1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến tranh có phải là hiệu ứng của bản chất con người không hãy giải thích và đánh giá mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước

18 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Tranh Có Phải Là Hiệu Ứng Của Bản Chất Con Người Không? Hãy Giải Thích Và Đánh Giá Mối Quan Hệ Giữa Chiến Tranh Và Nhà Nước
Tác giả Nguyễn Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Bùi Hải Thiêm
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính trị quốc tế và ngoại giao
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

Tình hình chiến tranh trên thế giới 82.2.Đánh giá mối liên hệ về chiến tranh và bản chất con người 9CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC 3.1.Giải thích mối quan hệ giữa chi

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương GiangLớp : LSCHTCT.2

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲCHIẾN TRANH CÓ PHẢI LÀ HIỆU ỨNG CỦA BẢN CHẤT

CON NGƯỜI KHÔNG? HÃY GIẢI THÍCH VÀ ĐÁNH GIÁMỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Hải ThiêmSinh viên thực hiện : Nguyễn Hương Giang Lớp : LSCHTCT.2

Mã SV : QHQT49C41184

Trang 3

Hà Nội – 2023

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1.Định nghĩa và bản chất của chiến tranh 4

1.1.1 Định nghĩa về chiến tranh 4 1.1.2 Bản chất của chiến tranh 4

1.2 Con người và bản chất con người 4

1.3 Nhà nước và vai trò của nhà nước 5

1.3.1 Khái niệm nhà nước 5 1.3.2 Vai trò nhà nước 5

CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI6

2.1.Phân tích những vấn đề về chiến tranh và bản chất con người 6

2.1.1 Bạo lực, xung đột và chiến tranh 6 2.1.2 Tình hình chiến tranh trên thế giới 8

2.2.Đánh giá mối liên hệ về chiến tranh và bản chất con người 9CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC

3.1.Giải thích mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước 10

3.1.1 Xung đột quốc tế và nội chiến 11

3.1.2 Ảnh hưởng của chiến tranh với sự phát triển của nhà nước 11

3.2.Đánh giá mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện bản tiểu luận cuối kỳ này, em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Hải Thiêm đã giảng dạy em bộ môn Lịch sử Các Học thuyết Chính trị lớp LSCHTCT-49-QHQT.2_LT để từ đó em có những kiến thức nền tảng viết nên bài tiểu luận Đây là lần đầu tiên em được làm quen với cách viết tiểu luận và tiếp xúc với đề tài này cũng như còn hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn bản tiểu luận này còn nhiều thiếu sót Vì thế, em rất mong nhận được những lời góp ý từ thầy cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên Nguyễn Hương Giang

Trang 6

MỞ ĐẦU

Chiến tranh - một chủ đề được rất nhiều người nhắc tới dù ở khoảng thời gian nào Đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây, cụ thể vào năm 2022, cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine đã làm vấn đề về chiến tranh được chú ý hơn bao giờ hết Những lo ngại về chiến tranh đã khiến con người hoài nghi về mối quan hệ giữa hành vi của con người và chiến tranh, cũng như mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước.

“War and Human Nature” (2004) đã lập luận rằng lịch sử tiến hóa của loài người đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của mỗi chúng ta Kích thích cảm xúc của con người ảnh hưởng đến việc rút ra bài học của con người Điều này cũng được lập luận gần như tương tự tại “The origins of war: Biological and anthropological theories” (1996) rằng chiến tranh là nuôi dưỡng sự bắt chước tự nhiên.

Thông qua việc tìm hiểu về đề tài này, tiểu luận gồm hai phần phân tích: thứ nhất chỉ ra mối quan hệ giữa chiến tranh và bản chất con người; thứ hai từ đó mở rộng chỉ ra mối quan hệ giữa chiến tranh với nhà nước Qua đó đề xuất một số giải pháp với các vấn đề đó

6

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Định nghĩa và bản chất của chiến tranh 1.1.1 Định nghĩa về chiến tranh

Theo từ điển Oxford, chiến tranh là “một tình huống trong đó hai hoặc nhiều quốc gia hoặc là một nhóm người chiến đấu chống lại nhau trong một khoảng thời gian.” Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh đã viết chiến1

tranh là “tình trạng xung đột bằng vũ lực giữa hai lực lượng đối lập.” Hán2

điển - trang web từ điển online của Trung Quốc định nghĩa chiến tranh là “cuộc đấu tranh vũ trang cho các mục đích chính trị.”3

Từ những cách định nghĩa trên, có thể định nghĩa chiến tranh đơn giản như sau: Chiến tranh là một mức độ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ

1.1.2 Bản chất của chiến tranh

Bản chất của chiến tranh thể hiện ở hai mặt luôn có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau: mặt chính trị và mặt bạo lực vũ trang Mặt chính trị là vấn đề gắn liền với nhà nước Mặt bạo lực vũ trang là vấn đề gắn liền với bản chất con người Giải thích được mối liên quan giữa chiến tranh và hai mặt này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về bản chất của chiến tranh và có những giải pháp ngăn chặn chiến tranh

1.2 Con người và bản chất con người

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội Con người

có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, phát triển của con người là giới tự 1 “a situation in which two or more countries or groups of people fight against each other over a period of time” (Oxford Learner’s Dictionaries, Oxford University Press, March 2023)

2Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2013

7

Trang 8

nhiên Vì thế, mọi nghiên cứu phải xét từ nguồn gốc tự nhiên của con người Tuy nhiên, sự phát triển của con người luôn bị chi phối bởi yếu tố xã hội

Về bản chất con người, C Mác đã từng có câu nói nổi tiếng: “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.”4 Qua đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử Bản chất con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.

1.3 Nhà nước và vai trò của nhà nước 1.3.1 Khái niệm nhà nước

Ăng-ghen từng nói rằng nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được, nhà nước là lực lượng: “Nảy sinh từ xã hội nhưng lại đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó trong vòng “trật tự” Phát triển quan điểm của Ăng-ghen, Lênin quan niệm: “Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay gần như chỉ chuyên, hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị”.

1.3.2 Vai trò của nhà nước

Trong giai đoạn cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, “Thuyết bàn tay vô

hình”của Adam Smith (1723-1790) cho rằng hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan chi phối, với nguyên lý “Nhà nước không can thiệp” vào hoạt động kinh tế Tuy vậy, ông không chống lại vai trò kinh tế của nhà nước mà chỉ chống lại sự can thiệp sai trái của nhà nước

4C.Mác - Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

8

Trang 9

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hóa một cách có hiệu quả, tuy nhiên, có nhiều khuyết tật vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước.

Như vậy, có thể thấy nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển mỗi quốc gia, giúp quốc gia có định hướng phát triển cả về kinh tế và chính trị

CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2.1 Phân tích những vấn đề về chiến tranh và bản chất con người

2.1.1 Bạo lực, xung đột và chiến tranh

Bạo lực có phải là bản chất con người? Và bạo lực - thứ được nhiều người coi là bản chất con người - liệu có phải là nhân tố gây nên chiến tranh? Nếu chiến tranh thể hiện xu hướng bẩm sinh của con người thì có lẽ chúng ta phải mong đợi tìm thấy những bằng chứng về chiến tranh trong suốt lịch sử loài người Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm ra một vài bằng chứng về chiến tranh: các tác phẩm nghệ thuật trên tường, hang động; vũ khí; bộ xương (vết thương trên những bộ xương).

9

Trang 10

Hình 1.1 Dấu vết về chiến tranh được tìm thấy trong hang đá ở Iberia.

Nguồn: “Rock Art of the Mediterranean Basin on the Iberian Peninsula”, Pietatd'Ulldecona, detail of Abric number 1, calBenido, 09/12/2006.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào chứng minh rằng chiến tranh đã diễn ra trong suốt kỷ nguyên của loài người Thậm chí còn có những bằng chứng về xã hội không có chiến tranh Điển hình ở Nam Levant, nơi có những điều kiện gây nên chiến tranh (dân số tăng, phân hóa giai cấp, ) nhưng không có bằng chứng nào về chiến tranh Hóa ra nhiều xã hội cũng có những quy tắc riêng về hòa bình Con người có khả năng chung sống hòa bình “Con người có thể tạo ra những xung đột lớn, nhưng họ cũng có khả năng vượt trội trong việc giải quyết các xung đột mà không cần dùng đến bạo lực.” 5

5 “Clearly humans are capable of creating great mayhem, but they also have a remarkable capacity for working out conflicts without resorting to violence.” (Fry, Douglas P Beyond war: The human potential for peace Oxford University Press, 2007, p.2).

10

Trang 11

Nhà chính trị Francis Fukuyama đã từng viết trong tác phẩm của mình rằng chiến tranh và nạn diệt chủng đã có từ hàng chục hàng trăm nghìn năm trước, thậm chí có từ tổ tiên của chúng ta - các loài tinh tinh Theo thuyết tiến hóa, sự xuất hiện của con người trên trái đất do sự biến đổi của động vật linh trưởng, cụ thể là vượn cổ Một vài nhà khoa học lập luận rằng tinh tinh có xu hướng giết người theo bản năng; và con người cũng vậy, bởi chúng ta được hưởng gen di truyền do có họ hàng với các loài tinh tinh Tuy vậy, theo khảo sát của R Brian Ferguson - giáo sư nhân chủng học tại Đại học Rutgers, ông chỉ ra rằng “chiến tranh” giữa các loài tinh tinh là do sự xáo trộn của loài người “Khảo sát quan trọng về những cái chết của tinh tinh gần đây từ 18 địa điểm nghiên cứu tinh tinh - tổng cộng lên tới 426 năm quan sát thực địa - cho thấy trong 15 vụ chỉ có 2 vụ đến từ mâu thuẫn” 6

2.1.2 Tình hình chiến tranh trên thế giới

Có thể thấy rằng, tình hình chiến tranh trên thế giới đã giảm đáng

kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1989 Hoa Kỳ và Liên Xô đã không phát động chiến tranh thế giới thứ III theo như dự đoán, đồng thời không có bất kỳ cường quốc nào đánh nhau kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 Tuy thế, những dấu hiệu của một cuộc chiến tranh bắt đầu quay trở lại khi xảy ra cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Triều Tiên vào năm 2021 Và mới đây, năm 2022 xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine Những sự kiện chiến tranh ấy đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải vì bẩm sinh con người là hung hăng nên chiến tranh không bao giờ có thể chấm dứt, nên khoảng thời gian hòa bình nào cũng chỉ là tạm thời? Một số người Rousseau cho rằng, chúng ta là loài tinh tinh hippie, tràn ngập oxytocin và được trang bị các tế 6 “Critical examination of a recent compilation of killings from 18 chimpanzee research sites—together amounting to 426 years of field observations—reveals that of 27 observed or inferred intergroup killings of adults and adolescents, 15 come from just two highly conflicted situations.” (R Brian Ferguson, War Is Not Part of Human Nature, Scientific American, 09/2018)

11

Trang 12

bào thần kinh đồng cảm, điều đó khiến chúng ta tự nhiên hướng tới hòa bình Có thể thấy, cuộc chạy đua vũ trang hiện nay đã hạ nhiệt và không gây ra hậu quả đáng kể Với cuộc xung đột Nga - Ukraine, cả thế giới đều đang lên án chiến tranh, các tổ chức quốc tế đang cố gắng vì nền hòa bình thế giới, ví dụ như cuộc bỏ phiếu lên án chiến tranh Nga - Ukraine Qua đó có thể thấy nhận thức của con người về vấn đề chiến tranh, con người có xu hướng hướng tới hòa bình

2.2 Đánh giá mối liên hệ về chiến tranh và bản chất con người

Chiến tranh có phải là hệ quả/ hiệu ứng của bản chất con người không? Qua cơ sở lý luận và những phân tích trên, có thể thấy rằng, con người không mong muốn gây ra chiến tranh; chiến tranh không phải nhu cầu sinh học, bản tính tự nhiên của con người “Chiến tranh chỉ là một phát minh của con người, không phải là nhu cầu sinh học”.7

Tuy nhiên, khi xét riêng về bản tính xã hội trong bản chất con người, khi xét bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhiều người lầm tưởng rằng bản chất con người đã gây nên chiến tranh Bởi khi các mối quan hệ xã hội trở nên gắn bó chặt chẽ và phức tạp, điều đó đã nảy sinh chiến tranh Thế nhưng, chỉ khi tổ chức xã hội ngày càng trở nên phức tạp, chiến tranh mới nổ ra Hơn nữa, con người là thể thống nhất hoàn chỉnh bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội Vì thế, con người có thể kiểm soát những tính cách, suy nghĩ xấu xa của bản thân mình.

Thấy được những vấn đề về chiến tranh và bản chất con người, chúng ta cần lên án các lực lượng có hành vi xấu đem đến chiến tranh Ngoài ra chúng ta cần tham gia tích cực các cuộc vận động hưởng ứng hòa bình Chúng ta cần xây dựng một xã hội nói “không” với chiến tranh

7 “War is only an invention-Not a biological necessity” (Margaret Mead, Militarization: A Reader, Duke University Press, 6/10/2019).

12

Trang 13

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN TRANH VÀ NHÀ NƯỚC 3.1 Giải thích mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước

3.1.1 Xung đột quốc tế và nội chiến

R Harrison Wagner trong cuốn “War and the State” đã chỉ ra bất kỳ sự hiểu biết nào về chính trị quốc tế đều phải là một phần của nghiên cứu tổng quát hơn về mối quan hệ giữa xung đột và nhà nước Xung đột giữa các quốc gia và xung đột bên trong chúng không được phân biệt rõ ràng với nhau Giải thích cho những vấn đề xung đột quốc tế, Bodin kết luận rằng “cách tốt nhất bảo tồn và tránh sự nổi loạn và nội chiến là tìm ra kẻ thù chung.” Ông đã tìm8

thấy bằng chứng cho nguyên tắc này, người La Mã, những người không tìm thấy thuốc giải cho cuộc nội chiến đã áp dụng quy tắc để tránh một cuộc nội chiến.

Theo Hobbes, tự vệ là mối quan tâm chính của con người Mọi người trong một trạng thái tự nhiên đều lo sợ cho sự an toàn của chính mình, vì thế sẵn sàng làm tổn thương người khác trước khi chính mình bị thương Nhắc đến quan điểm này có thể lấy ví dụ là những cuộc chạy đua vũ trang -nhân tố trực tiếp gây ra chiến tranh trên thế giới Từ nỗi lo sợ và ích kỷ của cá nhân đến một tập thể là nhà nước Qua đó có thể thấy rằng bản thân nhà nước có mối liên quan đến vấn đề gây ra chiến tranh

Những người theo chủ nghĩa tự do chấp nhận vai trò của chiến tranh rồi giảm thiểu nó Trong “Man, the State and War”, Kenneth Waltz đã viết “Mặc dù lợi ích của nhân dân là hòa bình, nhưng chính phủ của họ lại gây chiến Họ làm được điều này một phần là do người dân chưa nhận thức rõ ràng lợi ích thực sự của họ, nhưng quan trọng hơn vì lợi ích thực sự, khi được

8 “The best way of preserving a state, and guaranteeing it against sedition, rebellion and civil war is to keep the subjects in amity one with another, and to this end, to find an enemy against whom they can make common cause.” (Jean Bodin, 1955)

13

Trang 14

nhận thức, chưa được thể hiện trong chính sách của chính phủ.” Dẫn chứng về câu nói của K Waltz cho thấy tầm quan trọng của nhà nước và chính phủ trong việc ngăn chặn chiến tranh, lập nên hòa bình thế giới

3.1.2 Ảnh hưởng của chiến tranh với sự phát triển của nhà nước

Chiến tranh liệu có quyết định sự trỗi dậy của nhà nước hay không? Nếu có, chiến tranh đã ảnh hưởng thế nào đến sự trỗi dậy của nhà nước? Có một vài quan niệm cho rằng nhờ có chiến tranh, xung đột, các quốc gia mới mở rộng và phát triển, mới hình thành nên cường quốc và trật tự thế giới Một bằng chứng về mối liên hệ giữa chiến tranh và sự phát triển của nhà nước là mối tương quan tồn tại giữa cấu trúc chính trị và lực lượng vũ trang Thậm chí Andreski lập luận rằng tổ chức quân sự là yếu tố quan trọng của tổ chức chính trị

Tuy nhiên, chiến tranh cũng có thể gây ra những thay đổi xấu với sự phát triển của nhà nước hoặc làm cho sự phát triển đó trở nên lệch lạc Sức mạnh nội tại của nhà nước bao gồm định hình và điều chỉnh các hành vi mà không cần dùng đến bạo lực Nghĩa là, chúng ta hoàn toàn có thể chung sống hòa bình bằng sự cân bằng quyền lực Thế nhưng, “Xung đột quân sự có thể làm trầm trọng thêm quyền lực nhà nước theo nhiều cách” Bằng mở rộng10

quân đội và tăng thuế, bằng cách phá hủy những giá trị truyền thống, những cách này đã thúc đẩy chế độ độc tài, phá hủy các quyền tự do đã được thiết lập Điều này có thể kể đến Đức Quốc xã, nhà độc tài Hitler - khoảng thời gian đen tối của lịch sử nhân loại.

3.2 Đánh giá mối quan hệ giữa chiến tranh và nhà nước

9 “Though the interest of the people is in peace, their governments make war This they are able to partly because people have not clearly perceived their true interests, where perceived, have not found expression in governmental policy” (Waltz, Kenneth Neal Man, the state, and war: A theoretical analysis Columbia University Press, 2001, p.101).

10 “Military conflict can aggrandize state power in several ways.” (Porter, Bruce D War and the Rise of the State Simon and Schuster, 2002, p.25).

14

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w