Nghiên cứu đánh giá tổng quan ngành sản xuất trái cây ở việt nam dựa trên hệ số co giãn hoạch định phát triển cho ngành

26 0 0
Nghiên cứu đánh giá tổng quan ngành sản xuất trái cây ở việt nam dựa trên hệ số co giãn hoạch định phát triển cho ngành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năm 2018, mặt hàng quả của Việt Nam xuất sang 13 thị trường lớn trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm 73,1% thị phần, còn lại là các thị trường khó tính như Mỹ,

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Duy Thanh và cô Cẩm Phương đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội làm việc nhóm với nhau và hoàn thành bài tiểu luận này

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy và cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Trang 3

MỤC LỤC 2

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ SỐ CO GIÃN CUNG, CẦU 6

1.1 Hệ số co giãn của cầu 6

1.1.1 Hệ số co giãn của cầu theo giá và các yếu tố quyết định nó 6

1.1.2 Ứng dụng của hệ số co giãn của cầu theo giá - Mối quan hệ giữa doanh thu và giá 7

1.1.3 Hệ số co giãn thu nhập của cầu 9

1.2 Hệ số co giãn của cung 10

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÂY ĂN QUẢ VIỆT NAM 11

2.1 Xu hướng phát triển ngành sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam 11

2.2 Tình hình thị trường trong nước 12

2.2.1 Lượng cầu trong nước 12

2.2.1.1 Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập 13

2.2.1.2 Hệ số co giãn của cầu theo giá 13

2.2.2 Lượng cung trong nước 14

2.3 Xuất khẩu 14

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỤ THỂ VỀ MỘT SỐ LOẠI QUẢ Ở VIỆT NAM 17

CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở VIỆT NAM 20

4.1 Áp dụng công nghệ chế biến sâu 20

4.2 Tăng cường quảng bá hình ảnh 20

4.3 Tạo vùng nguyên liệu chất lượng 21

4.4 Đẩy mạnh liên kết chuỗi 21

4.5 Dần tiếp cận thị trường khó tính 21

4.6 Sự thay đổi trong tư duy sản xuất 22

4.7 Trái cây Việt Nam vươn ra thế giới 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ed : Hệ số co giãn giá của cầu

EDP : Hệ số co giãn của cầu theo giá

EDI : Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập

EDxPy : Hệ số co giãn chéo của cầu

Es : Hệ số co giãn giá của cung

ESP : Hệ số co giãn của cung theo giá

ESI : Hệ số co giãn của cung theo thu nhập

IFPRI : Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế

ICARD : Trung tâm Tin học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2.1 Diện tích và sản lượng trái cây của Việt Nam từ năm 2015

2.2 Tỷ lệ tiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng (%) 12

3.1 Sản lượng trái cây ở Việt Nam từ năm 2015 đến 2020 18

Trang 5

hình

2.1 Đồ thị sản lượng và diện tích cây ăn quả ở Việt Nam những năm gần đây

11

2.3 Tốc độ tăng trưởng sản lượng trái cây ở Việt Nam qua các năm 15 2.4 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu quả ở Việt Nam 2010-2020 15 2.5 Thị trường xuất khẩu quả chính của Việt Nam năm 2017 và

năm 2020

16

Trang 6

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1.ĐẶTVẤNĐỀ

Với đặc điểm tự nhiên là khí hậu đa dạng: bốn mùa xuân, hạ thu, đông ở miền Bắc; hai mùa mưa, nắng ở miền Nam và đất đai màu mỡ, phì nhiêu nên trồng cây ăn quả ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn Theo báo cáo, hiện nay khu vực phía Nam có 14 loại quả có diện tích lớn, trên 10.000 ha/loại

Trong đó, đứng đầu là xoài 80.000ha, chuối 78.000ha, thanh long 53.000ha, cam 44.000ha, bưởi 44.000ha, nhãn 35.000ha, sầu riêng 47.000ha, dứa 33.000ha, chanh 27.000ha… Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả chủ lực, chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả ở phía Nam; còn vùng Đông Nam bộ chiếm 17%; vùng Duyên hải Nam Trung bộ 15% và vùng Tây Nguyên 10%.

Điển hình năm 2018, giá trị xuất khẩu quả đạt 3,8 tỷ USD, tăng trên 47,3% so năm 2017; trong đó ước tính các sản phẩm từ quả chiếm trên 80% tổng giá trị Các loại quả xuất khẩu chủ yếu là thanh long (chiếm 1,1 tỷ USD); kế đó là chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng Năm 2018, mặt hàng quả của Việt Nam xuất sang 13 thị trường lớn trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm 73,1% thị phần, còn lại là các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Úc…

Mức độ phản ứng của người dân trước những biến động thị trường không những liên quan đến lợi ích của nông dân và người tiêu dùng mà còn là áp lực lớn về kinh tế xã hội đối với sản xuất và tiêu thụ trái cây

Chính vì sự cần thiết đó nên nhóm chúng em chọn đề tài “NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ, TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN HỆ SỐ CO GIÃN, TỪ ĐÓ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH.”

2.ĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨUVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU

Đề tài nghiên cứu tập trung vào hệ số co giãn để tổng quan về ngành sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam

3.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Phương pháp phân tích, nghiên cứu, thu thập, tổng hợp số liệu, thông tin từ tài liệu, sách báo, Internet

4.MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU

Khái quát cái nhìn chung về thị trường cây ăn quả và định hướng phát triển ngành sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam hiện nay

Trang 7

PHẦNNỘIDUNG

CHƯƠNG1.CƠSỞLÝLUẬNVỀHỆSỐCOGIÃNCUNG,CẦU Hệ số co giãn

- Cho phép chúng ta phân tích cung, cầu chính xác hơn là chỉ tăng hay giảm - Là thước đo mức độ người tiêu dùng và người sản xuất phản ứng với thay đổi

điều kiện thị trường

Hệ số co giãn= % thay đổi của biến phụ thuộc % thay đổi của biến độc lập

1.1 Hệ số co giãn của cầu

Chúng ta thấy rằng cung hay cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá của loại hàng hóa đó, nếu các yếu tố khác là không đổi Điều này có nghĩa là khi giá thay đổi sẽ dẫn đến lượng cung, cầu thay đổi Các nhà kinh tế muốn biết rõ hơn sự thay đổi đó là bao nhiêu Giả sử khi giá gạo tăng 10% thì lượng cầu sẽ giảm xuống bao nhiêu phần trăm và cung tăng lên bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi như vậy,

chúng ta hãy làm quen với khái niệm về sự co giãn và hệ số co giãn

Việc nghiên cứu sự co giãn của cầu là rất quan trọng vì nó giúp ta thấy sự ảnh hưởng của giá cả hay một số các nhân tố khác (như thu nhập chẳng hạn) đến lượng cầu của một loại hàng hóa nào đó

Để đo lường sự co giãn của cầu theo một nhân tố ảnh hưởng nào đó (giá cả, thu nhập,

v.v.) ta dùng khái niệm hệ số co giãn của cầu Hệ số co giãn của cầu là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi một nhân tố ảnh ảnh hưởng đến cầu đang xét thay đổi 1% (các yếu tố khác không đổi)

Thông thường, người ta khảo sát ba loại hệ số co giãn của cầu như sau: • Hệ số co giãn của cầu theo giá (EDP);

Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (EDI);

Hệ số co giãn chéo của cầu (EDxPy)

1.1.1 Hệ số co giãn của cầu theo giá và các yếu tố quyết định nó

Hệ số co giãn của cầu theo giá- hệ số quan trọng nhất trong kinh tế học vi mô

• Hệ số co giãn của cầu theo giá là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi 1% (các yếu tố, điều kiện thị trường khác có ảnh hưởng đến cầu chưa thay đổi) • Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá được viết như sau:

Trong đó: Q =f(P)

• Hệ số co giãn giá của cầu: Ed = % thay đổi của lượng cầu % thay đổi của giá

Trang 8

7

PHẦN NỘI DUNG

Có bốn trường hợp:

+ Cầu hoàn toàn không co giãn: Ed = 0 + Cầu không co giãn: │ Ed │<1

+ Cầu co giãn: │ Ed │>1

+ Cầu co giãn đơn vị: EDP =1 + Cầu hoàn toàn co giãn: Ed = ∞

- Yếu tố quyết định hệ số co giãn giá của cầu:

• Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế

Hàng hóa có hàng thay thế gần gũi thường có cầu co giãn hơn vì người mua dễ dàng chuyển từ việc sử dụng hàng hóa này sang hàng hóa khác (làm cho lượng cầu của hàng hóa có giá tăng sẽ giảm đáng kể) và ngược lại Một hàng hóa càng dễ bị thay thế bởi (những) hàng hóa khác sẽ có hệ số co giãn càng cao

• Phạm vi thị trường được xem xét

Phạm vi thị trường càng hẹp thì cầu co giãn hơn vì người ta dễ dàng tìm thấy hàng hóa thay thế gần gũi và ngược lại

• Sản phẩm là thiết yếu hay xa xỉ

Sản phẩm là hàng hóa xa xỉ: những loại hàng hóa không cần thiết lắm đối với đời

sống, có nghĩa là người tiêu dùng dễ dàng từ bỏ chúng khi giá của chúng tăng hay tiêu dùng chúng nhiều hơn khi giá giảm Lượng cầu của những mặt hàng này rất nhạy cảm đối với giá nên cầu rất co giãn Khi giá thay đổi thì người ta nhanh chóng phản ứng lại (mua nhiều hơn, ít hơn hay chuyển sang hàng hóa, dịch vụ thay thế)

• Sản phẩm là hàng hóa thiết yếu:

Các loại hàng hóa quan trọng, cần thiết cho đời sống Đối với các loại hàng hóa này, lượng cầu của người tiêu dùng rất ít thay đổi khi giá tăng hay giảm Vì vậy, cầu đối với chúng rất kém co giãn Sản phẩm là thiết yếu hay xa xỉ không tùy thuộc vào đặc tính cố hữu của nó mà phụ thuộc vào sở thích của người mua

• Tỉ trọng chi tiêu cho sản phẩm trong tổng chi tiêu

Tỷ trọng chi tiêu cho sản phẩm trong tổng chi tiêu cao thì cầu co giãn hơn so với tỷ trọng chi tiêu cho sản phẩm trong tổng chi tiêu thấp.

• Tính thời gian

Người tiêu dùng có xu hướng điều chỉnh tiêu dùng khi có sự thay đổi của giá theo thời gian, đặc biệt là việc tìm ra những sản phẩm thay thế Vì vậy, qua một thời gian dài hầu hết các sản phẩm sẽ có độ co giãn cao hơn

Tuy nhiên, một số hàng hóa thì hoàn toàn ngược lại: cầu trong ngắn hạn lại co giãn

hơn trong dài hạn Đó là loại hàng lâu bền như: ô-tô, xe gắn máy, tủ lạnh, tivi, v.v

1.1.2 Ứng dụng của hệ số co giãn của cầu theo giá - Mối quan hệ giữa doanh thu và giá

Như ta đã biết, doanh thu (TR) đối với một sản phẩm nào đó bằng với đơn giá nhân

với số lượng bán ra Như thế:

TR = P.Q

Ngoài ra, ta cũng biết là cầu là hàm số của giá cả hay ta có thể viết như sau:

Trang 9

TR = P.Q(P) hay: dTR

dP = Q + dQ

dP QP = Q (1 + EDP)

Ta có bảng tóm tắt kết quả phân tích trên như sau:

Bảng 1.1 Tóm tắt về hệ số co giãn của cầu

Mối quan hệ giữa doanh thu và giá cũng có thể biểu diễn trên đồ thị:

Hình 1.1 Đồ thị quan hệ giữa doanh thu và giá

Trang 10

9

PHẦN NỘI DUNG

1.1.3 Hệ số co giãn thu nhập của cầu

Như đã trình bày, thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa,

dịch vụ Độ co giãn của cầu theo thu nhập là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1% (các yếu tố khác không đổi)

Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập như sau:

Hệ số co giãn cầu theo thu nhập:

EDI= % thay đổi lương cầu % thay đổi thu nhập

+ EDI < 0: hàng hóa thứ cấp Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng mua ít những hàng

hóa này hơn vì chúng là những thứ hang hóa rẻ tiền, chất lượng kém và ngược lại

+ EDI > 0: hàng hóa thông thường Khi thu nhập càng cao thì nhu cầu về hàng hóa

càng cao Vì lượng cầu và thu nhập thay đổi cùng chiều nên hàng hoá thông thường có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập dương

Trong đó:

• 0 < EDI < 1: hàng hoá thiết yếu Những hàng hoá thiết yếu, như quần áo và

lương thực, thường có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ vì người tiêu dùng thường xuyên mua chúng, cho dù thu nhập của họ có thấp đến mức nào

• EDI > 1: hàng hóa cao cấp (hàng hoá xa xỉ) Người tiêu dùng có xu hướng

tăng tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng và giá trị cao lên rất nhiều khi

thu nhập tăng Và họ cảm thấy hoàn toàn không cần đến chúng khi thu nhập của họ quá thấp

1.1.4 Hệ số co giãn giá chéo của cầu

Nếu các yếu tố khác không đổi, giá cả của mặt hàng có liên quan (thay thế hay bổ sung) thay đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa đang xem xét Đo lường sự thay đổi lượng cầu của một sản phẩm do tác dụng của sự thay đổi giá sản phẩm liên quan Hệ số này được gọi là hệ số co giãn chéo

Nếu X và Y là hai mặt hàng đang xem xét Hệ số co giãn chéo của 2 mặt hàng X và

Y là mối quan hệ so sánh giữa % thay đổi của lượng cầu về hàng hoá X trước % thay đổi của giá hàng hoá Y (các yếu tố khác không đổi)

Công thức tính hệ số co giãn chéo như sau: Hệ số co giãn giá chéo của cầu:

Ec= % thay đổi lượng cầu SP Y % thay đổi giá SP X

• EDxPy < 0: X và Y là hai hàng hoá bổ sung • EDxPy > 0: X và Y là hai hàng hoá thay thế

• EDxPy = 0: X và Y là hai hàng hoá độc lập (không liên quan)

Trang 11

1.2 Hệ số co giãn của cung

Về nguyên tắc, hệ số co giãn của cung giống như hệ số co giãn của cầu Nghĩa là

nó cũng nó cũng đo lường phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi một phần trăm (các yếu tố khác không thay đổi)

Vì vậy, công thức tính hệ số co giãn của cung cũng có dạng:

Điểm khác biệt là hệ số co giãn của cung theo giá có giá trị không âm (ESP ≥0) Các yếu tố quyết định hệ số co giãn của cung:

• Hệ số co giãn giá của cung

+ Đo lường sự thay đổi lượng cung do tác dụng của sự thay đổi giá Tính toán hệ số co giãn giá của cung

• Hệ số co giãn giá của cung:

Es=% thay đổi lượng cung % thay đổi của giá Có bốn trường hợp:

+ Cung hoàn toàn không co giãn: Es = 0 + Cung không co giãn: │ Es │<1

+ Cung co giãn: │ Es │>1

+ Cung co giãn đơn vị: ES = 1 + Cung hoàn toàn co giãn: Es = ∞

Do ý nghĩa của độ co giãn của cung tương tự như của cầu, nên từ những đặc điểm của độ co giãn của cầu chúng ta có thể suy ra những đặc điểm của sự co giãn của cung

Trang 12

11

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG2.TỔNGQUANVỀTHỊTRƯỜNGCÂYĂNQUẢVIỆTNAM 2.1 Xu hướng phát triển ngành sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam

Tính đến năm 2020, ngoài lúa, ngô thì cây ăn trái, trong đó có cam, bưởi, chuối đã

có mặt trong Danh mục loài cây trồng chính được Bộ nông nghiệp và phát triển

nông thôn ban hành Đây là những cây có sản lượng và diện tích cao, trong đó cam, bưởi là cây có múi đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm trở lại đây, đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của ngành Điều đó cho chúng ta thấy được cây ăn quả đã trở thành thế mạnh trong nông nghiệp ở nước ta, mang lại nhiều nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia

Bảng 2.1 Bảng diện tích và sản lượng trái cây của Việt Nam từ năm 2015-2020

Hình 2.1 Đồ thị diện tích và sản lượng cây ăn quả ở Việt Nam vài năm gần đây

Năm 2020, diện tích cây ăn quả tăng mạnh, đạt khoảng 1,1 triệu ha, tăng khoảng 32,8 nghìn ha so với 2019 Sản lượng và chất lượng của một số cây ăn quả chủ lực đều tăng, như xoài 880 nghìn tấn, tăng 4,9%, cam 1.100 nghìn tấn, tăng 8,14%, sầu riêng đạt khoảng 630 nghìn tấn, tăng 11,6%, vải 310 nghìn tấn, tăng 15%

Diện tích và sản lượng cây ăn quả ở Việt Nam vài năm gần đây

diện tích (1000 ha)sản lượng (1000 tấn)

Trang 13

Thanh long vẫn là mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam, với sản lượng vào khoảng 1.360 nghìn tấn, tăng 8,8%, tập trung hầu hết ở Bình Thuận và đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 93,5% diện tích và 95,5% sản lượng thanh long cả nước

Mặc dù vậy, sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục Quy mô sản xuất còn riêng lẻ, phân tán, khó đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung, liên kết Hệ thống phân phối, tiêu thụ còn nhiều bất cập, quy trình sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn, chưa áp dụng diện rộng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, chiếm diện tích cây ăn quả lớn nhất cả nước, còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn

2.2 Tình hình thị trường trong nước

2.2.1 Lượng cầu trong nước

Hiện nay có một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại quả của Việt Nam trong thời gian qua Các nghiên cứu cho thấy trái cây là hai sản phẩm khá phổ biến trong các hộ gia đình Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004), khoảng 93% hộ tiêu thụ quả Các loại quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là cam, xoài, chuối (87%) Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 18kg trái cây cho mỗi người mỗi năm

Thành phần tiêu thụ trái cây cũng thay đổi theo vùng Cam, chuối, xoài và quả khác được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp xoài với trên 60% số hộ dân ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tiêu thụ, nhưng dưới 20% số hộ ở Miền núi phía Bắc tiêu thụ Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao

Bảng 2.2 Tỷ lệ tiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng (%)

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:37

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan