1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch CH QLNN về đầu tư

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định kết quả thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 20162020, đó là: “Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp” và “Giá cả hàng hỏa tương đổi ổn định, lạm phát hàng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra”. CPI bình quân giảm từ 7,7%% giai đoạn 20112015 xuống 3,5% giai đoạn 20162020. Đáng chú ý là lạm phát giai đoạn 20162019 duy trì ở mức thấp trong khi tốc độ tăng trường dần được nâng lên. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nêu rõ nhiệm vụ giai đoạn 20212030 là phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Để hiểu rõ vấn đề này, Học viên lựa chọn chủ đề “Nhìn nhận vấn đề từ các công cụ hạn chế đầu tư của chính sách đầu tư ở Việt Nam hiện nay để đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam” để làm bài thu hoạch cũng như tiền đề cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Quản lý nhà nước về đầu tư.

Trang 1

VIỆN KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH

MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

Trang 2

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

PHẦN II NỘI DUNG 2

1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2

1.1 Một số khái niệm 2

1.2 Các công cụ của chính sách đầu tư 3

2 Thực trạng vận dụng các công cụ hạn chế đầu tư ở Việt Nam 5

2.1 Các chính sách hạn chế đầu tư ở Việt Nam 5

2.3 Thực tế chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 11

3 Phương hướng, một số giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư trong bối cảnh hiện nay 12

3.1 Phương hướng hoàn thiện chính sách đầu tư 12

3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư 12

3.2.1 Hoàn thiện về mặt thể chế 12

3.2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư 13

PHẦN III KẾT LUẬN 14

Trang 3

PHẦN I MỞ ĐẦU

Tài chính, tiền tệ là lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống kinh tế, không những có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế mà còn được coi là lĩnh vực để các chính sách kinh tế vĩ mô phát huy tác dụng Tài chính, tiền tệ còn được coi là lĩnh vực gắn với môi trường kinh doanh, an ninh kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường.

Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định kết quả thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, đó là: “Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp” và “Giá cả hàng hỏa tương đổi ổn định, lạm phát hàng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra” CPI bình quân giảm từ 7,7%% giai đoạn 2011-2015 xuống 3,5% giai đoạn 2016-2020 Đáng chú ý là lạm phát giai đoạn 2016-2019 duy trì ở mức thấp trong khi tốc độ tăng trường dần được nâng lên Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nêu rõ nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030 là phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

Để hiểu rõ vấn đề này, Học viên lựa chọn chủ đề “Nhìn nhận vấn đề từcác công cụ hạn chế đầu tư của chính sách đầu tư ở Việt Nam hiện nay đểđưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam” để làm bài

thu hoạch cũng như tiền đề cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Quản lý nhà nước về đầu tư

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1 Một số khái niệm

Chính sách là một thuật ngữ quản lý xuất hiện cùng vói phương pháp

quản lý theo mục tiêu Mặc dù có nhiều cách định nghĩa, diễn đạt khác nhau về chính sách, nhung đa phần các cách định nghĩa đều có chung nhận định cho rằng chinh sách là tổng hợp các hoạt động của chủ thể quản lý trong khuôn khổ nguồn lực (bao gồm nhân lực, vật lực và thời gian) cỏ hạn nhằm đạt được hệ thống mục tiêu đề ra.

Như vậy, có ba thành tố làm nên chính sách, đó là chủ thể ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, tác động của chính sách với tư cách hoạt động sử dụng nguồn lục thông qua bộ công cụ chính sách và kết quả thực tế của chính sách với tư cách mục tiêu mà chính sách hướng tới.

Chính sách đầu tư là một nội dung quan trọng bậc nhất trong thực hiện

quản lý nhà nước về đầu tư Đồng thời nó còn được coi là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của đất nước, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển Cùng với các chính sách vĩ mô khác như tài khóa, tiền tệ, thương mại, chính sách đầu tư góp phần đắc lực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước.

Chính sách đầu tư là một chính sách tổng hợp dùng để chỉ tập hợp các

biện pháp của Nhà nước tác động đến các nguồn lực đầu tư nhằm mục tiêu đảm bảo số lượng và chất lượng của đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

Chính sách đầu tư là hệ thống những biện pháp sử dụng các công cụ và đòn bẩy kinh tế tác động vào hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế nhằm định hướng chúng theo chiến lược định trước, góp phần bảo đảm các mục tiêu

Trang 5

kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, giải quyết việc làm, cán cân thanh toán quốc tế.

Các yếu tố cấu thành cơ bản chính sách đầu tư bao gồm mục tiêu chính sách, chủ thể chính sách, cấu trúc chính sách và công cụ của chính sách.

1.2 Các công cụ của chính sách đầu tư

* Các công cụ bảo đảm đầu tư

Để khuyến khích đầu tư nói chung đối với toàn bộ nền kinh tế, trước hết, Nhà nước phải có các biện pháp bảo đảm đầu tư để tạo niềm tin cho nhà đầu tư an tâm bỏ vốn kinh doanh lâu dài, đồng thời có cơ chế và bộ máy quản lý kinh tế cởi mở, thông thoáng để giảm chi phí giao dịch trong kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các công cụ, biện pháp bảo đảm đầu tư cơ bản bao gồm:

- Bảo đảm tôn trọng và bảo hộ quyền đầu tư kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu kết quả kinh doanh, trong đó có quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

- Bảo đảm sự ổn định của chính sách và cơ chế Thể chế đầu tư phải ổn định, dự báo trước được mỗi khi thay đổi và cam kết bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư bị thiệt hại do thay đổi thể chế.

- Bộ máy hành chính làm thủ tục liên quan đến đầu tư thông thoáng, minh bạch, công khai, chi phí giao dịch thấp.

- Chế độ kiểm tra giám sát quản lý nhà nước minh bạch, không chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Tôn vinh công sức đầu tư và thành tích của nhà đầu tư có nhiều đóng góp cho nền kinh tế và xã hội.

* Các công cụ khuyến khích đầu tư

- Thuế: Thuế là công cụ có tác động mạnh nhất, sử dụng phổ biến nhất trong chính sách đầu tư Về nguyên tắc, công cụ thuế sử dụng theo nguyên tắc Nhà nước giảm thuế, miễn thuế cho các hoạt động đầu tư cần khuyến khích sẽ

Trang 6

có tác dụng khích lệ về lợi ích, tạo động lực cho nhà đầu tư bỏ vốn nhiều hơn cho các dự án đầu tư, kết quả là tổng đầu tư của xã hội hoặc theo ngành tăng Như vậy, thuế nói chung là một công cụ rất hữu hiệu Có các loại Thuế như: Thuế giá trị gia tăng, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thu đặc biệt…

- Lãi suất: Lãi suất là công cụ phổ biến và có tác động mạnh trong chính sách đầu tư Trong các mô hình kinh tế vĩ mô, khi xác định hàm đầu tư, các nhà kinh tế đã nêu rõ mối quan hệ ngược chiều giữa đầu tư của nền kinh tế với lãi suất vốn Công cụ lãi suất là một công cụ nhạy cảm có quan hệ mật thiết với chính sách tiền tệ Do vậy khi sử dụng công cụ này cho chính sách đầu tư cần phải kết hợp với chính sách tiền tệ để bảo đảm cho cả hai chính sách đạt các mục tiêu tốt nhất tránh tình trạng mâu thuẫn và rối loạn giữa hai chính sách.

- Giá: Chính sách giá là chính sách có tác động khá mạnh đến đầu tư, do đó được sử dụng khá mạnh trong thực tiễn Trước hết, chính sách giá đối với các sản phẩm, dịch vụ đầu ra, nếu Nhà nước có chính sách giá cố định, giá trần, giá sàn sẽ có tác động rõ rệt đến đầu tư ở các ngành sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ đó.

Giá cố định Áp dụng cố định trong một thời gian và có điều chỉnh khi giá thế giới thay đổi hoặc biến động cung - cầu làm lệch cân bằng quá xa so với giá ấn định Một số sản phẩm quan trọng, thiết yếu như giá các sản phẩm đầu vào thiết yếu bao gồm xăng dầu, than, điện, học phí, viện phí có giá cố định Các dự án đầu tư ở lĩnh vực này chịu sự tác động rõ rệt của giá các sản phẩm này do Nhà nước ấn định.

Giá trần Áp dụng để bảo vệ người tiêu dùng Trên thực tế giá trần đã áp dụng cho một số mặt hàng đầu vào thay cho giá cố định Tác động của giá trần giống như giá cố định.

Giá sàn Áp dụng để bảo vệ người sản xuất Giá sàn ở Việt Nam chủ yếu áp dụng cho một số mặt hàng nhạy cảm như lúa gạo, muối.

* Các công cụ hạn chế đầu tư: Để hạn chế (kìm hãm) đầu tư vào một số

ngành hoặc địa bàn nào đó, Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp kinh tế như áp dụng thuế suất cao, giá đầu vào cao… hay các công cụ hành chính như hạn

Trang 7

chế cấp giấy phép đầu tư, cấm đầu tư, ban hành điều kiện đầu tư khắt khe hơn Ở Việt Nam, các công cụ hành chính được sử dụng rất rộng rãi.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đa thành phần đang trong quá trình hội nhập như nước ta, chính sách đầu tư là một chính sách rất nhạy cảm và thường xuyên phải thay đổi Mặc dù vậy, có một số nguyên tắc sau đây cần phải tuân thủ trong sử dụng các công cụ của chính sách đầu tư:

- Bảo đảm bình đẳng về môi trường đầu tư giữa các thành phần kinh tế; - Một số biện pháp bảo hộ đầu tư trong nước sẽ từng bước được bãi bỏ, phù hợp với lộ trình hội nhập đã cam kết của Việt Nam vào các tổ chức khu vực và quốc tế;

- Các biện pháp khuyến khích trực tiếp dần dần sẽ được thay thế bằng các biện pháp khuyến khích gián tiếp;

- Các biện pháp khuyến khích đầu tư phải được áp dụng đồng bộ với các biện pháp bảo đảm đầu tư;

- Hầu hết các công cụ của chính sách đầu tư đều sử dụng chung với các chính sách vĩ mô khác (chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập - việc làm, chính sách thương mại quốc tế), vì vậy, cần phải sử dụng phối hợp để bảo đảm cả các mục tiêu chung lẫn các mục tiêu riêng của từng chính sách.

2 Thực trạng vận dụng các công cụ hạn chế đầu tư ở Việt Nam

2.1 Các chính sách hạn chế đầu tư ở Việt Nam

* Hạn chế về ngành nghề kinh doanh

Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định cúa Pháp luật về đầu tư cũng như các quốc gia khác, Việt Nam bảo lưu quyền quốc gia trong việc cấm hoặc hạn chế đầu tư vào một số lĩnh vực nhạy cảm.

Về cơ bản, nhà đầu tư có quyền tự chủ để tự quyết định và thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh, ngoài các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy hoặc mẫu vật các loại thực vật, động vật

Trang 8

hoang dã thuộc danh mục cấm; kinh doanh mại dâm; mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người; các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người và kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020).

Việc hạn chế đầu tư cũng được thực hiện thông qua quy định về “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư năm 2020) Phụ thuộc vào từng ngành, nghề cụ thể, các điều kiện đầu tư kinh doanh có thể được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây:

– Điều kiện về giấy phép (Ví dụ: Giấy phép hoạt động giáo dục hoặc giấy phép hoạt động điện lực…);

– Điều kiện về giấy chứng nhận đủ điều kiện (Ví dụ: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng );

– Điều kiện về chứng chỉ hành nghề (Ví dụ: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng,….);

– Điều kiện về chứng nhận bảo đảm trách nhiệm nghề nghiệp (Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc đối với kiến trúc sư, luật sư, thẩm định giá…

– Điều kiện về văn bản xác nhận (Ví dụ: Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm…)

– Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật;

– Các điều kiện và nhà đầu tư phải đáp ứng mà không cần phải có các xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản nêu trên (Ví dụ: Điều kiện về suất đầu tư tối thiểu và cơ sở vật chất đối với các cơ sở giáo dục; điều kiện vốn pháp định và cơ cấu cổ đông trong các công ty chứng khoán quản lý quỹ; điều kiện về hạn chế số lượng thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tầu biển treo cờ Việt Nam thuộc sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển có vốn đầu tư nước ngoài, vv )

Trang 9

Các điều kiện kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP gồm: Nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP; không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này; Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt Nam) không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước… hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn như trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể; Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất…Điều kiện về hình thức đầu tư (theo Điều 21 Luật đầu tư 2020).

Mặt khác, khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, các nhân khác không được ban hành quy định về đầu tư kinh doanh Quy định này sẽ ngăn chặn việc các cơ quan khác ngoài quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh một cách tùy tiện và chồng chéo Trong quá trình tư vấn đầu tư và thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi (các luật sư) phải rà soát các văn bản pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cần phải tham

Trang 10

khảo ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề đó trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (khoản 7 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020).

Liên quan tới các điều kiện được áp dụng trên cơ sở các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam tham gia, các điều kiện cơ bản được quy định tại Biểu cam kết về dịch vụ trong các văn bản gia nhập WTO của Việt Nam Các điều kiện ít hạn chế hơn dành cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước ASEAN được quy định trong hệ thống các văn bản của cộng đồng kinh tế ASEAN Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước Trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó Trong quá trình cấp phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét việc đáp ứng các điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài.

* Hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn

Pháp luật về đầu tư hiện hành của Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong các công ty tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây (khoản 10 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP):

Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:

– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;

– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w