1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề về sơ đồ tổ chức của tập đoàn vin group

45 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các chức năng quản trị trong tập đoàn VinGroup
Tác giả Thân Đặng Tuyết Nhi, Nguyễn La Hoàng Kim, Lê Trần Ngọc Thảo, Nguyễn Trần Mỹ Anh, Trương Phan Quỳnh Như
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Luật Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Essay
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 7,05 MB

Cấu trúc

  • I. Thành lập và sứ mệnh (5)
  • II. Bề dày (10)
  • III. Vị trí và đóng góp (13)
  • B. GIỚI THIỆU CHỦ TỊCH I. Tiểu sử (19)
    • II. Đóng góp (19)
    • III. Đường lối, chủ trương (20)
  • C. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ I. Chức năng hoạch định (23)
    • II. Chức năng tổ chức (31)
    • III. Chức năng lãnh đạo (36)
    • IV. Chức năng kiểm soát (38)
  • Tài liệu tham khảo (42)

Nội dung

Tầm nhìn - sứ mệnh – giá trị cốt lõi:Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển thành tập đồn Cơng nghệ - Cơng nghiệp– thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo đ

Thành lập và sứ mệnh

- Tên đầy đủ:TẬP ĐOÀN VINGROUP – CÔNG TY CP(gọi tắt là Tập đoàn Vingroup)

- Chủ tịch: Phạm Nhật Vượng

- Trụ sở chính: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Vinhomes Riverside, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội

- Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ Tập đoàn có 3 nhóm hoạt động trọng tâm bao gồm:

2 Tầm nhìn - sứ mệnh – giá trị cốt lõi:

Tầm nhìn:“Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.”

Sứ mệnh:“Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”

Giá trị cốt lõi:"TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN"

Vingroup đặt chữ TÍN lên vị trí hàng đầu, lấy chữ TÍN làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ TÍN như bảo vệ danh dự của chính mình.

Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện.

Vingroup đặt chữ TÂM là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất.

Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công. Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.

Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ.

Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.

Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”.

Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc.

Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn” Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình.

Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.

Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình. Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp.

Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn

Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả CBNV.

NH Ậ N Đ Ị NH ĐÚNG SAI QU Ả N TR Ị H Ọ C

T ự lu ậ n có đáp án môn qu ả n tr ị h ọ c că…

100% (12) 11 Đề thi tiếng Anh lớp

Word CS1 - Qtdvh - Case study 1 - CS1 -…

3 Cơ cấu tổ chức: Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định có quyền lực cao nhất của công ty Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết theo quy định điều lệ của công ty. Hội đồng quản trị

Bề dày

1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina.Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.

Vincom: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là doanh nghiệp Cổ phần thương mại Tổng hợp Việt Nam, được ra đời chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002.

Vinpearl: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vinpearl, tiền thân là đơn vị TNHH đầu cơ lớn mạnh du lịch, thương mại và dịch vụ Hòn Tre, được ra đời ngày 25 tháng 7 năm

2 Các cột mốc quan trọng từ năm 2001-2021:

2001 Thành lập Công ty CP Vinpearl, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre vào 25/7/2001.

2002 Thành lập Công ty CP Vincom, tiền thân là Công ty CP Thương mại

Tổng hợp Việt Nam vào 3/5/2002.

2003 Khai trương khu nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang Resort

2004 Khai trương Vincom Center Bà Triệu, trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội lúc bấy giờ.

2006 Khai trương khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, biển đảo Hòn Tre khô cằn thành địa điểm du lịch sang trọng.

2007 Đưa vào vận hành cáp treo Vinpearl dài 3.320m nối liền đảo Hòn Tre với đất liền.

2008 Trở thành công ty BĐS Việt Nam đầu tiên được chọn đưa vào chỉ số chứng khoán Russell Global Index.

2009 Doanh nghiệp đầu tiên phát hành trái phiếu thành công chuyển giá trị

100 triệu đô la Mỹ niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore.

2010 Khai trương Vincom Center Đồng Khởi tại Hồ Chí Minh.

2011 Khai trương khu nghỉ dưỡng năm sao và sân golf trên đảo đầu tiên Việt

2012 Sáp nhập Công ty CP Vincom và Công ty Cp Vinpearl thành Tập đoàn

2013 Gia nhập giáo dục với thương hiệu Vinschool.

2014 Khởi công dự án phức hợp Vinhomes Central Park tại Hồ Chí Minh.

2015 Giới thiệu các sản phẩm và thương hiệu VinEco – Nông nghiệp công nghệ cao và VinPro – Hệ thống siêu thị công nghệ và điện máy.

2016 Lĩnh vực bán lẻ nhanh chóng mở rộng quy mô, hoạt động khoảng 1000 địa điểm trên khắp cả nước.

2017 Khai trương tổ hợp sản xuất ô tô - xe máy điện VinFast.

2018 Niêm yết cổ phiếu CTCP Vinhomes tại HOSE, trở thành doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hoá lớn thứ hai Việt Nam.

2019 Ra mắt Đại đô thị thứ ba Vinhomes Grand Park, tại Hồ Chí Minh có quy mô 271 ha.

2020 Hưởng ứng kêu gọi tham gia ủng hộ chống dịch của Thủ tướng,

Vingroup đã nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, máy đo thân nhiệt thiết kế của Medtronic, đại học MIT.

2021 Vingroup xây dựng nhà máy công suất 100 – 200 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19/năm tại Hà Nội.

Vị trí và đóng góp

Lĩnh vực bất động sản: Vinhomes, VinCity, Vincom Retail

- Trong đó, Vinhomes được đánh giá là thương hiệu nhà ở cao cấp hàng đầu trong ngành bất động sản.

- Vincity là dòng bất động sản đại chúng, được đánh giá cao giá trị chất lượng – đồng bộ – tiện ích.

- Vincom Retail là chuỗi bất động sản thương mại phổ biến cả nước, đa dạng về ẩm thực, khu vui chơi.

Lĩnh vực du lịch, giải trí: Vinpearl, Vinpearl Land, Vinpearl Golf, VinTaTa

Trong đó, Vinpearl là thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng hàng đầu Việt Nam. Tổng cộng hệ thống nghỉ dưỡng này có 31 khách sạn, biệt thự 13.000 phòng nằm ngay cạnh bờ biển Trong chuỗi hệ thống còn bao gồm dịch vụ, tiện ích như công viên giải trí, sân gôn, bể bơi,…

Lĩnh vực bán lẻ: VinMart và VinMart+, VinPro, Adayroi, VinID

Trong đó, Vinmart và Vinmart+ phổ biến như là chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt Còn Vinpro là thương hiệu bán lẻ điện máy, công nghệ với sản phẩm điện thoại, thiết bị gia đình,…

Lĩnh vực y tế: Vinmec, VinFa

- Vinmec được tập đoàn Vingroup chú trọng đầu tư vào năm 2012 Với sứ mệnh

“Chăm sóc bằng tài năng, y đức và sự thấu cảm”, Vinmec định hướng phát triển thành hệ thống y tế hàn lâm vươn tầm quốc tế.

- Năm 2018, Vingroup mở rộng phát triển lĩnh vực y tế bằng việc cho ra đời thương hiệu VinFa với mục tiêu ban đầu là sản xuất thuốc.

Lĩnh vực giáo dục: Vinschool, VinUni

Vingroup cũng chú trọng đầu tư lĩnh vực giáo dục bằng việc thành lập chuỗi hệ thống trường học Vinschool Là chuỗi hệ thống trường mầm non liên thông tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Năm 2018, hệ thống này tiếp tục mở rộng với sự thành lập thương hiệu VinUni.

Lĩnh vực nông nghiệp: VinEco

Mục tiêu của thương hiệu VinEco là cung cấp cho người dùng các sản phẩm xanh, sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng Đồng thời, thương hiệu này cũng khuyến khích người dùng chung tay xây dựng nền nông nghiệp vững chắc cho thế hệ tương lai.

Vingroup có 2 thương hiệu nổi tiếng là VinFast và VinSmart Trong đó Vinfast được định hướng là thương hiệu ô tô mang đậm tinh thần Việt Nam và hướng tới đẳng cấp quốc tế VinSmart là công ty nghiên cứu, sản xuất sản phẩm điện tử thông minh, AI và IoT.

- VinGroup sáng lập VinTech City với mục tiêu hỗ trợ cho hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển công nghệ Việt VinTech chủ yếu hoạt thông theo mô hình Silicon Valley.

➨Với các thành tựu đã đạt được trong giai đoạn hình thành và phát triển vừa qua thì tập đoàn Vingroup hiện nay đã được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân vững mạnh, phát triển nhanh chóng với chiến lược lâu dài, tiềm lực mạnh mẽ để vươn tầm khu vực cũng như thế giới Các giải thưởng danh giá mà Vingroup đã đạt được bao gồm:

- Giải thưởng Sao vàng Đất Việt

- Top 10 doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc

- Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam

- Doanh nghiệp có giao dịch thị trường vốn tốt nhất Việt Nam trong năm 2012 Ngoài ra, Vingroup còn được diễn đàn kinh tế thế giới đưa vào danh sách 1.000 doanh nghiệp xuất sắc trên toàn cầu có vai trò lớn trong việc kích thích, gia tăng sự phát triển kinh tế trong nước và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ra quốc tế.

2 Những đóng góp của tập đoàn Vingroup:

Trong năm 2021, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nộp tổng cộng 26.213 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước Trong đó, có xấp xỉ 10.722 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng gần 19% so với năm 2019.

Giai đoạn 5 năm 2016-2020, Vingroup đã nộp tổng cộng 98.211 tỷ đồng vào ngân sách Số đóng góp vào ngân sách của Vingroup liên tục tăng qua các năm, chỉ giảm vào năm 2020 sau đó tăng trở lại vào năm 2021.

Dấu ấn nổi bật là việc Tập đoàn đưa các mẫu xe ô tô tham dự các triển lãm hàng đầu thế giới như Paris Motor Show (Pháp), Los Angeles Auto Show (Mỹ), trở thành hãng xe Việt đầu tiên và duy nhất tham dự các triển lãm quốc tế, ghi dấu ấn Việt Nam trên thị trường ô tô toàn cầu Trong nửa sau năm 2022, Vingroup cũng có kế hoạch IPO công ty thành viên VinFast tại thị trường Mỹ. Ở mảng công nghệ, Vingroup tiếp tục có những chiến lược đột phá để trở thành Tập đoàn Công nghệ toàn cầu với hệ sinh thái là các công ty công nghệ như VinAI, VinBigData, VinCSS, VinBrain, Vantix Các sản phẩm công nghệ từ Vingroup liên tục được giới thiệu tại các sự kiện, triển lãm quốc tế, sánh vai với các Tập đoàn Công nghệ hàng đầu.

13 Ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ, Vingroup tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường ở các lĩnh vực tham gia Vinhomes liên tục được tôn vinh là nhà phát triển bất động sản lớn nhất và uy tín nhất Việt Nam; Vincom Retail sở hữu mạng lưới trung tâm thương mại lớn nhất cả nước; Vinpearl là thương hiệu du lịch tầm quốc gia trong khi Vinmec – VinUni – Vinschool là những thương hiệu yêu thích nhất trong lĩnh vực Y tế

Quỹ VinFuture là một quỹ độc lập, không vì lợi nhuận tại Việt Nam, do ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân – bà Phạm Thu Hương sáng lập và tài trợ Sứ mệnh của Quỹ VinFuture là xây dựng một tương lai tươi đẹp, nơi nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ có mục tiêu phụng sự con người, thúc đẩy các thay đổi tích cực cho cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng và bền vững hơn cho các thế hệ sau.

Hoạt động cốt lõi của Quỹ là tổ chức Giải thưởng VinFuture - giải thưởng Khoa học và Công nghệ toàn cầu đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng và là một trong những giải thường niên có giá trị lớn nhất thế giới.

Quỹ Thiện Tâm là một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Tập đoàn Vingroup, hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện, nhằm “chuyển tải một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tấm lòng của người Vingroup đến với cộng đồng”.

- 11.630 tỷ đồng được chia sẻ tới cộng đồng

- 50 chương trình từ thiện đã và đang triển khai rộng khắp các lĩnh vực

- 41.000 suất Học bổng Vingroup tiếp sức học sinh, sinh viên nghèo vượt khó

- Hàng nghìn phòng dạy tin học và điện thoại thông minh hỗ trợ thầy trò vùng cao

- Hàng trăm nghìn người nghèo được khám sàng lọc và cấp thuốc miễn phí

- 10.000 người cao tuổi và học sinh khó khăn được phẫu thuật đục thủy tinh thể và tặng kính mắt miễn phí

- 40.000 đơn vị máu đóng góp vào Quỹ máu quốc gia

- Hàng chục nghìn người được trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng

- 1.000 Mẹ VNAH và đối tượng chính sách được phụng dưỡng

- Hàng trăm nghìn suất quà dành tặng người nghèo mỗi năm

- 25.250 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ trâu bò giống phát triển sinh kế

- 25.200 ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương trao tặng người nghèo

- 400 km đường giao thông nông thôn và đèn điện chiếu sáng được xây dựng

- 284 ngôi trường, lớp và nhà ở bán trú hỗ trợ thầy trò vùng cao

- Các khu tái định cư cùng hàng trăm công trình xây dựng được triển khai trên cả nước

Vingroup đã tài trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID -19 với tổng trị giá hơn 2.287 tỷ đồng, như:

- Tài trợ 4 triệu liều vắc xin, trị giá gần 500 tỷ đồng

GIỚI THIỆU CHỦ TỊCH I Tiểu sử

Đóng góp

Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp); Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô).

Tập đoàn Vingroup luôn được đánh giá là thương hiệu đa ngành lớn mạnh trong nền kinh tế Việt Nam Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này đã liên tục có những công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Tòa nhà cao nhất Việt Nam,Landmark 81tại Hồ Chí Minh cũng là công trình nổi tiếng của tập đoàn đình đám này. Đối với CTCP Vinhomes (VHM), sau thành công của 3 Đại đô thị là Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park, trong năm 2022 VIC sẽ ra mắt thị trường 3 đại dự án mới tại những thành phố lớn có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, giàu tiềm năng phát triển với nhu cầu nhà ở không ngừng tăng nhanh. Đối với CTCP Vincom Retail (VRE), trong năm 2022, VRE dự kiến khai trương Vincom Mega Mall Smart City ( Hà Nội ) và hai Vincom Plaza.

Đường lối, chủ trương

Tư duy đắt giá nhất trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

1 Lãnh đạo có hiệu quả hơn bằng cách lắng nghe:

Lắng nghe là một trong những điều cực kỳ quan trọng mà lãnh đạo cần có, đồng thời họ còn phải biết kiềm chế cảm xúc, ghi nhận ý kiến của mọi người và tiếp thu chọn lọc để có được giải pháp tối ưu nhất.

Trong một buổi nói chuyện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ rằng ông luôn lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình mà mình nhận được Vị doanh nhân nổi tiếng này từng chia sẻ: “Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để tạo ra sản phẩm phục vụ khách hàng”.

1.2 Lắng nghe nhân viên: Để hiểu rõ về tình hình của tập đoàn, chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho rằng người lãnh đạo cần không ngừng lắng nghe nhân viên Đó cũng lý do vì sao vị chủ tịch VinGroup vẫn luôn dùng bữa trưa chung cùng nhân viên và thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao trong doanh nghiệp Điều này sẽ tạo cơ hội để ông tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, lắng nghe những câu chuyện thường ngày và các ý kiến, đóng góp của họ trong mọi khía cạnh.

Ngược lại, nhân viên cũng sẽ có được cái nhìn thiện cảm về vị chủ tịch, không còn những rào cản về khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân viên.

2 Đam mê công việc và học hỏi đối thủ: Đối với điều này, vị chủ tịch tập đoàn VinGroup cũng không ngần ngại chia sẻ rằng:

“Tôi luôn đam mê, nghiêm túc với những gì tôi làm Với những lĩnh vực như y tế, giáo dục dù tôi chưa từng có kinh nghiệm nhưng tôi có thể học hỏi Tôi liên tục học hỏi từ bạn bè và quan sát đối thủ đã làm gì để rút ra kinh nghiệm cho bản thân”.

3 Có lộ trình rõ ràng cho mọi công việc: Để một bộ máy vận hành được triển khai tốt thì cần phải có nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực và mỗi người đều sẽ có sự phân chia công việc cụ thể từ vị trí cấp trên cho đến cấp dưới. Đặc biệt, trong mọi quy trình đều phải có số liệu rõ ràng, cụ thể, giúp cho quá trình quản lý và kiểm soát được thực hiện dễ dàng Điều này sẽ giúp cho người lãnh đạo có được những đánh giá cụ thể về quá trình thực hiện kế hoạch

4 Nhanh không có nghĩa là không chất lượng:

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ rằng khi khởi công hai dự án cùng một thời điểm, một bên có nhân sự làm việc nghiêm túc ngay từ ban đầu, quy trình rõ ràng nên đã hoàn thành sớm hơn so với dự kiến và đạt kết quả tốt Đối với bên còn lại, ngay từ ban đầu đã có sự làm việc thiếu nghiêm túc, không có các kỹ năng làm việc hiệu quả dẫn đến công trình không những hoàn thành chậm hơn so với tiến độ dự kiến mà còn gặp phải rất nhiều lỗi kỹ thuật.

5 Tách biệt giữa làm việc và nghỉ ngơi:

Khi làm việc cần tập trung hết mình, tự học hỏi, tìm tòi để hoàn thành mục tiêu mà không cần ai nhắc nhở Tuy nhiên khi nghỉ ngơi, vị doanh nhân này sẽ luôn để bản thân trong trạng thái thoải mái nhất, để cơ thể được thư giãn, xóa tan mệt mỏi

6 Không ngừng học hỏi, nâng cấp bản thân:

Một điều mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn tâm niệm đó là: “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ không bao giờ có đỉnh” Câu nói này được xem như là kim chỉ nam của ông trong mọi hoạt động điều hành và phát triển của VinGroup

Trong triết lý kinh doanh của mình, chủ tịch Phạm Nhật Vượng rất chú trọng đến chữ “Nhân” và luôn tâm niệm rằng muốn doanh nghiệp phát triển bền vững phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Trong đó, thiên thời và địa lợi đều là do vận may tác động từ bên ngoài, còn nhân hòa chính là từ cái tâm, cái tài của chính chúng ta Vậy nên, ông vẫn luôn không ngừng làm những công việc ý nghĩa cho xã hội.

8 Biết tìm người và giữ người:

Với hàng trăm nghìn nhân viên khác nhau thì để quản lý và vận hành được bộ máy nhân sự không phải là điều đơn giản Chính vì lẽ đó, chủ tịch Phạm Nhật Vượng đã đưa ra những tư duy đắt giá trong việc sử dụng nhân sự vô cùng độc đáo của mình như:

-Tin dùng phụ nữ: Phụ nữ đòi hỏi tốt hơn anh em mình Ví dụ như tài chính kế toán, pháp lý kinh doanh, là thế mạnh của phụ nữ Cho nên những vị trí đó bao giờ chúng tôi cũng bổ nhiệm phụ nữ”.

-Thưởng phạt phân minh: Nhân viên chăm sóc tốt, khách hàng đến” Vậy nên, đối với những nhân viên giỏi điều được tập đoàn coi trọng, đánh giá cao và có phần thưởng hợp lý cho những cống hiến của họ.

Một trong những điểm thú vị ở phong cách lãnh đạo mà vị chủ tịch Phạm NhậtVượng có được chính là tầm nhìn xa Điều đó đã giúp ông vạch ra được các chiến lược hoạt động dài hạn, nhìn thấy cơ hội và dự đoán trước những gì có thể xảy ra để có sự chuẩn bị trước.

CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ I Chức năng hoạch định

Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức là việc lựa chọn những công việc, những bộ phận và giao cho chỗ bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu tổ chức đã vạch ra.

Với cách hiểu trên, chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức quản trị Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.

2 Vai trò của chức năng tổ chức:

Cơ cấu tổ chức không hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản trị Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng tổ chức và nâng cao tính động lập sáng tạo của nhà quản trị Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của quy trình quản trị.

3 Mô hình quản trị và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chính:

Tập đoàn Vingroup đang kinh doanh sáu lĩnh vực cốt lõi, bao gồm các lĩnh vực Bất động sản, Dịch vụ, vui chơi, giải trí, Bán lẻ, Công nghiệp nặng, Y tế, Giáo dục, do các trung tâm lợi nhuận độc lập (các công ty con) điều hành tự chủ, hạch toán riêng và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch và kết quả kinh doanh Cơ cấu quản trị hiện tại của Vingroup tổ chức theo kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa cơ cấu tổ chức theo chức năng và theo sản phẩm, phù hợp với tính chất đa ngành của một tập đoàn lớn như Vingroup.

Mô hình cơ cấu tổ chức Tập đoàn Vingroup: Đây là cơ cấu tổ chức theo kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình cơ cấu theo chức năng và theo sản phẩm phù hợp với tính chất đa ngành của tập đoàn Vingroup Cơ cấu tổ chức này kết hợp một cách hợp lý cơ cấu tổ chức của Vincom và Vinpearl trước khi sáp nhập.

3.1 Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định quyền lực nhất của công ty Bộ phận này bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết theo các Điều khoản của công ty. 3.2 Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông, là cơ quan quản trị cao nhất của Tập đoàn Vingroup, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Đại hội đồng cổ đông quyết định và thực hiện các vấn đề liên quan tới mục tiêu và lợi ích của Tập đoàn, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông.Hội đồng quản trị của Vingroup bao gồm 9 thành viên cùng với trách nhiệm và quyền hạn đi cùng như sau:

- Lập kế hoạch phát triển và quyết toán ngân sách hàng năm của công ty.

- Lập mục tiêu hoạt động hàng năm dựa trên mục tiêu chiến lược đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Báo cáo tất cả kết quả kinh doanh

- Thực hiện chiến lược kinh doanh và các điều khoản và điều kiện cho đại hội.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức cùng quy chế hoạt động của công ty

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ theo nội quy Hội đồng quản trị

Nhóm ban kiểm soát thường có 5 thành viên chính và người đứng đầu ban kiểm soát hiện nay là ông Nguyễn Thế Anh Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là:

- Theo dõi hội đồng quản trị và ban điều hành trong công tác quản lý và điều hành tập đoàn.

- Kiểm tra tính pháp lý và trung thực, siêng năng trong việc điều hành công ty và quản lý cũng như kiểm toán, thống kê, đánh giá các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và bán niên.

- Trình bày các biện pháp thay đổi, cải tiến và bổ sung hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng.

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Vingroup trong ban tổng giám đốc hiện có bà Lê Thị Thu Thủy đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc cùng 5 Phó Tổng Giám đốc khác hỗ trợ công tác quản lý Bộ phận này chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng và của hội đồng quản trị và đặc biệt Đồng thời, họ công bố các quyết định liên quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của tập đoàn.

Quan trọng hơn, ban giám đốc sẽ trực tiếp quyết định vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của tập đoàn và quản lý, giám sát hoạt động hàng ngày của đội ngũ nhân viên.

Bộ máy Trung ương là bộ máy chuyên nghiệp có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc để đề xuất các định hướng và chiến lược cho toàn tập đoàn cũng như hỗ trợ các công ty con hoạt động hiệu quả nhất Bộ máy Trung ương quản lý 8 phòng ban, bao gồm Ban Tài chính Đầu tư, Ban Truyền thông, Ban Pháp chế, Ban Công nghệ - Thông tin, Ban Nhân sự, Ban Cung ứng - Đấu thầu, Ban Thanh tra và Kiểm soát chất lượng; Ban Quản trị rủi ro và Kiểm toán nội bộ.

Bộ máy trung ương thực hiện các hoạt động tập trung, có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn tập đoàn như:

- Hỗ trợ, giám sát và tư vấn hoạt động cho các công ty con.

- Đóng vai trò dẫn dắt trong các hội đồng và tổ công tác để thẩm định, theo dõi và phê duyệt các quyết định liên quan đến hoạt động tại tập đoàn hoặc các công ty con.

- Quản lý vốn, thực hiện các giao dịch, huy động vốn mua bán, sáp nhập, đảm bảo tỷ suất đầu tư hiệu quả và tối đa hóa lợi ích mang lại cho cổ đông.

- Giám sát hiệu quả hoạt động, quản trị công nghệ thông tin và quản lý dự án. 3.6 Các công ty con:

Tổ chức thực hiện các quyết định của tập đoàn, quyết định các vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực kinh doanh của công ty, thực thi các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Vingroup và thực hiện việc báo cáo theo quy định của pháp luật và yêu cầu, quy định của tập đoàn Đồng thời các công ty con có trách nhiệm trình tập đoàn xem xét quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập đoàn với tư cách cổ đông hoặc chủ sở hữu.

4 Ưu điểm và hạn chế về mô hình quản trị:

Chức năng lãnh đạo

1 Phương pháp thúc đẩy nhân viên làm việc:

Theo ông Phạm Nhật Vượng:“Người lao động là nguồn lực và yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp” Đó là lý do Vingroup đã tạo dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực then chốt, tạo môi trường làm việc hấp dẫn, chuyên nghiệp và thân thiện với phương châm, tiêu chí, chính sách như sau: Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp: Để mỗi cá nhân cá nhân làm việc năng suất và hiệu quả thì sự tác động của các yếu tố bên ngoài là đúng, nhưng chưa đủ, bởi mỗi người đều phải tạo ra những lý do bên trong của mình để thực hiện công việc của mình một cách thực sự chuyên nghiệp.Nhận thấy điều này, Vingroup luôn chú trọng đến tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên Tập đoàn thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao khả năng và chuyên môn của nhân viên, giúp nhân viên vận dụng các kỹ năng và tạo động lực cho nhân viên nỗ lực hết mình.

Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, nhân viên Vingroup luôn có cơ hội làm việc, trải nghiệm và tham gia các dự án quốc tế; làm việc trực tiếp với các chuyên gia để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, làm mới kiến thức và nâng cao kỹ năng mỗi ngày. Mục tiêu của Vingroup dành cho nhân viên là “làm giàu công việc” để họ thực sự yêu thích công việc của mình. Đảm bảo tính công bằng và bình đẳng đối với nhân viên:

Vingroup đề cao những giá trị do người lao động tạo ra và mang lại cho tập đoàn, không phân biệt quốc tịch, độ tuổi, giới tính, trình độ, mọi nỗ lực sáng tạo của người lao động nhằm thúc đẩy lợi ích của tập đoàn nhìn chung đều được khuyến khích và thúc đẩy Tại Vingroup, mọi nhân viên đều được coi là một mắt xích, một phần quan trọng Vì vậy, Vingroup luôn tạo mọi cơ hội để khuyến khích và phát huy tính sáng tạo, giúp nhân viên khám phá tài năng cá nhân, từ đó tạo ra lợi ích cho xã hội nói chung và lợi ích của tập đoàn nói riêng.

Xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên thường xuyên:

Vingroup luôn chú trọng đến phúc lợi nhân viên trong mô hình quản lý nhân sự của mình Theo họ, đây chính là “chìa khóa vàng” để giữ nhân viên gắn bó lâu dài với tập đoàn Vingroup thường có các chính sách sau:

- Nhân viên Vingroup được hưởng các chế độ bao gồm ăn trưa, đi lại, điện thoại, hỗ trợ đi lại cho công nhân từ xa

- Nhận quà vào các dịp quan trọng như sinh nhật, thôi nôi, cưới hỏi, thăm hỏi, biếu khi ốm đau , nghỉ mát

- Chế độ khen thưởng nhân viên xuất sắc, hỗ trợ nhân viên khó khăn, tạo quỹ đầu tư cho vay không lãi suất

- Tạo cơ hội cho nhân viên mua trái phiếu của tập đoàn với mức giá ưu đãi Tạo môi trường làm việc thuận lợi:

Ngoài những lợi ích mà Vingroup tạo ra cho nhân viên, tập đoàn còn chú trọng xây dựng môi trường làm việc thoải mái, thuận tiện cho nhân viên với công nghệ, cơ sở vật

35 chất hiện đại, khang trang, thoáng mát Cán bộ, công nhân viên được cấp thiết bị làm việc hiện đại, được theo dõi sức khỏe thường xuyên Ngoài ra, công ty còn trang bị đầy đủ đồng phục, trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên bộ phận dịch vụ.

2 Đánh giá phương pháp tạo động lực cho nhân viên của Vingroup:

Dễ dàng nhận thấy phương pháp tạo động lực cho nhân viên của Vingroup rất hiệu quả, tập trung vào 2 yếu tố chính là tinh thần và vật chất.

Yếu tố tinh thần: Vingroup đã thực sự khai thác được niềm đam mê của mỗi nhân viên đối với công việc, làm phong phú thêm công việc của họ, tạo cơ hội để họ trải nghiệm và tiếp xúc với nhiều dự án mang lại nhiều niềm vui trên quốc tế Đồng thời, nhân viên cũng được đầu tư đào tạo nghiệp vụ để dễ dàng thực hiện công việc.

Yếu tố vật chất: Không thể phủ nhận những giá trị hạnh phúc mà Vingroup mang lại cho nhân viên, việc tạo ra những khoản thưởng hàng năm giúp nhân viên hăng say với công việc Ngoài ra, quỹ đầu tư của công ty còn thể hiện sự quan tâm thấu đáo đến họ, giúp nâng cao tinh thần và thái độ làm việc Tạo động lực để nhân viên cống hiến hết mình làm phong phú thêm các giá trị có lợi cho công ty.

Chức năng kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, hiện tại gồm có 5 thành viên, mỗi thành viên được bầu với nhiệm kỳ là 5 năm Ban Kiểm soát là tổ chức thay mặt Đại hội đồng cổ đông để giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Tập đoàn Vingroup Trong quá trình kiểm tra và rà soát, ban Kiểm soát đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn đều được triển khai một cách minh bạch, tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.

2 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của ban Kiểm Soát:

- BKS thực hiện giám sát HĐQT, TGĐ trong việc quản lý và điều hành Tập đoàn.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

- Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và06 tháng của Tập đoàn, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ.

- Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của Tập đoàn.

- Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của Tập đoàn, công việc quản lý, điều hành hoạt động của Tập đoàn khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật Doanh Nghiệp.

- Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật Doanh Nghiệp, BKS thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, BKS phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và cổ đông hoặc nhóm cổ động có yêu cầu Việc kiểm tra của BKS quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.

- Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.

- Khi phát hiện có thành viên HĐQT, TGĐ vi phạm quy định tại Điều 165 Luật Doanh Nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

- Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐQT và các cuộc họp khác của Tập đoàn.

- Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của Tập đoàn để thực hiện nhiệm vụ được giao

- BKS có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị của cổ đông.

- Yêu cầu HĐQT phải triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ

- Thay thế HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời hạn 30 ngày trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 140 Luật Doanh Nghiệp

- Đề nghị Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT

- Xem xét, trích lục, sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung kê khai danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan được kê khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 164 Luật Doanh nghiệp

- Đề xuất và kiến nghị ĐHĐCĐ phê duyệt danh sách tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Tập đoàn; tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tra các hoạt động của Tập đoàn khi xét thấy cần thiết

- Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát của mình

- Giám sát tình hình tài chính tập đoàn, việc tuân thủ pháp luật của thành viên HĐQT, TGĐ, người quản lý khác trong các hoạt động

- Đảm bảo phối hợp hoạt động với HĐQT, TGĐ và cổ đông

- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều lệ Tập đoàn của thành viên HĐQT, TGĐ và người điều hành doanh nghiệp khác, BKS phải thông báo bằng văn bản cho HĐQT trong vòng 48 giờ, yêu cầu người có hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả

- Xây dựng Quy chế hoạt động của BKS và trình ĐHĐCĐ thông qua

- Chứng kiến HĐQT tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu nếu đượcHĐQT yêu cầu trong trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ

- Trường BKS điều hành để ĐHĐCĐ bầu chủ tọa cuộc họp đối với trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc mà các thành viên HĐQT còn lại không bầu được người làm Trường hợp này, người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp.

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, Điều lệ Tập đoàn và Nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Ngày đăng: 27/03/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w