Cú kỹ năng sống sẽ giỳpmỗi cỏ nhõn giải quyết tốt, khắc phục hay vượt qua khú khăn gặp phải, để nõng caochất lượng cuộc sốngKỹ năng sống chớnh là năng lực tõm lý xó hội để ứng phú với nh
Trang 1>
Trờng đại học hoa l
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
-NGUYỄN THỊ OANH
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
LẠNG PHONG – NHO QUAN – NINH BèNH
KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
Hệ đào tạo: Chớnh quy
Khúa học: 2013- 2017
NINH BèNH 2017
Trờng đại học hoa l
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
-NGUYỄN THỊ OANH
Trang 2THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
LẠNG PHONG – NHO QUAN – NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn
Th.s Nguyễn Thị Minh Ngọc đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo em không chỉ về mặt kiến thức mà còn về phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình
em nghiên cứu và triển khai đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học Hoa Lư, đặc
biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non và Bộ môn Giáo dục thể chất – Tâm lý đã nhiệt tình giảng dạy cho em nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô và
Trang 3toàn thể các cháu trường Mầm non Lạng Phong, huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em tiến hành nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong
hội đồng đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận Do lần đầu nghiên
cứu và thời gian còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quí thầy cô và các bạn để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm Cuối cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong ơn!
Trang 6: Xếp loại
SL
: Số lượng
CÁC KÍ TỰ TRONG ĐỀ TÀI
∑
: Điểm tổng
X
: Điểm trung bình
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
Trang 7CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống trên thế giới 5
1.1.2 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam 6
1.2 Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.1.1 Khái niệm kỹ năng 8
1.2.1.2 Khái niệm kỹ năng sống 10
1.2.1.3 Khái niệm giáo dục kỹ năng sống 12
1.2.2 Phân loại kỹ năng sống 13
1.2.3 Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 16
1.2.4 Đặc điểm phát triển các quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 19
1.2.5 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 20
1.2.5.1 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 20
1.2.5.2 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 20
1.2.5.3 Phương pháp, phương tiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 23
1.2.5.4 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 26
1.2.5.5 Đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 29
1.2.5.6 Vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 29
1.3 Chế độ sinh hoạt hàng ngày với việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
Trang 8trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 30
1.3.1 Khái niệm chế độ sinh hoạt hàng ngày 30
1.3.2 Một số yêu cầu khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày 31
1.3.3 Nội dung chế độ sinh hoạt hàng của trẻ mẫu giáo 32
1.3.4 Chế độ sinh hoạt hàng ngày với việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 33
Kết luận chương 1 35
Chương 2 36
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 36
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 36
LẠNG PHONG – NHO QUAN – NINH BÌNH 36
2.1 Vài nét về địa bàn, khách thể nghiên cứu 36
2.2 Tổ chức nghiên cứu 37
2.2.1 Mục đích nghiên cứu 37
2.2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 37
2.3 Nội dung nghiên cứu 37
2.4 Cách tiến hành nghiên cứu 37
2.5 Tiêu chí và thang đánh giá 38
2.5.1 Tiêu chí đánh giá 38
2.5.2 Thang đánh giá 39
2.5.3 Cách đánh giá 41
2.6 Kết quả điều tra 42
2.6.1 Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 42
Trang 92.6.2 Thực trạng tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng tự phục
vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 43
2.6.3 Thực trạng về mức độ biểu hiện kỹ năng tự phục vụ (Rửa tay, rửa măt) của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 61
2.6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Lạng Phong – Nho Quan 75
2.7 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 77
2.7.1 Cơ sở định hướng của việc đề xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 77
2.7.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 77
Kết luận chương 2 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
1 Kết luận 84
2 Kiến nghị 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc GDKNS đối với sự
Trang 10hình thành và phát triển nhân cách của trẻ MG 3 – 4 tuổi 42 Bảng 2.2 Đánh giá của giáo viên về việc GDKNTPV (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ
MG 3 – 4 tuổi thông qua các hoạt động trong CĐSHHN ở trường MN 43 Bảng 2.3 Nhận thức của GV về những KNS cần GD cho trẻ MG 48
3 – 4 tuổi 48 Bảng 2.4 Mức độ sử dụng các biện pháp GDKNTPV (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ
MG 3 – 4 tuổi thông qua việc tổ chức CĐSHHN 50 Bảng 2.5 Biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ 3 – 4 tuổi 62 Biểu đồ 2.1: Biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ MG 3 – 4 tuổi 62 Bảng 2.6 Biểu hiện về khả năng nhận thức của trẻ MG 3 – 4 tuổi về KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) 64 Biểu đồ 2.2 Khả năng nhận thức của trẻ MG 3 – 4 tuổi về KNTPV
(Rửa tay, rửa mặt) 65 Bảng 2.7 Đánh giá biểu hiện về sự thực hiện (kỹ năng, thái độ) của trẻ 3 – 4 tuổi về KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) 68 Biểu đồ 2.3 Đánh giá biểu hiện về sự thực hiện (kỹ năng, thái độ) của trẻ 3 – 4 tuổi về KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) 69
Bảng 2.8 So sánh mức độ biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ MG 3 –
4 tuổi qua việc thực hiện từng bài tập 73 Biểu đồ 2.4 So sánh mức độ biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ MG
3 – 4 tuổi qua việc thực hiện từng bài tập 74
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trang 11Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, con người
phải đối diện với nhiều thách thức Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật
và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa…một mặt không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, mặt khác lại tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp có thể gây ảnh hưởng, nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ.
Để tiến tới thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người không tránh khỏi phải đối mặt với vô số khó khăn thách thức trong cuộc sống Có kỹ năng sống sẽ giúp mỗi cá nhân giải quyết tốt, khắc phục hay vượt qua khó khăn gặp phải, để nâng cao chất lượng cuộc sống
Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để ứng phó với những yêu cầu và
thách thức trong cuộc sống hằng ngày nó hướng vào việc giúp con người thực
hiện, giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, giúp con người sống an toàn, khỏe mạnh trên cơ sở vận dụng những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang
trở thành nhiệm vụ quan trọng của các trường từ mầm non đến đại học Giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống, giúp các em hiểu và biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội; ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử
với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
Mặt khác, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống
Trang 12giáo dục quốc dân, là thời kỳ vàng để phát triển nhân cách cho trẻ Vì lẽ đó, giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ trong giai đoạn này là hết sức phù hợp Nó ảnh hưởng
1
trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ, giúp trẻ sớm
có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội, giúp trẻ có kinh nghiệm thực tế, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo độc lập của trẻ, đặt nền tảng tương lai cho một con người có trách nhiệm và chung sống hài hòa trong cộng đồng.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động
giáo dục hàng ngày như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội…mỗi hoạt
động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống
của trẻ.
Song trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non
còn chưa được các giáo viên quan tâm đúng mức, việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống còn gặp nhiều khó khăn: Điều kiện cơ sở vật chất, lớp học đông, trình độ
chuyên môn sâu của giáo viên về lĩnh nực này còn hạn chế…từ đó khiến cho công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn nhiều thiếu sót, gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục cũng như những thiếu hụt kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mẫu giáo Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường
mầm non Lạng Phong - Nho Quan - Ninh Bình”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Trang 13nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế
độ sinh hoạt hàng ngày.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
2
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm
non Lạng Phong – Nho Quan – Ninh Bình.
4 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày.
- Nghiên cứu 40 trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi và 10 giáo viên đã và đang giảng dạy tại các lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Lạng Phong - Nho Quan - Ninh Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2016 - 5/2017.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi.
5.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ tự phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non Lạng Phong - Nho Quan - Ninh Bình.
Trang 145.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự
phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu có
liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, việc
tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Lạng Phong Nho Quan.
6.2.2 Phương pháp quan sát
- Quan sát quá trình tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi của giáo viên mầm non.
3
- Quan sát biểu hiện, mức độ phát triển kỹ năng tự phục vụ (Rửa mặt, rửa
tay) của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
6.2.3 Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và trẻ nhằm thu thập các thông
tin có liên quan đến đề tài phát hiện thực trạng, giải thích nguyên nhân và làm sáng
tỏ thông tin nhận thức từ phương pháp điều tra và quan sát.
6.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 15Tổng kết kinh nghiệm của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi của giáo viên mầm non.
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công thức toán thống kê kết hợp phần mềm Excel để xử lý số liệu thu được qua khảo sát thực trạng.
Các phương pháp trên được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau.
4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống trên thế giới
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF.
Thuật ngữ “giáo dục kỹ năng sống” đã được đề cập đến từ hơn hai thế kỷ nay Năm 1986, bản hiến chương Ottawa vì tăng cường sức khỏe nhận ra kỹ năng sống có ý nghĩa làm cho sức khỏe đươc tốt hơn.
Năm 1989, công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) tuyên bố giáo dục cần
Trang 16trực tiếp hướng tới phát triển hết tiềm năng của trẻ và đưa ra phương pháp liên kết
kỹ nắng với giáo dục.
Năm 1990, tuyên bố Jomtien về giáo dục cho mọi người lại nêu ra đưa kỹ
năng sống vào trong các công cụ học tập trọng yếu để tồn tại, để xây dựng năng lực và chất lượng cuộc sống.
Năm 2000 hội nghị giáo dục Dakar đề nghị tất cả trẻ em và người lớn đều có
quyền hưởng lợi từ “một nền giáo dục, trong đó bao gồm việc học tập để biết, để sống cùng nhau và để tồn tại”, đưa các kỹ năng sống vào mục tiêu giáo dục cho mọi người (EFA Goals).
Hội thảo Bali khái quát báo cáo tham luận của các quốc gia tham gia hội
thảo về giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên đã xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương là nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số công trình liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống:
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ
năng sống Ngoài một số công trình nghiên cứu về kỹ năng sống của cá nhân như: Dorrothy L.Ansell and Joan M.Morse – 1994 (Creative Life Skill Activities);
5
Darlene Manix – 1995 (Life skill ctivities for Secondary students whit Special Needs); Btvin 2001 (Life skills training: fact sheet) Còn có nhiều công trình
nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Tổ chức Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Qũy hỗ trợ
Trang 17nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Có thể đưa ra một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Life skills E.ducation in schools (WHO, 1997)
- Skills for Health (WHO, 2001)
- Life skills on Non Formal E.ducation A Review (UNESCO, 2001)
Tại nhiều nước phương tây, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người Theo thạc sĩ Đào Văn – Viện Khoa Học giáo dục Việt Nam, hiện ít nhất 70 quốc gia trên thế giới đã và đang đưa giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong chương trình chính khóa, dưới hình thức một môn học riêng (Campuchia), tích hợp vào tất cả các môn học chính khóa (Singapore, Anh, Hàn Quốc, Australia), tích hợp vào một số môn (Trung Quốc, Myanma)
Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như : UNICEF, UNESCO, WHO,
UNSPA chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được phát triển rộng khắp trên
phạm vi toàn cầu Chương trình này đã được thực hiện và phát triển mạnh trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe, khu vực Nam Phi và Botswana, khu vực Châu Á.
1.1.2 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam
Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ chương
trình UNICEF năm 1996 “giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” Lúc đó quan niệm về kỹ
năng sống được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm những kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đặt mục tiêu nhằm vào giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn.