1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thích nghi và ứng phó thời tiết cực đoan ở việt nam trong khoảng năm 2016 tới nay

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thích nghi và ứng phó thời tiết cực đoan ở Việt Nam trong khoảng năm 2016 tới nay
Tác giả Đoàn Ngọc Danh
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Lê Phú, TS. Võ Thanh Hằng
Trường học Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

PHẦN MỞ BÀIBiến đổi khí hậu là một trong những từ khóa rất được mọi cá nhân quan tâm, có thể trên thời sự, trên băng rôn tuyên truyền, trên mạng xã hội đầy rẫy những vấn đề này.. Về ngập

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



KHÍ HẬU

NỘI DUNG:

THÍCH NGHI VÀ ỨNG PHÓ THỜI TIẾT CỰC ĐOAN Ở VIỆT NAM TRONG

KHOẢNG NĂM 2016 TỚI NAY

LỚP L01 -HK 222 NGÀY NỘP 30/03/2023 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Võ Lê Phú

TS Võ Thanh Hằng Sinh viên thực hiện MSSV Gmail Điểm

số

Đoàn Ngọc Danh 1912837 danh.doan1196320@hcmut.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH 3

DANH MỤC BẢNG 4

PHẦN MỞ BÀI 5

PHẦN THÂN BÀI 6

I Khái niệm thời tiết cực đoan 6

II Hậu quả 8

III Thực trạng về công tác phòng chống 11

IV Hành động 16

PHẦN KẾT BÀI 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

DANH MỤC HÌNH Hình 1 Quy định độ mặn (Nguồn Sở KH&CN)

DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Những tai họa thường xảy ra tại Việt Nam (Nguồn Tổng hợp)

Trang 4

PHẦN MỞ BÀI

Biến đổi khí hậu là một trong những từ khóa rất được mọi cá nhân quan tâm, có thể trên thời sự, trên băng rôn tuyên truyền, trên mạng xã hội đầy rẫy những vấn đề này Dù tranh cãi dữ dội ở bên nào thì đúng hay không thì ta không thể nào phủ nhận

Trang 5

rằng, chúng ta phải chung sống với cái bệnh mà nó bạo phát, phải thích nghi mối nguy hiểm trong tương lai không xa phải xảy ra Điều này không chỉ là vấn nạn của cộng đồng mà còn kéo theo hệ lụy đến tương lai Nhưng hãy làm tốt những gì mình hiện có,

vì vậy đây là lý do khiến em chọn đề tài này

PHẦN THÂN BÀI

I Khái niệm thời tiết cực đoan

Các dạng thời tiết cực đoan thường mang tới sự khắc nghiệt, nhiều độc hại, bất thường ập đến và không tốt lành, đột ngột gây thiệt hại lớn về người và của Thời tiết cực đoan đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, có tác động

Trang 6

bất lợi trên nhiều lĩnh vực của đời sống trên cả quy mô toàn cầu, khu vực và quốc gia Khí hậu cực đoan biến động mạnh hơn cả về không gian và thời gian, xảy ra với tần suất nhiều hơn và diễn biến bất thường hơn

Những loại thiên tai Hình minh họa

Bão

Mưa lớn

Ngập mặn

Lốc xoáy, vòi rồng

Trang 7

Hạn hán

Sạt lở đất

Nắng nóng, rét đậm

Dông sét

Mưa axit

Bảng 1 Những tai họa thường xảy ra tại Việt Nam (Nguồn Tổng hợp)

Trang 8

II Hậu quả

Về môi trường sống bị mất, sinh vật tuyệt chủng, gây mất chuỗi thức ăn và mất

đa dạng sinh học Về con người, nắng nóng dẫn đến cháy rừng, hạn hán, gây mất mùa

và ảnh hưởng sức khỏe tới người dân

Việt Nam được ghi nhận là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất

từ hiện tượng biến đổi khí hậu Do đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng xuất hiện tại Việt Nam với tần suất ngày càng tăng cao Tính riêng trong 20 năm trở lại đây, các loại thiên tai như bão, lũ, lở đất… đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại tài sản trên 6,4 tỷ USD Đồng thời, khoảng 60% diện tích đất và hơn 70% dân số đứng trước rủi ro hứng chịu thảm họa từ thiên tai [1]

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên phạm vi cả nước Trên 160 trận dông, lốc, mưa lớn đã xảy ra tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó có 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung

Bộ Riêng tại miền núi phía Bắc, tính từ đầu năm đến nay, ngoài 92 trận dông, lốc, mưa

đá, mưa lớn thì còn xảy ra 3 trận lũ quét, sạt lở đất và 12 trận động đất Thiên tai đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm chết và mất tích 48 người, tổng thiệt hại về tài sản lên tới 3.424 tỷ đồng Riêng tại khu vực miền núi phía Bắc, tính đến đầu tháng 7, đã có 19 người chết, 79 người bị thương, hàng chục nghìn nhà bị hư hại, trên 10 nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại [2]

Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã vượt mốc lịch sử năm 2016; tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ĐBSCL cũng diễn ra nghiêm trọng Hiện nay đã bước vào mùa mưa lũ; trong những ngày vừa qua, mưa lớn đã xảy ra ở một số khu vực, gây lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh phía Bắc, ngập úng tại các đô thị lớn như Thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 9

Về mưa axit xảy ra thường xuyên phía Bắc của Việt Nam và mưa axit diễn biến mức độ khá nghiêm trọng như mức độ lắng đọng axit (tổng lượng lắng đọng ướt và khô) cao nhất tại Hà Nội, Việt Trì, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đạt 20-50 kgS/ha/năm, và đạt 5-10 kgN/ha/năm vào năm

2015, trong đó, lượng lắng đọng ướt và khô chiếm tỷ lệ tương đương nhau (khoảng 40%- 60%)[3] Có những khu vực ít nguồn thải như Cúc Phương, Đà Lạt, Pleiku nhưng mức độ mưa axit và lắng đọng axit lại rất cao chứng tỏ rằng có sự lan truyền ô nhiễm trong không khí từ khu vực khác đến

Về ngập mặn, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích ĐBSCL, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân Gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động, hai đồng bằng rộng lớn của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất với độ mặn lên đến 4g/L

Hình 1 Quy định độ mặn (Nguồn Sở KH&CN)

Dựa vào bảng trên ta thấy 2 đồng bằng lớn nhất ta có nguồn đều bị nhiễm mặn nặng nề, thâm chí trong tương lai không xa độ mặn này bị trung hòa thành nước muối

Về hạn hán được hình thành nhiều lý do khác nhau có thể từ việc thiếu nước thượng nguồn, nhưng ở chủ đề này nguyên nhân của một phần do hiện tượng El Nino

là thời tiết khô hạn nắng nóng hơn ngày càng nhiều ở các mùa khô Thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, 11/19 tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ có tính dễ bị tổn thương cao do hạn hạn như An Giang, Bình Phước, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long… trong đó vào năm 2015-2016 đã

Trang 10

có 377.362 hộ dân ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài có đến 240.200 ha lúa, 9.649 ha hoa màu, 85.650 ha cây ăn trái, 3.056 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, ước tính tổng thiệt hại lên đến 5.600 tỷ đồng [4] Những thiệt hại trên tác động đến con người sinh sống tại đây và họ đã lựa chọn di cư và chuyển chỗ sinh sống

Bên cạnh đó, nhiều hình thế thời tiết nguy hiểm khác ảnh hưởng đến nước ta hằng năm như không khí lạnh, áp thấp nhiệt đới, bão, dải hội tụ nhiệt đới kèm theo dông, tố, lốc, mưa đá, nước dâng do bão đều có biến động, nhất là khi có hiện tượng Elnino, Lanina Nguy hiểm hơn, nếu một số hình thế nói trên xảy ra đồng thời trên cùng một địa bàn, chẳng hạn hình thế dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với áp thấp nhiệt đới hoặc bão,

có hay không có không khí lạnh tăng cường, khi đó, công tác phòng chống, ứng phó sẽ khó khăn hơn, dễ bị động, hậu quả tàn phá sẽ lớn hơn rất nhiều

III Thực trạng về công tác phòng chống

1 Khả năng ứng phó

Hiện tại, ở Việt Nam có một số mạng lưới trạm quan trắc lắng đọng axit đó là mạng lưới của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, mạng lưới của Tổng cục Môi trường và mạng lưới EANET Tuy nhiên, số lượng trạm còn hạn chế và phân bố chưa hợp lý Thêm vào đó, các mạng lưới này được đầu tư trang thiết bị, cũng như quy trình hoạt động, hướng dẫn kỹ thuật, nhân lực rất khác nhau, không thống nhất Vì vậy, việc tổng hợp cũng như đánh giá nguồn thông tin, số liệu từ các mạng lưới này rất khó khăn Mặc dù, Quy hoạch mạng lưới giám sát lắng đọng axit cho Việt Nam đã được phê

duyệt từ năm 2016 (Quyết định số 90/QĐ-Ttg), tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu

của đề tài nhận thấy cần bổ sung, điều chỉnh danh mục trạm giám sát lắng đọng axit quy hoạch [3]

Về chống ngập mặn, để ứng phó với thời tiết cực đoan, ngày 17/11/2017, Chính

phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NĐ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với thời tiết cực đoan; Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng

Trang 11

Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045 Tiếp đó, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu

nước, xâm nhập mặn

Để chống hạn hán, chính phủ tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, hay cả chống xâm nhập mặn Với việc hàng loạt dự

án đã và đang được đầu tư xây dựng tại ĐBSCL, khi đi vào hoạt động, những công trình thủy lợi, trong đó xác định rõ các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, các dự án cấp nước đô thị và nông thôn cần ưu tiên đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư Việt Nam ta là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh do bão lớn hàng năm Nhà nước đã luôn ưu tiên xây dựng các kênh thông tin, hệ thống cảnh báo sớm, đảm bảo thông tin được truyền tải đến những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và bão Kết hợp tăng cường giám sát và dự báo thời tiết, để từ đó phát huy tối

đa hiệu quả của các biện pháp phòng chống thiên tai Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ canh sẽ giúp tăng cường khả năng chống chịu và giảm thiểu thiệt hại của mưa lớn và bão

Về kinh tế, chính quyền đương phương hướng cho người dân khu vực thích nghi, sống chung bằng cách “thuận thiên” để thích ứng như thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa

vụ cây trồng, vật nuôi và tạo ra được những mô hình thành công (trồng lúa - nuôi tôm, trồng lúa - nuôi cá, trồng lúa chịu mặn, áp dụng mô hình “cánh đồng lớn”, kết hợp nuôi, trồng xen canh, khắc phục nguy cơ “trắng tay”, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn …)

2 Thách thức

Trang 12

Việc phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu rất được Nhà nước quan tâm, luôn

có hoạt động cương quyết và chủ động Chính vì thế, từ năm 1990 tới nay chúng ta đã xây dựng nhiều trạm quan trắc, mô hình dự báo nhờ vào việc cùng như hợp tác các quốc gia, chuyên gia nước ngoài nhằm để ứng phó kịp thời thiên tai Có thể nói đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn và phù hợp Thế nhưng, ta không thể làm chuyện lớn hoàn thành trong vài ngày Vì đây là giải pháp công nghệ, cho nên việc lựa chọn mức

độ dự báo gần mức chính xác và cùng với đó là chi phí đầu tư là một khoản rất lớn, nhưng nguồn lực nhà nước còn rất hạn chế, chưa kể còn rất nhiều dự án quan trọng để đầu tư để phục vụ Do tư nhân chưa dám mạnh tay chi vào những dự án liên quan tới môi trường Trong khi nguồn nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng được một phần tổng thiệt hại hàng năm, ngoài ra còn phải mở rộng ngân sách dành cho đầu tư phát triển sau thiên tai, thảm họa, chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai nhằm kiểm soát rủi ro và bảo đảm tính an toàn về tài chính, ngân sách cho việc kích thích quay trở lại khôi phục sản xuất sau thiên tai Bằng chứng qua hình ảnh dưới đây:

Hình 2 Ngân sách nhà nước trung bình cho Biến đổi khí hậu ở Việt Nam giai

đoạn năm 2015-2020, đơn vị: nghìn tỷ đồng

Từ năm 2015 cho tới trước thời điểm dịch bùng phát, ngân sách Nhà nước rót vào cho việc phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu chiếm chưa tới 8.5%, trong khi phần còn lại do địa phương, và doanh nghiệp ở vùng đó đóng góp Nếu ta tính toán tổng 63 tỉnh thành cả nước thì mỗi tỉnh chỉ nhận được 222 tỷ đồng cho lĩnh vực này cho 5 năm

Trang 13

Và mỗi năm chỉ nhận hơn 44 tỷ đồng Em đánh giá việc đóng góp nhà nước còn rất hạn chế, còn khó khăn rất là nhiều Bài toán giải quyết làm sao để huy động nguồn vốn cho lĩnh vực này, trong khi lĩnh vực này không hoàn toàn mang lại lợi ích nhiều cho tư nhân

Để chủ động ứng phó trực tiếp với các tình huống có thể xảy ra, mỗi địa phương, mỗi ngành cần xây dựng các phương án phòng, chống theo nhiều cấp độ, từ tình huống

ít nguy hiểm đến tình huống nguy hiểm nhất, gắn với đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, ngành, lĩnh vực[1] Chính vì thế, Quốc hội – Nhà nước

đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 giúp cho các cơ quan chính quyền địa phương có cái góc nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác Ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn liền với phát triển bền vững, tuy nhiên, bảo vệ môi trường hiện vẫn chưa là yếu tố được quan tâm hàng đầu so với mục tiêu tăng trưởng ở đa phần các tỉnh thành Yêu cầu lồng ghép các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, chiến lược phát triển của từng ngành, từng địa phương, trên thực tế, chưa được thực hiện nghiêm túc Bằng chứng là có rất nhiều quan chức còn xem nhẹ về vấn đề biến đổi khí hậu, được cho quyền lực để tự quyết, tự xây dựng cho phù hợp nhưng lại chưa thực hiện tốt đúng yêu cầu đặt ra, nội cử ở thành phố Hồ Chí Minh, đã từng có việc gây tranh cãi khi đồng

ý cho Vinhomes thực hiện dự án lấn biển Cần Giờ, bản thân dự án này nếu làm sai thôi thì hậu quả như là sụp lún, gây ô nhiễm nguồn nước, mất môi trường sống tự nhiên,… đây là hôi chuông cảnh báo dù Nhà nước có phương án phát triển kinh tế đi đôi với phát triển bền vững với môi trường nhưng sẽ có lúc bản thân chúng ta quá tư bản cho việc phát triển kinh tế cho việc đi đầu

Mặt khác, ngoài việc phát triển kinh tế thứ điều em cũng rất quan tâm đó chính là

cơ sở hạ tầng Đây chính là sự quy hoạch quyết định số phận tương lai địa điểm đó, chính cái cơ sở hạ tầng là một trong những hướng phát triển mà Việt Nam ta quan tâm,

nó góp phần tác động đến mọi lĩnh vực và giúp làm giảm thiệt hại, ít tốn kém tới mọi ngành nghề từ chuỗi cung ứng, giảm chiều dài đường đi rút ngắn thời gian tới chúng ta,

Trang 14

mang tới nguồn năng lượng, cung ứng nước sạch, internet, giải quyết rác thải, tạo động lực kéo theo sự phát triển nhộn nhịp tại địa điểm khu vực thành phố, thì vấn đề cơ sở

hạ tầng liên quan tới môi trường cũng rất quan trọng Vấn đề cơ sở hạ tầng ở đây đã cũ nhưng chưa hoàn toàn nâng cấp, công trình luôn bị tình trạng hoạt động quá tải, và các tài nguyên như cát, đá, đều có hạn, việc ta xây dựng cũng dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có mà tài nguyên này không thuộc tài nguyên tái tạo nhưng nhu cầu thì ngày càng tăng cao khiến giá thành chi phí ước tính luôn bất biến thay đổi dẫn đến thời gian thi công không đảm bảo, chưa kể việc xây dựng còn không được đảm bảo đúng tiêu chuẩn vật tư, và hàng ngàn những tiêu cực khác Việc thi công sử dụng và bảo trì cũng là một vấn đề cần được quan tâm gồm có 230 vị trí trên các tuyến đê quốc gia, khoảng 200 hồ đập xuống cấp có nguy cơ xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn Hệ thống tiêu, thoát nước ở nhiều đô thị chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó khi xảy ra các trận thiên tai vượt tần suất thiết kế[5] Do hiện tượng La Nina dẫn đến hệ thống đê đang xuống cấp, các trận mưa cực đoan, như: trận mưa lớn năm 2008 gây lụt Hà Nội; mưa lũ lịch sử năm 2015 tại khu vực Đông Bắc, năm 2017 tại miền Trung… xảy ra, khi các hồ chứa có nhiệm vụ cắt lũ ở thượng nguồn đã sử dụng hết dung tích phòng lũ cho hạ du thì khả năng xảy ra

lũ lớn, lũ vượt tần suất thiết kế là rất cao, uy hiếp an toàn đê điều Do đó, cần phải tính đến kịch bản làm sao để các hồ chứa, dự án thủy điện để đảm bảo an toàn cho khu vực; phải đảm bảo quy trình vận hành liên hồ chứa đúng khoa học, sát thực tế nhất

Tình trạng ngập mặn ở ĐBSCL là một trong những vấn đề rất được quan tâm của Chính phủ và địa phương, nhưng không tránh tình trạng quản lý sai cách để chống ngập mặn Để phòng chống nước biển ngập mặn vào, chính quyền địa phương cho việc xây dựng đê cao để kiểm soát lũ, sản xuất lúa thâm canh một phần chính việc này đã gián tiếp ngăn không cho phù sa màu mỡ về bồi tụ trên các cánh đồng Khiến cho các tỉnh giáp biển có độ cao thấp (so với nước biển chỉ cao hơn 2m) “Cũng như các đồng bằng sông khác, ĐBSCL chỉ có thể tồn tại nếu nhận được đủ lượng trầm tích từ thượng nguồn và có dòng chảy đủ để đưa lượng phù sa đó tỏa đi khắp bề mặt đồng bằng Từ

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:31

w