trong truyện cổ miền núi (1984) và Về một số biểu tượng văn học dân gian miền núi

đã nghiên cứu về hệ thống biểu tượng trong văn học dân gian của dân tộc Tày Ông cho rằng, để giải mã một số biểu tượng phải đặt nó trong mối liên hệ với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lịch sử tộc người nhất định Bài viết đã đưa ra những gợi mở ban đầu về biểu tượng cho các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu

Năm 1995, luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không

gian trong ca dao của tác giả Trương Thị Nhàn đã nghiên cứu hàng loạt các biểu

tượng như núi, sông, rừng, biển, đình, chùa, thuyền,… Mặc dù Trương Thị Nhàn mới xem xét biểu tượng dưới góc độ ngôn ngữ học, song đã phân tích và làm rõ các lớp ngữ nghĩa tiềm ẩn trong mỗi biểu tượng đó Luận án đã góp phần đáng kể ở lĩnh vực lí thuyết và ứng dụng thực hành về biểu tượng

Tác giả Đặng Thị Oanh đã tiến hành khảo sát, thống kê sự xuất hiện của biểu

tượng lanh và đưa ra những giải mã thú vị về biểu tượng này trong luận văn Biểu

tượng lanh trong dân ca dân tộc H’Mông (2007) Đến năm 2012, tác giả tiếp tục

nghiên cứu về nguồn gốc biểu tượng nước và khảo sát, thống kê, giải mã các hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng nước trong văn hóa, văn học dân gian Thái qua luận án

tiến sĩ Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc

Việt Nam

Trong luận văn thạc sĩ Giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca dân

tộc Thái (2010), tác giả Cầm Bá Phượng đã khảo sát, phân loại, miêu tả và giải mã ý

nghĩa biểu trưng của một số biểu tượng trong ca dao, dân ca dân tộc Thái

Tác giả Thiều Thị Phương Nga trong luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng

(2011) cũng đã nhắc đến một số hình ảnh thiên nhiên (thác, chim, hoa, ánh trăng ) được lặp đi lặp lại như một biểu tượng Qua những hình ảnh đó, tác giả chỉ ra quan niệm sống gắn bó hoà hợp với thiên nhiên của người miền núi và nhắc nhở mọi người có ý thức hơn trong việc sống hài hoà với thiên nhiên

Tác giả Hà Thị Ngọc Tân trong luận văn Những hình ảnh biểu tượng trong

văn xuôi Nguyễn Tuân (2012) đã đi sâu tìm hiểu những hình ảnh biểu tượng thiên

nhiên trong văn xuôi Nguyễn Tuân, góp thêm một cái nhìn khái quát, toàn diện, sâu sắc về cái tài hoa, uyên bác, độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Tuân

Luận văn Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (2013)

Trang 11

viết đã bước đầu chỉ ra vẻ đẹp dữ dội, trầm lặng của thiên nhiên cũng chính là nét đặc trưng nổi bật cho tâm hồn và tính cách của con người miền núi

Luận văn Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn

Thị Ngọc Lan (2013) đã chỉ ra những giá trị tiềm ẩn khuất sau những biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa chúng, quan niệm của nhà văn, những thông điệp nhà văn gửi gắm, từ đó khẳng định tính nhân văn trong từng tác phẩm

Luận văn Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu (2014) của Đoàn Thị

Hồng Sương đã khảo sát, phân tích và bước đầu khái quát về hệ thống biểu tượng thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu, góp phần làm rõ biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca của ông

Tác giả Trần Thị Hường với bài viết “Biểu tượng cánh đồng và tiếng hát trong

thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975”, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ

thuật (số 61) năm 2017, đã nêu lên quan điểm thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn

này là di sản của lịch sử, mang đậm dấu ấn văn hóa trong đó cánh đồng và tiếng hát biểu tượng cho thành quả cách mạng “Cánh đồng” là biểu tượng cho quê hương, mùa màng, gặt hái và sinh sôi, “Tiếng hát” là giai điệu của chiến thắng [21; tr.51]

Trong luận án tiến sĩ Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi

phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa (2018), tác giả Bế Thị Thu Huyền đã dành

một chương để nghiên cứu về hệ biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số phía Bắc Trong đó, tác giả đã chỉ ra một số biểu tượng về thiên nhiên và con người cùng những thông điệp về mối quan hệ sinh tồn giữa con người với thiên nhiên; góp phần khắc họa những nét đẹp trong tập quán, lối sống, phong tục của đồng bào miền núi trong tương quan với môi trường

Biểu tượng thiên nhiên trong văn học dân tộc thiểu số cũng được đề cập đến

trong luận văn thạc sĩ Biểu tượng văn hóa trong dân ca Mông Hà Giang (2018) của

tác giả Tăng Thanh Phương Trong luận văn, tác giả đã lựa chọn khảo sát và đưa ra một số kiến giải về thiên nhiên như biểu tượng trời, núi, nước, đá, Các biểu tượng có tần số xuất hiện lớn và trở đi trở lại nhiều lần trong các tác phẩm Đồng thời, những biểu tượng này còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của người Mông

Tác giả Ngô Thị Lan Anh trong luận văn Sự giao thoa giữa chất thơ và chất

văn xuôi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn (2019) cũng đã nhắc đến một số biểu

tượng thiên nhiên như mưa, nước, hoa Mộc Vương Tuy nhiên, trong khuôn khổ của

Trang 12

luận văn, tác giả mới chỉ khái quát được những nét chung nhất về các biểu tượng này mà chưa đi sâu vào khai thác các tầng nghĩa của nó

Như vậy, dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo tìm hiểu về biểu tượng trong văn học nhưng chưa có một công trình tìm hiểu chuyên biệt về thế giới biểu tượng thiên nhiên trong các tác phẩm văn xuôi dân tộc miền núi Chính bởi vậy, chúng

tôi đã lựa chọn đề tài: Một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số

miền núi phía Bắc Việt Nam để nghiên cứu Hy vọng với hướng tiếp cận này, những giá

trị đã phát lộ và còn tiềm ẩn của tác phẩm sẽ được soi sáng thêm, phát hiện thêm

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân

tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam nhằm khẳng định những giá trị đặc sắc về văn hóa; cách cảm, cách nghĩ của các nhà văn dân tộc về chính con người của vùng miền họ Qua việc giải mã hệ thống biểu tượng thiên nhiên, luận văn còn khẳng định và ngợi ca những vẻ đẹp văn hóa trường tồn với thời gian được tái hiện lại qua hệ thống những biểu tượng phong phú và đặc sắc; góp thêm tiếng nói trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài Một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền

núi phía Bắc Việt Nam tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài; phác họa, mô tả và lí giải một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số; đặt mục tiêu giải mã những lớp nghĩa của biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam; phân tích ý nghĩa văn hóa của các biểu tượng thiên nhiên gắn với truyền thống và đặc trưng văn hóa các dân tộc Từ đó, kiến giải sâu hơn về các vấn đề bản sắc văn hóa, quan niệm văn hóa - xã hội qua các giai đoạn lịch sử

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc từ 1986 đến nay qua sáng tác của một số nhà

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng trong quá

trình khảo sát tư liệu liên quan đến đề tài nhằm có những cứ liệu xác đáng cho các luận điểm

- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được vận dụng để luận văn có cái

nhìn hệ thống, toàn diện về ý nghĩa và giá trị khái quát của hệ thống biểu tượng thiên nhiên trong các sáng tác văn xuôi dân tộc thiểu số

- Phương pháp so sánh: Để có cái nhìn khách quan, chân thực về đối tượng

nghiên cứu, chúng tôi đối sánh những đặc điểm của biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số với biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt Đồng thời, luận văn cũng đối sánh mức độ và tần suất xuất hiện của những biểu tượng này trong chính những sáng tác văn xuôi miền núi Trên cơ sở đó, khẳng định những dấu ấn riêng độc đáo của hệ thống biểu tượng thiên nhiên của mảng văn học đặc sắc này

- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hoá học hình thành trên vùng tiếp

giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người và xã hội Nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó văn hóa học văn học nghệ thuật như một tiểu hệ thống Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ tìm thấy những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận văn kết hợp

phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu dân tộc học Phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp luận văn giải quyết những vấn đề cần nghiên cứu được thỏa đáng

Ngoài ra, luận văn của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác để từ đó có cái nhìn chi tiết, đầy đủ và chính xác các nội dung nghiên cứu

6 Đóng góp mới của luận văn

Đây là công trình khoa học đầu tiên tập trung nghiên cứu về biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, đem lại một góc nhìn mới về mảng văn học “độc sáng” này ở cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu hiện Từ đó, gợi ra hướng triển khai mới, có cơ sở và mang tính liên ngành - nghiên cứu dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của biểu tượng để giải mã biểu tượng nói chung, biểu tượng thiên nhiên trong văn học dân tộc thiểu số nói riêng

Trang 14

Luận văn còn đề cập đến những vấn đề đặt ra của văn học dân tộc thiểu số, góp tiếng nói tích cực vào công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của truyền thống văn hóa, đồng thời khẳng định tài năng của các nhà văn dân tộc trên hành trình tạo dựng một dòng văn học riêng độc đáo

Công trình sau khi được hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người muốn nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số nói chung, về phê bình văn học dân tộc thiếu số nói riêng

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và

Phụ lục, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Khái quát về biểu tượng và văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi

phía Bắc

Chương 2: Biểu tượng thiên nhiên và các biến thể của nó trong văn xuôi các

dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các

dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Trang 15

NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1.1 Giới thuyết về biểu tượng

1.1.1 Khái niệm biểu tượng

Văn học nghệ thuật nói riêng, các khoa học liên ngành khác như văn hóa, triết học, tâm lý học… nói chung đang có xu hướng chú trọng đến một loại phương tiện

truyền đạt thông tin đặc biệt, đó là biểu tượng Trong Từ điển Biểu tượng văn hóa thế

giới, tác giả Jean Chevalier cho rằng: “Nói chúng ta sống trong một thế giới biểu

tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [6; tr.XIV] Đi sâu vào khám phá biểu tượng, ta thấy đó là một thế giới đầy kì ảo, mê hoặc và luôn có sức hấp dẫn đặc biệt Có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra nhằm l í giải về ý nghĩa của biểu tượng, mối quan hệ và vai trò của biểu tượng trong đời sống của con người Vậy thế nào là biểu tượng?

Từ xưa, khái niệm biểu tượng được dùng để chỉ một vật được cắt ra làm đôi, đó có thể là gỗ, mảnh sứ hay kim loại Hai người, mỗi người giữ một phần (có thể là chủ - khách, người cho vay - kẻ đi vay, vợ - chồng ) Sau này, khi người ta ráp hai mảnh lại với nhau, họ nhận ra mối thân tình xưa hoặc món nợ cũ, tình bạn ngày trước Biểu tượng chia ra và lại kết lại với nhau như vậy nên nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp Có thể nói, mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ, vừa là nối kết những phần của nó Chính điều này đã tạo nên tính biến ảo trong ý nghĩa của biểu tượng, khiến cho tư duy của ta luôn phải vận động truy tìm, liên tưởng để thấy được ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong lòng nó Sau này, khi khoa học về biểu tượng hình thành và phát triển, có rất nhiều quan điểm khác nhau đưa ra nhằm lí giải về ý nghĩa của biểu tượng và vai trò của nó trong đời sống con người Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng với những tính chất, thuộc tính cơ bản khác nhau Thuật ngữ symbol có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là symbolon, tiếng Latin là symbolus/

symbolum, Pháp là symbole1 Theo Từ điển Latin của Charlton T.Lewis: “symbolus

là kí hiệu hoặc phù hiệu mà nó mang lại một cái khác, nhằm để hiểu thấu những gì

Trang 16

đằng sau nó” Còn theo Henry G.Liddell và Robert Scott: “symbolon có nghĩa là: Một kí hiệu hoặc dấu hiệu mà từ nó cho biết hoặc suy ra hàm ý một thứ khác” Trong

tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu” để người ta dễ nhận biết một điều gì đó Tượng có nghĩa là “hình tượng” Biểu tượng là một hình tượng

nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng Bàn về biểu tượng còn có rất nhiều ý kiến Mỗi nhà nghiên cứu có cách hiểu và diễn đạt khác nhau về biểu tượng

Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Chevalier Jean, Gheerbrant Alain cho

rằng “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó” [6; tr.25]

C.G.Jung - nhà phân tâm học Thụy Sĩ trong cuốn Thăm dò tiềm thức đã viết:

“Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật tuy đã quen thuộc với ta hàng ngày, nhưng còn gợi thêm những ý nghĩa khác bổ sung vào ý nghĩa ước định, hiển nhiên và trực tiếp của nó” C.G.Jung đã chú ý đến các phương tiện hình thành biểu tượng và những “ý nghĩa khác bổ sung vào” Theo cách hiểu này, biểu tượng có thể xác định toàn bộ hiện thực trừu tượng, nằm ngoài tầm với của các giác quan trong hình thức một hình ảnh hay một vật thể

Khi bàn về biểu tượng, Henry Corbin cho rằng: “Biểu tượng báo hiệu một bình diện ý thức khác với cái hiển nhiên lý tính; nó là mật mã của một bí ẩn, là cách duy nhất để nói ra được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác; nó không bao giờ có thể được cắt nghĩa một lần là xong, mà cứ phải giải mã lại mãi, cũng giống như một bản nhạc không bao giờ chơi một lần là xong mà đòi hỏi một lối biểu diễn luôn luôn mới” [6; tr.XVIII]

Trong Ký hiệu học văn hóa, tác giả Iu M Lotman khẳng định: “Biểu tượng được

xác định như một ký hiệu, mà ý nghĩa của nó là một ký hiệu thuộc loại này hay loại khác… Hoặc biểu tượng là sự biểu đạt ký hiệu cho một bản chất phi ký hiệu cao nhất và trừu tượng” Quan niệm về biểu tượng “phải xuất phát từ các quan niệm trực giác do kinh nghiệm văn hóa mang lại rồi cố gắng khái quát tiếp theo” [22; tr.218-219]

Nói về biểu tượng, Friedch Hegel - nhà triết học người Đức cho rằng: “Biểu tượng là sự vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp nói thẳng với trực giác chúng ta Tuy vậy, sự vật này không phải được lựa chọn và chấp nhận như nó tồn tại trong thực tế, vì bản thân nó Trái lại, nó được chấp nhận với một ý nghĩa rộng lớn hơn và khái quát

Trang 17

Ý nghĩa là sự gắn liền với một biểu tượng hay một số sự vật cho dù nội dung của biểu hiện này hay sự vật này là cái gì Còn sự biểu hiện là một tồn tại cảm quan hay một hình ảnh nào đó” [12; tr.46]

Theo Từ điển Larousse: “Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, bằng con vật

sống động hay bằng đồ vật, nó biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”

GS Hoàng Phê cho rằng: Biểu tượng là “hình ảnh tượng trưng”, là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” (Từ điển tiếng Việt)

Trần Đình Sử - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn

học viết: “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức

cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [65; tr.23] Ở góc độ nhận thức của văn học cũng đòi hỏi tư duy và tính biểu tượng cao để cảm thụ và sáng tạo Khi đó, biểu tượng được coi như “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người, về cuộc đời” [65; tr.45]

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về biểu tượng nhưng dù được nghiên cứu ở bình diện nào, theo góc độ, quan điểm nào thì biểu tượng luôn được khẳng định là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa thể hiện dưới một dạng hình tượng cụ thể, cảm tính được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị biểu cảm cao Biểu tượng trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân loại Nó có mặt trong hầu hết biểu hiện của đời sống từ tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, văn hóa - xã hội Biểu tượng vừa mang những đặc trưng văn hóa chung của từng nền văn minh, tôn giáo, vừa mang những sắc màu riêng của mỗi quốc gia, dân tộc Nó khiến cho người ta dễ dàng hiểu được văn hóa của một dân tộc xa lạ một cách nhanh chóng, cũng có thể dễ dàng kết nối những nền văn hóa tưởng chừng khác xa nhau

1.1.2 Biểu tượng dưới góc độ văn hoá

Văn hóa và văn học có mối quan hệ khăng khít, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc Claude Levy-Strauss sau khi nghiên cứu nhân loại học về các sự kiện văn hóa đã rút ra kết luận: “Mọi nền văn hóa đều có thể

Trang 18

xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp hàng đầu là ngữ ngôn, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo” [6; tr.XXIII] Có thể nói, văn học có khả năng truyền tải đặc trưng của văn hóa Ngược lại, văn hóa có thể quyết định sự phát triển của văn học trong một giới hạn, một mức độ nhất định Khi tìm hiểu về biểu tượng văn hóa trước hết ta phải hiểu thế nào là văn hóa

Theo Toàn thư quốc tế về phát triển văn hóa (International Thesaurus on

Cultural Development) của tổ chức UNESCO: “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định thể ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt” (Dẫn theo

Nguyễn Văn Hậu, Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng)

Khái niệm văn hóa trong Từ điển tiếng Việt được dùng với nghĩa thông dụng để

chỉ học thức và lối sống “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần (tổng quát); là những kiến thức, tri thức khoa học (nói khái quát); là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; là nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau” [38; tr.1406]

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy rằng: Văn hoá là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống bao quanh con người, tồn tại hữu thức và cả vô thức trong mỗi chúng ta Văn hóa do con người sáng tạo ra để phục vụ lợi ích của chính mình Nó không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà còn bao gồm cả vật chất Văn hóa là chất liệu để văn học sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của mình, là “sân khấu” để văn học có thể thể hiện nổi bật các giá trị, là “chìa khoá” để “giải mã” các “ẩn số” nghệ thuật Theo tiến trình phát triển của văn hoá, các biểu tượng ngày càng mở rộng thêm về số lượng cũng như ý nghĩa Trong quá trình giao thoa văn hoá cũng đã tiếp nhận thêm ngày càng nhiều các biểu tượng mới từ các nền văn hoá bản địa lân cận và du nhập Mỗi biểu tượng được sinh ra, tồn tại và phát triển trong những nền văn hóa nhất định Khi dịch chuyển từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác, giá trị của biểu tượng sẽ có sự dịch chuyển và bổ sung thêm mới, song giá trị ban đầu của biểu tượng vẫn được tồn tại cùng với nhận thức của xã hội Những biểu tượng cổ xưa nhất, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của xã hội loài người được gọi là biểu tượng gốc (bản thể), có thể được xem là cổ mẫu, mẫu gốc của một

Trang 19

nhận thức, khám phá thế giới của con người Cái mới thường được xây dựng trên nền tảng của những giá trị bền vững cổ xưa Dựa trên cơ sở mẫu gốc, khi đi vào đời sống văn hóa - xã hội, trải qua sự biến đổi của thời gian nhiều biểu tượng văn hóa khác nhau được sản sinh thông qua tư duy phong phú của con người Người ta gọi đó là các biểu tượng phái sinh hay các biến thể của biểu tượng Giữa mẫu gốc và biểu tượng phái sinh vẫn luôn tồn tại mối liên hệ với nhau, người ta tìm thấy dấu vết của nó trong các thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ, phong tục Có những biểu tượng bước ra từ cổ mẫu, có biểu tượng bắt nguồn từ những câu chuyện huyền thoại hay cổ tích, lại có những biểu tượng do chính tác giả sáng tạo nên Không chỉ là tấm gương phản chiếu số phận các nhân vật, biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi còn là một dạng mã hóa những cảm xúc tư tưởng nghệ thuật về đời sống, nâng tác phẩm lên tầm ý nghĩa triết học Qua những biểu tượng được khai thác, chiều sâu tâm lý và những phức hợp tâm hồn của con người được phô diễn, nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh để tự mình bộc lộ “bản ngã” cá nhân

Biểu tượng thiên nhiên trong văn hóa bao gồm những thực thể vật chất hoặc tinh thần Các thực thể này có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định Hệ thống biểu tượng chính là hệ thống các khuôn mẫu văn hoá, nó quy định mọi hành vi ứng xử của con người Mỗi biểu tượng được sinh ra, tồn tại và phát triển trong một nền văn hóa nhất định Bởi vậy, nếu tách biểu tượng ra khỏi nền văn hóa của nó thì sẽ mất đi ý nghĩa của biểu tượng Để có thể hiểu bản sắc của một nền văn hóa chúng ta phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống biểu tượng chứ không chỉ thông qua một vài biểu tượng đơn lẻ Có thể nói, biểu tượng mang đậm hơi thở của dân tộc, của thời đại ở góc độ văn hóa Tìm hiểu biểu tượng văn hóa của một dân tộc là cơ sở nền móng cho việc tìm hiểu ý thức của dân tộc đó

1.1.3 Biểu tượng dưới góc độ văn học

Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ phản ánh hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người thông qua các hình tượng nghệ thuật Biểu tượng là một thành tố trong tác phẩm, được cấu tạo thông qua hệ thống tín hiệu ngôn từ Dù xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đa phần các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh vào vai trò và giá trị của biểu tượng trong văn học Đặc biệt, tính đa nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm văn học luôn là phương diện được chú ý và khám phá Có thể coi biểu tượng văn học là một biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa.Các

Trang 20

tác giả dân tộc thiểu số đã sử dụng những cổ mẫu gốc để xây dựng nên hệ thống biểu tượng văn học Trên cơ sở biểu tượng văn hóa gốc, tác giả văn học bồi đắp thêm nhiều ý nghĩa mới, chuyển tải thêm cảm xúc, tình cảm của tác giả về đời sống của con người đương đại Họ đã chắp nối những hình ảnh, sự kiện của thế giới xung quanh, tái tạo theo một lôgic mới, trật tự mới để tạo ra những biểu tượng hoàn toàn mới mẻ và độc đáo Nếu biểu tượng văn hóa có xu hướng được bổ sung ý nghĩa, sau một thời gian dường như ý nghĩa đó trở nên cố định và trở nên khó hiểu đối với con người ở thế hệ sau thì biểu tượng văn học luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý nghĩa, không chỉ trong sáng tác mà cả trong tiếp nhận văn học Trong tác phẩm văn học, những nét nghĩa cũ vẫn có thể được giữ nguyên khi một vài nét nghĩa mới của biểu tượng được bổ sung Tìm kiếm và nghiên cứu biểu tượng văn học là hành trình con người khám phá con đường trở về cội nguồn văn hóa, tìm hiểu lại chính mình Qua đó, chúng ta hiểu thêm được bản chất, ý nghĩa của tự nhiên, xã hội và truyền thống cũng như cơ sở gắn kết của cả cộng đồng Tìm ra những giá trị tiềm ẩn, khuất lấp sau từng biểu tượng cũng như mối quan hệ giữa chúng là cơ sở để khám phá quan niệm của nhà văn, những thông điệp mà nhà văn gửi gắm cũng như khẳng định tính nhân văn trong từng tác phẩm Biểu tượng văn học khi được nhiều người thừa nhận, có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, chứa đựng sự toàn vẹn nỗi niềm của con người thì nó sẽ trở thành biểu tượng văn hóa

1.1.4 Tính thống nhất giữa hình tượng và biểu tượng

Văn học là thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực cuộc sống Bên cạnh việc tái hiện

thế giới, văn học còn có một hệ thống hình tượng vừa cụ thể, vừa khái quát nhằm tái tạo, xây dựng nên một thế giới riêng đầy cảm tính, sinh động và giàu tính biểu cảm Hình tượng và biểu tượng tồn tại trong cùng một tác phẩm văn học, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất trong quá trình hình thành nên tác phẩm văn học Tuy nhiên, trong thực thế, khái niệm hình tượng và biểu biểu tượng thường được dùng lẫn lộn với nhau mặc dù bản chất của chúng là khác nhau

Theo Từ điển tiếng Việt: “Hình tượng (imgae) là sự phản ánh hiện thực một

cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính” Hình tượng là thế giới nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra bằng sức gợi của ngôn từ Nó là phương tiện giao tiếp giữa nhà văn và độc giả Thông qua thế giới hình tượng, nhà văn đã gửi gắm những quan điểm,

Trang 21

tính khách quan, mặt khác nó lại mang tính chủ quan của người nghệ sĩ Bằng hình tượng, các tác giả văn học đã làm sống lại một cách cụ thể và sinh động những sự việc, hiện tượng trong đời sống, nhằm khơi gợi ở độc giả những suy nghĩ về tính cách, số phận, tình đời, tình người

Biểu tượng trước hết phải là một hình tượng mang tính hàm nghĩa (đa nghĩa) Nó được xác lập từ hai yếu tố chính đó là kí hiệu biểu thị và kí hiệu ẩn dụ Biểu tượng là hình ảnh đầy tính ước lệ, được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật góp phần xây dựng nên thế giới hình tượng của tác phẩm văn học Trong tác phẩm, biểu tượng được sử dụng để chỉ ra một ý nghĩa, một thông điệp nào đó giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ngoài nó Xét về chức năng, biểu tượng không những có thể thay thế cho các đối tượng hiện thực, mà còn thay thế tất cả quá trình, cả hình tượng, ý niệm của con người Ngoài ra, biểu tượng cũng mang những thuộc tính và chức năng khác nhau như chức năng giáo dục, chức năng dự báo, chức năng giao tiếp, chức năng liên kết, chức năng thông tin Biểu tượng đã lưu lại những ý nghĩa của sự vật, hiện tượng nó như cột mốc đánh dấu chặng đường phát triển tư duy nghệ thuật trong lịch sử văn học dân tộc

Như vậy, biểu tượng và hình tượng là hai phạm trù nghệ thuật cùng tồn tại trong một tác phẩm Chúng có mối quan hệ thống nhất trong quá trình hình thành nên tác phẩm nghệ thuật Mọi biểu tượng trước hết phải là hình tượng Song, hình tượng nghệ thuật muốn trở thành biểu tượng thì phải mang đặc tính riêng so với những hình tượng thông thường Khi đó, nó phải là một loại hình tượng đặc biệt chứ không đơn thuần là hình tượng văn học nói chung

1.1.5 Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng

Biểu tượng và hình tượng mặc dù có tính thống nhất trong tác phẩm văn học, tuy nhiên chúng lại không đồng nhất với nhau, giữa chúng có những yếu tố khác biệt Các nhà nghiên cứu cho rằng: Không chỉ có ý nghĩa, hình tượng nghệ thuật còn có tính chất thẩm mỹ cao, có khả năng tác động vào tư tưởng, tình cảm (tinh thần) con người Cũng là một hình tượng nghệ thuật, tuy nhiên biểu tượng lại là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt - một biến thể của hình tượng nghệ thuật Nếu coi hình tượng là sự “chụp ảnh”, “tái tạo” hiện thực, thì biểu tượng chính là sự ngưng đọng của hiện thực Nếu ở hình tượng, dấu ấn cá nhân sáng tạo của người nghệ sĩ được nổi bật thì ở biểu tượng dấu ấn cộng đồng lại chiếm ưu thế hơn Tuy nhiên, trong văn học hiện tại, biểu tượng đôi khi không còn liên đới nhiều với dấu ấn cộng đồng, mà trên

Trang 22

cơ sở những biểu tượng mang tính mẫu gốc, các nhà văn, nhà thơ đã sáng tạo nên một thế giới biểu tượng mang dấu ấn cá nhân rõ rệt

Việc phân biệt hình tượng và biểu tượng không phải lúc nào cũng rõ ràng Nhà nghiên cứu văn học người Nga S.S.Averintsev (1976) cho rằng: “Mọi biểu tượng đều là hình tượng (và mọi hình tượng, dẫu chỉ ở một mức độ nào đấy, cũng là biểu tượng); nhưng nếu như phạm trù hình tượng trù định một sự tương đồng với chính nó thì phạm trù biểu tượng lại nhấn mạnh đến một phương diện khác của nội dung - sự vượt thoát của hình tượng ra khỏi những ranh giới riêng, để tham dự vào một nghĩa khác nào đấy gắn liền với hình tượng nhưng không đồng nhất với nó Hình tượng cụ thể và nghĩa sâu kín thể hiện trong cấu trúc biểu tượng như hai cực, không thể có cái này mà lại thiếu cái kia (nội dung sẽ không được thể hiện nếu ở ngoài hình tượng, còn nếu không có nội dung thì hình tượng sẽ phân rã thành các cấu phần)”

Trong bài viết Tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm văn hóa

nghệ thuật, tác giả Nguyễn Văn Hậu cũng nhấn mạnh: “Xét bên ngoài hình tượng và

biểu tượng ít có sự khác biệt Biểu tượng tuy có sự tác động tương tác với hình tượng nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng và không phải mọi hình tượng đều trở thành biểu tượng Có thể nói hình tượng là một kí hiệu thông thường, còn biểu tượng lại là một loại siêu kí hiệu Nhìn chung, hình tượng và “nghĩa hàm” (đa nghĩa) là hai cực không tách rời nhau của một biểu tượng Bởi lẽ, tách khỏi hình tượng thì ý nghĩa sẽ mất tính biểu hiện, mà tách khỏi ý nghĩa thì hình tượng sẽ bị phân rã trở thành hình tượng thông thường, không còn là biểu tượng”

Nếu như hình tượng chỉ mang tính đơn nghĩa, thì ngược lại, biểu tượng luôn mang tính đa nghĩa, nó bao hàm rộng hơn cái ý nghĩa mà người ta gán cho nó Đặc điểm nổi bật ở biểu tượng là tính cộng đồng xã hội Một hình ảnh là biểu tượng ở cộng đồng này có thể không phải là biểu tượng ở cộng đồng khác, hoặc cùng một biểu tượng nhưng ở các cộng đồng khác nhau chúng có những nét nghĩa khác nhau Vì vậy, nghiên cứu biểu tượng cần phải đặt chúng trong môi trường văn hóa, xã hội, địa lý, lịch sử của cộng đồng nơi mà chúng được hình thành thì mới hiểu thấu đáo được những tầng ý nghĩa tiềm ẩn trong biểu tượng Đồng thời, qua biểu tượng, cũng có thể hiểu thêm nhiều về chính cộng đồng đó Ngoài tính cộng đồng, biểu tượng còn mang tính cụ thể, khái quát Đặc điểm này khiến cho sự diễn đạt trong văn bản vừa mang tính hình tượng, vừa mang tính hàm súc, vừa sinh động, vừa sâu sắc Biểu

Trang 23

khít giữa hai yếu tố lý trí và tình cảm đó ở biểu tượng đòi hỏi người đọc phải tiếp nhận chúng bằng toàn bộ tâm trí của mình Biểu tượng có tính cách tân, tự nó làm mới mới mẻ nó bằng cách bồi tụ thêm những lớp nghĩa mới lên trên những lớp nghĩa cũ Ở mọi thời đại, khuynh hướng, thể loại văn học đều có các biểu tượng và nhờ sự xuất hiện của biểu tượng mà các tác phẩm trở nên “có chiều sâu, tăng dung tích hàm nghĩa cho hệ thống hình tượng” Chính biểu tượng đã gắn kết các bình diện khác nhau trong một văn bản làm cho nó trở thành một chỉnh thể thống nhất có khả năng biểu đạt hiệu quả nhất

Khi nói đến tính đa nghĩa của biểu tượng văn học, không ít người thường đánh đồng khái niệm biểu tượng với ẩn dụ và phúng dụ Tuy nhiên, chúng ta không thể đặt ngang hàng biểu tượng với các hình tượng đa nghĩa khác của tác phẩm văn học như ẩn dụ hay phúng dụ Sự khác nhau giữa biểu tượng với các khái niệm trên chủ yếu ở sự phức tạp trong quá trình tiếp nhận, thấu hiểu các lớp nghĩa do biểu tượng gợi ra Chính vì tính chất phong phú, phức tạp nhưng cũng đầy hấp dẫn của biểu tượng nên khi tìm hiểu một tác phẩm văn học giàu tính biểu tượng, người đọc bị/được đặt vào một tình thế đầy khó khăn mà cũng không ít thú vị Mỗi sự vật, hiện tượng ra đời và tồn tại đều có nguồn gốc cá biệt riêng Biểu tượng cũng không nằm ngoài quy luật đó Tính biểu tượng làm cho tác phẩm trở nên đa tầng, đa nghĩa và chúng ta không kỳ vọng chỉ nhờ vào nhận thức lý tính là có thể khai thác hết được những vỉa tầng ý nghĩa ấy Có lẽ vì vậy, nghiên cứu tác phẩm văn học phải đặt trọng tâm vào nghiên cứu biểu tượng và hệ thống biểu tượng của nó, để khơi mở tác phẩm như khơi mở một thế giới nghệ thuật mới mẻ, đa dạng, phong phú mà toàn vẹn Và muốn làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cảm nhận, các trải nghiệm văn hóa, sự nhạy cảm của người đọc, người diễn giải

1.2 Đôi nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

1.2.1 Khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là nền văn học rất non trẻ, chủ yếu được hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trải qua một hành trình vươn lên và tự hoàn thiện mình, văn xuôi dân tộc thiểu số đã đạt được một số thành tựu nhất định với đội ngũ nhà văn khá đông đảo, trong đó có sự góp mặt của nhiều tác

giả là người dân tộc Kinh như Nam Cao (Nhật kí ở rừng), Tô Hoài (Vợ chồng Phủ;

Mường Giơn; Cứu đất cứu mường), Nguyên Ngọc (Đất nước đứng lên)… Cùng với

Trang 24

sự phát triển của đội ngũ sáng tác, số lượng tác phẩm viết về đề tài dân tộc miền núi cũng ngày càng phong phú và chất lượng, tạo nên một “vườn hoa đầy hương sắc” cho mảnh đất trù phú về văn chương miền núi Giữa vườn hoa đa sắc màu ấy, văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như một làn gió mới, đem lại cho người đọc những hiểu biết chân thực, toàn diện và đầy đủ hơn về cuộc sống, về con người, về các phong tục tập quán… của đồng bào các dân tộc ít người

Nghiên cứu văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc qua hơn nửa thế kỉ phát triển đã góp phần bổ sung thêm một tiếng nói mới trong đời sống văn học Việt Nam với bao màu sắc lạ, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi Đến nay, văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã thực sự trở thành một bộ phận văn học không thể thiếu trong dòng chung của văn học nước nhà Đây là mảng văn học có một sức hấp dẫn riêng, vừa độc đáo về nội dung (phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao), vừa đặc sắc về nghệ thuật (sử dụng ngôn ngữ, thế giới hình tượng ) Cái làm nên nét riêng và sức lôi cuốn cho văn học dân tộc thiểu số là ở thiên nhiên, con người và văn hóa các dân tộc miền núi Chính điều đó đã khiến “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được” (Phong Lê)

Khu vực miền núi phía Bắc là khu vực đặc sắc trong bản đồ các vùng văn hóa Việt Nam Nơi đây có những đặc trưng của một vùng văn hóa hội tụ đầy đủ những tinh hoa văn hóa độc đáo, dễ khu biệt với các vùng miền khác trên cả nước Đó là khu vực sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao, Mường, Giáy… với bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn đặc trưng của mỗi tộc người Mỗi nhà văn là con đẻ của một nền văn hóa, vừa tiếp nhận, hấp thu vừa bồi đắp, tô điểm thêm cho nền văn hóa mà họ thuộc về Có thể nói, đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực miền núi phía Bắc vừa là sự tổng hợp một cách tự nhiên bởi mối giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến các sắc thái văn hóa tộc người vừa là sự hiện hữu một số nét văn hóa riêng của mỗi tộc người ấy Sinh sống trong điều kiện thiên nhiên đầy bí ẩn và khắc nghiệt, song cũng không kém phần hùng vĩ, nên thơ, khiến cho người dân các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã tạo dựng và lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình Đó là bức tranh văn hóa phản ánh nền sản xuất nông nghiệp miền núi nhiệt đới gió mùa với các nét vẽ muôn

Trang 25

Trước năm 1975, hòa chung vào dòng văn học dân tộc, văn học dân tộc thiểu số đã chú ý đến việc phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người miền núi và tuyên truyền cách mạng Đặc biệt, sau năm 1986, văn xuôi dân tộc thiểu số đã từng bước bắt nhịp vào đời sống của đất nước Bên cạnh những tuyến đề tài chính như đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước, văn học lúc này tập trung ca ngợi cái mới, cái tốt đẹp, đồng thời cũng phê phán cái xấu, cái lạc hậu, cái ác; cổ vũ và động viên cái mới Văn học đi sâu vào miêu tả thân phận con người miền núi với những số phận mới, khát vọng mới Trong các sáng tác giai đoạn này, cuộc sống con người miền núi đã có nhiều thay đổi Cuộc sống nghèo khổ, tù đọng, lạc hậu của người dân đã được khắc phục; sự trói buộc của những tập tục lạc hậu trong các bản làng heo hút đang được đấu tranh, rũ bỏ Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại như nạn tảo hôn, mù chữ, phá rừng, Các nhà văn đã đưa vào tác phẩm của mình những bức tranh đa sắc của văn hóa lễ hội, tập tục, trang phục, ngôn ngữ,… của dân tộc mình và cắt nghĩa chúng như là cội nguồn sức mạnh của núi rừng

Thế giới tự nhiên hoang dã, trữ tình lãng mạn đẹp đẽ luôn là một ẩn số hấp dẫn đối với các cây bút viết về dân tộc miền núi kể cả người Kinh và người dân tộc thiểu số Không chỉ đẹp bởi những cung đường quanh co uốn lượn hùng vĩ, những dòng sông chảy lững lờ dưới triền núi đá nhấp nhô mà vùng núi phía Bắc còn có những cao nguyên đẹp miên man trong những mùa hoa như cao nguyên Mộc Châu, Đồng Văn hay Bắc Hà Ai đã từng đặt chân lên các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ lưu luyến mà chẳng muốn về Ở đây, người ta được đắm mình trong sắc màu tươi sáng, vàng thẫm của bình minh, xanh non của da trời, biêng biếc của màu mây, mơn mởn của cỏ cây và hoa lá Ta như thả hồn vào với cảnh sắc thiên nhiên, vào những tiếng nhạc rừng rộn rã vui tươi, tiếng suối chảy, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, tiếng chim hót, tiếng gà gáy Có thể nói, thiên nhiên là một phương diện quan trọng và là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn cho văn xuôi các dân tộc miền núi phía Bắc Thiên nhiên trong sáng tác của các nhà văn dân tộc vô cùng đa dạng và phong phú Có khi nó là một đối tượng nghệ thuật khách quan mang một vẻ đẹp riêng dữ dội, hùng vĩ hoặc thơ mộng trữ tình Có khi nó lại giống như người bạn tri kỉ, tâm giao của con người Thiên nhiên gắn bó mật thiết với các nhân vật trong tác phẩm, trở thành giá đỡ tâm trạng - một yếu tố dự báo trước số phận nhân vật, bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Cảnh quan thiên nhiên miền núi đi vào những trang viết của

Trang 26

các nhà văn một cách tự nhiên và chân thực giống như bản tính của người miền núi không kiêu sa, đài các mà xù xì, giản dị nhưng khoáng đạt, mạnh mẽ vô cùng Thiên nhiên đi vào tác phẩm văn học không đơn thuần chỉ qua các giác quan của nhà văn mà còn bằng chính cả trái tim và tâm hồn của tác giả Với tình yêu thiết tha, sâu nặng dành cho quê hương, các nhà văn người dân tộc thiểu số đã dồn tâm huyết, bút lực để khắc họa được những khung cảnh thiên nhiên với đủ mọi khía cạnh, mọi góc độ Bằng tình yêu cùng niềm tự hào về mảnh đất và con người miền núi, các nhà văn dân tộc thiểu số đã phần nào thực hiện được sứ mệnh cũng như khát khao cháy bỏng của những người con không quên nguồn cội Họ đã cùng nhau gìn giữ và góp phần thổi bùng lên ngọn lửa văn chương của dân tộc mình.

Trong sáng tác về đề tài dân tộc và miền núi, các nhà văn dân tộc thiểu số thường sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình và tư duy trực quan hình ảnh của đồng bào vùng cao Người dân tộc thiểu số vốn chân thật, mộc mạc, nghĩ gì nói thế, vì vậy, ngôn ngữ giao tiếp của họ thường giàu hình ảnh và đầy gợi cảm theo cách tư duy, cách nghĩ của người miền núi; tạo nên lối phô diễn giàu hình ảnh trong lối nói của người dân tộc Ngôn ngữ giàu tính tạo hình được thể hiện qua việc nhiều tác giả đã vận dụng các thể văn học dân gian đặc sắc của người Tày, đó là puối pác, puối rọi Một số nhà văn đã sử dụng ngôn từ có vần, nhịp như puối pác, puối rọi vào trong ngôn ngữ nhân vật, tạo ra một tiết tấu nhẹ nhàng, âm điệu hòa quyện và mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao Bên cạnh đó, các nhà văn dân tộc thiểu số còn vận dụng thành ngữ, tục ngữ; khẩu ngữ, từ ngữ địa phương; cách so sánh, ví von giàu liên tưởng; những từ tượng hình, tượng thành giàu chất gợi, tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn trong ngôn ngữ sáng tác của mình

1.2.2 Đặc điểm của biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, trong đó không thể không nói đến quan hệ với thiên nhiên Từ xa xưa, người dân miền núi đã biết dựa vào thiên nhiên để sống Họ sống hài hòa với thiên nhiên, thấy mình là một phần không thể thiếu của thiên nhiên thanh sạch, thuần khiết Sống gần gũi, gắn bó với thế giới tự nhiên nên việc hình thành những biểu tượng thiên nhiên trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số diễn ra như một điều tất yếu

Biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

rất phong phú, đa dạng, bao gồm các biểu tượng gắn với bầu trời như: mưa, gió,

Trang 27

trăng, sao, ánh nắng, và các biểu tượng gắn với cảnh vật mặt đất như: đá, núi, sông, suối, thác, nước, rừng, cây, hoa, lá Các biểu tượng thiên nhiên được sử dụng

với tần suất cao, thể hiện suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của nhà văn Mặc dù mang trong mình những dáng vẻ, sắc thái khác nhau nhưng các biểu tượng thiên nhiên luôn chứa đựng sự thần bí, thiêng liêng gắn liền với những quan niệm và niềm tin tâm linh của người dân miền núi; nó có khả năng khu biệt với những biểu tượng văn hóa tự nhiên khác trong đời sống của đồng bào miền xuôi Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đã liên tưởng và kí thác những quan niệm, tư tưởng sống của dân tộc mình vào các yếu tố tự nhiên, hình thành biểu tượng thiên nhiên - văn hóa dân tộc Xuất hiện trong tác phẩm không chỉ là cảnh vật, phông nền cho những câu chuyện, biểu tượng thiên nhiên đã thực sự trở thành yếu tố hiện hữu trong đời sống muôn màu muôn vẻ, hiện diện và tham gia vào mạch truyện, chi phối sâu sắc tới đời sống của con người miền núi Nó góp phần tạo nên đặc sắc cho văn học dân tộc thiểu số miền núi nói riêng và làm đa dạng hơn nền văn học nước nhà nói chung Nghiên cứu biểu tượng thiên nhiên trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là một cách tiếp cận với thi pháp văn xuôi, giúp ta hiểu thêm về đặc điểm tư duy nghệ thuật và thế giới tinh thần của con người cũng như đi sâu vào khám phá nhiều vỉa tầng văn hóa, ý nghĩa ẩn sâu trong lịch sử của các dân tộc miền núi

Tự bản thân mỗi biểu tượng đều chứa đựng trong nó những giá trị tượng trưng nhất định Biểu tượng thiên nhiên trong các sáng tác về đề tài miền núi nói chung, trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật ấy Hệ thống những biểu tượng được các nhà văn dày công xây dựng và vun đắp thuộc về thế giới tự nhiên và con người Trong đó, thiên nhiên được nhân cách hoá qua những biểu tượng gần gũi, thân quen với cuộc sống của đồng bào vùng

núi như hoa, sông, rừng, thác, đá, núi… Dường như với các nhà văn miền núi, mỗi

biểu tượng thiên nhiên là một phần thiết yếu làm nên linh hồn và tạo nên những “chỉ dấu” nhận dạng riêng cho từng tác phẩm, góp phần làm nên “thương hiệu” riêng về phong cách sáng tác của cá nhân nhà văn Do đó, có thể khẳng định rằng, văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã tạo tạo dựng cho mình một con đường phát triển riêng, độc - lạ mà vẫn giữ được vẹn nguyên hồn cốt dân tộc, đó là con đường khai phá những giá trị tiềm ẩn từ thế giới tự nhiên qua hệ thống biểu tượng thiên nhiên bình dị, thân thuộc

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, đề tài xác định rõ nội hàm khái niệm biểu tượng và biểu tượng thiên nhiên dưới góc độ văn hóa và văn học Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chỉ ra tính thống nhất và sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng trong văn học nghệ thuật Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: Biểu tượng là một loại hình ngôn ngữ tồn tại như một mã số (thông số quan trọng), một ký hiệu dễ tiếp nhận nhất trong tác phẩm Các nhà văn dân tộc thiểu số đã sử dụng những biểu tượng thiên nhiên với tần số xuất hiện tương đối lớn trong tác phẩm của mình nhằm biểu hiện những thông điệp về cá nhân, về con người và cuộc sống Người đọc khi tiếp nhận tác phẩm sẽ nhận ra những hình ảnh quen thuộc, đồng thời khám phá các giá trị thẩm mĩ độc đáo mang tư duy của người miền núi

Ở chương này, chúng tôi cũng bước đầu tìm hiểu khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: Trải qua quá trình từ khi bắt đầu hình thành đến nay, mặc dù tốc độ phát triển còn chậm và muộn song văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã có những bước tiến đáng mừng về mọi mặt (các thể loại ngày càng hoàn thiện hơn; chủ đề, đề tài được mở rộng; chất lượng nghệ thuật được nâng cao, nhiều phong cách nghệ thuật được định hình rõ nét) Các tác giả dân tộc thiểu số đã phản ánh những vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội miền núi trong thời buổi kinh tế thị trường đầy phức tạp và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Trong đó, dấu ấn thiên nhiên được tô đậm và tái hiện với tần suất lớn trong hầu hết các tác phẩm Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để chúng tôi triển khai và phân tích biểu tượng thiên nhiên cùng các tầng nghĩa của nó trong văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ở các chương sau

Trang 29

Chương 2

BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN VÀ CÁC BIẾN THỂ CỦA NÓ TRONG VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số, thiên miền núi được hiện lên chân thực và cũng thả hồn lãng mạn với màu sắc rực rỡ và âm thanh vang dội Đó là âm thanh của gió thổi, rừng cây xào xạc, tiếng chim kêu, sông, suối, mưa nguồn, thác đổ Cùng với những âm thanh kỳ diệu ấy là gam màu xanh lục và những chiếc đèn của cỏ cây hoa lá, là ánh sáng lúc bình minh, khi chiều tà, lúc ngắm cảnh, khi sao đêm Sự thay đổi của thiên nhiên qua bốn mùa đã tạo nên những khoảnh khắc thần tiên với một tấm áo màu rực rỡ, tươi tắn, trẻ trung vốn có từ ngàn đời của núi non Có những lúc thiên nhiên miền núi hiện lên với vẻ hoang sơ, kỳ ảo, đậm đặc màu sắc với sức sống của cây rừng và muông thú Cũng có khi là khung cảnh tự nhiên, trong sáng, chứa chan thi vị - một thiên nhiên tràn ngập sắc màu và âm thanh, thơ mộng và lãng mạn Đồng bào miền núi sống nương tựa vào thiên nhiên, coi thiên nhiên là bầu bạn, ngược lại thiên nhiên cũng chở che, nuôi dưỡng, ghi dấu tình cảm của con người Nhiều khi, giữa con người với thiên nhiên có sự hòa nhập đến mức tận cùng, tuyệt đối Ấy là khi con người thực sự hòa mình vào thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên ý nghĩa tồn tại đích thực của mình Cùng với con người, thiên nhiên đã trở thành biểu tượng văn hóa, nghệ thuật trong các sáng sáng tác về đề tài miền núi Tác giả Hê ghen

trong công trình M học đã nhấn mạnh: “Các dân tộc đã ký thác vào sáng tác nghệ

thuật những chiêm ngưỡng nội tâm, những biểu tượng của mình Nghệ thuật thường là chìa khóa, ở một vài dân tộc, đó là cái chìa khóa duy nhất để tìm hiểu sự khôn ngoan, sáng suốt, tôn giáo của họ” Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu

những biểu tượng thiên nhiên - được tái hiện và miêu tả cụ thể trong các sáng tác với tư cách là một đối tượng thẩm mĩ độc đáo Tuy nhiên, giữa con người với thiên nhiên luôn có những mối liên hệ không thể tách rời, do đó biểu tượng thiên nhiên suy cho cùng đều mang ý nghĩa văn hóa, phản ánh những vấn đề thuộc về đời sống con người

2.1 Biểu tượng sông và biến thể của nó

Từ lâu, sông nước đã trở thành hình ảnh dung dị, quen thuộc về quê hương,

bản quán trong lòng mỗi người dân nước Việt nói chung và trong tâm thức đồng bào dân tộc miền núi nói riêng Với đồng bào dân tộc miền núi, sông nước là một phần không thể thiếu của con người Dòng sông với mặt nước mênh mang được chia cách

Trang 30

bởi hai bờ đã đi vào văn chương một cách tự nhiên và trở thành một biểu tượng thiên

nhiên mang nhiều ý nghĩa Mở đầu mục từ Sông (Fleuve), Từ điển biểu tượng văn

hóa thế giới (Jean Chevalier) đã khái quát: “Biểu tượng sông hay dòng nước chảy đồng thời là biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể (F.Schoun) của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới Ta có thể xem xét k hoặc là sự chảy xuôi dòng ra đại dương, sự ngược dòng hay là sự vượt qua dòng từ bờ này sang bờ khác” [6; tr.829] Là một biến thể đặc thù của cổ mẫu nước, sông một

mặt mang hướng nghĩa biểu trưng của cổ mẫu này, mặt khác lại có những ý nghĩa biểu trưng riêng gắn liền với đặc điểm bản thể của nó, của văn hóa vùng miền và phong cách của nhà văn Vốn là hình ảnh tự nhiên, sông nước đã trở thành những biểu tượng phổ biến trong ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật Ở mỗi nền văn hóa khác nhau, con người lại có những quan niệm, những tín ngưỡng riêng về dòng sông Nguyễn Tuân - viên ngọc đắt giá của nền văn học Việt Nam, khi nhìn con sông Đà

(Người lái đò sông Đà) từ trên cao xuống, ông cảm nhận nó “ tuôn dài tuôn dài như

một áng tóc trữ tình mà đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” Còn với

Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông) lại mang

vẻ đẹp của “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, sông Hương “mang một

sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”

Trong văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, sông mang ý nghĩa biểu trưng cho dòng đời Dòng nước dài, luôn vận động chảy trôi qua các khúc, các đoạn biểu trưng cho dòng chảy vô thường của đời sống với những chuyển vần, biến dịch, thăng - trầm không ngừng

Trước hết, dòng sông là biểu tượng cho dòng chảy vô thường của đời sống; đằng sau sự êm ả bình yên của sông là sự chuyển vần với vô vàn những biến thiên, thăng trầm, biến dịch không ngừng Dòng sông không ngừng trôi chảy, là biểu tượng cho dòng đời, nó gắn liền với sự hợp tan, chia li và đoàn tụ Sông trở thành hình tượng nghệ thuật có khả năng tạo nghĩa và biểu lộ cảm xúc, nâng lên thành biểu tượng hàm nghĩa rộng lớn hơn tự thân, vừa mang tính cá biệt đặc thù dân tộc Có thể nói hình ảnh dòng sông là một đề tài lớn trong văn học và cũng là một biểu tượng nghệ thuật có sức biểu cảm cao Con sông vừa là ngọn nguồn che chở, bao dung, dưỡng nuôi cuộc sống con người và tạo nên biết bao kí ức tươi đẹp, vừa là khoảng

Trang 31

trời cách ngăn gây nên ngang trái Đôi khi, dòng sông trở thành người bạn tâm tình, chuyên chở tâm tư con người

Dòng sông xuất hiện rất nhiều lần trong các sáng tác văn xuôi miền núi phía Bắc - trở đi trở lại như một sinh thể sống gắn với cuộc đời và số phận của các nhân

vật Hình ảnh sông Dâng được nhắc đến 24 lần/619 trang viết trong tiểu thuyết Đàn

trời (Cao Duy Sơn) Sông Dâng là minh chứng cho mối tình Vương và Diệu Đó là

dòng sông của nỗi nhớ, của kỉ niệm, của kí ức với những tiếc nuối chẳng thể nguôi

ngoai về một mối tình dang dở: “Mỗi lần về nhà, về bên bến sông Dâng lại làm ta

chạnh nhớ” [61; tr.93] Nơi đó đã ghi dấu những kỉ niệm đầy yêu thương, nơi họ đã

trao cho nhau nụ hôn đầu trong hạnh phúc Và giờ đây, khi tất cả chỉ còn là quá khứ,

họ trở về bên dòng sông để tìm lại kí ức của một thời đã qua: “Có khi nào nhớ tới em,

anh lại một mình đến ngồi bên bờ sông Dâng, nơi anh cùng em đã có chung bao kỉ niệm Chỉ cần nhìn thấy những làn sương bay bay trên mặt nước trong xanh, nhớ em và cô đơn đã muốn bật khóc” [61; tr.120]; “Đó là những tiếng lòng tiếc nuối của ngày xưa mỗi khi chạnh nhớ trận mưa rào tháng bảy, chiếc áo hoa cà, miệng cười của em, cả giọng nói run lên vì lạnh, và đêm về bên sông Dâng, ngày trước khi em về Hà Nội vào trường đại học” [61; tr.172] Biểu tượng dòng sông mang những chiêm

nghiệm đầy ý nghĩa sâu xa Mang đặc tính về sự trôi chảy liên tục của nước, biểu

tượng dòng sông còn mở ra chiều sâu trong tâm hồn con người: “Dọc bờ sông Dâng,

chị nhắm mắt thở nhẹ như muốn tìm lại cách anh hằng nhận biết mùa chuyển Thật sâu trong đêm, thoảng đến rất nhẹ hương cỏ già ngái và nhựa từ cuống lá vàng trôi trên dòng sông” [61; tr.90] Biểu tượng dòng sông với sự biến đổi khôn lường, cũng

giống như cuộc đời không ngừng chảy trôi Sự biến đổi đó tượng trưng cho dòng đời khắc nghiệt mà chúng ta phải bước qua để tiến về phía trước Nó khiến ta phải suy

ngẫm, e sợ và trở thành “vết hằn” tâm lý trong mỗi con người: “Cuộc đời mình không

khác gì cái lẽ đó Lão âm thầm rên rỉ, không biết mình đang tiếc nhớ những ngày đã qua hay vì cay đắng nhục nhã” [61; tr.261]; “Con sông Dâng bỗng loang đỏ, một thứ màu đỏ phai dần trong làn thanh thủy sẫm xanh như màu đỏ lẫn với bùn nâu Con sông Dâng đẹp tựa tranh thủy mặc sao đêm nay hóa con chằn tinh bị trọng thương”

[61; tr.258]

Nói tới thiên nhiên miền núi mà không nhắc tới những dòng sông sẽ thật thiếu sót Với người miền núi, dòng sông chính là biểu tượng của cội nguồn, của sức sống từ ngàn đời nay Dòng sông là hình ảnh giàu tính thẩm mĩ, là niềm tự hào của biết

Trang 32

bao thế hệ Trong cảm nhận của Lương (Chòm ba nhà), sông Quy luôn là dòng sông đẹp nhất, chị luôn tự hào mỗi khi nhắc đến con sông quê hương mình: “Chị bảo trên

thế giới này chẳng đâu có sông nào đẹp như sông Quy quê mình…Mỗi khi leo lên đỉnh núi cao, nhìn dòng sông Quy lấp lóa như trở bạc ngược bắc” [64; tr.162]

Không những vậy, dòng sông còn mang ý nghĩa biểu tượng để phản chiếu tâm hồn trong trẻo, sáng ngời như nước sông trong xanh, lấp lánh của con người nơi đây:

“Đêm, không trăng nhưng dòng sông Dâng vẫn sáng lên lấp lánh trong ánh điện hắt xuống từ những ngôi nhà hai bên bờ Giữa dòng hàng chục mảng luồng thấp thoáng như những chiếc lá đè sóng lướt nhẹ…” [61; tr.17]; “con sông Dâng lấp lóa chở cả bầu trời mây bạc như một dòng thiếc” [61; tr.60]; “Nước sông Dâng trong vắt mềm như lụa” [61; tr.288]

Sông là biểu tượng hướng tới mẫu Mẹ Dòng sông nuôi dưỡng tâm hồn con người, nó như một liều thuốc làm tươi mới tâm hồn, giúp con người thư thái hơn Nó có khả năng xoa dịu và chữa lành vết thương tinh thần Vậy nên, khi đau đớn, tuyệt vọng, hay sau những tháng ngày sống vật vờ của kẻ điên, khi tỉnh táo, việc đầu tiên

Mạc trong Cực lạc (Cao Duy Sơn) nghĩ tới là ra sông Quy để gột rửa thân xác, gột rửa những đớn đau, tăm tối của quá khứ để sống cho hiện tại “Trước khi làm những

việc đó ta sẽ ra sông Quy tắm táp, tẩy rửa cho sạch sẽ thân thể, sự thay đổi bề ngoài sẽ giúp ta đến với mọi người dễ dàng hơn Rời khỏi ngôi nhà hoang, Mạc đi về phía sông Quy với tâm trạng phấn chấn lạ thường” [60; tr.46] Sông Quy cũng là nơi phản

chiếu tâm hồn và cuộc đời Súc Hỷ Cuối cùng, tất cả những mưu toan, thù hận của

Súc Hỷ đều được gột rửa dưới dòng nước sông Quy: “Có tiếng chim ăn đêm đập

cánh đậu xuống rừng bên sông Sóng sông Quy nhè nhẹ vỗ vào bờ hông gian trở nên yên lặng” [62; tr.177] Không biết từ bao giờ, người ta nhìn sông to, sông nhỏ

thành sông mẹ (sông cái) sông con và sự bồi tụ phù sa của sông là sự nuôi dưỡng của một người mẹ? Và cũng không biết từ bao giờ, người ta nhìn thấy vẻ đẹp dịu dàng tha thiết của người con gái trong dáng hình mềm mại uốn lượn của dòng sông Chỉ biết rằng, trong văn hóa miền núi, từ lâu, sông mang ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp thiên tính nữ Vẻ đẹp thiên tính nữ đó có thể là vẻ đẹp của một người mẹ và có thể là vẻ đẹp của một người con gái nào đó

Dòng sông mang hai số phận: nghèo khổ, bất hạnh giai đoạn trước và hạnh

phúc, tươi sáng sau khi được dẫn nhập thủy điện trong Chặt cổ rồng (Triều Ân) là kết

Trang 33

lên chống lại những hủ tục lạc hậu để dựng xây cuộc sống mới nơi bản làng xa xôi

Dòng sông trong Tình Mường Wang (Bùi Minh Chức) vừa là biểu tượng cho khát

vọng bản năng của nhân vật ún Khum khi bước qua ngưỡng cửa của luật lệ và lễ giáo; vừa đồng cảm, bao dung, chở che cho tình yêu của cô khi có thai với chính kẻ đã gây ra tai nạn cho chồng mình Dòng sông còn được ví như một bến nước lành - nơi neo

đậu những mối tình không có đoạn kết trong Bến nước lành (Bùi Minh Chức) Bên

dòng sông ấy, ún Rớ đã hiến dâng hết mình, bằng cả tình yêu và sự tôn thờ cho những chàng trai mà ún được gặp Nhưng không một ai trong số họ còn nhớ về ún và những lời hứa cứ thế trôi theo nước chảy Chỉ còn mãi mãi là dòng sông và những hoài niệm mà ún giữ cho riêng mình Dòng sông còn là biểu tượng cho sự đổi thay của cuộc đời

người dân miền núi trong Sông gọi (Hoàng Hạc) Dòng sông vừa thực vừa ảo kéo Yến từ vực thẳm trở về với thực tại và những yêu thương đợi chờ trong Yến (Hữu Tiến) khiến người đọc ám ảnh “Đến giữa dòng, bất thình lình một khúc gỗ lao vào người làm

Yến mất đà ngã sấp Yến chới với gọi chồng, gọi con trong tuyệt vọng” [41; tr.719)

Biểu tượng dòng sông hiện lên đầy quyền năng, huyền bí như một dòng thiêng: “Ở chỗ

hai dòng nước hòa vào nhau có một đường biên ngoằn ngoèo Chính chỗ ấy thuyền ra sông không được qua lại Thế nào cũng phải tránh đi Người già bảo đây là nơi dừng chân của thủy thần Người trần chèo thuyền qua đấy là phạm thượng, là tội lớn” [71;

tr.23] Mang đặc tính của mẫu gốc, biểu tượng sông mang tính hai mặt Nó có thể mang lại nguồn sống cho con người, nhưng cũng mang trong mình những hiểm họa mà con người không ngờ tới Có những lúc, nó dường như muốn nhấn chìm và nuốt chửng tất

cả: “Phía bên phải là vách núi dựng đứng nhìn xuống con sông Gâm Chỗ ngoặt của

con sông dưới chân núi, dòng nước lao xuống dừng lại thăm thẳm xanh ngắt gây cảm giác rờn rợn lạnh lẽo.” [57; tr.7]; “Dòng sông trở nên vô cùng huyền bí giữa sông nước sâu, thỉnh thoảng có chỗ xoáy xuống ùng ục Dòng sông này là thế, luôn tiềm ẩn trong nó một sức mạnh ghê người, đâu đó, bờ bên kia hoặc bờ bên này luôn có một dòng chảy ngầm sâu hun hút” [71; tr.102]

Biểu tƣợng “thác” xuất hiện nhiều ở sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số

cũng là một trong những biến thể của biểu tượng “sông” “Thác đối lập với núi đá trong cặp song hành nền móng: núi (sơn) với nước (thủy) cũng như âm với dương Hướng chuyển động của thác đi xuống ngược chiều với hướng của núi là vươn lên cao, tính động của thác đối lập với tính tĩnh của núi đá… Hướng chuyển động đi xuống của thác cũng còn có nghĩa là hướng tác động của Trời” [6; tr.863] Do địa

Trang 34

hình ở vùng núi rừng phía Bắc hiểm trở, đặc biệt có rất nhiều con suối, thác nước vì thế trong tác phẩm viết về đề tài miền núi người đọc thường thấy xuất hiện hình ảnh thác nước Người dân miền núi quan niệm, thác là biểu tượng văn hóa, biểu tượng

cho không gian tâm linh đặc biệt: “Nói với con điều đó chắc lão phải bước qua nỗi

sợ hãi của bản thân khi đụng chạm tới điều linh thiêng, một quy định ràng buộc con người phải im lặng tuân thủ với sự thành kính không giới hạn” [61; tr.441] Thác vừa

mang sức mạnh nguyên sơ, mang cái dữ dội của nước, lại vừa thiêng liêng, huyền bí như niềm tin của con người vào lẽ công bằng Mỗi khi gặp khó khăn hay tai họa, người dân Phja Đeng (Đàn trời) lại tìm đến thác Phja Bjoóc (họ vẫn quen gọi một cách thành kính, thiêng liêng là “Đàn trời”) để cầu xin phép nhiệm mầu:“Từ bé lão thường kể cho nó nghe về dòng thác Phja Bjoóc Nó thiêng và linh nghiệm nhất vùng này đấy! Người bản Phja Đeng thường ra đây cầu trời khi gặp năm nắng hạn mất mùa hay dịch bệnh đe dọa Cả những câu chuyện vui buồn, oan trái của con người cũng được đưa đến để kể và cầu trời giải thoát Lão nói với con đây là Thiên Đàn! Là tâm của vũ trụ con người sống Là nơi giao tiếp con người và nhà trời bởi tiếng nói của con người khi được cất lên ở đây sẽ vang vọng gấp nhiều lần so với chỗ khác”

[61, tr.308] Thác Phja Bjoóc như một chỗ dựa tinh thần không chỉ cho lão Mạc mà còn cho rất nhiều người ở vùng núi Phja Đeng

Hình ảnh dòng thác Chín Thoong được nhắc đi nhắc lại khoảng 46 lần/372

trang viết trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói của Vi Hồng Dòng thác ấy đã chứng

kiến bao thăng trầm với những buồn - vui, đớn đau - hạnh phúc của nhân vật trong một khoảng thời gian dài Xuyên suốt tác phẩm, dòng thác hiện hữu cố định, bất biến, tuôn chảy một chiều, đồng hành và đồng cảm cùng nhân vật Thác Chín Thoong như một biểu tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa, một sinh thể đặc biệt gắn chặt với

từng chặng đời của nhân vật chính - Hoàng “Tiếng thác ầm ầm nện lên số phận của

Hoàng, dội xuống ngực Hoàng”, nó ám ảnh Hoàng khiến anh không sao thoát ra

được Tiếng gầm gào bất tận của nó cứ luôn văng vẳng bên tai cậu ngay cả trong giấc

ngủ: “Hoàng ngủ trong tiếng gầm của thác Sao mọi người quen mới thác, mà Hoàng

thì không sao đánh mất nó được Hoàng đi thật xa nhưng trong lỗ tai của Hoàng vẫn ầm ào tiếng thác Chín Thoong” [16; tr.7] Dòng thác ấy còn là biểu tượng cho

những lễ giáo, những hủ tục phong kiến của quê hương đối với số phận Hoàng, khiến cho anh phải trải qua những tháng ngày khổ tâm vì cuộc hôn nhân bị ép duyên không

Trang 35

như Băng phải trốn nhà ra đi để phản đối cuộc hôn nhân cha mẹ ép buộc Chính những hủ tục phong kiến ấy đã gây nên bất hạnh cho cuộc đời của họ và biết bao

chàng trai, cô gái trong bản Có lúc cả hai đã phải thốt lên: “Ôi dòng thác Chín

Thoong đang dội lên hai số phận” [16; tr.218]

Con thác Chín Thoong đã sống với biết bao thế hệ Thác là biểu tượng của quê hương, bản mường Mỗi khi đi xa, người ta lại nhớ đến tiếng ầm ào, réo sôi quen thuộc của nó và Hoàng cũng không ngoại lệ Những năm tháng học hành xa quê,

trong phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, “Hoàng thường lên cái đồi sau nhà trọ, nhìn về phía

Bắc, nơi có dòng Chín Thoong, có bác Phàn, có người mẹ cũng bất hạnh và còn có một người đàn bà lạc loài từ đâu đó tự nhiên buộc chặt vào số phận của Hoàng”

Nỗi nhớ quê hương luôn nhức nhối, dạt dào trong trái tim Hoàng, nó thôi thúc bước

chân anh, khiến anh chỉ muốn chạy về để ôm tất cả vào lòng, “để con tim đập còn

mạnh hơn tiếng thác gầm của đất quê” “Hoàng nhớ quê với nỗi nhớ nhức nhối Yêu quê lắm, nhớ quê lắm… Hoàng nhớ tất cả những nét uốn cong của mọi dãy núi, nhớ từng bóng chim bay trên trời quê, nhớ từng đàn cá bơi lội giữa dòng Chín Thoong ”

[16; tr 176]

Trong Núi cỏ yêu thương (Vi Hồng), dòng thác Nậm Đáo hung dữ như trăm

nghìn con ngựa bất kham cũng có lúc bình dị và rất đỗi hiền hòa như chính sự sống

muôn màu nơi núi rừng xa xôi Đọc Lòng dạ đàn bà (Vi Hồng), ta như say đắm trước

vẻ đẹp của thác nước Hang Rơi gắn liền với biết bao huyền thoại tự thuở xa xưa:

“Nước rơi xuống vực thành một dải lụa trắng ở hai bên chân thác lại có hai cột nước phun lên uốn cầu vồng thành hai nước Nước toé lên thành bông thành nụ rồi rơi rào rào xuống vực tạo thành cơn mưa rào muôn thủa Cứ sáng sáng mặt trời lên khỏi núi

thanh réo rắt quen thuộc của tiếng thác trong tiểu thuyết Mũi tên ám khói (Ma Trường

Nguyên) dội lên trong trẻo mênh mang như tuôn chảy trong những câu chuyện cổ mang màu sắc huyền thoại mà Ké Đông kể cho cháu Đà nghe Thác như một nhân chứng gắn bó sâu sắc với người dân nơi đây suốt trường kì lịch sử

Một biến thể khác của biểu tượng “sông” cũng được xuất hiện khá nhiều lần

trong các sáng tác văn xuôi miền núi là biểu tƣợng “suối”. Với đồng bào miền núi, dòng suối không chỉ cung cấp nguồn nước cho con người mà nó còn bắt rễ sâu xa

trong đời sống tâm linh mỗi bản làng, mỗi con người: “Mường Cốc Tát có từ thuở

nào, khi nào con người đến sinh cơ lập nghiệp không ai còn nhớ nữa Chỉ biết rằng

Trang 36

theo truyền thuyết, đấy là nơi cửa suối tiên lên mường trời” [48; tr.13] Trong Suối làng (Hà Lâm Kỳ), Vua phỉ (Lù Dín Siềng), ngôn ngữ đậm dấu ấn miền núi được thể

hiện qua một hệ thống những từ địa phương gắn với biểu tượng suối: “Các nọong nhĩnh

à, nọong nhĩnh (em gái) quấn váy trên đầu chặt vào nhé, nặm nõng mứa đáy (nước lũ về đấy)… Áp nặm huổi nỗ trên thơi (tắm nước suối đành chịu thôi)” [48, tr 63], “Nặm hảnh mật kin pa lạu (suối cạn kiến ăn cá rồi)” [37; tr.64] Dòng suối không chỉ là

nguồn sống mà còn góp mặt trong mọi hoạt động vật chất và tinh thần của đồng bào miền núi Với các nhà văn dân tộc thiểu số nói chung, Hà Lâm Kỳ và Mã A Lềnh nói

riêng, dòng suối là biểu tượng gợi nhớ quê hương, làng bản Với họ: “đây là nguồn

nước nuôi cả bản ta lớn lên, mắt ta cũng nhờ nước mà sáng dần nên phải biết giữ gìn” [23; tr.365]; “ hông thể ở đâu có con suối đẹp như dòng suối làng mình! Không thể ở đâu có dòng suối trong như suối làng mình! (…) Nước trong văn vắt và ngọt lừ, không hề có vị tanh của đất, không hề có mùi hôi của lá mục, không hề có màu nhờ nhờ của bất cứ một thứ uế tạp nào pha trộn vào…” [31; tr.3] Mỗi khi đi xa trở về,

người dân miền núi thường vục đầu xuống dòng suối mát lạnh để xua đi những mệt mỏi, thanh tẩy những ưu phiền còn sót lại Khi đó dường như bao mệt mỏi của họ đều tan biến Những con suối nhỏ trong xanh ôm ấp, gắn bó và trở thành cội nguồn sự sống của người dân nơi đây Không biết tự bao giờ, suối đã gắn liền với sinh mệnh

con người: “Con suối gắn với cuộc đời mỗi người miền núi như các đai lưng trên váy

áo con gái Trẻ con sinh ra được tắm nước suối, trước khi leo núi phải lội qua suối, con gái trước khi về nhà chồng phải vén váy rửa sạch gót chân…” [70; tr.114] Ở

đây, mỗi đứa trẻ khi chào đời đều được bà mụ “nhỏ một giọt nước suối nguồn trong

vắt” vào miệng để làm quen với môi trường và gắn bó hơn với quê hương xứ sở

Hình ảnh dòng suối trong vắt, hiền hòa còn trở thành một biểu tượng độc đáo, là không gian yêu đương ở chốn núi rừng - nơi gặp gỡ, hẹn hò, tình tự và cũng là nơi

chia ly của những chàng trai, cô gái trong tình yêu (Hoa bay cuối trời, Người lang

thang) Suối còn là biểu tượng cho sự hồi sinh, sự trong sạch có thể thanh tẩy, gột rửa

mọi uế tạp của cuộc sống Tắm suối là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo nảy sinh từ quan niệm trên Người dân làng Đê Chơ Rang có phong tục đưa già làng đến tắm đầu nguồn nước như một sự tôn kính đối với cơ thể cao quý của người đứng đầu làng

(Lạc rừng, Trung Trung Đỉnh) Liên (Rừng thiêng - Hoàng Thế Sinh), Pham (Thổ phỉ

- Đoàn Hữu Nam) khi rơi vào bế tắc, đau khổ đã tìm đến suối để giải thoát Họ gửi

Trang 37

ảnh con suối Cun chảy hiền hòa quanh ngôi nhà của gia đình thầy giáo Hạc (Ngôi nhà

xưa bên suối - Cao Duy Sơn) được trở đi trở lại xuyên suốt tác phẩm Cuộc đời với

biết bao thăng trầm của những con người trong căn nhà nhỏ ấy cứ hiện hữu như một bóng nước in sâu dưới lòng suối Dòng suối không chỉ là người bạn tâm tình mà còn là một nhân chứng sống chứng kiến những thăng trầm của đời người Đó là nơi bình yên nhất, thanh thản nhất; nơi mỗi khi con người cảm thấy mệt mỏi, vấp ngã lại tìm

về như tìm kiếm niềm an ủi: “Nhìn dòng suối trong vắt bắt nguồn từ khe núi chảy qua

dưới chân nhà sàn, Tuệ đưa mắt nhìn về phía xa trong ánh chiều tà, những ngôi nhà tranh cột gỗ đứng chênh vênh trên triền non cao như bàn tay ai che mắt đang dõi theo những cánh chim bay về núi Cảnh vật thanh bình làm nỗi lo trong lòng vơi đi bội lần” [61; tr.81]

Để minh chứng rõ hơn cho những nhận định, phân tích, lí giải trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tần số xuất hiện của biểu tượng sông và những biến thể của nó qua

03 tiểu thuyết: Đàn trời (Cao Duy Sơn), Tháng năm biết nói (Vi Hồng), Mùa hoa hải

đường (Ma Trường Nguyên) và 02 truyện ngắn: Góc trời Tây có cơn mưa đá (Cao Duy

Sơn), Núi đợi (Bùi Thị Như Lan) Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

(Số lần xuất hiện)

Biến thể của sông

4 Góc trời Tây có cơn mưa đá 4 1 3 1

Qua bảng khảo sát trên, có thể thấy, biểu tượng sông và những biến thể của nó được các nhà văn sử dụng và đưa vào trong các sáng tác với tần suất khá lớn Trong cảm nhận của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, sông vừa là dòng sông của đời thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng được nhìn nhận một cách đa diện, mang nét độc đáo riêng Biểu tượng sông cùng các biến thể của nó thể mang tầng ý nghĩa khác nhau về sự tái sinh, thanh tẩy và hủy diệt Biểu tượng sông trong sáng tác văn xuôi dân tộc thiểu số đã được các tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm, trăn trở về cuộc đời Cuộc sống và sứ mệnh của sông là chảy trôi, đằng sau sự êm ả, thanh bình là sự chuyển vần, biến đổi không ngừng Giọng văn thâm trầm đầy tính triết lí đã giúp các nhà văn miền núi khái quát lên một quy luật về sự biến đổi vô thường của đời

Trang 38

sống con người với vô vàn những đổi thay, thăng trầm, biến cố Dòng sông là biểu tượng của dòng đời bất định khiến con người ta khi suy ngẫm về nó phải xót xa, e sợ Cảm quan dân tộc học, văn hóa học thấm đượm trong những biểu tượng về sông cùng những biến thể đa màu của nó, tạo nên những trang văn “độc sáng” hấp dẫn và lôi cuốn với bạn đọc

2.2 Biểu tƣợng rừng và biến thể của nó

Rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ đời sống con người Đối với đồng bào miền núi, rừng là một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa Con người ở đây sống trong rừng, cùng rừng, gắn với rừng, hòa (tan) với rừng Rừng luôn bao bọc lấy con người, nó ngấm vào xương thịt, máu huyết con người, thậm chí rừng như một phần “bản nguyên” của con người Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về ý nghĩa của rừng trong đời sống con người Tây Nguyên cho

rằng: “Rừng là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng, là sự không thủy không chung, nơi hun

hút từ đó con người đi ra và nơi hun hút con người lại biến mất vào đó, biệt vô tăm tích Rừng là bản nguyên, là cội nguồn ở đầu bên này, nhưng cũng là cõi mịt mùng thăm thẳm ở đầu bên kia” [42; tr33] Như vậy, rừng không chỉ là không gian, rừng

còn là thời gian Con người không bao giờ có thể thoát ra được khỏi rừng, cũng như không bao giờ có thể bức ra khỏi vòng tuần hoàn bí ẩn muôn thuở, bức ra khỏi cái hoang dã; luôn bị cái hoang dã ấy vây kín, cuốn hút Với người Tây Nguyên, rừng không chỉ là vật chất - tài nguyên - môi trường theo nghĩa hẹp mà rừng còn mang ý nghĩa tâm linh

Đối với người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nếu dòng suối là nguồn sống thì núi rừng chính là nguồn nuôi dưỡng con người, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống người dân Rừng như một sinh thể hữu tình, biết sẻ chia với con người những vui buồn trong cuộc sống Ở các sáng tác của Triều Ân, Cao Duy Sơn, Bùi Thị Như Lan… rừng giống như mái nhà chở che, nuôi dưỡng, là người bạn tâm tình giúp con người vơi nhẹ nỗi đau; nó như người mẹ hiền ôm ấp, vỗ về khi những người con gặp thất bại trên đường đời; nó truyền cho con người sức sống và bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh Trong những sáng tác của Ma Trường Nguyên rừng lại như một bộ phận quan trọng của cơ thể con người Nếu không có rừng, con người sẽ đau đớn biết chừng nào Ẩn sâu trong lòng rừng còn là những câu chuyện cổ, truyền thuyết được lưu giữ về những chiến công lừng lẫy của những người anh hùng dân tộc trong

Trang 39

đất linh thiêng gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và người dân miền núi nói chung Do đó, biểu tượng rừng với những biến thể của nó được tái hiện và khắc họa khá nhiều trong các tác phẩm

Trong tiểu thuyết Muối lên rừng của nhà văn Nông Minh Châu, hình ảnh khu

rừng được tác giả nhắc đến 31 lần Rừng như người mẹ nhân từ luôn che chở, nuôi

nấng loài người, mang đến cho con người không khí trong lành, bảo vệ họ khỏi thiên tai, lũ lụt Rừng chính là nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có để con người có thể vượt

qua những ngày tháng khó khăn, khi phải đối mặt với miếng ăn, cái đói: “Rừng núi

nào, khe suối nào có “thau cát”, mẹ con Pảo đều đi cắt lấy một dây Đem “thau cát” về nhà, mẹ con lại tuốt ra từng khúc” [5; tr.129] Rừng là biểu tượng của sự sống,

nguồn sống dồi dào Nó cho con người nguồn thực phẩm phong phú (Mũi tên ám

khói, Ma Trường Nguyên), cho con người cây thuốc để chữa bệnh (Rừng thiêng,

Hoàng Thế Sinh) Rừng cung cấp cho con người gỗ làm nhà cửa Những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc miền núi đều được bàn tay con người dựng nên từ gỗ của các loại cây quý hay bằng gỗ pơ mu, lim, gỗ nghiến, gỗ de, gỗ dổi Đó là ngôi nhà sàn

của bà lão Cọ: “Một gian hai chái Các cột được làm bằng gỗ nghiến, xà bằng gỗ de

Vách xung quanh nhà được bừng bằng gỗ “may phay” - kín đáo” (Trăng yêu); hay “Ngôi nhà gỗ năm gian hai trái thành bảy gian ấy dựng năm tuất, toàn bộ sáu hàng cột đều là lõi của những cây thọ già trông không đồ sộ nhưng thật chắc chắn vì lõi thọ cứng và dai, lại không mọt, không mối, không mục” [23; tr.391] Nếu tuổi thơ của

những đứa trẻ miền xuôi gắn liền với những triền đê, với những cánh diều nơi đồng bằng lộng gió thì những cánh rừng bạt ngàn xanh thẳm đã trở thành ký ức tuổi thơ không thể quên của lũ trẻ vùng cao Rừng là nơi các em sinh ra, lớn lên và tồn tại Nó gắn bó với các em trên chặng đường nhọc nhằn đi tìm chữ mẹ và chắp cánh cho ước mơ của các em

Rừng không chỉ là môi trường sống, tài nguyên, vật chất hiện hữu mà còn có ý nghĩa là cội nguồn văn hóa; là biểu tượng tâm linh vô cùng thiêng liêng và bí ẩn với con người Mặc dù sống gắn bó với rừng, song với người miền núi, rừng vẫn còn vô vàn những điều kỳ bí, thiêng liêng mà họ chưa thể nào nắm bắt, giải thích hết được Người miền núi tin vào những điều tưởng như không thực tế, tin vào sự tồn tại của một thế giới khác sau sự sống và ít nhiều còn có mối liên hệ với những người đang sống Trong tâm thức của họ, rừng mang những qui ước, luật tục, nó chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống Con người đến với rừng bằng một niềm tin thần

Trang 40

thánh và một thái độ thành kính nhất mực Một biến thể của biểu tượng rừng được tái

hiện độc đáo trong một số sáng tác văn xuôi dân tộc miền núi là hình ảnh “rừng mả”

-một mã văn hóa của miền núi: “Theo phong tục người Tày, mỗi dòng họ trong bản

đều có một khu rừng dành riêng cho người chết, bọn trẻ trâu chúng tôi gọi là rừng mả…” [70; tr.130] Trong Mối tình mường Sinh, Vương Trung cũng thể hiện quan

niệm tâm linh của dân tộc Thái vùng Tây Bắc qua biểu tượng “rừng cấm” Người

miền núi quan niệm mọi vật đều có linh hồn, mỗi khu rừng đều có thần cai quản Vào rừng muốn chặt cây thì phải xin phép thần, hằng năm phải trồng thêm cây non vào

mỗi mùa xuân để rừng luôn xanh tốt “Rừng thiêng” là những cánh rừng đầu nguồn

bảo vệ cho bản mường luôn mát lành với những mó nước tuôn trào, cung cấp cho con người bao nhiêu sản vật quí; những khu rừng thiêng để cúng tế “đông xên”, để làm nghĩa địa chôn cất “đông pá heo” Khu rừng thiêng được người Thái cho là nơi các vị thần trú ngụ, nơi an nghỉ cho người đã khuất và là nơi được cai quản bởi các vị “thánh thần” - “ma mường” của mường Sinh Bởi vậy, họ có phong tục kiêng cúng mường - ngày kiêng không được vào rừng Người miền núi nói chung và người Tày

nói riêng tôn thờ, thành kính với rừng như với một ân nhân: “Trước khi ra khỏi rừng,

người ta thường khấn và trả lại một ít thức ăn, dù chỉ là vài hạt cơm, một miếng măng muối đặt dưới gốc cây, bụi cỏ” [64; tr.272] Trong sáng tác của mình, nhà văn

Vi Hồng cũng phản ánh một phong tục mang nét đẹp trong cách ứng xử với rừng của

người dân tộc thiểu số, đó là tục “trả cây”: “Người già thường nói: “… giọt sương từ

ngọn cây rơi xuống, khi ta chặt là nước mắt của cây” Nhiều người có tuổi cứ chặt một cây lại chặt một cành nhỏ của cây ấy, cắm vào gốc hoặc tim gốc nó và khấn khứa” [19; tr.141-142] Tập tục “trả cây” không chỉ mang ý nghĩa duy tâm mà còn là

nét độc đáo của đồng bào miền núi nói chung và người Tày, Nùng nói riêng

Con người được sinh ra từ rừng, được rừng nuôi dưỡng và đùm bọc đến khi khôn lớn Rừng nhắc nhở, khuyên bảo và răn dạy con người về cách sống, cách ứng

xử với môi trường sinh thái Trong Đối mặt phía nửa đêm (Mã Anh Lâm), người Mông bản Đá Đứng, Đá Ngồi đã răn dạy con cháu: “phải biết yêu rừng, thận trọng

với nguồn nước… không thì thần đất thần nước nổi cáu” [28; tr.48] Đồng bào vùng

cao thờ “Thần Núi”, tôn kính rừng “thiêng”, lạy cây gỗ trước khi chặt hạ làm nhà, cấm chặt những cây gỗ dù là gỗ tạp nhưng có bộ rễ giữ nước tốt Với họ, đó không chỉ là quan niệm tâm linh mà còn là văn hóa sống với rừng Nói về nét văn hóa, bản

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:28