Tuy nhiên, thực tế việc trồng và khai thác chè Shan tại huyện Chợ Mới còn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Còn phát triển tự phát nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình; chưa có quy hoạch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ MAI
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
SHAN TUYẾT TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ MAI
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
SHAN TUYẾT TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 8 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Hòa
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn bằng sự nhận thức chính xác của bản thân
Tôi xin cam đoan số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy, chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt
nghiệp này đã được ghi rõ ràng nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2023
Học viên
Phạm Thị Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người trực tiếp hướng dẫn tôi là TS Hà Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Thường trực HĐND - UBND huyện Chợ Mới; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới; UBND các xã Yên Hân, xã Yên Cư, xã Bình Văn huyện Chợ Mới cùng toàn thể các hộ nông dân tại các xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5năm 2023
Học viên
Phạm Thị Mai
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Phạm vi nội dung 3
Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 3
4.2 Phạm vi không gian 3
4.3 Phạm vi thời gian 3
5 Ý nghĩa của đề tài 3
5.1.Ý nghĩa khoa học 3
5.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 4
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè Shan tuyết 5
1.1.2 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè Shan tuyết 8 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất chè Shan tuyết 11
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè Shan tuyết ở Việt Nam 14
1.2.1 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 14
1.2.2 Tình hình sản xuất chè ở Bắc Kạn 16
Trang 61.2.3 Kinh nghiệm về phát triển sản xuất chè Shan tuyết ở một số địa phương
17
1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới 19
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan 20
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới 22
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Chợ Mới 27
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới 33
2.2 Nội dung nghiên cứu 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 35
2.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 37
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 38
2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất 38
2.4.2 Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế 38
Các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả kinh tế 39
- Chỉ tiêu hiệu quả vốn 40
- Chỉ tiêu hiệu quả lao động 40
2.4.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 40
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3.1 Thực trạng phát triển sản xuất chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới 3.1.1 Sự ra đời của chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 41
3.1.2 Đặc điểm giống chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới 41
3.1.3 Cơ cấu về giống chè 42
3.1.4 Cơ cấu về diện tích chè 44
Trang 73.1.5 Kỹ thuật chăm sóc, thu hái chế biến chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới 46
3.2 Tình hình phát triển sản xuất chè Shan tuyết của nhóm hộ điều tra trên địa bàn huyện Chợ Mới 49
3.2.1 Đặc điểm chung của các hộ điều tra 49
3.2.2 Số hộ trồng chè Shan tuyết của 3 xã điều tra qua 3 năm) 50
3.2.3 Thị trường và tiêu thụ sản phẩm Chè 50
3.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới 55 3.2.4.1 Chi phí của các hộ trồng Chè Shan Tuyết 55
3.2.4.5 Một số khó khăn trong sản xuất chè Shan tuyết 59
3.4 Phân tích SWOT và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 61
3.5 Giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới 63
3.5.1 Quan điểm về phát triển sản xuất chè Shan Tuyết của huyện Chợ Mới 63
3.5.2 Một số giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tusyết tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 64
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Khuyến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, cơ cấu các loại đấtcủa huyện Chợ Mới 24
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của huyện Chợ Mới năm 2020-2022 30
Bảng 2.3 Tình hình dân số, lao động của huyện Chợ Mới năm 2020-2022 32
Bảng 3.1 Cơ cấu giống chè ở huyện Chợ Mới qua 3 năm 2020 - 2022 43
Bảng 3.2 Diện tích trồng chè Shan tuyết của huyện Chợ Mới từ năm 2020 - 2022 44
Bảng 3.3 Cơ cấu diện tích Chè Shan tuyết hiện đang đưa vào sản xuất kinh doanh tại huyện Chợ Mới năm 2022 45
Bảng 3.4 Đặc điểm của các hộ điều tra 49
Bảng 3.5 Số hộ trồng chè Shan Tuyết và diện tích chè của từng thôn của huyện qua 3 năm 2020 - 2022 50
Bảng 3.6 Chi phí cho kinh doanh 1 ha chè Shan tuyết 55
Bảng 3.7 Kết quả sản xuất chè trên 1 ha của các hộ điều tra năm 2022 57
Bảng 3.8 Phân tích hiệu quả sản xuất 58
Bảng 3.9 Đánh giá khó khăn trong sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới (n=89) 59
Bảng 3.10 Phân tích sơ đồ SWOT về chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới 61
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ
1 Những thông tin chung
1.1 Họ và tên tác giả: Phạm Thị Mai
1.2 Tên đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết tại huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn”
1.3 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8 62 01 15
1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Hoà
1.5 Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
2 Nội dung bản trích yếu
2.1 Lý do chọn đề tài
Chè Shan tuyết là đặc sản của khu vực miền núi phía Bắc, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng Chè Shan tuyết cổ thụ được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với các sản phẩm chè khác từ các vùng chè trên cả nước Không giống các loại chè bình thường chè Shan tuyết sinh trưởng và phát triển trên các đỉnh núi có độ cao hơn 1000m
Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là một trong những nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây chè Shan tuyết, người dân nơi đây đã trồng cây chè Shan từ rất lâu Tuy nhiên, thực tế việc trồng và khai thác chè Shan tại huyện Chợ Mới còn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Còn phát triển tự phát nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình; chưa có quy hoạch theo hướng sản xuất lớn; chất lượng sản phẩm chè không đồng đều; sản lượng chè chế biến sản xuất ra không ổn định, chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp, thiếu sản phẩm cao cấp; chưa chủ động được thị trường, mối liên hệ giữa doanh nghiệp chế biến với người dân chưa thường xuyên Điều này dẫn đến sự cần thiết cho việc thực hiện đề tài
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè Shan tuyết
- Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2022
Trang 11- Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện trong trong thời gian tới
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp Các số liệu thứ cấp sẽ được tác giả thu thập thông qua các ấn phẩm như: Niên giám thống kê, sách, tạp chí, các văn bản quy phạm pháp luật, trang website của chính phủ, các bộ ngành… các báo cáo của huyện Chợ Mới, báo cáo của các xã trên địa bàn nghiên cứu Các số liệu này là các số liệu đã được công bố, đảm bảo tính khách quan của đề tài nghiên cứu, các số liệu này mang tính tổng quát, giúp tác giả bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải
Thu thập thông tin sơ cấp: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các hộ gia đình, các đối tượng có liên quan đến sản xuất, phát triển cây chè Shan để hiểu biết thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất kinh doanh, những dự định trong tương lai của họ đối với sản xuất; từ đó có thêm những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và dự định trong tương lai của người dân, phục vụ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho đề tài Thu thập thông tin từ huyện qua phỏng vấn cán bộ nông nghiệp huyện; thu thập thông tin từ xã qua phỏng vấn cán bộ xã; thu thập thông tin từ thôn thông qua phỏng vấn trưởng thôn; thu thập thông tin từ phỏng vấn từ người sản xuất chè tại huyện Chợ Mới Mẫu điều tra số liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân tham gia sản xuất chè/đại diện các THT/HTX chè Shan tuyết theo phân nhóm hộ khá, trung bình, nghèo cận nghèo trên địa bàn
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu sử dụng phương pháp thống kê
mô tả; thống kê so sánh; phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các vấn đề kinh
tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được Phương pháp này được
Trang 12sử dụng để thống kê cơ cấu diện tích các giống chè, hiệu quả kinh tế từ cây chè
và sự tác động tới thu nhập, đời sống người dân Xu hướng phát triển cây chè trong tương lai
Phương pháp thống kê so sánh: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời
gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét
Phương pháp phân tích SWOT: Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản xuất cây chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Theo nghiên cứu chè Shan được trồng tập trung chủ yếu ở 03 xã Yên Cư, Yên Hân, Bình Văn huyện Chợ Mới nơi có
độ cao khoảng 1.000m so với mực nước biển theo hình thức hộ gia đình từ nhiều năm trước và đang được khai thác bán tự nhiên (không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học,…) chưa có đầu tư thâm canh Chè được phân phối theo hai kênh: Các hộ dân bán chè thu hái cho các THT/HTX (trên địa bàn huyện hiện có 01 THT và 04 HTX) thu mua chè Shan chế biến tạo thương hiệu sản phẩm có bao bì, nhãn mác được đăng ký thương hiệu truy suất nguồn gốc bán cho người tiêu dùng tại huyện và các tỉnh lân cận; hai là các hộ dân sau khi thu hái sẽ tự chế biến rồi bán trực tiếp cho người tiêu dùng Hiện tại huyện có 04 sản phẩm chè Shan tuyết được cấp giấy chứng nhận OCOP cấp tỉnh (chè Shan tuyết Khau Mu-xã Yên Cư, chè Shan tuyết Khau Booc-xã Yên Cư, chè Shan tuyết Cổ Thụ xã Yên Hân, chè Shan tuyết Bản Nà-xã Bình Văn)
Theo điều tra diện tích chè Shan của huyện Chợ Mới từ năm 2020 đến năm 2022 tăng không đáng kể, đặc biệt tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới diện
Trang 13tích chè Shan có xu thế giảm thay thế bằng cây hồi, cây quế Trên địa bàn huyện có nhiều diện tích chè đã ở giai đoạn già cỗi, bỏ hóa chưa đưa vào khai thác tập trung; kỹ thuật chăm sóc, sao sấy còn hạn chế, chưa đồng bộ, không đồng đều về chất lượng Sản phẩm chè Shan Chợ Mới hiện chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh thông qua hệ thống bán lẻ, các HTX/THT sản xuất quy mô nhỏ nên chưa đảm bảo được sản lượng đầu ra thường xuyên Hoạt động quảng bá và
hỗ trợ tiêu thụ chưa được đề cao Việc mở rộng thị trường còn nhiều khó khăn
do phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu chè Shan nổi tiếng như chè Shan tuyết Bằng Phúc, Suối Giàng
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, dựa trên quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển sản phẩm chè Shan tuyết theo hướng tạo vùng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, đề tài đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản xuất chè Shan tuyết
2.5 Kết luận
Huyện Chợ Mới là nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp sự phát triển của cây chè Shan, tuy nhiên việc sản xuất còn manh mún, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, thị trường tiêu thụ còn khiêm tốn Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới và trên quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển sản phẩm chè Shan tuyết, đề tài
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản xuất chè Shan tuyết
để thực sự cây chè Shan được quan tâm, chú trọng đầu tư sản xuất hơn, góp phần nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam Chè là thức uống tốt, có tác dụng giải khát, chống lạnh, bảo vệ sức khỏe con người khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, chữa bệnh đường ruột, bệnh răng miệng, kích thích tiêu hóa mỡ Tại các hội nghị quốc tế về chè và sức khỏe con người tại Calcuta (Ấn Độ- 1993), Thượng Hải (1995), Bắc Kinh (2005), Shizzuoka (Nhật Bản-2006), Paris (2009), Kênya (2010)…đã thông báo tác dụng của trà xanh về điều hòa chức năng sinh lý của con người; chức năng phòng ngừa ung thư; phòng ngừa bệnh huyết áp cao, tiểu đường, ngăn ngừa cholesterol tăng cao; chống lão hóa Hiện nay có gần 60 nước trên thế giới sản xuất chè và có hơn
200 nước tiêu thụ chè và nó tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển [10]
Từ lâu, cây chè ở Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa và là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, nước ta đang là nước sản xuất chè lớn thứ 5 trên thế giới Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14…và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân Trong đó, chè Shan tuyết là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương: Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái, Sơn
La, Điện Biên… Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị cao
Theo số liệu thống kê của VITAS cho biết, năm 2020, cả nước có khoảng 128.000 ha đất trồng chè với 114.000 ha diện tích chè đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha và đạt hơn 1,8 tấn búp khô/ha Tốc độ tăng năng suất đạt trung bình gần 2-5%/năm Năng suất, sản
Trang 15lượng tăng liên tục là do giá chè và đặc biệt là thị trường tiêu thụ những năm qua tương đối ổn định, đã kích thích người làm chè đầu tư thâm canh tăng năng suất [18]
Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là địa phương có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây chè Shan tuyết, cây chè Shan đã được người dân nơi đây trồng từ rất sớm Hiện nay cây chè không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà
đã giúp nhiều gia đình có kinh tế khá hơn, từng bước vươn lên làm giàu, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.Tuy nhiên thực trạng trồng và khai thác chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới còn đang gặp nhiều khó khăn do chưa có quy hoạch vùng sản xuất chè theo hướng sản xuất lớn mà chỉ
là những hoạt động sản xuất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình, một số hộ gia đình
có diện tích chè nhưng chưa chú trọng đến việc khai thác và đưa vào sử dụng Trong nhiều năm qua, ngành chè của huyện Chợ Mới đã có bước phát triển Hiện nay, diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè của huyện đã tăng đáng kể, song kết quả còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết Việc phát triển sản xuất chè Shan còn gặp nhiều khó khăn như: Một số nơi còn phát triển tự phát, không theo quy hoạch, chưa có tính định hướng phát triển cụ thể để phát huy tiềm năng của giống chè Shan Tuyết cũng như lợi thế sinh thái vùng; chất lượng sản phẩm chè không đồng đều; sản lượng chè chế biến sản xuất ra không ổn định, chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp, thiếu sản phẩm cao cấp; chưa chủ động được thị trường, mối liên hệ giữa doanh nghiệp chế biến với người dân chưa thường xuyên
Vậy, thực trạng phát triển sản xuất chè Shan tuyết của huyện Chợ Mới như thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè Shan tuyết? Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để cây chè Shan Tuyết của huyện Chợ Mới phát triển bền vững và đạt
hiệu quả kinh tế cao Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải
pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”làm đề tài nghiên cứu
Trang 162 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè Shan tuyết
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phá
- Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới giai đoạn 2020-2022
- Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện trong trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 12 năm 2022
5 Ý nghĩa của đề tài
5.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học về thực trạng phát triển của giống chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới từ đó là cơ sở khoa học để đề xuất các chính sách phát triển phù hợp cho huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cáp các dẫn liệu khoa học về nghiên cứu về sản xuất chè bán tự nhiên, hướng tới nền sản xuất sạch, sản xuất an toàn và sản xuất hữu cơ
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu về cây chè
Trang 175.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp người dân thấy được giá trị kinh tế của cây chè Shan tuyết, là cơ
sở để người dân tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất chè Shan tập trung, ứng dụng kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hái…tạo ra các sản phẩm chè chất lượng, an toàn
- Giúp lãnh đạo địa phương có cơ sở xây dựng các chương trình, đề án phát triển vùng sản xuất chè Shan và các chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp với địa phương nhằm phát huy tối ưu giá trị cây chè Shan; là căn cứ để định hướng phát triển kinh tế, lợi thế vùng sinh thái của địa phương trong giai đoạn tiếp theo
- Góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm chè Shan trên thị trường
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè Shan tuyết
Phát triển
Phát triển là một khái niệm rộng, bao quát nhiều lĩnh vực trong xã hội
Vì thế có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn
MalcomGills (1940-2015), ông là nhà khoa học người Mỹ, đồng tác giả cuốn “Kinh tế học của sự phát triển ” Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương ông cho rằng phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong
cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên
Theo ngân hàng thế giới (World Bank, 1992): Phát triển trước hết là
sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng
và liên quan khác đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị
và các quyền tự do về con người
Theo tác giả Raaman Weitz (1995): Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù hệ thống giá trị trong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người
Trang 19Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất có kết hợp một cách chặt chẽ quá trình của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Tóm lại phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền kinh tế
và về nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt được mục đích cuối cùng là tăng hiệu quả kinh tế
Sản xuất là hoạt động kết hợp các đầu vào nhân tố như lao động, tư bản, đất đai (đầu vào cơ bản) hoặc nguyên liệu (đầu vào trung gian) để tạo ra hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm, sản lượng, đầu ra) Hoạt động này chủ yếu được các doanh nghiệp thực hiện và người quản lý doanh nghiệp - tức người
có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp các đầu vào nhân tố - được coi là doanh nhân hay nắm giữ năng lực kinh doanh [1]
Có 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là: Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động
- Sức lao động: Là tổng hợp trí lực và thể lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng lao động trong lao động
- Đối tượng lao động: Là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động và nhằm biến đổi nó theo các mục đích của mình Đối
Trang 20tượng lao động có hai loại: Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như khoáng sản, đất đá, thủy sản… các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó ví dụ như phôi thép, dệt sợi…Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến
- Tư liệu lao động: Là một hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu con người Tư liệu lao động gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng theo mục đích của con người tức là công cụ lao động (như máy móc để sản xuất) và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bãi, đường xá, quyết định đến năng xuất và chất lượng sản phẩm
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người, nó là cơ sở của sự hình thành biến đổi và phát triển của xã hội loài người Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? [1]
Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất quá trình vận động từ thấp đến cao, từ sản xuất chưa tốt đến sản xuất đạt hiệu quả cao nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất
Phát triển sản xuất cây chè chính là sự mở rộng phát triển sản phẩm từ cây chè, từ sự phát triển hoàn thiện về giống, trồng, chăm sóc, sản xuất đạt
Trang 21năng suất thấp lên đến đạt năng suất cao nhằm nâng cao hiệu quả cho sản xuất kinh doanh
1.1.2 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè Shan tuyết
Cây chè có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du
và miền núi phía Bắc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có (đất đai, khí hậu…) Cây chè Shan ở miền núi phía Bắc Việt Nam là cây bản địa có đặc điểm sinh trưởng mạnh, năng suất chất lượng tốt đã và đang nghiên cứu chọn tạo giống chè mới, trồng theo quy mô tập trung để khai thác là các sản phẩm truyền thống như chè xanh, chè đen, chè Phổ Nhĩ; các công trình nghiên cứu về chè Shan ở miền núi phía Bắc Việt Nam cho biết chỉ có 30% chè Shan, còn 70% cá thể lai và đã xác định chè Shan Việt Nam có đặc điểm hình thái, hoa quả, hàm lượng các hợp chất như catechin, anthocyanin rất có giá trị trong phân loại thực vật về chè Shan và chế biến các sản phẩm có chứa các hợp chất catechin, anthocyanin Do hạn chế về phương pháp công nghệ và thiết bị cho nên hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng cây chè Shan núi cao; cũng do hạn chế về công nghệ và thiết bị nên các nghiên cứu chè Shan núi cao chủ yếu là nghiên cứu các biện pháp nông học, chế biến chè chưa có nghiên cứu cơ bản về phân loại chè Shan, phân tích về gen cây chè; chưa có phân tích sinh hóa búp chè làm cơ sở cho công nghệ tách, chiết các hợp chất catechin, anthocyan trong búp chè
Theo các nghiên cứu trong búp chè Shan thì lượng catechin tổng số chiếm 15-18%, các catechin có tác dụng lớn sức khỏe như tác dụng hạn chế các bệnh tim mạch ; các hợp chất anthocyan chiếm 0,8 %, có tác dụng về chống oxy hóa cao sử dụng để chống lão hóa, hạn chế sự suy giảm sức đề kháng; làm bền thành mạch, chống viêm, hạn chế tế bào ung thư phát triển;
có tác 3 dụng chống các tia phóng xạ; bằng phương pháp tách, chiết các hợp chất tạo các chế phẩm phục vụ công nghiệp dược phẩm, cho chế biến thực
Trang 22phẩm chức năng, đa dạng hóa sản phẩm chè, góp phần nâng cao giá trị kinh
tế cây chè Shan núi cao Việt Nam, tạo các sản phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe con người đã được đặt ra song do có một số hạn chế nhất định vì thế hướng nghiên cứu này chưa được thực hiện, chưa có những kết quả áp dụng trong sản xuất [12]
Bên cạnh đó, trà Shan còn mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe Đây cũng là nguyên liệu tự nhiên được chọn để sản xuất các sản phẩm cao cấp và hướng đến các sản phẩm dược, làm đẹp:
- Theo y học cổ truyền: Trà Shan tuyết là thảo dược có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, lợi tiểu, tiêu thực; nhuận tràng, trị lả lỵ, mụn nhọt, dưỡng nhan; giảm đau đầu, giúp nhẹ đầu, minh mẫn đầu óc, sáng mắt
- Theo y học hiện đại: Từ nhiều năm trước đây, trà Shan tuyết đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, loại trà này chứa nhiều hợp chất quý hiếm tốt cho sức khỏe có thể kể đến như cafein tanat, melatonin, polyphenol, EGCG, Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống dị ứng, giúp não
bộ thư giãn, tinh thần sảng khoái Đào thải các cholesterol xấu trong cơ thể, từ
đó chống các bệnh mạch vành, xơ cứng mạch, phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não; vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, giảm khả năng tăng trưởng của khối u đặc biệt hiệu quả với ung thư phổi, tiền liệt, kết tràng, trực tràng, tuyến mật; chống lão hóa da, làm đẹp da, giữ cho vóc dáng luôn cân đối; chống sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, hôi chân, sáng mắt; thanh nhiệt, giải độc
cơ thể, kháng khuẩn, cân bằng đường tuyết
Không những mang lại giá trị về kinh tế, y học chè Shan còn mang lại giá trị về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường Với đặc tính thân cây to cao, tán rộng cây chè Shan tuyết còn được trồng làm rừng phòng hộ, phủ xanh đất
Trang 23trống đồi trọc, giúp cho việc giữ đất, giữ nước, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, điều hòa dòng chảy, giảm thiểu lũ lụt, hạn hán…
1.1.3 Nội dung phát triển sản xuất chè Shan tuyết
Phát triển sản xuất chè giúp sử dụng tối ưu hóa các nguồn tài nguyên
và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích đất trồng cây lương thực thì chè là một trong những loại cây có ưu thế nhất
Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân
bổ các xí nghiệp, công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay tại những vùng đó,
từ đó sử dụng lực lượng lao động ngay tại chỗ, tránh được phần nào tình trạng người dân nông thôn di cư tự do xuống các vùng đô thị
Phát triển chè Shan tuyết thông qua việc tăng cường vai trò của chính quyền địa phương Việc tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo tay nghề cho người dân trồng chè giúp họ hiểu được các kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, là một trong những chủ chương quan trọng của chính quyền địa phương nhằm phát triển tối đa hóa nghành chè Shan tuyết
Tích cực trong công tác mở rộng thị trường, liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất chè nguyên liệu để hình thành sản xuất theo hướng sản xuất gắn với thị trường
Trong những năm trở lại đây nhận thấy tiềm năng kinh tế to lớn từ chè Shan tuyết đem lại, các hộ dân trồng chè Shan tuyết tại địa phương đã tích cức hơn trong việc trồng và chăm sóc loại cây này Để phát triển sản xuất chè Shan tuyết thuận lợi việc huy động vốn đầu tư rất quan trọng, đa số hộ dân trồng chè Shan tuyết đều được nhà nước hỗ trợ nguồn vốn Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng, năng suất cho các hộ sản xuất chè được hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, lao động của các hộ được tham gia vào các lớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm, tay nghề…
Trang 241.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất chè Shan tuyết
1.1.4.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện đất đai: Theo nghiên cứu chè Shan tuyết sinh trưởng và phát
triển tốt trong điều kiện khí hậu núi cao mát mẻ, môi trường thiên nhiên trong lành, đất tốt ở độ cao lớn hơn 600m, độ dốc từ 15 - 250, độ chua (pHKCL) thích hợp nhất là 4,5 - 5,5 Tầng đất phù hợp cho phát triển cây chè là tầng đất dày tối thiểu 50 cm, có thành phần đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng với hàm lượng mùn tốt nhất trên 2,5%
Điều kiện thời tiết, khí hậu: Là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chè Shan tuyết Để cây chè Shan phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 20
- 260C, lượng mưa trung bình là 1500 - 2000mm/năm nhưng phải phân đều cho các tháng, ẩm độ không khí từ 80 - 85%, ẩm độ đất 70 - 80%, cây chè Shan là cây ưa sáng tán xạ, thời gian chiếu sáng trung bình 9 giờ/ngày Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè Shan tuyết Chè Shan sẽ ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới
100C hay trên 400C, tạm ngừng sinh trưởng vào mùa đông, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại khi có nhiệt độ thích hợp Thời vụ thu hoạch chè Shan dài hay ngắn, sớm hay muộn tùy thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ Tuy nhiên mỗi
giống chè Shan khác nhau sẽ có mức độ chống chịu khác nhau
1.1.4.2 Nhân tố kinh tế kỹ thuật
Sự phát triển về kinh tế luôn gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật Những phát minh sáng chế khi được ứng dụng vào sản xuất đã giảm thiểu sức lao động của con người, tăng năng suất, tạo tăng trưởng nhanh góp phần tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế xã hội Trong những năm gần đây lĩnh vực nông nghiệp đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ
Trang 25vào sản xuất giúp sản xuất nông nghiệp có những bước nhảy vọt về hiệu quả kinh tế
1.1.4.3 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
Nhân tố lao động: Lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, yếu tố con người quyết định năng suất, sản lượng, chất lượng của chè Shan Để sản xuất chè Shan có năng suất cao, chất lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra cần phải có lao động có trình độ tốt,
có kinh nghiệm
Trong khâu sản xuất - chế biến sản phẩm thì nhân tố lao động đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của chè Shan Từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm có giá trị
kinh tế cao
Thị trường, giá cả: Đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các nông hộ, các hộ sản xuất và kinh doanh chè Thị trường đóng vai trò kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Khi có thị trường tiêu thụ thì người sản xuất sẽ phải đưa ra lựa chọn việc sản xuất thế nào để phù hợp và mang lại lợi nhuận tối đa cho quá trình sản xuất đó Còn nếu để giải quyết được vấn đề thị trường đó là sản xuất rồi thì ai là người tiêu thụ, thị trường của sản phẩm đó là ai thì sẽ yêu cầu người sản xuất phải có những nghiên cứu
và xem xét kỹ những quy luật cung cầu trên thị trường Với sản phẩm chè Shan tuyết thì đây là sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu và chất bảo quản nên khi sử dụng người dùng sẽ cảm thất rất an toàn và có những hương
vị đặc trưng được người dùng khá ưa chuộng Do chè Shan tuyết ngon nên yêu cầu mặt hàng khá lớn và tương đối ổn định, sản phẩm chè có thể hút chân không và bảo quản lâu dài Chè Shan mang tính thời vụ ít hơn các loại cây trồng và các giống chè khác Nhờ những ưu điểm trên chè Shan dễ tạo thị
Trang 26trường khá ổn định và vững chắc, là điều kiện, nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Shan
Đối với người sản xuất chè hay sản xuất bất kỳ một loại sản phẩm nào thì giá cả là vấn đề mà người sản xuất quan tâm nhất (giá chè Shan búp tươi
và chè Shan búp khô) trên thị trường như nào, giá cả có ổn định không có ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của người trồng chè Do đó khả năng cung cấp chưa đều vì sản phẩm phụ thuộc vào tự nhiên nên người trồng chè thường có tâm lý
lo lắng đến giá cả đầu ra cho sản phẩm Nên việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè Shan là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè Shan tại Việt Nam
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Nói đến chè Bắc Kạn, đầu tiên phải kể đến chè đặc sản Shan tuyết Bằng Phúc, Chợ Đồn Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, với khí hậu quanh năm mát mẻ chè Shan tuyết Bằng Phúc, Chợ Đồn khi pha có nước sánh vàng, vị ngọt đậm đà đọng đầu lưỡi Những năm gần đây huyện Chợ Mới, Bắc Kạn đã đầu tư phát triển chè Shan tuyết theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, trở thành hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, sản phẩm đã được các đối tác đánh giá
có chất lượng tốt và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh Huyện Chợ Mới đang tích cực vận dụng các chính sách của Trung ương, tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư liên kết với các doanh nghiệp nhằm phát triển diện tích chè Shan Bắt đầu từ năm 2021 huyện sẽ tiến hành chọn cây đầu dòng để nhân giống, chứ không mua giống từ nơi khác về
Tỉnh đã thực hiện nhiều dự án, chương trình để phát triển chè Shan trở thành sản phẩm hàng hóa có thương hiệu trên thị trường, đem lại thu nhập cao cho người dân, đưa sản phẩm chè Shan tuyết thành sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương Năm 2016, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện Dự án "Ứng dụng khoa học - công nghệ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè Shan
Trang 27tuyết tại xã Bằng Phúc" Với các nội dung: Xây dựng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng mô hình sản xuất chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ; hỗ trợ hợp tác xã thiết bị, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm chè Shan tuyết; xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Shan; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người nông dân…Tỉnh cũng đã chủ động lựa chọn
và hỗ trợ một số HTX để chuyển giao làm chủ 3 quy trình công nghệ sản xuất, chế biến và đóng gói sản phẩm chè Shan tuyết (gồm hồng trà, bạch trà
và trà móc câu) Trong đó, sản phẩm hồng trà và bạch trà là 2 sản phẩm mới của tỉnh Bắc Kạn có giá trị kinh tế cao, có giá hàng triệu đồng/kg[9] Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Kạn cũng nỗ lực đưa sản phẩm chè Shan tuyết quảng bá trong và ngoài tỉnh thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của địa phương, mở ra hướng sản xuất và tiêu thụ bền vững
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè Shan tuyết ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, nước ta có tổng diện tích chè khoảng 123 nghìn ha được trồng tại 34 tỉnh thành Với sản lượng năm
2020 đạt khoảng 1,02 tấn chè búp tươi, năng suất đạt gần 95 tạ/ ha Hiện nay Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu Chè Việt nam đã xuất khẩu được đến khoảng 74 quốc gia trên thế giới
Cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động nông thôn Việt Nam Cây chè được phân bố chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước); vùng Tây Nguyên (khoảng 19%), vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (khoảng 7%), khu vực đồng bằng Bắc Bộ (khoảng 4%)
Thị trưởng xuất khẩu của ngành chè Việt Nam bao gồm các nước Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia,… Trong đó, thị trường tiềm năng
Trang 28nhất phải kể đến là Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ tại nhiều thị trường trong và ngoài nước Các thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè Ô Long, chè xanh, chè Hương, chè thảo dược
Dịch COVID-19 trong năm 2020 đã làm cho ngành xuất khẩu chè phải đối mặt với những khó khăn các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết nhưng do dịch COVID 19 đã khiến các hợp đồng đều bị hoãn, yêu cầu giảm giá trong khi không có các hợp đồng mới được ký kết Song sản phẩm chè vẫn là một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường trọng điểm vẫn được đảm bảo ổn định Năm 2020 xuất khẩu chè ước đạt 134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, với giá 1.613 USD/tấn
Hiện nay, dòng chè Shan khá được ưa chuộng và có giá thành cao trong thị trường tiêu thụ Doanh thu trong nước đạt khoảng 315 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD trong tổng số 552 triệu USD doanh thu toàn ngành Chè Shan là giống cây trồng gắn bó với người dân miền núi của Việt Nam đã nhiều đời nay, nó có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân miền núi đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao Đây là loại cây trồng bản địa, có sức sinh trưởng khoẻ, năng suất và chất lượng cao, chi phí đầu tư khá thấp Từ nguyên liệu chè Shan có thể chế biến ra các sản phẩm chè chất lượng, an toàn và thu giá trị lớn Được biết, giống chè Shan hiện chiếm khoảng 27% diện tích chè cả nước, phương thức trồng chủ yếu bằng hạt (chiếm khoảng 15%), việc nhân giống bằng giâm cành còn nhiều hạn chế, quy trình thâm canh chè trồng tập trung, chưa khoa học, do đó chưa phát huy được
ưu điểm về năng suất và chất lượng chè Shan Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã đầu tư nhiều
Trang 29công sức nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè tại Việt Nam, đặc biệt là những giống chè có chất lượng cao như chè Shan, để cây chè Shan trở thành cây mũi nhọn có giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống Nhân dân vùng cao [10]
1.2.2 Tình hình sản xuất chè ở Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có diện tích chè khá lớn với 2.047 ha chè Trong
đó, diện tích đã cho thu hoạch 1.882 ha, diện tích được chứng nhận VietGAP
là 20 ha, chứng nhận hữu cơ 20 ha, diện tích được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 42 ha.Chè ở Bắc Kạn với 2 giống cây khác nhau được trồng là chè trung du và chè Shan tuyết Chè trung du được trồng rải rác nhiều xã thuộc các huyện Chợ Mới, Ba Bể, Chợ Đồn; chè Shan tuyết được trồng tập trung chủ yếu ở xã Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn) và xã Yên Cư, Yên Hân, Bình Văn (huyện Chợ Mới), những nơi có độ cao xấp xỉ 1.000m so với mực nước biển Tuy nhiên, nhiều hộ dân chưa chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất, do vậy năng suất, chất lượng thấp Khâu chế biến chè theo kiểu truyền thống, bán cơ giới là chủ yếu Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 nhà máy chế biến chè tại huyện Chợ Đồn do Công ty TNHH Chè Peloyen Đài Loan đầu tư từ trồng đến chế biến, sản phẩm chế biến là chè Ô Long xuất khẩu Ngoài ra, sản phẩm chè còn được chế biến thông qua một số hợp tác xã sản xuất và chế biến chè tại các huyện Ba Bể, Chợ Mới, Chợ Đồn Các hợp tác xã
đã đầu tư nhà xưởng, thiết bị, sản xuất những sản phẩm chè đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh giá trị cao
Tuy nhiên, chè búp tươi trong đó có chè Shan tuyết của tỉnh Bắc Kạn được chế biến và thu hái với quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm búp khô chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh, giá thành cao các sản phẩm của tỉnh bạn, chưa có đủ sức cạnh tranh
Trang 301.2.3 Kinh nghiệm về phát triển sản xuất chè Shan tuyết ở một số địa
phương
Tình hình sản xuất chè shan tuyết ở Hà Giang
Hà Giang hiện có 20.626 ha chè, năng suất trung bình đạt 37 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 67.533 tấn Giá trị sản xuất hàng năm là 303.986 triệu đồng Thu nhập bình quân từ 20-30 triệu đồng/ha Đặc biệt, Hà Giang có diện tích chè Shan tuyết lớn nhất cả nước, chiếm tới 18.500ha/20.626 ha, tập trung tại hai huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và một số xã vùng cao của các huyện Quang Bình, Vị Xuyên, năng suất bình quân 17-18 tạ/ha, sản lượng 33.000 tấn Cây chè Shan tuyết có thâm niên tới hơn 300 tuổi, thân to lớn phủ một màu trắng mốc, được thừa hưởng khí hậu vùng núi cao quanh năm mát mẻ, nhiều mây mù nên chè ở đây búp to Chè không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, được người dân thu hái thủ công Phần búp chè có màu trắng xám, được phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết - giống chè hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh [18]
Về chế biến, kinh doanh chè Hà Giang hiện có 2 công ty cổ phần; 4 công ty TNHH, xí nghiệp; 29 hợp tác xã, xưởng chế biến và có trên 400 cơ sở chế biến nhỏ quy mô hộ gia đình Chế biến chè đã có chuyển biến tích cực,
một số cơ sở có dây chuyền công nghệ tương đối lớn, sản phẩm chè chế biến
Tình hình sản xuất chè Shan tuyết ở Tuyên Quang
Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có 8.588 ha chè, sản lượng trên 71.700 tấn/năm Cùng với những giống chè truyền thống, tỉnh đã đưa vào trồng nhiều giống chè đặc sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao như Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Phúc Vân Tiên; phát triển các vùng chè cổ như chè Shan tuyết Đến nay, diện tích chè lai, chè đặc sản chiếm trên 60% tổng diện tích Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những làng chè thơm ngon có tiếng như chè Làng Bát ở xã Tân Thành, huyện Hàm Yên; chè Shan tuyết ở xã Hồng Thái, huyện
Na Hang; chè Vĩnh Tân ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; chè Kim Tuyên, Ngọc Thúy của HTX chè Sử Anh ở xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn…[18]
Trang 31Tổng diện tích vùng nguyên liệu chè Shan tuyết trên địa bàn xã Hồng Thái là 64 ha trong đó có 29 ha chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có 35 ha chè trồng trên 20 năm tuổi Điều đặc biệt sản phẩm chè Shan tuyết nơi đây đều
“ba không” Như cây chè của địa phương được thiên nhiên ưu ái không có sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không pha chế, ướp hương liệu và không bón phân vô cơ Sản phẩm đã được Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cấp giấy chứng nhận chè hữu cơ (Organic)
Tình hình sản xuất chè Shan tuyết ở Yên Bái
Tại Yên Bái, diện tích chè được trồng trên địa bàn 8 huyện, thành phố Gồm nhiều giống chè khác nhau có thể sản xuất và chế biến được chè xanh chất lượng cao như Shan tuyết, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, LDP1, LDP2 Tập trung chủ yếu ở các huyện Văn Chấn 4.900 ha; Yên Bình 567,96 ha và Trấn Yên 904 ha [18]
Vùng chè Shan tuyết ở Suối Giàng trải rộng trên diện tích khoảng 393ha, trong đó diện tích cây mọc tự nhiên là 293ha, chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… với hơn 4 vạn cây
có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm Chè Shan tuyết cổ thụ có thân cây to bằng vài người ôm, màu trắng mốc, tán cây rộng khoảng 20m², lá màu xanh đậm Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhân dân trong xã Văn Chấn đã thu hái trên 2.500 tấn, năng suất bình quân đạt 14 tấn/ha trở lên Cùng với đó, địa phương cũng khuyến khích 4 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh bao tiêu, thu mua sản phẩm cho người dân tại địa phương Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ cơ sở chế biến chè Hùng Bích, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn cho biết: Nguồn nguyên liệu dồi dào, được thu hái đúng phẩm cấp, chất lượng nên chúng tôi đã ký cam kết thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá cả
ổn định Cùng với đó, đầu tư hệ thống máy móc, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, vừa nâng cao giá thành, tạo uy tín cho cơ sở chế biến, tạo chuỗi liên kết sản phẩm với người dân…
Trang 321.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Chợ Mới
Thông qua kinh nghiệm được rút ra trong sản xuất, xây dựng thương hiêu của chè Shan tuyết ở một số địa phương trong nước cũng như kết quả phân tích của các công trình nghiên cứu được thực hiện trước đây, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
Một là: Rà soát chỉ tiêu về diện tích chè hiện có, đánh giá cụ thể chất lượng, tình hình sinh trường, sâu bệnh hại, năng suất, sản lượng… để làm cơ
sở xác định đầu tư, quy hoạch, cải tạo hình thành các vùng chè Shan thâm canh
Hai là: Xác định tầm quan trọng của cây chè Shan tuyết trong đời sống người dân, trong những năm tiếp theo nhằm đẩy mạnh về sản xuất, chế biến
và tiêu thụ chè trên địa bàn
Ba là: Việc phát triển thương hiệu và thị trường cho sản phẩm chè Shan tuyết tại huyện Chợ Mới còn nhiều hạn chế, việc đầu tư chăm sóc theo chiều sâu và tạo ra vùng nguyên liệu số lượng lớn, ổn định cho sản phẩm chè Shan tuyết còn rất hạn chế Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến thị trường trong và ngoài tỉnh, tích cực tìm kiếm thị trường ổn định và lâu dài
Bốn là: Tăng cường công tác điều tra dự báo tình hình sâu bệnh hại cây chè, sử dụng và áp dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học đảm bảo an toàn, hiệu quả, đề xuất các hình thức dịch vụ phát triển cây chè Tăng cường công tác giám sát, hướng dẫn các hộ trồng chè đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn hữu
cơ cho sản phẩm chè đã và đang được công nhận là sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP
Năm là: Tăng cường liên kết giữa các hộ trồng chè và THT/HTX Khuyến kích nhóm THT/HTX sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết Bắc Kạn
Trang 33Sáu là: Tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo thực hiện theo dự kiến quy hoạch phát triển cây chè, không để tình trạng phát triển tự phát làm giảm chất lượng và ảnh hưởng đến sản phầm và thương hiệu chè Shan tuyết
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan
Nguyễn Duy Giang (2018) thực hiện luận văn:“Giải pháp phát triển
chè shan tuyết tại huyện Sìn Hồ- tỉnh Lai Châu”với mục tiêu bao trùm của đề
tài là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè ở huyện Sìn Hồ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển chè Shan tuyết trên địa bàn Phân tích, đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chè Shan tuyết tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu Qua đó, nội dung chính của luận văn tập trung phân tích, sản xuất chè Shan tuyết, các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển chè như: điều kiện đất đai, yếu tố kỹ thuật, điều kiện xã hội…Phân tích tình hình phát triển sản xuất, kênh tiêu thụ, chế biến chè và những thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra Từ đó, luận văn chỉ ra những điểm còn tồn tại như chính sách của tỉnh Lai Châu trong việc hỗ trợ sản xuất chè chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tiến độ sản xuất; công tác phát triển chè Shan tuyết triển khai nhưng kết quả còn nhiều hạn chế do nhận thức của nông dân; quy hoạch vùng chè chưa cụ thể, rõ ràng cũng như chưa hình thành hệ thống quản lý chất lượng [2]
Nguyễn Quốc Tuấn (2013), thực hiện luận văn“Phát triển cây chè trên
địa bàn tỉnh Gia Lai”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế- Đại học Đà Nẵng Với mục
tiêu bao trùm của đề tài là đánh giá thực trạng cây chè trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ đó đề xuất các giải pháp và một số khuyến nghị chủ yếu nhằm phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong trung và dài hạn Qua đó, nội dung chính của luận văn nhằm phân tích việc gia tăng số lượng các cơ sở trồng trọt, chế biến và kinh doanh chè của địa phương, thực trạng phát triển quy mô và cải thiện cơ cấu diện tích trồng chè tại địa phương từ đó phát triển quy mô cải thiện cơ cấu vốn đầu tư, lao động trong trồng trọt, chế biến và
Trang 34kinh doanh chè của địa phương, cải tiến công nghệ và tổ chức sản xuất Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của cây chè như nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố kỹ thuật, nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế
xã hội… từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với địa phương [11]
Bùi Thị Như (2015), thực hiện Luận văn “Giải pháp phát triển chè Shan tuyết, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chè Shan tuyết của huyện Vị Xuyên Nội dung chính của luận văn nghiên cứu tình hình sản xuất của các nhóm hộ trồng chè Shan tuyết, diện tích, năng suất, sản lượng, thị trường; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 2012 đến 2014 như: Điều kiện tự nhiên, giống và kỹ thuật, điều kiện kinh
tế - xã hội; các chính sách phát triển chè Shan tuyết của tỉnh Hà Giang; thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng của huyện Từ đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phát triển chè Shan tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang [4]
Trang 35Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Chợ Mới gồm 16 đơn vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 60.716,08 ha Thị trấn Đồng Tâm là trung tâm huyện cách thị xã Bắc Kạn khoảng 42 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội
142 km về phía Bắc Huyện Chợ Mới có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với:
Phía Đông giáp huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Na Rỳ (tỉnh Bắc Kạn);
Phía Tây giáp huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên);
Phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn Chợ Mới là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, nằm trên trục các Quốc lộ 3, 3B đường Thái Nguyên - Chợ Mới Đây là một lợi thế rất lớn cho việc thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế, khai thác các thế mạnh của huyện
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Huyện Chợ Mới là khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao trung bình của địa hình < 300m, độ dốc trung bình 15 – 250C, huyện có địa hình núi thấp xen kẽ, có nhiều thung lũng, sông suối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cho canh tác nông lâm kết hợp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây lâm nghiệp
2.1.1.3 Thời tiết khí hậu và thủy văn
Thời tiết, khí hậu: Huyện Chợ Mới có khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió
mùa ẩm với nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 21 0 C Nhiệt độ trung bình cao thường vào tháng 6, 7, 8 với mức nhiệt khoảng 27- 27,5 0 C Tháng có
Trang 36nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 Mặc dù, nhiệt độ của huyện Chợ Mới còn bị phân hóa theo độ cao, hướng núi nhưng không có sự khác biệt quá lớn Ngoài những chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm thì khí hậu của huyện Chợ Mới còn có những đặc trưng như: sương mù, sương muối Một năm bình quân huyện có 87 - 88 ngày có sương mù rơi vào các tháng chủ yếu
là tháng 10 và tháng 11 Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều,
mỗi năm có khoảng 2 - 3 ngày và thường là đầu mùa xuân
Huyện Chợ Mới nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mỗi năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa hạ có gió Đông Nam, mùa Đông có gió mùa đông bắc, trời giá rét có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây trồng và gia súc, nhưng cũng là điều kiện cho sự phát triển của loài cây như gừng, quế, hồi…
Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện Chợ Mới khoảng 1500 -
1510 mm/ năm Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa của 5 tháng này chiếm tới 75 - 80% lượng mưa của cả năm Đặc biệt trong tháng 7
và tháng 8 có ngày lượng mưa đo được lên tới 100mm/ngày
Thủy văn: Sông Cầu là con sông đặc trưng của huyên Chợ Mới và là
con sông lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn Sông Cầu chạy qua địa phận huyện Chợ Mới có chiều dài khoảng 40 km, với lưu vực trên 510 km 2 cùng với hàng chục con suối lớn nhỏ Trên địa phận chảy qua huyện Chợ Mới thì lòng sông Cầu rộng và ít thác ghềnh, lưu lượng chảy lớn và đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân cư của huyện Với ưu thế lớn như vậy dòng sông đã mang tới nguồn thủy lợi dồi dào, nguồi tưới tiêu cho nông nghiệp cũng như nguồn thủy sản phong phú Những xã dọc bờ sông Cầu chảy qua được bãi bồi phù sa
song bồi đắp có một diện tích màu mỡ để phát triển nông lâm nghiệp
2.1.1.4 Tài nguyên đất
a Đất nông nghiệp
Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt, diện tích đất nông
Trang 37nghiệp là 56.667,45 ha; kết quả thực hiện trong năm kế hoạch là 57.163,32 ha; diện tích chênh lệch so với kế hoạch được duyệt là 495,88 ha Kết quả năm 2022 đã thực hiện giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được 109,14 ha diện tích đất nông nghiệp Cụ thể như sau:
- Đất trồng lúa: Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được phê duyệt
là 2.142,30 ha; kết quả thực hiện trong năm 2022 là 2.238,75 ha Diện tích chênh lệch so với kế hoạch được duyệt là 96,45 ha là do các công trình dự kiến chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp chưa thực hiện được Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước: Theo kế hoạch sử dụng đất năm
2022 được duyệt, diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 1.241,08 ha; kết quả thực hiện trong năm kế hoạch diện tích đất nông nghiệp là 1.308,18 ha Diện
tích chênh lệch so với kế hoạch được duyệt là 67,10 ha
- Đất trồng cây hàng năm khác: Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt, diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 1.130,19 ha; kết quả thực hiện trong năm kế hoạch diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 1.266,23 ha
- Đất trồng cây lâu năm: Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt, diện tích đất cây lâu năm là 1.876,71 ha; kết quả thực hiện trong năm
kế hoạch diện tích đất cây lâu năm là 1.977,81 ha Diện tích chênh lệch so với
kế hoạch được duyệt là 101,10 ha
Bảng 2.1 Diện tích, cơ cấu các loại đấtcủa huyện Chợ Mới
STT Chỉ tiêu sử sụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ Cấu (%)
Trang 38STT Chỉ tiêu sử sụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ Cấu (%)
Đất đai của huyện Chợ Mới chủ yếu có 3 nhóm đất chính:
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích tương đối lớn, thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp như chè, hồi, quế
- Đất nâu vàng phát triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, mỏng
có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp
- Đất bồi tụ (phù sa sông, suối) độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, phân bổ dọc theo sông, ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
Nhìn chung, phần lớn diện tích đất Chợ Mới có độ cao từ 40 - 300m, thích hợp cho nhiều loại cây nông lâm nghiệp Cây trồng rừng thích hợp là các loại cây mỡ, keo tai tượng, bồ đề, luồng, trúc, tre, diễn, vầu, hồi, trám, lát hoa, nhãn, vải thiều, quế, hồng, cam, quýt, chè Trong diện tích đất chưa sử dụng có tới
20 - 25% là đất trống đồi núi trọc, còn có thể sử dụng để trồng rừng
2.1.1.5 Tài nguyên nước
Trang 39Huyện Chợ Mới có con sông Cầu chảy quanh, đồng thời cũng là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ núi Tam Tao Chiều dài trên địa phận Bắc Kạn khoảng 100 km với lưu vực trên 510 km2 cùng hàng chục con suối lớn nhỏ Lòng sông rộng, ít thác gềnh nhất tại địa phận huyện Chợ Mới Sông Cầu là tuyến đường thủy quan trọng phục vụ vận tải liên huyện và liên tỉnh, nối Chợ Mới với các tỉnh khác Lưu lượng dòng chảy lớn, sông Cầu có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư của hầu hết các xã trong huyện, mang tới nguồn thủy lợi dồi dào, đường giao thông ngược xuôi, nguồn thủy sản phong phú Đặc biệt, sông Cầu bồi đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa màu
mỡ để phát triển nông lâm nghiệp
Nguồn nước mặt của huyện tương đối dồi dào do có hệ thống sông suối nhiều và lượng ao hồ trên địa bàn huyện khá lớn Nguồn nước mặt đủ để cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư
Nước ngầm: Chưa có số liệu điều tra, khảo sát cụ thể về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Chợ Mới Tuy nhiên qua khảo sát một số giếng đào tại các khu vực định canh, định cư, lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá lớn đủ
để phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân Đặc biệt là ở chân các hợp thủy gần suối mực nước ngầm có thể thấy ở độ sâu từ 7 - 15m
Hiện nay nước dùng cho nông nghiệp và phần lớn nước dùng cho sinh hoạt ở vùng nông thôn đều dùng nước mặt Hạn chế lớn là trong mùa khô, sông, suối bị cạn hoặc lưu lượng nước nhỏ, còn vào mùa mưa chất lượng nước mặt, nước ngầm không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn Vì vậy trong chiến lược phát triển lâu dài của huyện cần xây dựng các phương án đảm bảo đầy đủ nguồn nước sạch, chất lượng cho các hoạt động sản xuất kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân
2.1.1.6 Tài nguyên rừng
Trang 40Theo số liệu thống kê đất đai năm 2022 huyện Chợ Mới có 51.378,65
ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 42.812,40 ha, chiếm 84,68% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, tỷ lệ che phủ đạt khoảng 77,09 % Trong đó: Rừng sản xuất có 42.812,40 ha, chiếm 83,3%, rừng phòng hộ 8.566,25 ha, chiếm 16,7 % Trên địa bàn huyện không có rừng đặc dụng Thảm thực vật của huyện Chợ Mới đã chịu sự tác động của con người, không còn rừng nguyên sinh và chủ yếu là rừng nghèo Trong những năm gần đây, thảm thực vật rừng ở huyện Chợ Mới đang được tái sinh khá nhanh, nhất là ở khu vực núi đất Rừng là nguồn tài nguyên, lợi thế của huyện Chợ Mới nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung Trong những năm qua huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, để làm tốt hơn nữa ngoài các biện pháp hành chính cần quan tâm nhiều hơn đến công tác quy hoạch, lồng ghép các chương trình nhằm vừa phát triển rừng vừa khai thác nguồn lợi từ rừng và nâng cao mức sống dân cư trên địa bàn huyện
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Chợ Mới
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội
a.Về nông nghiệp
Chợ Mới là huyện chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, năm 2021 - 2022 trên địa bàn huyện Chợ Mới gặp khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp do diễn biến thời tiết thất thường, hạn hán ở vụ xuân và đầu vụ mùa, mưa kéo dài ngày gây khó khăn cho công tác thu hoạch vụ mùa và sản xuất, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Nhưng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và người dân, lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp đã đạt được một số kết quả như sau:
Trồng trọt: Tổng diện tích thực hiện cây lương thực có hạt: 4.683/4.586
ha, đạt 102,1% kế hoạch Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2021 đạt 21.881,4/21.652 tấn đạt 101,2% kế hoạch, so với cùng kỳ giảm 124,08 tấn tương ứng với 0,56% Diện tích cây ăn quả hiện có 288/288ha, đạt 100% kế