Thông tin liên hệ - Giảng viên: Ngô Thuỳ Dung – Khoa Lý luận chính trị Đại học Giao thông vận tải TP.HCM - Email: dung.ngo@ut.edu.vn - Facebook: Nhóm Pháp luật đại cương – Cô Ngô Thuỳ Du
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH DỊCH VỤ LOGISTIC
Khái quát chung về Logistics và dịch vụ Logistics
Logistics là thuật ngữ có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử phát triển của nhân loại Ở Phương Đông, Từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng nhà Hán, Trương Lương lần đầu tiên đưa ra khái niệm Hậu cần Năm 202 TCN, ở Phương tây, thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đế chế Roma và Byzatine đã có sĩ quan “Logistikas” người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính cũng như cung cấp, phân phối [Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển Trường Đại học Kih tế Quốc dân, 2011, Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân] Ở Việt Nam thuật ngữ này cũng đã được biết đến từ lâu, chúng ta vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Tiếng Anh sang tiếng Việt Thuật ngữ Logistics có khi được dịch là hậu cần, tiếp vận, tổ chức cung ứng, đảm bảo hoặc giao nhận… Tuy nhiên các cách dịch nói trên đều chưa phản ánh đầy đủ bản chất của Logistics Vì vậy hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh và bổ sung thuật ngữ này vào tiếng Việt Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, thuật ngữ Logistics có một số cách hiểu như sau:
Theo nghĩa rộng, Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hoá và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng:
- Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng [Hội đồng quản trị
Logistics – council of Logistics Management - CLM 1991]
- Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng
[Liên hiệp quốc – Khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học ngoại thương, tháng 10/2002]
Theo nghĩa hẹp, Logistics được hiểu là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hoá và Logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể
Dưới góc độ nghiên cứu, một số khái niệm khác về Logistics được đưa ra như sau:
- Logistics là quá trình tiên liệu trước các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân lực, công nghệ và những thông tin cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó, đánh giá những hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc mạng lưới sản phẩm có thoả mãn được yêu cầu của khách hàng hay không; và sử dụng mạng lưới này để thoả mãn yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời nhất [Coyle, 2003] Định nghĩa này cho thấy điểm chung giữa logistics và marketing là thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhưng nhấn mạnh logistics sử dụng các nguồn tài nguyên đầu vào, công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Logistics là tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quy trình chuyển hoá nguyên vật liệu thành thành phẩm [Grundey,2006] Định nghĩa này tập trung vào phạm vi của Logistics trải dài và bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất, từ điểm khởi đầu đến cuối cùng
Dưới góc độ một khoa học: Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ…từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng [Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011, NXB Đại học Kinh tế quốc dân]
Theo nghĩa rộng, Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm một chuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội
Theo nghĩa hẹp, Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vận chuyển, giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá được tổ chức một cách hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trình phân phối, lưu chuyển hàng hoá một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Dịch vụ logistics thực chất đã được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 với tên gọi là “dịch vụ giao nhận hàng hóa” Cùng với sự phát triển của thị trường, khái niệm giao nhận hàng hóa dần được mở rộng nội hàm Sau đó, Luật Thương mại năm 2005 ra đời và gọi tên dịch vụ này là dịch vụ logistics (được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi- stíc)
Luật Thương mại 20005 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về Dịch vụ Logistics như là hoạt động thương mại tại Điều 233: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Về chủ thể, bao gồm: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng
- Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại điều 234 (Luật Thương mại
2005 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics) theo đó “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp” có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” Trong khi đó, Khoản 7, Điều 4, Luật
Doanh nghiệp 2014 định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Như vậy có thể hiểu, mọi doanh nghiệp chắc chắn đều là thương nhân, còn thương nhân chưa chắc đã phải là doanh nghiệp như: hộ kinh doanh, hợp tác xã những chủ thể này có thể cung cấp các dịch vụ logistics nhưng không phải là doanh nghiệp Như vậy, các quy định hiện hành thiếu thống nhất, dẫn đến thực tiễn thi hành gặp nhiều vướng mắc
- Khách hàng là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hoặc không
Về nội dung, nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng bao gồm một hoặc nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng liên quan đến hàng hóa: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá
Chuỗi dịch vụ logistics
Trước đây, Nghị định 140/2007/NĐ-CP (Quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc) chia dịch vụ logistics thành 3 nhóm: Các dịch vụ logistics chủ yếu, các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, các dịch vụ logistics liên quan khác trong đó có nhiều ngành dịch vụ cụ thể Trong đó, các dịch vụ logistics chủ yếu gồm: dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải gồm: dịch vụ vận tải hàng hải; dịch vụ vận tải thủy nội địa; dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải đường ống Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác bao gồm: dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; dịch vụ bưu chính; dịch vụ thương mại bán buôn; dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Hiện nay, Nghị định 163/2017/NĐ-CP (quy định về kinh doanh dịch vụ logistics)chia dịch vụ logistics thành 17 mục dịch vụ bao gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ
- Dịch vụ vận tải hàng không
- Dịch vụ vận tải đa phương thức
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại
Cách phân loại như vậy rõ ràng và phù hợp hơn với những cam kết của Việt Nam trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việc phân loại này không làm hạn chế loại hình dịch vụ logistics khi ghi nhận “Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại”.
Nguồn pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistic tại Việt Nam
Nguồn pháp luật điều chỉnh các hoạt động logistics là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và hệ thống luật quốc tế cùng các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến các hoạt động logistics
Các văn bản pháp luật chủ yếu của Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực logistics bao gồm:
- Luật Thương mại (Văn bản hợp nhất 2017) Mục 4 Dịch vụ logistics, từ Điều 233 đến Điều 240;
- Luật Giao dịch điện tử 2005;
- Luật Giao thông đường bộ 2008;
- Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 (sửa đổi bổ sung 2014);
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi bổ sung 2014);
- Nghị Định số 163/2017/ NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;
Hệ thống pháp luật quốc tế gồm các công ước quốc tế, Nghị định và hiệp định quốc tế liên quan đến dịch vụ Logistics như:
- Công ước của liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển 1978
- Công ước về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG);
- Công ước quốc tế về séc, Hối phiếu;
- Điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERM 2010)
- Các hiệp định về đường sắt, đường bộ, đường hàng không được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia (Hiệp định vận tải đường bộ giữa Lào và Việt Nam – 26/10/1999; Hiệp định về hàng hoá quá cảnh Lào - Việt Nam 13/3/2009; Hiệp định về vận tải xuyên biên giới trong khuôn khổ hiệp định GMS giữa Lào - Việt Nam – Trung Quốc – Mianma, Campuchia và Thái Lan)
- Nghị định ASEAN về vận tải quá cảnh;
- Các Hiệp định quốc tế củaWTO: Hiệp định giá trị hải quan, Hiệp định về xuất xứ hàng hoá, Hiệp định về hàng không…
Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại: hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), Cam kết của Việt Nam trong WTO về mở cửa thị trường dịch vụ Logistics như: cam kết về dịch vụ xếp dỡ Công ten nơ, dịch vụ kho bãi, về đầu tư xây dựng và vận hành các kho quan ngoại ở Việt Nam, về dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá tại Việt Nam…
Ngoài ra, nguồn của pháp luật về dịch vụ logistics còn có các quyết định, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Nhà nước ta qua các thời kỳ như: quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ, đường ống, sân bay, kho tàng… Những văn bản Hải quan có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến các hoạt động dịch vụ logistics
Hình 1: Nguồn pháp luật của dịch vụ logistics
Nguồn pháp luật về dịch vụ logistics
Cam kết, Hiệp định thương mại Pháp luật quốc tế
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
2.1.1 Điều kiện chung với chủ thể kinh doanh dịch vụ Logistics
Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics dù là pháp nhân hay không phải là pháp nhân vẫn phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh quy định tại điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-
CP theo đó: “Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó” Như vậy, thương nhân kinh doanh 17 dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó như vận tải, bưu chính, hải quan… Nghĩa là ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện chung thì còn phải tuân thủ các quy định của luật chuyên ngành Hiện nay, để kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh
Ngoài ra, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử được quy định trong các văn bản như: Luật Giao dịch điện tử 2005; Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử; Nghị định số: 08/2018/NĐ-CP sửa bổ sung một số nghị định về điều kiện kinh doanh lĩnh vực công thương, Thông tư số: 59/2015/TT-BCT quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động, Thông tư số: 12/2013/TT-BCT về thủ tục đăng ký, thông báo, công bố web thương mại điện tử, Thông tư số: 21/2018/TT-BCT sửa bổ sung Thông tư số: 47/2014/TT-BCT, Thông tư số: 59/2015/TT-BCT về thương mại điện tử
2.1.2 Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cam kết về logistics với Tổ chức Thương mại thế giới và các nước khu vực là điều tất yếu Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lôgistic đã được sửa đổi để phù hợp với thực tế Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đã mở rộng đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp logistics nước ngoài, đồng thời thể hiện sự không phân biệt các loại hình doanh nghiệp và mà tạo ra sân chơi rộng lớn, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp Đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam, buộc họ phải nhanh chóng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển cùng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường logistics Việt Nam và vươn ra môi trường quốc tế
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy thuộc vào quy mô và các tính chất của dự án, hoặc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao cần xin chủ trường đầu tư thì thủ tục đăng ký đầu tư sẽ được thực hiện bởi Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đó Đối với những dự án không thuộc diện xin chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể khác được quy định tại khoản 3, điều 4 – Luât Thương mại 2005
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty Hải quan tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam
- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp
Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực Hải quan), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51% 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không
Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật:
- Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó
- Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải
- Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó So với Nghị định 140/2007/NĐ-CP, Nghị định 163/2017/NĐ-CP không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các ngành dịch vụ logistics đã được mở cửa 100% như: kinh doanh dịch vụ kho bãi; kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải mà quy định các điều kiện áp dụng đối với các ngành dịch vụ logistics khác theo lộ trình mở cửa thị trường tuân thủ theo Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, trong đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của một số ngành dịch vụ logistics như sau:
Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics cụ thể
Ngoài điều kiện chung, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn phải đáp ứng điều kiện cụ thể theo pháp luật chuyên ngành đối với một số loại dịch vụ như:
2.2.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container Điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay Theo khoản 2 Điều 8 và Điều 11 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/02/2015 thì Doanh nghiệp kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh;
- Có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh
- Địa điểm xếp, dỡ hàng hóa bảo đảm đủ điều kiện an toàn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
- Các thiết bị xếp, dỡ hàng hóa đưa vào khai thác bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định
- Người điều khiển thiết bị xếp, dỡ hàng hóa có giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật
2.2.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ kho bãi
Hoạt động kho, bãi gồm 2 hoạt động chính:
- Lưu giữ hàng hóa: Hoạt động của các doanh nghiệp có kho hàng riêng, nhận và lưu trữ hàng hóa của chính họ tự sản xuất hoặc từ các doanh nghiệp khác, hàng tháng xuất hóa đơn phí lưu giữ hàng hóa Đây là hoạt động không thuộc nhóm kinh doanh bất động sản
- Hoạt động thuê kho, bãi: Các đơn vị sở hữu kho bãi cho thuê và tự điều hành, hoặc cho thuê đất trống hàng tháng thuộc nhóm kinh doanh bất động sản Để đạt đủ điều kiện kinh doanh cho thuê kho, bãi, cần đáp ứng một trong các yếu tố sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và có vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định pháp luật
Trong Luật doanh nghiệp 2014 có quy định, doanh nghiệp phải duy trì số vốn pháp định trong suốt thời gian kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng với mức vốn pháp định Như vậy sẽ có 2 trường hợp sau đây:
Thành lập mới có đăng ký ngành nghề kinh doanh cho thuê kho bãi:
- Vốn điều lệ tối thiểu 20 tỷ đồng (không phải chứng minh vốn)
- Duy trì mức vốn tối thiểu 20 tỷ đồng trong suốt quá trình kinh doanh
Doanh nghiệp bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê kho bãi:
- Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê kho bãi
- Đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng (không phải chứng minh)
- Duy trì mức vốn tối thiểu 20 tỷ đồng trong suốt quá trình kinh doanh
Ngoài các điều kiện kinh doanh cho thuê kho, bãi ở trên, việc đáp ứng các yêu cầu an toàn về phòng cháy chữa cháy cũng là một quy định cần tuân thủ Kho bãi được xếp vào nhóm
“Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ”, vì vậy doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện phòng cháy, chữa cháy như sau:
Có quy định, nội quy và đặt biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy trong cơ sở
Phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy
Lắp đặt hệ thống điện chống set, chống tĩnh điện Đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị sinh lửa sinh nhiệt
Có quy trình kĩ thuật về phòng cháy chữa cháy phù hợp với thực tế tại kho hàng
Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, tập huấn sẵn sàng cho các nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy để đảm bảo sản sàng khi xảy ra
Có phương án chữa cháy được các cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Nêu được sự nguy hiểm về cháy nổ và điều kiện để phòng cháy chữa cháy
- Đề ra tình huống phức tạp và nguy hiểm nhất
- Đề ra kế hoạch chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của tình huống cháy
Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy, phương tiên thiết yếu trong đám cháy,… được đảm bảo liên tục
Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình
Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an
2.2.3 Điều kiện kinh doanh dịch vụ chuyển phát
Chuyển phát là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy để được phép đăng ký kinh doanh ngành nghề Hải quan phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật quy định Điều
21 Luật bưu chính năm 2010, Điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ Bưu chính quy định Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
- Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
- Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
- Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.”
– Điều kiện về vốn pháp định theo Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP:
+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;
+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam
+ Mức vốn tối thiểu trên phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp
2.2.4 Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa Đại lý vận tải hàng hóa được quy định tại Điều 59 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Cụ thể như sau:
- Đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật
- Được hưởng tiền công dịch vụ đại lý vận tải theo thoả thuận với chủ hàng và được ghi trong hợp đồng
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá thông báo bằng văn bản tới
Sở Giao thông vận tải địa phương các nội dung: địa chỉ, số điện thoại liên hệ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp)
2.2.5 Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan
Theo Điều 20, Luật Hải quan 2014: Đại lý làm thủ tục hải quan, Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;
- Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
- Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định
Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;
- Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;
- Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan
2.2.6 Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển
Hình thức pháp lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thuộc 1 trong 4 loại hình sau:
2.3.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn
2.3.1.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Viết tắt: TNHH) một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi chung là chủ sở hữu công ty); Ưu điểm
- Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, nên chủ sở hữu công ty có quyền quyết định toàn bộ trong quản lý và điều hành công ty, cơ cấu tổ chức đơn giản
- Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty dẫn đến rủi ro cho chủ sở hữu ít hơn Doanh nghiệp tư nhân
- Có thể chuyển nhượng vốn sang cho các cá nhân hoặc tổ chức nên có khả năng huy động vốn
- Vì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty nên có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết, hợp tác
- Khi huy động vốn bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty từ 01 thành viên lên Công ty TNHH từ 02 thành viên hoặc Công ty Cổ phần
- Không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán
2.3.1.2 Công ty TNHH 02 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là công ty có số lượng thành viên trong công ty từ 02 thành viên trở lên, số lượng thành viên trong vượt quá 50 Thành viên trong ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức Ưu điểm của loại hình TNHH 2 thành viên trở lên
Ít rủi ro cho thành viên trong công ty khi hoạt động vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty
Có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác cho nên loại hình Hải quan có khả năng huy động vốn cao
Vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty nên có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết
Không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn chứng khoán
Công ty CP là công ty có số lượng cổ đông trong công ty tối thiểu là 03, và không giới hạn số lượng tối đa Vốn của công ty được chia làm nhiều phần tương ứng với số vốn góp của các thành viên Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức Ưu điểm
Ít rủi ro cho cổ đông trong công ty khi hoạt động vì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty
Công ty có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn, chính vì vậy có thể xem công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp
Ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp
Trong trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty rất phức tạp, rất dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các cổ đông trong bộ máy quản lý
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể hiểu đơn giản, nếu loại hình công ty TNHH, cổ phần cổ đông chỉ chịu trách nhiệm (khi công ty làm ăn không tốt, mang nợ) trên số vốn đăng ký trong giấy phép kinh doanh thì loại hình doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có như nhà, xe, đất… Ưu điểm
Cá nhân tự làm chủ nên có thể toàn quyền chủ động trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp
Vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình kinh doanh kể cả bằng tài sản cá nhân nên tạo được sự tin tưởng hơn cho các đối tác khi liên kết, hợp tác với Doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
2.4.1 Doanh nghiệp không có vốn nước ngoài
Nhà đầu tư trong nước thành lập doanh nghiệp Việt Nam 100% vốn trong nước, ngoài việc tiến hành thành lập doanh nghiệp theo thủ tục Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư phải được cấp Giấy phép kinh doanh một số dịch vụ của
Logistics tại các cơ quan có thẩm quyền, phụ thuộc vào dịch vụ kinh doanh ví dụ như: Cục hàng không Việt Nam, Cục hàng hải Việt Nam, …
Các bước thành lập doanh nghiệp bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: o Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; o Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, chứng minh thư còn hiệu lực và người nước ngoài: hộ chiếu còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Giấy ủy quyền (Nếu có)
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
2.4.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trước hết nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam (nếu đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư không cần tiến hành thủ tục Hải quan) Để được phép đầu tư thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xem xét:
Nếu nhà đầu tư thuộc quốc gia, lãnh thổ nằm trong Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên và có cam kết mở cửa thị trường, nhà đầu tư phải tham khảo Biểu cam kết của Việt Nam trong Điều ước đó Bởi trong cam kết sẽ thể hiện những hạn chế và yêu cầu khi tiến hành hiện diện thương mại tại đối hoạt động ngành nghề vận tải và các ngành nghề phụ trợ kèm theo (như dịch vụ thông quan, xếp dỡ container) Ví dụ, đối với dịch vụ vận tải biển, nhà đầu tư được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty Hải quan tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam (mục a khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP)
Trong trường hợp nhà đầu tư không thuộc trường hợp trên, để được phép đầu tư nhà đầu tư phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bước 1: Các nhà đầu tư liệt kê thông tin của dự án trên Cổng thông tin đầu tư quốc gia Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án được yêu cầu
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một tài khoản truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để giám sát quá trình tiến hành
Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ sử dụng Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, tiến hành, trả lời kết quả của hồ sơ, cập nhật tiến trình tiến hành và cấp mã của dự án
Sau 35 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầu tư, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tương tự như đã đề cập trên
Giống như với doanh nghiệp 100% vốn nội địa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tiến hành xin Giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề thuộc dịch vụ Logistics Tuy nhiên, điều kiện áp dụng doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ khác nhau trong từng lĩnh vực
Lưu ý: Đối với các dịch vụ Logistics mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường sẽ không đòi hỏi phải được cấp Giấy phép kinh doanh như vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển,…
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
Khái niệm, phân loại Hợp đồng
Hợp đồng: Bộ luật dân sự 2015 chỉ đưa ra khái niệm hợp đồng chung mà không nói riêng là hợp đồng dân sự như Bộ luật Dân sự 2005 Các hợp đồng hiện nay như hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mai, hợp đồng xây dựng,… thì cũng đều liên quan đến pháp luật dân sự Vì vậy, Bộ luật Dân sự 2015 quy định chung là hợp đồng Theo Điều 385 BLDS năm 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” Theo đó, hợp đồng được hiểu là những thỏa thuận giữa các bên nhằm đạt được mục đích các bên hướng tới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng Hợp đồng là cơ sở xác định các quyền và nghĩa vụ dân sự sẽ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt
Hợp đồng thương mại: Luật thương mại 2005 không có khái niệm các loại hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại
Hợp đồng thương mại có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, về chủ thể của Hợp đồng thương mại Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân Đây là một điểm đặc trưng của Hợp đồng thương mại so với các loại Hợp đồng dân sự Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng thương mại còn có thể là các cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (Điều 2 Luật thương mại
2005) Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thương mại Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó Luật thương mại 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Luật Thương mại năm 2005 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận Như vậy, hợp đồng dịch vụ thể hiện tính thương mại rõ ràng Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền
Theo quy định tại Điều 420 - Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng gồm có 6 loại hợp đồng chủ yếu, hay gặp trong thực tế bao gồm:
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định
Mỗi loại hợp đồng có những đặc trưng cơ bản, riêng biệt khác nhau Từ đó, pháp luật phân chia theo các nhóm hợp đồng
Hợp đồng song vụ: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ phải hoàn thành Trong nội dung hợp đồng, mỗi bên chủ thể vừa là người có quyền vừa là người có nghĩa vụ Quyền lợi của bên Hải quan là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Vì vậy, trên thực tế, khi ghi nhận các điều khoản trong hợp đồng thường ghi quyền, nghĩa vụ của một bên hoặc nghĩa vụ của hai bên Nếu hình thức của hợp đồng khi giao kết là văn bản, hợp đồng phải lập thành nhiều bản để mỗi bên giữ một bản và nếu có chủ thể liên quan thì bên liên quan cũng giữ một bản hợp đồng Ví dụ: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất thì bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê đúng kì hạn và bên cho thuê có nghĩa vụ giao đất để bên thuê sử dụng trong khoảng thời gian thuê đó Đối với hợp đồng thuê quyền sử dụng đất thì phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực
Hợp đồng đơn vụ: Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ phải hoàn thành để bảo đảm quyền lợi cho bên còn lại Bên còn lại không phải thực hiện nghĩa vụ nào cả Việc xác định quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể được bắt đầu từ thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực Vì vậy, có những hợp đồng các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau nhưng do thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng là khi một bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình nên hợp đồng đó vẫn được coi là hợp đồng đơn vụ Nếu hình thức của hợp đồng được giao kết là văn bản thì các bên chỉ cần lập một bản hợp đồng giao cho bên có quyền lợi giữ Ví dụ: Hợp đồng vay tài sản mà các bên xác định sau khi bên cho vay đưa đủ tiền vay cho bên vay thì hợp đồng vay tài sản phát sinh hiệu lực Khi đó, chỉ bên vay có nghĩa vụ trả tiền vay
Như vậy, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (chính là thời điểm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên) Vì vậy, có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường hợp Hải quan là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ Chẳng hạn, hợp đồng cho vay được thỏa thuận là có hiệu lực từ thời điểm các bên cùng ký vào văn bản hợp đồng thì hợp đồng vay Hải quan là hợp đồng song vụ vì từ thời điểm đó đã phát sinh một quan hệ nghĩa vụ và trong đó cả bên cho vay và bên vay đều có nghĩa vụ (bên cho vay có nghĩa vụ giải ngân, bên vay có nghĩa vụ trả nợ) Nếu hợp đồng cho vay được thỏa thuận là chỉ có hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển tài sản vay cho bên vay thì hợp đồng vay Hải quan là hợp đồng đơn vụ vì vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên cho vay không còn nghĩa vụ
- Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia Theo đó, hợp đồng chính khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì đương nhiên có hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên kể từ thời điểm giao kết Hợp đồng tồn tại độc lập không lệ thuộc vào hợp đồng nào khác Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà thường kèm với hợp đồng đặt cọc tiền để đảm bảo bên thuê sẽ thuê hết khoảng thời gian thỏa thuận Nếu bên thuê vi phạm hợp đồng thì tiền cọc sẽ thuộc về bên cho thuê Khi đó, hợp đồng thuê nhà đơn giản là hợp đồng chính
- Hợp đồng phụ: Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào họp đồng chính Đầu tiên, hợp đồng phụ vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, hình thức,…Thêm vào đó, tùy thuộc vào hợp đồng chính là có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng phụ có hiệu lực Hoặc hợp đồng chính không có hiệu lực thì hợp đồng phụ cũng bị coi là không có hiệu lực pháp lực Hợp đồng phụ có chức năng dự bị, hỗ trợ hay bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính Hợp đồng phụ sẽ được thực hiện nếu hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ thực hiện được một phần khi đến hạn Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt hợp đồng phụ vẫn có hiệu lực không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính Ví dụ như hợp đồng vay tài sản kèm với hợp đồng thế chấp tài sản để đảm bảo việc trả tài sản vay đúng hạn Thì hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ Trong trường hợp hợp đồng cho vay đó vô hiệu nhưng bên cho vay đã đưa tài sản thế chấp cho bên vay rồi thì bên vay vẫn phải trả tài sản vay Nếu không thực hiện nghĩa vụ thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực và tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của bên cho vay
Như vậy, hợp đồng phụ có chức năng hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính, hợp đồng phụ được thực hiện khi hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi đến hạn Cũng vì vậy, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu, trừ trường hợp hợp đồng chính vô hiệu nhưng đã được thực hiện toàn bộ hoặc một phần Chẳng hạn, giữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay thì hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ Trong trường hợp hợp đồng vay vô hiệu và chưa được thực hiện thì hợp đồng thế chấp cũng bị vô hiệu Nếu hợp đồng vay vô hiệu nhưng bên cho vay đã chuyển tài sản cho bên vay thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực pháp luật và bên thế chấp phải bảo đảm việc trả lại tài sản vay mà bên vay đã nhận
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó Đây là loại hợp đồng có sự xuất hiện của bên thứ ba nhưng bên thứ ba không có bất kì nghĩa vụ nào với hai bên hợp đồng cả Các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba là người được hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó Nếu ngươi thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng bị hủy bỏ Còn nếu khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ mà người thứ ba mới từ chối lợi ích thì bên có nghĩa vụ được coi là hoàn thành hợp đồng Bên có quyền phải thực hiện thỏa thuận với bên có nghĩa vụ Và nếu có thiệt hại xảy ra khi thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba thì bên có quyền phải bồi thường thiệt hại đó Ví dụ: Hợp đồng gia công bức tượng thạch và yêu cầu bên gia công giao đến cho một người khác thì bên đặt gia công sẽ thánh toán chi phí hợp đồng Nếu bên thứ ba biết về hợp đồng gia công và từ chối trước khi hoàn thành bức tượng thì coi như bị hủy hợp đồng nhưng bên đặt gia công phải bồi thường thiệt hại toàn bộ khoảng thời gian và công sức gia công đó Nếu gia công hoàn tất bức tượng thì dù người thứ ba không nhận thì vẫn được coi là hoàn thành hợp đồng và bên đặt gia công phải thanh toán chi phí theo thỏa thuận
- Hợp đồng có điều kiện: là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định Theo đó, các bên thỏa thuận việc có thực hiện hợp đồng hay không sẽ phụ thuộc vào một sự kiện thực tế có phát sinh, thay đổi hay chấm dứt không Điều kiện thực hiện hợp đồng được hiểu là các sự kiện mang tính khách quan, xuất hiện trong tương lại sau khi đã giao kết hợp đồng, sự kiện Hải quan phải phù hợp với quy định pháp luật Nếu điều kiện là một công việc thì công việc đó phải thực hiện được Ví dụ: Hợp đồng hợp tác đầu tư mà các bên có thỏa thuận nếu đến tháng sau mà giá bất động sản giảm từ 30% trở lên thì sẽ hợp tác đầu tư vào ngành bất động sản Thì sự kiện giá bất động sản tăng giảm sẽ dẫn đến việc hợp đồng hợp tác đầu tư được thực hiện hoặc không
3.1.2 Hợp đồng dịch vụ logistics
Do không có cách hiểu thống nhất về thuật ngữ Logistics và dịch vụ logistics nên có nhiều cách hiểu khác nhau về hợp đồng dịch vụ logistics Dưới đây là một số quan điểm:
Thứ nhất: Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó 1 bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện 1 hoặc 1 số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hoá còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là tổng hợp điều kiện cần và đủ để một hợp đồng có hiệu lực theo Bộ luật dân sự 2015 và các quy định pháp luật hiện hành Trong quá trình xây dựng và ký kết hợp đồng, người soạn thảo cần lưu ý đến điều kiện của hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vô hiệu của hợp đồng nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng Theo pháp luật dân sự, hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Thứ nhất, Điều kiện chủ thể: các chủ thể ký kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể tức là các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
Thứ hai, Điều kiện ý chí: chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó
Thứ ba, Điều kiện nội dung của hợp đồng: nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng
Hợp đồng không đáp ứng được một trong các điều kiện trên sẽ dẫn đến vô hiệu
Với Hợp đồng thương mại, Luật Thương mại không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật dân sự Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Các chủ thể tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Trong thực tiễn kinh doanh, thương mại, chủ thể tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại chủ yếu là thương nhân Khi tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung hợp đồng Trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng kinh doanh, thương mại, cần lưu ý quy định tai Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015 theo đó khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận
– Điều kiện nội dung hợp đồng
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng kinh doanh, thương mại không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
+ Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Tùy thuộc từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp
+ Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ Việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng phải tuân thủ theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
– Điều kiện hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật Để hợp đồng kinh doanh, thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận hợp đồng kinh doanh, thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng vàn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch kinh doanh phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép thì các bên phải tuân thủ quy định về hình thức khi ký kết hợp đồng
* Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu
– Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật Hợp đồng có thể vô hiệu trong các trường hợp sau:
+ Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
+ Vô hiệu do giả tạo;
+ Vô hiệu do nhầm lẫn;
+ Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;
+ Vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
+ Vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức;
– Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của sự vô hiệu hợp đồng, hợp đồng vô hiệu có thể phân chia thành:
+ Hợp đồng vô hiệu toàn bộ;
+ Hợp dồng vô hiệu từng phần;
+ Hợp dồng vô hiệu tuyệt đối;
+ Hợp dồng vô hiệu tương đối;
– Xử lý hợp đồng vô hiệu: Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao kết Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu được thực hiện theo quy định sau:
+ Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
+ Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường cho bên kia.
Nội dung cơ bản của Hợp đồng logistics
Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ logistics là những điều khoản không thể thiếu được Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng dịch vụ logistics không thể giao kết được Ngoài ra, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản đối với hợp đồng dịch vụ logistics nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng đó
Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ logistics có các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phí dịch vụ, điều khoản thanh toán, thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ, quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ, kết quả của dịch vụ, chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại, giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ, chấm dứt hợp đồng dịch vụ, các trường hợp bất khả kháng, cơ chế giải quyết tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng
- Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao nhận hàng hoá thực hiện Nội dung công việc gồm các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hoá như: tổ chức việc vận chuyển hàng hoá, giao hàng hoá cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hoá, nhận hàng từ người vận chuyển để giao cho người có quyền nhận hàng
- Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ: Phương tiện, điều kiện vận chuyển, cách sắp xếp hàng hoá khi vận chuyển, cách lưu kho, lưu bãi…
- Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ
Mức phí thù lao dịch vụ do các bên thỏa thuận, có thể được xác định theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá Ngoài tiền thù lao, người làm dịch vụ logistics có thể yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc thực hiện dịch vụ như chi phí xếp dỡ, chi phí kiểm đếm,… nếu điều này được các bên thỏa thuận trong hợp đồng về bên phải chịu chi phí Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao, người làm dịch vụ có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá theo một số điều kiện nhất định quy định trong hợp đồng
Hai bên thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán, các lần thanh toán, thanh toán được thực việc trực tiếp hay chuyển khoản ngân hàng, thời hạn của mỗi lần thanh toán
- Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ
Hai bên thỏa thuận về thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ, cần ghi rõ thông tin về địa chỉ, số lượng sản phẩm, loại sản phẩm sẽ được giao nhận đối với mỗi lần giao nhận sản phẩm
- Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách đối với người làm dịch vụ
Hai bên thỏa thuận với nhau về giới hạn trách nhiệm của mỗi bên đối với tổn thất của hàng hóa và các trường hợp miễn trách nhiệm Ví dụ như về các trường hợp miễn trách nhiệm: Bên dịch vụ giao nhận hàng hoá được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
Người làm dịch vụ logistics không có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng
Các lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát của người làm dịch vụ như các trường hợp bất khả kháng, đình công hay do thay đổi chính sách pháp luật
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics:
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics do các bên thoả thuận, không trái với quy định của pháp luật Trong đó khách hàng có Quyền và nghĩa vụ như sau:
• Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng
• Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
• Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
• Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này
• Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra
• Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
3.4.1 Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các nghĩa vụ sau đây:
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý
Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải
3.4.2 Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hóa theo quy định, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:
– Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
– Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý; – Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá
– Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ
3.4.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Theo Điều 294 Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm
Ngoài các trường hợp nói trên thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
- Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
Giới hạn trách nhiệm của thương nhân
Việc một bên không thực hiện đúng những thoả thuận đã ký kết nhất là nghĩa vụ hợp đồng sẽ làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng Trách nhiệm này có thể là trách nhiệm thực hiện không đúng hợp đồng; huỷ hợp đồng; bồi thường các thiệt hại phát sinh từ sự vi phạm hợp đồng hoặc phạt hợp đồng Tương tự với hợp đồng logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng phải chịu trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho khách hàng Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của dịch vụ logistics, pháp luật có đặt ra hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics Hạn mức tối đa đó gọi là giới hạn trách nhiệm Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics
Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan
Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
- Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường
- Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó
Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất
Với quy định như trên thì giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người làm dịch vụ logistics có thể coi là một ngoại lệ của chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại nói chung khi Điều 302 Luật thương mại năm 2005 quy định: "Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vị phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm" Một nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Bộ Luật Dân sự quy định là bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bấy nhiêu Ví dụ, người làm dịch vụ logistics làm mất hàng và vì vậy, khách hàng không có hàng giao cho người mua Trong trường hợp này, khách hàng có thể phải chịu các thiệt hại phát sinh bao gổm: Giá trị hàng hoá bị mất, tiền phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại do không có hàng giao cho người mua và khoản lợi đáng lẽ được hưởng (nếu có hàng giao cho người mua)
Tuy nhiên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra
Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ấn định mức 500 triệu cho mỗi yêu cầu bồi thường, nghĩa là không cần tính đến lượng hàng hóa là bao nhiêu, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng chỉ bồi thường tối đa 500 triệu đồng cho tất cả tổn thất Cụ thể, trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường Quy định này dẫn đến 2 bất cập như sau:
Một là, việc khống chế mức bồi thường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính chất bình đẳng trong hoạt động dịch vụ logistics Vì nó gián tiếp buộc khách hàng phải khai báo trước giá trị hàng hóa nếu muốn được bồi thường thỏa đáng trong trường hợp có thiệt hại xảy ra Bên cạnh đó, nhiều trường hợp giá trị hàng hóa cũng là một bí mật kinh doanh của thương nhân, việc khai báo có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho họ
Hai là, bên cạnh quy định khống chế mức bồi thường tối đa là 500 triệu, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn được quy định “không vượt quá giá trị của hàng hóa đó” Quy định này càng không hợp lý, trong thực tế có những tổn thất xuất hiện tại thời điểm hàng hóa bị hư hỏng, nhưng có những tổn thất có tính tương lai, chẳng hạn do hàng hóa bị chậm ảnh hưởng đến thu nhập hình thành trong tương lai của khách hàng Vì vậy, quy định này ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng thuê dịch vụ logistics
Người làm dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
- Người làm dịch vụ logistics không có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng Ví dụ: Người làm dịch vụ đã làm đúng theo những chỉ dẫn cùa khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền; hàng hoá bị hư hỏng do khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu hàng hoá không phù hợp, do khuyết tật của hàng hoá, do lỗi của người vận chuyển khác Khuyết tật của hàng hóa có 2 loại: thứ nhất là lỗi nội tỳ, đây là lỗi hàng hóa mà người ta có thể nhận ra được bằng mắt thường; thứ hai là lỗi ẩn tỳ, đây là lỗi mà mắt thường và các thiết bị hiện đại cũng khó phát hiện ra Theo đó, đối với lỗi ẩn tỳ thì việc thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm khi tổn thất xảy ra là điều đương nhiên Nhưng đối với lỗi nội tỳ, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có trách nhiệm phải biết hàng hóa có thể xảy ra hiện tượng đổ vỡ, hỏng hóc và từ tình trạng ấy, thương nhân kinh doanh dịch vụ phải lên phương án vận chuyển, lưu kho… sao cho đảm bảo được hàng hóa an toàn, không hư hại Trong trường hợp Hải quan, theo quy định của LTM 2005, dù đây là lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì họ vẫn được miễn trách nhiệm
- Các lí do khách quan ngoài tầm kiểm soát của người làm dịch vụ như: Các trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch hoạ), đình công hay do thay đổi chính sách pháp luật.
Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng Logistics
Trong trường hợp, hợp đồng đã ký kết mà một bên (bên có nghĩa vụ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của bên kia (bên có quyền) Do vậy cần phải có những biện pháp bảo đảm quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, các bên trong hợp đồng Logistics có thể thỏa thuận một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh
Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính Nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản
Văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký Thông thường, nếu tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên không cần phải công chứng hoặc chứng thực Tuy nhiên, để nâng cao độ an toàn pháp lý, các bên có thể thỏa thuận cầm cố phải có công chứng hoặc chứng thực Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản Bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản Vật cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản (nếu pháp luật có quy định) nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố (Điều 309)
- Thứ hai, vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao
Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thay thế phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” Tài sản đặt cọc có thể là tiền, giấy tờ có giá và động sản nói chung, ví dụ: đặt coc xe ô tô để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán nhà ở.Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản gồm 4 loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, trong khi quy định tài sản đặt cọc chỉ bao gồm: “một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác” Như vậy, tuy không cấm, nhưng tài sản đặt cọc không bao gồm vật là động sản nói chung, mà chỉ gồm một số động sản Như vậy, tuy pháp luật không cấm nhưng bất động sản không thể là tài sản đặt cọc Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn quy định việc đặt phải được lập thành văn bản như Bộ luật dân sự năm 2005 Đồng thời, cũng không có trường hợp nào hợp đồng đật cọc bắt buộc phải công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm như đối với một số hợp đồng thế chấp
Kể cả khi hợp đồng chính phải bằng văn bản và được công chứng, chứng thực thì hợp đồng đặt cọc cũng không nhất thiết phải tuân theo điều kiện bằng văn bản và được công chửng, chứng thực Vì vậy, hoàn toàn có thể sử dụng hợp đồng đặt cọc để ràng buộc hợp pháp các bên ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản, kể cả trường hợp bất động sản chưa đủ điều kiện để mua bán, chuyển nhượng
Quy định về đặt cọc về cơ bản giống với quy định về cầm cố, cũng thực hiện giao tài sản (nhấn mạnh tiền, hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác) để đảm bảo nghĩa vụ Đặt cọc có một điểm khác là, ngoài việc để bảo đảm thực hiện hợp đồng, thì còn để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng
Ngoài ra, nếu bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì phải trả cho bên kia (phạt cọc) gấp đôi số tiền (gồm tài sản đặt cọc và một khoản tương đương giá trị tài sản đặt cọc), trừ trường hợp có thỏa thuận khác Như vậy, nếu như có thỏa thuận thì bên nhận đặt cọc có thể phải trả lại ít hơn hoặc nhiều hơn 2 lần số tiền đặt cọc Đặc biệt có được áp dụng biện pháp phạt cọc khác đi đối với trường hợp “bên đặt cọc” vi phạm không, hay chỉ có một cách xử lý duy nhất là “tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận cọc”? Với cách viết “trừ trường hợp có thỏa thuận khác” như trên, thì không biết có “trừ” đối với cả hai trường hợp, hay chỉ trừ đối với trường hợp sau
Nếu như thỏa thuận phạt cọc gấp vài ba lần số tiền đặt cọc thì bình thường, nhưng nếu thỏa thuận phạt coc gấp hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu lần số tiền đặt cọc thì khó có thể được Toà án chấp nhận, cho dù không có quy định nào hạn chế việc Hải quan Ngay cả lẽ công bằng” theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì Tòa án cũng chỉ được sử dụng nếu như các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định, không có tập quán không thể áp dụng tương tự
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê Theo đó, ký cược chỉ áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài sản trong trường hợp tài sản thuê phải là “động sản” và tài sản ký cược không phải là quyền tài sản Mục đích của ký cược là nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản, và để bảo vệ các quyền lợi của bên cho thuê tài sản Khi ký cược, hai bên phải thỏa thuận về thời hạn khi nào bên thuê phải trả lại tài sản Thời hạn ký cược là thời hạn thuê tài sản (Điều
474 BLDS 2015 quy định về thời hạn thuê tài sản) Theo nguyên tắc và để đảm bảo quyền lợi cho bên cho thuê, giá trị tài sản ký cược phải tương đương hoặc cao hơn giá trị tài sản cho thuê (nếu các bên không có thỏa thuận khác) Vê hình thức ký cược, BLDS 2015 không quy định bắt buộc ký cược phải theo một hình thức nhất định (có thể bằng văn bản, hoặc bằng lời nói) Về việc xử lý tài sản ký cược, nếu bên thuê trả lại tài sản thuê theo như thỏa thuận thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê chứ tài sản ký cược không đương nhiên thuộc sở hữu của bên cho thuê (điểm khác biệt so với đặt cọc); Tài sản ký cược chỉ thuộc sở hữu bên cho thuê khi tài sản thuê không còn để trả lại (tài sản thuê bị mất, bị tiêu hủy hoặc đã chuyển giao cho người thứ ba… ) Trong việc xử lý tài sản ký cược thì có một số vấn đề như sau:
– Trong trường hợp bên.thuê trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê phải trả lại tài sản ký cược (nhưng sẽ trừ đi tiền thuê chưa trả) hoặc tiền thuê hai bên sẽ thỏa thuận thanh toán riêng Bên thuê (bên ký cược) phải, thanh toán cho bên cho thuê (bên nhận ký cược) chi phí hợp lý (nếu có) để bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; ngược lại thì bên cho thuê (bên nhận ký cược) có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược, không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bên nhận ký cược không được xác lập giao dịch đốì với tài sản ký cược trừ trường hợp bên ký cược đồng ý
– Trong trường hợp bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu Tòa áíi buộc bên thuê phải trả lại tài sản thuê và việc trả lại tài sản thuê và tài sản ký cược sẽ được thực hiện cùng một lúc
– Trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại (vì lý do tài sản thuê bị mất hoặc bị tiêu hủy… ) thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê và chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê với bên cho thuê Các bên cần thận trọng trong việc thỏa thuận về tài sản ký cược Tại thời điểm hai bên phải trả lại tài sản mà có sự thay đổi khách quan giá trị tài sản thuê hoặc tài sản ký cược theo hướng tăng lên hay giảm đi so với giá trị ban đầu tại thòi điểm chuyển giao tài sản thì các bên không có quvền yêu cầu thanh toán chênh lệch (trừ khi các bên có thỏa thuận khác)
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:“1- Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ 2- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ 3- Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật” (Điều 30) Theo quy định trên thì các tài sản không được sử dụng đê ký quỹ bao gồm: động sản, ngoại trừ kim khí quý hoặc đá quý, bất động sản và quyền tài sản.Đồng thời, nếu theo đúng quy định trên thì luôn có 3 bên tham gia và giao dịch ký quỹ, đó là bên có nghĩa vu (bên ký quỹ), bên có quyền (bên nhận ký quỹ) và tổ chức tín dụng Thủ tục gửi và thanh toán ký quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật cũng thường có sự tham gia của các tổ chức tín dụng như ký quỹ để đi làm việc ở nước ngoài, ký quỹ để cho thuê lại lao động, ký quỹ bảo đảm dự thầu hay ký quỹ để xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng dịch vụ logistics
3.7.1 Các căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Với tính chất là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được áp dụng khi có những căn cứ do pháp luật quy định Với mỗi hình thức chế tài, căn cứ áp dụng có sự khác nhau nhất định, phụ thuộc vào tính chất và mục đích của hình thức chế tài đó Theo quy định hiện hành, các hình thức chế tài được áp dụng khi có các căn cứ sau:
Căn cứ thứ nhất, có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dung đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng Biểu hiện cụ thể của vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ theo nghĩa vụ hợp đồng Cần lưu ý, trong quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, các bên không chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng (ghi vào hợp đồng), mà coi có thể phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (trong khoa học pháp lý thường gọi là nội dung thường lệ của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại) Vì vậy, khi xem xét hành vi có vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại hay không, cần phải căn cứ vào hợp đồng và các quy định về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Căn cứ thứ hai, có thiệt hại thực tế xảy ra
Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dung chế tài bồi thường thiệt hại Đối với các hình thức chế tai khác, thiệt hại thực tế có thể được coi là tình tiết để xác định mức độ nặng, nhẹ của chế tài được áp dung Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu (hàng hóa mất mát, hư hỏng, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại…) Thiệt hại thực tế được chia làm hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách dể dàng và chính xác Biểu hiện cụ thể của thiệt hại trực tiếp là tài sản bị mất mát, hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được Biểu hiện cụ thể của thiệt hại gián tiếp là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu
Về nguyên tắc, bên bị vi phạm chỉ được bồi thường (và bên vi phạm chỉ có nghĩa vụ phải bồi thường) những khoản thiệt hại trong phạm vi do pháp luật quy định Đối với các hợp đồng nói chung, các khoản thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút Đối với hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, Luật Thương mại quy định về các khoản thiệt hại do vi phạm hợp đồng bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vii phạm gây ra là khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Nếu bên vi phạm chậm thanh toán tiền, thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suát nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả
Căn cứ thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu; hành vi vi hạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng Trên thực tế, một hành vi vi phạm hợp dồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và một khoản thiệt hại cũng có thể được sinh ra do nhiều hành vi vi phạm hợp đồng Trong khi đó, các chủ thể hợp đồng, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh, có thể cùng lúc tham gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau Vì vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hai thực tế không phải bao giờ cũng dể dàng; sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào sự suy đoán chủ quan Điều Hải quan đòi hỏi bên bị vi phạm khi đòi bồi thường thiệt hại (cũng như các cơ quan tài phán khi áp dụng quyết định chế tài bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm) phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp
Căn cứ thứ tư, có lỗi của bên vi phạm
Căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng là lỗi của bên vi phạm hợp đồng Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó Vấn đề trạng thái tâm lý và nhận thức chỉ được đặt ra đối với các chủ thể là cá nhân Trong khi bên vi phạm hợp đồng có thể là cá nhân hoặc tổ chức Vì vậy, khi xác định lỗi của chủ thể là tổ chức vi phạm hợp đồng để áp dụng trách nhiệm hợp đồng, phải căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng Trách nhiệm hợp đồng được áp dung theo nguyên tắc lỗi suy đoán, theo đó mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được mình không có lỗi); bên vi phạm cũng như cơ quan tài phán không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm
3.7.2 Các loại chế tài dụng khi vi phạm hợp đồng
Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý là: Bồi thường thiệt hại và Phạt vi phạm Chúng ta cần phân biệt 02 loại chế tài này có những điểm khác biệt cơ bản sau:
TIÊU CHÍ BỒI THƯỜNG THIỆT
Khái niệm Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận
(Riêng đối với hợp đồng thương mại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 sẽ không phải chịu chế tài phạt vi phạm.)
Mục đích áp dụng Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên
Ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng
Căn cứ phát sinh Phát sinh khi có đủ 3 yếu tố:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả:
Hành vi vi phạm hợp đồng
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
=>Việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
=>Cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật đồng Nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm
Mức chế tài áp dụng Bồi thường toàn bộ thiệt hại, bao gồm:
- Giá trị tổn thất trực tiếp và;
- Khoản lợi trực tiếp đãng lẽ được hưởng
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác:
- Do các bên chủ thể thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Thiệt hại gây ra không do lỗi của bên gây thiệt hại mà là do lỗi của bên bị thiệt hại
- Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng
>>> Đối với hợp đồng dân sự:
Mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa)
Thỏa thuận phạt vi phạm được quy định tại Điều
418 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác
>>> Đối với mức phạt hợp đồng thương mại:
Theo Điều 301 Luật Thương mại 2005, theo đó, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Hải quan quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
>>> Đối với mức phạt hợp đồng xây dựng:
2014 thì:“ Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật Hải quan và pháp luật có liên quan khác”
Quan hệ giữa hai chế tài Đối với hợp đồng dân sự:
– Có thể chỉ thỏa thuận áp dụng chế tài phạt vi phạm; – Có thể thỏa thuận áp dụng đồng thời hai chế tài;
– Có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm Đối với hợp đồng thương mại:
– Không có thỏa thuận phạt vi phạm thì chỉ có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Có thỏa thuận phạt vi phạm thì có thể áp dụng cả hai chế tài.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ Logistics
Tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics được hiểu là mâu thuẫn giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng về việc thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã được ký kết
Tranh chấp hợp đồng cũng được hiểu là ý kiến bất đồng của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc là cách thức giải quyết hậu quả từ vi phạm đó Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng:
- Tranh chấp hợp đồng thường phát sinh từ quan hệ hợp đồng và thuộc quyền tự quyết của các bên tranh chấp;
- Tranh chấp hợp đồng luôn có yếu tố vật chất hoặc tinh thần và gắn với lợi ích các bên tranh chấp;
- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng là các bên bình đẳng với nhau và theo thỏa thuận;
3.8.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
3.8.2.1 Phương thức thương lượng, hòa giải
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng Khi hòa giải các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết
Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong thực tế bằng phương thức hòa giải:
- Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém
- Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên
Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên
- Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện
Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp đồng:
- Kết quả của việc hoà giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp Nếu một bên thiếu thiện chí thì có thể sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình Việc trì hoãn giải quyết tranh chấp có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện
- Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp
Các hình thức hòa giải:
- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân
- Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải) Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài
- Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan Hải quan tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài) Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định Hải quan có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên
3.8.2.2 Phương thức giải quyết bởi Trọng tài
Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử) Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài) Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài) Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu) Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được
Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết
Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài:
- Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng
- Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài
- Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác
- Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường
- Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài
Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:
- Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước)
- Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên
3.8.2.3 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp
Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự
Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
- Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên
- Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục
- Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
- Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ)
- Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.
PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI
Pháp luật về vận tải biển
4.1.1 Công ước của liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển 1978 4.1.1.1 Một số khái niệm
Người chuyên chở là bất kỳ người nào, tự mình hoặc trên danh nghĩa của mình, một hợp đồng vận tải bằng đường biển đã được ký kết với người gửi hàng
Người chuyên chở thực tế là bất kỳ người nào được người chuyên chở ủy thác thực hiện việc chuyên chở hàng hóa hoặc một phần việc chuyên chở đó, và bao gồm bất kỳ người nào khác được giao phó thực hiện việc chuyên chở đó
Người gửi hàng là bất kỳ người nào tự ký hay được người khác đứng tên hoặc thay mặt ký một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển với người chuyên chở, hoặc là bất kỳ người nào mà chính người đó giao hoặc được người khác đứng tên hay thay mặt giao hàng cho người chuyên chở liên quan tới hợp đồng vận tải đường biển
Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng
Hàng hóa gồm cả súc vật sống, nếu hàng hóa được đóng trong container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự, hoặc khi hàng hóa được bao gói, “hàng hóa” bao gồm cả công cụ vận tải hoặc bao gói đó nếu chúng được người gửi hàng cung cấp
4.1.1.2 Trách nhiệm của người chuyên chở và người chuyên chở thực tế
- Khi việc chuyên chở hay một phần chuyên chở được giao cho người chuyên chở thực tế đảm nhiệm, dù việc ủy thác đó có phù hợp với quyền tự do trong hợp đồng vận tải đường biển hay không, người chuyên chở vẫn phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình chuyên chở theo đúng những quy định của Công ước này Đối với phần chuyên chở do người chuyên chở thực tế tiến hành, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những hành vi và thiếu sót của người chuyên chở thực tế và của người làm công và đại lý của người chuyên chở thực tế chỉ khi những người này hoạt động trong phạm vi công việc được giao
- Tất cả các quy định của Công ước này quy định trách nhiệm của người chuyên chở cũng được áp dụng đối với trách nhiệm của người chuyên chở thực tế trong quãng đường chuyên chở do người này thực hiện
- Bất kỳ thỏa thuận đặc biệt nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận những nhiệm vụ không được đặt ra trong Công ước, hoặc từ bỏ những quyền được hưởng theo Công ước này, chỉ có hiệu lực đối với người chuyên chở thực tế, nếu được người chuyên chở thực tế đồng ý rõ ràng bằng văn bản Dù người chuyên chở thực tế có đồng ý như vậy hay không, người chuyên chở vẫn bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ hoặc bởi những sự từ bỏ phát sinh từ sự thỏa thuận đặc biệt đó
- Trong trường hợp và trong chừng mực mà cả người chuyên chở và người chuyên chở thực tế cùng chịu trách nhiệm, trách nhiệm của họ là liên đới và riêng biệt
- Tổng số tiền bồi thường mà người chuyên chở, người chuyên chở thực tế và những người làm công và đại lý của họ phải chịu không được vượt quá những giới hạn trách nhiệm quy định trong Công ước này
- Không một quy định nào trong các quy định nói trên làm phương hại đến quyền truy đòi có thể có giữa người chuyên chở và người chuyên chở thực tế
Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa, theo Công ước này, bao gồm khoảng thời gian mà người chuyên chở đã chịu trách nhiệm về hàng hóa ở cảng xếp hàng, trong quá trình chuyên chở và ở cảng dỡ hàng
Người chuyên chở được coi là chịu trách nhiệm về hàng hóa:
- Kể từ khi người chuyên chở đã nhận hàng từ:
Người gửi hàng hoặc một người thay mặt người gửi hàng, hoặc
Một cơ quan hoặc người thứ ba khác mà theo luật pháp hoặc quy định ở cảng xếp hàng, hàng hóa phải được trao cho họ để gửi đi
- Cho đến khi người chuyên chở đã giao hàng:
Bằng cách chuyển giao hàng cho người nhận, hoặc
Trong trường hợp người nhận không nhận hàng từ người chuyên chở, bằng cách đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người nhận hàng, phù hợp với hợp đồng hoặc luật lệ hay tập quán buôn bán mặt hàng đó tại cảng dỡ, hoặc
Bằng cách chuyển giao cho một cơ quan hoặc cho một người thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc quy định áp dụng ở cảng dỡ, hàng hóa phải được chuyển giao cho họ
Chú ý: Khi nói đến người chuyên chở hoặc người nhận hàng, ngoài người chuyên chở hoặc người nhận hàng ra, còn có nghĩa là nói đến cả người làm công hay đại lý của họ
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng cũng như do việc chậm giao hàng; nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm của người chuyên chở theo quy định, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng bản thân mình, những người làm công hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố đó và hậu quả của nó
Pháp luật về vận tải hàng không
Ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến nay vận tải hàng không giữ vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải Phương tiện vận tải hàng không được dùng trong hàng không chủ yếu là máy bay Máy bay gồm nhiều loại khác nhau, từ khi ra đời máy bay được biết tới như là một phương tiện dùng cho chiến tranh, không nhiều là dùng vào mục đích vận chuyển con người Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học hàng không, máy bay còn được biết đến như là một phương tiện vận chuyển nhanh, là phương tiện vận tải có thê dễ dàng vượt qua các loại địa hình hiểm trở như các đỉnh núi, các đại dương Nhờ có sự phát triển của vận tài hàng không, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và con người đã tăng lên nhanh chóng Tuy không chiếm một tỷ trọng vận chuyển nhiều như đường biển nhưng hàng không đã và đang một vai trò to lớn đối với sự vận chuyển của con người với các ưu điểm như: giảm được đoạn đường vận chuyển, tốc độ vận chuyển và khai thác nhanh, thời gian vận chuyển nhanh chóng, đơn giản về thủ tục và độ an toàn cao Bên cạnh đó, vận tải hàng không cũng có một số hạn chế như: cước vận tải cao, không phù hợp với hàng hóa có khối lượng, lớn giá trị thấp, đòi hỏi đầu tư lớn về trang thiết bị và con người Đối tượng của vận chuyển hàng không bao gồm: hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam chưa có một hãng hàng không nào có sử dụng máy bay chuyên dụng vào mục đích vận chuyển hàng hóa, việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu là được vận chuyển kết hợp trên các chiếc may bay chở khách
Xét dưới góc độ luật quốc tế, Việt Nam là thành viên của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO- International Civil Aviation Organization) (1) , là một bên của Công ước Vac-xa-va 1929 và Nghị định thư Hague 1955, Việt Nam đang xem xét việc gia nhập Hiệp định Montreal (2) Hãng hàng không Việt Nam, Vietnam airline là thành viên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA- International Aviation Transport Association) (3)
Từ tư cách thành viên, cũng như là một bên của các công ước, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của những quy định của pháp luật quốc tế
Xét dưới dưới kinh tế thương mại quốc tế, WTO không điều chỉnh về vận tải hàng hóa và vận tải hành khách bằng đường hàng không mà chỉ điều chỉnh về một số dịch vụ hỗ trợ như tiếp thị và bán sản phẩm hàng không, đặt giữ chỗ bằng máy tính và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ nói trên rất thông thoáng phù hợp với thực tiễn của ngành Hàng không và nhằm mục tiêu thu hút đầu tư để phát triển dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay ở Việt Nam
Như vậy, pháp luât điều chỉnh về hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong vấn đề thành lập, hoạt động của chủ thể kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ là pháp luật về hàng không của Việt Nam Trong phạm vi bài viết
“bước đầu tìm hiểu tìm hiểu pháp luật về vận chuyển hàng hàng hóa bằng đuờng hàng không ” sẽ trình bày vấn đề về quy chế pháp lý cho việc thành lập, kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không theo pháp luật Việt Nam hiện hành trên tinh thần có sự tham khảo các quy định của pháp luật thế giới
4.2.1 Chủ thể kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2014 và các văn bản hướng dẫn, kinh doanh vận chuyển hàng hóa nói riêng và kinh doanh vận chuyển hàng không nói chung là nghành, nghề kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện (hay còn gọi là các hãng hàng không) Theo đó, chủ thể được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phải là các hãng hàng không, bao gồm hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài Điều kiện chung để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
- Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
- Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
- Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
- Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
- Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam
Ngoài các điều kiện chung, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về điều kiện riêng cho mỗi hãng hàng không:
4.2.1.1 Hãng hàng không Việt Nam Điều kiện về vốn: vận chuyển hàng không là ngành dịch vụ đòi hỏi có sự đầu tư lớn về máy móc trang thiết bị, không chỉ phương tiện vận chuyển, trang thiết bị mặt đất cũng khá tốn kém Theo quy định của pháp luật hiện hành để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không nhà đầu tư- hãng hàng không khi kinh doanh vận chuyển sử dụng từ 1 đến 10 máy bay và khai thác thị trường vận chuyển hàng không nội địa phải có vốn điều lệ ít nhất 200 tỷ Việt Nam Đồng và 500 tỷ Việt Nam đồng cho việc khai thác thị trường vận chuyển hàng không quốc tế Nếu sử dụng số lượng máy bay khai thác lớn hơn 10 chiếc, các hãng hàng không phải đáp ứng một lượng vốn pháp định lớn hơn theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP
4.2.1.2 Hãng hàng không nước ngoài
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền khai thác vận chuyển hàng không nội địa là được giành cho các hãng hàng không Việt Nam Hãng hàng không quốc tế chỉ được khai thác vận chuyển hàng không nội địa trong trường hợp vì mục đích phòng chống, khắc phục thiên tai dịch bệnh và viện trợ nhân đạo khẩn cấp, phải được sự chấp thuận của Bộ giao thông vận tải Đây là quy định khá phổ biến mà các quốc gia thường áp dụng điển hình là Mỹ
Ngoài điều kiện về vốn pháp định như theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP, hãng hàng không nước ngoài khi thành lập tại Việt Nam còn phải tuân thủ về tỷ lệ góp vốn: bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ đối với hãng hàng không, hoặc 49% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ Người đại diện theo pháp luật của hãng phải là công dân Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài
Nghị định số 89/2019/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành ngày 15/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 8-4-2013 về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung Nghị định số 89 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020
Theo đó, mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng Đối với mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác đến 10 tàu bay là 300 tỷ đồng; khai thác từ 11 đến 30 tàu bay là 600 tỷ đồng và trên 30 tàu bay là 700 tỷ đồng
Theo nghị định 89, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng 3 điều kiện gồm nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ; phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất; trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân Trước đó, Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định, trần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không được ấn định là 30%
Nghị định mới Hải quan cũng bãi bỏ quy định về việc chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, tăng vốn của doanh nghiệp hàng không cho đối tác nước ngoài Đối với điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không, Nghị định số 89 quy định mức vốn tối thiểu được lựa chọn là mức thấp (100 tỷ đồng), tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ
Pháp luật về vận tải đường bộ
Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa” Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
- Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm
4.3.2 Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh;phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định nói trên;
- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai
Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công- ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều Hải quan Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:
- Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;
- Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi
Không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;
- Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Hải quan
Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng Điều 4, Điều 5, Điều 7 của Quyết định số 63/2007/QĐ - BGTVT ngày 28/12/2007 của Bộ GTVT
Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được Hàng siêu trường siêu trọng là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ), khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của phương tiện và hàng xếp trên phương tiện) đo được như sau:
- Chiều dài lớn hơn 20 mét
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét
- Chiều cao (tính từ mặt đường bộ trở lên) lớn hơn 4,2 mét (trừ container) Và hàng siêu trường, siêu trọng là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) có trọng lượng trên 32 tấn
Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng là loại xe chuyên dùng được thiết kế, chế tạo để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hoá vận chuyển và phải tuân thủ theo các điều kiện quy định ghi trong giấy phép lưu hành xe Trong trường hợp cần thiết, phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng có thể cải tạo theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định về lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ trong Chương III của Thông tư 07 /2010/TT-BGTVT
Vận chuyển hàng nguy hiểm
- Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm
- Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do Chính phủ quy định
Pháp luật về vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó có phương thức vận tải bằng đường bộ trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức Đặc điểm
Vận tải đa phương thức là loại hình vận tải có các đặc điểm sau:
– Sử dụng ít nhất 2 phương thức vận tải;
– Phải qua ít nhất 2 nước (đối với vận tải quốc tế) hoặc 2 nơi (đối với vận tải nội địa); – Dựa trên 1 chứng từ vận tải đa phương thức;
– Một người chịu trách nhiệm với hàng hóa;
– Hàng hóa thường được chuyên chở bằng container…
4.4.2 Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức
Việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong container
Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa quan trọng.Để đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng, người nhận hàng trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp, dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ô tô, toa tàu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất
4.4.2.2 Vận tải đường bộ Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận tải đa phương thức trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật: Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn Tiêu chuẩn đường cấp
3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống Để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên Những tiêu chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%
Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của vận tải đa phương thức là các công trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi chứa hàng Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp 1m và loại khổ rộng 1,435 m Loại khổ đường nào cũng thích ứng được trong vận tải đa phương thức Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải trọng trục tối đa Sức chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng trục toa xe
Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga phân loại và chứa hàng, các bãi chứa container đường sắt nội địa Các bãi chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí khu vực chuyển tải thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh chóng, thuận tiện với thời gian tối thiểu Toàn bộ diện tích bãi phải được tính toán đủ về sức chịu tải, xác định số container có thể chất được, phân chia bãi chứa container
Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa
4.4.3 Chủ thể kinh doanh vận tải đa phương thức
Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức Để kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức chủ thể phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định tuỳ thuộc vào phạm vi vận tải nội địa hay quốc tế
4.4.3.1 Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa
Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;
- Có Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức
Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với mỗi phương thức vận tải
4.4.3.2 Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp
4.4.4 Hợp đồng và chứng từ vận tải đa phương thức
4.4.4.1 Hợp đồng vận tải đa phương thức
Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng
Các bên trong hợp đồng vận tải đa phương thức bao gồm:
Người vận chuyển là tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức
Người gửi hàng là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức
Người nhận hàng là tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hoá từ người kinh doanh vận tải đa phương thức
4.4.4.1 Chứng từ vận tải đa phương thức
Khái niệm: Chứng từ vận tải đa phương thức là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết
Văn bản là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được in ấn, ghi lại
Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
-Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc
Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức: đích danh người nhận hàng
Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận
Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
LUẬT HẢI QUAN
Pháp luật về thủ tục hải quan
5.1.1 Khái quát về thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việc phát triển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu đã được cải thiện, góp phần thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệt là duy trì sự ổn định của thị trường trong nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững Do đó, Nhu cầu cần thiệt là phải đào tạo xuất nhập khẩu một cách hiệu quả nhất và cần được nâng cao hơn Là một người đang học xuất nhập khẩu, bạn sẽ nhận thức được rõ ràng về các vấn đề về thủ tục hải quan và vai trò của nó trong vấn đề xuất nhập khẩu như hiện nay Phát triển kinh tế đối ngoại, vai trò của thủ tục hải quan quan trọng hơn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá mà còn là một trong những công cụ của Nhà nước để bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia; Bảo vệ, phát triển sản xuất trong nước; Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây, vai trò của các thủ tục hải quan ngày càng tập trung và đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế của đất nước Cụ thể như sau:
+ Trước tiên, thủ tục hải quan được Nhà nước sử dụng làm công cụ quản lý hành chính đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Làm thủ tục hải quan là việc thực hiện quyền hành pháp trong khu vực hải quan và được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan không phải là thông quan hải quan hoặc không được thực hiện theo quy định của pháp luật thì không được thông quan để thông quan Người khai hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm phối hợp với nhau và cùng với các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nội dung công việc đó Thủ tục hải quan được thực hiện theo trình tự liên tục và liên tục để đảm bảo thông quan nhanh và thuận lợi cho xuất nhập khẩu Thống nhất quá trình thực hiện từ quá trình nộp hồ sơ, xử lý tại các Chi cục Hải quan và Hải quan trên phạm vi cả nước Thủ tục hải quan phải được thực hiện minh bạch và minh bạch để đảm bảo tính nhất quán
+ Thứ hai, Nhà nước sử dụng thủ tục hải quan như một công cụ để ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối và tiền Việt Nam qua biên giới để bảo vệ và quảng bá sản phẩm Xuất khẩu ở các nước phát triển, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia
+ Thứ ba, Nhà nước có thủ tục hải quan để thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vào ngân sách nhà nước Bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng Đối với nhiều nước đang phát triển, thuế xuất khẩu và nhập khẩu (đặc biệt là nhập khẩu) đóng góp phần lớn vào tổng thu thuế nói riêng và ngân sách nói chung, đảm bảo nguyên tắc thu đúng , thú dữ Nếu thu thập không đầy đủ hoặc không phù hợp do hành vi gian lận thương mại, buôn lậu không chỉ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước mà còn tạo điều kiện cho hàng hoá nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước, bán phá giá
+ Thứ tư, Nhà nước sử dụng thủ tục hải quan làm công cụ thống kê về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập và thực hiện thông qua việc thực hiện các thủ tục hải quan để giúp Nhà nước thực hiện công việc quản lý kinh tế vĩ mô, xây dựng chính sách thuế, thương mại quốc gia, giám sát thị trường và đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, Tranh chấp trong thương mại quốc tế; Đầu vào hệ thống tài khoản quốc gia và cán cân thương mại, để lên kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng Thông tin thống kê về hàng hoá xuất nhập khẩu là điều cần thiết của mọi quốc gia cũ
+ Thứ năm, thủ tục hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hợp tác, hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới
- Hải quan không chỉ hoạt động tại cửa khẩu mà hoạt động dọc theo biên giới, cả nội địa và ở tất cả các nơi có nhu cầu làm thủ tục hải quan, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Chỉ hợp tác với các lực lượng trong nước mà còn hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hải quan khu vực và quốc tế
- Hải quan là "người gác cổng của nền kinh tế quốc dân", là người bảo vệ biên giới trên mặt trận kinh tế Do đó, việc thực hiện các thủ tục hải quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động đầu tư và du lịch; Kinh doanh, trao đổi hàng hoá; Hoạt động trao đổi, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước khác
5.1.1.2 Trách nhiệm làm thủ tục hải quan
Trách nhiệm của người khai hải quan:
- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật Hải quan;
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan
Trách nhiệm của cơ quan hải quan, công chức hải quan:
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan
Tờ khai hải quan là văn bản mà nhà xuất hay nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam
Khai báo trên tờ khai là một khâu trong quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa Khi có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì phải làm thủ tục hải quan, trong đó tờ khai hải quan là bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại Hiện nay các loại tờ khai giấy đều được thay thế bằng mẫu tờ khai điện tử
5.1.2 Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại
5.1.2.1 Đối tượng làm thủ tục hải quan
Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan
5.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên
Người khai hải quan có quyền:
- Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
Pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
5.2.1 Nghiệp vụ kiểm tra hải quan
5.2.1.1 Khái niệm kiểm tra hải quan
Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
5.2.1.2 Cơ sở ra quyết định hình thức kiểm tra
Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa, thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa
5.2.1.3 Đối tượng kiểm tra và miễn kiểm tra
Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan
Trừ hàng hóa thuộc các trường hợp được miễn kiểm tra thực tế, hoặc các hàng hoá thuộc các trường hợp được miễn kiểm tra thực tế mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế Việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro Trong đó, Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật hải quan
Hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế:
- Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
- Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
5.2.1.6 Phương pháp kiểm tra hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan
Như vậy có 2 phương pháp kiểm tra hải quan là kiểm tra gián tiếp trên hệ thống thông tin và kiểm tra trực tiếp
5.2.2 Nghiệp vụ Giám sát hải quan
Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan
5.2.2.2 Đối tượng giám sát hải quan Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan
5.2.2.3 Thời gian giám sát hải quan
- Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
- Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
- Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
- Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật Hải quan
5.2.2.4 Các phương thức giám sát hải quan
Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật
5.2.3 Phúc tập hồ sơ hải quan
Phúc tập hồ sơ hải quan là nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan nhằm xác định việc tuân thủ pháp luật về hải quan của người khai hải quan và cán bộ, công chức trong quá trình làm thủ tục hải quan
Khâu phúc tập hồ sơ hải quan nằm trong quy trình thủ tục thông quan được quy định tại Quyết định số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16/04/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán
5.2.3.2 Mục đích phúc tập hồ sơ
- Kiểm tra lại các công việc đã làm trong quy trình thông quan để phát hiện thiếu sót, sai sót và kịp thời yêu cầu khắc phục;
- Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy;
- Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ chứng từ thuộc hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu;
- Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu;
- Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu;
- Cung cấp thông tin, dấu hiệu vi phạm cho khâu kiểm tra sau thông quan
5.2.3.3 Nguyên tắc phúc tập hồ sơ hải quan
Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã thông quan và hoàn thành phúc tập trong vòng 60 ngày kể từ ngày quyết định thông quan lô hàng trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan Đối với lô hàng thuộc các trường hợp gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất thì thực hiện phúc tập hồ sơ cho từng lô hàng như quy định trên, sau khi thanh khoản thì thực hiện phúc tập tiếp phần hồ sơ thanh khoản trong vòng 7 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan xác nhận kết quả thanh khoản Đối với lô hàng thuộc các trường hợp miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế thì thực hiện phúc tập như quy định hiện hành
- Khi thực hiện phúc tập hồ sơ hải quan, công chức thực hiện phúc tập kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ các thông tin khai báo trên các chứng từ
- Kiểm tra lại toàn bộ các công việc đã làm được thể hiện trên hệ thống và/hoặc trên hồ sơ hải quan của công chức hải quan và người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định
- Căn cứ vào các thông tin có được tại thời điểm phúc tập (thông tin nhạy cảm, chỉ đạo của cấp trên) để tập trung kiểm tra sâu đối với những hồ sơ có độ rủi ro cao
Pháp luật về tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 86
5.3.1.1 Khái niệm Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.”
Trên góc độ phân phối thu nhập: “ Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quý tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
Trên góc độ người nộp thuế: “ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của nhà nước.”
Trên góc độ kinh tế học :” Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.”
Theo từ điển tiếng việt :” Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định.”
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra được một số đặc trưng chung của thuế là:
- Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mỗi quan hệ tiền tệ phát sinh dưới nhà nước và các pháp nhân, các thể nhân trong xã hội
- Thứ hai, những mỗi quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và có ỹ nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước
- Thứ ba, xét theo khía cạnh pháp luật, thuế là một khoản nộp cho nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định
Từ các đặc trưng trên của thuế, ta có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế là: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các chủ thể cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.”
5.3.1.2 Đặc điểm và chức năng của thuế
Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các công cụ khác Những đặc trưng đó là: Tính bắt buộc, Tính không hòan trả trực tiếp, Tính pháp lý cao
- Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hê tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc động viên mang tính chất bắt buộc của nhà nước.Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phân thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân
- Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của nhà nước
Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế
- Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật
Chức năng của thuế là sự thể hiện công dụng vốn có của thuế, và nó có tính ổn định tương đối Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển thuế luôn luôn thực hiện hai chức năng cơ bản sau
Một là: Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước
Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện đông viên nguồn tài chính cho nhà nước, là chức năng cơ bản của thuế Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước Chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm của xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội Thuế là một nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất cho ngân sách nhà nước
Hai là: Chức năng điều tiết kinh tế