GIÁO TRÌNH NGƯ LOẠI II (GIÁP XÁC & NHUYỄN THỂ) pdf

218 3.2K 63
GIÁO TRÌNH NGƯ LOẠI II (GIÁP XÁC & NHUYỄN THỂ) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN GIÁO TRÌNH NGƯ LOẠI II (GIÁP XÁC & NHUYỄN THỂ) CHỦ BIÊN : THẠC SỸ NGUYỄN VĂN THƯỜNG PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC PHÚ 2009 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA GIÁO TRÌNH 1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Họ và tên: NGUYỄN VĂN THƯỜNG Sinh năm: 1957 Cơ quan công tác: Bộ môn Thủy sinh học Ứng dụng, Khoa Thủy sản Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ Email để liên hệ: nvthuong@ctu.edu.vn Phụ trách: Phần Giáp xác Họ và tên: TRƯƠNG QUỐC PHÚ Sinh năm: 1965 Cơ quan công tác: Bộ môn Thủy sinh học Ứng dụng, Khoa Thủy sản Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ Email để liên hệ: tqphu@ctu.edu.vn Phụ trách: Phần Động vật thân mềm (Mollusca) 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG - Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào : Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học Thủy sản, Nông học, Quản lý nghề cá. - Có thể dùng cho các trường nào : Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang, Đại học Trà Vinh, Đại học Bạc Liêu, Đại học Tiền Giang và các Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trường Cao đẳng cộng đồng các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đào tạo sinh viên thuộc các ngành kể trên. - Các từ khóa (Đề nghị cung cấp 10 từ khóa để tra cứu): Ngư loại II, Penaeidea, Penaeidae, Caridea, Palaemonidae, Mollusca, Gastropoda Bivalvia, Cephalopoda. - Yêu cầu kiế n thức trước khi học môn này : Sinh viên phải học trước các môn Sinh học đại cương A1, Sinh học đại cương A2, Sinh thái thủy sinh vật… -Đã xuất bản in chưa, nếu có thì Nhà xuất bản nào: Giáo trình đã được nghiệm thu cấp trường năm 2003, được in ấn nhân bản sử dụng trong phạm vi nội bộ dạy cho sinh viên các ngành thuộc hệ chính quy và vừa làm vừa học do nhà trường quản lý. Riêng phần Động vật thân mề m đã được xuất bản thành sách “Hình thái và giải phẫu Động vật thân mềm (Mollusca)”, tại NXB Nông nghiệp năm 2006 theo giấy phép số 170-2006/CXB/43-28/NN do cục xuất bản cấp ngày7/3/2006, nộp lưu chiểu Quý II/2006. MỤC LỤC ******** PHẦN I - HÌNH THÁI - PHÂN LOẠI GIÁP XÁC Trang CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I- Đối tượng và nội dung môn học II- Lịch sử nghiên cứu III- Phân biệt khái niệm SHRIMP - PRAWN IV- Màu sắc ở giáp xác V- Phân loại đại cương Câu hỏi ôn tập Tài liệu tham khảo 1 1 3 3 3 5 CHƯƠNG II HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM I- Đặc điểm hình thái. II- Đặc điểm cấu tạo cơ thể tôm III- Chức năng sinh học của các đ ôi phụ bộ IV- Phân biệt giới tính ở tôm V- Các hình vẽ thuyết minh về hình thái cấu tạo của tôm. - Hình 1 : Cấu tạo hình thái ngoài của tôm- - Hình 2 : Cấu tạo trong của tôm - Hình 3: Đặc điểm phân biệt hai nhóm tôm Penaeidea và 7 8 11 12 12 13 14 15 1 Caridea - Hình 4 : Các chi tiết trên Carapace - Hình 5 : Các đặc điểm trên chủy - Hình 6 : Râu I (Antennula) - Nhìn từ mặt lưng của râu trái - Hình 7 : Phần đầu ngực (Nhìn từ mặt bụng) - Hình 8 : Đốt đuôi và chân đuôi - Hình 9 : Cơ quan sinh dục của tôm -Hình 10 : Tuyến sinh dục của tôm cái (Penaeus semisulcatus) -Hình 11 : Tuyến sinh dục của tôm đực (Penaeus semisulcatus) -Hình 12 : Phân biệt đực, cái ở tôm CARIDEA -Hình 13 : Các loại mang của tôm -Hình 14 : Các phụ bộ đầu -Hình 15 : Các phụ bộ ngực -Hình 16 : Ho ạt động giao vĩ ở tôm biển -Hình 17 : Sự phát triển của buồng trứng tôm Sú (mặt lưng ). -Hình 18 : Hình dạng bên ngoài buồng trứng tôm Sú qua lớp vỏ giáp. Câu hỏi ôn tập Tài liệu tham khảo. 16 17 17 18 18 19 19 20 20 21 22 23 24 25 26 27 CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA I- Phân bố địa lý của một số loài tôm kinh tế quan trọng trên thế giới. 1/ Phân bố trên thế giới 2/ Phân bố theo vùng 3/ Các vùng phụ phân bố 29 29 31 2 4/ Các rào chắn sự phân bố của tôm biển trong tự nhiên. II - Đặc điểm thành phần loài tôm họ Penaeidae phân bố ở vùng ven biển ĐBSCL. III- Mô tả thành phần loài tôm họ Penaeidae ở vùng ven biển ĐBSCL. 1/ Giống Penaeus 2/ Giống Metapenaeus 3/ Giống Parapenaeopsis 4/ Giống Metapenaeopsis 5/ Giống Trachypenaeus IV- Tính chất khu hệ của tôm họ Penaeidae ở vùng ven biển ĐBSCL. 1/ Phân bố địa lý + Nhóm Ấn độ-Tây Thái Bình Dương + Nhóm nhiệt đới Ấn độ-Tây TBD. + Nhóm Tây bắ c Thái bình dương + Nhóm loài đặc hữu + Nhóm Tây Ấn độ dương + Nhóm Đại Tây dương- Địa Trung hải 2/ Phân bố theo độ sâu 3/ Phân bố theo điều kiện sinh thái V- Giới thiệu một số loài giáp xác khác thường xuất hiện ở vùng ven biển ĐBSCL. VI -Hình vẽ các loài tôm, cua thường gặp. Câu hỏi ôn tập. Tài liệu tham khảo 33 38 40 41 42 49 54 59 64 67 67 67 68 68 68 69 69 70 71 3 Hình các loài tôm 72 72 73 76 CHƯƠNG IV ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA 100 I – Đặc điểm chung II- Đặc điểm phân loại họ tôm Palaemonidae III- Các giống loài tôm thuộc họ Palaemonidae phổ biến ở ĐBSCL. 1/ Giống Macrobrachium 2/ Giống Exopalaemon 3/ Giống Leptocarpus 4/ Giống Palaemonetes IV- Một số hình ảnh giới thiệu về thành phần loài tôm thuộc họ Palaemonidae ở ĐBSCL. V- Các họ tôm khác trong tổng họ Palaemonoidea Câu hỏi ôn tập Tài liệu tham khảo 100 100 100 100 112 113 115 115 115 121 4 CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU I- ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC Tôm là động vật giáp xác, có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái thủy vực, bao gồm nhiều loài có giá trị kinh tế làm thực phẩm, hàng hóa xuất khẩu Ngoài ra chúng gồm nhiều đối tượng quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác hải sản. Theo yêu cầu đào tạo của ngành Nuôi trồng thủy sản, nội dung giáo trình này được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức và dẫn liệu về phân loại sinh thái và nguồn lợi một số đối tượ ng tôm nước ngọt và tôm biển có giá trị kinh tế thường gặp trong nghề nuôi và khai thác hải sản. Trên cơ sở đó sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và đề xuất các giải pháp phát triển nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi tôm trong thủy vực tự nhiên. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của môn học này có liên quan đến nhiều ngành khoa học, trong đó sinh thái học cá thể là nội dung cần thiết để làm cơ sở cho các nghiên cứu về sinh thái học quần thể và quần xã sinh vật đáy. Hơn nữa môn học này còn liên quan đến các ngành khoa học khác như thủy sinh học, thủy hóa học, điạ chất học, nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống. Ngoài ra , môn học này cũng còn phải nghiên cứu mối quan hệ giữa động vật giáp xác với các loài động vật khác và đặc biệt là mối quan hệ hữ u cơ giữa nguồn lợi tôm biển trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, giúp cho người đọc có tầm nhìn rõ nét các hệ sinh thái và ổn định phát triển lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên. II- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU II.1. Trên thế giới : Nghiên cứu về định loại tôm nói chung và tôm Penaeid nói riêng tính cho đến nay đã có rất nhiều công trình công bố : - Từ 1798 : đã có công trình nghiên cứu về tôm He ở loài Penaeus fabricius, và kể từ đó đến nay đã có khoảng 800 tài liệu nghiên cứu về tôm He. - 1888 : Bate tiến hành phân loại họ tôm He Penaeidae. - 1909,1913 : Calman và Kemp đã đưa ra hệ thống phân loại đối với các loài tôm 10 chân (Decapoda, Macrura) nói chung và họ Palaemonidae nói riêng. - 1927 : Balss với tác phẩm Decapoda đã đưa ra hệ thống phân loại đến gi ống và loài một cách chặt chẽ. Tác giả đã chia họ Palaemonidae thành 4 họ phu : Typhlocaridinae, Desmocaridinae, Palaemoninae và Pontoniinae. - 1936, 1939 : Burkenroad tiến hành phân loại họ phụ tôm he Penaeinae. - 1945 : Anderson và Lindner đã dẫn ra khóa phân loại các họ phu thuộc giáp xác 10 chân. Đáng kể là tác giả đã đưa ra khóa phân loại đến loài trong họ Penaeidae tương đối hoàn chỉnh. Đây là một công trình lớn nhất về phân loại giáp xác ở thế kỷ 20. - 1949, công trình của Kubo đã hoàn chỉnh nghiên cứu về thành phần tôm Penaeid ở vùng biển Nhật bả n và các thủy vực lân cận, tác giả đã đưa ra nhiều dẫn liệu về phân loại và mô tả các loài tôm Penaeid. - 1957 : Gunter dù chỉ đưa ra khu hệ phân bố giáp xác ở Mỹ nhưng đa xác định một cách đúng đắn, chặt chẽ các đặc điểm của các loài tìm thấy ở khu hệ này. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương I- MỞ ĐẦU 1 Rất nhiều tác giả khác như : Sollaud (1938), Gaiepskaia (1948), Vino Gradob (1950), Cowles (1914), Dall (1957), Hall (1961), Holthuis (1958), Kobjokava (1966), Lindner (1957), Suvatti (1950) bằng những công trình nghiên cứu của mình ở những khu hệ khác nhau đã đưa ra các hệ thống phân loại chính để xác định các giống loài giáp xác 10 chân nói chung và tôm thuộc 2 họ phụ Penaeinae và Palaemoninae nói riêng. - 1980 : Đáng kể là công trình hoàn chỉnh về hệ thống định loại và giới thiệu thành phần các loài tôm trên thế giới của Holthuis, 1980. Tác giả đã thống kê được 363 loài tôm hiện diện trên thế giới, trong đó có 110 loài thuộc họ Penaeidae, chiếm khoảng 80% thành phần tôm thu được trong tự nhiên (Dore& Frimoldt, 1987). - 1986 : Liu, J. Y et al. đã công bố công trình nghiên cứu về nguồn lợi tôm Penaeoid ở vùng biển Nam Trung quốc. Công trình này rất có giá trị về mặt nghiên cứu trên các lĩnh vực : định loại, phân bố và tính chất khu hệ của tôm Penaeid II.2. Ở trong nước : Ở Việt Nam việc nghiên cứu bộ giáp xác 10 chân, đặc biệt là họ tôm He Penaeidae) đã được các tác giả trong ngoài nước chú ý. Riêng về lớp giáp xác biển Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đáng chú ý là các báo cáo của R.Serene (1937, 1949, 1950, 1953, 1954) ; C.Dawydoff (1952) ; Fize et Serene (1952) ; J.Forest (1956 , 1958) ; K.K.Tiwari (1956); Trần Ngọc Lợi (1965, 1967); Nguyễn Văn Chung (1971, 1994); Gurjanova ( 1972 ); Y.I. Starobogatov (1972 ); A.J.Bruce (1993); Phạm Ngọc Đẳng (1994). Năm 1978, Nguyễn Văn Chung và cộng tác viên đã tổng kết tình hình nghiên cứu sinh vật đáy biển Việt nam (trong đó có lớp giáp xác), nhưng báo cáo này chỉ mới nêu lên danh sách về thành phần loài, chưa có những dẫn liệu về phân bố , kích thước và nh ất là chưa loại bỏ hết được các loài cùng vật khác tên (Synonym) Năm 1995, Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự đã công bố : “Danh mục tôm biển Việt Nam“. Công trình này đã xác định khá đầy đủ và chính xác về mặt thành phần loài, có các Synonym chủ yếu, thường gặp nhất, ngoài ra còn kèm theo các chỉ dẫn về kích thước, phân bố, môi trường sống, tình trạng, nơi lưu giữa mẫu vật rất hữu ích cho việc nghiên cứ u, giảng dạy và ứng dụng trong sản xuất. Ở miền Nam Việt Nam, các công trình nghiên cứu về nguồn lơị tôm Penaeid còn rất ít, chủ yếu khảo sát về mặt thành phần loài và đặc tính phân bố : - Kết quả điều tra tổng hợp Sinh vật đáy vùng biển Thuận hải - Minh hải (1979 - 1982) của Nguyễn Văn Chung & ctv cho thấy họ tôm Penaiedae gồm 30 loài, nhiều loài hiện là đối tượng đánh bắt và nuôi của vùng này như : Penaeus merguiensis, Penaeus japonicus, Penaeus semisulcatus, Penaeus monodon, Metapenaeus ensis - 1985 : Trong phạm vi chương trình 60-02 cấp nhà nước về “Điều tra tổng hợp tài nguyên sinh vật vùng đồng bằng sông Cửu long” Nguyễn Văn Thường và Ctv (Khoa Thủysản-Đại học Cần thơ) đã bước đầu công bố các dẫn liệu về thành phần loài và đặc tính phân bố của tôm họ Penaeidae ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu long . Qua đó tác giả đã nêu lên được 15 loài thuộc 3 gi ống của họ Penaeidae. - Từ năm 1990 trở lại đây Nguyễn Văn Thường & ctv có các công trình nghiên cứu bổ sung về thành phần loài tôm biển họ Penaeidae ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương I- MỞ ĐẦU 2 III- PHÂN BIỆT KHÁI NIỆM SHRIMP - PRAWN * Theo Holthuis (1980) thì khái niệm về Prawn và Shirmp như sau : - PRAWN : chỉ các cá thể có kích thước lớn, không phân biệt nhóm tôm Penaeidea (tôm biển) hoặc Caridea (tôm nước ngọt ) - SHRIMP : Chỉ các cá thể có kích thước nhỏ. Ở châu Mỹ sử dụng từ SHRIMP đề chỉ các loài tôm có kích thước lớn ( Palaemonidae và Penaeidae ), trong khi các nước còn lại sử dụng tiếng Anh thì dùng từ PRAWN. * Theo Arlo W. Fast, CSAVAS (1988) và một số tác giả khác (được sự thống nhất của tổ chức F.A.O ) : - PRAWN : Chỉ các loài tôm sống ở thủy v ực nước ngọt (đặc biệt là các loài tôm thuộc giống Macrobrachium spp ) - SHRIMP : Chỉ các loài tôm biển hoặc tôm sống ở thủy vực nước lợ. Hiện nay cách dùng từ phổ biến được sử dụng trong các tài liệu tham khảo là : - PRAWN : Cá thể có kích thước lớn - SHRIMP : Cá thể có kích thước nhỏ. IV- MÀU SẮC Ở GIÁP XÁC . Tôm, cua (tươi) có màu sắc rực rỡ và thường biểu hiện tính chất của môi trường chúng sống.Dưới tác dụng của nhiệt, hoặc cho dấm vào chúng sẽ có màu hồng. * Nguyên nhân : - Sự phân bố của các ống mao huyết (hệ thống mao quản kém do đó không có sắc tố Hemoglobin như ở động vật có xương sống, thay vào đó là sự hiện diện phong phú của các sắc tố Hemocyanin (là một chất đạm phức hợ p gồm có đồng), do đó khi còn sống, tôm cua ít có màu đỏ. - Trong cơ thể tôm, cua có Astaxanthin (C 40 H 52 O 4 ) chứa sắc tố Caltinoido. Khi chất này kết hợp lỏng lẻo với chất đạm (Protid) thì có màu xanh đen, nhưng khi chịu tác dụng của nhiệt hoặc dấm, nó tách khỏi đạm và bị Oxy hóa trong không khí sẽ biến thành Astacin có màu nâu đỏ (C 40 H 48 O 4 ). Astaxanthin, Astacine có nhiều trong các sinh vật biển. V- PHÂN LOẠI ĐẠI CƯƠNG Theo http://www.itis.gov (2009) thì hệ thống phân loại các đối tượng tôm, cua như sau : Ngành : Arthropoda Ngành phụ : Crustacea Lớp : Malacostraca Lớp phụ : Eumalacostraca Tổng bộ : Eucarida Bộ : Decapoda Bộ phụ : Dendrobranchiata Bate, 1888 Bộ phụ : Pleocyemata Burkenroad, 1963 Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương I- MỞ ĐẦU 3 Trong các tư liệu chuyên môn, các đối tượng tôm thường được đề cập với tên gọi : Penaeid shrimp, Carid shrimp. Penaeid shrimp thường nhắc đến các đối tượng tôm có nguồn gốc biển, thuộc phân bộ (Infraorder): Penaeidea; trong khi nhóm tôm có nguồn gốc nước ngọt được đề cập với tên gọi là Carid shrimp, thuộc phân bộ Caridea. * Nhóm tôm biển (Penaeid shrimp) Theo http://www.itis.gov (2009) bộ Decapoda chia ra làm 2 bộ phụ : - Bộ phụ Dendrobranchiata (nhóm giáp xác đẻ trứng thải ra môi trường nước, không ấp trứng), chủ yếu bao gồm các đối tượng tôm sống ở môi trường nước lợ, ven biển. - Bộ phụ Pleocyemata (nhóm giáp xác đẻ và ấp trứng ở phần bụng), chủ yếu bao gồm các đối tượng tôm, cua sống ở môi trường nước ngọt, cửa sông. Trong bộ phụ Dendrobranchiata có 2 tổng h ọ (Superfamily) : - Penaeoidea - Sergestoidea * Tổng họ Penaeoidea có 5 họ tôm (Family) : - Aristeidae : 09 giống, 26 loài - Benthesicymidae : 04 giống, 41 loài - Penaeidae : 26 giống, 206 loài - Sicyonidae : 01 giống, 43 loài - Solenoceridae : 09 giống, 47 loài * Tổng họ Sergestoidea có 2 họ tôm (Family) : - Luciferidae - Sergestidae : họ Ruốc, Moi Trong phạm vi môn học này, họ tôm Penaeidae (họ tôm He) được chú ý đặc biệt vì tầm quan trọng của chúng đối với nghề nuôi và khai thác và tính đa dạng về thành phần lòai. Rất nhiều loài tôm thuộc họ này đang được nuôi và khai thác ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, thí dụ như : tôm Sú, tôm Thẻ, tôm Đất, tôm Sắt, Gậy, Chì, tép Bạc, tôm giang… * Nhóm tôm sông (Carid shrimp) Về hệ thống phân loại giáp xác thuộc bộ phụ Pleocyemata (tôm,cua ấp trứng ở bụng), theo IT IS, được sắp xếp như sau : Ngành : Arthropoda Ngành phụ : Crustacea Lớp : Malacostraca Lớp phụ : Eumalacostraca Tổng bộ : Eucarida Bộ : Decapoda Bộ phụ : Pleocyemata Burkenroad, 1963 Phân bộ : Anomura Phân bộ: Astacidea Pjkhkhh Phân bộ P Phân bộ : Brachyura P Phân:Phânhâ Phân bộ : Caridea Phân bộ : Palinura Phân b ộ : Stenopodidea Phân bộ : Thalassinidea Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương I- MỞ ĐẦU 4 [...]... CARIDEA Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 20 Hình 13 : Các loại mang của tôm 1/ Mang bên (Pleurobranchia) 2/ Màng khớp 3/ Mép trong 4/ Đốt Coxa 5/ Mang khớp (Pleurobranchia) Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 21 Hình 14 : Các phụ bộ phần đầu Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn. .. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 22 Hình 15 : Các phụ bộ phần ngực Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 23 Hình 16 : Hoạt động giao vĩ ở tôm biển (Theo Primavera, 1979) Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 24 Hình 17... bụng) Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 25 Hình 18 : Hình dạng bên ngoài buồng trứng tôm Sú (Penaeus monodon) nhìn qua lớp vỏ giáp (Primavera, 1983) Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 26 Câu hỏi ôn tập : 1) Trình bày tóm tắt đặc điểm cấu tạo hình thái của tôm (Penaeid shrimp &. .. Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2003 Giáo trình Ngư Loại II (Giáp xác & Nhuyễn Thể) Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ, 162 trang - Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương I- MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG II - HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CỦA TÔM I- ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 1/ Đặc điểm chung : + Giáp xác mười chân (Decapoda) trong thủy vực tự nhiên... ) 3/ Chân hàm III (Maxilliped III ) 4/ Râu II (Antenna ) 5/ Chân ngực (Periopod) 6/ Chân bụng (Pleopod) 7/ Chân đuôi (Uropod) Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 b/ Phần bụng ( Abdomen ) 8/ Chủy (Rostrum) 9/ Mắt (Eye) 10/ Giáp đầu ngực (Carapace) 11/ Đốt bụng 1 (1st Abdominal segment) 12/ Đốt bụng 6 (6th Abdominal segment) 13/ Gai đuôi , đốt đuôi (Telson) Chương II- HÌNH THÁI... kinh Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 2/ Dạ dày 4/ Buồng trứng 6/ Mang 8/ Hệ thống cơ Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 14 Hình 3 : Đặc điểm phân biệt hai nhóm tôm Penaeidea và Caridea A- Nhóm tôm Penaeidea B- Nhóm tôm Caridea a- Chân ngực 3 (3rd Periopod ) c- Trứng thụ tinh (Fertilized eggs) b- Vòng vỏ 2 (2nd Abdominal pleuron) d- Râu a1 (Antennula) Giáo trình : NGƯ LOẠI... các nhóm giáp xác (tôm, cua) có tập tính sinh sản bằng hình thức đẻ trứng và ấp trứng ở phần bụng Thuộc bộ phụ này gồm có các đối tượng sau : tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), Tép rong (Macrobrachium lanchesteri), cua biển (Scylla paramamosain), cua đồng (Somaniathelphusa germaini) Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 7 II- ĐẶC ĐIỂM... Session (III), 1956, p 387 - 398 Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 27 7) http://www-biol.paisley.ac.uk/courses/Tatner/biomedia/units/moll1.htm 8) http://www.itis.gov 9) http://www.sealifebase.org 10) Nguyễn Văn Thường, 1985 Thành phần loài và đặc điểm phân bố của tôm họ Penaeidae ở vùng ven biển Ðồng bằng sông Cửu Long Báo cáo chương trình. .. san hô (Metapenaeopsis commensalis) Cả hai yếu tố vô sinh và hữu sinh đều có ảnh hưởng đến sự phân bố của giáp xác biển cũng như tôm họ Penaeidae, chúng là đối tượng đáng kể cho các nhóm địch hại ở một số Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA 29 vùng khi mật độ quần thể cao và có sự tương tác giữa các loài khá quan trọng (Dall... hữu sinh ít được thực hiện, trong khi các nhân tố môi trường vật lý được chú ý nhiều trong việc xác định sự phân bố của nhóm tôm Penaeid Trong vòng đời của chúng, có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phân bố của tôm Penaeid : Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA 30 . Trương Quốc Phú, 2003. Giáo trình Ngư Loại II (Giáp xác & Nhuyễn Thể). Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ, 162 trang. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009 Chương. Thường & ctv có các công trình nghiên cứu bổ sung về thành phần loài tôm biển họ Penaeidae ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. paramamosain), cua đồng (Somaniathelphusa germaini). Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. Chương II- HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM 7 II- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CƠ THỂ TÔM. Cơ thể gồm

Ngày đăng: 27/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_1_chuong_1_2189.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_1_chuong_2_7076.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_1_chuong_3_442.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_1_chuong_4_1886.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_2_chuong_1_2629.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_2_chuong_2_4_327.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_2_chuong_5_6_557.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_2_chuong_7_8_4579.pdf

  • giao_trinh_ngu_loai_ii_giap_xac_va_nhuyen_the_phan_2_chuong_9_10_484.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan