1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đề cương dự án phát triển cộng đồng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng đề cương dự án phát triển cộng đồng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tác giả Tụ Lương Hoài Phúc, Đặng Thị Mỹ Quyền, Đậu Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thuận Phát, Nguyễn Thanh Tỳ, Phạm Lữ Vũ, Nguyễn Phan Triệu Vy, Nguyễn Vũ Tường Vy, Phạm Vừ Thanh Trực, Huỳnh Ngữ Thanh Vy
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 313,33 KB

Nội dung

Trừ một vài dân tộcsôgs chủ yếu ở đồng bằng hoặc đô thị Khome, Hoa v.v… còn hầu hết các dân tộcthiểu số khác cư trú tại các vùng núi và cao nguyên nơi chiếm ¾ diện tích của cả nước.1- Ở

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*****

BÀI TẬP NHÓM

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2023

XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trang 2

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: THÔNG TIN DỰ ÁN 5

SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 5

PHẦN II: TÓM TẮT DỰ ÁN 6

2.1 Phân tích tình hình giáo dục của nhóm dân tộc thiểu số 6

2.2 Xác định nhu cầu giáo dục của dân tộc thiểu số 9

2.3 Mục tiêu của dự án 10

2.3.1 Mục tiêu chung 10

2.3.2 Mục tiêu cụ thể 10

2.4 Tính khả thi của dự án: 11

2.5 Đánh giá nguồn lực 12

PHẦN III: NỘI DUNG 15

3.1 Hoạch định nội dung và kế hoạch hoạt động 15

3.2 Phân tích tầm ảnh hưởng của dự án 17

3.3 Tại sao lại chọn dự án chúng tôi thay vì các dự án hỗ trợ khác? 18

PHẦN IV: QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN 20

4.1 Khó khăn từ chính thành viên trong dự án 20

4.2 Khó khăn từ phía cộng đồng: *** Quá trình thực hiện dự án lỡ như có chi phí phát sinh phải giải quyết như thế nào? 20

PHẦN V: CHI PHÍ DỰ ÁN 21

5.1 Lập ngân sách 21

5.2 Dự trù kinh phí 21

PHẦN VI: 21

6.1 Giám sát và đánh giá 22

6.2 Kết luận: 22

PHẦN VII: PHỤ LỤC 24

7.1 Biên bản họp 24

7.1.1 Biên bản họp lần 1 24

7.1.2 Biên bản họp lần 2 25

7.1.3 Biên bản họp lần 3 26

7.1.4 Biên bản họp lần 4 27

7.2 Danh sách thành viên 29

Trang 4

7.3 Phân công làm việc 30 7.4 Đánh giá điểm các thành viên 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN I: THÔNG TIN DỰ ÁN

Trang 5

SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

- Về dân số, ở Việt Nam, bên cạnh dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 53 dân tộc

thiểu số khác (chiếm 13% dân số cả nước) nhưng chiếm tới 70% nhóm đối tượng cựcnghèo (được đo lường theo chuẩn cực nghèo quốc gia) Trong suốt hai thập kỷ tăngtrưởng nhanh của Việt Nam, người dân tộc thiểu số này đã có mức sống được cải thiệnlên một cách toàn diện, song thành quả được hưởng của nhóm đối tượng này còn kém

xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh Dân số của các dân tộc thiểu số cũngchênh lệch nhau khá lớn từ vài ba trăm người (Ơ du, Brâu, Rơ măm Pu péo, Si lav.v…) đến trên dưới triệu người (Dao, Nùng, Tày, Khome, v.v…) Trừ một vài dân tộcsôgs chủ yếu ở đồng bằng hoặc đô thị (Khome, Hoa v.v…) còn hầu hết các dân tộcthiểu số khác cư trú tại các vùng núi và cao nguyên nơi chiếm ¾ diện tích của cả nước.1

- Ở Việt Nam, khi đất nước đang bước sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại

hóa thì việc hòa nhập xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số chính là tạo điềukiện để đồng bào được hưởng mọi quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội; hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước

- Để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự phát triển nhất định đối với giáo dục và

trình độ học vấn của người dân vùng dân tộc thiểu số phải ngày càng được nâng cao

PHẦN II: TÓM TẮT DỰ ÁN

2.1 Phân tích tình hình giáo dục của nhóm dân tộc thiểu số

- Pháp luật Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi,

hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khănnói chung và đối tượng trẻ em nói riêng Cụ thể tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, khẳngđịnh và nhấn mạnh tới việc cần thiết phải quan tâm đầu tư, phát triển hơn nữa chất

lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “Ưu tiên đầu tư phát triển

giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách…”

- Song bên cạnh đó vẫn tồn tại những thách thức và hạn chế về giáo dục trẻ em ở

vùng dân tộc thiểu số

❋Khó khăn:

- Nhìn chung, mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu

số vẫn còn có khoảng cách đáng kể với dân tộc đa số

- Chất lượng nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, đội ngũ cán

bộ dân tộc thiểu số thiếu về số lượng và một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn

- Tỷ lệ biết chữ của trẻ em dân tộc thiểu số chỉ đạt tỷ lệ 78% so với tỉ lệ biết chữ

chung Tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ trong đồng bào còn khá cao, tỷ lệ người có trình độhọc vấn cao là rất thấp (dân tộc Brâu là dân tộc chưa có người đi học đại học)

- Một số địa phương vẫn còn tình trạng học sinh dân tộc thiểu số ít người bỏ học,

nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân về việc học tập của con em

1 Phát triển cộng đồng Nguyễn Hữu Nhân

Trang 6

còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học Các làng, bản có dân tộcthiểu số cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện nên một số học sinh chưa khắcphục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã bỏ học sau khi học xong cấp tiểu họchoặc THCS Điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ít người còn khó khăn, đa

số là hộ nghèo, hộ cận nghèo; học ba sinh dân tộc thiểu số ít người cấp THCS, THPT làlao động chính trong gia đình, nên các em phải đi làm để phụ giúp gia đình Một sốphong tục, tập quán của một số dân tộc thiểu số ít người còn lạc hậu ảnh hưởng đếnviệc học tập của học sinh Dân tộc thiểu số ít người có số dân ít nên vẫn còn hiện tượngkết hôn giữa những người cùng dòng họ; hiện tượng kết hôn cận huyết thống đã làmtăng tỉ lệ trẻ khuyết tật trong cộng đồng dân tộc thiểu số ít người

Để làm rõ hơn về tình hình giáo dục hiện nay, nhóm sẽ đưa ra các số liệu cụ thể chứng minh rằng, giáo dục ở dân tộc thiểu số chưa thực sự ổn và có thể bắt kịp với trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay: (Trích Nghị quyết số 29- NQ/TW)

- Khoảng Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các cơ quan cấp tỉnh, cấp

huyện còn thấp (khoảng 11,32%)

- Trong tổng số 48.200 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học

vấn trung học cơ sở chiếm 45,7%, tiểu học 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng vàđại học

- Bên cạnh đó, lực lượng trong độ tuổi lao động của vùng dân tộc thiểu số đã qua

đào tạo mới đạt 10,5%

- Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số có trình độ đại học và trên đại học mới

đạt 2,8%, riêng người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,1%, thấp hơn 4 lần so với toànquốc

- Ở vùng miền núi là nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có địa hình

phức tạp, không thuận lợi, cơ sở vật chất, trường lớp thiếu thốn, nên công tác phát triểngiáo dục, nâng cao trình độ học vấn của đồng bào còn nhiều hạn chế Do vậy, trình độhọc vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dântộc đa số; hoặc trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ởnhững vùng thuận lợi

- Quá trình thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số còn

nhiều thiếu sót từ chương trình sách giáo khoa, phương pháp giáo dục và dạy học đếnchính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Đội ngũ giáo viên thườngthiếu và yếu, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên dạy ở các vùng dântộc thiểu số còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyếnkhích, thu hút giáo viên có tâm huyết với nghề, với sự phát triển sự nghiệp giáo dục

- Một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển giáo dục ở nhiều vùng dân tộc

thiểu số mà ngành giáo dục chưa quan tâm thỏa đáng là do vấn đề bất đồng ngôn ngữtrong quá trình dạy và học Trẻ em còn chưa thông thạo tiếng mẹ đẻ lại phải học tiếngphổ thông Vì học không hiểu, học kém, thua bạn bè, gây ra tâm lý chán nản, sợ học, sợphải đến trường nên nhiều học sinh đã bỏ học dẫn đến tình trạng mù chữ và tái mù chữ

Trang 7

học sinh các dân tộc thiểu số rõ ràng đã bị “thả nổi”, tự “vùng vẫy” (khi đó kết quảgiáo dục phần lớn phụ thuộc vào giáo dục ngôn ngữ ngoài nhà trường) Mô hình nàyhiện đang phổ biến ở Việt Nam, một phần xuất phát từ quan niệm phiến diện về vai tròtiếng mẹ đẻ của học sinh và một phần do ngại khó Một cảnh tượng không hiếm gặptrong các lớp đầu bậc Tiểu học ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số là học sinh “đứngngoài những chuyện xảy ra trong lớp học2 Chuyên gia tư vấn về giáo dục thuộc tổchức UNICEF Kimmo Kosonen đã nhận xét sau khi khảo sát giáo dục ngôn ngữ ở cácvùng dân tộc thiểu số Việt Nam: “Ở Việt Nam (…) những học sinh có trình độ tiếngViệt ở mức độ ban đầu chỉ được dạy bằng tiếng Việt, đặc biệt là sau cấp tiền họcđường Hơn nữa, hệ thống giáo dục hiện tại buộc những học sinh này phải học được kỹnăng đọc viết cơ bản bằng thứ tiếng mà chúng chưa nói hoặc hiểu được Kết quả lànhiều học sinh dân tộc thiểu số bị bỏ xa so với những bạn học người Kinh khác ngay từngày học đầu tiên, dù không phải lỗi của chúng Chúng phải mất hai năm mới có thểhiểu đầy đủ lời giảng của giáo viên và trong khoảng thời gian đó chúng chỉ nắm đượcrất ít nội dung kiến thức môn học Và nhiều học sinh đã phải bỏ học ” 3

2.2 Xác định nhu cầu giáo dục của dân tộc thiểu số

Khi thực hiện việc nhận diện nhu cầu và vấn đề của nhóm dân tộc thiểu số cầndung hòa giữa hai cách tiếp cận: một là; dựa trên quan điểm của những người chuyênnghiệp để biết được hiện tại nhóm dân tộc thiểu số đang có vấn đề gì và điều gì là cầnthiết cho cộng đồng; hai là, quan điểm về nhu cầu của nhóm dân tộc thiểu số hoàn toànđược xác định bởi các thành viên trong nhóm

Do đó, bằng phương pháp đánh giá nhu cầu ( need assessment ), có thể xác địnhđược nhu cầu cấp thiết của đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên các thống kê về thựctrạng dân tộc thiểu số trong bản báo cáo 53 dân tộc thiểu số :

*Vậy thì need assessment là gì? Có thể coi là một công cụ cho việc ra quyết định

dự án sẽ thực hiện điều gì và thực hiện như thế nào Nhu cầu chính là khoảng cách giữatình trạng hiện tại và những kết quả mong đợi (với cộng đồng) Hiện trạng của cộngđồng được coi là mức xuất phát = 0 Nhu cầu của cộng đồng chính là kỳ vọng của cộngđồng đối với một vấn đè nào đó theo hướng tốt hơn mức hiện tại Đánh giá nhu cầuđược thực hiện sau khi đã xác định được quy mô và những đặc tính cộng đồng.4

Nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu về mặt giáo dục chủ yếu là:

- Các cơ sở giáo dục được nâng cấp và cải thiện.

- Con đường đến trường cho trẻ em được thuận lợi hơn.

- Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được tiếp cận/tiếp tục học tập.

- Được hỗ trợ một phần kinh tế để tỷ lệ trẻ em đến trường được cao hơn.

- Người trong độ tuổi kao động trẻ có việc làm ổn định sau khi hoàn thành

Trang 8

Vậy thì dưới đây gần như là bắt đầu chu trình 1 dự án hoàn thiện, theo PTCD TỪ

LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH, thì chu trình gồm lập kế hoạch, thực hiện, và đánhgiá

2.3 Mục tiêu của dự án

Mục tiêu dưới đây của dự án được tham khảo dựa theo Quyết định số TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia pháttriển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn2021-2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025

2.3.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung: Xác định được sự khó khăn về giáo dục ở các vùng cần tiếp cần.Hiểu rõ về tình hình ở đó cũng như xác định sự thiếu thốn còn tồn tại của DTTS để hỗtrợ

Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới hoạtđộng và củng cố phát triển các trường dân tộc, hỗ trợ học sinh/ sinh viên cấp sách đếntrường

Xây dựng tính kế thừa và duy trì cho dự án

2.3.2 Mục tiêu cụ thể

 Truyền thông, tuyên truyền và hỗ trợ bà con vùng dân tộc thiểu số có thể tiếpcận được với các thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhànước trong việc thực hiện công tác giáo dục đối với trẻ em người dân tộc thiểusố

 Đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị (quạt, đèn, bàn ghế, ),phòng học, nhà vệ sinh, phòng y tế, phòng sinh hoạt (đối với trường nội trú, bántrú) cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia

 Triển khai mô hình học bán trú, nội trú, giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn hoặc nhà xa trường Hỗ trợ ăn, ở lại trường

 Hỗ trợ “tủ sách” bao gồm các tài liệu học tập, sách giáo khoa và các dụng cụvăn phòng phẩm như tập vở, bút,

 Cung cấp sữa dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số (gồm trẻ mầm non, cấp 1

và cấp 2)

 Giúp giải quyết chỗ ở và cho vay vốn trong thời gian học tập đối với sinh viêndân tộc thiểu số, những em đạt thành tích tốt sẽ được hỗ trợ học bổng (mức họcbổng tùy thuộc vào năng lực học tập được đánh giá tại trường mà sinh viên đóđang theo học)

 Đối với học sinh/ sinh viên vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện miễn chi trảhọc phí ở tất cả các cấp học, ngành học

 Tổ chức một số hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí phù hợp với phong tục củatừng vùng nhằm giúp các em có nhiều cơ hội phát triển toàn diện

 Mở các lớp học tình thương, lớp học buổi tối để xóa mù chữ cho người dân tộcthiểu số để biết tiếng phổ thông và biết chữ

2.4 Tính khả thi của dự án:

Trang 9

- Về sự cần thiết của dự án: Dự án được đưa ra để cải thiện chất lượng giáo dục ở cảnước nói chung và chất lượng giáo dục ở các địa bàn dân tộc thiểu số nói riêng Cácvùng này đa số người dân thuộc diện các nhóm dễ bị tổn thương, chưa phát triển mạnhgiáo dục, cơ sở vật chất kém, trình độ giảng dạy chưa cao và các công tác phát triểngiáo dục chưa được đẩy mạnh Dự án hướng đến làm rõ chất lượng giáo dục của cácđịa bàn tỉnh có người dân tộc thiểu số sinh sống và đưa ra hướng phát triển, đổi mới vànâng cao chất lượng giáo dục.

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án:

+ Dự án được đưa ra kế hoạch cụ thể về nghiên cứu và phát triển nhắm vàotừng địa phương dân tộc thiểu số có hoạch định rõ ràng về thời gian thực hiện từngcông tác nghiên cứu và phát triển giáo dục cho các ban theo từng giai đoạn với mụctiêu hỗ trợ và đẩy mạnh công tác giáo dục

+ Tập chung đẩy mạnh công tác nâng cấp, bổ sung trang thiết bị học tập hiện đại

để hỗ trợ tiến độ phát triển giáo dục Hơn nữa tạo ra các chương trình, học bổng đểthúc đẩy tiến bộ học tập cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số bằng số vốnđược xác định rõ ràng với mục tiêu kép đó là thúc đẩy tinh thần học tập của các họcsinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý thuận lợi chotiến độ dự án

+ Nguồn nhân lực được thông qua, có trình độ học vấn sâu, khả năng tiếp thu vàgiải quyết, ứng xử phù hợp đảm bảo tiến độ cho dự án

+ Dự án mang lại lợi ích cần thiết cho nhà đầu tư nói riêng và xã hội nói chung:

 Về nhà đầu tư và các bên tham gia ủng hộ dự án: giúp định hình đượcchất lượng công tác giáo dục ở địa bàn các tỉnh vùng núi dân tộc thiểu số

và đưa ra hướng đầu tư phát triển về kinh tế và giáo dục để cải thiện chấtlượng nguồn nhân lực cho cả nước nói chung

 Về đóng góp xã hội: dự án góp phần hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số về ansinh xã hội, cải thiện chất lượng cơ sở vật chất, chú trọng nghiên cứu vàcông tác giáo dục tại các địa bàn dân tộc thiểu số và góp phần cải thiệnchất lượng nguồn lực trẻ của quốc gia

+ Các thống kê về vốn và rủi ro được đưa ra minh bạch, rõ ràng, đảm bảo đầy

đủ về lợi ích của việc nghiên cứu phát triển giáo dục các vùng dân tộc thiểu số

+ Dự án đưa ra các đánh giá cụ thể, rõ ràng để nhấn mạnh tính khả thi trongcông tác thực hiện và hoàn thành tiến độ dự án

2.5 Đánh giá nguồn lực

Là một yêu cầu cơ bản trong bước nhận diện cộng đồng, vì dự án phát triển cộng đồngthực hiện trên cơ sở phát huy tiềm lực cộng đồng, củng cố và làm mạnh thêm vốn xã

Trang 10

hội của cộng đồng, từ đó cộng đồng có thể phát triển dựa vào chính họ Đó cũng làthước đo cho sự thành công của một dự án.

Các cộng đồng đều có nguồn lực sẵn có và tiềm lực chưa được thể hiện, ngay cả vớicác cộng đồng nghèo hoặc cộng đồng yếu thế khác, dự án cần nhận diện được cácnguồn lực này Nguồn lực của cộng đồng thể hiện dưới các dạng sau

 Các chính sách giáo dục vùng dân tộc miền núi của Nhà nước, Chính phủ, BộGiáo dục: Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệtkhó khăn theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; chi trả cấp bù họcphí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; chế độ đối vớihọc sinh dân tộc trường PTDTNT theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT; chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo Nghị định số116/2016/NÐ-CP,

Nhìn chung, mạng lưới trường lớp từ mầm non đến THPT ở vùng dân tộc thiểu số đãđược củng cố và phát triển, đáp ứng được bước đầu trong nhu cầu học tập của con emđồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên về mặt hệ thống cơ sở vật chất cũng như cáctrang thiết bị học tập thì vẫn còn nhiều khó khăn

- Nguồn lực cần thiết:

 Nguồn nhân lực: Cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ởcác vùng dân tộc thiểu số Huy động thêm các giáo viên giảng dạy tại các vùngkhó khăn và đặc biệt khó khăn

 Cơ sở vật chất và kinh phí hỗ trợ

 Cơ quan, chính quyền địa phương cần hỗ trợ trong hoạt động công tác tuyêntruyền thông tin, giúp người dân tộc thiểu số nhận thức được tầm quan trọng củaviệc giáo dục, tiếp cận tri thức

- Nguồn lực cần phải huy động thêm từ dự án và bên ngoài

 Các cá nhân, tổ chức tình nguyện, toàn xã hội: nhằm hỗ trợ quyên góp các nhuyếu phẩm (quần áo, thức ăn, ), các cuốn sách để giúp các em tiếp cận được vớinguồn tri thức

 Các doanh nghiệp, các nhà hỗ trợ: Để đóng góp cho các quỹ hỗ trợ, các họcbổng để hỗ trợ học phí, sinh hoạt, tài trợ dụng cụ học tập cho các em, trao tặngsữa cho trẻ em khó khăn

 Ngân hàng: hỗ trợ trong việc vay vốn học tập cho các học sinh/ sinh viên dântộc thiểu số

Trang 11

 Truyền thông (báo chí, truyền hình, sự kiện, ): Giúp vận động các nhà đầu tư,các doanh nghiệp, các bạn trẻ muốn làm công tác tình nguyện hỗ trợ tại cácvùng dân tộc thiểu số.

 Các tổ chức, đoàn thể trong nước và quốc tế như WHO, UNICEF, CARE, Ngânhàng Thế giới (WB)

- Phương thức vận dụng tối đa các nguồn lực:

 Triển khai và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đã được Trungương ban hành đối với học sinh, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

 Công tác vận động, tuyên truyền chủ yếu sẽ do chính quyền địa phương làmviệc, có thể huy động thêm những tình nguyện viên hoặc những người có uy tíntại địa bàn đó

 Các sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp ngành sư phạm được tạo cơ hội và điềukiện giảng dạy tại địa bàn mình sinh sống

 Sử dụng nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà nước, địaphương để cung cấp sữa, gạo, dụng cụ học tập cho các em Tạo các quỹ họcbổng để hỗ trợ cho những học sinh/ sinh viên dân tộc thiểu số khó khăn đượccắp sách đến trường, tạo động lực thúc đẩy các em học tập, vươn lên

 Tu sửa lại cơ sở vật chất của những trường học hiện có trên địa bàn, cung cấpthêm một số trang thiết bị học tập để đáp ứng được chất lượng học tập Đối vớicác trường nội trú, bán trú nếu thiếu phòng cho học sinh ở lại có thể xây thêm

 Học sinh sinh hoạt tại các trường nội trú sẽ được giáo viên hướng dẫn việc chănnuôi, trồng trọt trong các sân vườn nhỏ Điều này nhằm giải quyết vấn đề sửdụng thực phẩm trong sinh hoạt hằng ngày mặt khác việc này còn gia tăng khảnăng tự chủ trong cuộc sống của các em

 Tổ chức các buổi học xóa mù chữ cho người dân tại nhà văn hóa thôn hoặctrường học

 Sử dụng các “tủ sách” như là công cụ vừa giúp các em tiếp cận tri thức bênngoài vừa là hình thức giải trí lành mạnh

 Các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương sẽ được sử dụng một phần trongviệc tổ chức thành các hoạt động văn hóa, giải trí nhằm giúp các em giải tỏacăng thẳng trong vấn đề học tập cũng như hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa củadân tộc mình

PHẦN III: NỘI DUNG

3.1 Hoạch định nội dung và kế hoạch hoạt động

- Địa điểm hoạt động

Tỉnh Điện Biên

Điện Biên: Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc với tổng dân số trên 62,5 vạn người Trong

đó, dân tộc H'Mông chiếm 38,12%, dân tộc Thái chiếm 35,69%, dân tộc Kinh chiếm17,38%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác, như: Khơ Mú, Dao, Kháng, Lào, Hà Nhì Giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh có 8.355 lượt người có uy tín trong cộng đồng dân tộcthiểu số Riêng năm 2022, có 1.246 người có uy tín (bao gồm 366 già làng, 111 trưởng

Trang 12

dòng họ, 126 trưởng thôn, bản và 643 người thuộc các thành phần khác trong xã hội) Theo thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên

-Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, Điện Biên hiện vẫn đang là một trongcác tỉnh khó khăn nhất, có 7 huyện nghèo - nhiều nhất cả nước; với 94/126 xã khu vựcIII, 897/954 thôn đặc biệt khó khăn Đến cuối năm 2019, tỷ lệ phòng học kiên cố mớiđạt 75,4%; tỷ lệ giáo viên là người dân tộc thiểu số mới đạt gần 50%

Hệ thống mạng lưới trường lớp về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu được tới trườngcủa trẻ, học sinh, song cũng bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý, đặc biệt ở vùng sâu, vùng

xa nơi có nhiều điểm trường, lớp lẻ Các điểm trường lẻ, lớp lẻ này thường ít học sinh,

cơ sở vật chất tương đối khó khăn, nhiều lớp chưa được kiên cố, hoặc kiên cố chỉ dừng

ở mức “ba cứng” và thiếu các phòng ở bán trú cho học sinh tại các điểm lẻ, nhiều cơ sởgiáo dục còn chung khuôn viên, chưa tách được độc lập, dẫn tới khó khăn trong thựchiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, các môn học ngoài trời

Một khó khăn không thể nhắc tới là đội ngũ giáo viên còn thiếu, đặc biệt là giáo viênmầm non, giáo viên một số môn chuyên biệt (thiếu cả về nguồn tuyển) Mặt khác, đờisống của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, biên giới còngặp nhiều khó khăn Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư nhưngchưa đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô; một số cơ sở giáo dục số lượng học sinhbán trú cao, nhưng số phòng ở nội trú, bán trú còn thiếu Một số công trình phụ trợ: bếpnấu, nhà ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch…còn thiếu, đã xuống cấp gây khó khăntrong công tác giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh

Đáng lưu ý, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 34,9%, cao nhất cả nước nên vẫn còn tình trạng họcsinh phải bỏ học giữa chừng để tham gia lao động phụ giúp gia đình… 5

- Cơ cấu nhân sự dự kiến có trong dự án:

+ Ban phát triển cộng đồng

● Trách nhiệm của ban phát triển cộng đồng

- Đại diện cho toàn thể cộng đồng

- Chịu trách nhiệm về thông tin và phản hồi

- Tại các buổi họp phải xem xét các vấn đề một cách toàn diện chotoàn bộ khu vực dự án

- Xây dựng các quy định, điều lệ hoạt động

- Cùng nhóm nòng cốt và cộng đồng xây dựng và thực hiện nhữngchương trình hành động cụ thể giải quyết các vấn đề của cộng đồng

+ Ban nòng cốt

+ Ban phụ trách tài chính kế toán

● Trách nhiệm của ban tài chính kế toán

- Lên kế hoạch thu chi

- Các khoảng tiền từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc dự án

+ Tác viên cộng đồng

● Trách nhiệm của tác viên cộng đồng

5 Báo Đi n t Đ ng C ng s n Vi t Nam ệ ử ả ộ ả ệ

Trang 13

- Đề xuất các ý tưởng tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình pháttriển cộng đồn

Chuẩn bị hồ sơ, hoạch định, chốt tên, chủ đề: 2 tháng (tháng 4 đến tháng 6)

Thành lập ngân sách, vận động tài trợ, chốt danh sách tài trợ: 2 tháng (tháng 6đến tháng 8)

Tập huấn: 1 tháng (tháng 8 đến tháng 9)

Chạy thử: ½ tháng (01/09 đến 15/09)

Chạy dự án: 2 tháng rưỡi (15/09 đến tháng 11)

3.2 Phân tích tầm ảnh hưởng của dự án

● Đối với đối tượng của dự án:

- Tạo cơ hội học tập cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

- Tăng cơ hội tiếp cận giáo dục khi dự án đi vào hoạt động và vận hành

- Tạo những điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm dântộc thiểu số

- Tạo mối quan hệ khăng khít giữa các dân tộc trong xã hội

- Tạo tiền đề cho sự phát triển việc làm cho nhóm dân tộc thiểu số

● Đối với xã hội:

- Ươm mầm những “hạt nhân thay đổi” - nguồn nhân lực có năng lực lãnh đạo, có ý

thức trách nhiệm về các vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng

- Tạo môi trường giao lưu lành mạnh để các dân tộc có thể giao lưu, học tập và giúp đỡchia sẻ lẫn nhau

- Góp phần cho sự phát triển lâu dài và bền vững Người trẻ là tương lai, nhưng đầu tưvào người trẻ chính là đầu tư vào hiện tại Sự đầu tư hiệu quả phải bao gồm: nâng caonhận thức, năng lực lãnh đạo, trách nhiệm xã hội

● Đối với thành viên trong dự án:

- Biết cách tìm kiếm sự ủng hộ, xây dựng đội ngũ để triển khai những ý tưởng mà mình

ấp ủ Đây là bước tiền đề cho những sáng tạo lớn hơn

- Có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với những người trẻ cùng thế hệ; học hỏi kinhnghiệm thực tế từ các tập huấn viên Trao đổi về các vấn đề quan tâm trong một khônggian mở, tôn trọng sự đa dạng

- Có nhiều trải nghiệm mới lạ để khám phá các giá trị của bản thân Xác định mục tiêuhọc tập và rèn luyện

- Trở thành thế hệ tiềm năng, nguồn nhân lực chất lượng và có trách nhiệm xã hội, họ

sẽ là những người tiên phong tạo ra sự thay đổi, đóng góp cho sự phát triển của đấtnước

3.3 Tại sao lại chọn dự án chúng tôi thay vì các dự án hỗ trợ khác?

Để phát triển và thực hiện dự án, nhóm đã chuẩn bị sẵn tư liệu cần thiết mà nhóm đã,đang và tiếp tục phát triển những tiềm năng trong mình

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w