- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡngchế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đíc
Trang 11 Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật?
a Khái niệm
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặcthừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điềuchỉnh các quan hệ xã hội
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡngchế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệđịa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp
b Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ đặc biệt trong lý luận và cả thực tiễn được thể hiện ở sựthống nhất giữa Nhà nước và pháp luật và sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa Nhà nước vàpháp luật Cụ thể:
- Sự thống nhất giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước và pháp luật luôn gắn liền với nhau Bởi
vậy, sự ra đời của Nhà nước cũng chính là nguyên nhân ra đời của pháp luật Nhà nước và pháp luậtđều là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây đều là sản phẩm của xã hội, xuất phát từ xã hội,
từ sự phân hoá giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp Chỉ khi có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp, Nhànước và pháp luật mới thực sự tồn tại Như vậy, có thể khẳng định Nhà nước và pháp luật đã có sựthống nhất với nhau
- Sự khác biệt giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực công, là hình
thức tồn tại của xã hội có giai cấp Pháp luật lại được hiểu là hệ thống những quy phạm được Nhà nướcban hành, mang tính quyền lực Nhà nước và đảm bảo được thực hiện nhằm mục đích thông qua đóđiều chỉnh hành vi và các qua hệ xã hội của con người Nhà nước đại diện cho sức mạnh, pháp luật đạidiện cho ý chí Nhắc đến Nhà nước là nhắc đến con người, nhắc đến pháp luật là nhắc đến quy tắc củahành vi con người
- Sự tác động qua lại giữa Nhà nước và pháp luật: Nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay
đổi, huỷ bỏ, hoàn thiện đối với pháp luật, Nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật khỏi sự sai phạm,đảm bảo pháp luật được đưa đến gần hơn với người dân và xã hội Pháp luật là sản phẩm trí tuệ trựctiếp của hoạt động Nhà nước Pháp luật được ban hành có vai trò quan trọng được sử dụng để điềuchỉnh hoạt động Nhà nước và các quan hệ xã hội khác bởi hoạt động của Nhà nước đề mang tính pháplý
- Pháp luật là mục đích tồn tại của Nhà nước, là loại phương tiện được dùng nhằm mục đích kiểm
soát hoạt động Nhà nước Thông qua pháp luật, Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, chínhsách đối nội và đối ngoại của mình, xác định chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, quy chế pháp lý đối vớicác chủ thể là những cá nhân, tổ chức Toàn bộ hoạt động của Nhà nước đều xuất phát từ chế độ phápluật của Nhà nước đó
Trang 2- Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc củng cố và hoàn thiện Nhà nước Nhà nước tồn tại
song song với pháp luật, không một bộ máy Nhà nước nào có thể tồn tại lâu dài mà không có sự tồn tạicủa pháp luật đi kèm và ngược lại Sự tiến bộ của một Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào pháp luật,pháp luật trì trệ thì Nhà nước sẽ trì trệ, pháp luật tiến bộ thì Nhà nước cũng sẽ tiến bộ theo Việc đổimới, hoàn thiện Nhà nước và pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao khi cả hai yếu tố đóđều được phát triển song song với nhau
- Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau: Chúng vừa phụ thuộc vừa có
sự độc lập tương đối được thể hiện rõ nét trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và trongxây dựng, thực thi pháp luật Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, phápluật cần bộ máy nhà nước để được bảo đảm và thực thi trên thực tế
- Cả Nhà nước và pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống nhau để xuất hiện và cùngphát triển Nhà nước và pháp luật không thể tồn tại mà không có nhau, Nhà nước không thể quản lý xãhội một cách tốt nhất nếu không có pháp luật, pháp luật không thể thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụcủa mình nếu thiếu sự đảm bảo của Nhà nước
2 Trình bày về nguồn gốc ra đời của nhà nước.
a) Các học thuyết hay quan quan điểm về nguồn gốc của nhà nước
- Thuyết thần quyền: thuyết này cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã
sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược, là việc sử
dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống
cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại
- Thuyết Khế ước xã hội: Nhà nước ra đời là kết quả của một thoả thuận xã hội (khế ước) giữa những
con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội (vốn có các quyền được sống, tự do, bình đẳng, sởhữu tài sản là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm) với nhau Quyền lực nhà nướcthuộc về các công dân, vì lợi ích của các công dân Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai tròcủa mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhànước này và ký kết khế ước mới, một nhà nước mới ra đời
*Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất nhà nước
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc ra đời và bản chất của nhà nước được thể hiện rõ
trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph Ăng-ghen và tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V I Lê-nin Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:
- Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu
và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sựtồn tại và phát triển của chúng không còn nữa
Trang 3- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, với cáctiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầnglớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể tự điều hoà được).
- Về bản chất của nhà nước, theo Lênin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện".
b) Quá trình hình thành nhà nước trong lịch sử
- Hình thành từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ
Xã hội được cấu thành từ tổ chức thị tộc, bộ lạc
Không có chế độ tư hữu tài sản
Phân công lao động tự nhiên
- Xã hội dần phát triển do lực lượng sản xuất (công cụ lao động), năng suất lao động tăng lên,
phân công lao động XH
Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
Thương nghiệp (trao đổi, buôn bán) xuất hiện
- Nguyên nhân cơ bản về sự ra đời của NN
Cơ sở kinh tế: Chế độ tư hữu
Cơ sở xã hội: XH phân chia thành các giai cấp đối kháng
Trang 43 So sánh các quan điểm (học thuyết) về nguồn gốc ra đời của nhà nước.
Các học thuyết phi Mác-xít
Quan điểm Mác-Lênin
HT Thần quyền HT gia trưởng Khế ước xhội
Mang tính duytâm: Nhà nướcđược lập ra theo
ý muốn chủquan của conngười
Dựa trên duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử: Nhà nước là một lực lượng nảysinh từ xã hội quyền lực
Quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và bất biến Quyền lực NN không vĩnh cửu và không
Chủ quyền củanhà nước thuộc
về nhân dân
Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì
sự thống trị của một giai cấp này đối vớigiai cấp khác
Phục vụ cho lợi
ích của giai cấp
thống trị
Phục vụ cho lợiích của giai cấpthống trị
Phục vụ cho lợiích xh
Phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị
Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ
quan, đều vô tình hoặc cố ý lảng tránh bản chất giai
cấp của nhà nước
Nhà nước xuất hiện là mang tính kháchquan, nhưng không phải là hiện tượng xãhội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luônvận động, phát triển và tiêu vong khinhững điều kiện khách quan cho sự tồntại và phát triển của chúng không cònnữa
4 Trình bày các phương thức hình thành nhà nước điển hình trong lịch sử
Trang 51 Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển
Ph Ăng-ghen trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước khi nghiên cứuquá trình xuất hiện nhà nước trong lịch sử, đã chỉ ra ba phương thức điển hình của sự xuất hiện nhànước ở châu Âu:
- Nhà nước Aten: Ph Ăng-ghen đánh giá đây là nhà nước ra đời do những nguyên nhân nội tại của xãhội Việc chiếm hữu tài sản và sự phân hóa giai cấp trong xã hội diễn ra rất rõ nét Đây là nhà nước rađời chủ yếu và trực tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành nên sự đối lập giai cấptrong nội bộ xã hội thị tộc
- Nhà nước Giéc-manh: Khác với nhà nước Aten, nhà nước Giéc-manh được thiết lập sau chiến thắngcủa người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại Nhà nước này ra đời chủ yếu do nhu cầu phải thựchiện sự cai trị trên đất La Mã và sự ảnh hưởng của văn minh La Mã Khi mới thiết lập nhà nước, xã hộicủa người Giéc manh đã bước vào giai đoạn có sự phân hóa, nhưng sự phân hóa đó chưa thực sự rõ rệt
- Nhà nước Rôma: Đây là phương thức ra đời nhà nước do tác động thúc đẩy của cuộc đấu tranh củanhững người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quí tộc của các thị tộc Rôma
2 Phương thức hình thành nhà nước ở phương Đông có đại và nhà nước đầu tiên ở Việt Nam
Những nhà nước đầu tiên xuất hiện ở đây như Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ đều là nhữngnhà nước ra đời sớm, sớm cả về thời gian, cả về mức độ chín muồi của các điều kiện về kinh tế và xãhội
Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trước tiên là nhằm giải quyết các nhu cầu chống giặc ngoại xâm
và nhu cầu trị thủy Chính vì vậy nên từ rất sớm, cư dân ở đây đã liên kết lại thành một cộng đồng caohơn gia đình và công xã nhằm thực hiện chức năng đại diện và quản lý các công việc chung Chế độ tưhữu và sự phân hóa giai cấp diễn ra rất chậm và mờ nhạt
Ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu mới nhất của giới sử học, khảo cổ học cho thấy nhà nước đầutiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là vào cuối thời đại văn hóa Đông Sơn, tức là cách ngày naykhoảng 2500 - 2700 năm, dựa trên những chứng cứ khảo cổ học qua việc phân tích sự khác biệt củacác ngôi mộ táng, đặc biệt là ngôi mộ cổ Việt Khê (ở Hải Phòng)
Hai nhân tố trị thủy và tổ chức chống ngoại xâm là những yêu cầu khách quan thúc đẩy nhanh quátrình hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên rất sơ khai ở Việt Nam Nhànước này ra đời thực chất là một quá trình rất lâu dài Khi mới ra đời, nhà nước được tổ chức theo hìnhthức quân chủ, người đứng đầu là Hùng Vương, thành lập theo nguyên tắc cha truyền con nối Nhànước này mang tính chất là một tổ chức cao hơn làng, tổ chức ấy có đặc trưng là tính đại diện cao, tínhliên kết mạnh và tính giai cấp yếu Công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội thời kỳ này chủ yếu vẫn làluật tục, mang tính chất tự quản
c Phương thức hình thành nhà nước từ sự cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân đối
với giai cấp tư sản (bổ sung TH1)
Trang 6- Đây là phương thức hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước kiểu mới trong lịch sử Nhà
nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ sự nổ ra của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, là sự thay thế nhà nước
tư sản bằng nhà nước của giai cấp công nhân và nông dân Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước củanhân dân lao động, là công cụ để bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động và đàn áp, tiêu diệt các giai cấpbóc lột Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hình thức là chính thể dân chủ nhân dân, tức là quyền lực nhànước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện cho toàn bộ nhân dân lao động, do đảng của giai cấpcông nhân lãnh đạo
5 Nêu và phân tích bản chất và các đặc điểm cơ bản của nhà nước -
- Bản chất của nhà nước
Bản chất nhà nước là điều cốt lõi trong nhà nước, quy định sự vận động, tồn tại và phát triển của nhànước, quy định nội dung, hoạt động và mục đích tồn tại của nhà nước Theo học thuyết Mác Lênin, bảnchất nhà nước được thể hiện ở hai phương diện là tính xã hội và tính giai cấp
Tính xã hội của nhà nước: một thuộc tính khách quan, phổ biến của nhà nước đó là tính xã hội
của nhà nước Tính khách quan vì đây là một thuộc tính không phụ thuộc vào ý muốn conngười Tính xã hội vì nó tồn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt kiểu nhà nước nào
o Thứ nhất, để tồn tại và phát triển nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết những vấn đề chung của xã hội Trước tiên nhà nước được hiểu là một tổ chức quyền lực công cộng.
Chẳng hạn, người Việt Nam ngay từ tấm bé đều biết đến hai hình ảnh "nước dâng đến đâu,núi đồi cao đến đó" (Sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh) và hình ảnh “một cậu bé ba tuổi nhổ tređánh giặc" (Sự tích Thánh Gióng) Hai hình ảnh đó nhắc nhở người dân Việt Nam rằng ngay
từ đầu dân tộc này đã phải giải quyết hai yêu cầu thường trực, khách quan của xã hội đó lànhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng phải giải quyếtnhiều vấn đề xã hội phát sinh như vẫn để giáo dục, y tế, lao động - việc làm, bảo vệ môitrường sống, phòng chống các tệ nạn xã hội v.v
o Thứ hai, bất kỳ nhà nước nào cũng sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu như giai cấp thống trị tuyệt đối không chủ ý, quan tâm, bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp khác,
kể cả những giai tầng không có quan điểm, tiếng nói giống với giai cấp mình Chẳng hạn,
trong Bộ Quốc triều hình luật thời Lê ở Việt Nam có rất nhiều những quy định bảo vệ quyềnlợi của những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, trẻ em, nô lệ, người tàn tật,người cô quả…
o Thứ ba, mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội của các nhà nước không hoàn toàn giống nhau Tính xã hội của nhà nước chịu sự quy định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: thể
chế chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội, các mối tương quan lực lượng, truyền thống,phong tục tập quán, hoàn cảnh lịch sử, việc cam kết và thực hiện các điều ước quốc tế,
Trang 7 Tính giai cấp của nhà nước: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước nào cũng có
tính giai cấp sâu sắc Tính giai cấp của nhà nước cũng là một thuộc tính khách quan và phổ biếntồn tại ở mọi nhà nước Điều này thể hiện ở những nội dung sau:
o Thứ nhất, nhà nước chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp Trong chế độ cộng sản nguyên
thủy, khi chưa có tư hữu xuất hiện, chưa có sự phân hóa giai cấp, thì ở đó chưa có nhànước
o Thứ hai, nhà nước là do giai cấp thống trị xã hội tổ chức nên, phục vụ quyền lợi chủ yếu, trước hết là cho giai cấp thống trị xã hội Chẳng hạn, Điều 3 của Quốc triểu hình luật
thời Lê về chế độ Bát nghị (8 trường hợp được miễn giảm tội, bảo vệ lợi ích của triềuđình, của nhà vua) Hoặc Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 cũng thể hiện tính giaicấp nhà nước ta hiện nay: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làmchủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức."
o Thứ ba, sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên ba mặt là kinh tế, chính trị và tư tưởng Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về
chính trị Cũng vì nắm được quyền lực nhà nước, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trởthành hệ tư tưởng thống trị xã hội Quyền lực chính trị do nhiều tổ chức thực hiện, nhưngnhà nước là công cụ chủ yếu của quyền lực chính trị
o Thứ tư, mức độ thể hiện và mức độ thực thi tính giai cấp trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn là khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như chế độ
chính trị, tương quan lực lượng giai cấp, những điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, đảngphái, bối cảnh kinh tế, quốc tế v.v
Tóm lại, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một bộ máy, công cụ quyền lực đặc biệt, là một tổchức đặc biệt của quyền lực chính trị, bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp thống trị xãhội, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ giai cấp và những nhiệm vụ chung nảy sinh từ bản chất của xãhội
- Những đặc trưng cơ bản của nhà nước
Các nhà nước trong lịch sử có sự khác nhau về bản chất, nhưng về cơ bản tất cả các nhà nước đều cónhững đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản chung Những đặc trưng này để phân biệt nhà nước với các tổ chứcchính trị - xã hội, với tổ chức thị tộc nguyên thuỷ trước kia
Đặc trưng 1 Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý đời sống xã hội, thực hiện cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật
Trang 8Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, tổ chức quyền lực công Nhà nước có bộ máycưỡng chế gắn liền với quân đội, cảnh sát, nhà tù, trại giam và những cơ quan cưỡng chế khác.Đây là những cơ quan mà không tổn tại trong chế độ thị tộc nguyên thuỷ cũng như trong các tổchức khác Cùng với sự phát triển của xã hội, bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện để thực hiệnquản lý xã hội.
Đặc trưng 2 Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo theo các đơn vị hành chính lãnh thổ (dấu hiệu dân cư và lãnh thổ)
Phạm vi thực hiện quyền lực của nhà nước là trên toàn bộ lãnh thổ nhà nước Nhà nước quản lýdân cư theo các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị, giới tính, huyếtthống, nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho sự quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước Mối quan
hệ giữa người dân với nhà nước được thể hiện rõ nhất thông qua chế định quốc tịch, một chếđịnh xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nhà nước nhất định và tương ứng, nhà nướccũng phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình
Đặc trưng 3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đổi nội và độc lập về đối ngoại Chủquyền quốc gia là quyền tự quyết của quốc gia đó về các vấn đề đối nội và đối ngoại Nhà nước
là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại Xuhướng toàn cầu hoá hiện nay cho thấy nhà nước nào cũng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế,diễn đàn quốc tế và cùng chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác những nghĩa vụ khác nhau Ví dụ: ViệtNam đang tham gia các tổ chức quốc tế như: ASEAN, FAO, IAEA, ILO, IMF, UN, UNCTAD,UNESCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, APEC, ASEM ; Nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh đòihỏi sự chung sức của nhiều quốc gia: AIDS, Cúm gia cầm H5N1, nạn khủng bố, thảm họa môitrường
Đặc trưng 4 Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội Chỉ có nhà nước mới có quyền
ban hành pháp luật và quản lý dân cư, các hoạt động xã hội bằng pháp luật Pháp luật có tính bắtbuộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế,thuyết phục tùy theo bản chất nhà nước và các điều kiện khách quan khác
Đặc trưng 5: Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc Nhà
nước nào cũng có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc Mục đích cơ bảncủa việc thu thuế là để nuôi sống bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước.Chỉ có nhà nước mới được thu thuế, các tổ chức khác không phải là nhà nước không có đặctrưng này
Trang 96 Nêu và phân tích khái niệm nhà nước
TH1
*Khái niệm:
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, của quyền lực công, có bộ máy nhà nước để điều hành vàquản lý bảo vệ lợi ích của nhà nước và người dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà nước,cộng đồng, xã hội
- Nhà nước là một trong các tổ chức của xã hội nhưng có quyền quản lý xã hội Để quản lý xãhội, nhà nước phải có quyền lực Quyền lực nhà nước là khả năng và sức mạnh của nhà nước cóthể bắt các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải phục tùng ý chí của nó
- Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xãhội Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức khác trong
xã hội là đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước
- Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khuvực lãnh thổ và các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
- Để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyên thực thiquyền lực nhà nước, họ tham gia vào bộ máy nhà nước để làm hình thành nên một hệ thống các
cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chếnhư quân đội, cảnh sát, tòa án…
Tự làm
- Khái niệm: Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã
hội, của nhân dân, có chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chungcủa toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung với bộ máy nhà nướcchuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự docủa con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội
- Giải thích từ ngữ đặc biệt:
Tổ chức là sự liên kết chặt chẽ giữa những người có chung mục đích
Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác vàbuộc chủ thể ấy phải phục tùng
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung của con người trong đời sống xã hội
- Phân tích:
Nhà nước có quyền lực, quyền lực này tồn tại trong mối quan hệ giữa nhànước với các cá nhân và tổ chức xã hội khác Trong mối quan hệ này, nhànước là chủ thể của quyền lực còn các các cá nhân, tổ chức xã hội khácphải tuân thủ ý chí của nhà nước bởi vì họ là đối tượng của quyền lực đó
Trang 10 Nhà nước đặt ra pháp luật và dùng pháp luật để quản lý trật tự xã hội.Nhà nước có bộ máy cưỡng chế gắn liền với quân đội, cảnh sát, nhà tù,trại giam… và Nhà nước dùng nó để đảm bảo thực hiện pháp luật
Nhà nước còn có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của nướcmình, có quyền thay mặt quốc gia đưa ra quyết định về các vấn đề đốinội đối ngoại
7 Trình bày và phân tích hình thức của nhà nước
- “Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, của quyền lực công, có bộ máy nhà nước để điều hành
và quản lý bảo vệ lợi ích của nhà nước và người dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triểnnhà nước, cộng đồng, xã hội.”
- Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước gồm: Hình thức chính thể và hình thứccấu trúc
a Hình thức chính thể hay thể chế chính trị: là cách thức tổ chức, trình tự thành lập (các) cơ
quanquyền lực nhà nước cao nhất và quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau, cũng như
b thái độ của các cơ quan này đối với nhân dân
- Là cách thức tổ chức, trình tự thành lập và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước
- Có 2 hình thức thể chế chính trị chủ yếu: Quân chủ và Cộng hoà
Quân chủ tuyệt đối
- Nguyên thủ quốc gia có thực quyền trong lĩnh vực hành pháp
- Nguyên thủ quốc gia (Quốc vương) đồng thời là Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng
Bộ Tài chính
- Quốc vương bổ nhiệm thực tế quan chức hành pháp cao cấp
Quân chủ hạn chế
- Vua - nguyên thủ quốc gia không giữ thực quyền trong lĩnh vực hành pháp
- Người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó có cơ quan quyềnlực khác nữa ( hiến pháp là văn bản thể hiện sự hạn chế/chia sẻ quyền lực này)
- Quân chủ hạn chế bao gồm: quân chủ nhị hợp, quân chủ đại nghị
Quân chủ nhị hợp (nhị nguyên): quyền của nguyên thủ bị hạn chế trong lĩnh vực lập phápsong rất rộng trong lĩnh vực hành pháp
Quân chủ đại nghị: nguyên thủ quốc gia không có quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp vàtrong lĩnh vực hành pháp cũng hạn chế tối đa Vua là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà
Trang 11nước nhưng chỉ là tượng trưng cho dân tộc mà không có thực quyền (the head of state:người đứng đầu nhà nước→ có quyền lực những khá hạn chế, thực thi chủ yếu là vấn đề đạidiện cho quốc gia, tượng trưng cho sự thống nhất của quốc gia đó…)
Quốc hội nhà nước này phần lớn gồm hai viện nắm quyền lập pháp Chính phủ do thủ tướngđứng đầu nắm quyền hành pháp Tòa Án nắm quyền tư pháp (trên thế giới hiện nay có 40 nhànước quân chủ nghị viện
Nghị viện là cơ quan lập pháp Tuy nhiên về mặt pháp lý, nhà vua có quyền phủ quyết các đạoluật của nghị viện, nhưng trường hợp này không thấy xảy ra trên thực tế
Cộng hoà tổng thống
- Tổng thống được dân bầu trực tiếp
- Tổng thống lãnh đạo hành pháp, không có Thủ tướng
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu nhà nước, đồng thời cũng là người đứng đầuchính phủ nắm toàn quyền hành pháp Nghị viện giữ chức năng lập pháp Tòa án nắm quyền tưpháp (Mỹ, Chi lê, Indonesia, )
● Đặc điểm:- Nghị viện: gồm hạ nghị viện và thượng nghị viện, giữ chức năng lập pháp Có quyềnthông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyềntán thành hoặc không tán thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩnhoặc bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống đã ký
● Tổng thống do cử tri trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa
là người đứng đầu chính phủ, không có chức danh thủ tướng
➢Đối với nước đa đảng: các đảng phái pải tranh ghế trong nghị viện→ bên nào nắm đa số ghếtrong hạ viện→ bầu thủ tướng→phe đa số sẽ bầu nên thủ tướng
➢Đảng dân chủ Mỹ: có tư tưởng của xã hội chủ nghĩa hoặc thiên tả,mong muốn kiểm soát xã hộibằng bàn tay của nhà nước( quyền lực nhà nước), ngoại giao thì mang tính trung dung, đánh thuếcao đối với các tập đoàn, ủng hộ phá thai
➢Cộng hòa: thiên hướng thiên hữu, duy trì can thiệp ít vào xã hội,thuế đánh vào các tập đoànxướng thấp, ngoại giao là chủ động,không ủng hộ phá thai
➢Tổng thống thành lập chính phủ
➢Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang
Trang 12➢Trình dự án luật và các dự án ngân sách lên nghị viện.
➢Ký kết các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao
➢Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao
➢Ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viên
• Quốc hội do dân bầu trực tiếp
• Quốc hội bầu, phê chuẩn các chức vụ cao cấp
Trang 13● Thiết lập từ 2 hay nhiều bang thành viên Nhà nước liên bang có chủ quyền chung và các thànhviên có chủ quyền riêng.
● Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, hai hệ thống pháp luật và công dân mang hai quốc tịch
● Đặc điểm:- HP ghi nhận sự phân chia quyền lực giữa tiểu bang và liên bang
- HP ghi nhận thiết chế kiểm soát và phân chia quyền lực
- Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, hai hệ thống pháp luật
* Cấu trúc nhà nước đơn nhất
● Là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, các bộ phận hợp thành nhànước là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền riêng biệt
● Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, có một hệ thốngpháp luật thống nhất và công dân mang một quốc tịch
Đặc điểm:- Chủ quyền QG duy nhất
- Công dân có một quốc tịch
- Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất trên toàn lãnh thổ
.- Có một hệ thống pháp luật thống nhất
● Phân loại:
+ Đơn nhất giản đơn: là cấu trúc nhà nước thống nhất, không có khu tự trị hay vùng lãnh thổ, + Đơn giản phức tạp: Có khu tự trị, vùng lãnh thổ VD: TQ có tỉnh, đặc khu, khu tự trị: dân tộcchoang, khu tự trị tân cương, tây tạng, hồng kông là đặc khu
Trang 148 Nêu khái niệm và so sánh những đặc điểm chính của các kiểu nhà nước
- Khái niệm:
Kiểu nhà nước là tổng
thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh
tế xã hội nhất định
Là kiểu NN rađời, tồn tại vàphát triển tronglòng hình thái ktế– xhội tbcn
Cơ sở ktế của NN
tư sản là pthứcsxuất tbcn dựatrên chế độ chiếmhữu tư nhân vềTLSX, nền ktếhhoá – thị trường
Là một kiểu NN mà
ở đó sự thống trịctrị thuộc về gccn,
do CM xhcn sảnsinh ra và có sứmệnh xdựng thànhcông cnxh, đưanhân dân lđộng lênđịa vị làm chủ trêntất cả các mặt củađời sống xhội trong
1 xhội phát triểncao - xhội xhcn
để bảo vệ nhữngđặc quyền phongkiến
Là công cụ củagiai cấp tư sản đểbảo vệ những đặcquyền tư hữu về
tư liệu sản xuất
Là công cụ của giaicấp công nhân vànông dân để bảo vệnhững lợi ích củanhân dân lao động
phòng, ngoạigiao, tôn giáo
Đàn áp, bóc lột,quản lý, phápluật, quốc phòng,ngoại giao, giáodục, văn hóa
Phục vụ, quản lý,pháp luật, quốcphòng, ngoại giao,giáo dục, văn hóa,khoa học
Duy trì và pháttriển chế độ tưbản, tạo điều kiệncho sự hình thànhcủa chế độ xhcn
Duy trì và phát triểnchế độ xã hội chủnghĩa, tạo điều kiệncho sự chuyển tiếpsang chế độ cộngsản
Cách
thức
bóc
lột
Chiếm hữu hoàn
toàn người nô lệ,
thu thuế, địa tô,
lao động bắt
buộc
Thu thuế, địa tô,lao động bắtbuộc, phong thổ,phong tước,phong ân
Bóc lột thặng dưgiá trị, thu thuế,tín dụng, thươngmại, đầu tư, mởrộng thị trường
Loại bỏ sự bóc lột,phân phối công =,bảo đảm quyền lợi,tham gia dân chủ,xdựng văn minh
Kết
luận
Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản có
những đặc điểm riêng về bản chất, chức năng và vai trò
xã hội, nhưng đều là nhà nước bóc lột được xây dựng
trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là
Là kiểu nhà nướcmới, tiến bộ vì đặcđiểm đông đảonhân dân lđộng
Trang 159 Nêu khái niệm bộ máy nhà nước và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Khái niệm bộ máy nhà nước :
+ Bộ máy NN là hệ thống các cơ quan NN từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt độngtheo những nguyên tắc chung, thống nhất để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của NN
+ Bộ máy NN khác cơ quan, tổ chức phi NN
+ Bộ máy NN khác thể chế chính trị
- Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN hiện đại
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt hoạt động của nhà nước là những tư tưởng, quan điểm, cơ bản chỉ đạotoàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, từng cơ quan nhà nước nói riêng nhằmđảm bảo sự vận hành đồng bộ, thống nhất của bộ máy nhà nước
+ Nguyên tắc phân quyền: có sự sự kiểm soát và cân bằng quyền lực
● Là nguyên tắc phổ biến về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ở nhiều nhà nước đương đạitrên thế giới hiện nay
● không có cơ quan nào nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước được thực hiệnbởi các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Quyền lực nhà nước được chia thành các nhánhkhác nhau dựa trên bản chất và chức năng để các nhánh có thể kiểm soát và cân bằng lẫn nhau
● Thực hiện nguyên tắc này sẽ hạn chế khả năng lạm quyền, góp phần chống tham nhũng có hiệuquả
● Không có phân quyền tuyệt đối, giữa các nhánh quyền lực vẫn có sự tác động qua lại, có quan
hệ chức năng với nhau Phân quyền cũng không loại trừ sự thống nhất trong chính sách nhànước về những vấn đề có tính nguyên tắc và sự tương hỗ giữa các nhánh quyền lực
+ Nguyên tắc dân chủ: thể hiện hiện sự tham gia của người dân và hướng tới sự đồng thuận
● Đòi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi của người dân không chỉ trong việc kiểm tra, giám sát mà
cả trong xây dựng và phân biệt các quyết sách quan trọng của nhà nước
● Người dân được quyết định và quyết định thực chất các vấn đề quan trọng của đất nước bằngcác hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp Tất cả các ý kiến của những chủ thểtham gia phải được phản hồi để cuối cùng đi đến những quyết định thể hiện sự đồng thuận
● Trong hiến pháp nhiều nước hiện nay đều thể hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân.Tất cả quyền lực nhà nước phải xuất phát từ nhân dân
+ Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân
● Đòi hỏi các cơ quan nhà nước và mọi nhân viên nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ vàđảm bảo thực hiện các quyền, tự do con người và nhân dân
Trang 16● Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân luôn phải gắn với trách nhiệm của nhànước trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, phải được đảm bảothực hiện trên nền tảng của chế độ dân chủ và chủ quyền nhân dân.
● Trong hoạt động của mình khi thực thi công vụ phải thỏa mãn các điều kiện từng biện pháp đưa
ra phải phù hợp với mục đích Hay nói cách khác, việc ban hành các quyết định phải xem xéttoàn diện các yếu tố như việc sử dụng các biện pháp để đạt được mục đích có hợp pháp không,
có tương xứng không và có cần thiết hay không
● Thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi hết sức quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người,quyền công dân
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hợp pháp trong mọi quyết định của cơ quan công quyền:
● Đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện những quyền và nghĩa vụ đã được pháp luậtquy định Cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục, đúng quyđịnh pháp luật về nội dung, đảm bảo các yêu cầu về tính chính đáng, tính tương xứng trong nộidung quyết định của mình
+ Nguyên tắc minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình:
● Đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức đều có khả năng được tiếp cận thông tin theo những nội dung màpháp luật cho phép tiếp cận một cách thuận lợi, dễ dàng
● Nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước là phải cung cấp thông tin mà cá nhân, tổ chức có yêu cầutheo đúng quy định của pháp luật Ngoài ra, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giảitrình
● Giải trình là thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Giải trình chính là cơ sở để bỏ phiếubất tín nhiệm, buộc những người không làm được việc phải từ chức
● Trách nhiệm giải trình được thực hiện ở những nước mà có bầu cử tự' do, đồng thời có sự phânđịnh tương đôi rõ giữa bộ phận chính trị và bộ phận hành chính
10 Trình bày các chức năng cơ bản của nhà nước
Khái niệm: Các chức năng cơ bản của nhà nước là các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của nhà
nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phù hợp với bản chất, vai trò, trách nhiệm củanhà nước đối với xã hội
Chức năng của nhà nước gắn liền với hoạt động của nhà nước, nhưng không phải là hoạt động
cụ thể của nhà nước cũng như hoạt động của từng bộ phận của nhà nước Chức năng của nhà nước thể
Trang 17hiện bản chất, vai trò, trách nhiệm của nhà nước, luôn phù hợp với bản chất, trình độ phát triển của nhànước trong từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử, điều kiện cụ thể của đất nước.
- Các chức năng cơ bản của nhà nước bao gồm:
+ Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động chủ yếu thể hiện hoạt động của nhà nước mà
đối tượng tác động, mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động này chủ yếu nằm trong phạm vi nhà nướcđó
● Chức năng chính trị: Chức năng này thay đổi theo bối cảnh chính trị - xã hội Nội dung của
chức năng chính trị là bảo vệ và phát triển trật tự chính trị - xã hội, chống lại các cuộc đảochính, sự can thiệp chính trị từ bên ngoài, bảo vệ trật tự quyền lực, hệ thống chính trị và cácnguyên tắc tổ chức quyền lực hiện hành Tùy vào thể chế chính trị, hình thức nhà nước mà mỗiquốc gia có những chức năng khác nhau
● Chức năng kinh tế: là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của phần lớn các quốc
gia trên thế giới hiện đại.Có những quốc gia coi chức năng kinh tế là việc nhà nước tổ chứcquản lý nền kinh tế quốc dân một cách toàn diện, tập trung, trong khi đó ở nhiều quốc gia khácchức năng kinh tế là việc nhà nước coi mình là nhân tố trung gian thực hiện điều tiết vĩ mô, tạođiều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, mang tính kiến tạo phát triển Tổ chức,quản lý, điều tiết nền kinh tế là nội dung chủ yếu của chức năng kinh tế của nhà nước, nhưngmức độ và cách thức thực hiện phụ thuộc vào nhận thức của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ,giai đoạn phát triển
● Chức năng xã hội: Thiết lập cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách nhằm
đảm bảo lao động, việc làm, bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo và các vấn đề an sinh xã hộikhác, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát triểncác giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, đảm bảo sự phát triển hài hòa trong các vấn đề dântộc, tôn giáo là các nội dung chính của chức năng xã hội của nhà nước
● Chức năng môi trường: Khác với trước đây, ngày nay cùng với những hậu quả nghiêm trọng do
ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất cùng với những hiểm họa,thiệt hại mà biến đổi khí hậu mang lại các quốc gia đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường thành chứcnăng chủ yếu của nhà nước
● Chức năng ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân: Trong bối cảnh toàn cầu hóa,
nhân quyền, dân chủ pháp quyền, rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện việcghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền và thực hiện cam kết này khôngchì thể hiện tính chất nhân văn, tiến bộ của nhà nước mà còn nghĩa vụ của nhà nước trước cộngđồng quốc tế
● Chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội: Nhu cầu sống trong một xã hội trật tự và an toàn là
nhu cầu tự nhiên của mỗi cá nhân và cũng vì thế mà người dân cần đến nhà nước
Trang 18+ Chức năng đối ngoại: là những phương diện hoạt động chủ yếu thể hiện thông qua các hoạt động
của nhà nước mà đối tượng tác động, mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động này vượt ra ngoài phạm
vi của nhà nước đó và nằm trong mối quan hệ mật thiết với cộng đồng quốc tế, giao lưu quốc tế
● Chức năng hợp tác và hội nhập khu vực, quốc tế: Các nhà nước luôn muốn tranh thủ các nguồn
lực bên ngoài để duy trì sự phát triển, xích lại gần các xu hướng và chuẩn mực quốc tế nên luôntìm cách đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, hợp tác kinh tế, văn hóa, quốc phòng, chính trị Hộinhập quốc tế cũng là xu thế và mục tiêu của đa phần quốc gia trên thế giới để giải quyết các vấn
đề nội bộ cũng như các vấn đề quốc tế Hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị đang là xu thế phổbiến ở nhiều khu vực trên thế giới
● Chức năng bảo vệ, gìn giữ trật tự hoà bình thế giới, khu vực: Quy mô và cách thức thực hiện
chức năng này phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nhà nước trong thế giới hiện đại Không phổ biến
vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ hòa bình khuvực và quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu như chống biến đổi khí hậu,cướp biển, an ninh, an toàn vận tải biển, hàng không, chông buôn lậu, tội phạm xuyên quốcgia là những nội dung cơ bản của chức năng này
● Chức năng quốc phòng: Bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ chống lại mọi
hành động xâm lược, gây hân, đe dọa từ bên ngoài luôn là nhiệm vụ thường trực của mỗi nhànước
11 Phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền và trình bày về phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
* Phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền:
Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội trên cơ sở các quyền Các quyền này được phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự
do, dân chủ, quyền tự nhiên của người dân được bảo vệ Hiến pháp, pháp luật có tính tối cao và
là các công cụ quan trọng nhất để xác lập và phân định các quyền Hiến pháp, pháp luật được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới: công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế Trong đó, Hiến pháp được coi là linh hồn của nhà nước pháp quyền và là bản khế ước xã hội quan trọng nhất
Quyền của nhà nước thì phải “xác lập và phân định” sao cho tránh được sự lạm dụng quyền lực nhà nước, còn quyền tự do, dân chủ, quyền tự nhiên của con người thì phải được bảo vệ Những quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Đặc biệt, Hiến pháp - bản văn
Trang 19thể hiện ý chí của mọi thành viên trong xã hội được coi là linh hồn của Nhà nước pháp quyền,
là bản khế ước quan trọng nhất giữa nhà nước và công dân.
- Quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình đúc kết,
kế thừa, vận dụng tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan điểmcủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật kiểu mới và thực tiễn xâydựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua
- Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, ngay từ khixuất hiện Nhà nước cổ đại và được tiếp tục phát triển, nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản, phảnánh khát vọng của nhân dân về một Nhà nước bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, đối lập với sựđộc đoán, độc tài của Nhà nước chủ nô và chế độ chuyên chế hà khắc của Nhà nước phong kiến
- Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại là Nhà nướcbảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý chíchung, lợi ích chung của nhân dân; thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân; chịutrách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình và yêu cầu công dân thực hiện các nghĩa
vụ đối với Nhà nước và xã hội; có hình thức tổ chức quyền lực Nhà nước thích hợp bảo đảm chủquyền thuộc về nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngănchặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm phápluật, kể cả vi phạm pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước
- Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với một giai cấp mà là hìnhthức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định củapháp luật, thực hiện được quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dânchủ của nhân dân
- NN pháp quyền là NN tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người, quyền
lực của NN phải được thực hiện và điều chỉnh bằng pháp luật, được kiểm soát
bởi pháp luật
* Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam