1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chính sách ngoại giao của nhà nguyễn (1802 1884)

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Chính Sách Ngoại Giao Của Nhà Nguyễn (1802-1884)
Tác giả Bùi Mai Linh, Ngô Trần Việt Tiên, Bùi Cao Huy, Đồng Khánh Linh, Hoàng Ngọc Ánh, Bùi Thị Quý Phượng, Vũ Thị Diễm Quỳnh, Lê Thị Thúy Nga, Mai Như Quỳnh, Nguyễn Phúc Đoan Trang, Phimmasone Xayyachack, Phounsavann Temsombath, Chanousone Linouthai, Premsack Onemany
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Lịch Sử Ngoại Giao Việt Nam
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Báo cáo gồm những nội dung chính: Tình hình trong nước và thế giới thời kì 1802-1884; Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và phương Tây; Nhận định về

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Môn học: Lịch sử Ngoại giao Việt Nam

BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN

(1802-1884)

Lớp: QHQT49-B1 Nhóm: 6

Ngày nộp: 06/12/2022

Số từ: 3798 từ

Trang 2

Thành viên:

1 Bùi Mai Linh, QHQT49-B1-1269 (Nhóm trưởng)

2 Ngô Trần Việt Tiên, QHQT49-B1-1444

3 Bùi Cao Huy, QHQT49-B1-1224

4 Đồng Khánh Linh, QHQT49-B1-1270

5 Hoàng Ngọc Ánh, QHQT49-B1-1120

6 Bùi Thị Quý Phượng, QHQT49-B1-1386

7 Vũ Thị Diễm Quỳnh, QHQT49-B1-1400

8 Lê Thị Thúy Nga, QHQT49-B1-1332

9 Mai Như Quỳnh, QHQT49-B1-1398

10 Nguyễn Phúc Đoan Trang, QHQT49-B1-1464

11 Phimmasone Xayyachack, CT46A-121-1923

12 Phounsavann Temsombath, CT46A-116-1923

13 Chanousone Linouthai, CT46A-108-1923

14 Premsack Onemany, CT46A-121-1923

*****

Trang 3

MỞ ĐẦU

Bài báo cáo của nhóm 6 trình bày những phân tích và bình luận về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn (1802-1884) Báo cáo gồm những nội dung chính: Tình hình trong nước và thế giới thời kì 1802-1884; Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và phương Tây; Nhận định về quan hệ ngoại giao của nhà Nguyễn với những quốc gia trên; Bài học kinh nghiệm được rút

ra từ thực tiễn lịch sử

*******

A Tình hình trong nước và thế giới thời kì 1802-1884

Đây là một thời kì đầy biến động của thế giới khi các nước chủ nghĩa tư bản phương Tây bắt đầu những kế hoạch xâm lược thuộc địa Các quốc gia châu Á với nguồn tài nguyên phong phú đã trở thành những mục tiêu được nhắm đến hàng đầu Trong khi đó, Việt Nam vừa có bước chuyển giao triều đại khi nhà Nguyễn lên nắm quyền và dần củng cố vị trí

Về tình hình chính trị, nhà Nguyễn khôi phục nhà nước phong kiến trung ương tập quyền với hình thức quân chủ chuyên chế Vào năm 1815, Gia Long ban hành Hoàng triều luật lệ, đây được xem là bộ luật gắt gao mang đậm ảnh hưởng nhà Thanh nhằm bảo vệ sự tuyệt đối của nhà nước quân chủ chuyên chế

Về quân sự, triều Nguyễn rất chú trọng đến việc binh Tuy nhiên, điểm khác biệt trong quân sự thời Nguyễn là đã có sự ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây khi có

sự phân chia hạng binh lực, cách thức xây thành lũy theo kiểu Vauban, củng cố quân đội theo hơi hướng của Pháp, mua vũ khí của Pháp,

Về kinh tế - xã hội, ở thời kì này khá ảm đạm và chậm phát triển, nhà Nguyễn tăng cường thuế khóa khiến đời sống nhân dân cực khổ Triều Nguyễn cũng hạn chế tối

Trang 4

đa việc ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài cả về kinh tế và văn hóa khi thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” và thi hành “dụ cấm đạo” Chính vì điều này mà đã gây ra bất bình trong nhân dân dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh đã xảy ra trong thời Nguyễn

B Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn với các quốc gia

1 Quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á

Với Vạn Tượng, Chân Lạp: Đây được xem là hai nước có tiếng nói nhỏ bé hơn nước ta nước ta và ta được xem như “thiên triều” với những nước này, tuy nhiên đây là những nước có vai trò hết sức quan trọng về mặt địa chính trị để bảo vệ nước

ta khỏi sự xâm lược của các nước lớn khu vực ở biên giới phía Tây và Tây Nam Tổ quốc Do đó, các vua Nguyễn đã có một chính sách ngoại giao vô cùng khéo léo, cụ thể hóa đường lối ngoại giao nhu viễn khi vừa thể hiện được uy thế vững mạnh của mình trong khu vực vừa bảo đảm được an ninh của đất nước khi dùng các nước này làm “tấm phên dậu” ngăn chặn sự ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài “Trải qua hàng mấy trăm năm, từ thời các chúa Nguyễn trở về sau, vị trí nổi bật của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại là điều khá rõ Các vị vua nhà Nguyễn đã mô phỏng

tư tưởng thiên hạ kiểu Trung Quốc, về mặt đối ngoại với tư cách là nước bá chủ, thống trị các nước nhỏ xung quanh, hình thành nên trật tự thế giới của riêng mình.”1

Năm 1807, vua Chân Lạp là Nặc Chân cử sứ bộ sang Việt Nam xin sắc phong và vua Gia Long đã: “phong Nặc Chân làm Cao Man Quốc vương, định lệ ba năm cống một lần…”2 Ngay trong năm đó, vua Gia Long cử sứ bộ sang Chân Lạp, trao cho Nặc Chân đạo sắc phong, một ấn bạc bằng mạ vàng khắc hình sư tử, trong buổi

lễ được tổ chức long trọng “Năm sau (1808), Nặc Chân lại cử sứ bộ sang Việt

1 Việt sử toàn thư, Phạm Văn Sơn, 1960, tr.415-416

2 Quốc Triều Chánh Biên, Nhóm Nghiên cứu Sử Địa Sài Gòn, 1972, tr.68.

Trang 5

Nam cảm tạ vua Gia Long về việc sắc phong, đồng thời nộp cống phẩm cho năm sau”3 Năm 1812-1813, nội trị Chân Lạp trở nên bất ổn khi anh em Nặc Chân, Nặc Nguyên xảy ra bất hòa, Nặc Nguyên đưa quân Xiêm vào chiếm thành La Bích, vua Nặc Chân phải sang cầu cứu nước ta Năm 1827, quân Xiêm La đánh Vạn Tượng khiến quân vương Vạn Tượng lúc này là A Nộ phải sang cầu viện triều đình Việt Nam Vua Minh Mạng đã cử người đứng ra giảng hòa cho hai nước

Với Xiêm La: Đây là một nước ngang bằng với ta về vị thế, do đó nhà Nguyễn cần

có những chính sách ngoại giao mềm dẻo, ôn hòa, cương nhu đúng lúc nhằm đảm bảo sự ổn định, hòa bình giữa hai nước Tuy nhiên, chính sự ngang bằng về vị thế lại khiến Xiêm La luôn trong tình trạng “bằng mặt không bằng lòng” với nước ta Theo sử gia Phạm Văn Sơn thì “Xiêm La từ khi mất quyền bảo hộ ở Chân Lạp vẫn hằn học với Việt Nam, lúc không sinh sự được với ta thì lại quay ra quấy rối Ai Lao

và Chân Lạp, hoặc khi thấy có biến cố xảy ra trên đất Việt Nam liền nắm ngay cơ hội để xâm lấn , ”4 nhưng nhìn chung những tranh chấp và xung đột này đều không đáng kể Về cơ bản hai nước vẫn duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hiếu cho đến tận ngày Pháp xâm lược nước ta Điều này thể hiện rất rõ qua những lần hai bên cử

sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm Điển hình như vào tháng 6 năm

1815, Quốc vương Xiêm La đã gửi thư cùng vật phẩm để cung tiến vua Nguyễn cùng Hoàng hậu, thể hiện mong muốn gắn kết bền chặt quan hệ hai nước “Cảm tạ quý quốc đã có thư vấn an, nay tôi sai sứ thần đem chút lễ mọn đến cung tiến Quốc vương cùng Hoàng hậu, mong tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta ngày càng bền chặt”5 Sau đó ngay tháng 8 cùng năm vua Gia Long đã gửi thư phúc đáp rằng:

“Cảm tạ việc quý quốc sai sứ thần đệ thư và tặng vật phẩm Duy việc quân Nam

3 Histoire moderne du pays d’Annam, Maybon Charles B, Paris, 1919, tr.381.

4 Việt sử toàn thư, Phạm Văn Sơn, 1960, tr.424.

5 Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Xuất bản thuộc Bộ Giáo dục,

1971

Trang 6

Vang và Bát Tầm Bôn gây nhiễu ở biên giới quý quốc, Bộ Hình nước tôi sẽ phối hợp với quân đội quý quốc giải quyết và Bộ Lễ sẽ gửi thư trả lời sau Tiện đây nhờ

sứ thần của quý quốc chuyển tặng đến Quốc vương 4 thoi vàng ròng, 50 thoi bạc…”6

2 Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

Trong thời kì này Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, mang vị thế của một

“chính quốc” với sức mạnh và tầm ảnh hưởng sâu rộng tới các khu vực lân cận Vì vậy, các nước xung quanh trong đó có Việt Nam luôn phải thể hiện sự tôn trọng, thần phục Hiểu rõ được điều này, Nguyễn Ánh đã có những chính sách ngoại giao tương đối mềm dẻo với Thanh triều, được biểu hiện qua những hoạt động dưới đây

Nhà Nguyễn xin đổi quốc hiệu: Ngay sau khi lên ngôi vào 5-1802, vua Gia Long

đã cử sứ bộ sang nhà Thanh cầu phong Đến 11-1802 sau khi họp triều thần, Gia7 Long đã tiếp tục cử sứ “đem quốc thư và vật phẩm đi xin phong và xin đổi quốc danh là Nam Việt” với ý nguyện “Các đời trước mở mang bờ cõi niêm bang, dựng8 quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm Nay đã vỗ yên được toàn cõi Việt nên cho khôi phục quốc hiệu cũ để chính danh tốt” và để tránh “hai nước cùng Đại9

- ngang hàng nhau!”10

Hoạt động cầu phong, thụ phong: Ở giai đoạn 1802-1858, các vua Gia Long,

Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức sau khi lên ngôi đều cử sứ bộ sang Trung Quốc cầu phong Và để đáp lại sự hòa hiếu của nhà Nguyễn, nhà Thanh cũng đã 4 lần cử sứ

bộ sang ta để thăm viếng vua qua đời và làm lễ tuyên phong cho vua mới lên cầm

6 Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Xuất bản thuộc Bộ Giáo dục, 1971.

7 Quốc sử quán triều Nguyễn , Đại Nam thực lục, tập I, 2002, tr.535.

8 Quốc sử quán triều Nguyễn , Đại Nam thực lục, tập I, 2002, tr.535.

9 Quốc sử quán triều Nguyễn , Đại Nam thực lục, tập I, 2002, tr.580.

10 Lịch sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nguyễn Lương Bích, 1996, tr.214.

Trang 7

quyền “Đến giai đoạn 1858-1884 với tình hình bất lợi trong nước khi quân Pháp chiếm giữa Bắc Kì cùng với sự biến động đầy rối ren trong nội trị nhà Nguyễn khi

có sự thay đổi liên tục giữa các đời vua và thời gian cầm quyền của các vị vua này quá ngắn ngủi nên hoạt động cầu phong không thành.”11

Hoạt động triều cống lễ sính: Cũng giống như những vị vua phong kiến trước đó,

nhà Nguyễn vẫn duy trì giao hảo với Trung Quốc qua hình thức triều cống, lễ sính Đây được xem là phương tiện giao tiếp trong quan hệ bang giao giữa hai nước.Theo Đại Nam thực lục, từ năm 1803, “Lễ bang giao” đã được hình thành, quy định về thể chế triều cống: “Việt Nam phải triều cống hai năm một lần, bốn năm phải cử sứ giả sang chầu một lần.”12 Đến đầu những năm 50 của thế kỉ 19, triều đình nhà Thanh gặp nhiều biến động khi vừa phải đối phó với Anh, vừa phải liên tục dẹp loạn quân Thái Bình thiên quốc; trong khi đó nhà Nguyễn đang phải

chống cuộc xâm lược của Pháp và trước tình hình đó nhà Thanh đã yêu cầu ngừng triều cống Đến năm 1868 vua Tự Đức đã cử người sang triều cống để bình thường

hóa mối quan hệ giữa hai nước nhằm thăm dò tình hình các nước và mong muốn tìm kiếm đồng minh cho mình chống lại sự xâm lược của phương Tây

Mặc dù nhà Nguyễn luôn giữ thái độ hòa hảo, giữ vững nguyên tắc không xâm phạm biên giới, nhưng phía nhà Thanh vẫn thường xuyên vi phạm Như vào năm

1828, Đô đốc phủ Khai Hóa (Quảng Tây) cho quan quân vượt qua biên giới để truy bắt phạm nhân, triều Nguyễn đã quở trách trấn thủ Tuyên Quang và sai viết thư sang trấn phủ Vân Nam báo cho biết để ngăn chặn sự việc tương tự Năm 1831, nhà Thanh cho hơn 600 quân sang chiếm đóng đồn Phong Thổ, đòi quân lính Việt Nam phải rút đi Nhưng nhìn chung các vấn đề xung đột giữa hai nước đều không đáng

11 12 Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thế kỷ XIX, thể chế triều cống, thực và hư, GS Yu Insun, Đại học Quốc gia Seoul, tr.23.

12

Trang 8

kể Nhà Nguyễn vẫn giữ thái độ mềm dẻo, thiện chí hòa bình cương nhu đúng lúc nhằm ổn định hòa bình đồng thời giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc

3 Quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây

Với nguồn tài nguyên giàu có các quốc gia châu Á trong giai đoạn này đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong tiến trình xâm lược của các nước phương Tây và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị các nước này lăm le xâm chiếm Đứng trước tình hình này, lúc đầu triều đình nhà Nguyễn đã tỏ ra khá khôn khéo khi vừa thể hiện thái độ mềm mỏng để tránh các xung đột vừa thể hiện được sự cứng rắn trong việc bảo vệ độc lập dân tộc

Dưới thời vua Gia Long(1802-1820): Đối với các nước phương Tây như Anh và

Mỹ, trong thời kì này triều Nguyễn đã giữ thái độ ôn hòa nhưng rất thẳng thẳn và có phần e dè trong các hoạt động giao thương buôn bán Như vào năm

1803, một phái đoàn Anh xin giao bang và nhượng đất ở Sơn Trà để lập phố nhưng vua không tiếp, tuy nhiên người Anh vẫn có thể buôn bán và đóng thuế theo quy định Cũng trong giai đoạn này, nhiều thuyền buôn tư nhân của các nước này gặp khó khăn, vua Gia Long đều sai quan quân thăm dò, tìm hiểu nguyên nhân và đối đãi khá hậu hĩnh (Đến những đời vua sau các chính sách trên vẫn tiếp tục được duy trì thậm chí còn có nhiều sự hạn chế hơn nữa Vì vậy trong các giai đoạn sau, bài báo cáo của nhóm sẽ chỉ tập trung vào các sự kiện quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Pháp)

Đối với Pháp: “Riêng với Pháp, vua Gia Long có phần thân mật và trọng thị, bởi lẽ trước khi phục quốc ông đã phải dựa vào sự giúp đỡ của người Pháp” Có lẽ sự13 mang ơn đó đã thúc đẩy nhà vua chủ trương chính sách duy trì mối quan hệ hòa hảo, thỏa hiệp, cởi mở với Pháp trong ngoại giao thương mại và một số lĩnh vực

13 Hoàng đế Gia Long và công cuộc khai lập triều Nguyễn 200 năm nhìn lại (Kỳ II: Công cuộc kiến thiết triều Nguyễn), Nguyễn Thu Hoài, Trung tâm lưu trữ quốc gia I, ngày 19/02/2020.

Trang 9

khác như tôn giáo Về thương mại, mãi đến năm 1817, khi mà chiến tranh ở châu

Âu chấm dứt, việc giao thương đường biển được mở rộng thì thương giao Việt -Pháp mới khôi phục trở lại Nhìn chung, việc buôn bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi Chính sách thông thương này của vua Gia Long vừa tạo điều kiện giao lưu buôn bán giữa hai nước, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà vừa tránh

được xung đột mâu thuẫn Về tôn giáo, vua Gia Long vẫn giữ mối quan hệ ôn hòa đối với Thiên Chúa giáo và các giáo sĩ Tuy nhiên, chính sách này đang vô tình tạo điều kiện cho Pháp thao túng người Việt, dần dần vẽ lại bản đồ Việt Nam Bên cạnh những chính sách có phần nhún nhường trước Pháp như vậy, vua

Gia Long vẫn có những đường lối chính trị độc lập và thận trọng

Mặc dù đã có những chính sách ngoại giao tương đối mềm dẻo để vừa thể hiện được sự hòa hiếu vừa khẳng định độc lập dân tộc tuy nhiên đứng trước âm mưu xâm lược ngày càng rõ nét của các nước phương Tây, nhà Nguyễn đã có những chính sách thắt chặt, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của bên ngoài từ giao thương buôn bán cho đến những vấn đề về tôn giáo, xã hội Nổi bật trong đó là hai chính sách “bế quan tỏa cảng” và “dụ cấm đạo”

Giai đoạn 1820-1858: Chính sách “bế quan tỏa cảng”: Sau khi nối ngôi của Gia Long, Minh Mệnh bằng vào nhãn quan chính trị nhạy bén của mình đã nhận ra nguy cơ xâm lược ngày càng gần nhưng vì bị hạn chế bởi tư tưởng nho giáo nho giáo và chịu ảnh hưởng của cha mình (thực chất chính sách “bế quan toả cảng” đã

có mầm mống từ thời Gia Long) nên ông đã thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” Vua nhiều lần từ chối đề nghị giao thương của pháp nhưng khi tàu pháp gặp nạn ông vẫn ra tay giúp đỡ hay khi các tàu buôn của pháp đến Việt Nam thì vẫn được ra vào, trao đổi mậu dịch nhưng chỉ được vào nơi mà vua đã quy định với điều kiện “tuân thủ pháp luật” nhà Nguyễn

Trang 10

Chính sách “dụ cấm đạo”: Ở giai đoạn đầu tiên dưới thời vua Minh Mệnh khi Pháp tăng cường xâm nhập vào nước ta bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức truyền đạo, nhận thức được điều này cộng thêm việc ông được nghe những thông tin sai lệch do cận thần mang tới khiến chính sách “dụ cấm đạo” được ban hành, chính sách này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ra nhiều chỉ dụ khác nhau bắt, giết các giáo sĩ, giáo dân và bắt người dân bỏ đạo từ năm 1825-1828 có 4 giám mục, 9 linh mục ngục ngoại Vua cho rằng: “Đạo Phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục cho nên phải nghiêm cấm để người ta phải theo chính đạo”.14

Đến thời vua Thiệu Trị, Tự Đức: dưới sự khiêu khích ngày càng ngông tàn của Pháp những chính sách ngày càng trở nên mạnh tay hơn Tiêu biểu là chính sách

“Bình Tây Sát Tả”1885 (dẹp người Pháp, giết người Công giáo)

Giai đoạn 1858-1884: Những chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn đã xâm phạm nghiêm trọng đến việc tự do tín ngưỡng của người dân gây nên sự bất bình trong cộng đồng Công giáo và nhân dân Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã viện cớ này

để đưa quân đánh vào Đà Nẵng gây nên những đe dọa nghiêm trọng tới nền tự do dân tộc Trong thời kỳ đầu Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình Huế vì muốn cố gắng duy trì nền phong kiến, đã ký hàng loạt hiệp ước “bán nước” với Pháp, mở

ra thời kỳ nô lệ của dân tộc dưới ách cai trị của thực dân Cụ thể là các hiệp ước

Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Harmand (1883) và Patenôtre (1884) Những hiệp ước này đã thể hiện thái độ nhu nhược , chính sách ngoại giao sai lầm của nhà Nguyễn gây nên sự căm phẫn trong người dân và “dâng” nước ta vào tay

kẻ địch

14 Chính sách của triều Nguyễn đối với thiên chúa giáo , Đỗ Bang, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1-2010, tr.47.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:28

w