Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, vai trò của người bào chữa ngày càng trở nên quan trọng và được đề cao hơn bao giờ hết. Họ không chỉ đóng vai trò như là người đại diện cho các bị cáo trong các vụ án, mà còn đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và đảm bảo nền pháp chế của nước ta. Điều này đặt ra một loạt các yêu cầu đối với người bào chữa phải liên tục hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và trau dồi đạo đức. Việc nghiên cứu về đặc điểm tâm lý và phẩm chất của người bào chữa cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà họ tương tác với các bên liên quan trong quá trình tố tụng. Điều này có thể bao gồm cách họ xây dựng mối quan hệ với bị cáo, luật sư đối phương, … Hiểu biết sâu sắc về những yếu tố tâm lý và nhân văn mà họ phải đối mặt có thể giúp chúng ta phát triển các chiến lược giao tiếp và đàm phán hiệu quả, từ đó tăng cơ hội thành công trong mỗi trường hợp. Do đó vấn đề về tâm lý, phẩm chất và năng lực của người bào chữa đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm, bàn luận. Vì vậy nhóm 1 chúng em đã chọn đề tài “Đặc điểm tâm lý và những phẩm chất, năng lực cần có của người bào chữa” đây không chỉ là một đề tài quan trọng về đặc điểm tâm lý mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của ngành luật, qua đó thấy được những cái nhìn đúng đắn, chính xác về tâm lý, phẩm chất, năng lực và thực tiễn hiện nay của người bào chữa. 2. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ và trình bày lý luận về đặc điểm tâm lý và những phẩm chất, năng lực cần có của người bào chữa. Tìm hiểu thực trạng của pháp luật và áp dụng pháp luật những vấn đề bất cập đang gặp phải về người bào chữa. Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp chung nhằm hoàn thiện về tâm lý và những phẩm chất, năng lực cần có của người bào chữa. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận chủ yếu là những tâm lý và những phẩm chất, năng lực cần có của người bào chữa. 4. Phạm vi nghiên cứu 2 Đề tài nghiên cứu các đặc điểm tâm lý và những phẩm chất, năng lực cần có của người bào chữa. Đề tài tập trung chủ yếu các vấn đề tâm lý, phẩm chất và năng lực người bào chữa trong phạm vi môn học tâm lý học tư pháp . Nghiên cứu thực tiễn về các vấn đề xảy ra hiện nay đối với người bào chữa. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, nhóm sẽ tập trung vào các phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh,... Trong đó phương pháp phân tích sẽ được sử dụng để làm rõ các đặc điểm tâm lý và những phẩm chất, năng lực cần có của người bào chữa. Phương pháp tổng hợp, thống kê để sử dụng trong việc tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến đặc điểm tâm lý và những phẩm chất, năng lực người bào chữa. Từ các phương pháp nghiên cứu sẽ rút ra được những giải pháp chung phù hợp với thực tiễn hiện nay.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
Khái niệm người bào chữa
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 72 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 xác định “ Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa” Theo quy định trên có thể thấy rằng “Người bào chữa” là người có thể được các chủ thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo “nhờ” để bào chữa nhằm mục đích để người bào chữa dùng lý lẽ, chứng cứ bênh vực và gỡ tội, hoặc làm triệt tiêu các căn cứ buộc tội cho thân chủ của mình.
Dưới góc độ pháp lý, rõ ràng người bào chữa có thể xuất hiện trong rất nhiều giai đoạn tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Từ góc độ pháp lý, khi đánh giá người bào chữa dưới góc nhìn tâm lý học. Chính vì có sự tham giá có thể diễn ra trong suốt quá trình tiền hành tố tụng, tham gia giải quyết với rất nhiều chủ thể tham gia tố tụng từ chính thân chủ của mình, các đương sự liên quan, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiền hành tố tụng,…vì vậy mà người bào chữa cũng sẽ thể hiện rất nhiều những trạng thái, đặc điểm tâm lý khác nhau khi tham gia vào từng quan hệ cụ thể.
Phân loại người bào chữa
Dưới khía cạnh khoa học pháp lý, người bào chữa là một khái niệm có nội hàm rồng, không cụ thể một đối tượng nào thậm chí là bất cứ ai có đầy đủ năng lực chủ thế và không thuộc trường hợp bị hạn chế “không được bào chữa” theo khoản 4 Điều 72
Bộ Luật Tố tụng hình sự Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của để tài việc phân loại mang tính liệt kê chứ không đi sâu vào phân tích đặc điểm pháp lý của từng loại người bào chữa. Đầu tiên , người bào chữa có thể là Luật sư, đối với luật sư có lẽ là người xuất hiện phần lớn trong các vụ án với vai trò là người bào chữa Bên cạnh đó nhìn nhận việc Luật sư có sự am hiểu tường tận trong lĩnh vực chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn khi tham gia tố tụng, vì vậy mà đặc điểm tâm lý của luật sư là người bào chữa trong vụ án hình sự có lẽ sẽ mang nhiều tính đặc sắc hơn so với các loại người bào chữa khác Một góc nhìn rộng hơn nếu so với các người bào chữa khác Luật sư trong trường hợp này thường tham gia khi được mời bằng việc ký kết hợp đồng dịch vụ với thân chủ của mình Vì thế mà trong khi tham gia tố tụng với tư cách bào chữa cho thân chủ cũng sẽ có sự tích cực hơn nên đặc điểm tâm lý sẽ rõ nét hơn.
Ngoài người bào chữa là luật sự, có nhiều thể hiện tâm lý khi tham gia hoạt động bào chữa cho thân chủ trong quá trình tố tụng Còn có ba loại người bào chữa khác gồm người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý Tuy một số vụ án có thể xuất hiện với tư cách người bào chữa nhưng không nhiều và trong các vụ án rất đặc vì thể nếu nghiên cứu đặc điểm tâm lý của những chủ thể này sẽ khó khăn hơn.
Đặc điểm tâm lý của người bào chữa cụ thể liên quan đến hoạt động bào chữa4
1.3.1 Quan hệ tâm lý giữa người bào chữa và thân chủ (người bị buộc tội) trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý
1.3.1.1 Những nhân tố tích cực trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý giữa người bào hữa với thân chủ
Khi có một vụ án xảy ra trên thực tế, người bị buộc tội hoặc gia đình người bị buộc tội có quyền yêu cầu người bào chữa, việc yêu này làm cho giữa người bào chữa và thân chủ xuất hiện nhu cầu phải thiết lập giao tiếp tâm lý Dựa trên thực tế có thể thấy rằng giữa người bào chữa và người bị buộc tội tức thân chủ của họ có những nhân tố thuận lợi nhất định để thiết lập giao tiếp tâm lý Đầu tiên có thể nói là do tình trạng pháp lý đặc biệt của thân chủ, khi đang bị cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành cáo buộc về việc thực hiện một tội phạm Hơn bao giờ hết, người bị buộc tội rất cần sự trợ giúp về mặt pháp lý cũng như tâm lý vì họ không phải là người có hiểu biết rõ ràng về mặt pháp lý, thậm chí không có chút hiểu biết gì về mặt pháp luật và cũng trang trong trạng thái tâm lý không ổn định đang lo lắng vì những gì mình đã làm hoặc những gì đang xảy ra Đây cũng chính là nhân tố thuận lợi trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý giữa người bào chữa và người bị buộc tội Vì người bị buộc tội bấy giờ rơi vào trạng thái tâm lý lo lắng và hy vọng rằng người bào chữa có thể trợ giúp một cách hiệu quả nhất nên người buộc tội luôn có thái độ sẵn sàng giao tiếp với người trợ giúp pháp lý của mình.
Bên cạnh đó, người bào chữa vì hoạt động nghề nghiệp, xuất phát từ hoạt động nghề nghiệp nên người bào chữa sẵn sàng thiết lập giao tiếp tâm lý đối với thân chủ của mình bởi họ hiểu rằng việc thành công hay thất bại trong công việc phụ thuộc nhiều hơn cả vào việc người bào chữa có thành công trong quá trình thiết lập giao tiếp tâm lý với thân chủ hay không Có thể nhận định rằng thật khó để mà người bào chữa hoàn thành nhiệm vụ tố tụng của mình nếu người bào chữa không làm cho thân chủ của mình tin cậy vào sự trợ giúp pháp lý của họ.
1.3.1.2 Những rào cản trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý giữa người bào chữa và thân chủ
Trên thực tế, việc thiết lập giao tiếp tâm lý giữa người bào chữa và người bị buộc tội không phải lúc nào cũng thuận lợi vì giữa họ cũng có những rào cản nhất định xuất phát từ những đặc điểm tâm lý của mỗi bên. Đối với, đặc điểm tâm lý giữa người bào chữa và thân chủ vì lý do quan hệ này được thực hiện trong một điều kiện không bình thường bởi một người đang bị cơ quan chức năng cáo buộc là có tội, một người thì phải tìm mọi cách để làm rõ các vấn đề có liên quan đến vụ việc, tìm các căn cứ gỡ tội nên giữa họ đôi khi có những rào cản vô hình do cả hai bên tự dựng nên Người bị buộc tội vào thời điểm ban đầu khi mới kết nối với người bào chữa họ thường vẫn còn giữ thái độ dè dặt, thăm dò đối với người bào chữa, không nói hết sự thật cho người bào chữa bởi họ chưa thật sự tin tưởng rằng người bào chữa có giúp đỡ được gì cho họ hay không và họ lo lắng rằng khi họ nói ra hết toàn bộ tình tiết người bào chữa sẽ không giúp họ gỡ tội mà có thể sẽ đi tố ngược lại họ, Bên cạnh đó, người bị buộc tội chưa muốn chia sẻ với những câu hỏi mang tính nhạy cảm do người bào chữa đặt ra vì đôi khi đối với những vụ án đặc biệt như những vụ án hiếp dâm, người bào chữa mang tâm lý muốn làm rõ vụ việc xảy ra để tìm phương hướng giải quyết cho thân chủ bắt buộc phải đặc những câu hỏi mang tính nhạy cảm để làm rõ thật sự thân chủ của mình có phải thực hiện hành vi đó trên thực tế hay không để người bào chữa biết cách mà gỡ tội cho họ khi ra tòa.
Thái độ chờ đợi sự ủng hộ tuyệt đối từ phía người bào chữa của thân chủ là một rào cản tâm lý gây khó khăn trong triển khai những công việc cần thiết, bắt đầu từ việc đánh giá khách quan sự việc, để tìm kiếm phương án bào chữa thích hợp Tâm lý chung của con người chúng ta khi thực hiện hành vi không cần biết hành vi nêu trên là đúng hay sai nhưng vẫn muốn có người nào đó đứng về phía mình và bênh vực ủng hộ cho mình, người bị buộc tội cũng vậy, họ rất mong muốn có được sự ủng hộ tuyệt đối từ phía người bào chữa vì họ là người kí hợp đồng dịch vụ với người bào chữa, họ chi trả phí dịch vụ cho người bào chữa nên họ rất mong chờ sự ủng hộ tuyệt đối từ người bào chữa nhưng thực tế, người bào chữa với tâm lý phải bảo vệ thân chủ nhưng phải tuân thủ pháp luật, phải nhìn rõ sự thật khách quan của vụ việc và cũng phải giáo dục cho thân chủ biết rằng hành vi của họ là trái pháp luật,… nên thái độ này của người bào chữa vô hình chung hình thành nên rào cản tâm lý gây khó khăn cho người bào chữa trong quá trình triển khai công việc. Đối với người bào chữa họ cũng có những đặc điểm tâm lý nhất định mà vô tình trở thành rào cản không đáng có, cụ thể:
Vì người bào chữa cũng là con người, cũng là một công dân nên người bào chữa cũng có đánh giá cá nhân mang tính chất phán xét đối với một hành vi phạm tội. Tâm lý lên án, phán xét đối với một hành vi phạm tội là hiện tượng tâm lý tự nhiên của bất kỳ cá nhân nào trong đó có người bào chữa Bởi những hành vi mang rợ của người phạm tội gây ra cho nạn nhân, gia đình nạn nhân, gây ra cho xã hội mà trong thâm tâm của người bào chữa họ cũng lên án rất gây gắt Đây cũng là rào cản tâm lý cho việc thiết lập giao tiếp tâm lý giữa người bào chữa với thân chủ.
Khi tiếp xúc với những chứng cứ, sự kiện liên quan đến vụ án, người bào chữa có thể có những đánh giá chủ quan ban đầu và mạnh dạn khẳng định với thân chủ rằng bản thân người bào chữa có thể giúp thân chủ của mình trắng án,… Việc đưa ra những nhận xét quá sớm về vụ án có thể mang tính phiến diện, đưa ra đến những quy kết không hoàn toàn có cơ sở khiến người bị buộc tội thất vọng Đây là rào cản tâm lý cho việc thiết lập giao tiếp tâm lý, thậm chí nó có thể đưa đến sự thất bại trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý bằng việc thân chủ yêu cầu chấm dứt sự trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh những rào cản thì cũng có những hướng khắc phục những rào cản tâm lý để thành công trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý Để khắc phục những rào cản trong quá trình thiết lập giao tiếp tâm lý giữa người bào chữa và người bị buộc tội phải lưu ý như sau:
Trước hết, người bào chữa phải ý thức rõ ràng nhiệm vụ tố tụng của mình là trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội Ý thức được vị trí tố tụng của mình, người bào chữa sẽ thiết lập được quan hệ tâm lý đúng đắn với thân chủ tức là người bị buộc tội, hạn chế được những trạng thái tâm lý thái quá của người bị buộc tội không có lợi cho hoạt động bào chữa Trong quá trình thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp, người bào chữa phải ý thức được hành lang pháp lý mà họ phải tuân thủ Người bào chữa, trong khuôn khổ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, phải chuẩn bị tốt cho thân chủ trong các hoạt động tố tụng.
Thứ hai, để thành công trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý, người bào chữa phải xác định rõ nguyên tắc làm việc với thân chủ: bình tĩnh, tự tin, tự chủ, khoan dung, tôn trọng và chân tình Thái độ tâm lý phù hợp là điều kiện cần thiết nhằm đạt đến sự tương hợp tâm lý giữa đôi bên với mong muốn cùng nhau vượt ra khỏi tình huống khó khăn Hạn chế tối đa những biểu lộ tâm lý mang tính chất phán xét, lên án đối với thân chủ, gạt bỏ thái độ giả tạo hay gay gắt đối với thân chủ Sự thiếu tin tưởng, giả tạo từ hai phía không thể đem đến sự trợ giúp hiệu quả cho việc bào chữa Ngược lại, người bào chữa cũng phải giúp thân chủ hiểu được giới hạn của sự trợ giúp pháp lý luôn bị chi phối bởi hành lang pháp luật và sự thật khách quan.
Khi giao tiếp, người bào chữa phải cân nhắc trạng thái tâm lý của người bị buộc tội Nhiều thông tin được người bị buộc tội đánh giá trong tình trạng bị căng thẳng tâm lý thường mang tính chất tiêu cực và hoài nghi, chưa gần với sự thật khách quan Khi tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến đánh giá cá nhân của người bị buộc tội, cần cân nhắc đặc tính trên.
1.3.2 Quan hệ tâm lý của người bào chữa với những chủ thể khác nhau trong tố tụng hình sự
1.3.2.1 Quan hệ tâm lý của người bào chữa với Điều tra viên
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, người bào chữa có thể tham gia tố tụng để bảo vệ người bị tạm giữ, bị can có thể bắt đầu từ khi có quyết định tạm giữ và kết thức khi có kết luận điều tra Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sự tham gia của người bào chữa trong giai đoạn điều tra là cơ sở pháp lý của quan hệ tố tụng giữa người bào chữa trong giai đoạn điều tra là cơ sở pháp lý của quan hệ tố tụng giữa người bào chữa và Điều tra viên Khác với quan hệ tố tụng giữa người bào chữa và người bị buộc tội là quan hệ có sự thỏa thuận tự nguyện từ cả hai phía (trừ trường hợp bào chữa chỉ định), thì quan hệ tố tụng giữa người bào chữa và Điều tra viên là quan hệ luật định trên cơ sở thực hiện các chức năng tố tụng một bên là tìm ra các bằng chứng, chứng cứ buộc tội người bị buộc tội và bên còn lại là gỡ tội cho người bị buộc tội Chính các chức năng tố tụng khác nhau đã dẫn đến quan hệ tâm lý mang tính đối trọng giữa người bào chữa với Điều tra viên Trong quan hệ đó cũng đã có những nhân tố tâm lý tích cực để duy trì và phát triển mối quan hệ giữa họ, nhưng bên cạnh đó cũng có những rào cản tâm lý nhất định.
Về nhân tố tâm lý tích cực trong quan hệ tâm lý giữa người bào chữa và điều tra viên, việc nhận thức của Điều tra viên về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Trong tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, ý thức bảo vệ quyền con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong tố tụng hình sự ngày càng được nâng cao Quyền con người ngày càng được chú trọng và được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật cao nhất của nước Việt Nam.Trong xu thế đó, những người tiến hành tố tụng nói chung, Điều tra viên nói riêng ngày càng ý thức rõ ràng hơn trách nhiệm tố tụng của mình luôn gắn liền với bảo vệ quyền của con người, ngay cả trường hợp họ là người phạm tội Một trong những bảo đảm trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là quy định về sự tham dự của người bào chữa trong các hoạt động tố tụng hình sự, ở một số vụ án nhất là vụ án xét xử người dưới 18 tuổi và các vụ đặc biệt nghiêm trọng với mức hình phạt 20 năm tù, chung thân, tử hình thì bắt buộc phải có người bào chữa tham gia vào quá trình xét xử Chính vì điều này đã dẫn đến sự thay đổi về thái độ của các Điều tra viên đối với vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng tích cực trong việc xây dựng mối quan hệ tố tụng.
Sự nhận thức của Điều tra viên về những lợi ích nhận được khi người bào chữa tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra Trong thực tế, sự tham dự của người bào chữa trong hoạt động điều tra đã đem lại lợi ích cho hoạt động tố tụng Cụ thể, các lợi ích đó là Sự hỗ trợ của người bào chữa trong việc thuyết phục thân chủ hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ sự thật của vụ án, nhờ thế mà được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước Sự tham dự của người bào chữa trong giai đoạn điều tra như một nhân chứng minh chứng cho việc thu thập lời khai của bị can bảo đảm các quy định tố tụng hình sự Vì thực tế cho thấy rằng nhiều Điều tra viên cố tình làm giả khẩu cung vì mục đích cá nhân, hay dụng hình ép cung đánh đập người bị buộc tội để lấy khẩu cung,… Vì thế, khi có sự xuất hiện của người bào chữa bị can không còn cơ hội phản cung với các lý do có những vi phạm về tố tụng hình sự như bị đánh đập hay bị ép cung.
Sự tham dự của người bào chữa trong giai đoạn điều tra đã tạo ra cơ chế phản biện những hoạt động tố tụng do Điều tra viên thực hiện Những gợi ý của người bào chữa liên quan đến những tình tiết phát sinh của vụ án nhiều khi có ý nghĩa rất quan trọng đối với Điều tra viên, thậm chí có ý nghĩa chuyển đổi hướng điều tra hợp lý, hạn chế tối đa khả năng sai sót trong hoạt động điều tra. Đi đôi với những thuận lợi thì cũng có những rào cản trong giao tiếp tâm lý giữa người bào chữa và Điều tra viên có thể kể đến như sự đối trọng về chức năng tố tụng giữa Điều tra viên là bên buộc tội và người bào chữa là bên gỡ tội là một rào cản đáng kể trong việc thiết lập mối quan hệ tố tụng giữa người bào chữa và Điều tra viên. Tâm lý lo ngại sự tham dự của người bào chữa có thể gây ra khó khăn cho hoạt động điều tra làm rõ sự thật của vụ án là một hiện tượng tâm lý khá phổ biến hiện nay Vì thực tế có những vị luật sư họ bỏ qua đạo đức nghề nghiệp của mình và thực hiện hành vi mua chuộc bị đơn, người làm chứng, mua chuộc Điều tra viên hay cả Kiểm sát viên để cung cấp những thông tin, bằng chứng có lợi cho thân chủ của họ nên việc này trở thành một rào cản tâm lý là điều dể hiểu.
Cần khắc phục những rào cản quan hệ tâm lý giữa người bào chữa và điều tra viên, khắc phục lý e ngại của Điều tra viên về sự tham dự của người bào chữa tại giai đoạn điều tra bằng cách người bào chữa, bằng các cách thức khác nhau, chứng minh những lợi thế cho hoạt động điều tra khi có sự tham dự của người bào chữa.
1.3.2.2 Quan hệ tâm lý của người bào chữa với Kiểm sát viên
Những nhân tố tích cực trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý giữa người bào chữa và kiểm sát viên.
NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÝ CẦN CÓ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
Những yếu tố tác động tâm lý của người bào chữa
Khi ra tranh luận tại toà, người bào chữa đang đứng trước nhiều yếu tố tác động đến tâm lý của chính mình đòi hỏi người bào chữa phải cứng rắn, mạnh mẽ vượt qua điều này.
Yếu tố đầu tiên có thể kể đến là chức năng, nhiệm vụ của người bào chữa với thân chủ, với những người tham gia tố tụng khác có thể đối với luật sư đồng nghiệp vì khi người bào chữa làm trợ giúp pháp lý cho những người có quyền thế, địa vị cao hơn họ hoặc là luật sư tranh tụng cho bên đối nghịch là luật sư nổi tiếng hơn, có tuổi nghề lâu hơn, tuổi đời lâu hơn, giỏi hơn trong lĩnh vực đó làm cho tâm lý của người bào chữa có sự e dè nhất định, rụt rè ngại thể hiện quan điểm hơn hoặc tệ hơn là họ nghĩ rằng trước sau gì cũng sẽ không thắng được Hay khi tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng làm cho người bào chữa bị tác động tâm lý.
Tiếp theo, yếu tố tác động đến tâm lý của người bào chữa cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh tiếp nhận và điều kiện tiếp nhận vụ án hình sự, cụ thể nếu vụ án hình sự xảy ra người bào chữa được người bị buộc tội hoặc gia đình họ liên hệ yêu cầu bào chữa thì luật sư có quyền xem xét vụ án đó có phù hợp với chuyên môn nghề nghiệp mình theo hay không, vụ việc này điều kiện thắng là bao nhiêu phần trăm, cơ sở nào để thắng kiện,… Sau đó mới đưa ra quyết định rằng có nhận vụ kiện này hay không đem đến tâm lý thoải mái hơn cho người bào chữa Ngược lại nếu là vụ án mà người bào chữa được chỉ định để bào chữa cho người phạm tội thì tâm lý của người bào chữa có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi họ không được lựa chọn xem có phù hợp với bản thân hay không, mà họ buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Hoàn cảnh phiên toà công khai, người bào chữa phải tiếp xúc tâm lý với những đối tượng khác nhau cũng làm cho người bào chữa bị tác động tâm lý, bởi khi xử lý vụ việc tố tụng hình sự, không chỉ những người trong cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư bên đối nghịch, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người chứng kiến mà còn cả người thân của bị đơn, người nhà nguyên đơn, người dân hiếu kì vào xem vụ án, nhà báo,… rất nhiều người khác tham dự phiên toà gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bào chữa.
Người bào chữa cũng phải chịu sức ép tâm lý rất lớn từ phía dư luận xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng trong một số vụ án gây bất bình, sự chú ý cao độ, sự căm phẫn và lên án mạnh mẽ từ toàn thể cộng đồng, cụ thể trong những vụ án giết người mang tính chất mang rợ như vụ án bé Vân Anh bị mẹ kế đánh đập dã man, hành hạ cho đến chết người luật sư bảo vệ cho người cha và bà mẹ kế đã bị dư luận công kích rằng rằng vị luật sư này đã bị mua chuộc,… bằng những ngôn từ rất nặng nề Về nguyên tắc có thể thấy rằng luật sư không sai khi thực hiện bào bữa cho người cha và mẹ kế tuy nhiên thì sức ép dư luận quá lớn cũng ảnh hưởng nào đến tâm lý người bào chữa kể trên.
Tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng yếu tố mà người bào chữa sẽ bị những tác động tâm lý khác nhau, tuy nhiên hơn ai hết người bào chữa cần phải giữ một trạng thái tâm lý bình tĩnh để vượt qua khó khăn, tự tin để đối đầu với bên nguyên để tiến hành gỡ tội cho thân chủ của mình.
Một số đặc điểm tâm lý tiêu cực cần khắc phục của người bào chữa
Đầu tiên là sự thiên vị quá mức dành cho thân chủ của mình dẫn tới việc lời bào chữa của họ thiếu tính thuyết phục, thậm chí gây tổn thương đến lòng tự trọng và uy tín nghề nghiệp Với một người luật sư, sự uy tín nghề nghiệp, lời nói gây thuyết phục là một thứ rất quan trọng từ đó khiến cho khách hàng tin tưởng và tìm được dịch vụ hổ trợ pháp lý Tuy nhiên đôi khi họ vì quá thiên vị cho thân chủ mình mà đưa ra những lời bào chữa nghe rất ấu trĩ và buồn cười so với người nghe, họ bỏ lại lòng tự trọng của mình để nói những lời như vậy trước Toà án, như ông A thực hiện tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, luật sư ra Toà lại tranh tụng cho rằng vì gia đình ông A quá nghèo, ba mẹ mất sớm, cuộc sống mưu sinh khó khăn dẫn đến thực hiện tội hiếp dâm, nghe rất mâu thuẫn và mất uy tín trong việc làm nghề bởi nếu là một người luật sư thật thụ họ sẽ dùng lý lẽ hợp lý để tranh tụng dựa trên góc độ pháp luật chứ không đưa vấn đề khác không liên quan để giải thích hành vi phạm tội của thân chủ mình.
Tâm lý e ngại khi va chạm với cơ quan có thẩm quyền là đặc điểm tâm lý tiêu cực thứ hai mà người bào chữa thường gặp.
Thái độ thái quá trong việc thể hiện vai trò cá nhân, ảnh hưởng đến lợi ích của thân chủ, có thể lấy một ví dụ rằng vị luật sư A có thâm niên làm nghề nhiều năm, từng có kinh nghiệm cãi thắng những vụ án và ông đã có kinh nghiệm qua nhiều năm làm nghề nên vì sự tự tin và chủ quan của mình ông đã bỏ sót vài tình tiết quan trọng gây ảnh hưởng đến thân chủ của mình.
Dưới những đặc điểm tâm lý như thế, hướng khắc phục cho người bào chữa chính là luôn giữ thái độ khách quan trong thực hiện nghề nghiệp không tỏ ra ái ngại, sợ sệt hay e dè đối với những người tiến hành tố tụng ví dụ trong pháp luật tố tụng trước đây vai trò của kiểm sát viên và người bào chữa có sự chênh lệch thiên về hướng kiểm sát viên, tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, sự chênh lệch này không còn nữa vai trò của kiểm sát viên và người bào chữa là ngang nhau nên người bào chữa không cần tỏ ra sự e dè mà luôn giữ thái độ hoà hảo là được.
Mềm dẻo và tôn trọng nhưng cương quyết của đối tượng giao tiếp, người bào chữa luôn phải giữ thái đôi tôn trọng và mềm dẻo nhưng cũng phải kiên định cứng rắn với lập trường và quan điểm của mình Cụ thể khi đặt trong quan hệ giữa người bào chữa và kiểm sát viên thì người bào chữa phải tôn trọng với những lập luận quan điểm bên kiểm sát viên đưa ra và phải cương quyết giữ vững quan điển của mình.
Và cuối cùng là biết kiềm chế bản thân, thuyết phục làm phương pháp chủ đạo trong hoạt động bào chữa Nếu biết kiềm chế bản thân và tập trung vào lập luận thuyết phục thì sẽ đem lại kết quả tốt hơn bởi vì tự tin bản thân thắng nhiều lần, có nhiều kinh nghiệm,… cũng không chứng minh được rằng mình sẽ thắng kiện trong các lần sắp tới cần hạ cái tôi xuống và nâng cái chúng ta lên để đạt kết quả tốt nhất.
Những phẩm chất tâm lý cần có của người bào chữa
Trước hết , khi đã là người bào chữa cho người bị buộc tội tại toà án, người bào chữa phải là người có năng lực chuyên môn vì nếu thiếu năng lực chuyên môn mà nhận vụ án sẽ dẫn đến việc không giúp được thân chủ mà đôi khi vì sự thiếu hiểu biết của người bào chữa dẫn đến lộ những luận điểm có lợi cho người bị buộc tội ra ngoài và bên buộc tội nắm được các cơ sở đó mà tìm ra phương án buộc tội mạnh mẽ hơn gây bất lợi cho thân chủ.
Bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực diễn đạt cũng là phẩm chất cần có của người bào chữa bởi nếu có năng lực tổ chức người bào chữa sẽ quản lý được tốt thời gian, cách phân bổ thời gian, phân bổ lịch làm việc,… để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ tố tụng của mình.
Việc có năng lực giao tiếp và năng lực diễn đạt sẽ giúp cho lời nói của người bào chữa mang tính thuyết phục người nghe, những quan điểm của người bào chữa có năng lực giao tiếp sẽ đánh trực tiếp vào lòng trắc ẩn của thẩm phán và hội thẩm nhân dân cụ thể tại những vụ án vì quá đói khổ mà người bị buộc tội đành đạng đi cướp giật vài ổ bánh mì với giá trị 45.000 đồng để ăn, bên cạnh đó dùng năng lực giao tiếp để người bào chữa biết được rằng trong trường hợp nào dùng lời lẽ ra sao để lấy được lòng tin của người bị buộc tội thành thật khai báo, thuyết phục họ để họ có thể khai nhận và nhận được sự khoan hồng của pháp luật và thuyết phục để họ tin tưởng vào năng lực bào chữa của người bào chữa từ đó đi đến thành công trong vụ án Dùng năng lực diễn đạt trôi chảy, khả năng hùng biện để bảo vệ thân chủ của mình.
Một người bào chữa giỏi là một người bào chữa có đạo đức, đạo đức ở chổ thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong phạm vi nghề nghiệp, không can thiệp hoặc dùng các biện pháp gian trá trong công tác tố tụng như mua chuộc người bị hại khai báo theo ý mình, mua chuộc viện kiểm sát, điều tra viên hé lộ thông tin vụ án cho mình biết trước để tìm được hướng có lợi cho thân chủ của mình mà không màng đến người bị hại. Điều cần có tiếp theo của người bào chữa là sự trung thực, chỉ khi người bào chữa trung thực mới có thể giúp cho người bị buộc tội trung thực khai báo, bên cạnh đó sự trung thực còn thể hiện ở chổ người bào chữa trình bày cho người bị buộc tội biết đúng, chính xác quyền và nghĩa vụ của mình khi phạm tội để người phạm tội được hiểu rõ về hành lang pháp lý nước ta cũng như cái giá của người bị buộc tội phải trả khi thực hiện hành vi nói trên từ đó cũng giúp răn đe họ tránh sai phạm lần sau.
Sự vị tha, biết chia sẻ với thân chủ những khó khăn mà họ gặp phải sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng hơn vào bản thân người bào chữa Sự vị tha là phẩm chất có tầm quan trọng rất lớn trong những phẩm chất cần có của người bào chữa vì nếu người bào chữa luôn canh cánh trong lòng rằng họ đang bào chữa cho người tử tù, bào chữa cho tội ác bị cả xã hội chối bỏ, lên án, trong thâm tâm của người bào chữa cũng lên án thân chủ của mình thì không thể làm tốt được trách nhiệm trong công việc của mình, vì thế sự vị tha là rất cần thiết Luôn nghĩ rằng trong bất kì trường hợp, hoặc bất kì chuyện xảy ra, bản thân người bị buộc tội hẳn đã có lý do gì đó làm tác nhân dẫn đến những hành vi phạm tội vì thực tế cho thấy có nhiều vụ án giết người con giết cha mình, con giết mẹ mình, bỏ qua vấn đề đạo đức thì trước khi giết cha giữa cha và con đã có những tranh chấp nhất định làm động cơ đưa đến hành vi phạm tội, cụ thể: vào ngày…, tại TP Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, người con hiện đang làm việc tại Đồng Nai có trở về nhà tại Phan Thiết và xin phép cha mình cho được cưới vợ vì đã làm vợ mang thai. Khi về xin phép cha người cha lúc này có ngà ngà men say đã có hành vi buông lời chửi rủa, trách móc con trai mình và không đồng ý cho con trai cưới vợ Bấy giờ hai cha con có cự cãi với nhau về vấn đề nêu trên và vì quá bức xúc người con dùng dao đâm chết cha mình Có thể thấy rằng, dù hành vi con giết cha hoàn toàn vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội nhưng người bào chữa bấy giờ phải biết cách chia sẻ những khó khăn mà thân chủ của họ gặp phải từ đó tìm ra phương hướng để trợ giúp cho thân chủ của họ và cũng chia sẻ cho họ biết rằng hành vi của họ sẽ được chi phối bởi quy định của pháp luật và không thể tránh được sự thật khách quan.
Người bào chữa phải giải quyết đúng đắng mối quan hệ giữa nghĩa vụ nghề nghiệp và nghĩa vụ của công dân, vì luật sư cũng là công dân nên không thể tránh khỏi những phán xét, những ánh nhìn dưới góc độ là con người bình thường của xã hội, cũng có những hành động lên án hành vi sai trái xảy ra nhưng khi đã là luật sư phải gạt bỏ những định kiến không đáng có đó, nhìn bằng góc độ người làm công tác pháp luật là bảo vệ công lý, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ thể chế pháp quyền của nhà nước Việt Nam, người bào chữa phải có góc nhìn rộng hơn và sâu xa hơn để giải quyết tốt vấn đề này.
Cuối cùng, sự bản lĩnh và lòng kiên định với chính kiến mình đưa ra là điều mà luật sư hay còn gọi là người bào chữa cần phải có Bởi nếu đã là người luật sư tranh tụng thì bản lĩnh là yếu tố không thể thiếu bởi khi ra Toà, Toà án chính là nhân danh nhà nước Việt Nam xét xử người bị tội, đứng trước toà như đứng trước nhà nước vậy nếu thiếu bản lĩnh sẽ dẫn đến lo lắng và sợ sệt khi ra tòa và sẽ không bảo vệ được thân chủ Kiên định và nhất quán với những chứng kiến đề ra bởi khi ra toà không chỉ mình luật sư bên khống mà còn cả luật sư bên nguyên, thư kí, đại diện viện kiểm sát, thẩm phán, hội thẩm, người nhà của đương sự,… nếu như luật sư bảo vệ cho người bị buộc tội nghe bên buộc tội là luật sư bên người bị hại trình bày những quan điểm, nghe đại diện viện kiểm sát trình bày mà có sự lung lay về tâm lý dẫn đến thay đổi hướng đi, thay đổi những luận điểm không chính xác ngay giờ ra toà thì có thể dẫn đến kết quả xấu nhất là bị thua kiện.
Chính vì thế, đã là một người bào chữa, một luật sư thì bên cạnh việc có cốt cách đạo đức tốt, có học vị giỏi, cần phải có những phẩm chất năng lực kể trên để giúp đỡ được cho thân chủ của mình, bảo vệ thân chủ, giúp thân chủ giảm nhẹ được án, gỡ được tội danh.
PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA QUA VỤ VIỆC CỤ THỂ
Nội dung vụ kỳ án “Lá Trúc Đào” và Luật sư bào chữa Nguyễn Thành Vĩnh19
Ở Việt Nam chúng ta, khi nhắc đến các tên tuổi luật sư nổi tiếng Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh là cái tên mà có lẽ được rất nhiều người biết đến với hình ảnh với vẻ ngoài khắc khổ Vừa là một Luật sư danh tiếng cả nước, một Nhà Đại tư sản sẵn sàng từ bỏ giàu sang, phú quý để đi theo kháng chiến Đôi nét về Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, ông sinh năm 1904 - 1995, quê quán Xã Đạo Thạnh, Tp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Sau 1954 ông hoạt động và làm việc tại Hà Nội Sau 1975 ở quay vào TP.
Hồ Chí Minh để tiếp tục làm việc đến khi nghỉ hưu và qua đời ở tuổi 91.
Trong khoảng thời gian từ những năm 1960 - 1970, Khi còn ở Hà Nội Một trong những vụ án mà ông làm Luật sư bào chữa lúc đó đã tạo ra tiếng vang rất lớn Có thể gọi vụ án này là một kỳ án vì nội dung vụ án có nhiều tình tiết đặc biệt và bí ẩn cho đến khi Luật sư Nguyễn Thành Viên tiếp nhận và giải quyết chân tướng mới được hé lộ.
Tóm tắt sơ qua nội dung và vai trò của Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh từ đó phân tích tâm lý của vị luật sư trong quá trình làm người bào chữa trong vụ án “Lá trúc đào”. Vào năm 1967 bà con nhân dân tại các tỉnh miền Bắc đặc biệt là khu vực Quảng Ninh hết sức phẩn nộ, và căm phẩn trước vụ việc người chồng đầu độc giết vợ mình bằng là trúc đào nhằm để lấy người khác Dư luận lúc ấy sôi sục và muốn người chồng nhận mức án cao nhất.
Sự việc là vào khoảng thời gian trước đó Anh Chiến người Hải Phòng, trong những năm tháng trong quân ngũ đóng quân tại Cẩm Phà (Quảng Ninh) Tại đây anh đã đem lòng yêu cô gái tên Liễu, là một y tá với vẻ ngoài xinh đẹp những thể trạng gầy gò, ốm yếu Sau thời gian tìm hiểu Anh Chiến quyết định đưa chị Liễu về ra mắt gia đình, trái ngược với mong đợi Gia đình anh một mực phản đối Anh Chiến vẫn quyết tâm bỏ ngoài tai lời ngăn cản của gia đình mà tiến hành đám cưới với chị Liễu và có một con trai chung.
Hết thời gian quân ngũ, anh trở về Hải Phòng để làm việc Tránh gia đình, anh để chị Liễu ở lại Quảng Ninh Ngày nghỉ phép và các dịp lễ anh vẫn thường xuyền về thăm vợ Trong một lần cuối tuần về, ngủ với vợ đến sáng thức dậy anh phát hiện vợ mình đã chết, không rõ lý do Bác sĩ địa phương, đưa ra kết luận ban đầu rằng nạn nhân có hiện tượng bị ngộ độc Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm tử thi phát hiện tượng tiết dịch dạ dày nên đã đến Bệnh viện kiểm nghiệm trung ương để lấy mẫu xét nghiệm Khi kiểm tra, khám nghiệm hiện trường phát hiện xác lá trúc đào đã được đun sôi Kiểm tra xoong cháo mà anh Chiến nấu cháo cho vợ phát hiện xoong này có nước là trúc đào Bởi vì lá trúc đào có độc tính vì thế mà cơ quan điều tra đã nhắm vào chứng cứ này mà tiến hành điều tra, buộc tội anh Chiến.
Sau nhiều lần kêu oan, đột nhiên anh Chiện nhận tội đã giết vợ mình Do gia đình cấm cản, cộng thêm quen biết và hứa hẹn yêu đương với chị Dung, bên cạnh đó việc sống xa vợ nên nảy sinh ý định giết vợ Khi thăm vợ vào cuối tuần nhân lúc vợ bị bệnh anh vào Làng lấy lá Trúc đào về chắt nước nấu cháo cho vợ ăn Vì nước là trúc đào rất đắng, để chị Liễu ăn anh đã bỏ rất nhiều đường vào Sau khi ăn, chị Liễu đã tắt thở Với bằng chứng và lời khai của bị can, Viện kiểm sát truy tố anh Chiến về tội giết người. Đến ngày xét xử, mọi người bu đông, không khí căng thẳng tại phiên tòa với lời buộc tội đanh thép từ phía đại diện viện kiểm sát, sự căm phẩn của người dân xem xử án Bị cáo Chiến run rẩy không nói nổi một lời bào chữa nào Đến khi nghe tuyên bản án 20 năm tù giam Bị cáo Chiến quỳ xuống hô to tên vợ nói mình vô tội Tiếng la của anh khiến cả phòng xử án im lặng Nhưng sẵn sự căm ghét và khinh bỉ họ thấy hả dạ và cảm thấy anh xứng đáng phải trả giá như vậy.
Bố của anh Chiến linh cảm còn uẩn khúc, không tin con mình là kẻ giết người dù sau Liễu là người mà con mình yêu nhất, bất chấp mọi ngăn cản của ông Rất khó tin để cho rằng con ông đã giết vợ Đã ngoài 70 ông lặn lội đến Hà Nội tìm gặp luật sư Nguyễn Thành Vĩnh Ông quỳ xuống cầu mong Luật sư giúp đỡ bào chữa Khi gặp lần đầu Luật sư Vĩnh thẳng thắn trả lời “Tôi không bào chữa vô tội cho kẻ giết người !”. Ông bố thưa “Nhưng nó không giết người Nó vô tội Tôi xin thề bằng mạng sống của mình nó vô tội”
Hình ảnh già nua, khóc lóc van xin của người bố đã khiến Luật sư lay động nói rằng “Nếu anh ta vô tội, tôi sẽ bào chữa cho anh ta.” Khi trên xe đến Quảng Ninh, Luật sư Vĩnh trầm ngâm im lặng không nói một tiếng nào vì biết rất khó để bào chữa. Đến nơi, Luật sư lập tức đến ngay phòng tạm giam để gặp anh Chiến Được anh chiến kể lại sự tình rằng, khi về thăm vợ Vì chân anh có vết thương bị loét lâu ngày.
Vợ anh đã kêu anh tìm lá trúc đào về vắt nước để thoa cho chồng và thật sự chân anh có một vết sẹp do bị loét để lại Tìm hiểu bệnh án của chị Liễu, Luật sư thấy rằng, chị Liễu có bệnh sốt rét mãn tính và hở van tim Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên không nên lập gia đình, đặc biệt là không nên có con Tuy nhiên chị vẫn bất chấp lập gia đình.
Vị luật sư lặn lội tìm hiểu nguyên nhân gây tử vong từ lá trúc đào từ bệnh viện Bạch Mai và nhận thấy rằng, đặc tính của lá trúc đào có độc tố và vị rất đắng Nếu đem nấu chào thì dù có bỏ nhiều đường thì cũng dễ dàng phát hiện ra được, huống chi Chị Liễu lại là y tá.
Chiến đã khai rằng, đã bị cơ quan điều tra ép nhận tội, hứa hẹn giảm án Với anh Chiến cũng nghĩ có thể do anh rửa chưa sạch xoong nên mới dẫn đến việc nấu cháo có dính nước lá độc gây ra cái chết cho vợ Với nhiều áp lực và suy nghĩa anh lựa chọn làm theo chỉ dẫn của cơ quan điều tra Tuy nhiên, có nghi vấn nếu thực sự chết do trúng độc chắc chắn trong dịch dạ dày sẽ chứa thành phần chất độc Tuy nhiên ông kiểm tra toàn bộ hồ sơ vụ án không phát hiện bất kỳ kết luận giám định kết quả dịch dạ dày của chị Liễu Vụ án dần sáng tỏ, ông chạy đến bệnh viện Kiểm nghiệm Trung ương để hỏi về kết quả kiểm nghiệm mẫu dịch dạ dày của chị Liễu Kết quả cho thấy, không có thành phần chất độc từ là trúc đào.
Thực tế vì để kết thúc nhanh vụ án, Cơ quan điều tra đã bỏ qua chứng cứ này. Chỉ tập trung vào kết luận ban đầu của bác sĩ địa phương mà đưa ra phán đoán đẩy vụ án theo một chiều hướng khác.
Về chị Dung mà anh chiến đề cập, thực chất chị này đã có chồng sau khi chị Liệu chết được mấy tháng Và không hề có những hứa hẹn yêu đương giữa anh Chiến và chị Dung Tìm đọc nhật ký của anh Chiến, Luật sư nhận ra anh Chiến rất yêu vợ mình Như vậy ông cho rằng anh Chiến không hề có động cơ giết chết vợ mình Ông đặt giả thuyết rằng, với thể trạng suy nhược kèm bệnh hở van tim, thêm vì chồng ở xa, việc sinh hoạt vợ chồng không điều độ, có thể vì lần về thăm này trong lúc sinh hoạt vợ chồng dẫn đến việc chị bị đột tử.
Tại phiên tòa Phúc thẩm, Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh với luận cứ bào chữa, và những lỹ lẽ thuyết phục Cả phòng xử án đều hết sức sửng sốt, hội đồng xét xử phải dò đọc lại toàn bộ hồ sơ vụ án Cuối cùng kết luận tuyên bị cáo Chiến vô tội.
Phân tích đặc điểm tâm lý và Phẩm chất của Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh
Qua nội dung trên ta thấy một vị Luật sư rất nhiều tâm huyết và kiên trì Dù thực tế rất khó khăn khi tòa đã tuyên án sơ thẩm, chưa kể việc điều tra chứng cứ vào giai đoạn đó rất khó khăn và giả sử nếu đặt trong giai đoạn hiện nay thì dư luận lúc đấy sẽ phẫn nộ như thế nào nếu một vị luật sư nổi tiếng bào chữa cho kẻ giết người với bản án đã được tòa tuyên xử.
Từ tâm lý chủ quan trước thân chủ của mình, khi đưa ra kết luận rằng sẽ không bào chữa cho kẻ có tội giết người Nhưng Luật sư đã có sự dao động trước người bố, Luật sư Vĩnh đã tham gia vào vụ án dù trong lòng vẫn có nhiều suy nghĩ Nhưng với một phẩm chất của một vị Luật sư đầy bản lĩnh và đầy lòng vị tha Hơn thế dựa vào năng lực và khả năng chuyên môn, sự khách quan kiên định cùng kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của ông đã khiến ông thành công bảo vệ cho một người vô tội, trước hàng trăm mũi giáo chìa vào thân chủ mình Một nhân tố khác có thể cũng được xem là phẩm chất nên có của người bào chữa khi mà Luật sư Vĩnh đã rất giỏi khi có mối quan hệ rất tốt với những người xung quanh Thực tiễn cho thấy giai đoạn hiện nay người bào chữa rất khó khăn khi tìm ra chứng cứ chứng minh Nhưng trái lại vào thời điểm mà vai trò người bào chữa thậm chí chưa được xem trọng, Luật sư Vĩnh có thể tiếp cận hồ sơ và tìm ra chứng cứ để bảo vệ thân chủ của mình mà không hề có ngăn trở nào Có thể đây có thể là một phẩm chất về năng lực giao tiếp mà người Luật sư cần có. Đi sâu vào đặc điểm tâm lý của Luật sư khi tham gia vào vụ án này Nếu trong giai đoạn, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm Rõ ràng sẽ có ít sự e ngại hơn khi mà không một ai là tội phạm Nhưng khi tiếp nhận vụ án đã là phiên Phúc thẩm, tức là thân chủ của mình đã mang trên mình một bản án với tội giết người Nếu một vị luật sư không có bản lĩnh và không đủ kinh nghiệm chắc chắn rất khó để có thể tiếp nhận vụ án này, cũng là rào cản tâm lý khi nhận bào chữa cho thân chủ của mình Nhưng
Luật sư Vĩnh với thái độ khách quan, chưa kể là khi nhìn vào chứng cứ, ông không mặc định đó là toàn bộ những gì về vụ án, mà ông bình tĩnh phân tích và đặt niềm tin vào thân chủ của mình sẵn sàng đi khắp nơi tìm ra bằng chứng chứng minh thân chủ mình vô tội.
Luật sư Vĩnh cũng hoàn toàn không có bất kỳ những rào cản tâm lý nào trước những cáo buộc của Viện kiểm sát về thân chủ của mình Những hành vi cản trở sự công bằng của pháp luật của các điều tra viên, sẵn sàng đặt nghi vấn về tính thuyết phục của bằng chứng buộc tội, đặt nghi vấn về những tiêu cực trong hoạt đồng điều tra tạo tiền đề cho hướng đi tiếp để có thể giúp thân chủ của mình.
Một số vấn đề khác có thể nhìn thấy từ vị Luật sư tài năng này, đó là việc ông vỗn dĩ đã có danh tiếng nhưng ông không hề chủ quan về bản thân, không thiên vị thân chủ của mình có lập trường vững vàng Thực tế, nếu khi tiếp xúc thân chủ nếu phát hiện anh Chiến hoàn toàn có tội thì có lẽ ông sẽ không tiếp tục bào chữa nữa Nhưng thực tế, ông đã tin và chứng minh thân chủ mình vô tội bằng những lý lẽ và bằng chứng thuyết phục, khiến thậm chí Chủ tòa phiên tòa phải bất ngờ và xem xét lại vấn đề
Qua vụ án thực tế trên có thể thầy rằng, vai trò cực kỳ quan trọng của người bào chữa trong vụ án hình sự Bên cạnh đó cũng thấy được tâm lý và phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cao quý của vị Luật sư tài ba Nguyễn Thành Vĩnh Tấm gương để tất cả những người bào chữa nói chung, đặc biệt riêng đối với những thế hệ luật sư tương lai noi theo.