1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận trồng và tái tạo rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chúng ta cần phải hợp tác và đồng tâm trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng để đảm bảo một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta.. Mục tiêu chính của đề tài là ng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: TRỒNG VÀ TÁI TẠO RỪNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Giảng viên hướng dẫn: PGS TS VÕ LÊ PHÚ Sinh viên thực hiện: Trương Khải Nguyên MSSV: 2011716 Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 4 1.1 Lý do chọn đề tài 4 1.2 Nhiệm vụ đề tài 4 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 6 2.1 Tổng quan về tình trạng mất rừng, các tác động qua lại giữa quá trình biến đổi khí hậu và rừng 6 2.1.1 Tổng quan về tình trạng mất rừng 6 2.1.2 Các tác động qua lại giữa rừng và quá trình biến đổi khí hậu 7 2.2 Hiện trạng trồng rừng và tái tạo rừng hiện nay 7 2.3 Tình hình bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng hiện nay 9 2.4 Tổng hợp kinh nghiệm 11 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 2 DANH MỤC ẢNH Hình 1: Sự thay đổi diện tích rừng theo từng khu vực 9 Hình 2: Tốc độ mở rộng rừng và phá rừng giai đoạn 1990–2020 10 Hình 3: Tỷ lệ diện tích rừng có kế hoạch quản lý dài hạn theo khu vực, năm 2020 .11 3 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Rừng đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc ổn định khí hậu Rừng giúp điều chỉnh hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, đóng vai trò không thể thiếu trong chu trình carbon, hỗ trợ sinh kế và có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững Để tối đa hóa lợi ích về khí hậu của rừng, chúng ta phải giữ nguyên nhiều cảnh quan rừng hơn, quản lý chúng bền vững hơn và khôi phục nhiều hơn những cảnh quan rừng mà chúng ta đã mất Vai trò của rừng trong biến đổi khí hậu là gấp đôi Chúng đóng vai trò vừa là nguyên nhân vừa là giải pháp cho việc phát thải khí nhà kính Việc trồng và tái tạo rừng là một nhu cầu cấp thiết trên toàn cầu trong bối cảnh mất mát rừng ngày càng trầm trọng Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 10 triệu ha rừng, tương đương với diện tích của một quốc gia như Bồ Đào Nha (92,212 km²) Mất rừng đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học mà còn đe dọa cuộc sống của hàng triệu người trên toàn cầu Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng để cung cấp lâm sản, nước và không khí trong cuộc sống hàng ngày của con người Nó cũng là nơi cư trú cho đa số các loài động thực vật, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái trên hành tinh Tuy nhiên, việc trồng và tái tạo rừng không chỉ đơn giản là việc khôi phục lại những diện tích rừng bị mất mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường Nó cũng giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ lượng lớn khí carbon, góp phần vào việc kiểm soát tình trạng nóng lên toàn cầu Do đó, việc trồng và tái tạo rừng là một nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi sự chú ý và hành động của cả các cá nhân, tổ chức và chính phủ trên toàn cầu Chúng ta cần phải hợp tác và đồng tâm trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng để đảm bảo một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta 1.2 Nhiệm vụ đề tài Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các phương pháp tái tạo và bảo vệ rừng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Điều này bao gồm việc tìm hiểu về các kỹ thuật trồng rừng, tạo đất và chăm sóc rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu, cũng như các phương pháp bảo vệ rừng hiệu quả để giảm thiểu tác động của thảm họa thiên tai và sự khai thác rừng bất hợp pháp Nhiệm vụ cụ thể của đề tài bao gồm: + Tổng quan về tình trạng mất rừng và tác động qua lại của biến đổi khí hậu và rừng 4 + Tìm hiểu hiện trạng trồng rừng hiện nay + Tình hình bảo vệ và quản lý rừng hiện nay + Tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế và các nghiên cứu trước đây về tái tạo và bảo vệ rừng giảm biến đổi khí hậu 5 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 2.1 Tổng quan về tình trạng mất rừng, các tác động qua lại giữa quá trình biến đổi khí hậu và rừng Rừng là một nguồn tài nguyên quan trọng đối với sự sống và sinh kế của con người trên toàn thế giới Cùng với đó rừng là một đồng minh chủ chốt trong công cuộc làm chậm quá trình biến đổi khí hậu trên toàn cầu Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng mất rừng và sự suy thoái môi trường rừng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đe doạ sự sống của nhiều loài động thực vật, gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người 2.1.1 Tổng quan về tình trạng mất rừng Ngày nay, rừng chiếm khoảng 31% tổng diện tích đất của Trái đất, trải dài 40,6 triệu km² Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã mất hơn 4% diện tích rừng (1 775 000 km2) tương đương với ½ diện tích Ấn Độ Bảng 1: Sự thay đổi diện tích rừng theo từng khu vực Region Forest area change Percentage change in (1990-2020) forest area +6.64% Asia +146,718 sq mi +2.34% +0.0015% Europe +88,803 sq mi -0.34% Oceania +1,057 sq mi -13.30% North America and -7,722 sq mi -14.29% Central America -4.19% South America and the -501,932 sq mi Caribbean Africa -409,268 sq mi Global total -685,401 sq mi Nguồn: UN Food and Agriculture Organization Tuy nhiên số liệu trên chỉ dựa vào diện tích rừng tổng thể Trên thực tế, theo nghiên cứu hàng năm của Tổ chức Giám sát Rừng toàn cầu, Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Đại học Maryland (Mỹ), ước tính khoảng 11,1 triệu ha rừng nhiệt đới đã bị phá hủy vào năm 2021, trong đó có 3,75 triệu ha là rừng nguyên sinh Cho thấy số lượng rừng nguyên sinh suy giảm và được thay thế bằng các loại rừng nhân tạo 6 Như vậy, khi nói về diện tích rừng toàn cầu ta cần lưu ý cả về diện tích rừng tổng thể và cả tỉ trọng rừng nguyên sinh để có thể đánh giá một cách khách quan và toàn diện hơn 2.1.2 Các tác động qua lại giữa rừng và quá trình biến đổi khí hậu Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Vai trò của rừng trong biến đổi khí hậu có hai mặt Rừng đóng vai trò là nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính, nhưng cũng đồng thời là phương án giải quyết cho vấn đề này Khoảng 25% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu đến từ lĩnh vực đất đai, đây là nguồn khí thải nhìn thứ hai lớn nhất sau ngành năng lượng Khoảng một nửa trong số này đến từ quá trình phá rừng và suy thoái rừng Khi rừng bị phá hủy hoặc đốn hạ, lượng carbon được giữ lại trong cây trồng và đất bị giải phóng vào khí quyển, góp phần tăng lượng khí thải CO2 Ngoài ra, rừng cũng giúp giảm thiểu tác động của khí hậu bằng cách lưu trữ carbon tự nhiên và giúp giảm thiểu khí thải carbon dioxide (CO2) trong khí quyển, làm mát môi trường, giảm nhiệt độ và giữ độ ẩm Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của rừng Nó gây ra các vấn đề như thiếu nước, sâu bệnh và thay đổi chu kỳ thảm họa tự nhiên như hạn hán, lũ lụt và đặc biệt là cháy rừng Những tác động này gây ra sự suy thoái rừng, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, sinh kế và quản lý tài nguyên rừng Do đó, việc bảo vệ rừng và trồng rừng để đối phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng để bảo vệ môi trường sống và sự phát triển của con người 2.2 Hiện trạng trồng rừng và tái tạo rừng hiện nay Tình hình trồng và tái tạo rừng trên thế giới hiện nay đang có sự cải thiện Tuy nhiên, việc phục hồi rừng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm quản lý rừng không đúng cách, thiếu nguồn lực và nhân lực, khó khăn trong việc bảo vệ rừng khỏi sự phá hủy và thiên tai Các nước trên thế giới đang thực hiện nhiều chương trình và dự án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc trồng và tái tạo rừng Điển hình là chương trình AFR100 (Africa Forest Landscape Restoration Initiative) của châu Phi nhằm phục hồi 100 triệu ha rừng trên đất liền châu Phi vào năm 2030 Ngoài ra, còn có các chương trình của Liên Hợp Quốc như "Chương trình 1 tỷ cây xanh" và "Năm quốc gia tái tạo rừng" nhằm khuyến khích và hỗ trợ các quốc gia trên thế giới thực hiện các hoạt động trồng và tái tạo rừng Tại Việt Nam, chính phủ và các tổ chức nghiên cứu đang triển khai nhiều dự án nhằm phục hồi và bảo vệ rừng như "Dự án phục hồi rừng và hỗ trợ sinh kế" (PNS), "Dự án trồng rừng bền vững tại miền núi phía Bắc" (Sustainable Forest Restoration in 7 Northern Mountains, SFREM), "Dự án phát triển rừng tập trung" (Concentrated Forest Development Project, CFDP) Để đánh giá một cách tổng quan nhất ta cần nắm rõ 2 cách để trồng và tái tạo rừng hiện nay đó chính là: trồng cây và tái sinh tự nhiên (đôi khi có sự can thiệp của con người) Trồng cây có thể được thực hiện dưới các hình thức như là rừng trồng, đồn điền, trồng xen canh nông lâm kết hợp Mỗi loại hình có một mục đích khác nhau và mang lại lợi ích khác nhau, chẳng hạn như sự trở lại của đa dạng sinh học thông qua rừng trồng, nguồn cung cấp lương thực linh hoạt hơn nhờ phương thức nông lâm kết hợp, gỗ có thể hỗ trợ nhanh hơn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế sinh học thông qua các đồn điền và lý tưởng hơn là giúp giảm áp lực khai thác lên rừng tự nhiên Song song với hoạt động trồng cây thủ công, các công nghệ mới cũng đang được phát triển để có thể trồng cây hiệu quả trên quy mô lớn Lauren Fletcher, nhà phát minh công nghệ gieo hạt giống bằng máy bay không người lái đã lưu ý trong một diễn đàn kỹ thuật số gần đây về trồng cây rằng máy bay không người lái có thể phát tán hạt giống hoặc quả bóng hạt giống (gồm một hoặc nhiều loại hạt được cuộn trong một quả bóng bằng đất) trên một khu vực theo một mô hình cụ thể, có khả năng trồng tới 400.000 cây mỗi ngày và có thể sử dụng hàng trăm máy bay không người lái để trồng cùng lúc Tuy trồng cây có thể giúp giảm bớt khí nhà kính do con người tạo ra nhưng việc trồng cây thường dẫn đến việc trồng độc canh các loài không phải bản địa có thể gây hại cho hệ sinh thái địa phương nếu không được thực hiện cẩn trọng Để tăng độ đa dạng sinh học cũng như là tạo môi trường thuận lợi cho các loài thực vật bản địa thì phương pháp tái sinh tự nhiên thích hợp hơn Rừng tái sinh tự nhiên cũng có xu hướng lưu trữ carbon an toàn hơn Việc để rừng phát triển tự nhiên không chỉ đơn giản về kỹ thuật với chi phí rẻ hơn nhiều mà còn cho phép người dân địa phương sử dụng rừng theo cách truyền thống của họ Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình tái sinh tự nhiên không thể diễn ra, tùy thuộc vào mức độ suy thoái của khu vực cụ thể và nhiều nơi không dễ bề tiếp cận bằng máy phát tán hạt giống Hạt giống của nhiều loài tuy vẫn được phát tán bởi động vật bản địa, chẳng hạn như chim, nhưng ở những khu vực mà những loài động vật này đã biến mất thì những loài cây trọng yếu cần phải được trồng lại 8 Hình 1: Thay đổi ròng hàng năm về diện tích rừng trồng và tái sinh tự nhiên, theo thập kỷ từ 1990 đến 2020 Nguồn: FAO 2020 Hình 1 đã thể hiện được diện tích rừng tự nhiên đang giảm suốt 3 thập kỉ qua, nhưng tốc độ mất rừng tự nhiên đang giảm Như vậy cần bảo vệ và có phương pháp quản lý rừng tự nhiên hợp lý là vô cùng cấp bách để có thể duy trì mật độ rừng trên thế giới 2.3 Tình hình bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng hiện nay Hiện nay tình trạng phá rừng vẫn còn tiếp tục diễn ra nhưng đang có xu hướng giảm dần Diện tích rừng bị tàn phá được thống kê cụ thể qua hình sau: 9 Hình 2: Tốc độ mở rộng rừng và phá rừng giai đoạn 1990–2020 Nguồn: FAO 2020 Diện tích rừng bị tàn phá qua các năm đang có xu hướng giảm, nhờ có nỗ lực của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước đã không ngừng đưa ra các chính sách bảo vệ rừng và phục hồi các cánh rừng bị tàn phá Các phương pháp bảo vệ rừng hiện nay có thể kể đến bao gồm: Hạn chế khai thác rừng bừa bải, không nên săn bắt các loại động vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể loài; Ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho các loại thực vật; Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia…; Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng Cùng với các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt cảnh quan rừng, việc quản lý chặt chẽ tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng Theo thống kê của FAO diện tích rừng nằm trong quy hoạch quản lý đã tăng từ 233 triệu ha năm 2000 lên 2.05 Tỉ ha vào năm 2020 với hơn 50% diện tích rừng được quy hoạch quản lý dài hạn 10 Hình 3: Tỷ lệ diện tích rừng có kế hoạch quản lý dài hạn theo khu vực, năm 2020 Nguồn: FAO 2020 2.4 Tổng hợp kinh nghiệm Kinh nghiệm về trồng rừng: Khi tiến hành trồng rừng ta cần phải lưu tâm đến cách trồng cây và rủi ro lâu dài của việc đó mang lại Năm 2016, thị trấn Fort McMurray của Canada từng hứng chịu trận cháy rừng kinh hoàng đã trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử nước này Khi các vùng đất than bùn ban đầu bị rút cạn và cây vân sam đen được trồng để lấy gỗ, mực nước ngầm liền giảm xuống Những tán cây rộng lớn hơn của những cây mới đã hủy hoại lớp rêu than bùn chống cháy ban đầu, chúng được thay thế bằng một loại rêu khác khô hơn hoạt động như mồi nhen lửa Khi đám cháy rừng xảy ra, phần lớn carbon được tích trữ trong cây và than bùn khô đã bị giải phóng và thoát vào khí quyển Như vậy khi tiến hành trồng rừng ta phải chú ý đến các ảnh hưởng sinh thái và đặc tính môi trường mà loại cây trồng đó mang lại Ngoài ra cần phải xem xét đến tính đa dạng và nhu cầu kinh tế - xã hội, cũng như là công tác quản lý và bảo vệ rừng trồng Trong đó 1 yếu tố quan trọng không kém đó chính là sự đồng tình và ủng hộ của người dân bản địa, những người đóng vai trò then chốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ rừng 11 Đối với các cánh rừng thuộc diện tái sinh tự nhiên, ta cần lưu ý quá trình tái sinh tự nhiên sẽ không thể diễn ra, tùy thuộc vào mức độ suy thoái của khu vực cụ thể và nhiều nơi sẽ không thể phát tán hạt giống cây vì các loài động vật phát tán như chim trong khu vực rừng đó đã không còn nữa Quá trình tái sinh tự nhiên tuy bền vững và duy trì được độ đa dạng của các loài thực vật bản địa nhưng lại tốn nhiều thời gian hơn để hồi phục, đồng nghĩa khu vực đất trống sẽ bị bỏ hoang trước khi cánh rừng mới kịp thời mọc lại Như vậy cần có các biện pháp bảo vệ và quản lý những khoảng đất trống ấy đủ lâu để các cánh rừng kịp thời hồi phục Sự hiện diện của các nguồn hạt giống gần vị trí tái sinh là yêu cầu cơ bản nhất để tái sinh tự nhiên và đó có lẽ cũng là hạn chế lớn nhất của phương pháp này Tái sinh tự nhiên sẽ không hoạt động ở mọi nơi; ở những khu vực không có rừng đứng hoặc rừng cây gần đó, trồng cây là cần thiết Tuy nhiên, việc xác định chính xác khoảng cách “lân cận” để quyết định ranh giới tái sinh tự nhiên vẫn còn là vấn đề tranh cãi Shrubsole từng chỉ trích quỹ tạo rừng mới của Vương quốc Anh khi quỹ này chỉ tài trợ cho việc tái sinh tự nhiên đối với các địa điểm trong phạm vi 75 m từ rừng đứng hoặc nguồn hạt giống khác, trong khi nghiên cứu của Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Vương quốc Anh chỉ ra rằng một số loài cây ở Anh có thể tái sinh cách nguồn hạt giống gần nhất tới 122 m, thậm chí một nghiên cứu khác khẳng định khoảng cách này có thể còn xa hơn Đối với việc quản lý cảnh quan rừng ta có thể học hỏi các nước có diện tích rừng bao phủ lớn, từ đó học hỏi và triển khai ở quốc gia của mình Tại châu Âu, Phần Lan là quốc gia có diện tích rừng che phủ lớn nhất, 86% diện tích đất là rừng, theo Hiệp hội Rừng Phần Lan Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quốc gia này bởi nó cung cấp gỗ, thực phẩm (nấm, các loại quả) và không khí trong lành Đồng thời rừng là nhà của nhiều loại thực vật, động vật, côn trùng, vi sinh vật Người dân Phần Lan đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rừng bền vững vì tầm quan trọng và sự cần thiết của rừng trong cuộc sống của họ Vào thế kỷ 19, Đạo luật Rừng đầu tiên đã được Chính phủ Phần Lan thông qua vào năm 1886, trong đó có điều luật cấm phá rừng Ngày nay, quyền sở hữu rừng được pháp luật bảo vệ và chứng nhận tự nguyện Điều này có nghĩa là chủ rừng phải đảm bảo rằng sau khi khai thác thì một khu rừng mới sẽ được trồng thay thế rừng đã chặt Hầu hết các khu rừng thương mại trong cả nước đều được chứng nhận PEFC (Chương trình tiêu chuẩn chứng nhận rừng) và tiêu chuẩn FSC (Hội đồng quản lý rừng) với tỷ lệ tương ứng mỗi loại là 90% và 6% Chứng nhận xác lập tiêu chuẩn về lâm sinh và giúp nâng cao sự đa dạng sinh học rừng của Phần Lan Theo số liệu của Hiệp hội Lâm nghiệp Phần Lan năm 2016, diện tích rừng được bảo vệ ở Phần Lan đã tăng gấp 3 lần trong suốt 35 năm qua Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có đến 68,6% diện tích đất là rừng che phủ, đứng thứ 17 trên thế giới Cách đây hơn 300 năm, quốc gia này đã phải trải qua giai đoạn rừng bị tàn phá nghiêm trọng, biến cảnh quan thành những vùng đất hoang hóa Việc 12 quản lý rừng cộng đồng của các địa phương đã khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong phục hồi rừng và phát triển lâm nghiệp của Nhật Bản Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức về môi trường bằng những phương pháp tích cực từ việc sử dụng rừng không bền vững trở nên bền vững hơn bắt đầu từ những năm 1670 Các cộng đồng địa phương đóng vai trò trung tâm của các hoạt động xúc tác và tăng cường mối quan hệ phản hồi tích cực, tạo thuận lợi cho các quá trình xã hội được thực hiện Trong thời đại công nghệ, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát triển những hệ thống quản lý rừng giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch quản lý và tái tạo rừng Hệ thống này hoạt động như một công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý và lập kế hoạch lâm nghiệp Ví dụ, hệ thống này có thể đề xuất kỹ thuật trong việc tỉa cây hay phục hồi rừng theo điều kiện thực tế Nhật Bản cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng dựa trên các thông số về điều kiện rừng hiện tại, chi phí vận chuyển gỗ và phát triển các kỹ thuật để dự báo tăng trưởng rừng và xác định hiệu quả quản lý 13 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, việc bảo vệ và phát triển rừng trở nên cực kỳ cấp thiết Rừng không chỉ là một nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí thải nhà kính, cải thiện chất lượng môi trường và hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội Việc trồng và tái tạo rừng, phát triển kinh tế rừng bền vững, đồng thời tăng cường quản lý và giám sát các hoạt động khai thác rừng trái phép là những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu trên, cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ chức quốc tế Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo một tương lai bền vững cho thế hệ tương lai Sau đây là một số kiến nghị của em về việc trồng và tái tạo rừng: Quản lý rừng bền vững: Đảm bảo quản lý rừng đúng cách để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng và tránh việc khai thác quá mức gây thiệt hại đến môi trường và sinh thái Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động trồng và tái tạo rừng như đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia trồng rừng, xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ cho việc trồng rừng Xây dựng mô hình kinh tế rừng: Khai thác rừng có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và các cộng đồng địa phương Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng, cần có mô hình kinh tế rừng bền vững, bao gồm việc kết hợp khai thác và trồng rừng, giúp đảm bảo sự phát triển của rừng và cộng đồng địa phương Sử dụng các giải pháp công nghệ cao trong trồng rừng: Các công nghệ hiện đại như việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), tạo ra hệ thống ứng dụng di động để theo dõi quá trình trồng rừng, giúp tăng hiệu quả quản lý và trồng rừng Tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trồng rừng và tái tạo rừng, phát triển các giải pháp công nghệ mới, tăng cường đào tạo nhân lực chuyên môn về lĩnh vực rừng và môi trường Khuyến khích sử dụng các loại cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu: Trồng các loại cây có khả năng chịu đựng với biến đổi khí hậu, như cây bạch đàn, keo lai, giúp tăng khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu Tăng cường giáo dục, tuyên truyền và tham gia của cộng đồng: Tăng cường giáo dục và tuyên truyền cho cộng đồng về tầm quan trọng của rừng đối với môi trường và sinh thái, nhằm tăng cường sự nhận thức và tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO FAO 2020 Global Forest Resources Assessment 2020: Main report Rome https://doi.org/10.4060/ca9825en Mike Gaworecki 2021 Beyond tree planting: When to let forests restore themselves Truy cập từ: https://news.mongabay.com/2021/10/beyond-tree-planting-when-to-let- forests-restore-themselves/ ngày 1/4/2023 Minh Châu 2022 Diện tích rừng trên thế giới đã thay đổi như thế nào trong ba thập kỷ qua? Truy cập từ: https://moitruong.net.vn/dien-tich-rung-tren-the-gioi-da-thay-doi-nhu- the-nao-trong-ba-thap-ky-qua-8282.html ngày 1/4/2023 15

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w