1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng lỗi sống tối giản vào biến đổi khí hâụ

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN  TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG LỐI SỐNG TỐI GIẢN VÀO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Giảng viên hướng dẫn: PGS TS VÕ LÊ PHÚ TS VÕ THANH HẰNG Lớp L01 – HK222 Ngày nộp: 09/04/2023 Sinh viên thực hiện MSSV Gmail Điểm Phan Thị Thanh Vy 1916027 vy.phan280501@hcmut.edu.vn Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 MỤC LỤC I PHẦN MỞ ĐẦU 1 II PHẦN NỘI DUNG 2 1 Biến đổi khí hậu 2 1.1 Biến đổi khí hậu là gì? .2 1.2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 2 1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến thế giới và Việt Nam 9 1.4 Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 11 2 Lối sống tối giản 15 2.1 Lối sống tối giản là gì? 15 2.2 Lợi ích của lối sống tối giản 16 2.3 Cách rèn luyện lối sống tối giản .18 2.4 Những quan điểm sai lầm về lối sống tối giản .21 3 Mối liên hệ của lối sống tối giản với các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu 23 III PHẦN KẾT LUẬN .25 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Hiệu ứng nhà kính 3 Hình 1.2: Đặc điểm của hơi nước đối với hiệu ứng nhà kính 4 Hình 1.3: Đặc điểm của khí (CO2) đối với hiệu ứng nhà kính 5 Hình 1.4: Đặc điểm của khí (N2 O) đối với hiệu ứng nhà kính 6 Hình 1.5: Đặc điểm của khí (C H 4) đối với hiệu ứng nhà kính 7 Hình 1.6: Đặc điểm của các hợp chất halocacbon đối với hiệu ứng nhà kính .8 Hình 2.1: Hình ảnh ví dụ không gian bài trí theo lối sống tối giản 16 I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu không còn là một vấn đề xa lạ với mỗi chúng ta Biến đổi khí hậu tác động đến môi trường và tất cả các lĩnh vực trong đời sống Đến thời điểm hiện tại có thể nói chúng ta đã có được hiểu biết gần như toàn diện về biến đổi khí hậu, các giải pháp, sáng kiến được đưa ra cũng rất thiết thực, hoàn thiện Kết quả của quá trình hiện thực hóa, triển khai các giải pháp được quyết định bởi sự chung tay, sự phối hợp của các nguồn lực từ mỗi cá nhân, từ các hộ gia đình, các cộng đồng hoặc cả quốc gia Ở đâu có nỗ lực hành động ở đấy có kết quả tích cực Vì thế em nghĩ bất kì một sự nỗ lực thay đổi nào có liên hệ với mong muốn đóng góp cho biến đổi khí hậu, bên cạnh những hiểu biết đúng đắn đã có, thì đều đưa chúng ta đến gần hơn đến mục tiêu chung: giảm thiểu biến đổi khí hậu Trong bài tiểu luận này em muốn trình bày về tác động tích cực của một sự đóng góp mà ai cũng có thể thực hiện được đó là việc xây dựng một lối sống tối giản (minimalism) Vì thế em chọn đề tài tiểu luận là “Biến đổi khí hậu và lối sống tối giản” 2 Mục tiêu nghiên cứu Thu thập và trình bày những kiến thức, thông tin về biến đổi khí hậu và lối sống tối giản Từ đó đưa ra tác động của lối sống tối giản đến biến đổi khí hậu 3 Đối tượng nghiên cứu Các nguồn thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu và lối sống tối giản 4 Phạm vi nghiên cứu Tất cả các nguồn thông tin từ internet, sách báo, bài phỏng vấn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp và phương pháp quan sát khoa học 1 II PHẦN NỘI DUNG 1 Biến đổi khí hậu 1.1 Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.[4] 1.2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu có thể xảy ra do sự thay đổi các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu như sự gia tăng hoạt động của núi lửa, sự cố địa chất hoặc do sự thay đổi vị trí chuyển động của quỹ đạo Trái đất, sự xuất hiện các hiện tượng thiên tai từ vũ trụ (như thiên thạch, sao băng lớn va vào Trái đất, hiện tượng bão từ, bão mặt trời, ) Ngoài các yếu tố cực đoan hiếm hoi kể trên, biến đổi khí hậu hiện nay là do các tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần khí trong bầu khí quyển, gây nên hiệu ứng nhà kính 2 Hiệu ứng nhà kính là gì? Hình 1.1: Hiệu ứng nhà kính Trong các trường hợp trên, ánh sáng mặt trời đi qua kính ô tô/ tấm ni lông, làm cho không khí bên trong và các bề mặt nóng lên và khiến chúng tỏa nhiệt Tuy nhiên lượng nhiệt tỏa ra này chỉ thoát ra được một phần, một phần bọ giữ lại bởi kính ô tô/ tấm ni lông Vì thế ta cảm nhận nhiệt độ bên trong cao hơn bên ngoài Cũng tương tự như vậy, trong các lớp không khí bao quanh Trái đất, có khá nhiều chất khí chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng thành phần khí quyển như một dạng khí hiếm nhưng chúng có thể có những vai trò quan trọng ảnh hưởng đến bức xạ khí quyển Các loại khí này lơ lửng trên không trung có tác dụng như một tấm trong suốt, làm hạn chế sự phát tán nhiệt ra khỏi trái đất Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất, được hấp thu một phần làm mặt đất nóng lên và một phần được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài Các loại khí này 3 được gọi là khí nhà kính, vì chúng có khả năng tạo nên “hiệu ứng nhà kính” trong bầu khí quyển Hiệu ứng nhà kính tự nhiên đã góp phần duy trì sự sống trên Trái đất Nhờ có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình toàn trái đất ở mức khoảng 14 - 15°C Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình trên trái đất có thể tụt xuống đến mức âm 18 - 19°C Tuy nhiên, khi các khí nhà kính gia tăng nhiều hơn thì có thể gây nên hiện tượng “nóng lên toàn cầu” do bức xạ mặt trời bị kềm giữ nhiều hơn trong lớp không khí gây nên tình trạng “nghẽn nhiệt” trong bầu khí quyển bao quanh Trái đất.[4] Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước ( H2O), cacbon đioxit (CO2), metan ( CH 4), các hợp chất halocacbon (CFC, HCFC, HFC), đinitơ oxit ( N2 O), ozon trong tầng đối lưu (O3) 4 Hình 1.2: Đặc điểm của hơi nước đối với hiệu ứng nhà kính Hình 1.3: Đặc điểm của khí (CO2) đối với hiệu ứng nhà kính 5 Hình 1.4: Đặc điểm của khí (N2 O) đối với hiệu ứng nhà kính 6 Hình 1.5: Đặc điểm của khí (CH 4) đối với hiệu ứng nhà kính 7  Thay nhiên liệu hóa thạch bằng nguồn năng lượng tái tạo: Việc chuyển đổi hệ thống năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời…) sẽ làm giảm lượng khí thải gây ra biến đổi khí hậu  Giảm phát thải trong giao thông và nông nghiệp;  Gia tăng các bể trữ carbon thông qua trồng rừng;  Quản lý tài nguyên nước tổng hợp Các hoạt động thích nghi thì rất đa dạng và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất cũng như năng lực của cộng đồng Có 2 giải pháp chính cho thích nghi với biến đổi khí hậu: giải pháp công trình và giải pháp phi công trình  Giải pháp công trình bao gồm các hoạt động xây dựng công trình phòng chống thiên tai và thời tiết cực đoan, trang bị hệ thống thiết bị quan trắc - thông tin - phân tích - cảnh báo, quy hoạch hạ tầng đô thị, khu công nghiệp và dân cư,  Giải pháp phi công trình bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho thích nghi hiệu quả như tăng cường năng lực cộng đồng, điều chỉnh sản xuất, lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, chuyển đổi nghề, di dời dân cư hợp lý, Việt Nam đã đưa ra những chính sách và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH trong vòng một thập kỷ trở lại đây Những chính sách này tập trung nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH Các hoạt động thích ứng với BĐKH tới năm 2030 bao gồm:[6]  Đạt ít nhất 90% các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội được lồng ghép vấn đề quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH;  Giảm 2%/năm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước, riêng các huyện xã nghèo giảm 4%/năm; 12  Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão và 100% tầu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc;  Nâng độ che phủ rừng lên 45%;  Nâng diện tích rừng phòng hộ ven biển lên 380000 ha, trong đó trồng thêm rừng ngập mặn từ 20000 đến 50000 ha;  Đạt ít nhất 90% dân cư thành thị và 80% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh;  100% số dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu Ứng phó với biến đổi khí hậu là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có sự huy động tổng hợp các nguồn lực khác nhau Các nguồn lực có thể từ mỗi cá nhân, từ các hộ gia đình, các công đồng hoặc cả quốc gia bao gồm:  Nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được từ đất đai, nguồn nước, rừng núi, khoáng sản, môi trường không khí,  Các cơ sở hạ tầng như hệ thống cầu đường, công trình thủy lợi, nhà máy điện, trạm cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, và phương tiện vật chất như xe thuyền, thiết bị thông tin, nghe nhìn, dụng cụ phòng cháy, cứu nạn,  Nguồn tài chính, tín dụng có thể huy động và sử dụng hiệu quả  Nguồn nhân lực có thể tập hợp, đội ngũ chuyên gia có kỹ năng và những cá nhân trong cộng đồng có kinh nghiệm thực tế, kiến thức bản địa,  Điều kiện kinh tế - xã hội, bao gồm cả các yếu tố sản xuất, sinh kế, liên kết cộng đồng, hoạt động văn hóa, truyền thống và nền tảng đạo đức, tôn giáo và tín ngưỡng  Các thể chế, chính sách và pháp luật hiện hành và điều kiện thực thi 13  Các thực thi thoả thuận hợp tác hạn chế biến đổi khí hậu của các quốc gia, các vùng lãnh thổ và cộng đồng quốc tế 14 2 Lối sống tối giản 2.1 Lối sống tối giản là gì? “Sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta” 1 Tối giản hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Minimalism Đây là một phong trào nghệ thuật nổi tiếng bắt nguồn từ New York những năm 60 thế kỉ trước Loại bỏ đi những chi tiết cầu kỳ rườm rà, chủ nghĩa tối giản chú trọng vào tổng thể và truyền tải những thông điệp tinh tế, thanh lịch Ở Nhật, lối sống tối giản được gọi là Danshari; Dan(từ chối), Sha(vứt bỏ), và Ri(tránh xa), đó là không chấp nhận đưa thêm những thứ không cần thiết vào cuộc sống của mình, vứt bỏ hết những thứ không cần thiết hiện có và thoát ra khỏi những ám ảnh về vật chất Để được hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận mọi điều trong cuộc sống này [1] 1 Sasaki Fumio, sách “Lối sống tối giản của người Nhật” 15 Hình 2.1: Hình ảnh ví dụ không gian bài trí theo lối sống tối giản Hiện nay, lối sống ngày càng tối giản đang dần trở thành trào lưu của các bạn trẻ hiện nay Thực tế, cuộc sống hiện đại đang khá phức tạp, có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải bận tâm Nó dường như đã chiếm hết thời gian của mỗi người, tạo ra những áp lực tài chính, stress, sự cô độc, khoảng cách giữa con người với nhau,… Chính vì vậy, giới trẻ muốn thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, mệt mỏi này và hướng đến phong cách sống thoải mái, đơn giản hơn từ vật chất đến tinh thần 2.2 Lợi ích của lối sống tối giản Giảm căng thẳng, mệt mỏi 16 Mỗi một món đồ thuộc về chúng ta đều cần sự chú tâm, giữ gìn, chăm sóc cho chúng, tức là cần thời gian và công sức của chúng ta dành cho chúng Vì thế, khi chúng ta giữ quá nhiều món đồ không cần thiết sẽ làm cho chúng ta quá tải trong việc quán xuyến những thứ thuộc về mình Từ đó dễ dẫn đến stress, bận rộn liên tục phải suy nghĩ Một căn phòng sạch sẽ, thoáng mát, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, tối giản sẽ trở nên ưa nhìn và khiến ta quên đi mọi muộn phiền sau một ngày dài Tiết kiệm tối đa chi phí Việc lựa chọn mua sắm với tâm thái không rõ ràng về những gì mình thực sự cần sẽ dẫn đến tâm lí mua rất nhiều, mua trong vô thức, bỏ qua quá trình cân nhắc mình sẽ làm gì với đồ dùng này trước khi mua Kết quả là chúng ta sẽ tốn kém rất nhiều chi phí cho những khoản chi không cần thiết, không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, không quan trọng Đồng thời, mua sắm có ý thức còn giúp chúng ta không tiêu tốn quá nhiều chi phí hàng tháng cho việc giữ gìn và bảo trì những món đồ mà mình đang sở hữu Góp phần bảo vệ môi trường Việc sử dụng ít vật dụng sẽ giúp ta góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn tài nguyên tự nhiên, các vấn đề về môi trường được quan tâm và ưu tiên hơn Mọi sản phẩm được tạo nên xuất phát từ chính nhu cầu tiêu dùng của chúng ta Nhu cầu tiêu dùng được đơn giản hóa, quá trình sản xuất cũng sẽ tập trung vào chất lượng thay vì số lượng Từ đó tiết kiệm được nguồn nguyên liệu lẫn giảm thiểu được lượng rác thải xả ra môi trường Giúp chúng ta biết ơn nhiều hơn Việc sở hữu ít đồ vật còn giúp ta có nhiều thời gian để chăm sóc, sắp xếp và lau dọn mọi thứ Ngay cả việc đi mua sắm thường xuyên cũng khiến bạn mất nhiều thời gian Thời gian tiết kiệm được đó chúng ta sẽ dành cho việc chăm sóc chính sức khỏe và tâm hồn mình; dành cho gia đình và những gì thực sự giá trị và gắn với hạnh phúc đích thực của chính mình 17

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w