1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ASEAN NATOVÀ VECSAVA

5 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ASEAN NATOVÀ VECSAVA
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 22,12 KB

Nội dung

1. Khái quát ASEAN 1.1. Cơ cấu tổ chức Từ khi được thành lập tới nay, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội các nước Đông Nam á đã có những cải tổ thường xuyên để phù hợp với khuôn khổ hợp tác ở từng thời kỳ phát triển. Theo Hiển chương, ASEAN có các thiết chế sau: + Cấp cao ASEAN ASEAN Summit: Là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, với thành phần gồm nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phù các nước thành viên, cấp cao ASEAN nhóm họp 2 nãm một lần (có thể họp bất thường khi cần thiết), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ASEAN. Toàn bộ chức năng của cơ quan này được quy định cụ thể tại Điều 7 Hiến chương ASEAN, như quyết định các vấn đề then chốt của Hiệp hội, thực thi các biện pháp thích hợp để xử lý tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN, quyết định vấn đề kết nạp thành viên mới, cũng như tổ chức và hoạt động của một số thiết chế khác (ví dụ, bổ nhiệm Tổng thư ký ASEAN...). + Hội đồng điều phổi ASEAN ASEAN Coordinating Council: Theo Điều 8 Hiến chương, Hội đồng điều phối ASEAN là cơ quan bao gồm các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, được nhóm họp ít nhất 2 lần trong năm. Hội đồng này có một số nhiệm vụ cụ thể liên quan đến việc’chuẩn bị các phiên họp của cấp cao ASEAN, phối hợp với hội đồng cộng đồng về hoạt động chức năng của hội đồng này, xem xét báo cáo của Tổng thư ký ASEAN và thực thi một số nhiệm vụ khác do cấp cao ASEAN chỉ đạo.

Trang 1

1 Khái quát ASEAN1.1 Cơ cấu tổ chức

Từ khi được thành lập tới nay, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội các nước Đông Nam á đã có những cải tổ thường xuyên để phù hợp với khuôn khổ hợp tác ở từng thời kỳ phát triển Theo Hiển chương, ASEAN có các thiết chế sau:

+ Cấp cao ASEAN - ASEAN Summit:

Là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, với thành phần gồm nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phù các nước thành viên, cấp cao ASEAN nhóm họp 2 nãm một lần (có thể họp bất thường khi cần thiết), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ASEAN Toàn bộ chức năng của cơ quan này được quy định cụ thể tại Điều 7 Hiến chương ASEAN, như quyết định các vấn đề then chốt của Hiệp hội, thực thi các biện pháp thích hợp để xử lý tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN, quyết định vấn đề kết nạp thành viên mới, cũng như tổ chức và hoạt động của một số thiết chế khác (ví dụ, bổ nhiệm Tổng thư ký ASEAN ).

+ Hội đồng điều phổi ASEAN - ASEAN Coordinating Council:

Theo Điều 8 Hiến chương, Hội đồng điều phối ASEAN là cơ quan bao gồm các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, được nhóm họp ít nhất 2 lần trong năm Hội đồng này có một số nhiệm vụ cụ thể liên quan đến việc’chuẩn bị các phiên họp của cấp cao ASEAN, phối hợp với hội đồng cộng đồng về hoạt động chức năng của hội đồng này, xem xét báo cáo của Tổng thư ký ASEAN và thực thi một số nhiệm vụ khác do cấp cao ASEAN chỉ đạo.

+ Các hội đồng cộng đồng ASEAN - ASEAN Community Councils:

Các hội đồng cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng cộng đồng chính trị-an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đông văn hoá-xã hội Các quốc gia thành viên sẽ cử đại diện quốc gia tham gia các cuộc họp của Hội đồng cộng đồng ASEAN (nhóm họp ít nhất 2 lần mỗi năm) Mỗi hội đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng trực thuộc như:

- Hội đồng cộng đồng chính trị-an ninh gồm 6 cơ quan - Hội đồng cộng đồng kinh tể gồm 14 cơ quan.

- Hội đồng cộng đồng văn hoá-xã hội gồm 17 cơ quan.

Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan này là thực hiện thoả thuận, quyết định của cấp cao ASEAN trong lĩnh vực của mình, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyên ngành để hỗ trợ tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

- Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN:

So với những thời kỷ trước thì đây là cơ quan được cải tổ theo hướng tăng cường hoạt động hiệu quả và thiết thực cho Hiệp hội.

- Tổng thư ký ASEAN là chức vụ đo cấp cao ASEAN bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm,

không tái bổ nhiệm Tổng thư ký là quan chức hành chính cao cấp nhất của ASEAN Người được bổ nhiệm giữ cương vị này phải là cộng dân của một trong số thành viên ASEAN, có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn Việc lựa chọn phải trên cơ sở cân bằng về giới cũng như thứ tự luân phiên trong nội bộ các nước thành viên Các nhiệm vụ của Tổng thư ký được quy định tại Điều 11 Hiến chương.

- Ban thư ký ASEAN: Bao gồm Tổng thư ký và các nhân viên khác, hoạt động nhân

danh ASEAN chứ không nhân danh quốc gia mà mình mang quốc tịch hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.

Trang 2

- Ban thư ký ASEAN quốc gia: Đây là Ban thư ký do quốc gia thành viên tự thành

lập, có nhiệm vụ là đầu mối cửa quốc gia trong các hoạt động liên quan đến ASEAN, như lưu trữ thông tin về các vấn đề có liên quan đến ASEAN ở cấp độ quốc gia, điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ở cấp độ quốc gia ).

+ Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN:

Theo quy định của Hiến chương, mỗi quốc gia thành viên ASEAN bổ nhiệm một đại diện thường trực hàm đại sứ bên cạnh ASEAN, đặt tại Jakarta, ủy ban đại diện thường trực bao gồm đại sứ các quốc gia nhằm thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho các hội đồng cộng đồng, phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các đối tác bên ngoài, khi cần thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng điều phối ASEAN quyết định.

+ Uỷ ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế:

Uỷ ban ASEAN ở nước thứ ba có thể được thành lập tại các nước bên ngoài Hiệp hội, gồm những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các thành viên ASEAN tại quốc gia đó Các ủy ban tương tự cũng có thể được thành lập bên cạnh tồ chức quốc tế Nhiệm vụ chính của các ủy ban này là thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước sở tại và tổ chức quốc tế Thủ tục hoạt động của ủy ban này do Hội nghị ngoại trưởng ASEAN quy định cụ thể.

1.2 Thành viên:

Hiện tại ASEAN có 11 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia,Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Đông Timor (Trong tuyên bố ngày 11 tháng 11 năm 2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Đông Timor vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.) và Papua New Guinea hiện đang giữ vai trò quan sát viên.

1.3 Quy chế thành viên:

Quy chế thành viên ASEAN quy định tại Chương III của Hiến chương ASEAN Ngoài việc khẳng định 10 thành viên tại thời điểm thông qua Hiến chương (Điều 4), các quốc gia muốn gia nhập phải tuân thủ các tiêu chí, điều kiện và thủ tục gia nhập theo quy định tại Điều 6 Hiến chương Một quốc gia nếu đáp ứng được các tiêu chí như là quốc gia nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á, được các quốc gia thành viên ASEAN công nhận, chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương, có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên thì có thể xin gia nhập ASEAN Quốc gia muốn gia nhập phải tuân thủ các thủ tục xin gia nhập do Hội đồng Điều phối ASEAN quy định và việc kết nạp sẽ do cấp cao ASEAN quyết định trên nguyên tắc đồng thuận, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng điều phối ASEAN.

1.4 Mục tiêu, nguyên tắc của ASEAN

Trải qua các thời kỳ phát triển, ASEAN luôn kiên trì và tuân thủ những mục tiêu cũng như nguyên tắc hoạt động được đề ra từ văn kiện thành lập tổ chức (Tuyên bố Băng Cốc) và trong Hiến chương ASEAN ASEAN luôn hướng tới những mục tiêu lớn, như xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ, pháp quyền và quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng ASEAN; đề cao bản sắc ASEAN đồng thời tôn trọng các quyền và trách nhiệm của các thành viên ASEAN; tạo dựng và giữ

Trang 3

vững vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chính trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

Để đạt được những mục tiêu lớn đó, hoạt động của ASEAN và các quốc gia thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và những nguyên tắc riêng của tổ chức này, như đã được tái khẳng định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương ASEAN Các nguyên tắc đó bao gồm: Tôn trọng độc lập, chủ quyển, quyền bình đẳng và dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các thành viên đồng thời nhấn mạnh giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trái với pháp luật quốc tế; giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình; không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên; tôn trọng pháp quyền, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền bình đẳng và đẩy mạnh công bằng xã hội; giữ vững vai trò trung tâm và linh hoạt của ASEAN trong quan hệ ngoại khối trên tinh thần không phân biệt đối xử; tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương chung và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, tiến tới loại bỏ mọi rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực trong một nền kinh tế do thị trường điều tiết.

2 So sánh liên minh phòng thủ vacsava và hiệp ước bắc đại tây dương (Nato)

Trước khi so sánh, chúng ta sẽ tìm hiểu về bối cảnh lịch sử và nội dung của hội nghị Ianta Là Hội nghị tiền đề thành lập lên Liên hợp quốc và cũng là lý do dẫn đến sự phân hóa 2 cực

2.1 Bối cảnh: Hội nghị Ianta (Yalta Conference) diễn ra từ ngày 4 đến 11 tháng 2

năm 1945 tại thành phố Yalta, Nga Hội nghị này là sự gặp gỡ giữa ba nhà lãnh đạo quan trọng của các nước đồng minh trong Chiến tranh thế giới II: Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.

Hoàn cảnh diễn ra hội nghị Ianta là vào thời điểm cuối cùng của Chiến tranh thế giới II, khi quân đội Liên Xô đang tiến vào Đức từ phía đông, trong khi quân đồng minh đang tiến vào từ phía tây Cuộc gặp gỡ này được coi là cơ hội để các nhà lãnh đạo đồng minh thảo luận về việc chia sẻ các khu vực chiến tranh, tình hình sau chiến tranh, và xác định các kế hoạch để tái thiết lập hòa bình ở châu Âu và châu Á.

Tại hội nghị Ianta, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề như phân chia Đức thành các khu vực kiểm soát, sự tham gia của Liên Xô vào chiến tranh chống Nhật Bản, việc tái thiết lập chính phủ Ba Lan, và các vấn đề khác liên quan đến tình hình sau chiến tranh.

Tuy nhiên, sự đồng ý của các nhà lãnh đạo đồng minh tại hội nghị này không được giữ vững, và các mâu thuẫn giữa các nước đồng minh đã dẫn đến sự phân chia của châu Âu và cuối cùng là Chiến tranh Lạnh.

2.2 Nội dung chính của hội nghị Ianta bao gồm:

 Phân chia Đức: Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về phân chia Đức thành bốn khu vực kiểm soát sau chiến tranh, mỗi khu vực sẽ được kiểm soát bởi một trong bốn quốc gia đồng minh, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô và Pháp Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng đưa ra các quy định về truy tố và xử lý tội phạm chiến tranh của Đức.

Trang 4

 Tham gia của Liên Xô vào chiến tranh chống Nhật Bản: Các nhà lãnh đạo đồng minh thảo luận về việc Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật Bản sau khi Đức bị đánh bại Họ đã đồng ý rằng Liên Xô sẽ bắt đầu tấn công Nhật Bản trong vòng 3 tháng sau khi Đức ký kết đầu hàng.

 Tái thiết lập chính phủ Ba Lan: Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc tái thiết lập chính phủ Ba Lan và quyết định rằng các chính phủ tạm thời sẽ được thành lập tại Ba Lan và các nhà lãnh đạo của Ba Lan sẽ được phép tham gia vào hội đàm sau này để thảo luận về tương lai của nước này.

 Các vấn đề khác: Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề khác liên quan đến tình hình sau chiến tranh, bao gồm việc tái thiết lập hòa bình ở châu Âu và châu Á, vấn đề về trao đổi tù binh và tài sản chiến tranh, và việc xây dựng Liên hợp quốc Tuy nhiên, các thỏa thuận tại hội nghị Ianta đã không được giữ vững, và sau đó là căng thẳng giữa các quốc gia đồng minh và các thỏa thuận tại hội nghị Ianta đã trở thành một chủ đề tranh cãi Một số người cho rằng các quyết định tại hội nghị đã giúp đưa ra bước ngoặt trong chiến tranh, trong khi những người khác cho rằng các quyết định đã tạo ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

Sau chiến tranh, phân chia Đức dẫn đến sự đối lập giữa Liên Xô và các quốc gia đồng minh Sự khác biệt về ý kiến về tương lai của Ba Lan đã dẫn đến việc Ba Lan rơi vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô và trở thành một quốc gia cộng sản trong nhiều năm.

2.3 So sánh Liên minh phòng thủ VÁCSAVA và Hiệp ước Bắc Đại Tây DươngNATO

Liên minh phòng thủ VÁCSAVA Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO Hoàn cảnh - Vào năm 1955, thì khối NATO đã

phê chuẩn hiệp ước Pari (1954) nhằm tái vũ trang cho Tây Đức, đưa Tây Đức gia nhập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô, chống CHDC Đức.

- Việc làm này đã làm cho hoà bình và an ninh châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng.

- Sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu

- Các nước Đông Âu được sự giúp đỡ của Liên Xô, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội Làn sóng của chủ nghĩa Cộng sản có thể lan tràn ra khắp châu Âu.

Thành lập - Thành lập 14/5/1955 gồm 8 nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Anbani, Bungari, Rumani.

- Thành lập ngày 4/4/1949 tại thủ đô Oasinh-tơn (Mĩ) gồm có Mĩ và 11 nước phương Tây (Anh, Pháp, Canada, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua, Đan Mạch, Na Uy, Aixơlen, Bồ Đào Nha Sau này kết nạp thêm nhiều thành viên mới, hiện nay có tới 20 nước tham gia

Mục đích - Giữ gìn hoà bình an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, nhằm giữ gìn an ninh cho các nước thành viên, duy trì hoà bình ở Đông Âu và cũng cố tình hữu nghị, sự hợp tác của các nước Chủ nghĩa xã hội.

- Ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây thương hại đến an ninh của các nước thành viên.

Tính chất Liên minh phòng thủ quân sự, chính

Vai trò, tác dụng- Tăng cường sức mạnh quân sự cho- Nhằm xây dựng một lực lượng quân sự

Trang 5

các nước Đông Âu giữ gìn hoà bình, an ninh của Liên Xô và các nước Đông Âu Đối phó với mọi âm mưu gây chiến của bọn Đế quốc Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc.

mạnh cho đất nước tư bản chủ nghĩa ở Âu Châu để ngăn cản “làn sóng Cộng sản chủ nghĩa” có thể lan sang các nước Tây Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước đồng minh của Mĩ.

Kết cục - Ngày 31/3/1991, tổ chức hiệp ước Vácsava giải thể vì những biến đổi chính trị ở Liên Xô và Đông Âu và do Xô - Mĩ thoả thuận về việc chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

- Trong khi Liên minh phòng thủ Vacsava bị giải thể thì NATO vẫn tồn tại cho đến

Ngày đăng: 31/03/2024, 15:53

w