1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN

41 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam và phân tích xu hướng phát triển với ngành hàng thủy sản
Tác giả Vũ Phương Thảo, Chu Thị Thu, Hoàng Thị Huyền Thu, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Phương Thảo, Trần Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thu
Người hướng dẫn Gv. Mai Thanh Huyền
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Khoa học hàng hóa
Thể loại Bài thảo luận khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 659,26 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (7)
    • 1.1. Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa (7)
      • 1.1.1. Tiêu chuẩn (7)
      • 1.1.2. Tiêu chuẩn hóa (7)
      • 1.1.3. Hệ thống tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn (9)
    • 1.2. Quy chuẩn kỹ thuật (11)
      • 1.2.1. Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật (11)
      • 1.2.2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và các loại quy chuẩn kỹ thuật (11)
    • 1.3. Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam (12)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN (15)
    • 2.1. Giới thiệu ngành thủy sản tại Việt Nam (15)
      • 2.1.1. Tổng quan (15)
      • 2.1.2. Sản lượng thủy sản (15)
      • 2.1.3. Xuất khẩu thủy sản (17)
    • 2.2. Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thủy sản (17)
      • 2.2.1. Một số tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thuỷ sản (17)
      • 2.2.2. Hiệu quả áp dụng (22)
    • 2.3. Đánh giá (23)
      • 2.3.1. Ưu điểm (23)
      • 2.3.2. Nhược điểm (24)
    • 2.4. Phân tích các khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn tại Việt (25)
  • CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN (28)
    • 3.1. Phân tích xu hướng phát triển của hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn trên thế giới và Việt Nam trong ngành hàng thủy sản (28)
      • 3.1.1. Trên thế giới (28)
      • 3.1.2. Tại Việt Nam (31)
      • 3.2.1. Giống nhau (32)
      • 3.2.2. Khác nhau (33)
    • 3.3. Giải pháp phát triển của tiêu chuẩn và quy chuẩn tại Việt Nam trong ngành hàng thủy sản (34)
      • 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước (34)
      • 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (35)
  • KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, và ngành hàng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đóng góp tương đối lớn vào kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm. Để đạt được những kết quả như vậy, ngành hàng thủy sản đã có một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn nhất định. Và trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã đặt nhiều chính sách và quy định để nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm thủy sản. Vì vậy, nhóm 10 đã thực hiện đề tài Phân tích thực trạng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam và phân tích xu hướng phát triển với ngành hàng thủy sản . Với đề tài này, nhóm 10 sẽ đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam áp dụng cho ngành hàng thủy sản và phân tích xu hướng phát triển, từ đó đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam cho ngành hàng thủy sản. Đây là một đề tài quan trọng và có tính thực tiễn cao, góp phần giúp các doanh nghiệp thủy sản nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản nước nhà.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các đối tượng này Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn hóa là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định

* Các nguyên tắc của tiêu chuẩn hóa:

- Nguyên tắc 1: Đơn giản hóa: có nghĩa là loại trừ những sự quá đa dạng không cần thiết Trong sản xuất đó là việc loại bỏ các kiểu loại, kích cỡ không cần thiết chỉ giữ lại những gì cần thiết và có lợi trước mắt và tương lai

- Nguyên tắc 2: Thỏa thuận: Tiêu chuẩn hóa là một hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia, hợp tác bình đẳng của tất cả các bên có liên quan

- Nguyên tắc 3: Áp dụng: Tiêu chuẩn hóa gồm hai mảng công việc chính là xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vì vậy phải làm sao cho các tiêu chuẩn áp dụng được, có như vậy tiêu chuẩn hóa mới đem lại hiệu quả

- Nguyên tắc 4: Quyết định, thống nhất: Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn không phải lúc nào cũng đảm bảo được nó là giải pháp tuyệt đối ưu việt Trong nhiều trường hợp các tiêu chuẩn được xuất phát từ các yêu cầu thực tế, không thể chờ đợi có sự nhất trí tuyệt đối, hoàn hảo

- Nguyên tắc 5: Đổi mới: Tiêu chuẩn hóa là một giải pháp tối ưu trong một khung cảnh nhất định cho nên các tiêu chuẩn phải luôn luôn được soát xét lại cho phù

3 hợp với khung cảnh luôn luôn thay đổi Trong thực tế tiêu chuẩn phải được xem xét nghiên cứu và soát xét lại một cách định kỳ hay bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết

- Nguyên tắc 6: Đồng bộ: Công tác tiêu chuẩn hóa phải tiến hành một cách đồng bộ Trong khi xây dựng tiêu chuẩn cần xem xét sự đồng bộ giữa các loại tiêu chuẩn, các cấp tiêu chuẩn, các đối tượng tiêu chuẩn có liên quan Ngoài ra phải chú ý sự đồng bộ của khâu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

- Nguyên tắc 7: Pháp lý: Tiêu chuẩn ban hành ra là để áp dụng, nhưng phương pháp đưa tiêu chuẩn vào thực tế có khác nhau

*Đối tượng của tiêu chuẩn hóa:

- Đối tượng của tiêu chuẩn hóa là các chủ đề của tiêu chuẩn Chủ đề tiêu chuẩn hóa có thể là sản phẩm (viên gạch, bu lông, bánh răng, đường ống), nguyên vật liệu (than, sắt thép, xi măng, cát, sỏi…), máy móc thiết bị (động cơ ô tô, động cơ điện, máy bơm, máy nén khí…)

- Đối tượng của tiêu chuẩn hóa có thể là một quá trình (ví dụ: phương pháp xác định nhiệt lượng của than đá…), cũng có thể là những đối tượng không phải sản phẩm như (đơn vị đo lường, ký hiệu các nguyên tố hóa học, ký hiệu toán học, dấu hiệu chỉ đường…)

- Nội dung một tiêu chuẩn có thể quy định về một đối tượng, cũng có thể quy định một vài khía cạnh của một đối tượng Tên của tiêu chuẩn phản ánh đối tượng của tiêu chuẩn

* Mục đích của tiêu chuẩn hóa:

- Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin (thông hiểu): Đó là những tiêu chuẩn về định nghĩa, thuật ngữ, quy định về ký hiệu, dấu hiệu để dùng chung Ví dụ như ký hiệu toán học, nguyên tố hóa học, ký hiệu tượng trưng các bộ phận, ký hiệu vật liệu, chi tiết trên bản vẽ, …

- Đơn giản hóa, thống nhất hóa tạo thuận lợi phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa chữa (kinh tế): Phục vụ mục đích này là các tiêu chuẩn về chi tiết nguyên vật liệu điển hình như bu long, đai ốc, vít, đinh tán, thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh rang, đai truyền (curoa), kích thước lắp ráp: bóng đèn – đui đèn, máy ảnh - ống kính, độ bắt sáng của phim ảnh, …

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng: Phục vụ mục đích này là các tiêu chuẩn về môi trường nước, không khí, tiếng ồn; tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn sản phẩm, thiết bị (bàn là, bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng tay, ủng, mặt nạ phòng độc) Các tiêu chuẩn loại này thường là bắt buộc theo văn bản pháp luật tương ứng

Quy chuẩn kỹ thuật

1.2.1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác

1.2.2 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và các loại quy chuẩn kỹ thuật

* Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP

* Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm các loại sau:

- Quy chuẩn kỹ thuật chung: bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình

- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:

+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân

+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khỏe con người

+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hóa chất dùng cho động vật, thực vật

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải

- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa

- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe, du lịch, giải trí, văn hóa, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.

Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam

Tiêu chuẩn (TCVN) Quy chuẩn (QCVN)

- Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, cùng đối tượng quản lý

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quy trình

- Bảo vệ sức khỏe, an toàn cho con người và môi trường

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế

Quy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng

Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ

TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia);

TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở);

QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia);

QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương);

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;

Tiêu chuẩn phương pháp thử;

Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển;

Quy chuẩn kỹ thuật chung; Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Quy chuẩn kỹ thuật quá trình; Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ;

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc

Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn

Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc từng địa phương và trong phạm vi từng ngành, lĩnh vực

Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường

Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh

Do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá Áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Tổ chức Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Cơ quan Nhà nước; Đơn vị sự nghiệp;

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN

Giới thiệu ngành thủy sản tại Việt Nam

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế và xã hội Ngành thủy sản bao gồm cả hoạt động khai thác và nuôi trồng các loại hải sản như cá, tôm, cua, sò, ốc, tảo… Ngành thủy sản không chỉ cung cấp nguồn lương thực, dinh dưỡng và thu nhập cho hàng triệu người dân, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, duy trì an ninh lãnh thổ và biển đảo

Việt Nam có nhiều thuận lợi chủ yếu để phát triển ngành thủy sản, như sau:

+ Địa lý: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông và hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ Ngoài ra, Việt Nam còn có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km 2 và nhiều ngư trường giàu có Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ và đất ngập nước rộng lớn, phù hợp cho việc nuôi trồng các loại hải sản nước ngọt và nước lợ

+ Sinh học: Việt Nam có đa dạng sinh vật biển với khoảng 11.000 loài thuộc

20 ngành khác nhau Trong số đó, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, cá hồi…

+ Thị trường: Việt Nam XK thủy sản sang hơn 170 thị trường trên thế giới Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng XK thủy sản của Việt Nam

Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung bình hàng năm 8% Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 54%, khai thác chiếm 46%

Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm)

Năm 2020: diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m 3 nuôi lồng (7.500.000 m 3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m 3 nuôi ngọt); sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn

Từ 1995 – 2020: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng trưởng trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn

Từ 1997-2020: Xuất khẩu (XK) tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD

- Thủy sản nuôi để XK chủ yếu là tôm và cá tra

XK tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất Từ 1998-2020: XK tăng gấp hơn 8 lần từ 457 triệu USD lên 3,73 tỷ USD năm; tăng trưởng TB hàng năm 10% Tỷ lệ trong tổng TS ngày càng gia tăng: từ 36% đến 50%

XK cá tra tăng gấp 162 lần từ 9,3 triệu USD lên 1,5 tỷ USD; tăng trưởng TB hàng năm 26% Tuy nhiên, tỷ lệ giảm từ 32% xuống 18%

- XK hải sản chiếm 30- 35% tổng XK thủy sản Từ 1998 – 2020: Kim ngạch tăng gấp 10 lần 315 triệu USD lên 3,2 tỷ USD; tăng trưởng TB hàng năm 11%.

Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thủy sản

Hiện nay Việt Nam có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho ngành thủy sản Việc này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm thủy sản, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế Dưới đây là một số hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thủy sản, được chia thành các lĩnh vực chính:

QCVN 01-18:2017/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản

Văn bản quy phạm kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành có hiệu lực từ ngày 18/1/2017, quy định các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con giống, thức ăn, thuốc thú y, quản lý chất lượng và hồ sơ, sổ sách đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, từ đó tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản, bao gồm: cơ sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cơ sở nuôi trồng thủy sản nước lợ, cơ sở nuôi trồng thủy sản nước mặn

QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – Phần 1: Hóa chất, chế phẩm sinh học

Theo đó, Quy chuẩn này quy định mức giới hạn an toàn đối với hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản QCVN 02-32-1: 2019/BNNPTNT áp dụng đối với tổ chức/cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

QCVN 02-31-3: 2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn tươi, sống

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn và giới hạn cho phép đối với thức ăn tươi, thức ăn sống (mã HS 2309.90.90) dùng trong nuôi trồng thủy sản QCVN 02-31-2: 2019/BNNPTNT áp dụng đối với các Tổ chức/cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn tươi, thức ăn sống dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Đặc biệt là, quy chuẩn này không áp dụng đối với các Tổ chức/cá nhân tự sản xuất thức ăn tươi, thức ăn sống để sử dụng nội bộ Quy định về kỹ thuật đã đặt ra giới hạn tối đa cho phép của các Nhóm chỉ tiêu Vi sinh vật, Kim loại nặng và Ký sinh trùng đối với các Nhóm Artemia tươi, sống; Động vật thân mềm hai mảnh vỏ tươi, sống; Động vật thân mềm chân đầu, chân bụng tươi, sống

TCVN 10300:2014: Tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi

TCVN 10300: 2014 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố TCVN 10300:2014 là một tập hợp các yêu cầu kỹ thuật, bao gồm thành phần dinh dưỡng, chất lượng nguyên liệu, phương pháp sản xuất, kiểm tra và bảo quản đối với thức ăn hỗn hợp dạng viên, viên nén, bột mịn, thức ăn hỗn hợp dạng bán lỏng và thức ăn hỗn hợp dạng lỏng dùng cho cá tra và cá rô phi nuôi thương phẩm ở các giai đoạn phát triển khác nhau Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi trên lãnh thổ Việt Nam

TCVN 13528-1:2022 - Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) - Phần 1: Nuôi trồng thủy sản trong ao

TCVN 13528-1:2022 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 2769/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2022 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm TCVN 13528-1:2022 làm rõ hơn các quy định liên quan trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam theo tiêu chuẩn VietGAP như: Các quy định chung; Các yêu cầu về thực hành nuôi trồng thủy sản; Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP; Yêu cầu đối với cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc địa điểm nuôi; Truy xuất nguồn gốc; …

QCVN 03-20:2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác thủy sản bền vững

QCVN 03-20:2019/BNNPTNT được ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2019 bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với hoạt động khai thác thủy sản nhằm đảm bảo khai thác thủy sản bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trên tất cả các vùng biển, vùng nước nội địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam Quy chuẩn đặt ra các yêu cầu chung, yêu cầu đối với hoạt động khai thác, yêu cầu đối với bảo vệ nguồn lợi

15 thủy sản, yêu cầu đối với bảo vệ môi trường, yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, yêu cầu đối với ghi chép, báo cáo

QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị an toàn tàu cá

QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT do Vụ Khai thác thủy sản biên soạn, Tổng cục Thủy sản trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 20 /2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2015 QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT áp dụng trong chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên hoặc lắp máy chính có tổng công suất từ 50 sức ngựa trở lên (sau đây gọi là “tàu cá”) do Đăng kiểm tàu cá Việt Nam (sau đây gọi là “Đăng kiểm”) giám sát, phân cấp Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý kỹ thuật tàu cá; sử dụng, thiết kế, chế tạo, nhập khẩu các trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá; các cơ sở thiết kế, đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá

TCVN 12243:2018: Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị khai thác thủy sản - lưới vây khai thác cá nổi nhỏ - thông số kích thước cơ bản

TCVN 12243:2018 do Viện nghiên cứu Hải sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Tiêu chuẩn này quy định thông số kích thước cơ bản của lưới vây khai thác một số loài cá nổi nhỏ (trừ cá cơm) cho tàu có công suất từ 90 cv đến 400 cv Các thông số kích thước cụ thể về chiều dài, chiều cao kéo căng, kích thước mặt lưới, cấu tạo chì và trang bị chì lưới, cấu tạo phao và trang thiết bị phao lưới,

QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn Việt nam về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản số

QCVN 11:2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải ra

16 môi trường Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải công nghiệp chế biến thủy sản ra môi trường

QCVN 02-24:2017/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá - Yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm

QCVN 02-24:2017/BNNPTNT quy định những yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá Quy chuẩn này áp dụng đối với tất cả các tổ chức và cá nhân sản xuất dầu cá, mỡ cá dùng làm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không áp dụng cho các cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá nhỏ lẻ Theo đó, các cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá phải tuân thủ những quy định về kỹ thuật như về thiết bị dụng cụ kho chứa, yêu cầu bảo quản, chế độ làm vệ sinh hệ thống sản xuất, và các quy định về quản lý như việc tổ chức thực hiện sản xuất, giám sát chế tài, thực hiện công bố hợp quy

TCVN 4378:2001: Tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở chế biến thủy sản - điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

TCVN 4378: 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F11 Thủy sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến thủy sản làm thực phẩm, không áp dụng cho các cơ sở chế biến mắm và nước mắm Trong tiêu chuẩn này các cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ về điều kiện đối với nguyên liệu thủy sản; các quy định chung về địa điểm, trang biết bị bố trí nhà xưởng; các quy định riêng đối với chế biến sản phẩm đông lạnh; điều kiện về bao gói, bảo quản, vận chuyển; quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

TCVN 5287:2008: Tiêu chuẩn Việt Nam về thủy sản đông lạnh - Phương pháp xác định vi sinh vật

TCVN 5287:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/FI1 Thuỷ sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định vi sinh vật trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản đông lạnh Tiêu chuẩn áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đông lạnh và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định vi sinh vật thường gặp trong thủy sản đông lạnh, bao gồm: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Escherichia coli,

Staphylococcus aureus, Salmonella Việc áp dụng tiêu chuẩn này giúp đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm thủy sản đông lạnh

Việt Nam đã thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn trong ngành thủy sản theo nhiều giai đoạn, với những bước tiến đáng kể:

Đánh giá

- Việt Nam đã thiết lập các quy chuẩn môi trường để kiểm soát tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường nước như QCVN 40:2011 Các quy chuẩn này quy định về việc sử dụng nguồn nước, xử lý chất thải và quản lý trại nuôi để đảm bảo bền vững và bảo vệ môi trường Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về khai thác thuỷ sản như TCVN 10596:2015, TCVN 112243:2018, …giúp đảm bảo việc quản lý bền vững các tài nguyên thuỷ sản bởi chúng quy định các giới hạn và biện pháp bảo vệ để đảm bảo nguồn tài nguyên và sự phát triển bền vững của ngành

- Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khai thác cũng giúp hướng đến việc bảo đảm an toàn chất lượng của sản phẩm bởi chúng có quy định về quy trình vận chuyển, xử lý, lưu trữ…

- Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn về chế biến thủy sản tại Việt Nam đã được phát triển để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm thủy sản, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế Việt Nam đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn chất lượng cho các loại thủy sản xuất khẩu như tôm, cá tra, cá basa và cá ngừ…Có thể thấy rõ như QCVN 03:2011/BNNPTNT về quy phạm kỹ thuật công nghệ chế biến cá tra đông lạnh hay TCVN 7708:2014 về tiêu chuẩn chất lượng cá tra đông lạnh hay Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11-MT:2015/BTNMT về nước

19 thải chế biến thuỷ sản…Các tiêu chuẩn quy chuẩn đảm bảo việc chế biến thuỷ sản tại Việt Nam được thực hiện theo quy trình và kỹ thuật nhất định

Tiêu chuẩn và quy chuẩn tạo động lực cho các nhà sản xuất và người làm việc trong ngành thuỷ sản liên tục cải tiến quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Mặc dù hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn mang lại nhiều lợi ích song vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, thách thức cho ngành thuỷ sản

- Hiện tại nước thải nuôi trồng thuỷ sản đã được các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý về BVMT áp dụng dụng theo Quy chuẩn nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT) Tuy nhiên quy chuẩn này vẫn còn bất cập:

QCVN 40:2011/BTNMT được xây dựng và ban hành để áp dụng cho nước thải của các nhà máy sản xuất công nghiệp Quy chuẩn này có đến 33 thông số ô nhiễm cần kiểm soát: (Nhiệt độ; Màu; pH; BOD5(200C); COD; Chất rắn lơ lửng; Asen; Thủy ngân; Chì; Cadimi; Crom (VI); Crom (III); Đồng; Kẽm; Niken; Mangan; Sắt; Sunfua; Amoni (tính theo N); Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ; Tổng PCB; Coliform; Tổng hoạt độ phúng xạ ỏ; Tổng hoạt độ phúng xạ ò), Tổng xianua; Tổng phenol; Tổng dầu mỡ khoáng; Tổng nitơ; Tổng phốt pho (tính theo P); Clorua (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ);…

- Sự khó khăn và những khác biệt ở các địa phương là quyết định chọn lựa chọn các nhóm thông số kim loại nặng và nhóm thông số phóng xạ được lấy từ quy chuẩn 40:2011/BTNMT để áp dụng cho nước nuôi trồng thuỷ sản Việc này có thể gây khó khăn khăn trong công tác tổ chức thực hiện và tốn kém chi phí lấy mẫu và phân tích (tuy nhiên lại không thiết thực) đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của doanh nghiệp và xã hội Trong khi đó, việc phân tích môi trường cho tôm nuôi được ngành chức năng thực hiện 2 lần/tháng thì đối với nghề nuôi cá ở các hồ thủy lợi Khe Tân (Đại Lộc), thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My) chỉ được tiến hành 1 lần/2 tháng Ông Khương Đình Thương - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My cho rằng, tần suất quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường 1 lần/2 tháng là quá ít bởi môi trường nước luôn biến động Ngành thủy sản cần tiến hành lấy mẫu nước cho nghề nuôi cá thường xuyên hơn và nhanh chóng gửi thông báo kết quả đến ngành thủy sản

20 địa phương và các hộ nuôi cá để quản lý chặt, hạn chế phát sinh bệnh trên cá nuôi” - ông Thương đề xuất

- Công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn Do không có phòng thí nghiệm để xét nghiệm các yếu tố môi trường nên ngành thủy sản tỉnh phải phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ NhoNho (TP Cần Thơ) thực hiện Doanh nghiệp này ở xa nên việc gửi mẫu và nhận kết quả phân tích thường diễn ra chậm, khó đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin nhanh trong cảnh báo dịch bệnh Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam nói: “Mong Tổng cục Thủy sản quan tâm, bổ sung thêm kinh phí, hỗ trợ máy móc, thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phần mềm cơ sở dữ liệu để giúp ngành thủy sản tỉnh thực hiện hiệu quả hơn công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường nuôi thủy sản”

- Quá trình phát triển và cập nhật các tiêu chuẩn và quy chuẩn có thể mất thời gian, trong khi công nghệ và yêu cầu thị trường có thể thay đổi nhanh chóng Điều này có thể làm cho các tiêu chuẩn và quy chuẩn trở nên lỗi thời và không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế mới

- Tiêu chuẩn và quy chuẩn thường phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, nguồn lực, chi phí Các doanh nghiệp khi muốn đáp ứng các yêu cầu này có thể gặp khó khăn về chi phí sản xuất

Phân tích các khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn tại Việt

Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp, có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung Tuy vậy, mặt hàng này vẫn vấp rất nhiều rào cản thương mại, kỹ thuật của các nước nhập khẩu dựng lên Các vụ kiện chống bán phá giá, qui định an toàn vệ sinh thực phẩm… ngày càng khắt khe hơn Vì vậy, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong ngành thủy sản là điều kiện để doanh nghiệp duy trì thị trường Tuy vậy việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn tại Việt Nam trong ngành thủy sản hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn

Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc nuôi trồng thủy sản: Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết trong hơn 5 năm qua, VASEP và các doanh

21 nghiệp thành viên đã có nhiều văn bản kiến nghị cũng như họp, trao đổi với đại diện

Bộ Tài nguyên Môi trường về các bất cập, khó khăn liên quan đến QCVN nước thải chế biến thủy sản và quy chuẩn nước thải ao nuôi thủy sản Đối với ao nuôi thủy sản, ông Nam cho rằng hiện tại và cả dự thảo QCVN thì nước thải từ ao nuôi thủy sản tập trung đang bị đưa vào chung QCVN nước thải công nghiệp, trong khi chăn nuôi lại có quy chuẩn riêng Nhiều chỉ tiêu không phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, là mức yêu cầu đặt ra các thách thức lớn trong xử lý nước thải nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng một cách không cần thiết và giảm tính cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp thuỷ sản đang gặp thách thức lớn và chưa tìm ra được công nghệ xử lý nước thải đạt quy chuẩn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-190: 2020/BNNPTNT quy định hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn và quy định quản lý nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi Việc nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu thức ăn thủy sản ngày càng lớn Việc phát triển sản xuất thức ăn là điều cần thiết, tuy nhiên còn nhiều rào cản để lĩnh vực này tăng tốc Nguyên liệu đầu vào đa số là nhập từ nước ngoài và khiến tìm nguyên liệu thay thế Điều này ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng và tính chủ động của nhà máy sản xuất thức ăn Các nước đang phát triển như Việt Nam nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ khá phổ biến với chi phí đầu tư thấp nguồn vốn hạn chế nên việc tận dụng các nguyên liệu trong quá trình chăn nuôi được ưu tiên trong đó có thức ăn việc sử dụng thức ăn chưa được kiểm định này ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc khai thác thủy sản:

Hiện công tác quản lý tàu cá còn gặp nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến việc quản lý hoạt động của hơn 1.400 tàu cá công suất dưới 20CV quá hạn đăng kiểm

24 tháng đã bị xoá số Trong hơn 1.400 tàu này, số tàu cá bị giải bản do quá cũ nát chiếm 1/2, còn lại vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản (khai thác, dịch vụ, thu mua) và phần lớn những tàu này hoạt động tại vùng bờ; việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính đối với số tàu này rất hạn chế vì kinh phí và thời gian cho công tác kiểm tra kiểm soát còn khó khăn

Thông tư số 07/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá có chiều

22 dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 24 mét" Mặc dù có sự gia tăng về công suất máy, song số lượng tàu cá chiều dài dưới 12m vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên việc khai thác hải sản ở các vùng biển ven bờ đã vượt quá giới hạn cho phép khiến nguồn lợi ngày càng cạn kiệt Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, từ tháng 2/2022 đến nay, toàn tỉnh có gần 4.000 tàu cá đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên Tuy nhiên trong đó, có khoảng 900 tàu cá đã nằm bờ, không ra khơi đánh bắt Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là nguồn nhân lực cụ thể là tình trạng thiếu người dày dạn kinh nghiệm đi biển, đặc biệt là nam giới

Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc chế biến thủy sản, tại hội thảo “QCVN nước thải chế biến thủy sản – nỗ lực tuân thủ của các nhà máy và các khó khăn, bất cập” vừa được VASEP tổ chức, nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết đang phải “è cổ” chịu phạt vì không đáp ứng được quy chuẩn nước thải:

Theo VASEP, gần hai năm qua, nhiều nhà máy chế biến thủy sản gặp vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành môi trường khi áp dụng QCVN 11-MT:2015/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản Các vi phạm chủ yếu ở các nội dung vượt ngưỡng chỉ tiêu phốt-pho (P), ni-tơ (N) Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là mới đầu tư hệ thống xử lý nước thải đáp ứng theo tiêu chuẩn lại bị “lệch” do có thêm chỉ tiêu phốt-pho, ni-tơ sau khi QCVN 11-MT:2015/BTNMT ra đời Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết, gần đây công ty đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng xây dựng hệ thống nước thải đáp ứng các chỉ tiêu, đúng phê duyệt của cơ quan chức năng và được chuyên gia đánh giá rất tốt Tuy nhiên, khi so với quy chuẩn mới theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT có thêm chỉ tiêu phốt-pho (trước đó không có) khiến công ty

"trở tay" không kịp Theo ông Quang, để đạt tiêu chí môi trường theo quy chuẩn mới, đáp ứng chỉ tiêu phốt-pho là rất khó khăn Thời gian qua, công ty đã thuê các chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, xử lý tiêu chí phốt-pho đạt chuẩn nhưng chưa có giải pháp phù hợp, do chi phí quá cao, khó cạnh tranh với các nước

Nhiều doanh nghiệp tham gia chế biến thủy sản, xuất khẩu thủy sản là những doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và vừa; mới hình thành trong những năm gần đây Việc các thiết bị đưa vào hoạt động chưa lâu lại phải đầu tư thay mới làm tăng chi phí, tạo ra giá thành cao cho sản phẩm, điều này là điều bất lợi lớn cho các cơ sở

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Phân tích xu hướng phát triển của hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn trên thế giới và Việt Nam trong ngành hàng thủy sản

* Trước khi đi vào phân tích, nhóm xin đưa ra một vài tiêu chuẩn và quy chuẩn thế giới trong ngành thủy sản như sau:

GlobalGAP - viết tắt của Global Good Agricultural Practice là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu Tiêu chuẩn này có tiền thân là EUREPGAP, ra đời vào 1997 và được đổi tên thành GlobalGAP vào năm 2007

Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP áp dụng cho tất cả các loài nuôi thủy sản, ở nước ta đang áp dụng nhiều cho tôm và cá tra đánh giá dựa trên các tiêu chí: Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, sức khỏe và an sinh thủy sản, trách nhiệm xã hội, an toàn cho người lao động

Những nông sản đáp ứng được GlobalGAP nghĩa là được thừa nhận đảm bảo chất lượng trên toàn cầu (được cấp chứng nhận) thì phải trải qua một hệ thống kiểm soát vận hành nghiêm ngặt, tối ưu, và phải tốn thêm một khoản chi phí đáng kể Những sản phẩm được chứng nhận sẽ dễ dàng tiêu thụ, dễ dàng lưu hành ở mọi thị trường trên thế giới; ở một số nước, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ cho lợi nhuận cao hơn sản phẩm thông thường cùng loại GlobalGAP có 252 tiêu chuẩn, bao gồm 36 tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện

BAP là tiêu chuẩn chứng nhận nuôi thuỷ sản tôm cá xuất khẩu được phát triển từ Liên minh Nuôi trồng Thủy sản trên Toàn cầu (GAA), nhằm giải quyết trách nhiệm về môi trường, xã hội, phúc lợi của động vật, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm Hiện BAP đã có toàn bộ chuỗi sản xuất, từ trang trại, nhà máy chế biến cho

24 đến trại sản xuất giống, nhà máy thức ăn trong chăn nuôi và được công nhận bởi Sáng kiến về an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI)

Tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản ASC được thành lập vào năm 2009 bởi WWF (World Wildlife Fund: Quỹ Động vật hoang dã Thế giới) và IDH (Dutch Sustainable Trade Initiative: Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan) với mục đích nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc nuôi trồng thuỷ sản

ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm, trong đó có các thực phẩm liên quan đến thủy sản Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm) ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng

ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng Được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, với hơn 360.000 chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên toàn cầu

ISO 14001:2015 hướng đến phát triển bền vững thông qua việc giảm thiểu rác thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu mới thân thiện môi trường của các ngành, trong đó có ngành thủy sản Việc giảm chất thải tức là sẽ giảm lượng nước thải khí thải hoặc chất thải rắn Nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp Nhờ đó giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm

Trên đây là một vài tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan đến ngành thủy sản được hầu hết các nước trên thế giới công nhận Mỗi tiêu chuẩn và quy chuẩn này đề cập đến một lĩnh vực khác nhau, qua thời gian hình thành và phát triển, chúng hầu

25 như đã và đang được hoàn thiện một cách tốt nhất có thể, đưa ra những quy định, những chỉ số nghiêm ngặt trong ngành để đem tới chất lượng sản phẩm tốt nhất, có nguồn gốc rõ ràng cho người sử dụng, bảo vệ người lao động, và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường

Xu hướng chung phát triển các tiêu chuẩn thủy sản là "truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi" Đối với lĩnh vực thủy sản, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu Tất cả các nước tham gia xuất khẩu thủy sản phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi được thực hiện chặt chẽ tại các quốc gia và các thị trường tiêu thụ lớn Đây trở thành yêu cầu bắt buộc của các nước nhập khẩu Các yêu cầu kiểm tra kháng sinh, dư lượng kim loại nặng và mầm bệnh cũng được kiểm soát chặt chẽ ở các nước nhập khẩu thủy sản

Chẳng hạn tiêu chuẩn ASC, bắt buộc phải thực hiện truy xuất nguồn gốc Gồm truy xuất nguồn gốc con giống đến bố mẹ, truy xuất nguồn gốc thức ăn phải nằm trong nguồn thức ăn bền vững được công nhận Việc áp dụng chứng nhận ASC cho vùng nuôi và cả nhà máy chế biến để đánh giá hệ thống cho sản phẩm đến khâu cuối cùng ra thị trường

Xu hướng bảo vệ môi trường trong hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn trên thế giới đang ngày càng được chú trọng và phát triển Các quốc gia đang tăng cường việc thiết lập và thực thi các quy định tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực thương mại Điều này nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang các hình thức sản xuất và tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường Việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường có đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, tạo ra một môi trường an toàn

Trách nhiệm xã hội cũng là xu hướng mà thế giới hướng đến Đây là yếu tố quan trọng bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích nếu như đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Các lợi ích có thể kể đến như nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp với sản phẩm, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro, …

Các chứng nhận chất lượng hướng đến tính bền vững được ưa chuộng và đẩy mạnh Tập trung vào các khía cạnh: An toàn thực phẩm, an toàn môi trường, trách nhiệm xã hội gắn liền với người sản xuất quy mô nhỏ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Giải pháp phát triển của tiêu chuẩn và quy chuẩn tại Việt Nam trong ngành hàng thủy sản

Ngành thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Thương hiệu thủy sản Việt Nam đang dần được khẳng định và được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần có giải pháp cụ thể nhằm phát triển những tiêu chuẩn và quy chuẩn để đẩy mạnh hoạt xuất khẩu thủy sản ngày càng chất lượng ra thị trường quốc tế

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất, chính phủ điều chỉnh ngành thủy sản sản xuất từ phát triển theo số lượng sang nâng cao chất lượng, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế khác để nâng cao giá trị hàng thủy sản xuất khẩu

Thứ hai, nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản Điều này làm cơ sở cho quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản Cơ quan nhà nước tăng cường thực thi chính sách pháp luật trong ngành thủy sản, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục liên quan đến xác định vùng nuôi trồng thủy sản, cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản

Thứ ba, khuyến khích và thúc đẩy các chương trình hành động nhằm cải thiện và nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong việc sử dụng các nguồn lực và các quá trình sản xuất, giảm suy thoái tài nguyên, ô nhiễm và chất thải Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đến việc tăng cường ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản để giảm các nguy hại

Thứ tư, thúc đẩy các nỗ lực ngăn ngừa buôn bán bất hợp pháp quốc tế các hóa chất và chất thải nguy hại, ngăn ngừa sự thiệt hại gây ra từ việc vận chuyển chất thải xuyên biên giới và thải bỏ chất thải nguy hại phù hợp với các ràng buộc theo các văn bản quốc tế, như Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ các chất thải đó

Thứ năm, giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối với các nhà quản lý và doanh nghiệp Theo đó, mở các chiến dịch đào tạo và tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phổ biến các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp, để làm sao cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của các quy định và tiêu chuẩn này, khi xuất khẩu hàng hóa Nâng cao nhận thức về các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp Mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý về vấn đề bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững Các cơ quan chức năng cần phổ biến các thông tin về các tiêu chuẩn môi trường liên quan tới sản phẩm, đồng thời giới thiệu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của một số nước là bạn hàng của Việt Nam cho các doanh nghiệp

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ nhất, khuyến khích các doanh nghiệp phát huy sáng kiến, ứng dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất và có các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố sống còn đối với sự phát triển của

31 các doanh nghiệp Việc phổ biến liên tục và thường xuyên các kiến thức khoa học, kinh nghiệm về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần nâng cao năng lực của các trung tâm khuyến ngư, tăng cường chất lượng đội ngũ nhân lực ngành thuỷ sản trong những năm về sau

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần sớm thay đổi thói quen sản xuất và kinh doanh nhằm tạo sự tin tưởng với thị trường quốc tế Trước yêu cầu khắt khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu của quốc tế, doanh nghiệp không chỉ tuân thủ quy tắc mà phải tăng thêm giá trị cho sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế

Thứ ba, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thị trường trọng điểm (triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo) Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm thủy sản chủ lực phục vụ xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các nước nhập khẩu

Thứ tư, cần tập trung phát triển nguồn nguyên liệu trong nước Để thích ứng với thị trường này trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải chủ động đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm tại thị trường quốc tế

Thứ năm, đầu tư đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Một mặt làm giảm giá thành sản xuất, mặt khác nâng cao chất lượng do đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về bao bì đóng gói, an toàn vệ sinh, quy trình chế biến

Thứ sáu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định môi trường của sản phẩm Để vượt qua các rào cản thương mại và môi trường quốc tế, doanh nghiệp cần có chiến lược về sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngày đăng: 01/04/2024, 19:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w