Khi đưa khách đến các điểm đến du lịch thì hướng dẫn viên và khách đều phải tuân thủ quy tắc ứng xử tại điểm du lịch đó nên tại các điểm đến thì cộng đồng địa phương cũng phải lịch sự và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - DU LỊCH
KHOA DU LỊCH
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓMMÔN: DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Chủ đề: Xác định các hoạt động của hướng dẫn viên dulịch và nhân viên điều hành trong việc thực hiện trách
Trang 2Hà Nội - 2023
Trang 31.2 Các hoạt động của nhân viên điều hành 6
PHẦN 2 Hỗ trợ giáo dục cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của du
Trang 4STTHọ và tênMSVPhân công nhiệm vụ
3Bùi Thị Hồng Hạnh2021605064Tìm hiểu nội dung số 1 4Dương Thị Duyên2021605065Tìm hiểu nội dung số 1 5Trần Thị Hằng2021601546Tìm hiểu nội dung số 2 6Bùi Bích Phương2020600029Tìm hiểu nội dung số 2 7Nguyễn Mạnh Tuấn2021603559Tìm hiểu nội dung số 3 8Triệu Thị Thu Thủy2021602157Thiết kế pptx
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 5PHẦN 1: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ KHIKHAI THÁC DU LỊCH TẠI ĐIỂM ĐẾN
1.1 Các hoạt động của hướng dẫn viên du lịch
a Tuân thủ các quy tắc ứng xử khi đưa khách đến điểm đến
Tại mỗi điểm đến du lịch thuộc những vùng hay những địa phương khác nhau, mỗi nơi đều có những quy tắc ứng xử khác nhau Chính vì vậy khi hướng dẫn viên đưa khách đến những địa điểm du lịch cần phải chú ý tuân thủ theo các quy tắc ứng xứ tại nơi đây Hướng dẫn viên cần là người mẫu trong việc tuân thủ các quy tắc ứng xử Họ phải tạo ra ví dụ cho khách hàng bằng cách tuân thủ các nguyên tắc này trong tất cả các hoạt động du lịch.
Ví dụ: Tại các điểm đến du lịch không được chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào ảnh hưởng đến những người khác cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến; Không được khạc nhổ, vứt rác hay hút thuốc bừa bãi tại các điểm đến; Cư xử đúng mực lịch sự và tôn trọng với mọi người.
b Tuyên truyền để cộng đồng địa phương biết và tuân thủ các nguyên tắc ứng xửvới khách
Khi đưa khách đến các điểm đến du lịch thì hướng dẫn viên và khách đều phải tuân thủ quy tắc ứng xử tại điểm du lịch đó nên tại các điểm đến thì cộng đồng địa phương cũng phải lịch sự và tôn trọng lại khách Ví dụ: Không được mắng chửi khách hay không chặt chém giá quá cao với khách Điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm đến và khách du lịch sẽ có cái nhìn không tốt về cư dân địa pương cũng như điểm đến đó - Hướng dẫn viên cần hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương để thông báo về các nguyên tắc ứng xử và giải thích tại sao chúng quan trọng Họ có thể tổ chức các buổi gặp gỡ và trao đổi với cộng đồng để thúc đẩy sự hiểu biết và hỗ trợ sự tuân thủ của cộng đồng.
VD: Ở Sapa, cư dân chủ yếu là các tộc người thiểu số như Dao, Mông, Tày, thiếu thốn đủ bề về điều kiện sống, cơ sở vật chất, Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức, nhận thức và cách ứng xử của người dân ở đây Họ rất thẳng thắn, nhiệt tình tuy nhiên lại có phần bộc chộp, khiến người dưới xuôi nghĩ rằng họ tỏ thái độ và không muốn tiếp đón mình thể hiện qua việc họ hay nói chuyện trống không.
Trang 6- HDV cần tuyên truyền các quy tắc ứng xử để cộng đồng địa phương tuân thủ đúng với du khách:
+ Lịch sự chỉ dẫn, thân thiện giúp đỡ khách du lịch
+ Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của cộng đồng địa phương
+ Không có những lời nói, cửu chỉ kì thị, phân biệt đối xử với khách du lịch, hay có những hành vi thô tục, thiếu văn hoá, trêu chọc, những hành động khiếm nhã với khách du lịch
+ Giới thiệu các thông tin về văn hoá địa phương cho khách du lịch, đảm bảo thực hiện an toàn, an ninh cho khách du lịch khi tham gia du lịch tại cộng đồng.
c In các tờ rơi, tập gấp… về các quy tắc ứng xứ và phát cho khách
- Hướng dẫn viên có thể tham gia vào việc thiết kế và in các tài liệu tuyên truyền về các nguyên tắc ứng xử như tờ rơi, tập gấp,….
- Những tài liệu này nên được phân phát cho khách hàng khi họ tham gia vào các chương trình du lịch (có thể phát trực tiếp ngay trên xe ) và cũng có thể được đặt tại các điểm đến quan trọng.
- Phối hợp với một số địa phương những nơi khách du lịch đến tham quan để cụ thể hoá nội dung về ứng xử văn minh bằng các hình ảnh, khẩu hiệu sinh động, lôi cuốn để nâng cao hiệu ứng tuyến truyền đến từng khách du lịch.
Trang 7Hình 1.1 Quy tắc ứng xử văn minh của khách du lịch
d Giới thiệu bằng lời về các quy tắc ứng xử tại điểm đến và yêu cầu du khách phảituân thủ theo các quy tắc này.
- Hướng dẫn viên cần thường xuyên giới thiệu bằng lời về các nguyên tắc ứng xử tại điểm đến, nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng để bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương.
- Họ cũng nên yêu cầu khách hàng tham gia vào các hoạt động du lịch một cách có trách nhiệm và tuân thủ các quy tắc ứng xử.
VD: Khi đến du lịch tại Sapa, HDV cần giới thiệu và thuyết minh cho du khách về một số những yêu cầu đặc biệt hay một số những lưu ý như: Hãy xin phép khi chụp ảnh người dân địa phương; xin phép trước khi khách muốn vào thăm nhà người dân; luôn luôn xin phép trước khi quý khách được dân bản mời dùng cơm hoặc lưu trú; Bên cạnh đó, khi đến Sapa, với các cháu nhỏ, dù du khách có yêu trẻ con đến đâu cũng không được xoa đầu chúng… Bởi đồng bào ở đây cho rằng nếu xoa đầu, hôn đầu trẻ sẽ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm.
e Bảo vệ các biển, bảng chỉ dẫn về các quy tắc ứng xử tại điểm đến
Trang 8Khi đến các điểm đến du lịch sẽ có những biển hiệu hoặc bảng chỉ dẫn về các quy tắc ứng xử Những biển hay bảng chỉ dẫn này là để cho hướng dẫn viên cũng như khách du lịch dễ dàng nhìn thấy và tuân thủ theo nên chúng cần phải được bảo vệ, không được tùy ý gỡ xuống
- Hướng dẫn viên cần đảm bảo rằng các biển và bảng chỉ dẫn liên quan đến các quy tắc ứng xử tại điểm đến không bị hỏng hoặc bị mất.
- Họ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý địa phương nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến việc bảo vệ và duy trì thông tin này.
- HDV cần nhắc nhở khách: Không vẽ, khắc lên các biển chỉ dẫn tại các điểm du lịch - Tuân thủ đúng các nội quy, bảng chỉ dẫn, biển báo… khi đưa khách du lịch đến các khu du lịch, điểm du lịch.
- Không được làm hỏng, phá hoại các biển bảng chỉ dẫn làm ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương và khách du lịch khi đến tham quan.
1.2 Các hoạt động của nhân viên điều hành
a Tham gia tích cực vào việc xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử
Nhân viên điều hành có thể tham gia tích cực vào việc xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử như sau:
- Hiểu rõ mục tiêu: Nhân viên điều hành nên hiểu rõ mục tiêu của việc xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử Điều này giúp họ nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tham gia tích cực và đóng góp ý kiến.
- Tìm hiểu văn bản hiện tại: Nhân viên điều hành nên xem xét các bộ nguyên tắc ứng xử đã được thiết lập Bằng cách này, họ có thể hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình cũng như các nguyên tắc đã được áp dụng.
- Đóng góp ý kiến: Nhân viên điều hành nên tham gia vào quá trình xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử bằng cách đóng góp ý kiến và ý tưởng Họ có thể tổ chức các cuộc họp hoặc thảo luận với đồng nghiệp và quản lý để chia sẻ ý kiến và góp phần đưa ra các nguyên tắc hợp lý và thực tế.
- Tuân thủ bộ nguyên tắc: Khi bộ nguyên tắc ứng xử đã được chấp nhận, nhân viên điều hành nên tuân thủ các nguyên tắc này trong công việc hàng ngày Họ nên trở thành một ví dụ tốt cho những người khác bằng cách áp dụng nguyên tắc vào hành động và ứng xử của mình.
Trang 9- Phê duyệt và cải tiến: Nhân viên điều hành có thể đánh giá hiệu quả của bộ nguyên tắc ứng xử sau một thời gian sử dụng Nếu phát hiện điểm yếu hoặc cần thiết thay đổi, họ có thể đề xuất các cải tiến hoặc điều chỉnh để nâng cao hiệu quả và tính ứng dụng của bộ nguyên tắc.
b Thiết kế các chương trình du lịch trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc ứng xử
- Thiết kế các chương trình du lịch dựa trên các nguyên tắc ứng xử đã được xây dựng và thống nhất
- Các chương trình du lịch luôn đảm bảo giữ gìn được những điểm đặc trưng của từng địa điểm du lịch: các di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động cộng đồng ở địa phương
- Các chương trình gắn liền với việc bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
- Các chương trình du lịch phù hợp với khả năng cung cấp dịch vụ của các địa điểm du lịch, tránh khai thác quá mức làm ảnh hưởng tới chất lượng điểm đến
- Tìm hiểu các địa điểm mua sắm, đơn vị cung ứng dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lí có các sản phẩm thân thiện với môi trường tại các điểm du lịch
- Xây dựng các chương trình du lịch cộng đồng tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiếu số ít người tại khu vực miền núi phía Bắc
- Mở rộng xây dựng những tour du lịch vừa đi tham quan kết hợp với dọn rác, trồng cây,…
c Xây dựng thỏa thuận hợp tác và liên kết đối tác với cộng đồng địa phương
Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc ứng xử khi khai thác du lịch, nên chính thức hóa các quy tắc ứng xử thành các hợp đồng hợp tác và đối tác giữa các doanh nghiệp du lịch và điểm đến
Ví dụ: Để đảm bảo an toàn cho du khách trong quá trình tham gia trải nghiệm cáp treo Vấn đề “an toàn về tính mạng” của du khách được đặt lên hàng đầu Do đó, các nguyên tắc và các lưu ý bắt buộc cần thiết đưa vào trong các hợp đồng, hay các văn bản thông báo
- Không nhoài người ra bên ngoài cáp treo, hạn chế chạy nhảy - Không xả rác vào trong cabin
- Không hút thuốc
- Nhớ giữ vé không được bỏ đi vì là vé khứ hồi - Không mang quá nhiều đồ đạc, vật nặng vào cabin
Trang 10d Tổ chức thông tin tuyên truyền các quy tắc tới HDV và nhân viên du lịch
- Giới thiệu và hướng dẫn các quy tắc ứng xử trong bộ quy tắc để nhân viên du lịch và hướng dẫn viên nắm rõ từ đó họ sẽ tuân thủ theo những nguyên tắc ứng xử đã được đặt ra và truyền đạt lại tới khách du lịch
- Tổ chức đào tạo cho hướng dẫn viên và nhân viên du lịch về lịch sử, văn hóa của các địa phương để họ có thể biết được những lưu ý khi dẫn khách tham quan đến những nơi có sự khác biệt về văn hóa…
- Đào tạo về cách đối phó với các tình huống khẩn cấp và an toàn du lịch.
e In các tờ rơi, tập gấp,…về các quy tắc ứng xử và phát triển cho khách
- Nhân viên điều hành có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền về các quy tắc ứng xử văn minh du lịch vào các tờ rơi, tập gấp,… của địa phương đó, sau đó in ra cung cấp cho HDV để phát cho khách trước khi đến điểm du lịch
- Bên cạnh đó cần phối hợp với 1 số địa phương những nơi khách du lịch đến tham quan cụ thể hóa nội dung về ứng xử văn minh bằng các hình ảnh, khẩu hiệu sinh động, lôi cuốn để nâng cao hiệu ứng tuyên truyền đến từng khác du lịch.
Trang 11PHẦN 2: HỖ TRỢ GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VỀ TẦMQUAN TRỌNG CỦA DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1 Các hoạt động của hướng dẫn viên du lịch
a Tham gia diễn thuyết tại các trường Đại học và Phổ thông về du lịch có tráchnhiệm
- Truyền đạt nhu cầu tăng cao về phát triển bền vững tại các điểm đến cho học sinh, sinh viên, cũng như các bước tổ chức cần làm để đạt điều đó.
- Cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy: Hướng dẫn viên có nhiệm vụ nghiên cứu và thu thập thông tin về địa điểm du lịch, lịch sử, văn hóa và các hoạt động du lịch khác Khi tham gia diễn thuyết tại trường Đại học, họ sẽ chia sẻ kiến thức này với học sinh, sinh viên, đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là đúng và trung thực.
- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành du lịch: Hướng dẫn viên có vai trò giải thích những khái niệm, quy trình và phương pháp liên quan đến ngành du lịch Họ giúp sinh viên hiểu về những công việc và cơ hội trong lĩnh vực này, từ đó giúp sinh viên xác định lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
- Tạo cơ hội thực hành và trải nghiệm: Hướng dẫn viên có thể tổ chức các chuyến tham quan và du lịch cho sinh viên, giúp họ có cơ hội trải nghiệm thực tế và áp dụng những kiến thức học được trong giảng đường Điều này góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng thực tế của sinh viên.
- Khuyến khích quan điểm phản biện và khả năng tư duy: Trong quá trình diễn thuyết, hướng dẫn viên có thể đặt ra các câu hỏi và khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận để phát triển khả năng tư duy phản biện và trí tuệ xã hội của họ Điều này giúp sinh viên phân tích và đánh giá những khía cạnh khác nhau của ngành du lịch.
- Xây dựng mối quan hệ đối tác: Thông qua việc tham gia diễn thuyết tại các trường đại học, hướng dẫn viên cũng có thể tạo mối quan hệ đối tác với các trường đại học Điều này có thể mở ra cơ hội hợp tác trong việc tổ chức các khóa học, thực tập và nghiên cứu chung về du lịch.
VD: Ngày 27 tháng 10 năm 2018 tại khách sạn Bái Đính tỉnh Ninh Bình, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) phối hợp với Trường Đại học Hoa Lư tổ chức Hội thảo quốc tế “Du lịch mới – sáng kiến từ địa phương tới quốc tế” Tham dự hội thảo có đông đảo các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học trong và ngoài nước PGS TS Phạm Trương Hoàng – Trưởng khoa Du lịch và Khách sạn
Trang 12(NEU) phát biểu khai mạc hội thảo đã nhấn mạnh: “ Hội thảo Du lịch mới – sáng kiến từ địa phương tới quốc tế nhằm thảo luận về các vấn đề và sáng kiến mới trong phát triển du lịch, từ phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm tới các vấn đề phát triển sản phẩm du lịch mới, ứng dụng công nghệ mới trong du lịch” Điều này đã góp phần tạo nên những nhận thức mới trong sinh viên về phát triển du lịch bền vững
b Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các hội thảo, hội nghị về du lịch bền vững cho cộngđồng địa phương
- Hướng dẫn viên có thể đóng vai trò tư vấn cho doanh nghiệp và tổ chức về việc lựa chọn địa điểm, chủ đề, chương trình và các hoạt động liên quan trong hội thảo, hội nghị Họ cũng có thể giúp xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tài liệu và thiết lập các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu về các dự án bền vững liên quan - Hướng dẫn viên có thể đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển các chương trình du lịch bền vững Họ có thể giúp xác định các điểm tham quan, hoạt động và trải nghiệm dựa trên các tiêu chí và nguyên tắc của du lịch bền vững Đồng thời, họ cũng có thể giúp doanh nghiệp kết nối với các nhà cung cấp và tổ chức địa phương để tạo ra những trải nghiệm du lịch có lợi cho cộng đồng.
- Hướng dẫn viên có thể tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá các chương trình du lịch bền vững của doanh nghiệp Họ có thể thu thập thông tin, đánh giá hiệu quả và đề xuất cải tiến cho tương lai Điều này giúp doanh nghiệp định hình lại chương trình du lịch theo hướng bền vững và phát triển một quy trình làm việc liên tục trong lĩnh vực này.
VD: UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo khoa học “Sa Pa - hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến Khu du lịch quốc gia” vào chiều ngày 22/9/2023, tại Lady Hill Sa Pa resort với khách mời là nhà khoa học, giới chuyên môn, nhà quản lý trên nhiều lĩnh vực tại các cơ quan trung ương và địa phương trong cả nước tham dự góp phần tạo nên những quan điểm mới trong phát triển du lịch bền vững tại nơi đây.
c Đóng góp tiền vào các quỹ học bổng giáo dục về các ngành học liên quan đến dulịch bền vững, quản lý môi trường và văn hóa địa phương
VD: Quỹ học bổng Fulbright: Đây là một trong những quỹ học bổng uy tín nhất thế giới và đã hỗ trợ cho nhiều sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ Quỹ hỗ trợ cho các ngành học liên quan đến du lịch bền vững như quản lý khách sạn, quản lý du lịch và
Trang 13d Trực tiếp diễn giải về du lịch bền vững cho cộng đồng địa phương cũng như vớikhách du lịch.
VD: Ở các điểm du lịch Sapa, rất dễ bắt gặp hình ảnh các em nhỏ bán hàng rong Khi bạn mua của 1 em, lúc sau sẽ có 1 đám trẻ kéo đến “dồn ép” bạn mua Hay việc cho tiền chúng cũng vậy HDV cần nhắc nhở với du khách về vấn đề này và phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn tình trạng này Cho phụ huynh của các em thấy được tầm quan trọng của việc học, việc của các em phải làm bây giờ là đi học để phát triển bản thân chứ không phải đi bán hàng rong kiếm đôi ba đồng sống qua ngày
e Trao tặng cộng đồng địa phương các tài liệu về phát triển du lịch bền vững
VD: Hướng dẫn viên có thể dùng những kinh nghiệm của bản thân, cũng như các kiến thức đã được trải nghiệm trong mỗi chuyến đi để đóng góp kiến nghị với UBND tại địa phương để phát triển du lịch có trách nhiệm tại địa phương.
2.2 Các hoạt động của nhân viên điều hành
a Tổ chức các buổi diễn thuyết tại các trường đại học và phổ thông về du lịch cótrách nhiệm.
- Các buổi diễn thuyết tại các trường Đại học, THPT về du lịch có trách nhiệm với mục đích là tiếp cận, chia sẻ đến học sinh sinh viên về những đóng góp tích cực từ du lịch mang lại cũng như những tác động với môi trường, kinh tế, văn hoá – xã hội - Các buổi diễn thuyết cũng là nơi trao đổi góp ý về các vấn đề làm thế nào để thực hiện, áp dụng du lịch có trách nhiệm trong giảng dạy, trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về loại hình du lịch có trách nhiệm là việc làm thiết thực nhằm bảo đảm tính bền vững của điểm đến.
VD: Ngày 20/10/2022, Mạng lưới Nghiên cứu Du lịch Việt Nam (VTR) phối hợp cùng Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (Hutech), và Cộng đồng Du lịch Có Trách nhiệm (WAFORT) lần đầu tiên tổ chức một Seminar quốc tế _ Seminar số 6 với chủ đề: Triển vọng về du lịch có trách nhiệm ở Đông Nam Á & Giới thiệu tạp chí chuyên ngành du lịch
b Tổ chức các hội thảo hội nghị về du lịch bền vững cho cộng đồng địa phương.
- Các hội thảo hội nghị cũng là nơi trao đổi và đưa ra các nhận định về phương hướng phát triển du lịch chất lượng nhằm đảm bảo tính bền vững trong tương lai.