1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án Tiến sĩ Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

270 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
Tác giả Bùi Văn Khánh
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Văn Doanh, TS Võ Thị Hoàng Lan
Trường học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Thể loại Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 270
Dung lượng 30,04 MB

Nội dung

Trang 1 Bùi Văn Khánh Trang 2 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY NHÓM CAO LAN Ở TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ TH

Trang 2

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN)

Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật

Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH

PGS.TS Ngô Văn Doanh

TS Võ Thị Hoàng Lan Bùi Văn Khánh

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người

Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ

rõ ràng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào

khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận án

Bùi Văn Khánh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8

1.1.1 Những nghiên cứu về lịch sử Đạo giáo và người Sán Chay (nhóm Cao Lan) 8 1.1.2 Những nghiên cứu về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) 12

1.1.3 Những nghiên cứu về tranh thờ dân gian và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) 15

1.2 Cơ sở lý luận 24

1.2.1 Các khái niệm 24

1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu 27

1.3 Khái quát về đời sống vật chất, tinh thần và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang 29

1.3.1 Khái quát về đời sống vật chất của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang 29

1.3.2 Khái quát về đời sống tinh thần của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang 33

1.3.3 Hiện trạng tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang 37

Tiểu kết 44

Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG 45

2.1 Nội dung và hình thức nghệ thuật bộ tranh chính 46

2.1.1 Bộ tranh Tam Thanh 46

2.1.2 Bộ tranh Tứ Đại Nguyên Sư 53

2.1.3 Bộ tranh Thần Nông - Địa Trạch 59

2.1.4 Bộ tranh Bản Tinh - Nam Đường 62

2.1.5 Bộ tranh Thổ Phủ - Linh Tiền 64

2.1.6 Bộ tranh Thập Điện Diêm Vương 67

2.1.7 Các bức tranh đơn 69

2.2 Nội dung và hình thức nghệ thuật bộ tranh phụ 73

Trang 5

2.2.1 Tranh Dẫn Hương Lộ 73

2.2.2 Tranh Long Ngâm Hổ Tiếu 77

2.2.3 Bộ tranh Mặt Nạ Thần 80

2.2.4 Bộ tranh Thập Điện 83

2.3 Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trong tương quan với tranh thờ của một số dân tộc khác 85

2.3.1 So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang với tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên 85 2.3.2 So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ người Dao ở tỉnh Tuyên Quang 88

2.3.3 So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ người Tày ở tỉnh Tuyên Quang 90

Tiểu kết 92

Chương 3: ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY 93

3.1 Đặc trưng nghệ thuật 93

3.1.1 Bố cục phân tầng, dàn trải 93

3.1.2 Hình nhân vật gợi tả 96

3.1.3 Màu sắc theo quan niệm Đạo giáo mang tính tượng trưng 99

3.1.4 Nét khái quát 103

3.1.5 Không gian đồng hiện 105

3.1.6 Mô típ mang tính biểu tượng theo quan niệm của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) 107

3.2 Giá trị nghệ thuật 111

3.2.1 Sáng tạo nhân vật thần linh trong tranh thờ 111

3.2.2 Thủ pháp nghệ thuật ước lệ tương trưng và lối vẽ công bút 117

3.3 Xu hướng biến đổi nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay 122

3.3.1 Biến đổi công đoạn vẽ tranh 122

3.3.2 Biến đổi nghệ thuật tạo hình 125

3.3.3 Một số nguyên nhân biến đổi 130

Tiểu kết 132

KẾT LUẬN 133

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

PHỤ LỤC 144

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

D:

H:

KT:

Dài Hình Kích thước

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Phác dựng hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao

Lan) ở tỉnh Tuyên Quang 40 Bảng 2.7 So sánh tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở

Tuyên Quang với tranh thờ của người Sán Chay (nhómCao Lan) ở các

tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên 87

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

- Lý do thực tiễn: Tranh thờ và tranh Tết là hai dòng tranh dân gian đã có từ

xa xưa ở Việt Nam Tranh thờ có nhiều giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn và được lưu truyền, thực hành thường xuyên trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Tranh thờ “sống” trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi, cho thấy hệ tư tưởng, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, gắn liền với những vị thần Cũng như dân tộc Kinh, Tày, Dao… tranh thờ là một đồ thờ không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Những bộ tranh thờ không chỉ chứa đựng trong đó đời sống tâm linh, quan niệm thẩm mỹ mà còn thể hiện nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo, trở thành một gam màu đặc sắc trong không gian nghệ thuật của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Tuy

nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm

Cao Lan) ở Tuyên Quang dưới góc độ mỹ thuật học vẫn chưa được quan tâm đầy

đủ Do đó việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết, có hệ thống về tranh thờ để làm sáng rõ những đặc trưng tạo nên phong cách nghệ thuật của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang là cần thiết

- Lý do khoa học: Nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã

được đề cập trong một số công trình, bài viết của các tác giả thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang vẫn chưa được khai thác Do đó NCS mong muốn đi sâu nghiên cứu, tìm lời giải thỏa đáng cho những “ẩn số” về nghệ thuật tạo hình dân gian và tìm ra các đặc trưng, giá trị nghệ thuật của tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang từ góc nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật sẽ tiếp cận nhiều nhất có thể những vấn đề về mỹ thuật nói chung và giá trị nghệ thuật tạo hình dân gian nói riêng

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang sẽ giúp NCS có được vốn kiến thức khoa học chuyên sâu về lĩnh vực lý luận và lịch sử mỹ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình

Trang 9

dân gian ở Việt Nam nói chung và nghệ thuật dân gian các dân tộc thiếu số nói riêng Từ đó đúc kết những kinh nghiệm, bài học cần thiết, nâng cao khả năng tư duy độc lập và tích lũy kiến thức cho những nghiên cứu tiếp theo

Từ những lý do trên, NCS nhận thức rằng: Nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trên góc độ mỹ thuật học, luận án hướng tới tiếp cận nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Kết quả nghiên cứu mới của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm tư liệu về mỹ thuật dân gian, đặc biệt là hội họa các dân tộc thiểu số vùng núi phía

Bắc Chính vì vậy, NCS đã chọn đề tài: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người

Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang cho luận án của mình Qua nghiên

cứu, góp phần nhận diện nghệ thuật tạo hình dân gian, bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trong đời sống đương đại

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tiến trình lưu truyền, cách thức sử dụng, nghệ thuật tạo hình dân gian được biểu đạt trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Nhận diện đặc trưng, giá trị nghệ thuật và các xu hướng biến đổi nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Từ

đó có cơ sở để lưu giữ, bảo tồn hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao

Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ chính đặt ra như sau:

- Tổng hợp, thu thập tư liệu, tài liệu có liên quan đến tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

- Nhận diện nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được diễn đạt biểu hiện thông qua các bộ tranh thờ Nhận diện bản sắc mỹ thuật dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong tương quan với các dòng tranh dân gian khác

Trang 10

- Đánh giá đặc trưng, giá trị nghệ thuật và những xu hướng biến đổi nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian

Phạm vi khảo sát, đề tài tập trung khảo sát chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Cụ thể phạm vi nghiên cứu như sau: huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang Có thể được mở rộng trong thao tác

so sánh, đối chiếu với tranh thờ của những dân tộc khác, khảo sát tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở các địa phương lân cận như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên…

- Về thời gian

Các bộ tranh thờ cũ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên

Quang có niên đại từ cuối TK XIX, đầu TK XX Các bộ tranh thờ mới vẽ từ năm

2000 đến nay

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

1 Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang được lưu truyền, sử dụng như thế nào? 2 Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được biểu đạt ra sao qua các lớp nhân vật thần linh? 3 Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và xu hướng biến đổi nghệ thuật tạo hình tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

4.2.1 Giả thuyết 1

Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng và sử dụng thường xuyên trong hoạt

Trang 11

động tín ngưỡng Hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với các

bộ tranh chính, phụ có tên gọi và mục đích sử dụng khác nhau Cách xếp đặt, trưng bày từng bộ tranh, bức tranh thờ trong từng nghi lễ thờ cúng đã tạo nên nét riêng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

4.2.3 Giả thuyết 3

Đặc trưng tạo nên phong cách nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Giá trị nghệ thuật chứa đựng những thông điệp nhân văn xuyên suốt trong những tác phẩm tranh thờ của người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Trải qua tiến trình lưu truyền, sáng tạo dân gian đã tạo nên những xu hướng biến đổi về nghệ thuật tạo hình: các công đoạn vẽ tranh và hình thức biểu đạt trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã

Thực hiện điền dã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập thông tin, tìm kiếm tư liệu, hiện vật NCS tập trung điền dã sâu khu vực người Sán Chay (nhóm Cao Lan) sinh sống, trực tiếp tham dự các sinh hoạt tín ngưỡng, tìm hiểu quá trình sáng tạo tranh thờ của các họa công để có được góc nhìn chân thực, toàn cảnh về đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn các cá nhân, nhà sưu tập, nhà nghiên cứu, họa sỹ, nghệ nhân đã và đang lưu giữ tranh thờ của người

Trang 12

người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang Đi sâu quan sát, phỏng vấn với

ba mục tiêu cụ thể:

Một là, quan sát thực địa (địa bàn nghiên cứu) làm cơ sở tiếp cận tư liệu có

liên quan đến đối tượng nghiên cứu Quan sát trực tiếp và gián tiếp đối tượng nghiên cứu Sử dụng linh hoạt hình thức quan sát công khai và bí mật để có góc nhìn đa chiều về nền nghệ thuật dân gian, các quan niệm thẩm mỹ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Hai là, phỏng vấn (cá nhân, nhóm) để hiểu rõ hơn nguồn gốc, quan niệm

thẩm mỹ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Đối tượng phỏng vấn tập trung vào người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) cư trú tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang

Ba là, phỏng vấn sâu các thầy Tào, họa công đang lưu giữ tranh thờ của Sán Chay (nhóm Cao Lan), khai thác các vấn đề có liên quan đến hội họa dân gian Tìm kiếm những thông tin về hoạt động lưu truyền, các công đoạn vẽ tranh và cách thức

sử dụng tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

- Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học

Phương pháp chính được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học Từ các nguồn tư liệu điền dã, luận án đi sâu phân tích nghệ thuật tạo hình dân gian trong từng bộ tranh, bức tranh của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Từ đó tìm ra các đặc trưng và giá trị tạo nên phong cách nghệ thuật được biểu đạt qua các yếu tố tạo hình trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

- Phương pháp so sánh

Thực hiện việc so sánh, đối chiếu giữa kết quả tổng hợp tài liệu với kết quả thu thập từ nghiên cứu điền dã, quan sát tham dự và phỏng vấn sâu để so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa tranh thờ dân gian của các tộc người Đặt tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trong trạng thái động, trong mối tương quan với tranh thờ của các dân tộc khác như Dao, Tày… Bằng góc nhìn so sánh đa chiều, luận án sẽ khái quát được những điểm tương đồng, khác biệt, mối liên hệ, giao lưu, tiếp biến nghệ thuật và quan niện thẩm mỹ giữa các tộc người

Trang 13

- Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng để tiến hành định lượng, phân loại, xác định hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Phương pháp này được sử dụng với từng phần nội dung cụ thể của luận án Trong

đó thống kê mô tả được sử dụng trong việc khái quát các nguồn tư liệu, số liệu về

hệ thống tranh thờ của người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

ở chương 1; thống kê suy luận được sử dụng để phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người ở Sán Chay (nhóm Cao Lan) chương 2 và chương 3 của luận án

- Cách tiếp và phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như: văn hóa dân gian, dân tộc học nghệ thuật, sử học trong mối liên hệ với

mỹ thuật học, để làm sáng rõ các vấn đề nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên và có hệ thống dưới góc nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật về nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Nghiên cứu sẽ bổ sung tư liệu về hội họa dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trên nhiều phương diện: nguồn gốc lịch sử, nghệ thuật tạo hình, quá trình lưu truyền

và sử dụng Luận án có những chứng cứ, luận cứ xác thực để minh giải những vấn

đề về hội họa dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm tư liệu về mỹ thuật dân gian, đặc biệt là mỹ thuật các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc Qua đó thấy được vị trí tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trong dòng chảy mỹ thuật dân gian Việt Nam Từ đó thấy được mối

Trang 14

tương quan của tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan ) với tranh dân gian của các dân tộc khác ở miền núi Nghiên cứu có ý nghĩa định hướng trong việc bảo tồn

và phát huy các giá trị nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong đời sống đương đại

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (7 trang)

và Phụ lục (116trang), nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát về người

và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (36 trang)

Chương 2: Nội dung và hình thức nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (47 trang)

Chương 3: Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và xu hướng biến đổi nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay (39 trang)

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,

CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI VÀ TRANH THỜ

CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về lịch sử Đạo giáo và người Sán Chay (nhóm Cao Lan)

Đáng chú ý trong nhóm nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam là những học giả người Pháp Trong đó nổi bật là tác giả Bonifacy, ông đã thực hiện nhiều cuộc điền dã, khảo sát thực địa về nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Mán Cao Lan (Sán Chay) ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam Tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề nguồn gốc lịch sử tộc người ở Việt Nam nói chung và người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn vùng núi phía Bắc nói riêng

Bonifacy đã dành nhiêu thời gian điền dã, tìm hiểu, thu thập các nguồn tư liệu cần thiết để nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử của một số tộc người ở vùng núi Việt Nam, trong đó có người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Trong các công

trình nghiên cứu của Bonifacy nổi bật là những tác phẩm như: Chuyên khảo về

người Mán Quần cộc (Monographie des Mans Quan Coc, Đỗ Trọng Quang dịch

trong Revue Indochinoise 1904, No 10 et 11) [14]; Giản chí người Mán Cao Lan, (Revue Indochinoise No 13 - 15/7/1905 Page 899 - 928) [15]; Về quan hệ tộc

người giữa các dân tộc ở miền Bắc Việt (Une mission ches les Mans de Octobe

1901 à la for de Janvier) [16] Bonifacy đã khảo tả chi tiết về nguồn gốc lịch sử, sự

hình thành các tộc người ở khu vực miền núi Việt Nam Tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu tiến trình lịch sử của tộc người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) khu vực miền núi phía Bắc nói chung và ở địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng Bonifacy đã có những nghiên cứu mang tính phát hiện, từ đó phân tích, luận bàn các vấn đề liên quan đến nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tập quán canh tác của

người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Đặc biệt trong công trình Giản chí người

Trang 16

Mán Cao Lan (Revue Indochinoise No 13 - 15/7/1905 Page 899 - 928) [15], tác

giả đã đề cập đến hoạt động thờ cúng (tín ngưỡng) của người người Sán Chay (nhóm Cao Lan) và việc sử dụng những bộ tranh thờ trong các nghi lễ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Những nghiên cứu của Bonifacy đã cung cấp nhiều thông tin khoa học quý giá, là tiền đề, cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam Có thể thấy những vấn đề về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và người Sán Chay (nhóm Cao Lan) nói riêng ở khu vực vùng núi phía Bắc đã được các nhà khoa học nước ngoài quan tâm, nghiên cứu và công bố trên nhiều tác phẩm Những công trình của các nhà khoa học nước ngoài đã mang đến những cách tiếp cận mới, góc nhìn mới về đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam Có thể thấy những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là nguồn tư liệu quan trọng, cần thiết, là tiền đề quan trọng để mở ra hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu nghệ thuật tạo hình dân gian các dân tộc thiểu số nói chung, đặc biệt là nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng

Các nhà khoa học Việt Nam cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới những vấn

đề có liên quan đến nguồn gốc lịch sử, đời sống sinh kế, văn hóa, tín ngưỡng… của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập, giới thiệu, khái quát về lịch sử tộc người, đời sống sinh kế, văn hóa, tín ngưỡng và các phong tục, tập quán cũng như lễ hội truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Năm 1978, công trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc [80], đi sâu nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc,

trong đó có người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Các tác giả thu thập được nhiều chứng cứ, tư liệu, hiện vật cổ đã và đang được lưu truyền trong dân gian để chứng minh cho những nhận định, luận bàn các vấn đề nghiên cứu Vấn đề các dân tộc ít người ở Việt Nam được trình bày cụ thể, khoa học, tường minh với những luận cứ

Trang 17

xác đáng Trong đó, tác giả Nguyễn Nam Tiến có nhận định: “Người Cao Lan - Sán Chỉ quần cư đông đảo tại vùng Thập Vạn Đại Sơn - Bạch Vân Sơn, nằm sát biên giới Việt - Trung hiện nay Nhiều tài liệu cho thấy, đợt di cư lớn vào miền trung du Bắc Bộ Việt Nam đã cách đây khoảng bốn trăm năm” [67, tr.119] Công trình bước đầu cho người đọc nhận diện được những dân tộc ít người đã và đang sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Năm 2004, Lâm Quý công bố công trình Văn hóa Cao Lan Nghiên cứu này

đã làm rõ những vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng và nguồn gốc lịch sử của Sán Chay (nhóm Cao Lan) Tác giả viết về lịch sử hình thành của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam như sau: “Đại Minh quốc, Quảng Tây tỉnh, tả Giang đạo, Nam Ninh phủ, Thượng Tư châu, Tây Lâu hương thôn” (Dịch là: thời đại nhà Minh, tỉnh Quảng Tây, đường phía bên phải dòng sông Tây Giang, phủ Nam Ninh, châu Thượng Tư, thôn Tây Lâu)” [77, tr.12] Cùng với đó, công trình khảo tả chi tiết về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung và địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng Công trình đã cho người đọc nhận diện được những nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với cuộc sống lao động, sản xuất gắn bó mật thiết với yếu tố

tự nhiên Như vậy, Lâm Quý đã công bố nhiều thông tin, tư liệu, đưa ra các giả thuyết, kết luận quan trọng cho thấy người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng có nguồn gốc từ Trung Hoa, chứa đựng nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo

Có thể thấy, theo nhận định của các nhà khoa học, căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu chính thống và không chính thống (các công trình khoa học đã được công bố và nguồn tư liệu cổ còn được lưu giữ trong cộng đồng), có thể nhận định người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng có nguồn gốc lịch sử từ Trung Hoa Họ đã di cư sang Việt Nam theo nhiều dòng họ, qua nhiều con đường, từ nhiều thời điểm, thành nhiều đợt khác nhau Điểm dừng chân cuối cùng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) là trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vào khoảng thời gian cuối đời nhà Minh, đầu nhà Thanh cách đây khoảng hơn 300 năm (cùng thời với nhà Nguyễn những năm 1640 - 1660) Như

Trang 18

vậy, người Sán Chay (nhóm Cao Lan) có ở Việt Nam từ khá lâu, họ định canh, định

cư ở khu vực miền núi phía Bắc và đã tạo nên những nét văn hóa riêng

Năm 2011, cuốn sách Đạo giáo nhập môn [73], tác giả Trương Đạo Quả đi

sâu nghiên cứu, phân tích trên nhiều góc độ, khía cạnh của Đạo giáo Công trình được chia nhiều chuyên đề khác nhau, nội dung cốt lõi xoay quanh chín vấn đề của lịch sử Đạo giáo: nguồn gốc lịch sử, giáo nghĩa, các tông phái, kinh điển, thần tiên, tiên cảnh, đạo thuật, nghi thức và văn hóa Đạo giáo Đó là những vấn đề quan trọng trong việc tiếp cận, nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam Từ đó, người đọc có được góc nhìn chân thực hơn về nguồn gốc, xuất sứ, chức vị, tên gọi của các vị thần của Đạo giáo

Năm 2012, cuốn sách 100 câu chuyện về Đạo giáo [75], tác giả Trương Tùng

Quân tập hợp, giới thiệu những câu chuyện có liên quan đến Đạo giáo được lưu truyền trong dân gian Việt Nam Công trình có nhiều chi tiết thú vị, với các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh mang tính siêu nhiên, thần bí trong Đạo giáo Cuốn sách đi vào phân tích, luận bàn về nguồn gốc và tên gọi các vị thần xuất hiện trong quan niện dân gian của cộng đồng các dân tộc Qua đó, người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc Đạo giáo, các tập tục, quan niệm về thần linh của các tộc người miền núi phía Bắc

Năm 2019, tác giả Trần Trọng Kim xuất bản cuốn Đạo giáo [56] Đây là

những bài báo khoa học về Đạo giáo được tổng hợp thành sách Công trình gồm

180 trang, đã khái lược toàn diện về Đạo giáo và lịch sử Đạo giáo Trong đó đề cập đến học thuyết của Lão Tử, tóm thuật những tư tưởng cốt lõi của phái Đạo gia: Liệt

Tử, Trang Tử Nghiên cứu đi sâu khai thác những biến thể của Đạo giáo dưới hình thức thần tiên, tu tiên, trường sinh bất lão của giới đạo sĩ thời Tần Hán Công trình cũng đề cập đến vai trò của tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Đạo) ở Việt Nam và luận bàn những vấn đề tiếp biến trong việc hình thành nên diện mạo của nền văn hóa Việt Nam Đây là tài liệu quan trọng để tìm hiểu về Đạo giáo và lịch sử Đạo

giáo ở Trung Hoa Cuốn Đạo giáo đã cung cấp cho người đọc một bản lược đồ chi

tiết, cụ thể về nguồn gốc, lịch sử của Đạo giáo trong trình hình thành phát triển ở Việt Nam Qua đó người đọc có góc nhìn chân thực, sâu rộng về tín ngưỡng trong

đời sống tâm linh của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam

Trang 19

Tóm lại, những công trình nêu trên các tác giả đã đi sâu khai thác nhiều vấn

đề có liên quan đến lịch sử Đạo giáo và lịch sử tộc người, trong đó có người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Qua đó, người đọc có một góc nhìn chân thực, sâu rộng, chi tiết, cụ thể và nhận diện rõ nét về nguồn gốc lịch sử Đạo giáo, văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng Trong quá trình sống, lao động, sản xuất người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được bản địa hóa và đã tạo nên một bức tranh văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật vô cùng đặc sắc, đậm chất dân gian, nổi bật là hệ thống tranh thờ được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng và sử dụng thường xuyên ở các nghi lễ thờ cúng

1.1.2 Những nghiên cứu về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan)

Tiếp cận từ góc độ văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan),đến nay đã

có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố về lĩnh vực này Các tác giả dù tiếp cận, nhìn nhận, nghiên cứu, khai thác các vấn đề ở nhiều chiều hướng, nhiều góc độ và trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, song tựu trung lại, các công trình vẫn chủ yếu xoay quanh vào những vấn đề liên quan đến văn hóa dân gian của các tộc người, trong đó có văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng

Năm 2002, có công trình Lễ hội các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam của

tác giả Diệp Trung Bình [12], nghiên cứu đã đem đến một góc nhìn mới về văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số Công trình đi vào khảo tả chi tiết một

số phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong lễ hội truyền thống tiêu biểu của người Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam như: lễ Tháo Khoán, lễ Kỳ Yên, lễ Đại Phàn, lễ Cấp Sắc Đặc biệt, trong công trình đã đề cập đến một số bức tranh thờ được sử dụng trong lễ hội của người Sán Dìu Cuốn sách đề cập khá toàn diện lễ hội của người Sán Dìu và người Hoa ở Việt Nam, mang đến cho người đọc một góc nhìn toàn cảnh, chân thực

về lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số

Cùng với đó, năm 2002, trong cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật (tập

2) [95] Trong phần VII “Tranh dân gian”, tác giả Chu Quang Trứ đã đề cập và phân tích mảng tranh thờ cúng dân gian, đưa ra nhiều nhận định về tranh thờ trong

Trang 20

hoạt động tín ngưỡng của người Việt Công trình đi sâu nghiên cứu cụ thể tên gọi một số bức tranh, tên gọi các vị thần và vị trí sắp xếp tranh (treo tranh) ở các không gian khác nhau Cuốn sách cũng đề cập đến tín ngưỡng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, các nghi lễ hầu đồng ở Bắc Bộ Qua đó có những luận bàn về ý nghĩa của một

số bức tranh được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng Công trình đã cho người đọc một góc nhìn mới về nền văn hóa, tín ngưỡng ở Việt Nam qua lăng kính mỹ thuật

Năm 2003,Khổng Diễn (chủ biên) đã xuất bản cuốn sách Dân tộc Sán Chay

ở Việt Nam [23] Công trình này đã tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến

văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan - Sán Chỉ) Trong đó công trình giới thiệu khái quát vềđiều kiện tự nhiên, địa vực cư trú, dân cư, đời sống kinh tế, các tổ chức xã hội trong cộng đồng của người Sán Chay ở Việt Nam Nghiên cứu đi sâu phân tích những vấn đề cụ thể về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Sán Chay các vùng, miền khác nhau ở Việt Nam, trong đó có nhóm người Sán Chay (nhóm Cao Lan) khu vực miền núi phía Bắc

Năm 2006, trong công trình Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt

Nam [84] của tác giả Ngô Đức Thịnh đã đi sâu nghiên cứu về tộc người và văn hóa

tộc người ở khu vực miền núi trong dòng chảy văn hóa Việt Nam Công trình này tác giả tiếp cận vấn đề qua các nhóm ngôn ngữ, từ đó đi sâu khảo cứu những thư tịch cổ đang được lưu truyền trong cộng đồng để tìm ra nét đặc trưng của văn hóa các tộc người trong từng khu vực ở Việt Nam Nghiên cứu đã đề cập đến tín ngưỡng văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc như: Tày, Nùng, Thái, Cao Lan, Sán Dìu Từ đó tác giả đưa ra những nhận định, kết luận về văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam

Năm 2014, trong công trình Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên

Quang [86] Đặng Chí Thông đã tiếp cận, khai thác, nghiên cứu về văn hóa người

Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên phương diện lễ hội truyền thống Tác giả đã đi sâu bóc tách các vấn đề văn hóa dân gian để tìm ra những nét đặc trưng của lễ hội truyền thống người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang trong đời sống đương đại Đặc biệt tác giả tập trung nghiên cứu, khảo tả chi tiết và phân tích về lễ

Trang 21

hội dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang Đặng Chí Thông đã cho người đọc một góc nhìn chân thực, khách quan, chi tiết về những vấn

đề liên quan đến biến đổi trong lễ hội truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2018, luận án Tiến sĩ Văn hóa học của Nguyễn Văn Ba được bảo vệ

thành công với công trình Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ văn hóa tộc người [5]

Công trình này tác giả đã tiếp cận nghiên cứu văn hóa dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) qua các truyện cổ, dân ca, tục ngữ, truyện thơ đã và đang được lưu truyền Từ đó đưa ra luậnbàn, nhận định về vấn đề văn học dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) nhìn từ không gian văn hóa tộc người

Có thể thấy các học giả trong nước khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở khu miền núi đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa dân gian của các tộc người, trong đó có văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở nhiều khía cạnh, trên nhiều phương diện khác nhau Trong các công trình nghiên cứu đó, có công trình đi vào khảo tả về

lễ hội dân gian, có những công trình đi sâu khắc họa chi tiết về văn hóa tộc người,

có những nghiên cứu khai thác các vấn đề văn học, nghệ thuật dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Có thể thấy các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước đã tập trung khai thác vấn đề văn hóa truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam

Tóm lại, những công trình nghiên cứu về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) đã phác họa một bức tranh tổng thể, rõ nét, nhiều màu sắc về văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam Qua đó người đọc có một góc nhìn chi tiết, cụ thể về lịch sử văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng Từ đó các học giả, nhà nghiên cứu có cơ sở để mở ra những hướng nghiên cứu mới, vấn đề tiếp theo liên quan đến đời sống văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam, cũng như những vấn đề về nghệ thuật tranh thờ được

sử dụng hằng xuyên trong các nghi lễ thờ cúng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Trang 22

1.1.3 Những nghiên cứu về tranh thờ dân gian và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan)

Nghiên cứu mỹ về thuật dân gian của người Việt, có khá nhiều nhà khoa học quan tâm, với nhiều công trình khoa học được công bố Các nghiên cứu về mỹ thuật dân gian bước đầu đã khái quát, giới thiệu, phân tích nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tạo hình truyền thống cũng như quá trình hình thành và phát triển của tranh dân gian Việt Nam Các nhà khoa học tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến tranh thờ dân gian của người Việt (ở vùng đồng bằng) và một số dân tộc ít người (ở vùng núi) Trong đó nhiều công trình đã đi vào nghiên cứu chi tiết, cụ thể quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật truyền thống Việt Nam, đặc biệt là mảng tranh thờ dân gian Có thể thấy các tác giả đặc biệt chú ý đến các dòng tranh

dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng và tranh Đạo giáo ở Việt Nam

Năm 1960, tác giả Maurice Durand có tác phẩm Tranh dân gian Việt Nam

Sưu tầm và nghiên cứu (Nguyễn Thị Hiệp, Olivier Tessier dịch) [64] Tác giả đã thu

thập được nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, có hệ thống về tranh dân gian Việt Nam Công trình đã đề cập và giới thiệu đến mảng tranh thờ miền núi của đồng bào các dân tộc thiểu số Những quan sát, ghi chép, nghiên cứu, nhận định và bình giải của tác giả đã góp phần nhận diện, định hình diện mạo của tranh dân gian Việt Nam Qua đó người đọc thấy được vị trí của tranh dân gian Việt Nam trong dòng chảy Đạo giáo ở khu vực Đông Nam Á

Năm 1984, Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ có công trình Tranh dân gian

Việt Nam [99] Công trình bước đầu giới thiệu về mảng tranh thờ của dòng tranh

Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàn Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã đề cập và phân tích những bức tranh thờ tiêu biểu của người Việt ở vùng đồng bằng Qua đó điểm tên, luận bàn về nội dung một số bức tranh thờ của các dòng tranh dân gian như: Táo Quân, Thổ Công, Vũ Đỉnh - Thiên Ất, tranh Tử Vi Trấn Trạch, Huyền Đàn Trấn Môn Các tác giả cũng đề cập đến hệ thống tranh thờ trong tín ngưỡng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng hầu đồng ở Việt Nam với các bức tranh như: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tứ Phủ, Tam Phủ, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Đức

Trang 23

Mẫu Thoải, Ngũ Hổ… Nghiên cứu cũng khảo tả chi tiết cách treo tranh trong không gian sinh hoạt ở gia đình và ngoài đền, đình, chùa… Từ đó tác giả công trình có những phân tích, nhận định, đánh giá đặc trưng và giá trị nghệ thuật của một số bức tranh thờ Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàn Nghiên cứu bước đầu so sánh, đối chiếu mảng tranh thờ miền xuôi với các bộ tranh thờ của đồng bào dân tộc thiểu số

ở miền núi Có thể thấy công trình này đã đi sâu nghiên cứu, khai thác những vấn đề

về mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là tranh thờ được sử dụng trong tín ngưỡng của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Công trình đã khai thác, phân tích, luận bàn và làm rõ đặc trưng của mỹ thuật dân gian Việt Nam từ phương diện, góc độ nghệ thuật tạo hình

Năm 1999, công trình Văn hóa truyền thống Cao Lan [69] của tác giả Phù

Ninh, Nguyễn Thịnh đi sâu nghiên cứu những vấn đề về văn hóa, nghệ thuật dân gian, bước đầu đã đề cập đến mảng tranh thờ của đồng bào Sán Chay (nhóm Cao Lan) miền núi Công trình gồm 170 trang, chia làm 3 chương: Chương 1 là những vấn đề về lịch sử tộc người, chương 2 đi sâu nghiên cứu văn hóa vật chất và chương

3 khai thác văn hóa tinh thần của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Nghiên cứu đã cho người đọc nhận diện được bức tranh tổng thể về văn hóa truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam

Trong chương 1, tác giả Phù Ninh, Nguyễn Thịnh đã làm sáng tỏ những vấn

đề về lịch sử và cơ cấu xã hội của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Trong đó tác giả đi sâu vào nghiên cứu lịch sử hình thành tộc người Sán Chay (nhóm Cao Lan), các thiết chế và tập quán xã hội, kinh tế, đời sống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) xưa ở Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng

Chương 2, đi sâu nghiên cứu những vấn đề về văn hóa vật chất của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Tác giả đi vào khai thác các chi tiết nhà ở cổ truyền, công cụ lao động, sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, trang phục truyền thống và một số phong tục ăn uống, tri thức chữa bệnh dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Nghiên cứu tập trung khảo tả, phân tích và đưa ra những nhận định, kết luận

về văn hóa vật chất của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Việt Nam

Trang 24

Trong chương 3, Phù Ninh, Nguyễn Thịnh khai thác những vấn đề văn hóa tinh thần, phần “Tín ngưỡng - tôn giáo và tục ma chay của người Cao Lan” [69, tr.79], các tác giả đã giới thiệu sơ bộ hai bộ tranh thờ được dùng phổ biến trong các nghi lễ thờ cúng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) và đưa ra kết luận:

Hiện nay nhiều bộ tranh đã có niên đại hàng trăm năm Người Cao Lan

có nhiều loại tranh, nhưng tranh được đồng bào coi trọng nhất và gìn giữ cẩn thận hơn cả đó là 2 bộ tranh chính: 1 Bộ tranh gồm 11 chiếc dùng trong tang lễ gồm có:

2 Bộ tranh tam thanh dung trong lễ cầu chay:

+ Tranh Thượng Thanh

+ Tranh Thái Thanh

+ Tranh Ngọc Thanh

+ Tranh Nhân định

+ Tranh Địa trạch

+ Tranh Nam Tường [69, tr.105,106]

Công trình này tác giả Phù Ninh, Nguyễn Thịnh đã đưa ra nhiều thông tin mới, khá quan trọng trong việc tiếp cận văn hóa, tín ngưỡng, đặc biệt là các bộ tranh thờ chính sử dụng ở các nghi lễ thờ cúng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Từ

đó tác giả cuốn sách đưa ra nhận định về nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan): “Có thể nói rằng tranh thờ của người Cao Lan cụ thể là hai bộ tranh thờ làm chay và cúng mặn là một bộ phận nghệ thuật dân gian được nâng cao

Trang 25

hơn cả các hình thức nghệ thuật dân gian khác, bởi trong đó chứa cả tinh thần tâm linh lẫn tín ngưỡng” [69, tr.107]

Năm 2001, nổi bật với nghiên cứu về tranh thờ dân gian khu vực miền núi

phía Bắc của tác giả Phan Ngọc Khuê với công trình Tranh đạo giáo ở Bắc Việt

Nam [54] Tác phẩm này làkết quả quá trình điền dã, nghiên cứu nhiều năm ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang của tác giả Phan Ngọc Khuê Công trình đi sâu nghiên cứu nguồn gốc lịch

sử Đạo giáo Trung Hoa, quá trình giao lưu, tiếp biến về văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng giữa các tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc Cùng với đó tác giả đã khảo tả, giới thiệu, luận giải một số bộ tranh, bức tranh Đạo giáo được dùng trong các nghi lễ thờ cúng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi như: Cao Lan, Dao, Tày, Nùng

Cụ thể, công trình được chia làm hai phần chính Phần một, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến nguồn gốc, lịch sử Đạo giáo và tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số Đây là nghiên cứu sâu về nguồn gốc, lịch sử Đạo giáo, tóm thuật những tư tưởng phái Đạo gia của nhiều công trình nghiên cứu Công trình tập trung đi sâu khai thác những tư tưởng của Đạo giáo dưới hình thức đạo thần tiên, tu tiên, của giới đạo sĩ Phần này cũng đề cập đến những sự kiện và nhân vật có liên quan đến Đạo giáo, đạo sĩ (thầy Tào) ở Việt Nam và Trung Hoa Cùng với đó công trình đề cập, luận giải những vấn đề về tranh thờ các thánh mẫu ở Hàng Trống Nghiên cứu này Phan Ngọc Khuê đã làm rõ vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng (Tang ma) của đồng bào các dân tộc thiểu số: Cao Lan, Tày, Nùng, Dao Đây là tài liệu quan trọng để tìm hiểu về tranh Đạo giáo ở Việt Nam, qua đó có góc nhìn chân thực, sâu rộng về tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam Phần hai (phụ lục) Phan Ngọc Khuê đã giới thiệu, chú thích từng bộ tranh, bức tranh của các dân tộc: Dao, Sán Chay (nhóm Cao Lan), Tày, Nùng và giới thiệu một số bức tranh thờ Đông Hồ, Hàng Trống ở miền xuôi Từ đó đi sâu nghiên cứu tên gọi các vị thần xuất hiện ở các bộ tranh thờ, trong

đó có tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) tỉnh Tuyên Quang Trong phần này, tác giả tập trung chú giải phần chữ (lạc khoản) được vẽ bên cạnh các vị

Trang 26

thần trên tranh và giải thích ý nghĩa một số nhân vật xuất hiện trong tranh thờ Đạo giáo Từ đó Phan Ngọc Khuê đưa ra nhận định về tranh thờ Đạo giáo ở miền núi phía Bắc: “Các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ Việt Nam có nhiều dân tộc cùng cư trú, trên một địa bàn rộng lớn: Không thể biết hết những tranh gì còn ẩn tàng trong dân gian” [54, tr.4]

Phan Ngọc Khuê đã cho người đọc một góc nhìn chân thực, sâu rộng về hệ thống thần linh trong tranh thờ Đạo giáo ở khu vực miền núi phía Bắc Công trình cung cấp nhiều thông tin quan trọng về hệ thần Đạo giáo, tín ngưỡng dân gian các dân tộc thiểu số, các nhân vật thần linh trong tranh thờ Đây là cơ sở để mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc tiếp cận, khai thác nghệ thuật tạo hình dân gian các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng

Năm 2007, tác giả Ngô Đức Thịnh xuất bản cuốn sách Về tín ngưỡng lễ hội

cổ truyền Việt Nam [85] Tác phẩm là tập hợp các bài nghiên cứu về tín ngưỡng của

nhiều tác giả với cách tiếp cận văn hóa học Trong đó những nghiên cứu về tín ngưỡng lễ hội truyền thống là trọng tâm Công trình có tổng số 429 trang, được chia làm 3 phần Phần thứ nhất, bao gồm 10 bài nghiên cứu, khảo tả khái quát về tín ngưỡng dân gian các dân tộc Việt Nam, đi sâu nghiên cứu biểu hiện tâm linh của một số dân tộc Phần thứ hai, gồm 8 bài, đề cập tới các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng Thờ Mẫu và nghi lễ Shaman (Lên đồng) của người Việt (ở đồng bằng Bắc Bộ), Chăm (các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ) và Tày, Nùng (vùng núi phía Bắc) Phần thứ ba, gồm 10 bài nghiên cứu, đề cập chủ yếu tới vấn đề lễ hội và văn hóa tín ngưỡng Đặc biệt, có bài viết “Tranh thờ” đã giới thiệu về tranh thờ của một số dân tộc vùng núi phía Bắc, trong đó có tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Ngoài ra, còn có một số bài tổng thuật về nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội truyền thống ở Việt Nam

Năm 2011, trong cuốn Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt nam

(tập 5) [40], trong phần thứ tư: Nghề làm tranh dân gian, tác giả Cung Khắc Lược

có bài viết về “Tranh dân gian Việt Bắc” Ở bài viết này tác giả đã giới thiệu, phân tích đôi nét về thể loại tranh thờ cúng của một số tộc người ở các địa phương như:

Trang 27

Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát những vấn đề liên quan đến tranh dân gian Việt Bắc Tác giả giới thiệu khái quát các địa danh có nghề vẽ tranh thờ, kỹ thuật vẽ tranh, cách sử dụng bút, kỹ thuật tạo hình, chất liệu, kích thước một số bức tranh tiêu biểu của đồng bào Tày, Nùng, Dao, Cao Lan - Sán Chỉ, Sán Dìu, Phù Lá Từ những thông tin, chi tiết đó tác giả Cung Khắc Lược có những nhận định sơ bộ về công đoạn và kỹ thuật vẽ tranh thờ dân gian Việt Bắc nói chung và tranh thờ của người Tày ở Cao Bằng nói riêng Cũng trong công trình này còn có bài viết “Tranh dân gian Hàng Trống” của tác giả Trần Mai Thanh Bài viết này tác giả cũng đã đề cập đến mảng tranh thờ dân gian Hàng Trống Qua hai nghiên cứu, người đọc có thêm những thông tin cần thiết về những địa danh, các dân tộc có nghề vẽ tranh thờ dân gian miền núi và tranh thờ Hàng Trống Đó là cơ sở để NCS tiếp cận, nghiên cứu nghệ thuật tạo hình dân gian ở địa bàn tỉnh Tuyên Quang Từ đó, đi sâu nghiên cứu tiến trình lịch sử, các công đoạn vẽ tranh, quá trình lưu truyền và cách thức sử dụng tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc nói chung, trong đó có người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng

Năm 2014, có luận văn Thạc sĩ ngành Văn hóa học của tác giả Hà Thu

Huyền với công trình Tranh thờ của người Cao Lan xã Kim Phú, huyện Yên Sơn,

tỉnh tuyên Quang [49] Công trình này tác giả tiếp cận trên góc độ văn hóa học, từ

đó bước đầu đã nghiên cứu, giới thiệu về lịch sử tộc người Sán Chay (nhóm Cao

Lan) ở xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh tuyên Quang Trên cơ sở đó, tác giả khảo

cứu một số bộ tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng Qua đó tác giả đưa ra những nhận định về giá trị của tranh thờ trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Công trình có nhiều thông tin cụ thể về các phong tục, tập quán cũng như đời sống văn hóa, tín ngưỡng dân gian, các quan niệm thẩm mỹ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Năm 2017, công trình Tập tục đời người [88], tác giả Phan Cẩm Thượng đã

tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tập tục của người Việt Nam trong hai

Trang 28

thế kỷ XIX và XX Công trình bao gồm 6 chương, trong đó có chương 4, tác giả đi sâu khai thác tín ngưỡng hệ thần Phật giáo, Đạo giáo, thần tiên, ma quỷ, điềm báo

và bói toán của người Việt xưa Nghiên cứu cũng chỉ ra sự hiện diện của thần tiên Đạo giáo trong các nghi lễ thờ cúng của một số tộc người vùng núi phía Bắc như: Tày, Nùng, Dao, Sán Chay (nhóm Cao Lan)… Tác giả bước đầu đề cập đến các bộ tranh thờ được sử dụng trong nghi lễ Tang ma của đồng bào các dân tộc thiểu số

Đó là những phát hiện quan trọng về những tập tục của người Việt, đặc biệt là hệ thần Đạo giáo trong tín ngưỡng, qua đó giúp NCS có cái nhìn sâu, rộng, đa chiều, chi tiết sự hình thành tín ngưỡng thần tiên, từ đó soi chiếu vào tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang để nghiên cứu

Năm 2022, tác giả Nguyễn Sinh Phúc đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ

Nghệ thuật tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam với công trình Nghệ

thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái [72] Đây là một công trình khoa học,

công phu, tâm huyết của tác giả Nghiên cứu này tác giả đã phác dựng một bức tranh tổng thể, chi tiết, có hệ thống về tranh thờ người Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ nhiều khía cạnh: nguồn gốc lịch sử, quá trình lưu truyền và phương thức sử dụng trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng Luận án đi sâu nghiên cứu, phân tích từng bộ tranh, bức tranh, những đặc trưng trong nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái Qua đó chỉ ra các mối liên hệ, sự tương tác giữa yếu tố tâm linh và ngôn ngữ tạo hình dân gian trong tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái Cùng với

đó tác giả luận bàn những giá trị về mặt nghệ thuật trong các bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái Đặc biệt, công trình đã làm sáng rõ những vấn đề về giao lưu và tiếp biến văn hóa, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa các bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái với tranh thờ của những dòng tranh dân gian khác ở miền xuôi cũng như miền núi Nghiên cứu đã cho người đọc thấy được vị trí của tranh thờ người Dao tỉnh Yên Bái trong tương quan với các dòng tranh dân gian khác và trong dòng chảy tranh Đạo giáo ở Việt Nam

Cùng với đó có nhiều bài viết đề cập đến mỹ thuật dân gian nói chung và

tranh thờ miền núi nói riêng trên các tạp chí: Dân tộc học, Dân tộc & Thời đại, Văn hóa Nghệ thuật như: Phù Vân (2002), “Lễ thụ phong thầy cúng của người Cao Lan”

Trang 29

(Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 43, tr.15-17) [97], Phù Vân (2002), “Những nghi lễ chính trong vòng đời của người Cao Lan” (Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.9-14) [98], Đặng Nghiêm Vạn (2004), “Vấn đề Cao Lan, Sán Chỉ”, (Tạp chí Dân tộc & Thời

đại, số 66, tr.2-19) [96], Khổng Diễn (2004) “Trở lại vấn đề thành phần dân tộc của

hai nhóm Cao Lan và Sán Chí” (Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.5-11) [24], Lê Ngọc

Thắng, Trần Văn Ái (2004) “Một vài ý kiến về thành phần dân tộc Sán Chay (Cao

Lan - Sán Chỉ)” (Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.48-55) [82], Đỗ Đức (2007), “Tranh thờ cúng trong dân gian”, (Tạp chí Dân tộc & Thời đại, số 98, tr.7-8) [37], Nguyễn

Sinh Phúc (2019) “Giải mã giá trị văn hóa trong tranh thờ cho người Dao ở Yên

Bái” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 415, tr.54-55) [71] Những bài viết nêu trên

bước đầu giới thiệu khái quát về mỹ thuật truyền thống của người Việt và nghệ thuật tạo hình dân gian các dân tộc thiểu số vùng núi

Có thể thấy các công trình nghiên cứu về tranh thờ dân gian và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) đã phác họa một bức tranh tổng thể, rõ nét, nhiều màu sắc về tranh thờ của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam nói chung và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về lịch sử Đạo giáo và người Sán Chay (nhón Cao Lan), về văn hóa của người Sán Chay (nhóm Cao Lan), tranh dân gian và tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan), nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đã được sáng tỏ Đến thời điểm hiện tại, số lượng các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (cả trong nước và ngoài nước) là tương đối phong phú và đa dạng, với nhiều hướng nghiên cứu, nhiều cách tiếp cận ở các chuyên ngành khác nhau Có thể thấy NCS đã may mắn được tiếp cận, kế thừa khá nhiều công trình khoa học, sách, tài liệu của những học giả, soạn giả, nhà nghiên cứu đi trước đã dày công thu thập các nguồn tư liệu về mỹ thuật dân gian Việt Nam nói chung và tranh thờ ở khu vực miền núi nói riêng Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang vẫn chưa là đối tượng nghiên cứu của chuyên luận cụ thể nào Điều đó cho thấy cần có một công trình nghiên cứu chi tiết, cụ thể, có hệ thống về nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang dưới góc nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật

Trang 30

Qua đó tìm ra hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; luận bàn những đặc trưng và giá trị nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang; mối tương quan của tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan) tỉnh Tuyên Quang trong dòng chảy mỹ thuật dân gian Việt Nam và các xu hướng biến đổi nghệ thuật tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Tóm lại, đã có một số nhà khoa học bước đầu tiếp cận, đề cập, nghiên cứu về người và tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) từ nhiều góc độ: lịch sử, dân tộc học, văn hóa học, mỹ thuật học Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật tạo hình tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) mới chỉ được đề cập, giới thiệu khái quát trong một số công trình, bài viết của các tác giả Nhiều vấn đề

về nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở khu vực miền núi Tuyên Quang vẫn chưa có những kết luận khoa học, lời giải thỏa đáng Từ

đó mở ra hướng nghiên cứu mới, cách tiếp cận mới từ góc nhìn lý luận và lịch sử

mỹ thuật trong việc nghiên cứu nghệ thuật tạo hình tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, đa số các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu đi

trước (trong và ngoài nước) tập trung nghiên cứu, phân tích, luận giải những vấn đề liên quan đến nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và mỹ thuật dân gian ở Việt Nam nói chung và của một số tộc người nói riêng Những công trình này đã cung cấp những cơ sở lý luận, phương pháp luận, tiếp cận vấn đề trên nhiều góc độ, từ đó khảo tả, giới thiệu, khái quát, phân tích, luận bàn các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật dân gian, tạo nên một nền móng vững chắc trong nghiên cứu mỹ thuật dân gian ở Việt Nam

Thứ hai, mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là mỹ thuật dân gian của các

dân tộc thiểu số ở khu vực vùng núi trong những năm gần đây đã được các nhà khoa học quan tâm với nhiều hướng nghiên cứu, nhiều cách tiếp cận, trên nhiều phương diện khác nhau Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghệ thuật tạo hình dân gian

đã được nghiên cứu, luận bàn

Trang 31

Thứ ba, những khảo sát thực tiễn, các nguồn tư liệu, hiện vật, dữ liệu và kết

quả nghiên cứu có liên quan đến nguồn gốc lịch sử và tranh thờ dân gian, đặc biệt là tranh thờ của đồng bào các dân tộc thiểu số là những tư liệu quan trọng trong nghiên cứu nghệ thuật tạo hình dân gian ở Việt Nam Đó là cơ sở, tiền đề cần thiết để nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thứ tư, nhìn từ góc độ khoa học, các luận điểm, nhận định, luận bàn, đánh giá và kết luận được công bố của các tác giả có liên quan đến vấn đề tranh dân gian Việt Nam, đặc biệt là tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) đều dựa trên các nguồn tư liệu được thu thập công phu, khách quan, chính xác, đáng tín cậy Đó

là căn cứ để NCS đi sâu nghiên cứu, khai thác các vấn đề liên quan đến nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang trong đời sống đương đại

Thứ năm, nghiên cứu về tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) dưới

góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có Hướng tiếp cận nghiên cứu nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan)

ở Tuyên Quang là có cơ sở, từ đó tìm ra đặc trưng và các giá trị nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (Cao Lan) trong dòng chảy mỹ thuật dân gian Việt Nam

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm

- Nghệ thuật tạo hình: Khái niệm đầu tiên được sử dụng để nói về nghệ thuật

tạo hình(NTTH) là nghĩa sát với thuật ngữ tiếng La - tinh cũ, có thể tạm dịch là "kỹ năng", "sự khéo léo" Nghĩa thứ nhất, nghệ thuật trong tiếng Anh bắt nguồn từ art: artifact (tạo tác), artificial (nhân tạo), artifice (tài khéo léo) Nghĩa thứ hai, là art (nghệ thuật), chữ viết tắt của creative art (nghệ thuật sáng tạo) hay fine art (mỹ thuật) được các học giả trên thế giới sử dụng nhiều từ thế kỷ XVII

Có thể thấy, NTTH có nội hàm là “kỹ năng”, “sự khéo léo”, một khả năng sáng tạo, kỹ năng tạo hình để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nhiều giá trị cho cuộc sống con người Thuật ngữ “tạo hình” là một động từ, chỉ hoạt động để tạo

ra các hình thể, vật thể, hình ảnh trong không gian Nghệ thuật tạo hình là nghệ

Trang 32

thuật sử dụng các yếu tố tạo hình đặc trưng để sáng tạo ra hình tượng nhân vật, cảnh vật cụ thể, sinh động mang tính thẩm mỹ

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Dùng

hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [100, tr.865]

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam 4 T - Z định nghĩa:

Theo nghĩa rộng tạo hình bao gồm hoạt động hội họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc, nhiếp ảnh Theo nghĩa hẹp, tạo hình là hoạt động thuộc hội họa giá vẽ và điêu khắc Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên mặt phẳng bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, hình diện [94, tr.60]

Từ điển Mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân định nghĩa:

“Nghệ thuật là các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩn để chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn đẹp và sáng tạo”[66, tr.101]

Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu nghệ thuật tạo hình như sau:

Nghệ thuật tạo hình là khả năng sáng tạo hình ảnh trên cơ sở những kĩ năng,

sự khéo léo, trí tưởng tưởng, cảm xúc của con người để tạo ra các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Qua đó phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm đến cộng đồng

- Các yếu tố tạo hình: Bàn đến các yếu tố tạo hình là nói tới công cụ của tư

duy, phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin qua hình ảnh, qua các nguyên lý tạo hình (bố cục, hình khối, đường nét, màu sắc, hình dạng, chất liệu và tổ chức không

gian) Theo Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa các yếu tố tạo hình là: “Nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, không gian, bố cục” [94, tr.375] Từ điển

Mỹ thuật phổ thông tác giả Đặng Thị Bích Ngân nhận định các yếu tố tạo hình là

“sự đối lập các yếu tố để sáng tạo” [66, tr.101] Cũng theo Từ điển Mỹ thuật phổ

thông không gian là “khoảng cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang,

dọc và sâu” [66, tr.96]; màu sắc là “màu sắc phối hợp với nhau trên tranh tạo thành hòa sắc”[66, tr.104]; hình “được xác định hoặc có liên quan đến một đường biên”

Trang 33

[74, tr.115] Trong Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa về nét: “Đường nét là con

đường của một điểm chuyển động được tạo ra bởi công cụ, khi nó chuyển động ngang qua một vùng Một đường nét thường có vẻ rõ ràng vì nó tương phản với những sắc độ quanh nó”[101, tr.96]

Như vậy, các yếu tố tạo hình hay còn gọi nguyên lý tạo hình bao gồm: Bố cục, hình khối, đường nét, màu sắc, hình dạng, chất liệu và tổ chức không gian được diễn đạt biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật Trong đó bố cục là sự xắp xếp các ngôn ngữ tạo hình; hình khối là một diện tích, chu vi được xác định bằng những đường viền phân tách; đường nét được tạo bởi một điểm có sự chuyển động theo chiều ngang, dọc, đậm, nhạt, động, tĩnh, cứng, mềm; màu sắc diễn tả các sắc độ đậm, nhạt, nóng, lạnh mang tới những biểu cảm; hình dạng là chiều rộng, chiều cao; không gian là khoảng cách theo chiều ngang, dọc, trước sau của các hình ảnh trên mặt phẳng trong tranh, tạo nên chiều sâu, dẫn dắt thị giác đến cảm xúc trực tiếp Các yếu tố tạo hình trong tác phẩm nghệ thuật tác động trực tiếp đến thị giác người xem thông qua nghệ thuật diễn đạt biểu hiện (bố cục, hình khối, đường nét, màu sắc, tổ chức không gian)

- Tranh dân gian: Là thể loại tranh được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa

ở Việt Nam Tác giả của những bức tranh dân gian thường là khuyết danh, họ là những nghệ nhân, người làm nghề nông hay họa công, thầy Tào, thầy cúng (thầy phù thủy), am hiểu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng Các bức tranh dân gian thường được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong các gia đình, dòng họ hay trong đình, đền, miếu Xét trên góc độ nghệ thuật tạo hình, các bức tranh dân gian ở Việt Nam phần nhiều là những bức tranh đồ họa, tuy nhiên có một số dòng tranh là được thể hiện theo lối vẽ hội họa dân gian, đơn giản về kỹ thuật, cô đọng về nội dung, ngôn ngữ tạo hình đậm chất dân gian

Từ những vấn đề nêu trên có thể hiểu tranh dân gian như sau: Tranh dân gian

là những bức tranh được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Tranh dân gian được sáng tạo trên cơ sở tư duy thẩm mỹ của cộng đồng

Trang 34

Mỗi bức tranh dân gian là một câu chuyện đời sống hiện thực, đời sống tâm linh của một dân tộc

- Tranh thờ: Là một khái niệm rộng, bao trùm để nói về tranh thờ tôn giáo

(Công giáo, Phật giáo, Đạo giáo), trong đó tranh Đạo giáo là một trong số các loại tranh thờ Tranh thờ Đạo giáo có nguồn gốc từ tranh Đạo giáo Trung Hoa, mang đậm tín ngưỡng dân gian Việt Nam Tranh thờ ra đời, phát triển và tồn tại cho tới ngày nay gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc nhân thần hóa các hiện tượng thiên nhiên, với quan niệm trừ ma, diệt quỷ và cầu tài, cầu lộc của đồng bào các dân tộc thiểu số Tranh thờ ra đời phục vụ nhu cầu tất yếu về mặt tâm linh của cộng đồng người Việt, được sử dụng nhiều trong đền, điện, phủ, đặc biệt là trong các nghi lễ thờ cúng của đồng bào các dân tộc miền núi Tranh thờ mang hơi hướng tư tưởng Đạo giáo, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa Như vậy, tranh thờ gắn liền với đời sống tín ngưỡng dân gian và được lưu truyền, thực hành thường xuyên trong đời sống tâm linh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Tóm lại, việc nghiên cứu sâu nội hàm các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài: nghệ thuật tạo hình, các yếu tố tạo hình, tranh dân gian, tranh thờ trong nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang là một hướng tiếp cận khả thi

1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, khảo sát đối tượng nghiên cứu, NCS nhận thấy rằng: Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang là tranh Đạo giáo, mang đậm tín ngưỡng dân gian bản địa, được diễn đạt biểu hiện các quan niệm thẩm mỹ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Việc nghiên cứu chi tiết nghệ thuật tạo hình, bóc tách các lớp nhân vật trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang cần dựa trên cơ sở lý luận về hình tượng học, ảnh tượng học Từ đó có thể đi sâu khai thác những tín hiệu, dấu hiệu, vấn đề “ẩn” trong các yếu tố tạo hình dân gian (bố cục, hình khối, đường nét, màu sắc và tổ chức không gian) được diễn đạt biểu hiện trên tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang Qua đó làm sáng rõ những vấn đề

Trang 35

về nguồn gốc lịch sử, quá trình lưu truyền, tiếp biến, nghệ thuật tạo hình, các biểu tượng và dụng ý nghệ thuật dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Từ những nhận định nêu trên, trong luận án này, NCS sử dụng học thuyết của Erwin Panofsky - nhà lịch sử nghệ thuật người Đức gốc Do Thái, với lý thuyết

Iconography - Ảnh tượng học để làm cơ sở lý luận chung cho toàn bộ công trình

nghiên cứu, tiếp cận nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Iconography (Ảnh tượng học) được ra đời ở châu Âu từ giữa thế kỷ XX,

được kiểm chứng bởi Erwin Panofsky Iconography đã được áp dụng để nghiên cứu nhiều nền nghệ thuật cổ trên thế giới Lý thuyết của Erwin Panofsky được khái niệm hóa bằng cách nhìn Ảnh tượng học (Iconography) qua ba cấp độ liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật, về cơ bản được hiểu như sau:

Cấp độ 1: phân tích sơ cấp (nội dung); cấp độ 2: phân tích thông thường (bối cảnh lịch sử); cấp độ 3: phân tích nội tại (biểu tượng) Từ đó đi sâu nghiên cứu, khai thác và làm rõ đặc điểm, đặc trưng, giá trị được diễn đạt biểu hiện trong tác phẩm

Vậy Iconography là gì, có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu nghệ thuật tạo hình cổ từ xưa đến nay? Iconography là một danh từ trong ngôn ngữ

Bồ Đào Nha, là thuật ngữ được định nghĩa để nghiên cứu các chủ đề thể hiện bằng

tác phẩm nghệ thuật Thuật ngữ Iconography có nguồn gốc từ Hy Lạp: “eikon” trong tiếng Anh là “image” và “graphia” là “writing”, có nghĩa là "cách viết của hình ảnh" Eikon còn được hiểu là mô tả, ảnh tượng và graphia có nghĩa là viết, khắc, vẽ về một vấn đề thông qua hình tượng có tính chất nghệ thuật Nhắc tới

Iconography nhà nghiên cứu hình dung tới một hệ thống ngôn ngữ được thiết lập,

biểu đạt, sắp xếp chặt chẽ các yếu tố tạo hình để tạo nên các hình ảnh (hình tượng

học, tranh tượng học) Nội hàm của Iconography còn được hiểu theo chiều chức năng, hình thức và ý nghĩa: theo chức năng, “icon” dùng để giải nghĩa; theo hình thức, “icon” dùng ngôn ngữ tạo hình (nét, hình, mảng, màu sắc) để thể hiện; theo nghĩa, “icon” là những vấn đề về ẩn dụ (gần gũi), hoán dụ (tương đồng) để tiếp cận

Trang 36

các giá trị biểu tượng (symbolism) trong nghiên cứu sâu về ý nghĩa, nguồn gốc của hình ảnh trong tác phẩm nghệ thuật cổ Luận điểm này được gọi là phép mô tả hình

tượng bằng hình ảnh Tác giả Arnold Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật (Art History -

a very short introduction) nhận định:

Từ “icon” xuất phát từ “eikon” của tiếng Hy Lạp có nghĩa là hình ảnh Trong bảng từ của lịch sử nghệ thuật phương Tây, từ icon thường được dùng để quy chiếu một hình ảnh đơn độc như một tiêu điểm của tôn giáo Icon (thánh tượng) là một hình thức nghệ thuật riêng biệt xuất phát từ truyền thống tranh khảm và bích họa của giai đoạn Bizantine sơ kỳ, và hình thức nghệ thuật này vẫn thường xuyên xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử Icon thoạt tiên được những tác giả Đức sử dụng để nói đến

“ảnh tượng” và từ này được nhập vào “iconography” (“ảnh tượng kí”) - theo nghĩa đen là hành vi viết về các ảnh tượng - và “iconology” (“ảnh tượng học”) [21, tr.181-191]

Tóm lại, nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao

Lan) ở tỉnh Tuyên Quang, NCS áp dụng lý thuyết Iconography cho toàn bộ quá

trình nghiên cứu Luận án áp dụng lý thuyết của Erwin Panofsky với cách tiếp cận

từ Iconography - Ảnh tượng học làm cơ sở để luận giải những vấn đề còn ẩn sâu

trong các yếu tố tạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) Đó là chìa khóa để phân tích đặc trưng và giá trị nghệ thuật tạo hình được biểu đạt trong tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

1.3 Khái quát về đời sống vật chất, tinh thần của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

1.3.1 Khái quát về đời sống vật chất của người Sán Chay (nhóm Cao Lan)

ở tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam Vị trí địa lý của Tuyên Quang có phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc Tuyên Quang có 6 huyện và 1 thành phố: Hàm Yên, Yên Sơn,

Trang 37

Sơn Dương, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và TP Tuyên Quang Tuyên Quang

có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống từ xa xưa như: Tày, Nùng, Dao, H’mông, Sán Chay (Cao Lan, Sán Chỉ), Sán Dìu, Kinh… Người Sán Chay gồm hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ định cư chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây và phía Nam của tỉnh Tuyên Quang Trong đó, nhóm Cao Lan nói ngôn ngữ Tày - Thái, nhóm Sán Chỉ nói ngôn ngữ Hán (Quảng Đông - Trung Quốc) Người Sán Chay có nguồn gốc từ Trung Hoa, họ di cư sang Việt Nam cách đây khoảng hơn 300 năm Tuyên Quang là địa bàn tập trung đông người Sán Chay (nhóm Cao Lan) nhất so với cả nước (khoảng 61.343/169.410) Ngoài ra, người Sán Chay (nhóm Cao Lan) còn sinh sống

ở các địa bàn tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang như: huyện Đại Từ, huyện Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên; huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ và cư trú rải rác ở những huyện vùng cao của các tỉnh như: Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang… Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang định cư chủ yếu ở các xã thuộcđịa bàn: huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang Trải qua quá trình hình thành và phát triển lịch sử lâu đời, cộng đồng người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang đã tạo dựng nên đời sống vật chất phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc

Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang có cuộc sống lao động gắn

bó mật thiết với các yếu tố tự nhiên Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang có nhiều nét văn hóa, phong tục, tập quán độc đáo riêng như: sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, ở nhà sàn Hiện nay người Sán Chay (nhóm Cao Lan)

ở tỉnh Tuyên Quang vẫn lưu giữ nhiều tập quán, nhiều nét văn hóa truyền thống

Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có tập quán định canh, định cư, sinh sống tập trung thành các làng, bản nhỏ tại các xã vùng sâu, vùng xa Cụ thể người Sán Chay (nhóm Cao Lan) thường sinh sống ở những nơi có địa thế cao, giáp những dãy đồi, núi gần rừng và nguồn nước (suối, ao, hồ)

Địa bàn huyện Hàm Yên có 17 xã và 1 thị trấn Trong đó người Sán Chay (nhóm Cao Lan) chủ yếu định cư ở khu vực đồi núi, tiếp giáp địa bàn tỉnh Yên Bái như xã: Thành Long, Hùng Đức và Bằng Cốc Địa bàn xã Thành Long người Sán

Trang 38

Chay (nhóm Cao Lan) sống tập trung thành các nhóm gia đình, dòng họ tại thôn Thành Công 1 Tại xã Hùng Đức người Sán Chay (nhóm Cao Lan) sinh sống ở thôn Đèo Quân (thôn cuối cùng tiếp giáp với huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái) Tại địa bàn xã Bằng Cốc người Sán Chay (nhóm Cao Lan) cứ trú tại: thôn 2, thôn 8 Hòa Hợp, thôn Cọ Sẻ Trong quá trình cư trú, lao động, người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở huyện Hàm Yên luôn chọn những địa vực có đất màu mỡ, gần các khe núi,

ao, hồ, ruộng để thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp

Huyện Yên Sơn có 29 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) chủ yếu sống tập trung ở các xã như: Đội Bình (thôn Minh Cầm), Thắng Quân (thôn Thắng Quân)… Trong quá trình định cư người Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn huyện Yên Sơn đã khai phá đất hoang, đồi núi trọc và đã tạo dựng thành các làng, bản quần cư đông đúc

Huyện Sơn Dương là địa bàn tập trung đông người Sán Chay (nhóm Cao Lan) nhất tại tỉnh Tuyên Quang Trong đó người Sán Chay (nhóm Cao Lan) tập trung ở địa bàn các xã như: Đại Phú (thôn Mãn Hóa, Đồng Giếng, Đồng Đại, Cây Thông…), Đông Lợi (thôn Phúc Bình, Xóm Nứa, Phúc Kiến…), Đông Thọ (thôn Phúc Nô, Vòm Kiềng, Đá Chơn, Hữu Lộc…) và một số thôn ở xã Hồng Lạc, Hợp Hòa, Ninh Lai, Phú Lương, Quyết Thắng, Tam Đa, Tân Trào… Có thể thấy người Sán Chay (nhóm Cao Lan) sinh sống trên một địa bàn rộng lớn của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Thành phố Tuyên Quang là nơi cư tụ của 19 dân tộc, trong đó có 3 dân tộc

có số dân đông là: Kinh, Tày và Sán Chay (nhóm Cao Lan) Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) định cư tập trung ở các xã: Kim Phú (thôn 12,13,14 và15), Lưỡng Vượng (thôn Sông Lĩnh, Gò Gianh) và sống rải rác trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Từ xa xưa người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang đã có cuộc sống lao động, sản xuất phụ thộc nhiều vào yếu tố tự nhiên Theo đó đời sống sinh

kế của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước, lúa nương, tra ngô, trồng khoai, sắn, lạc, đậu đỗ, cây lâm sản: keo, mỡ, bồ đề, soan…), chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm (trâu, bò,

Trang 39

dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng ) và nuôi thủy sản ở các ao, hồ Ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, người Sán Chay (nhóm Cao Lan) có nghề thủ công đan lát mây, tre: rổ, rá, nong, nia, dần, sàng, làm chổi (tre, chít), đơm cá và các dụng

cụ lao động khác… để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày Ngoài ra người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang còn tranh thủ những lúc nông nhàn lên rừng hái lượm các thực phẩm, sản vật, lâm sản phụ như: lấy mật ong, đào củ mài, đào măng, hái rau rừng, lấy lá rong, kiếm củi và các loại cây thuốc dân gian

Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang có đời sống vật chất đậm chất dân gian, khá phong phú và độc đáo Nhà ở truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang là nhà sàn lớn bằng gỗ (ba gian hai trái) Trong đó, liền kề với nhà sàn chính luôn được ghép nối bởi một nhà sàn phụ (bếp)

để tiện cho sinh hoạt hàng ngày (nấu ăn, tắm, giặt, đựng các loại lương thực, thực phẩm như: thóc, ngô, khoai và dụng cụ lao động…)

Về ẩm thực Ẩm thực của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) thường được chế biến và phân làm hai loại: ẩm thực ngày thường và ẩm thực ngày lễ, Tết Ngày thường trong bữa ăn của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) thường có 4 món cơ bản: cơm trắng, rau xanh, canh và một món mặn (thịt, cá…) Ngày lễ, Tết món ăn của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) khá phong phú và đa dạng như: bún, các loại xôi, thịt (lợn, gà, trâu, bò…) các loại bánh (bánh chim gâu, bánh vắt vai, bánh chưng, bánh trôi, bánh chay, bánh gai, bánh mật, bánh dày…) và đồ uống (rượu, lá cây)

Về trang phục Trang phục truyền thống của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang gồm có bốn nhóm trang phục được sử dụng thường xuyên Cụ thể như: trang phục ngày thường, trang phục ngày lễ, trang phục đám cưới, đám tang Trong đó trang phục ngày thường của nam giới có màu chàm, đen được khâu khá đơn giản Trang phục nữ giới được thiết kế cầu kỳ, chi tiết hơn: áo dài, xẻ ngang ngực là mảng vải màu đỏ, phần thân dưới màu xanh, thắt lưng bằng vải được thắt nút ngang hông, buông dài xuôi theo chiều dài áo Đầu đội khăn vuông hoặc dài, được cuốn lật về phía sau Họa tiết trên trang phục nữ của người

Trang 40

Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang có hình hoa trám, lục lăng, chữ thập khá độc đáo…

Như vậy, có thể thấy với lối sống định canh, định cư, người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang có đời sống vật chất khá phong phú và đa dạng Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và làm nghề thủ công Nhà sàn, ẩm thực và trang phục truyền thống là những nét nổi bật trong đời sống vật chất của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

1.3.2 Khái quát về đời sống tinh thần của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Về ngôn ngữ và văn nghệ dân gian Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang dùng ngôn ngữ Tày - Thái Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) có đời sống văn nghệ dân gian khá đặc sắc với nhiều thể loại truyện cổ, thơ ca, sình ca… được sử dụng hằng xuyên trong sinh hoạt hàng ngày, nghi lễ thờ cúng và các hoạt động giải trí Nhạc cụ và các điệu múa được diễn xướng trong lễ hội và hoạt động tín ngưỡng Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) có đời sống văn hóa, nghệ thuật khá phong phú và đặc sắc với các điệu múa (phát đường, múa giờ chia li, múa chim gâu, múa xúc tép, múa đâm cá, múa thắp đèn, múa trống, múa Tam Thanh…)

Về tín ngưỡng dân gian Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) khi tới Tuyên Quang cư tụ, định cư đã mang theo tư tưởng thần tiên của Đạo giáo Trung Hoa, kết hợp với sự sùng bái các hiện tượng tự nhiên bản địa, từ đó đã hình thành tín ngưỡng dân gian Người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang thờ cúng tổ tiên theo gia đình, dòng họ Tín ngưỡng của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang được phản ánh rõ nét trong các bộ tranh thờ Tranh thờ được sử dụng thường xuyên trong nghi lễ thờ cúng Có thể thấy tranh thờ phản ánh đầy đủ các quan niệm về vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Thờ tranh là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật dân gian khá độc đáo, đậm tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp của người Sán Chay (nhóm Cao Lan)

Ngày đăng: 28/03/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w