PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ GIAO LƯU ĐỀ XUẤTCâu 22 điểm: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: aNhững con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ.. Câu 3 1 điểm:
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ GIAO LƯU ĐỀ XUẤT
Họ và tên: ………
GIAO LƯU CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP: 4 NĂM HỌC 2023- 2024 Môn : Tiếng Việt- LỚP : 4 Thời gian: 80 phút Câu 1 (1 điểm): Dựa vào từ loại, em hãy xếp các từ sau thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: mây, ngái ngủ, cãi nhau, vui nhộn, niềm vui, bé nhỏ, mong nhớ, mùa xuân, nặng trĩu, rì rào ………
………
………
Câu 2(2 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a)Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ b) Những tia nắng xuân đầu tiên ấy như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật c Con gà to ngon d Con gà to, ngon e Đằng xa, trong sương mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong vắt qua dòng sông lạnh g Em ở Thanh Hoá h Quyển sách của tôi i Cái áo này là của tôi Câu 3 (1 điểm): Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá để tả các cảnh vật , hiện tượng tự nhiên sau: mưa, hàng phi lao.
Câu 4(1 điểm):Xác định từ loại và chức vụ ngữ pháp của từ thật thà trong các câu sau: a) Chị Loan rất thật thà
b) Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến
c) Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe
d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan
Trang 2Câu 5(1 điểm): Dùng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
a Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ
b Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng
c Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu dây
d Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, máy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ
Câu 6(1 điểm): Xác định từ loại của từ gạch chân trong mỗi câu sau:
a Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
b Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
c Mẹ rất vui khi thấy con tiến bộ
d Nhà nó có của ăn, của để
Câu 7(1 điểm): Trong từng trường hợp dưới đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?
a Chó sói choàng dậy tóm được sóc định ăn thịt Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra
………
b Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: Đàn ông mải mê, rầm rộ; một bác xén tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ
………
c Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ
ao ước: “ Giá mình có tám cẳng hai càng như cua.”
………
Câu 8 (3 điểm): Đọc bài thơ sau của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Đất
Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Trang 3Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi
Em hãy cho biết, bài thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Những hình
ảnh “quả ngọt”, “lá tươi” được diễn tả qua hai câu thơ cuối giúp em cảm nhận được
điều gì muốn nói của”Đất” với người
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Câu 9(1 điểm): Ghi dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong từng câu dưới đây: a Dứt tiếng hô: Phóng! Của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên b.– Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân Lí kì trước đi! c Trời vừa lạnh, một chú Ểnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp! , rồi nhảy tòm xuống nước Câu 10: (1 điểm) Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi. a Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ? ………
b Các bạn có thể ra chỗ khác đá bóng được không? ………
c Mục “những kỉ lục Việt Nam” trên truyền hình hay nhỉ? ………
Trang 4d Chơi đá cầu mà cậu bảo không thú vị à?
………
Câu 11: (2 điểm) Trong các câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp Em hãy sửa lại cho đúng. a Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí ………
b Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn lên ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác ………
………
Câu 12 (5 điểm): Mùa xuân về, khắp nơi tràn ngập không khí đón Tết Hãy viết một đoạn văn thuật lại một hoạt động có ý nghĩa mà em đã làm trong dịp Tết và nêu tình cảm, cảm xúc của em khi được làm việc đó ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 5………