Các lỗi ngôn ngữ trong báo chí. Chuẩnmựcngônngữbáochí Theo PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, chuẩn mực của ngôn ngữ (chuẩn ngôn ngữ) cần được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác, chuẩn phải phù hợp phát triển nội tại của ngôn ngữ.
Trang 1CÁC LỖI NGÔN NGỮ TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
I Khái niệm chung
1 Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
- Theo PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, chuẩn mực của ngôn ngữ (chuẩn ngôn ngữ) cần được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng Mặt khác, chuẩn phải phù hợp phát triển nội tại của ngôn ngữ
- Từ đó, khi xác định chuẩn ngôn ngữ, đặc biệt là chuẩn ngôn ngữ báo chí, cần phải:
+ Dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được quy luật phát triển và biến đổi của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách
+ Xét đến những lý do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển của tiếng Việt Những lý do đó là: những biến đổi lớn lao ngoài xã hội, công cuộc đổi mới đất nước Những yếu tố xã hội dù có muốn hay không cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội tại của tiếng Việt, ở từng thời đại lịch sử, nó được thể hiện tức thời, sâu sắc và với một tần số cao trên báo chí
2 Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:
a Chuẩn trên phương diện chữ viết (chuẩn chính tả):
Nội dung chính tả tiếng Việt bao gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Cách viết một số từ có nhiều dạng phát âm khác nhau
- Cách viết tên riêng Việt Nam
- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học
- Cách viết tên tác phẩm, văn bản
- Cách viết tắt
- Cách dùng số và chữ biểu thị số
Chú ý: Về vấn đề phiên âm tên riêng trực tiếp, sát với cách đọc của nguyên ngữ, rất nhiều cơ quan báo chí giữ nguyên các tên riêng loại này Như trong nguyên gốc Âu-Mỹ, viết qua ngôn ngữ trung gian như tiếng Anh, tiếng Pháp (Barack Obama,
Trang 2Françoise Hollande) hoặc phiên âm La-tinh của tiếng Hán cho các tên riêng Trung Quốc, Hàn Quốc (Li Tie, Xi Jinping, Oh Sehun)
b Chuẩn trên phương diện từ vựng
- Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:
Các lỗi này một phần liên quan đến các lỗi về chính tả Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ Nếu cái biểu đạt mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa
- Dùng từ phải đúng về mặt ý nghĩa:
Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật (biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn từ), nghĩa biểu niệm (là cấu trúc các nét nghĩa được bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế…) và nghĩa biểu thái (biểu thị thái độ, cảm xúc và sự đánh giá các mức độ khác nhau của sự vật, hiện tượng, tính chất…) Dùng từ mà không nắm được các thành phần nghĩa này của từ thì cũng dễ dẫn đến bị sai
- Dùng từ phải hợp phong cách ngôn ngữ báo chí:
Các nhà báo cần sử dụng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tùy thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành Song, việc sử dụng từ ngữ cần đảm bảo các đặc điểm: tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn
- Tránh dùng từ ngữ quá lời:
Khi sử dụng nói quá, người viết cần hiểu được ý nghĩa của việc dùng từ nói qua đó, tránh việc hiểu sai nghĩa dẫn đến dùng sai hoặc lạm dụng nó mà gây phản tác dụng cho tác phẩm của mình
- Tránh dùng từ ngữ sáo rỗng:
Đây là loại lỗi khi người viết dùng những từ mà người khác đã dùng quá nhiều Bắt chước một cách máy móc, bất kể đối tượng, hoàn cảnh, nội dung diễn đạt có phù hợp với từ ngữ đó hay không Đây là lối “nói chữ”, dùng từ văn hoa bóng bẩy, “nói to giọng” nhưng nội dung lại chung chung, chữa đựng ít thông tin, thậm chí trống rỗng
- Tránh dùng từ ngữ thừa và lặp lại:
Khi sử dụng tiếng việt để viết báo, nhiều tác giả mắc phải một hiện tượng đó là dùng
từ ngữ thừa và lặp lại thông tin trong đoạn viết Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Có hai nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: Thứ nhất người viết dùng thừa từ do sử dụng từ đồng nghĩa thuần Việt và
Trang 3hán Việt hoặc thuần Việt và Ấn - Âu Thứ hai, người viết dùng thừa từ do sử dụng từ không khác biệt về nội dung
- Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp về ngữ pháp và ngữ nghĩa:
Từ là đơn vị ngôn ngữ trực tiếp cấu tạo nên câu Và khi thực hiện chức năng cấu tạo câu, các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ được hiện thực hóa trong những mối quan hệ ràng buộc với nhau Mỗi loại từ lại có những khả năng kết hợp khác nhau, bị chi phối bởi chính đặc điểm ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của
từ đó Khi dùng từ, người viết nhất thiết phải nắm được đặc điểm ý nghĩa của từ để kết hợp cả câu đúng, nếu không sẽ dễ mắc lỗi
c Chuẩn trên phương diện ngữ pháp: (lấy hết gạch đầu dòng thôi)
- Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp:
Quy tắc ngữ pháp được hình thành từ thực tiễn sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong
xã hội, các quy tắc đó đã thành chuẩn mực được xã hội thừa nhận mọi người phải tuân thủ khi nói và viết Quy tắc đó bao gồm quy tắc cấu trúc ngữ pháp: Chủ ngữ
-Vị ngữ Khi viết phải nắm vững đặc điểm ngữ pháp của từng kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu phức, câu đơn đặc biệt
- Câu phù hợp với logic của tư duy:
Câu từ trong tác phẩm báo chí cần phải phù hợp với logic của tư duy Tư duy logic
là một hoạt động suy luận, tư duy của bộ não nhằm giải quyết vấn đề nêu ra trong tít
và sapo của bài báo một cách hiệu quả Mọi hoạt động sản xuất một sản phẩm báo chí đều thông qua tư duy logic và vận dụng tư duy logic để thực hiện các mục đích,
dự định của người viết được hiệu quả nhất
- Câu không được mơ hồ về nghĩa:
Câu mơ hồ về nghĩa là câu trong khi có một cách biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngôn ngữ này lại có ít nhất hai cách biểu hiện ngôn ngữ ở cấp độ ngôn ngữ khác Câu mơ
hồ về nghĩa khiến công chúng dễ hiểu lầm thông tin được truyền tải
- Câu phải được đánh dấu câu chuẩn xác:
Ngữ pháp tiếng Việt không chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, các loại từ ghép, danh từ, động từ… Mà người viết cần biết, nắm vững cách phân biệt và sử dụng các loại dấu câu sao cho chính xác nhất Tùy từng trường hợp, ngữ cảnh, nghĩa của câu chuyện sẽ lựa chọn và sử dụng các loại dấu câu phù hợp, đúng vị trí
3 Lệch/chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí
Trang 4a Khái niệm “lệch chuẩn”
Lệch chuẩn là “một thủ pháp sáng tạo, cách tân phù hợp với chuẩn, với cái đúng, cái thích hợp và được thói quen dùng chấp nhận”
Lệch chuẩn là một hiện tượng xuất hiện ở các cấp độ ngôn ngữ phong phú hơn và phổ biến hơn cả là ở cấu tạo từ, cấu tạo ngữ pháp, cấu tạo câu và cấu trúc văn bản
b Đặc trưng của “lệch chuẩn”
- Lệch chuẩn là một hiện tượng có tính lâm thời, nó chỉ xuất hiện trong những thời đoạn nhất định và mang những sắc thái biểu cảm nhất định Chúng ta sẽ không thể tìm thấy trên mặt báo hiện nay những lệch chuẩn vốn đã xuất hiện trên báo chí thời chống Mỹ: ổ gà không khí, ga bay Gia Lâm, trần mây Hà Nội, trận mưa đuya-ra, cuộc động đất chính trị, v.v…
Tuy nhiên có những lệch chuẩn lại có sức sống lâu dài, trở thành một khuôn mẫu độc đáo được nhiều người cầm bút áp dụng Chẳng hạn, vào thập niên 70, làm báo Việt Nam bàng hoàng trước tít báo “Hiên ngang Cuba” của Thép Mới, bởi nó là một khuôn mẫu chênh ra khỏi chuẩn mực của ngữ pháp tiếng Việt Lệch chuẩn này đã
mở lối cho nhiều lệch chuẩn khác: lãng đãng Tây hồ, trăn trở Thái Bình, bình yên Can Lộc,
- Lệch chuẩn thường mang sắc thái khoa trương, ly kỳ hóa hình tượng nghệ thuật ngôn ngữ Do vậy đặc trưng này có tính hai mặt: một mặt nó có khả năng hấp dẫn níu mắt người đọc nhưng mặt khác nó sẽ đưa ngòi bút của người viết đến miền đất sáo hoặc phạm lỗi thậm xưng Hơn nữa nó chỉ thích hợp đối với những thể loại báo chí nhất định (chẳng hạn phóng sự, ký báo chí, ) mà hoàn toàn không thích hợp đối với những thể loại khác (chẳng hạn tin) hoặc chỉ thích hợp với đề tài này mà không thích hợp với đề tài khác
- Sự tồn tại của lệch chuẩn vừa mâu thuẫn lại vừa độc đáo Mâu thuẫn ở chỗ
nó là hiện tượng lâm thời nhưng lại tồn tại trong loại hình ngôn ngữ chuẩn (ngôn ngữ báo chí) Độc đáo ở chỗ nó là sự sáng tạo của một cá nhân nhưng lại được cả cộng đồng chấp nhận bởi nó vừa thích hợp lại vừa hấp dẫn, lôi cuốn
- Lệch chuẩn vừa là cái cho phép người ta nhận ra phong cách tác giả, vừa là cái chế định chính bản thân phong cách đó
4 Lỗi ngôn ngữ báo chí
Trang 5- Lỗi sai chính tả
+ Viết sai phụ âm hoặc nguyên âm
+ Viết hoa không đúng quy cách
+ Lỗi viết tắt
- Lỗi sai về mặt từ vựng
+ Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
+ Dùng từ sai nghĩa
+ Dùng từ ngữ không hợp phong cách
+ Dùng từ quá lời
+ Dùng từ sáo rỗng
+ Dùng từ thừa và lặp lại
+ Dùng từ không đúng quan hệ kết hợp với ngữ pháp và ngữ nghĩa
+ Lạm dụng tiếng nước ngoài
+ Dùng từ địa phương, không phải từ ngữ toàn dân
- Vi phạm chuẩn mực về ngữ pháp
+ Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh
+ Câu không phù hợp với logic của tư duy
+ Câu mơ hồ về nghĩa
+ Đánh dấu câu sai vị trí
II Các lỗi ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí
A Lỗi về chữ viết
1 Khái niệm
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh
vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ
Lỗi chữ viết trong ngôn ngữ báo chí là khi các từ hoặc câu được viết sai chính tả, sai ngữ pháp hoặc không tuân thủ các quy tắc về viết đúng của
Trang 6ngôn ngữ đó Điều này có thể bao gồm việc sử dụng sai từ, sai cấu trúc câu, sai dấu câu, hoặc vi phạm các quy tắc về viết hoa và viết thường
2 Biểu hiện của lỗi chữ viết
Lỗi chữ viết trong các tác phẩm báo chí có thể biểu hiện qua nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Sai chính tả : Đây là loại lỗi phổ biến nhất trong báo chí Nó bao gồm việc
viết sai hoặc sử dụng sai các từ, từ vựng hoặc cụm từ Ví dụ: viết sai từ, sai dấu hoặc sử dụng từ không phù hợp
- Vi phạm quy tắc về viết hoa và viết thường: Vi phạm quy tắc này bao gồm
việc viết hoa hoặc viết thường không đúng ở các từ, cụm từ hoặc định danh
cụ thể
- Sai dấu câu: Điều này bao gồm việc thiếu hoặc sử dụng sai dấu câu, gây ra
sự mơ hồ hoặc hiểu nhầm trong văn bản
- Sai chính tả tên riêng: Trong trường hợp này, tên riêng của người, địa điểm
hoặc sự kiện có thể được viết sai chính tả
3 Phân tích ví dụ (lấy hết nhưng chèn ảnh với text tối giản th nhé)
Lỗi chính tả
Các từ ngữ hay sai chính tả trên báo chí là: vô hình chung (đúng ra là vô hình trung), sáng lạn (xán lạn), cọ sát (cọ xát), thăm quan ( tham quan), sơ xuất
(sơ suất)
Trang 7Ngoài ra, còn một số từ khác:
“ Hồng Quân có thể truyền (từ đúng là chuyền) ngược trở lại cho đồng đội của anh đang băng lên dứt điểm” (Kiên quyết xử lý nếu trồng cây "nguyên bầu" là sai quy trình (Báo Hànộimới, ngày 16/6/2015)
“Giữa cầu, bốn chiếc ô tô 1 eurospace, 1 chiếc 16 chỗ, 1 sedan, 1 bán tải nằm dúm dó (đúng ra phải là rúm ró), trước đó là một cột đèn nằm ngang giữa đường ” (Thót tim kể chuyện dông lốc khiến Hà Nội tan hoang, báo Việt
Nam Nét, ngày 14/6/2015)
Lỗi viết tắt
“Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn TƯ ” (Kiên quyết xử lý nếu
trồng cây "nguyên bầu" là sai quy trình- Báo Hànộimới, ngày 16/6/2015)
Trang 8Đáng ra, Trung ương phải viết tắt là TW (như trong các văn kiện Đảng) hoặc T.Ư (có dấu chấm ở giữa), còn nếu viết tắt là TƯ thì rất dễ hiểu lầm.
Lỗi sai dấu câu
Trong bài Kiên quyết xử lý nếu trồng cây "nguyên bầu" là sai quy trình (Báo
Hànộimới, ngày 16/6/2015), bài báo có tới 5 câu không có dấu chấm câu ở cuối câu, cuối đoạn
Bài báo Nguyên Phó BTC Quận ủy Cầu Giấy lĩnh án 12 năm tù trên tờ
Petrotimes lại có câu “Người bị truy tố về tội không tố giác tội phạm” Thực ra,
đây chưa phải là câu hoàn chỉnh theo chuẩn tiếng Việt, vì câu này thiếu vị
ngữ; cụm từ “bị truy tố về tội không tố giác tội phạm” mới chỉ là định ngữ cho danh từ “người” chứ chưa thể là vị ngữ của câu.
Lỗi sai viết hoa và viết thường
Trang 9Đây cũng là một lỗi thường gặp trong nhiều bài báo Ví dụ như trong bài “Yêu
Bác, lòng ta trong sáng hơn” - báo Dân trí, ngày 19/5/2015; cụm từ: “ chủ tịch Hồ Chí Minh ” 3 lần trong bài không viết hoa chữ Chủ.
B Lỗi về từ vựng
1 Khái niệm
- Từ vựng: Là tập hợp các đơn vị từ, ngữ cố định (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong ngôn ngữ 1 dân tộc
=> Lỗi về từ vựng là các sai sót hoặc vấn đề liên quan đến việc sử dụng từ ngữ không đúng cách hoặc không phù hợp trong giao tiếp hoặc viết văn
2 Biểu hiện chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí trên phương diện từ vựng
- Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
- Dùng từ phải hợp phong cách
Trang 10- Tránh dùng từ ngữ sáo rỗng
- Tránh dùng từ thừa và lặp lại
- Dùng từ phải đúng nghĩa:
+ Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự vật, hành động,tính chất) cần nói tới Nếu chỉ không đúng hiện thực khách quan có thể dẫn đến bi kịch + Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt
3 Lưu ý khi sử dụng từ vựng trong ngôn ngữ báo chí
- Từ ngữ sử dụng trong văn bản phải phù hợp với phong cách của văn bản ấy Cần nắm chắc nghĩa của từ để sử dụng đúng với văn cảnh
=> Tránh lệch chuẩn, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ dân tộc.
- Từ ngữ chuẩn mực xem xét trên hai phương diện:
+ Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội: được xã hội chấp nhận và sử dụng + Chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử
- Thể hiện được 4 chức năng sau:
+ Chức năng thống nhất
+ Chức năng uy tín
+ Chức năng tham dự
+ Chức năng khung tham chiếu
4 Phân tích ví dụ
VD1: Báo Vietnamnet
(vietnamnet.vn), ngày 14/6/2015,
trong bài “Thót tim kể chuyện dông
lốc khiến Hà Nội tan hoang”, có câu
“Khiếp sợ nhất vẫn là những
người dân lưu hành trên đường
lúc cơn dông xảy ra” Để mô tả ai
đó, vật nào đó đang đi trên đường
thì người ta dùng từ “lưu thông”
thay vì dùng từ “lưu hành” (đưa ra
sử dụng rộng rãi)
Trang 11=> Lỗi dùng từ không phù hợp với văn cảnh.
VD2: Bài “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn” (Báo Dân trí, ngày 19/5/2015) có đoạn “ Việt kiều ở nước ngoài về”, “Không phải ai cũng nhìn rõ hết sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ của những người làm cha, làm mẹ ” Việt kiều là người
Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nên câu trên chỉ cần viết “Việt kiều về nước ”; còn âm thầm và lặng lẽ là hai từ đồng nghĩa, chỉ cần dùng một trong hai từ đó là đủ
=> Lỗi dùng thừa từ
C Lỗi về ngữ pháp
1 Khái niệm
Ngữ pháp được định nghĩa là toàn bộ các quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ Các yếu tố ngôn ngữ bao gồm từ, cụm từ và câu
=> Lỗi ngữ pháp là việc sử dụng câu sai cấu tạo, sai logic tư duy, đánh dấu câu sai vị trí và đặt câu mơ hồ về nghĩa
2 Biểu hiện lỗi ngữ pháp
- Dùng sai hoặc mơ hồ các yếu tố hay các biểu thức quy chiếu
- Không thể hiện đúng cấu trúc vị ngữ hạt nhân
- Nhập nhằng trong quan hệ cú pháp giữa các thành phần câu
- Sai kết từ
- Không chuẩn mực trong việc tổ chức ngữ đoạn
3 Ví dụ
Trang 12Bài “Châu Loan, tiếng thơ nối bờ giới tuyến” (Báo Tiền Phong, 30/4/2013) có
đoạn: “Vị chủ tịch xã nghệ sĩ này (bởi trong xã có không dưới 20 NSND lẫn NSƯT) Cũng tặng khách mấy câu thơ theo kiểu… o Loan:…".
Câu trước không có vị ngữ, câu sau lại không có chủ ngữ Lỗi do dấu chấm câu đặt tùy tiện của người viết
=> Sửa lại: Vị chủ tịch xã nghệ sĩ này (bởi trong xã có không dưới 20 NSND lẫn NSƯT), cũng tặng khách mấy câu thơ theo kiểu… o Loan:…"
VD2:
Bài “Cám cảnh bữa cơm với muối ớt của học sinh Vân Kiều” (Báo
Vietnamnet, 6/10/2014) có đoạn "Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường."
Các từ "nên", "đã" dùng không đúng khiến cho câu văn mất đi sự mạch lạc
=> Sửa lại: Tuy không có điện lưới quốc gia, không nước sạch, không phủ sóng điện thoại nhưng các thầy cô và học sinh ở đây vẫn rất cố gắng để bám lớp, bám trường
D Lỗi về phong cách
1 Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ là phong cách chức năng được phân loại thành:
- Phong cách khẩu ngữ
- Phong cách văn chương
- Phong cách chính luận
- Phong cách khoa học
- Phong cách hành chính
→ Lỗi sử dụng từ sai phong cách là dùng từ không hợp văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp Trong đó hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ phải trang trọng, gọt giũa Còn hoàn cảnh hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức cho phép dùng ngôn ngữ tự do, thoải mái Nếu người nói người viết không nắm vững điều này sẽ mắc lỗi về phong cách