Môi trường không khí- Bụi phát sinh do quá trình đào móng, đắp đất, bốc dỡ, vận chuyển vật liệu xây dựng.Khi có gió bụi, đất sẽ cuốn theo lên cao và phát tán vào không khí gây ô nhiễm cá
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 6
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7
MỞ ĐẦU 21
1 Xuất xứ của dự án 21
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 21
2.1 Văn bản pháp luật 21
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng 22
2.3 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu chính do chủ dự án tạo lập 22
3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 23
4 Tổ chức thực hiện ĐTM 23
CHƯƠNG 1 – MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 25
1.1 Tên dự án 25
1.2 Chủ dự án 25
1.3 Vị trí địa lý của dự án 25
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 26
1.4.1 Mục tiêu và quy mô của dự án 26
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 27
1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án 32
1.4.4 Công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy 33
1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị 36
1.4.6 Nguyên vật liệu đầu vào và các chủng loại sản phẩm 38
1.4.7 Kế hoạch sản xuất 39
1.4.8 Tiến độ thực hiện dự án 39
1.4.9 Vốn đầu tư 40
CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 41
2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 41
Trang 22.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 41
2.1.2 Điều kiện về khí tượng 43
2.1.3 Điều kiện thủy văn 48
2.1.4 Hiện trạng tài nguyên sinh học 48
2.1.5 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án 49
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Dự án 51
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 53
3.1 Đánh giá tác động 53
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 53
3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 65
3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 79
CHƯƠNG 4 - BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 81
4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra 81
4.1.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 81
4.1.2 Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 84
4.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 93
4.2.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 93
4.2.2 Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 95
4.3 An toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường 97
4.4 Các biện pháp hỗ trợ khác 97
CHƯƠNG 5 - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 98
5.1 Chương trình quản lý môi trường 98
5.2 Chương trình giám sát môi trường 101
5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng 101
5.2.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 101
5.2.3 Chi phí giám sát chất lượng môi trường 102
CHƯƠNG 6 – THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 104
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 105
1 Kết luận 105
2 Kiến nghị 106
3 Cam kết 106
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh hoáBQLDA : Ban quản lý dự ánCBCNV : Cán bộ công nhân viên
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩmKTXH : Kinh tế xã hội
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt NamTNMT : Tài nguyên môi trường
VOC : Chất hữu cơ bay hơiVSLĐ : Vệ sinh lao độngWHO : Tổ chức Y tế thế giớiXLNT : Xử lý nước thải
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1 – DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA LẬP BÁO CÁO ĐTM 22
BẢNG 2 – QUY MÔ VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN KHI MỞ RỘNG 26
BẢNG 3 – CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HIỆN CÓ VÀ XÂY DỰNG MỚI 27
BẢNG 4 – TÍNH TOÁN NHU CẦU CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT KHI MỞ RỘNG 29
BẢNG 5 - TỔNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC HÀNG NGÀY KHI MỞ RỘNG 29
BẢNG 6 – DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHÍNH HIỆN TẠI CỦA XƯỞNG GIẶT 35
BẢNG 7 – DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHÍNH DỰ KIẾN ĐẦU TƯ 35
BẢNG 8 – NHU CẦU SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT KHI MỞ RỘNG 37
BẢNG 9 – HÓA CHẤT DÙNG CHO SẢN XUẤT TRONG GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG 38
BẢNG 10 – KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 38
BẢNG 11 – CHI PHÍ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 39
BẢNG 12 – NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 42
BẢNG 13 – SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 43
BẢNG 14 – ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 44
BẢNG 15 – TỔNG LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 45
BẢNG 16 – BẢNG TỐC ĐỘ GIÓ, TẦN SUẤT VÀ HƯỚNG GIÓ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 46
BẢNG 17 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI ĐẦU RA CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN HÒA KHÁNH 49
BẢNG 18 – BẢNG KẾT QUẢ KHÔNG KHÍ TẠI XƯỞNG GIẶT 49
BẢNG 19 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU KHÔNG KHÍ XUNG QUANH (CỔNG RA VÀO CÔNG TY) 50
BẢNG 20 – CÁC HOẠT ĐỘNG GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 52
BẢNG 21 – LƯỢNG BỤI PHÁT THẢI DO HOẠT ĐỘNG THI CÔNG XÂY DỰNG 53
BẢNG 22 – HỆ SỐ Ô NHIỄM CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SỬ DỤNG DẦU DIESEL54 BẢNG 23 – TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SỬ DỤNG DẦU DIESEL 54
BẢNG 24 – NỒNG ĐỘ CHẤT CÁC CHẤT Ô NHIỄM CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG 55
Trang 6BẢNG 25 – NỒNG ĐỘ TRUNG BÌNH MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
57
BẢNG 26 – MỨC ỒN SINH RA TỪ CÁC THIẾT BỊ THI CÔNG 60
BẢNG 27 – KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐỘ GIẢM ĐỘ ỒN THEO KHOẢNG CÁCH 61
BẢNG 28 – TỔNG HỢP CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG 64
BẢNG 29 – TỔNG HỢP CÁC NGUỒN PHÁT SINH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ .65
BẢNG 30 – HỆ SỐ Ô NHIỄM CÁC CHẤT TRONG KHÓI THẢI TỪ QUÁ TRÌNH ĐỐT CỦI, MÙN CƯA 66
BẢNG 31 – NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÓI THẢI TỪ QUÁ TRÌNH ĐỐT LÒ HƠI
BẢNG 35 – TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC MƯA 70
BẢNG 36 – GIÁ TRỊ NHIỆT ĐỘ TỐI ĐA CHO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀO MÙA HÈ 75
BẢNG 37 – TỔNG HỢP CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 80
BẢNG 38 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KHÍ THẢI SAU XỬ LÝ CỦA LÒ HƠI 2,7 TẤN/GIỜ 84
BẢNG 39 – CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỔNG HỢP TỪ CÁC CHƯƠNG 1, 3, 4 .97
BẢNG 40 – KẾ HOẠCH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
100Bảng 41 – Chi phí giám sát chất lượng môi trường 102
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 1 - VỊ TRÍ TRUNG TÂM MAY MẶC THỜI TRANG VÀ DỊCH VỤ PHONG PHÚ ĐÀ NẴNG
25
HÌNH 2 - VỊ TRÍ RANH GIỚI NHÀ MÁY 26
HÌNH 3 - SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY 27
HÌNH 4 - QUY TRÌNH MAY SẢN PHẨM KAKI 33
HÌNH 5 - QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIẶT 34
HÌNH 6 - MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN XỬ LÝ GIẶT 35
HÌNH 7 - QUY TRÌNH XỬ LÝ CHỐNG NHĂN 35
HÌNH 8 - RANH GIỚI QUY HOẠCH KCN HÒA KHÁNH 42
HÌNH 9 - BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NĂM TỪ NĂM (2003 – 2012) 44
HÌNH 10 - BIỂU ĐỒ SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 45
HÌNH 11 - BIỂU ĐỒ ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 46
HÌNH 12 - BIỂU ĐỒ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH TRONG 10 NĂM (2003 – 2012) 47
HÌNH 13 - SƠ ĐỒ XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI LÒ HƠI 2,7 TẤN/GIỜ 85
HÌNH 14 - SƠ ĐỒ XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI LÒ HƠI 500 KG/GIỜ 86
HÌNH 15 - SƠ ĐỒ THU GOM NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHI MỞ RỘNG 87
HÌNH 16 - SƠ ĐỒ THU GOM NƯỚC TẠI KHU VỰC GIẶT 88
HÌNH 17 - SƠ ĐỒ THU GOM VÀ XỬ LÝ SƠ BỘ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT 89
HÌNH 18 - SƠ ĐỒ THU GOM NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN 90
HÌNH 19 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY XANH TẠI NHÀ MÁY 93
Trang 8TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1 Nội dung chính của dự án
Năm 2010, Tổng Công ty Phong Phú (nay là Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú) triển
khai dự án “Công ty Dệt Sơn Trà” tại Lô M, đường số 3, Khu công nghiệp Hòa Khánh.
Dự án đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trưởng số
03/GXNMT-BQL ngày 17/12/2010.
Năm 2013, Tổng Công ty CP Phong Phú đã chuyển giao toàn bộ dự án “Công ty Dệt
Sơn Trà” cho đơn vị thành viên là Công ty CP Quốc tế Phong Phú làm chủ dự án (được
Ban quản lý các KCN và Chế xuất Đà Nẵng cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh số
32221000058 ngày 15/11/2013) Dự án cũ đổi tên thành dự án “Trung tâm May mặc
Thời trang và Dịch vụ Phong Phú Đà Nẵng”
Công ty CP Quốc tế Phong Phú tiếp tục triển khai dự án, đầu tư thêm máy móc thiết bịcho xưởng giặt, xưởng hoàn tất (hiện có) và xây dựng mới xưởng sản xuất hàng may mặcvới 16 chuyền may
- Thông tin chủ dự án:
+ Đại diện công ty: Ông Đặng Vũ Hùng
++ Chức vụ: Tổng Giám đốc ++ Quốc tịch: Việt Nam
+ Địa chỉ liên hệ: Lô M, đường số 03, KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố
Đà Nẵng
+ Điện thoại: 08.37281853 Fax: 08.37281846
- Sản phẩm sản xuất kinh doanh chính trong lĩnh vực dệt may của Công ty là các sảnphẩm may mặc chất lượng cao (Jean, Kaki và các sản phẩm may mặc thông dụng khác)
- Mục tiêu của dự án là gia công sản xuất các sản phẩm jean và kaki, gồm:
+ Sản xuất sản phẩm hàng may mặc: công suất 3.000.000 sản phẩm/năm
+ Gia công các sản phẩm may mặc (chống nhăn, giặt): công suất 4.500.000 sảnphẩm/năm
Hiện tại, nhà máy đang vận hành thử nghiệm xưởng giặt
- Trang thiết bị sản xuất:
Hiện nay, nhà máy đã đầu tư một số máy móc, thiết bị phục vụ cho dây chuyền giặt tạixưởng giặt Trang thiết bị sản xuất chủ yếu bao gồm một số loại như sau:
Trang 9STT Thiết bị Xuất xứ Số lượng (Cái)
Khi mở rộng, Công ty sẽ bổ sung một số thiết bị cho dây chuyền giặt, đầu tư mới thiết
bị cho dây chuyền chống nhăn Đối với máy móc thiết bị sản xuất của dây chuyền may,
một số loại sẽ được chuyển qua từ Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú – Đà Nẵng (hiện đang thuê tại lô N, đường 6, KCN Hòa Khánh), còn lại là mua mới Số lượng máy móc thiết bị chính như sau:
ST
Số lượng (Cái) Hiện có (*) Mua mới
I THIẾT BỊ XỬ LÝ GIẶT
II THIẾT BỊ XỬ LÝ CHỐNG NHĂN
Trang 10Số lượng (Cái) Hiện có (*) Mua mới
III THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN MAY
- Hạng mục công trình, thiết bị bảo vệ môi trường:
+ Hiện nay, các công trình, thiết bị bảo vệ môi trường đã được lắp đặt hoàn chỉnh,gồm:
Trang 11 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 2,7 tấn/h: 1 hệ.
Bể tự hoại: 3 bể
Hệ thống thu gom mương thu gom nước thải tại khu vực giặt: 1 hệ
Hệ thống xử lý sơ bộ nước thải giặt: 1 hệ
Hệ thống thông gió xưởng hoàn tất: lắp đặt quạt treo công nghiệp, thổi cục bộ tại
vị trí công nhân thao tác và 1 hệ thống quạt hút công nghiệp trên tường
Hệ thống thông gió xưởng giặt: 1 hệ thống quạt hút công nghiệp gắn trên tường
Hệ thống thu gom nước thải sản xuất: 1 hệ
Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt: 1 hệ
Hệ thống thu gom nước mưa: 1 hệ
+ Khi mở rộng, nhà máy đầu tư thêm các công trình, thiết bị bảo vệ môi trường gồm:
Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt: 1 hệ (đấu nối vào hệ thống hiện có)
Hệ thống thu gom nước mưa: 1 hệ (đấu nối vào hệ thống hiện có)
2 Các tác động đến môi trường
2.1 Tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
2.1.1 Môi trường không khí
- Bụi phát sinh do quá trình đào móng, đắp đất, bốc dỡ, vận chuyển vật liệu xây dựng.Khi có gió bụi, đất sẽ cuốn theo lên cao và phát tán vào không khí gây ô nhiễm các khuvực xung quanh
- Bụi và các khí thải SO2, NOx, CO, CxHy phát sinh từ quá trình vận chuyển thiết bị,máy móc, vật liệu phục vụ thi công của các phương tiện giao thông Các chất ô nhiễmnày góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường không khí tại khu vực dự án và trênđường xe vận chuyển đi qua
2.1.2 Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại dự án
Với số lượng nhân viên 50 người, định mức sử dụng nước là 50 lít/người/ngày Lượngnước thải lấy bằng 100% lượng nước cấp, khoảng 2,5 m3/ngày
Trang 12- Nước mưa chảy tràn qua phạm vi công trường đang triển khai dự án: Nước mưa sẽcuốn theo các chất ô nhiễm như dầu mỡ từ các động cơ máy móc rơi vãi, bụi đất, bụi ximăng, cát, … chảy vào cống thoát nước chung sẽ góp phần làm tăng nồng độ ô nhiễm.Tuy nhiên, với lượng mưa lớn thì nồng độ các chất này trong nước thường nhỏ và khôngđáng kể.
- Nước thải khác như nước thải từ các khu vực trộn vật liệu xây dựng, khu vực đổ bêtông, nước rửa máy móc, thiết bị,
2.1.3 Chất thải rắn, lỏng
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại côngtrường Với 50 công nhân tham gia thi công hàng ngày, lượng rác sinh hoạt phát sinh là26,5 kg/ngày
- Chất thải từ hoạt động thi công xây dựng: Cát, sạn, rơi vãi trong quá trình vậnchuyển nguyên vật liệu, ván gỗ, xà bần, dây điện, ống nhựa, bao bì cạc tông dùng đểđóng gói, bao bọc thiết bị… ngoài ra còn có các bụi, vụn kim loại trong việc láp rápkhung kèo phân xưởng Với quy mô xây dựng công trình tương đối lớn thì khối lượngchất thải xây dựng phát sinh tương ứng sẽ rất cao, nên việc xác định chính xác lượng chấtthải phát sinh trong giai đoạn này rất khó khăn do sự phức tạp và đa dạng về thành phầntính chất chất thải, lượng thải phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, trình độtay nghề của công nhân
- Chất thải nguy hại:
+ Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trungbình 7 lít/lần thay
+ Đối với lượng giẻ lau nhiễm dầu mỡ thải, ước tính thải khoảng 5 kg/ngày
2.1.4 Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này là do hoạt động của các thiết bị máy móc thicông Do dự án nằm trong khu công nghiệp được quy hoạch tương đối xa khu dân cưnên tác động là không đáng kể, chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại công trường
2.1.5 Ô nhiễm do nhiệt
Trong quá trình thi công xây dựng, nhiệt dư từ các quá trình thi công gia nhiệt, khóihàn (như quá trình cắt, hàn, ) làm phát sinh sức nóng Đặc biệt dự án được thi công vàomùa nắng, do đó bức xạ nhiệt của mặt trời truyền qua không khí sẽ làm tăng lượng nhiệt
dư này
2.1.6 Tác động đến nước ngầm
Các chất thải như dầu, mỡ có thể theo nước mưa thấm xuống đất gây ô nhiễm đất và
Trang 13nước ngầm Việc đào móng công trình còn làm thay đổi mực nước ngầm Đây chỉ lànhững nguồn ô nhiễm cục bộ và có thể kiểm soát được.
Hiện nay, dự án đã hoàn thành việc san lắp mặt bằng và đào móng công trình Hơnnữa, chủ dự án và đơn vị thi công đã bố kho chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu, đảm bảokhông cho nước mưa chảy tràn đi qua nên cuốn theo chất ô nhiễm thấm vào đất và đi vàonước ngầm Do đó, tác động này không ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm tại khuvực dự án
- Chiếm dụng đất tạm thời và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực
2.2 Tác động đến môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động
2.2.1 Môi trường không khí
- Bụi vải phát sinh từ quá trình cắt vải:
Tham khảo số liệu thống kê của Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú Đà Nẵng, lượngbụi vải phát sinh từ quá trình sản xuất chiếm khoảng 0,02% lượng nguyên liệu Như vậy,với lượng nguyên liệu đầu vào tại dự án là 1.200 tấn/năm 4.000 kg/ngày thì lượng bụivải phát sinh khoảng 0,8 kg/ngày
- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu (củi, mùn cưa) cấp nhiệt lò hơi: + Hiện tại: dự án có 01 lò hơi 2,7 tấn/giờ, cung cấp nhiệt cho công đoạn sấy tạixưởng giặt và công đoạn ủi tại xưởng hoàn tất
+ Khi mở rộng: đầu tư thêm lò hơi 500 kg/giờ để cung cấp nhiệt cho công đoạn ủitại xưởng may
Nhiên liệu sử dụng là củi, mùn cưa Tổng lượng nhiên liệu sử dụng cho 02 lò hơi làkhoảng 450 kg/giờ
Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, mùn cưa chủ yếu là cáckhí CO2, CO, NOx, kèm theo một ít các chất bốc trong củi, mùn cưa không kịp cháy hết,oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí
- Bụi, khói thải từ các phương tiện giao thông:
Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải của phương tiện giao thông thường là
CO, COx, NOx, CxHy,… Nồng độ các chất ô nhiễm tương đối thấp nên ảnh hưởng đến
Trang 14môi trường không khí xung quanh không đáng kể Tuy nhiên chủ dự án sẽ có những biệnpháp thích hợp để hạn chế tác động này.
2.2.2 Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của CBCNV
* Hiện tại: lượng nước thải sinh hoạt khoảng 10 m3/ngày
* Khi mở rộng:
Với tổng số CBCNV làm việc tại nhà máy là 1.445 người, tổng lưu lượng nước thảisinh hoạt tối đa là 72,3 m3/ngày Trong đó:
+ Nước thải từ các công trình vệ sinh là 29 m3/ngày
+ Nước thải từ nhà bếp là 43,3 m3/ngày
- Nước thải sản xuất: do đặc trưng sản xuất của dự án, nước thải chủ yếu phát sinh tạicông đoạn giặt và vắt
* Hiện tại: lượng nước thải giặt khoảng 60 m3/ngày
* Khi mở rộng: tổng lượng nước thải sản xuất là 550 m3/ngày, gồm nước thải từ côngđoạn giặt 500 m3/ngày và nước thải từ công đoạn vắt 50 m3/ngày
Đặc trưng của nước thải này thường có độ pH cao, thành phần các chất ô nhiễm chính
là SS, COD, độ màu,…
- Nước thải từ bể nước dập bụi: phát sinh từ bể dập bụi của hệ thống xử lý khói thải lòhơi 2,7 tấn/giờ Định kỳ 2 tuần/ lần nhà máy xả nước từ bể dập bụi Lượng nước xả là5m3/ 1 lần
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Dự án: Nước mưa sẽ góp phần làm tăng hàmlượng cặn lơ lửng cho nguồn nước tiếp nhận
- Chất thải rắn sản xuất:
+ Chất thải thông thường:
Vải vụn, sản phẩm hỏng, bao bì hư hỏng, : là những chất khó hoặc không thể phân
Trang 15hủy, đồng thời có thể tái sản xuất nên hầu như không tác động đến môi trường Tham khảo
số liệu thống kê của Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú Đà Nẵng, khi dự án đi vào hoạtđộng, ước tính trung bình một ngày lượng phế phẩm này phát sinh khoảng 60 - 70 kg/ngày.Bụi lắng (từ cyclone xử lý bụi lò hơi): Theo thiết kế với hiệu suất thu hồi bụi từ hệthống cyclone lọc bụi khoảng 80% Lượng bụi lắng thu hồi được là 7,06 kg/ngày
Tro (lò hơi): chiếm khoảng 10 ÷ 30 % lượng nhiên liệu sử dụng Lượng tro phát sinh
là 450 – 1.350 kg/ngày
Bùn cặn (từ bể dập bụi): tại hệ thống xử lý lò hơi 2,7 tấn/giờ, bụi và khí thải sau khiqua cyclone vẫn còn sót lại các hạt bụi mịn, kích thước nhỏ Toàn bộ lượng bụi mịn này sẽđược giữ lại tại bể dập bụi dưới dạng bùn cặn, khoảng 1,49 kg/ngày
+ Chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại như bao bì đựng hóa chất, giẻ lau dínhdầu, dung môi, can thùng đựng dầu bị hỏng hoặc thải bỏ,… ước tính thải khoảng 2 – 3kg/ngày, phụ gia, hóa chất phát sinh trong quá trình sản suất ước tính khoảng 4 – 5kg/ngày Riêng dầu nhớt thải từ việc bảo dưỡng thiết bị ước tính thải khoảng 5 lít/tháng
2.2.4 Các tác động khác
- Tác động do tiếng ồn từ hoạt động của máy móc thiết bị, phương tiện giao thông
- Tác động do nhiệt thải trong công đoạn sấy, các công đoạn ủi sản phẩm, nhiệt thừa từnhà xưởng, máy móc thiết bị vào mùa hè
3 Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu
3.1 Giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
3.1.1 Môi trường không khí
- Bụi phát sinh do đào hố móng, đắp đất và các hoạt động vận chuyển bốc dỡ vật liệu, thi công trên công trường
+ Không tiến hành đào hố móng, đắp đất vào những lúc gió mạnh
+ Lượng đất phát sinh do đào hố móng sẽ được vận chuyển đi sử dụng vào mụcđích xây dựng khác và phải được che đậy cẩn thận nhằm tránh bụi phát tán và nước cuốntrôi vào những ngày trời mưa
+ Vào những ngày nắng nóng, cần tưới ẩm cho công trường để hạn chế bụi phát tán(4 lần/ngày), ảnh hưởng đến các nhà máy xung quanh dự án
+ Sử dụng phương tiện cơ giới đồng bộ, hiện đại theo các quy định của Bộ GTVT,đảm bảo yêu cầu phát thải theo TCVN cho phép
+ Công nhân thi công trên công trường cần được trang bị khẩu trang chống bụi
- Ðối với bụi, khí thải phát sinh trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu.
Trang 16+ Sử dụng bạt che phủ thùng xe, phải vệ sinh quanh thùng xe trước khi khởi hành,hạn chế các hoạt động vận chuyển vào giờ cao điểm và tuân thủ biển báo tốc độ.
+ Ðối với tuyến đường vận chuyển đoạn qua khu vực dân cư, nhà thầu xây dựngcần thực hiện biện pháp phun nước, giữ ẩm mặt đường và tăng tần suất phun ẩm vàonhững ngày khô nóng, nhiều gió
+ Không sử dụng các phương tiện đã quá niên hạn sử dụng để hạn chế lượng khíphát thải vào môi trường và đảm bảo an toàn giao thông
3.1.2 Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt của công nhân: Cho phép công nhân sử dụng các nhà vệ sinh
hiện có của dự án Đồng thời yêu cầu công nhân phải giữ vệ sinh chung và không đượcphóng uế bừa bãi
- Nước mưa chảy tràn: Dự án sẽ bố trí các kho chứa nguyên vật liệu tại vị trí an toàn,tránh hiện tượng tràn đổ dầu, hóa chất phục vụ thi công cũng như có biện pháp ứng cứukịp thời khi xảy ra rủi ro, hạn chế tối đa ảnh hưởng hệ thống thoát nước khu công nghiệpcũng như gây ô nhiễm nước nguồn tiếp nhận
- Nước rỉ xây dựng:
+ Thao tác kỹ thuật và vận hành các máy trộn bê tông phải đúng quy trình để hạnchế tối đa nước thải dư
+ Lót đáy các vị trí trộn vữa bê tông xi măng để hạn chế nước trộn thấm vào đất gây
ô nhiễm môi trường
+ Thu gom dầu mỡ bôi trơn tại các bãi đỗ xe để xử lý, không để chảy tràn hoặc thải
tự do ra công trường
3.1.3 Chất thải rắn
- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
- Đối với đất thải từ quá trình đào đất sẽ được tận dụng lại để đắp những vùng thấptrũng của khu vực dự án
- Đối với các loại chất thải rắn tái sinh được như: Giấy, nhựa, sắt thép,… sẽ thu gom,phân loại và bán cho cơ sở để tái sử dụng
- Thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại tại nơi riêng biệt và thuê đơn vị có chức năngvận chuyển, xử lý
3.1.4 Giảm thiểu tác động do tiếng ồn
- Trang bị bảo hộ lao động thích hợp cho công nhân
Trang 17- Không thi công vào ban đêm, giờ nghỉ ngơi.
- Sử dụng thiết bị máy móc thi công hiện đại, không sử dụng máy móc cũ, định kỳ bảodưỡng, kiểm tra
3.1.5 Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt
- Công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động phù hợp với từng công việc
- Đội mũ rộng vành, khăn rộng trùm kín mặt tránh tia bức xạ mặt trời, ánh sáng cộngvới hơi hydrocacbua gây những bệnh về da
3.1.6 Giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế - xã hội
- Tuyên truyền giáo dục ý thức cho công nhân
- Xây dựng nội qui sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý tốt công nhân
- Không vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm
- Có biện pháp quản lý chặt chẽ, thích hợp
3.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động
3.2.1 Môi trường không khí
- Giảm thiểu bụi vải phát sinh từ công đoạn cắt vải:
+ Trang bị các thiết bị hút bụi công nghiệp
+ Trang bị hệ thống quạt hút trên tường tại khu vực cắt
+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị sản xuất
+ Vệ sinh nhà xưởng thường xuyên
+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trong khu vực này
+ Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng
- Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt (củi, mùn cưa) cấp nhiệt lò hơi:
* Hiện tại:
Hệ thống xử lý khói thải lò hơi 2,7 tấn/giờ: xử lý bằng hệ thống xử cyclone lắng bụi và
bể nước dập bụi, ống khói thải với chiều cao 15m
Trang 18+ Xe chở đúng trọng tải quy định, sử dụng đúng nhiên liệu với thiết kế của động cơ
và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về xe lưu thông
+ Các phương tiện giao thông vận tải khi lưu thông phải đạt các tiêu chuẩn khí thải,tiếng ồn theo điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thịđược ban hành
+ Các chủ xe phải bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật xe, trình độ lái xe cũng nhưcác quy định khác về vận chuyển hàng hóa khi ra vào khu vực Dự án
3.2.2 Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt:
* Hiện tại:
+ Nước thải từ hoạt động vệ sinh toilet của nhà máy được xử lý sơ bộ bằng hệ thốngcác bể bể tự hoại 03 ngăn không thấm đất riêng biệt, phân bố hợp lý trên mặt bằng nhàmáy sau đó đổ vào tuyến thu gom nước thải sinh hoạt chung Nhà máy hiện có 03 bể tựhoại, dung tích chứa mỗi bể là 23m3
+ Nước thải vệ sinh tay chân, tắm rửa,… đổ trực tiếp vào tuyến thu gom nước thảisinh hoạt chung
+ Không có nước thải nhà bếp
* Khi mở rộng:
+ Nước thải sinh hoạt: sẽ xây thêm 06 bể với kích thước tương tự bể hiện có Các bể
tự hoại được bố trí tại xưởng may và khu văn phòng
+ Nước thải từ nhà bếp: được xử lý sơ bộ bằng bể tách mỡ 03 ngăn đó đổ vào tuyếnthu gom nước thải sinh hoạt chung của nhà máy
Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt sẽ đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải khucông nghiệp
- Nước thải sản xuất: Nước thải từ máy giặt theo mương dẫn đưa về bể lắng cát(17m3), có 4 ngăn nhằm giảm bớt hàm lượng cặn trong nước thải Sau đó nước thải đi vào
bể trung hòa (30m3) để điều chỉnh độ pH Nước thải tiếp tục qua bể lọc để giảm độ màutrong nước thải nhờ tính chất hấp thụ của than hoạt tính Bể lọc gồm 5 ngăn, trong đó có
3 vách ngăn bố trí lớp than hoạt tính Nước thải sau xử lý sơ bộ đưa vào hố ga đấu nốivới hệ thống thu gom nước thải của KCN
Nhà máy đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mương thu gom và bể lắng cát tại xưởnggiặt Bể trung hòa pH và bể lọc than hoạt tính sẽ được nhà máy xây dựng vào quý03/2014
Trang 19- Nước thải từ bể nước dập bụi: Định kỳ 2 tuần/ 1 lần, nhà máy xả nước của bể dập bụi
và bơm vào nước mới Lượng nước cho 1 lần xả là 5m3 (tương đương 0,36m3/ngày).Nước thải này theo ống HPDE (D120) đưa về bể lắng của hệ thống xử lý sơ bộ nước thảigiặt
- Nước mưa chảy tràn: thu gom bằng hệ thống mương BTCT xung quanh dự án và đấunối vào hệ thống thoát nước mưa KCN
- Chất thải nguy hại: Dự án sẽ thu gom, phân loại bằng các thùng chứa, bao chứa đượcbảo quản trong khu vực dự án theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và hợp đồngvới đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý
3.2.4 Giảm thiểu các tác động khác
- Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn sẽ được áp dụng như:
+ Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, máy móc, đặc biệt là các loại máymóc phát sinh tiếng ồn đáng kể (máy may, máy giặt,…)
+ Trang bị dụng cụ bảo hộ chống ồn cho công nhân tại các công đoạn phát sinhtiếng ồn lớn (nút bịt tai, mũ bảo hộ có chức năng chống ồn )
+ Bố trí thời gian sản xuất, chế độ ca kíp hợp lý để tránh làm việc quá lâu trong khu
vực có tiếng ồn cao
+ Trồng cây xanh quanh các phân xưởng sản xuất tạo dải cách ly, hạn chế lantruyền tiếng ồn sang các khu vực lân cận
- Các biện pháp giảm thiểu nhiệt thải, nhiệt thừa:
+ Tại xưởng giặt: nhà máy đã lắp đặt hệ thống quạt hút công nghiệp trên tường đểhút khí nóng ra ngoài ngoài, gồm 15 quạt hút, công suất mỗi quạt là 1,1 KW
+ Tại xưởng hoàn tất: tại vị trí thao tác của công nhân đã được lắp đặt quạt treocông nghiệp, thổi cục bộ, gồm 10 quạt, công suất mỗi quạt 0,2 KW Ngoài ra, xưởngcũng lắp đặt quạt hút công nghiệp trên tường tương tự xưởng giặt, gồm 17 quạt hút, côngsuất mỗi quạt là 1,1 KW
Trang 20+ Tại xưởng may: sẽ lắp đặt hệ thống thông gió nhân tạo màng nước (cooling pad)gồm 19 tấm cooling pad, kích thước mỗi tấm là (2,4 x 1,8 x 1,5)m và 17 quạt hút, mỗiquạt hút có công suất là 1,1 KW.
+ Trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân trực tiếp làm việc
+ Bố trí cửa thông thoáng gió xung quanh tường xưởng sản xuất
+ Trồng cây xanh xung quanh các nhà xưởng vừa có tác dụng che nắng giảm nhiệt
độ không khí còn tạo cảnh quan, tạo cảm giác dễ chịu cho công nhân lao động
4 Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
* Chương trình quản lý môi trường
- Thực hiện công tác quản lý môi trường theo từng giai đoạn thi công và vận hành:+ Quản lý các hoạt động của dự án
+ Quản lý các tác động đến môi trường
+ Quản lý các công trình xử lý môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường
- Các đơn vị liên quan phải có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường, baogồm:
+ Doanh nghiệp thực hiện dự án
+ Các nhà thầu xây dựng
+ Ban quản lý dự án
- Các cơ quan quản lý môi trường sẽ có trách nhiệm giám sát công tác quản lý môitrường tại dự án trong từng giai đoạn thi công và vận hành
* Chương trình giám sát môi trường
- Giai đoạn thi công xây dựng:
+ Giám sát môi trường không khí và vi khí hậu:
++ 1 vị trí bên trong khu vực đang thi công xây dựng Dự án
++ 1 vị trí bên ngoài khu vực Dự án
Tần suất giám sát: 06 tháng/01 lần
+ Giám sát việc thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sảnxuất, chất thải nguy hại
+ Giám sát đột suất khi gặp sự cố
- Giai đoạn đi vào hoạt động:
+ Giám sát môi trường không khí xung quanh Tần suất giám sát: 06 tháng/01 lần
Trang 21+ Giám sát môi trường không khí khu vực sản xuất, sau hệ thống xử lý khói thải lòhơi Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần
+ Giám sát nước thải sản xuất tại vị trí đấu nối vào hệ thống thu gom thải nước củaKCN Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần
+ Giám sát việc thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sảnxuất, chất thải nguy hại
+ Giám sát đột suất khi gặp sự cố
+ Giám sát bằng theo dõi và ghi chép hàng tuần do bộ phận môi trường của nhàmáy phụ trách
5 Kết luận, kiến nghị và cam kết
* Kết luận
- Dự án được đầu tư với tiêu chí thân thiện với môi trường và quản lý bền vững
- Các tác động đến môi trường được xác định tương đối đầy đủ
- Các biện pháp xử lý được đề xuất có tính khả thi tương đối cao, xử lý tốt các nguồn ônhiễm đặc trưng
* Kiến nghị
Kính đề nghị Ban quản lý KCN và Chế xuất Đà Nẵng hướng dẫn, hỗ trợ Công ty trongviệc thực hiện các thủ tục đầu tư vào KCN
Kính đề nghị Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Đà Nẵng tổ chức thẩm định
và trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường để
Dự án được triển khai đúng tiến độ
Kính đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) phối hợp vớiCông ty thực hiện tốt việc đấu nối nước thải của dự án vào trạm xử lý nước thải tập trungKCN
* Cam kết
Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bịthi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động ổn định theo đúng các quy định về môitrường
Chủ dự án xin cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm cáccông ước Quốc tế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễmmôi trường
Trang 22MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
Tổng Công ty Phong Phú (nay là Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú) được Ban Quản
lý các KCN và Chế xuất Đà Nẵng cấp giấy phép đầu tư số 32221000058 đăng ký lần đầu
ngày 28/02/2008 Năm 2010, Công ty triển khai dự án “Công ty Dệt Sơn Trà” tại Lô M,
đường số 3, Khu công nghiệp Hòa Khánh nhằm phát triển quy mô hoạt động sản xuất tạikhu vực Miền trung, đáp ứng các đơn hàng lớn, các đơn hàng sản phẩm may Jean, Kakithời trang và khép kín quy trình sản xuất Dự án đã được Ban Quản lý các KCN và Chếxuất Đà Nẵng cấp Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường số
03/GXNMT-BQL ngày 17/12/2010.
Năm 2013, Tổng Công ty CP Phong Phú đã chuyển giao toàn bộ dự án “Công ty Dệt
Sơn Trà” cho đơn vị thành viên là Công ty CP Quốc tế Phong Phú làm chủ dự án Việc
thay đổi tên chủ dự án đã được UBND thành phố Đà Nẵng chấp nhận theo Công văn số1516/UBND-KTN ngày 28 tháng 02 năm 2013 và Ban quản lý các KCN và Chế xuất ĐàNẵng đã cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh số 32221000058 ngày 15/11/2013
Dự án “Công ty Dệt Sơn Trà” đổi tên thành dự án “Trung tâm May mặc Thời trang
và Dịch vụ Phong Phú Đà Nẵng” Tiếp tục triển khai dự án, Công ty CP Quốc tế Phong
Phú sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị cho xưởng giặt, xưởng hoàn tất (hiện có) và xâydựng mới xưởng sản xuất hàng may mặc với 16 chuyền may
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chủ dự án - Công ty CP Quốc tế PhongPhú phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú tiến hành
lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Trung tâm May mặc Thời trang
và Dịch vụ Phong Phú Đà Nẵng” Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá
cụ thể những tác động có lợi, có hại từ hoạt động của Dự án đến điều kiện tự nhiên vàkinh tế - xã hội trong khu vực
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1 Văn bản pháp luật
1 Luật Phòng chống chữa cháy số 27/2001/QH11 được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001
2 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005
3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
4 Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012
5 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của luật phòng cháy chữa cháy
Trang 236 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ về việc “Quy địnhviệc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước”.
7 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Đầu tư
8 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giámôi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
9 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc quy định về quản lý chất thải nguy hại
10 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/ 2011 của Bộ TN&MT quy định chitiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của CP quy định vềđánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môitrường
11 Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc banhành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động
12 Quyết định số 26/2005/QĐ-UBND ngày 25/02/2005 của UBND TP Đà Nẵng vềviệc ban hành quy chế bảo vệ môi trường KCN và Chế xuất trên địa bàn Đà Nẵng
13 Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND thành phố ĐàNẵng về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
1 QCVN 13:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpdệt may
2 QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
3 QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh
4 QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đốivới bụi và các chất vô cơ
5 QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
6 QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
7 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế
2.3 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu chính do chủ dự án tạo lập
1 Dự án đầu tư
2 Giám sát môi trường định kỳ
Trang 243 Hồ sơ thiết kế các công trình của Nhà máy.
4 Số liệu tình hình hoạt động của Công ty
5 Số liệu điều tra, thu thập về kinh tế - xã hội tại khu vực Nhà máy
3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
* Phương pháp lập ĐTM
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh với QCVN
- Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: được
sử dụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm khi xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích tác động đầu vào, xem xét quá trìnhxảy ra như quá trình tương tác trong hệ thống, dự báo và đánh giá tác động đầu ra
* Phương pháp phụ trợ
- Phương pháp khảo sát, phân tích môi trường:
- Phương pháp tổng hợp: thu thập, tập hợp các thông tin, số liệu và các đề tài đãthực hiện trước đây
4 Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM Dự án “Trung tâm May mặc Thời trang và Dịch vụ Phong Phú Đà
Nẵng” do Công ty CP Quốc tế Phong Phú làm chủ dự án, kết hợp với Công ty TNHH
Đầu tư và Phát triển An Phú thực hiện
- Thông tin về đơn vị tư vấn:
+ Trụ sở: 146 Phan Thanh - Quận Thanh Khê – TP.Đà Nẵng
+ Văn phòng giao dịch: 219 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
+ Đại diện: Ông Đinh Quang Sơn Chức vụ: Giám đốc
+ Điện thoại: 0511.2.246 761 Fax: 0511.3.650 651
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo:
Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM ST
T
I Đại diện Chủ dự án
1 Nguyễn Thị Liên Phó TổngGiám đốc
Theo dõi nội dung báo cáo, hồ
sơ dự án đầu tư
Cung cấp thông tin, dữ liệu lậpbáo cáo
II Đại diện Đơn vị tư vấn
Trang 25- Tổng hợp, đánh giá điều kiện
tự nhiên, xã hội liên quan đến
dự án
- Tổng hợp, đánh giá tác độngmôi trường và đề xuất các biệnpháp giảm thiểu môi trường
- Đánh giá, phân tích các tácđộng môi trường từ dự án
- Đề xuất các phương án kỹthuật xử lý ô nhiễm môi trường
Trang 26CHƯƠNG 1 – MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN1.1 Tên dự án
TRUNG TÂM MAY MẶC - THỜI TRANG VÀ DỊCH VỤ PHONG PHÚ - ĐÀ NẴNG
1.2 Chủ dự án
- Chủ dự án: CÔNG TY CP QUỐC TẾ PHONG PHÚ
- Đại diện công ty: Ông Đặng Vũ Hùng
+ Chức vụ: Tổng Giám đốc + Quốc tịch: Việt Nam
- Địa chỉ liên hệ: Lô M, đường số 03, KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố
Trang 27Hình 1 - Vị trí Trung tâm May mặc Thời trang và Dịch vụ Phong Phú Đà Nẵng
Trang 28Vị trí Trung tâm nằm trong KCN Hòa Khánh cách trung tâm thành phố 10 km về phía
Đô ng KCN giáp với Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt quốc gia, giao thông thuận tiện vớicảng Tiên Sa và sân bay Đà Nẵng KCN Hòa Khánh kế cận với các khu chức năng đô thịnhư khu dân cư, du lịch, dịch vụ công cộng
Diện tích tổng cộng của Nhà máy là 45.429 m 2 có vị trí tứ cận như sau:
+ Phía Đông Bắc: Công ty TNHH Daiwa Việt Nam
+ Phía Đông Nam: Chi nhánh Công ty TNHH Kerry Integated Logistics (ViệtNam) tại Đà Nẵng
+ Phía Tây Nam: giáp đường số 3
+ Phía Tây Bắc: giáp đường số 5
Hình 2 - Vị trí ranh giới nhà máy
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1 Mục tiêu và quy mô của dự án
Trang 29+ Sản xuất sản phẩm hàng may mặc (quần kaki).
- Quy mô công suất của dự án:
Bảng 2 – Quy mô và mục tiêu của dự án khi mở rộng
ST
Hàng may mặc được xử lý chống nhăn 1.500.000
2
Gia công và sản xuất hàng may mặc (quần
Hiện tại: dự án đang vận hành thử nghiệm xưởng giặt.
Hàng may mặc được xử lý thời trang
Sản phẩm hàng may mặc (quần kaki)
Trang 30động sản xuất, chủ dự án đầu tư xây mới xưởng may (gia công và sản xuất hàng may mặckaki) và một số công trình phụ trợ như nhà điều hành, nhà xe, nhà ăn,… Diện tích phần
mở rộng là 13.200m2 Cụ thể như sau:
Bảng 3 – Các hạng mục công trình hiện có và xây dựng mới
Trang 31- Khi mở rộng: chủ dự án sẽ xây dựng đường nội bộ tương tự xung quanh các côngtrình mới.
b Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc tại khu vực và nhà máy trong giai đoạn mở rộng khôngthay đổi Tại khu vực nhà máy đã được phủ sóng điện thoại vô tuyến và hữu tuyến Đểđảm bảo cho vấn đề thông tin liên lạc được liên tục và ổn định, Công ty tiếp tục sử dụng
cả hai mạng điện thoại này Mạng hữu tuyến được thiết kế dây cáp ngầm, mạng vô tuyến
sử dụng các mạng điện thoại hiện hành như: VNPT, mobifone Nhìn chung, do Nhà máyđược xây dựng trong KCN và gần các khu trung tâm nên việc thông tin liên lạc với cácvùng khá thuận lợi
c Hệ thống cấp điện
- Nguồn điện cung cấp:
+ Hiện tại: lấy từ lưới điện hạ thế của KCN, được cung cấp từ mạng lưới điện quốcgia (110KV) qua trạm biến áp 110/22KV, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và ổn định cho
hoạt động của nhà máy Nhà máy đã có 1 trạm biến áp 22/0,4KV công suất 1.000KW.
+ Khi mở rộng: đầu tư thêm 1 trạm biến áp công suất 630 KW để đảm bảo nhu cầutiêu thụ điện cho cả nhà máy
Nhà máy không đầu tư máy phát điện dự phòng
.- Nhu cầu sử dụng điện:
+ Hiện tại: điện năng tiêu thụ hiện tại chủ yếu do hoạt động của thử nghiệm xưởng
giặt và theo số liệu thống kê thực tế trung bình là 32.000 KWh/ tháng.
+ Khi mở rộng: ước tính nhu cầu sử dụng điện là khoảng 45.000KWh/tháng khi
nhà máy đi vào hoạt động ổn định
d Hệ thống cấp nước
- Nguồn cung cấp nước: hiện tại nhà máy sử dụng nước thủy cục và vẫn tiếp tục sửdụng khi mở rộng
- Nhu cầu cấp nước: phục vụ cho 2 mục đích chính là sinh hoạt và sản xuất
+ Hiện tại: Theo thống kê thực tế, lượng nước thủy cục sử dụng trung bình là 70 m 3 / ngày, bao gồm nước sử dụng cho sản xuất (công đoạn giặt) và sinh hoạt của 50 CBCNV
nhà máy (nước vệ sinh toilet và rửa tay chân) Nhà máy chưa xây dựng nhà bếp
+ Khi mở rộng:
* Nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt:
Trang 32Tổng số CBCNV khi dự án đi vào hoạt động ổn định là 1.445 người, làm việc 1 ca/ngày (8 giờ/ca), tính mức bình quân sử dụng nước của mỗi người là 50 lít/ca thì nhu cầu
cấp nước sinh hoạt cho toàn Dự án: 72,3 m 3 /ngày.
* Nhu cầu nước cấp cho sản xuất:
Nước cấp cho sản xuất chủ yếu tại công đoạn giặt Định mức lượng nước giặt 1 tấnsản phẩm là 91 m3 Công suất giặt của dự án là 3.000.000 sản phẩm/năm (1.800 tấn sảnphẩm/năm ≈ 6 tấn/ngày) Vậy lượng nước dùng cho công đoạn giặt khoảng 550 m3 /ngày.
Ngoài ra còn có nước cấp cho lò hơi, làm mát thiết bị, Nhu cầu cấp nước cho sảnxuất cụ thể như sau
Bảng 4 – Tính toán nhu cầu cấp nước cho sản xuất khi mở rộng
ST
Nhu cầu ban đầu (m 3 )
Bổ sung hằng ngày (m 3 /ngày)
Làm mát thiết bị (bổ sung hàng ngày 2%/
Bảng 5 - Tổng nhu cầu sử dụng nước hàng ngày khi mở rộng
Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng đã ký hợp đồng đảm bảo cung cấp cho nhà
máy trong quá trình hoạt động sản xuất (Hợp đồng đính kèm tại phụ lục).
Ngoài ra, để dự trữ nước phục vụ công tác PCCC, Công ty sẽ xây dựng bể chứa nước
dự phòng Lượng nước cấp cho việc chữa cháy được tính theo TCVN 2622-1995:
+ Tiêu chuẩn nước chữa cháy cho mỗi đám cháy: qcc = 20l/s
+ Với diện tích khu vực < 150 ha, dự kiến ít nhất sẽ có 1 đám cháy xảy ra (n = 1) Nếu đám cháy lớn xảy ra trong vài giờ, tính thời gian xe cứu hỏa đến chữa cháy mất 1giờ thì nhà máy cần phải có đủ lượng nước để chữa cháy trong vòng 1 giờ đó Vậy lượngnước cấp cho chữa cháy là: Qcc = n x qcc x t = 1x 20x 3600/1000 = 73 (m3)
Trang 33e Hệ thống thoát nước
- Hiện tại: hệ thống thu gom nước mưa và nước thải đã được nhà máy xây dựng riêngbiệt, độc lập tại khu vực xưởng giặt, xưởng hoàn tất và kho tổng
+ Thoát nước mưa:
* Nước mưa từ mái nhà: được gom vào các ống đứng PVC Ø90 nhờ các lỗ thu vàcác quả cầu chắn rác Nước từ ống đứng thoát vào mương thu nước hiện hữu bằng cốngBTCT Ø300 – Ø800, i= 2%, chảy vào hố ga rồi đổ vào cống thoát nước chung của Nhàmáy trước khi đấu nối hệ thống thoát nước KCN
* Nước mưa chảy tràn: được thu gom bằng hệ thống cống thoát BTCT Ø300 –Ø800, bố trí xung quanh các nhà xưởng và đường nội bộ, sau đó theo các tuyến cốngchính đổ vào 2 điểm đấu nối hệ thống thoát nước mưa của KCN
+ Thoát nước thải:
* Nước thải sinh hoạt: được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại, theo đường ống chínhPVC Ø90 – Ø200 dẫn về hố gom và đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải KCN
* Nước thải sản xuất phát sinh từ xưởng giặt được thu gom và đấu nối vào hệ thống
thu gom nước thải KCN (Bản vẽ mặt bằng hệ thống thoát nước thải, biên bản đấu nối xả thải đính kèm phụ lục).
- Khi mở rộng: sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải riêngbiệt như hiện tại
f Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hiện tại:
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho toàn công trình, công ty đã xây dựng
bể chứa nước dung tích 270m3, lắp các họng cứu hỏa trên các trục đường nội bộ, xungquanh nhà xưởng Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động trong các nhà xưởng,nhà kho, khu văn phòng, Chủ dự án cũng trang bị đầy đủ các dụng cụ chữa cháy tại cácnhà xưởng để đảm bảo an toàn về công tác PCCC theo yêu cầu của cơ quan chức năng vềPCCC
Hệ thống PCCC các công trình của nhà máy bao gồm: Hệ thống chữa cháy và báo cháy.+ Hệ thống chữa cháy:
Hệ thống bình chữa cháy cầm tay: Lắp đặt cho toàn bộ các khu vực của nhà máy.Trong trường hợp đám cháy mới phát sinh với diện tích nhỏ có thể sử dụng các bình chữacháy cầm tay để chữa Bình chữa cháy cầm tay trang bị cho toàn bộ các khu vực của nhàmáy là loại bình đa tác dụng với chất chữa cháy là bột ABC loại 9kg và CO2 loại 5kg để
có thể chữa các đám cháy chất rắn, chất lỏng và chữa cháy thiết bị điện
Hệ thống chữa cháy vách tường: Lắp đặt cho toàn bộ các khu vực của nhà máy.Trong trường hợp khi đã sử dụng các bình chữa cháy không có hiệu quả do đám cháyphát triển quá nhanh cần có các thiết bị chữa cháy có hiệu lực lớn hơn Hệ thống này baogồm các họng nước chữa cháy vách tường Khi có cháy chỉ cần kéo vòi từ họng nướcchữa cháy vách tường để chữa cháy
Trang 34+ Hệ thống báo cháy tự động: được thiết kế dạng phân tán và quản lý tập trung tạitrung tâm điều khiển Tủ trung tâm phụ có nhiệm vụ giám sát hệ thống báo cháy trongtoàn bộ nhà máy và đưa ra thông tin cảnh báo bằng chuông báo cháy tại khu vực có cháy,đồng thời thực hiện truyền thông tin tại mỗi xưởng về trung tâm quản lý tập trung
Trên mặt bằng các tầng được trang bị nút nhấn báo cháy bằng tay tại các hành lang,lối thoát hiểm để con người có thể tác động để thông báo cháy về phòng trực báo cháykhi phát hiện đám cháy Các đầu dò khói, dò nhiệt sử dụng dạng địa chỉ và được kết nối
về tủ trung tâm qua để có thể phân biệt vị trí xảy ra đám cháy tại mỗi khu vực
- Khi mở rộng: Chủ dự án sẽ xây thêm 1 bể dự trữ nước chữa cháy 230m3 và lắp đặtthiết bị PCCC tương tự cho khu vực xây mới
- Nguồn nước dùng cho chữa cháy là nước thủy cục
g Hệ thống chống sét và tiếp địa
- Hiện tại:
Đối với công trình hiện có, đã lắp đặt 01 kim thu sét trên từng mái nhà xưởng, bánkính bảo vệ mỗi kim thu R= 83m, độ cao thu sét 5m so với mái Dây dẫn thoát sét bằngđồng trần 70mm2, đoạn cáp từ mái xuống bãi tiếp địa được luồn trong ống PVC và dẫnxuống bãi tiếp địa Trạm tiếp địa sử dụng 5 cọc đồng Ø16x2.400, cọc đồng được chôntrong hố kiểm tra có chiều cao 0,8m
- Khi mở rộng: Chủ dự án sẽ lắp đặt thiết bị chống sét tương tự cho khu vực xây mới
1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
* Các công trình đã xây dựng (từ dự án cũ):
- Xưởng 1 (xưởng hoàn tất+ kho tổng):
Kết cấu móng, đà kiềng bê tông cốt thép Khung cột, kèo mái bằng thép tiền chế, vìkèo thép Mái tôn độ dốc 15%, sử dụng lớp cách nhiệt sợi thủy tinh khu vực kho, khu vựcxưởng đóng trần tole lạnh Nền BTCT phủ lớp hoàn thiện làm cứng bề mặt Kết cấutường bao dày 200, xây gạch thẻ, vữa M75, trụ BTCT Hệ thống cửa sổ thông gió bằngnhôm- kính
- Xưởng 2 (xưởng giặt):
Khu sản xuất chính bố trí dây chuyền giặt bao gồm 4 dãy máy giặt, 4 dãy máy sấy, 4máy vắt
Kết cấu móng đà kiềng bê tông cốt thép Khung cột, kèo mái bằng thép tiền chế, vì kèothép, có mái thông gió Mái tôn độ dốc 15%, sử dụng lớp cách nhiệt túi khí Nền BTCTphủ lớp hoàn thiện làm cứng bề mặt, bên dưới có hệ thống mương thoát nước cho máygiặt và vắt Kết cấu tường bao dày 200, xây gạch thẻ, vữa xây M75, trụ BTCT Hệ thốngcửa sổ thông gió bằng nhôm- kính
Trang 35- Nhà xe 2 bánh: Kết cấu móng đà kiềng bê tông cốt thép Khung cột, vì kèo thép ống.Mái tôn, nền BTCT dày 7cm.
* Các công trình xây dựng mới:
- Nhà xưởng may: diện tích 4.464 m2, bố trí 16 chuyền may
Kết cấu móng đà kiềng bê tông cốt thép Khung cột, kèo mái bằng thép tiền chế, vì kèothép Mái tôn độ dốc 15%, sử dụng lớp cách nhiệt sợi thủy tinh khu vực kho, khu vựcxưởng đóng trần tole lạnh Nền BTCT phủ lớp hoàn thiện làm cứng bề mặt Hệ thống cửa
sổ thông gió bằng nhôm- kính
- Nhà điều hành: Diện tích xây dựng 400 m2, 2 tầng bằng bê tông cốt thép Kết cấumóng đà kiềng bê tông cốt thép Nền nhà đổ bể tông dày 100mm, M200 Mái nhà là sàn
bê tông cốt thép M 250, dày 120mm, chống thấm
Xung quanh các nhà xưởng đều có các bồn trồng xây xanh, đường giao thông nội bộ,
và toàn bộ khu đất công trình của nhà máy đều có tường rào bao bọc
1.4.4 Công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy
Sản phẩm của Nhà máy gồm:
- Hàng may mặc được xử lý thời trang: giặt và chống nhăn
- Gia công sản xuất sản phẩm may mặc kaki
1 Quy trình may sản phẩm kaki
Hình 4 - Quy trình may sản phẩm kaki
Nguyên liệu đầu vào
Cắt May Ủi
KCS kiểm tra lần cuối Lưu kho Đóng gói
KCS
KCS
Vải vụn Bụi vải
Nhiệt thừa
Bao bì, nhãn mác hỏng
Sản phẩm lỗi
Trang 36* Thuyết minh quy trình sản xuất:
Nguyên liệu đầu vào là vải kaki được chuyển cho công nhân cắt theo mẫu có sẵn Vảisau khi được cắt, tiếp tục chuyển qua bộ phận may, kết tay, nhặt chỉ trước khi chuyển cho
bộ phận ủi định hình sản phẩm Tiếp theo, sản phẩm được gấp lại theo kích thước phùhợp Cuối cùng sản phẩm sẽ được đóng gói hoàn tất và kiểm tra chất lượng sản phẩm lầncuối Sản phẩm hoàn chỉnh tiến hành lưu kho
Trang 372 Quy trình công nghệ giặt
Hình 5 - Quy trình công nghệ giặt
* Thuyết minh quy trình:
Giặt là quy trình cần thiết đối với hàng may mặc quần jean, kaki Bởi vì, quần sau khimay vải còn thô cứng, chưa thể sử dụng, cần phải qua quy trình giặt để làm mềm sợi vải Nguyên liệu đầu vào của quy trình này gồm 2 loại: quần may sẵn của nhà máy và quầncần giặt theo đơn đặt hàng của các đơn vị may mặc khác Đầu tiên, quần đưa vào máygiặt, bổ sung một số hóa chất giặt tẩy để giặt sạch và làm mềm vải Sau khi giặt, quầntiếp tục đưa vào máy vắt, vắt ráo nước nhờ vào lực ly tâm Tiếp đó, quần sẽ đưa vào máysấy kín để làm khô Nhiệt độ sấy khoảng 1300C và được cấp nhiệt bằng lò hơi
- Nếu là quần giặt theo đơn đặt hàng thì sau công đoạn sấy, sản phẩm sẽ gấp nếp, đóngthùng carton và giao lại cho khách hàng
Nhiệt thừa
Đơn đặt hàng
Hóa chất
Quần hoàn thiện
Trang 38- Nếu là quần may sẵn của nhà máy thì sau khi sấy, quần chuyển sang xưởng hoàn tất.Công nhân sẽ tiến gấp nếp và ủi định hình (thủ công) để hoàn tất sản phẩm Cuối cùngsản phẩm được đóng gói và lưu kho.
Hình 6 – Một số thiết bị trong dây chuyền xử lý giặt
Trang 39Hình 7 - Quy trình xử lý chống nhăn
* Thuyết minh quy trình sản xuất:
Đối với một số quần jean, kaki thuộc dòng hàng cao cấp thì sau khi giặt sẽ được xử lýchống nhăn Đây là một trong những công đoạn quan trọng để xử lý hoàn tất sản phẩm vàtăng giá trị thẩm mỹ cho dòng hàng cao cấp Quần đầu tiên sẽ được kiểm tra để loại bỏnhững cái bị lỗi Sau đó, quần jean, kaki sẽ được bôi hồ chống nhàu, tạo điều kiện chocác vết nhăn trên quần duỗi ra Sau đó tiến hành các công đoạn ủi để định hình sản phẩm.Cuối cùng là kiểm tra, loại các sản phẩm lỗi và đóng gói sản phẩm lưu kho
1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị
- Hiện tại:
Nhà máy đã có một số máy móc, thiết bị phục vụ cho dây chuyền giặt Các thiết bịmáy móc này được đầu tư mới vào năm 2012, tình trạng máy móc còn khoảng 90% Sốlượng máy móc hiện có được thể hiện tại bảng sau
Bảng 6 – Danh mục máy móc, thiết bị chính hiện tại của xưởng giặt
THIẾT BỊ XỬ LÝ GIẶT
- Khi mở rộng:
Công ty sẽ bổ sung thêm một số máy móc thiết bị cho dây chuyền giặt, đầu tư thiết bịsản xuấ cho dây chuyền chống nhăn và dây chuyền may mặc kaki Trong đó, một số máymóc thiết bị của dây chuyền may (đầu tư từ năm 2011, tình trạng mới của thiết bị máymóc khoảng 80 – 90%) sẽ được chuyển qua từ Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú – ĐàNẵng (hiện đang thuê tại lô N, đường 6, KCN Hòa Khánh) Các thiết bị còn lại đều đượcmua mới từ các nhà cung cấp thiết bị ngành may có uy tín trong và ngoài nước
Bảng 7 – Danh mục máy móc, thiết bị chính dự kiến đầu tư
Trang 40Số lượng (Cái) Hiện có (*) Mua mới
I THIẾT BỊ XỬ LÝ GIẶT
II THIẾT BỊ XỬ LÝ CHỐNG NHĂN
III THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN MAY