Lạng Sơn là một tỉnh biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, với hệ thống đường giao thông thuận tiện nên Lạng Sơn là một trong những địa bàn diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhưng cũng là một địa bàn hết sức nhạy cảm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu. Các đối tượng buôn lậu có nhiều thủ đoạn tinh vi, phương thức hoạt động khác nhau. Qua học tập lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước chương trình kiểm soát viên chính khoá 1 năm 2019 tôi đã chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại Ga Quốc tế Đồng Đăng – Lạng Sơn” làm tiểu luận cuối khoá để nêu bật lên một trong những thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu và cách thức giải quyết vấn đề của cơ quan chức năng từ đó đưa ra những kinh nghiệm để giải quyết những vụ việc khác một cách hiệu quả hơn.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
Phần 1 4
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4
1.1 Hoàn cảnh ra đời 4
1.2 Mô tả tình hình huống 5
Phần 2 5
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 5
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống 5
2.2 Cơ sở lý luận 6
2.3 Phân tích diễn biến tình huống 9
2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình huống 10
2.5 Hậu quả của tình huống 10
Phần 3 12
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 12
3.1 Mục tiêu xử lý tình huống 12
3.2 Đề xuất các phương án, lựa chọn các phương án tối ưu 12
3.2.1 Đề xuất các phương án 12
3.2.2 Lựa chọn các phương án tối ưu 13
3 Các giải pháp thực hiện phương án đã lựa chọn 17
Phần 4 20
KIẾN NGHỊ 20
4.1 Đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước 21
4.2 Đối với các cơ quan chức năng 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương TrungƯơng, Ban Giám đốc Trung tâm hợp tác đào tạo, bồi dưỡng; Tổng Cục Quản lýthị trường - Bộ Công Thương đã tạo điều kiện thuận lợi để các học viên hoànthành khóa học này
Các thầy/cô giáo của Trường và các đồng chí giảng viên của Vụ Pháp chế
- Bộ Công thương; Thanh tra Bộ Công Thương; Vụ PLHCHS - Bộ Tư pháp;Học viện hành chính; Phòng PLHC - Bộ Khoa học công nghệ; Tổng CụcQLTT…đã truyền đạt các kiến thức của chương trình cho các học viên bằng cảtấm lòng nhiệt tình và sự tận tâm của mình Đặc biệt là cô giáo Ths.GVC Lê Hải
An – người đã mang đến nhiều điểm mới trong việc dạy và học, là nguồn cảmhứng vô bờ để các học viên hoàn thành khóa học này
Cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chủ nhiệm lớp, cô Nguyễn HồngLinh - Quản lý lớp đã nhiệt tình, chu đáo, quan tâm sâu sắc đến các hoạt độngcủa lớp học
Ban cán sự Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình kiểm
soát viên chính Quản lý thị trường khóa 1 năm 2019 đã làm việc tận tâm, hếtmình vì thành công chung của lớp học
Cuối cùng, xin được cảm ơn tất cả các học viên đã tham gia khá đầy đủcác buổi học của lớp, góp phần làm nên sự thành công của lớp học, như mộtphần giao lưu, gắn kết tình đồng chí, đồng nghiệp của lực lượng Quản lý thịtrường trong 35 tỉnh của khu vực phía Bắc
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng vàNhà nước ta Hoạt động xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hóa không ngừng pháttriển, tính chất mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầutiêu dùng ngày càng cao của nhân dân trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Trướcnhững hoạt động đó, Nhà nước tham gia quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế để đảm bảo tính công bằng tronghoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển làmột trong những vấn đề cơ bản quyết định sự phát triển nền kinh tế, nhằm đạtđược mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bêncạnh những thuận lợi cũng không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi tất cảchúng ta phải nỗ lực vượt qua, để ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cựcmặt trái của kinh tế thị trường, trong những năm qua Nhà nước đã xây dựng vàban hành nhiều văn bản pháp luật để tạo một hành lang khuôn khổ pháp lý chocác tổ chức cá nhân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, phát hiện và đấutranh với các hành vi vi phạm pháp luật góp phần vào việc bảo vệ độc lập, chủquyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Việc ban hành các quy định để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưađến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là rất cần thiết để đấu tranh phòng ngừa
và ngăn chặn vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xãhội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhànước, theo đó Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 và nay là Luật xử lý vi phạm hành chínhnăm 2012 làm cơ sở để các Bộ, Ngành chức năng thực thi các quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể Thực tế cho thấy việc xử lý viphạm hành chính trong công tác xác minh nguồn gốc hàng hóa nhập lậu là hết
Trang 4sức phức tạp, để xác định hành vi vi phạm hành chính trong công tác đấu tranh
và đưa ra quyết định xử lý cần phải dựa vào các quy định của pháp luật, do đóngười cán bộ làm công tác thụ lý hồ sơ vụ việc vi phạm phải nắm bắt và vậndụng linh hoạt tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nếu không sẽ
bỏ lọt hành vi phạm hoặc xử lý không đúng với quy định pháp luật
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, với hệthống đường giao thông thuận tiện nên Lạng Sơn là một trong những địa bàndiễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhưng cũng là một địa bàn hết sức nhạycảm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu Các đối tượng buôn lậu có nhiềuthủ đoạn tinh vi, phương thức hoạt động khác nhau Qua học tập lớp bồi dưỡngkiến thức Quản lý Nhà nước chương trình kiểm soát viên chính khoá 1 năm
2019 tôi đã chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương
mại tại Ga Quốc tế Đồng Đăng – Lạng Sơn” làm tiểu luận cuối khoá để nêu
bật lên một trong những thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu và cách thức giảiquyết vấn đề của cơ quan chức năng từ đó đưa ra những kinh nghiệm để giảiquyết những vụ việc khác một cách hiệu quả hơn
Trong phạm vi tình huống này xin được đề cập đến trường hợp xử lý một
vụ việc vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực GaĐồng Đăng do Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn (nay là Cục Quản lýthị trường tỉnh Lạng Sơn) đã tham mưu thực hiện Để xử lý vụ việc nghiêmminh cần được áp dụng đúng các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thờinhững vướng mắc khi áp dụng các quy định đó cần được phản ánh kịp thời để
bổ sung chỉnh lý
Đây là tình huống đã diễn ra và có một số chi tiết giả định
Trang 5Phần 1 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Nhà ga liên vận quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) nằm tiếp giáp với
QL 1A và QL 4A, gần cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu quốc gia Cốc Nam
và một số điểm nóng về buôn lậu, vận chuyển hàng Trung Quốc nhập lậu
Tại ga Đồng Đăng, UBND tỉnh Lạng Sơn lập Đội Chống thất thu thuế,chống buôn lậu, giân lận thương mại (gọi tắt là Đội chống buôn lậu) với thànhphần gồm lực lượng Thuế, Công an, Biên phòng và Quản lý thị trường Hàng(hành lý) trước khi lên tàu được tập kết tại khu vực quy định để Đội chống buônlậu kiểm tra, xác định hàng hóa đủ điều kiện lưu thông Nhà ga căn cứ vào tờkhai hàng hóa của chủ hàng cũng như kiểm tra giấy tờ chứng nhận tính hợppháp của hàng, tiến hành cân kiểm tra hành lý, bán vé cước và dán thẻ hàng theoquy định Nhân viên nhà ga, bảo vệ kiểm tra vé cước, số kiện hàng thực tế khớpvới phiếu cân hàng mới cho vào ga, lên tàu
Từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016, với sự vào cuộc của Bộ Giaothông vận tải và các Bộ, ngành Trung ương liên quan, ngành đường sắt đã cógiải pháp không vận chuyển hàng hoá, hành lý trên các chuyến tàu khách xuấtphát từ Ga liên vận quốc tế Đồng Đăng (Ga Đồng Đăng) nên tình hình buôn lậutại Ga Đồng Đăng và trên tàu chở khách đã giảm hẳn Tuy nhiên, từ giữa năm
2016 ngành đường sắt đã cho vận chuyển trở lại hàng hoá, hành lý trên cácchuyến tàu khách xuất phát từ Ga Đồng Đăngvới hành trình 1 chuyến trên ngày,thời gian xuất phát từ ga Đồng Đăng lúc 15 giờ 30 phút và đích đến là ga LongBiên vào lúc 19 giờ 54 phút (từ thứ 2 đến thứ 6 đích là ga Long Biên và thứ 7,Chủ nhật, đích là ga Hà Nội) và 1 chuyến xuất phát từ ga Long Biên lúc 7 giờ 5phút đến ga Đồng Đăng lúc 11 giờ 40 phút, do vậy tình hình buôn lậu khu vực
Ga Đồng Đăng và trên chuyến tàu xuất phát từ Ga Đồng Đăng về Hà Nội
Trang 6(chuyến tàu DD06) có xu hướng tăng và tiềm ẩn diễn biến phức tạp trở lại bêncạnh đó, Đội chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại GaĐồng Đăng do UBND huyện Đồng Đăng thành lập (gọi tắt là Đội 735) hoạtđộng không hiệu quả
1.2 Mô tả tình hình huống
Hàng ngày, tại khu vực Ga Đồng Đăng, các đối tượng vận chuyển hànghóa nhập lậu sử dụng xe gắn máy vận chuyển hàng hóa từ các đường mòn biêngiới qua một số điểm rào, cổng phụ để đưa vào khu vực Ga Đồng Đăng, lợidụng đặc điểm tình hình chuyến tàu DD06 rất ít hành khách và đặc thù vận tảiđường sắt để đến sát giờ tàu chạy tổ chức nhanh chóng bốc xếp hàng lậu lên tàu,trong số hàng lậu được vận chuyển trên tàu có một phần hàng hóa được hợpthức hóa bằng hóa đơn bán hàng nhưng số lượng rất ít, số còn lại là hàng cấm,hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không có hóa đơn chứng từ, không
có nguồn gốc rõ ràng… Hàng hóa được bốc xếp để đưa về các tuyến trong nộiđịa phía sau tiêu thụ
Phần 2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống
Việc phân tích tình huống một cách khái quát, cụ thể một tình huốngnhằm để thấy rõ vấn đề của tình huống phát sinh, ở đây, trong tình huống đềxuất, việc phân tích tình huống để thấy rõ các vấn đề sau:
- Đặc điểm nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
- Đặc điểm điều kiện địa lý, kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn nơi tìnhhuống xảy ra
Trang 7- Đặc điểm của các tổ chức, cá nhân góp phần trong việc hình thành nêncác tình huống cần xử lý
- Đặc điểm, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị tham gia thực hiệngiải quyết tình huống …
Từ những phân tích đó dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn của tìnhhuống phát sinh để đưa ra những biện pháp, kiến nghị thực hiện tốt công tácquản lý nhà nước
2.2 Cơ sở lý luận
Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế phổ biến chi phối mọi nền sản xuất
xã hội Các quy luật của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ biểu hiện qua sự biến độngcủa quan hệ hàng - tiền, quan hệ giá cả, các quan hệ cung - cầu, quan hệ cạnhtranh Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp theo sự phân công lao động xã hộingày càng phát triển; quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa và người tiêu dùngtồn tại khách quan, do quy luật khách quan chi phối
-Nhìn biểu hiện bề ngoài thì kinh tế thị trường là cạnh tranh, là hình thànhgiá một cách tự phát theo tương quan lực lượng giữa cung (lượng hàng hóamuốn bán và giá bán) và cầu (lượng hàng hóa muốn mua và giá muốn mua)thông qua cơ chế thỏa thuận, tự nguyện được hiện thực hóa bằng hợp đồng, làquyền tự do kinh doanh (tự do sản xuất, tự do mua và bán) Nhưng, bản chất củakinh tế thị trường là quan hệ hàng - tiền - hàng, hình thức được con người lựachọn để kết nối các hoạt động mang tính tự do sản xuất, kinh doanh, tự do sángtạo với nhau nhằm duy trì sự tồn tại xã hội về mặt kinh tế Nói cách khác, quan
hệ hàng - tiền - hàng là chất dung môi để những con người vừa duy trì được sự
tự do sản xuất, kinh doanh, nhờ đó chuyên môn hóa sâu hơn, vừa kết nối chặtchẽ với người khác thông qua các quan hệ trao đổi nhằm hợp tác với nhau trongmạng lưới phân công lao động xã hội ngày càng hợp lý hơn Như vậy, kinh tế thịtrường là hình thái kinh tế, trong đó lực lượng sản xuất được tự do phát triển dựa
Trang 8trên quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vàosản xuất ngày càng nhanh hơn nhờ con người được tự do phát triển những nănglực tiềm tàng của mình trong mối quan hệ hợp tác với nhau thông qua trao đổihàng - tiền - hàng Hay nói cách khác, những quan hệ cần thiết cho trao đổi hàng
- tiền - hàng, như quyền tự do kinh doanh, sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa cácbên giao dịch, chế tài bảo đảm sự thực hiện cam kết theo hợp đồng, các quy địnhthống nhất giữa các bên về đơn vị đo, đơn vị tiền tệ, phương thức giao dịch lànhững quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sảnxuất Điều này là tất yếu không phân biệt quốc gia duy trì kinh tế thị trường lựachọn chế độ chính trị nào Ngày nay, giới kinh tế hay gọi các quan hệ sản xuấtnêu trên là thể chế kinh tế thị trường
Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nềnkinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệsản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thểthuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thịtrường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồnlực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhànước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thịtrường Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh
tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng cáccông cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết
Trang 9nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát huy vaitrò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạokinh tế thị trường - loại hình kinh tế phổ biến của xã hội loài người - vào điềukiện Việt Nam nhằm phát huy cao độ vai trò tích cực của kinh tế thị trường,đồng thời hạn chế tối đa những khuyết tật, mặt trái của kinh tế thị trường trongcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta Định hướng xã hội chủ nghĩa
là tính chất, là thuộc tính của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang xâydựng Tính chất đặc trưng này được quyết định bởi bản chất của nền kinh tế, bởichính tính chất của những bộ phận cấu thành, nằm trong kết cấu nội tại của nềnkinh tế xác định bản chất và xu thế vận động của nền kinh tế thị trường ViệtNam Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Namphản ánh mục tiêu, phương thức phát triển, cơ chế quản lý và phương thức phânphối của nền kinh tế nhằm khai thác đối đa mặt tích cực, lợi thế của kinh tế thịtrường, đồng thời hạn chế, khắc phục mặt trái, khiếm khuyết của kinh tế thịtrường, phục vụ lợi ích của mọi người dân, hướng đến thực hiện các mục tiêucủa chủ nghĩa xã hội
Trong khi đó, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hiện tượngthường gặp trong nền kinh tế thị trường Ở đó, lợi nhuận là động cơ chính thúcđẩy các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh, tham gia thị trường, vừa làm giàuchính đáng vừa thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, cộng đồng Cũngchính vì động cơ lợi nhuận, có không ít các đối tượng sẵn sàng lợi dụng những
“kẽ hở” của Nhà nước về cơ chế, chính sách, về quản lý để buôn lậu, làm hànggiả hoặc có các hành vi gian lận thương mại Buôn lậu, gian lận thương mại vàhàng giả là một tác nhân phá hoại sản xuất, kinh doanh, làm nản lòng nhữngngười làm ăn chân chính, bởi lẽ hàng hóa do buôn lậu, trốn thuế, hàng giả tiêuthụ với mức giá thấp hơn, cạnh tranh hơn Kết quả là Nhà nước thì thất thu thuế,doanh nghiệp làm ăn chân chính thì không tiêu thụ được hàng hóa do mình sản
Trang 10xuất ra và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước Như thế, buônlậu, gian lận thương mại và hàng giả làm méo mó các quan hệ thị trường, gâykhó khăn cho sự quản lý, điều tiết của Nhà nước Người tiêu dùng cũng chịuthiệt khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không có xuất sứ
rõ ràng, trong đó, có những mặt hàng nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng trực tiếpđến sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dùng Như vậy, đấu tranh chốngbuôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mộtmặt, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho các chủthể tham gia thị trường, mặt khác, điều tiết được sự phát triển cơ cấu kinh tếtheo những định hướng ưu tiên của Nhà nước, hơn thế nữa, còn bảo đảm nguồnthu cho ngân sách nhà nước
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giảluôn được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thườngxuyên, đòi hỏi sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp.Nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được giaocho các ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, bao gồm lựclượng quản lý thị trường của ngành Công Thương, các lực lượng chức năng củaCông an, Biên phòng, Hải quan cũng như chính quyền địa phương các cấp
2.3 Phân tích diễn biến tình huống
- Hoạt động buôn lậu trên tuyến đường sắt quốc tế khu vực Ga ĐồngĐăng diễn ra thường xuyên (hàng ngày), liên tục trong một khoảng thời gian dài.(Từ năm 2014 đến năm 2016)
- Đặc điểm khu vực Ga Đồng Đăng không có tường rào bao quanh và rấtgần với các đường mòn biên giới Việt Trung (chỉ cách khoảng 2 – 5 phút chạy
xe máy)
- Đặc điểm tình hình của chuyến tàu khách DD06 rất ít khách và đặc thùcủa ngành đường sắt trong việc dừng tàu để tiến hành kiểm tra và việc kiểm soáthàng hóa tại khu vực Ga trước khi hàng lên tàu được thực hiện rất lỏng lẻo, thiếutính chặt chẽ trong giám sát và thực hiện
Trang 11Bên cạnh đó còn có những chính sách pháp luật vẫn tạo kẽ hở để đốitượng xuất bán hóa đơn để hợp thức cho số hàng hóa nhập lậu và vận chuyểnhàng hóa về phía sau tiêu thụ.
2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình huống
Do đặc điểm địa lý, trên địa bàn tỉnh có đường biên giới quốc gia dài,nhiều đường mòn, đường tắt qua biên giới cùng với hệ thống giao thông trongnội địa khá thuận lợi nên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
có lúc, có nơi vẫn còn diễn ra
Công tác tuyên truyền về công tác chống buôn lậu chưa được các cấp, cácngành chức năng quan tâm thường xuyên liên tục, hiệu quả chưa được sâu, rộng,nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng trong lựa chọn hàng hóa còn rất hạnchế nên vẫn còn diễn ra tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫntiêu thụ được trên cả nước nói chung và ở địa bàn tỉnh nói riêng
Một số loại hàng hóa sản xuất trong nước thiếu khả năng cạnh tranh vềgiá cả, mẫu mã với hàng Trung Quốc nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùngcủa nhân dân trong nước nên dẫn đến tình trạng nhập lậu hàng hóa
Các đối tượng buôn lậu luôn tìm cách đưa những mặt hàng có thuế suấtcao, những mặt hàng cấm nhập khẩu, lưu thông trên thị trường vào thị trườngtrong nước để kiếm lời
Hoạt động của các cơ quan có chức năng chống buôn lậu, gian lận thươngmại và hàng giả tại khu vực Ga Đồng Đăng, nhất là Đội chống thất thu thuế,chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Ga Đồng Đăng không thực sự hiệuquả
2.5 Hậu quả của tình huống
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại khu vực ĐồngĐăng là một trong những tác nhân làm ảnh đến môi trường sản xuất, kinh doanhcủa các doanh nghiệp làm ăn chân chính
Trang 12Những hàng hóa được các đối tượng trốn thuế gây thất thu cho ngân sáchnhà nước, làm ảnh hưởng đến sự đánh giá, điều tiết thị trường hàng hóa; Gâyảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất trong nước, hạnchế sự thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
- Các sản phẩm hàng hóa là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường không những làm ảnh hưởng đếnchủ sở hữu quyền mà còn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùngnhất là những mặt hàng giả có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người,vật nuôi và cây trồng