1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn phân tích chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 324,56 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (7)
    • 1.1 Chính sách KTXH (7)
      • 1.1.1 Khái niệm chính sách KTXH (7)
      • 1.1.2 Các công cụ và giải pháp thực hiện (7)
    • 1.2 Phân tích chính sách KTXH (9)
      • 1.2.1 Khái niệm phân tích chính sách kinh tế - xã hội (9)
      • 1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích chính sách (9)
    • 1.3 Sự cần thiết của Phân tích chính sách kinh tế - xã hội (10)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ (12)
    • 2.1 Thông tin cơ bản của chính sách (12)
    • 2.2 Nội dung chính sách (12)
      • 2.2.1 Mục tiêu (12)
      • 2.2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu (12)
      • 2.2.3 Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu (13)
      • 2.2.4 Cách thức tổ chức thực hiện (14)
      • 2.2.5 Thực trạng về tình hình nghèo đói ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong những giai đoạn gần đây (15)
      • 2.2.6 Kết quả của việc chọn phương hướng hành động (18)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (25)
    • 3.1 Nhận xét về chính sách (25)
    • 3.2 Kiến nghị về chính sách (27)
      • 3.2.2 Các vấn đề xã hội (30)
      • 3.2.3 Trợ giúp đối tượng chính sách xã hội (33)
      • 3.2.4 Cứu tế, viện trợ khẩn cấp (34)
      • 3.2.5 Chống tệ nạn xã hội và xây dựng nếp sống văn hoá (34)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương hỗ trợ đối với những vùng gặp khó khăn, những hộ gặp rủi ro vươn lên xoá đói giảm nghèo nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu s

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI

Chính sách KTXH

1.1.1 Khái niệm chính sách KTXH:

Sự vận động, phát triển của nền kinh tế và của xã hội do các quy luật khách quan chi phối Sự chi phối của các quy luật mang tính hai mặt, tích cực và tiêu cực Để hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, nhà nước cần phải tác động vào quá trình vận động đó Với sức mạnh cả về chính trị, kinh tế, pháp luật, quân sự nhà nước có đủ khả năng thực hiện các hoạt động tác động đến từng bộ phận, đến các cá nhân và đến toàn thể xã hội Những tác động này đều có ý đồ, định hướng và được gọi là chính sách Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định.

1.1.2 Các công cụ và giải pháp thực hiện Để thực hiện các mục tiêu của chính sách, các nhà hoạch định cần xây dựng được một hệ thống các giải pháp và công cụ, các giải pháp là phương thức hành động của nhà nước để đạt được mục tiêu. Để thực hiện mục tiêu của chính sách, các nhà hoạch định cần xây dựng được một hệ thông các giải pháp và công cụ Các giải pháp chính sách là những phương thức hành động của Nhà nước để đạt mục tiêu.

Các vấn đề cần giải quyết, các lĩnh vực tác động của chính sách kinh tế - xã hội đều rất đa dạng tạo nên muôn hình muôn vẻ của các giải pháp chính sách Nhiều khi chúng ta có cảm tưởng rằng mỗi chính sách đều có những giải pháp riêng của mình, không có chính sách nào giống chính sách nào Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng phân loại các giải pháp chính sách, tuy nhiên khó có quan điểm thống nhất về vấn đề này.

Theo mối quan hệ với mục tiêu, có thể phân biệt giữa các giải pháp tác động trực tiếp vào mục tiêu cà các giải pháp tác động gián tiếp vào mục tiêu của chính sách.Với các giải pháp tác động trực tiếp vào mục tiêu, Nhà nước hành động như một người tham gia vào thi trường, vào các hoạt động kinh tế nhưng mốn thông qua hoạt động

Ví dụ như việc tăng chi phí của chính phủ để phục hồi kinh tế (điều tiết chu kỳ kinh tế) thông qua chính sách tài khóa có tác động trực tiếp lên tổng cầu Đương nhiên về mặt nguyên tắc, tác động trực tiếp vào mục tiêu chỉ là một trong những ảnh hưởng của giải pháp chính sách loại này Ví dụ, gia tăng chi tiêu của Nhà nước sẽ làm tăng thêm ảnh hưởng của nó đối với tỏng cầu (ảnh hưởng khuếch đại), bởi vì ít nhất một phần doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp và dân cư sẽ thay đổi dẫn đến các khoản chi tieu tiếp theo và từ đó dẫn đến các doanh thu và thu nhập mới.

Các giải pháp tác động gián tiếu lên mục tiêu được sử dụng nhằm tạo ra những phản ứng có lợi cho việc thực hiên mục tiêu từ những chủ thể kinh tế - xã hội Tùy theo mức độ làm giảm quyền tự do ra quyết định của các chủ thế kinh tế - xã hội, những giải pháp đó lại được phân thành các giải pháp cụ thể sau:

- Giải pháp điều chỉnh nhận định về mục tiêu của chính sách,

- Giải pháp khuyến kích hành vi sáng tạo

- Giải pháp tạo ra khỏa thuận tự nguyện của các chủ thể kinh tế - xã hội,

- Giải pháp mang tính cưỡng bức

Ngược lại với các giải pháp, các công cụ chính sách kinh tế - xã hội được xem xét theo một quan điểm tương dối thống nhất Đó là những nhóm công cụ cơ bản sau đây:

- Các công cụ kinh tế: các ngân sách, hệ thống đòn bầy và khuyến khích kinh tế.

Ví dụ như thuế, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, tỷ giải hối đoái v.v.

- Các công cụ hành chính – tổ chức, gồm có: mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy và đội ngũ CB-CC; các kế hoạch, Quy hoạch của Nhà nước và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

- Các công cụ tâm lý, giáo dục là hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống giáo dục hệ thông các tổ chức chính trị, đoàn thể, nghề nghiệp.

- Các công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ đặc trưng cho từng chinh sách.

Việc xem xét các yếu tố cơ bản của chính sách kinh tế- xã hội cho phép nghiên cứu, phân tích chính sách một cách khoa học, tạo điều kiên nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quá trình chính sách.

Phân tích chính sách KTXH

1.2.1 Khái niệm phân tích chính sách kinh tế - xã hội

Có nhiều quan niệm khác nhau về phân tích chính sách kinh tế - xã hội:

1 “Phân tích chính sách là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực và hiệu quả chính sách để đưa ra kết quả tổng hợp về chính sách.” Ở đây, phân tích chính sách được gắn liền với kết quả của chính sách.

2 “Phân tích chính sách là công cụ tổng hợp thông tin nhằm tạo ra các phương án cho quyết định chính sách, đồng thời cũng là công cụ để xác định thông tin cần thiết cho chính sách trong tương lai.”

3 “Phân tích chính sách là ngành khoa học xã hội ứng dụng, sử dụng một tập hợp các phương pháp điều tra và biện luận nhằm tạo ra và truyền đạt những thông tin liên quan đến chính sach có thể sử dụng được trong cac quá trình chính trị để giải quyết những vấn đề chính sách.”

Với tính nghề nghiệp rất cao, phân tích chính sach được nhiều tác giả định nghĩa như là: “ quá trình xem xét, so sánh để đưa ra những lời khuyên (kiến nghị) về chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội.”

Khi nghiên cứu quá trình quản lý Nhà nước, ta thấy quá trình đó được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, công cụ, trong đó chính sách là một trong những công cụ quan trọng nhất Chính sách là sản phẩn lao động sáng tạo của các nhà lãnh đạo trong bộ máy quản lý Nhà nước và các nhà phân tích chính sách Sản phẩm đó được hình thành, đưa vào ứng dụng thông qua tiến trình quản lý: hoạch định chính sách, ban hành chính sách, tổ chức thực thi chính sách, chỉ đạo thực thi chính sách, kiểm tra việc thực hiện chính sách và điều chỉnh chính sách Trong thực tế, phân tích chính sách là hoạt động được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của quá trình chính sách Phân tích chính sách tạo cơ sở về mặt thông tin cho quyết định chính sách và tổ chức thực thi chính sách

1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích chính sách

Nhằm mục đích nâng cao năng lực ra quyết định chính sách, năng lực tổ chức thực thi chính sách và năng lực thực hiện chính sách, phân tích chính sách cần thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản sau:

Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các chính sách để tực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước như, nghiên cứu các quy luật của nền kinh tế thị trường, những ưu nhược điểm của thị trường, những thành công va thất bại của nhà nước trong việc phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của thị trường.

- Xem xét, đánh giá, so sánh các mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm lựa chọn phương án chính sách thích hợp cho sự can thiệp của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

- Đánh giá các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của chính sách đến sự phát triển kinh tế xã hội cuả đất nước cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội cụ thể.

- Đề ra khuyến nghị để điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới các chính sách.

- Đưa ra lời khuyên cho một chủ thể nhấ định để thực hiện chính sách trong khuôn khổ pháp luật.

Như vậy, phân tích chính sách kinh tế xã hội không phải là tranh luận triết lí về chính sách Đó chính là việc sử dụng những nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật nghiệp vụ để phục vụ quá trình ra quyết định chính sách và nâng cao năng lực chuyển hóa chính sách thành những kết quả mong muốn.

Sự cần thiết của Phân tích chính sách kinh tế - xã hội

Phân tích chính sách kinh tế - xã hội là cần thiết bởi vì nhà nước với những lợi thế, công cụ, nguồn lực của mình có vai trò rất quan trọng bảo vệ các giá trị dân chủ, tự do, nhân bản, và thúc đẩy các thay đổi tích cực làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn Quá trình này dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với phân tích chính sách, thông qua đó tìm “trúng” các vấn đề và phương án giải quyết, giúp cho chính phủ (nhà nước) ra quyết định đúng đắn, hợp lý.

Các chính trị gia và các đại biểu Quốc hội, những người được gọi là nhà hoạch định chính sách, là những người cần đến những lời khuyên chính sách, mặc dù đại biểu Quốc hội cũng có thể tự mình phân tích chính sách Các chính trị gia thường xuyên bận rộn, không đủ thời gian để thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu kỹ tài liệu và hiểu bao quát được nhiều lĩnh vực đời sống xã hội vốn ngày càng phức tạp Vì thế, để tránh những sai lầm có thể xảy ra trong nhiều quyết sách quan trọng, nhất là trước những tình huống “lưỡng nan” trước truyền thông và công chúng, thì các nhà chính trị chuyên nghiệp cần phải nghĩ trước khi nói và làm Họ cần đến những người PTCS chuyên nghiệp, bởi điểm quan trọng của phân tích chính sách cũng chính là suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra những lời tư vấn, đề xuất Ở Việt Nam, các đại biểu Quốc hội có thể tự mình kiến nghị, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và trên thực tế cũng đã có đại biểu Quốc hội thực hiện sáng quyền này Tuy nhiên, vấn đề chất lượng, hiệu quả vẫn được đặt ra, một phần vì thiếu các nguồn lực hỗ trợ và sự quy tụ được các nhà phân tích chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều các chủ thể khác có nhu cầu sử dụng sản phẩm PTCS, như các bộ ngành, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, và kể cả các doanh nghiệp tư nhân như đã nói trên Đương nhiên, Chính phủ cũng là một chủ thể hoạch định chính sách rất quan trọng trong phạm vi thẩm quyền, và có xu hướng vai trò ngày càng tăng lên Nhiều dự án luật có xuất phát điểm – sáng kiến từ phía Chính phủ Vì thế, ban soạn thảo rất cần có sự tham gia của các chuyên gia phân tích chính sách để bảo đảm các đề xuất chính sách gửi sang Quốc hội có chất lượng tốt, dễ được chấp nhận hơn. Ở Việt Nam hiện nay, đặc trưng quan trọng là Đảng lãnh đạo thông qua nhiều phương thức, trong đó có việc ban hành các văn bản của Đảng chứa đựng những

“đường lối, chủ trương, chính sách” của Đảng Mặc dù đây chưa phải là chính sách công, nhưng “chính sách của Đảng” lại là nguồn quan trọng để hình thành chính sách công, thông qua quá trình thể chế hóa các chủ trương, “chính sách của Đảng” thành chính sách, pháp luật của nhà nước Do đó, cũng cần phải áp dụng kỹ năng, quy trình phân tích phù hợp để bảo đảm chất lượng “chính sách của Đảng” được ban hành

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Thông tin cơ bản của chính sách

- Tên chính sách: Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025

Cơ quan ban hành: Chính phủ Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2086/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025.

Nội dung chính sách

Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 được thực hiện tại 194 thôn, bản sinh sống tâ ̣p trung các dân tô ̣c thiểu số rất ít người trên địa bàn 93 xã thuộc 37 huyện của các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum.

Mục tiêu chính sách là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 7% - 8%/năm; đến năm 2025 mức sống bình quân của các dân tộc rất ít người tương đương với các dân tộc khác trong vùng, dân tộc nào cũng có cán bộ tham gia trong hệ thống chính trị ở cơ sở; 100% thôn, bản có hệ thống cầu, đường giao thông đi được 4 mùa trong năm tới trung tâm xã; 100% số hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm

2.2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 7% - 8%/năm Hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn

- Đến năm 2025 mức sống bình quân của các dân tộc rất ít người tương đương với các dân tộc khác trong vùng, dân tộc nào cũng có cán bộ tham gia trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Đến năm 2025, 100% thôn, bản có hệ thống cầu, đường giao thông đi được

4 mùa trong năm tới trung tâm xã; có lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và nhà sinh hoạt cộng đồng; có điện, công trình nước tập trung, thủy lợi tưới tiêu để phục vụ sản xuất theo định hướng tiêu chí nông thôn mới; 100% số hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm.

2.2.3 Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: a) Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn, bản phấn đấu theo định hướng tiêu chí nông thôn mới Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng ưu tiên cho các thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo cao, tập trung vào các hạng mục cần thiết như: Đường giao thông, cầu, cống; công trình thủy lợi và điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; lớp học kiên cố, nhà ở công vụ cho giáo viên; nhà sinh hoạt cộng đồng và các trang thiết bị phù hợp với văn hóa truyền thống của từng dân tộc b) Hỗ trợ phát triển sản xuất

- Hỗ trợ giống, một số vật tư đầu vào phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm.

- Hỗ trợ khai hoang tạo đất sản xuất; giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho đồng bào. c) Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào

Sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, đặc sắc (nghề, lễ hội, nhạc cụ, trang phục ); tổ chức dạy và học tiếng dân tộc theo các hình thức phù hợp; cấp trang thiết bị cho 194 nhà sinh hoạt cộng đồng; thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn, bản; xây dựng 10 điểm thôn, bản tiêu biểu bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống. d) Đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, nâng cao trình độ cho cán bộ là người dân tộc rất ít người Phấn đấu dân tộc nào cũng có cán bộ tham gia hệ thống chính trị ở cơ sở. đ) Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện hành về giáo dục và y tế, trong đó ưu tiên cho các dân tộc rất ít người.

2.2.4 Cách thức tổ chức thực hiện:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự án thành phần cho từng năm và cả giai đoạn thực hiện Đề án.

- Chủ trì tổng hợp nhu cầu vốn hằng năm của các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ hằng năm, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch ngân sách hằng năm; hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn các chính sách, Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hằng năm cho các tỉnh có Đề án.

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

4 Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nội vụ; Lao động - Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Y tế

- Tham gia thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w