1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Btl mĩ thuật (1)

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

abcaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -o0o - BÀI TẬP LỚN MÔN: MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐIỂM SỐ PHÁCH Bằng chữ Bằng số Chữ kí cán bộ chấm thi 1 Chữ kí cán bộ chấm thi 2 BÀI THI A3 MÔN: MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT TIỂU HỌC Chủ đề: Chủ đề 4: 1 Vẽ trang trí một hình vuông, nội dung họa tiết màu sắc tự chọn, bài vẽ được bố cục trên khổ giấy A3 2 Viết bài phân tích các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong bài trang trí 3 Xây dựng một kế hoạch bài dạy mĩ thuật tạo hình cho học sinh lớp 2 theo quan điểm phát triển phẩm chất năng lực 4 Phân tích phương pháp dạy học trong các hoạt động của kế hoạch bài dạy 5 Xây dựng kế hoạch đánh giá cho kế hoạch bài dạy Hà Nội – 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC SỐ PHÁCH Họ và tên SV: Lê Thị Ngọc Ánh Mã SV: 207140202040 Lớp tín chỉ: GT344.5 BÀI THI A3 MÔN: MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT TIỂU HỌC Chủ đề: Chủ đề 4: 1 Vẽ trang trí một hình vuông, nội dung họa tiết màu sắc tự chọn, bài vẽ được bố cục trên khổ giấy A3 2 Viết bài phân tích các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong bài trang trí 3 Xây dựng một kế hoạch bài dạy mĩ thuật tạo hình cho học sinh lớp 2 theo quan điểm phát triển phẩm chất năng lực 4 Phân tích phương pháp dạy học trong các hoạt động của kế hoạch bài dạy 5 Xây dựng kế hoạch đánh giá cho kế hoạch bài dạy Hà Nội - 2023 1 2 Viết bài phân tích các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong bài trang trí Đối với bài trang trí hình vuông nói chung và bài trang trí hình vuông ở trên, thực chất đều là sự sắp xếp của các yếu tố cơ bản như nét, họa tiết, màu sắc, Từ đó giúp bài trang trí trở nên cuốn hút, sinh động, không còn quá đơn điệu Những yếu tố này quan trọng với họa sĩ giống như từ ngữ với một nhà văn vậy Bằng cách nhấn mạnh những yếu tố đó, bức tranh trở nên dễ hiểu hoặc làm nổi bật hơn những đặc tính hay đề tài đặc biệt Các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong bài trang trí hình vuông của bài vẽ + Hình dạng: bố cục trên một hình vuông + Đường nét: nét là nền tảng của mọi bức phác thảo Nó là đường tạo thành do sự dịch chuyển của một điểm hoặc chấm, gồm nhiều loại: thẳng, cong, xiên, gấp khúc, Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian xung quanh Ở bài trang trí trên, nét cong là nét chủ đạo, tạo cảm giác chuyển động mềm, uyển chuyển, mặt khác giúp người ta thoải mái, dễ chịu khi nhìn vào + Hoạ tiết hay mô típ lặp được tạo ra bằng cách lặp lại hoặc vọng lại những yếu tố của một tác phẩm để truyền đi một cảm giác về sự cân bằng, hài hoà, đối lập, nhịp điệu hoặc chuyển động Họa tiết trang trí trong bài được lấy cảm hứng từ con chuồn chuồn cách điệu Sử dụng đường thẳng trục giao nhau tạo không gian mở kết hợp đường cong cách điệu + Màu sắc: Bài trang trí sử dụng gam màu nóng với màu chủ đạo là màu nâu cam vàng Nổi bật là nhóm màu lạnh xanh lá 2 + Nhịp điệu: Các yếu tố màu sắc, họa tiết, đường nét được nhắc lại tạo nên sự thống nhất cho bài + Phát triển: Bài được thiết kế các chi tiết mở rộng ra bên ngoài, có kích thước tăng dần ra xa, yếu tố thị giác được cân bằng nhờ trục đối xứng Hình vuông có cấu trúc riêng khác với các hình khác Cụ thể: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, song song từng đôi một và có bốn góc vuông, tâm là giao điểm của hai đường chéo Khoảng cách từ tâm tới bốn góc và khoảng cách từ tâm tới trung điểm của cạnh không bằng nhau Sự phân bố trong hình vuông là đồng đều, khu vực trung tâm xoay quanh tâm điểm là giao điểm của hai đường chéo Với cấu trúc đặc biệt như vậy, bài trang trí hình vuông trên dựa trên ba nguyên lí: + Thứ nhất, là nguyên lí đăng đối, thăng bằng có trục, thăng bằng tĩnh Theo nguyên lí này, hiểu đơn giản là tất cả các họa tiết phải bố trí trên hệ thống các trục đăng đối thẳng đứng và nằm ngang với điểm nhấn ngay trung tâm hình vuông Ở bài trang trí trên dễ dàng nhận thấy nguyên lí này bởi các các yếu tố tạo hình được được nhắc lại, ngược chiều qua một trục, tạo nên một đơn vị họa tiết hoàn chỉnh Sự đối xứng tuyệt đối này tạo nên sự cân bằng vật lý, tạo sự cân bằng, ổn định, sự vững chãi cho bố cục + Thứ hai, là nguyên lí hướng tâm Dựa theo cấu trúc hình vuông đã phân tích ở trên, các họa tiết, màu mảng, đường nét, độ đậm nhạt, sắc nóng lạnh tạo cho người xem cảm giác từ bốn góc chạy vào trung tâm hình vuông, tức là xoay quanh giao điểm của trục thẳng đứng, nằm ngang và đường chéo 3 + Thứ ba, là nguyên lí về hệ thống chủ đạo Bố cục cần xác định rõ các nhóm chính phụ, trọng tâm rõ ràng, tạo sự liên kết giữa nội dung và hình thức, giữa các nhóm với nhau Nếu cái nào cũng nổi bật thì sẽ không có sự nổi trội nào cả, như thế sẽ tạo ra sự hỗn độn, rối loạn Bài trang trí trên có màu chủ đạo là màu nóng, chủ sắc đậm với nét chủ đạo là nét cong mềm mại, uyển chuyển kết hợp với bố cục rõ ràng từng khu vực trong cấu trúc hình Từ đó, ta thấy rõ được nhóm họa tiết chính, nhóm họa tiết phụ, nhóm họa tiết có vai trò liên kết nhóm khu vực, tạo sự sinh động trên cạnh hình vuông, giúp kết nối các phần với nhau, tổng thể bài vẽ nhờ vậy nhìn cũng hài hòa hơn Từ phần phân tích trên có thể thấy rõ được tầm quan trọng của các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong bài trang trí Mỗi bài trang trí là một sự sáng tạo riêng, tuy nhiên sự sáng tạo đó cũng cần dựa trên những yếu tố của nguyên lí tạo hình – thứ ngôn ngữ mà không học mĩ thuật thì không có khả năng hiểu nó Nói tóm lại, trang trí là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tạo hình để tạo nên những sản phẩm làm đẹp cuộc sống con người 3 Xây dựng một kế hoạch bài dạy mĩ thuật tạo hình cho học sinh lớp 2 theo quan điểm phát triển phẩm chất năng lực Môn: Mĩ thuật 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Bộ sách: Kết nối tri thức với Chủ đề 2: Sự thú vị cuộc sống của nét (Tiết 2) Thời gian thực hiện: / / - / / I YÊU CẦU CẦN ĐẠT 4 1 Năng lực a, Năng lực đặc thù - Sử dụng được các yếu tố nét màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích - Tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau - Vận dụng được tính chất lặp lại của nét tạo nhịp điệu cho sản phẩm - Sử dụng được công cụ phù hợp với vật liệu có sẵn để thực hành sản phẩm mĩ thuật b, Năng lực chung - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế 2 Phẩm chất - Yêu thích sử dụng nét trong thực hành - Có ý thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về đồ vật mình đã trang trí bằng nét - Yêu thích và giữ gìn những đồ vật xung quanh II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1 Giáo viên - Sách giáo khoa; sách giáo viên; tranh ảnh trong sách giáo khoa, máy tính, màn chiếu, powerpoint, trò chơi “Truyền điện” 2 Học sinh 5 - Sách giáo khoa, vở bài tập, vở thực hành vẽ, giấy A3/A4, màu vẽ, bút chì, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, vật liệu tự nhiên, đĩa nhựa III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối vào bài b) Cách tiến hành: - Học sinh lắng nghe - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chơi trò chơi “Truyền điện” - Giáo viên phổ biến luật chơi: Giáo viên là người truyền điện, truyền vào ai người đó phải trả lời và truyền tiếp cho các bạn xung quanh, bạn nào không trả lời được thì phải đứng tại chỗ, điện truyền tiếp cho bạn khác, cho đến khi giáo viên hô “ngắt điện” - Giáo viên hỏi: Kể tên các vật dụng được trang trí bằng nét mà em biết? - Giáo viên nhắc nhở thêm: Mỗi học - Học sinh tham gia trò sinh chỉ được trả lời nhanh 1 ý, chơi không lặp lại câu trả lời của bạn khác, trả lời xong truyền điện cho bạn khác và ngồi xuống; học sinh không trả lời được hoặc phạm luật 6 sẽ phải hát hoặc đọc thơ - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Truyền điện” - Giáo viên nhận xét, tuyên dương các bạn tích cực - Giáo viên kết luận và dẫn dắt vào bài 2 Khám phá (10 phút) a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, kĩ năng - Học sinh quan sát và liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã thảo luận được học ở tiết trước b) Cách tiến hành: - Dựa vào sản phẩm mĩ thuật học sinh đã thực hiện ở tiết trước, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trong thời gian 3 phát và trả lời những câu hỏi sau: + Bài thực hành của em có những - Đại diện 2- 3 nhóm nét gì? Với những nét này, em có xung phong trình bày thể tạo được những hình gì khác? - 2- 3 học sinh xung + Em thích bài thực hành nào nhất? phong lên nhận xét Hãy chia sẻ về những điều mà em thích trong bài thực hành đó - Sau thời gian 3 phút, giáo viên yêu - Học sinh trả lời cầu học sinh chia sẻ kết quả thảo luận - Giáo viên mời các học sinh khác 7 nhận xét - GV hỏi thêm học sinh nhận xét 1 - Học sinh quan sát số câu hỏi: tranh và trả lời câu hỏi + Em nhận ra bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện? + Với những nét thể hiện trong sản - Học sinh lắng nghe phẩm mĩ thuật của bạn, em có thể tạo ra hình ảnh, sản phẩm nào khác không? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa trang 11 và nhận xét về sự lặp lại của các hình vẽ trong bài trang trí đường diềm sau - Giáo viên nhận xét: Hình vẽ ở đây - Học sinh quan sát có sự lặp lại của hình con voi, bông phần tham khảo trong hoa nó được lặp đi lặp lại và kéo dài sách giáo khoa và trả Như vậy ta gọi là đường diềm lời câu hỏi - GV chỉ ra những nguyên lí tạo hình lặp lại/ nhắc lại, nhịp điệu của nét trên họa tiết 3 Thực hành (15 phút) a) Mục tiêu: Thực hành việc sử dụng các yếu tố nét màu để trang 8 trí một đồ vật mà em yêu thích b) Cách tiến hành: - Học sinh tiếp tục quan sát và lắng nghe - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát phần tham khảo sách giáo khoa - Học sinh lắng nghe trang 12 thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Nét vẽ sử dụng trên chiếc đĩa trong phần tham khảo có gì khác so với nét chúng ta đã sử dụng trong phần thực hành tiết trước - Giáo viên nhận xét - Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí một chiếc đĩa nhựa, tấm thiệp, trang trí lên tấm bìa, bằng màu nước, màu dạ, đất nặn, … - Giáo viên hướng dẫn học sinh - Học sinh lấy đồ vật và trang trí 1 đồ vật mà học sinh yêu đồ dùng đã chuẩn bị từ thích theo các bước: trước và bắt đầu trang trí + Bước 1: Vẽ nét chì lên sản phẩm + Bước 2: Sử dụng màu để vẽ lên các nét và trang trí + Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm - Giáo viên lưu ý học sinh trước khi - Học sinh trưng bày thực hành: sản phẩm và chia sẻ về + Sử dụng nét là chính để trang trí sản phẩm của mình + Phác hình cân đối trên sản phẩm 9 + Có thể chọn và thực hiện kết hợp các nét, vẽ màu sao cho nổi bật nội dung thể hiện - Giáo viên cho học sinh trang trí trong thời gian 5 phút - Trong thời gian học sinh vẽ, giáo - Học sinh nhận xét và viên đi xung quanh lớp và giúp đỡ bình chọn sản phẩm những học sinh chưa làm được - Học sinh lắng nghe - Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm - Giáo viên gợi ý học sinh giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ý sau: - 1- 2 học sinh trả lời + Em đã tạo được sản phẩm gì? + Nét thanh, nét cong, nét thăng và nét đậm + Nét được thể hiện ở đâu trên sản phẩm? + Có thể sắp xếp tự do hoặc nhắc lại + Sản phẩm mĩ thuật của bạn có sự kết hợp của những loại nét nào? - Học sinh ghi nhớ + Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? - Học sinh lắng nghe - Yêu cầu học sinh nhận xét sản phẩm của mình và của bạn - GV đánh giá sản phẩm chủ yếu dựa trên tinh thần động viên, khích lệ 10 * Tổng kết tiết học (5 phút) - Giáo viên hỏi: “Hôm nay chúng ta đã được học kiến thức gì về nét và có những cách sắp xếp nào?” - Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà tiếp tục sử dụng nét để trang trí sản phẩm - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 4 Phân tích phương pháp dạy học trong các hoạt động của kế hoạch bài dạy BÀI LÀM Kế hoạch bài dạy đã đã sử dụng một số phương pháp dạy học để phù hợp với yêu cầu xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Trong đó, giáo viên đóng vai trò là người định hướng, hướng dẫn, tổ chức và hỗ trợ học sinh tìm kiếm tri thức Sau đó giáo viên sẽ rút ra kết luận khoa học Trong kế hoạch bài dạy 11 trên có sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp dạy học dạy học quan sát, phương pháp dạy học thảo luận nhóm, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp dạy học vấn đáp, phương pháp gợi mở - Hoạt động Khởi động, giáo viên đã dùng phương pháp tổ chức trò chơi để giúp học sinh thay đổi trạng thái, tạo không khí vui vẻ, thúc đẩy hứng thú và phát triển tâm lí học tập thoải mái ở học sinh Giáo viên hướng dẫn cách chơi trò chơi “Truyền điện” và nêu câu hỏi: “Kể tên các vật dụng được trang trí bằng nét mà em biết?”, học sinh sẽ đứng lên trả lời từ đó sẽ tái hiện lại các kiến thức các em đã học ở tiết trước và chuẩn bị tìm hiểu kiến thức mới Thông qua hoạt động này, giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu của các em về nét trong mĩ thuật Đối với môn Mĩ thuật, phương pháp dạy học tổ chức trò chơi giúp rất nhiều và thường được thực hiện và vận dụng trong các bài dạy Học sinh sẽ có điều kiện để bộc lộ ý kiến riêng của mình, tăng khả năng hợp tác và năng lực làm việc cá nhân - Hoạt động Khám phá/ Quan sát, phương pháp dạy học thảo luận nhóm kết hợp phương pháp dạy học quan sát được sử dụng để học sinh cùng nhau giải quyết các câu hỏi trong sánh giáo khoa và câu hỏi mà giáo viên đưa ra Giáo viên cho các em thảo luận nhóm và cho các em học sinh tham gia trả lời câu hỏi một cách tích cực, không hạn chế ý tượng Tiếp đến giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa trang 11 và nhận xét về sự lặp lại của các hình vẽ trong bài trang trí đường diềm Từ những phân tích trên, ta có thể thấy được việc sẻ dụng các phương pháp trong dạy học mĩ thuật là vô cùng cần thiết và thiết thực Qua phương pháp dạy học thảo luận, học sinh rèn cho mình khả năng tự tin trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến của mình với các bạn trong nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề Với môn Mĩ thuật, quan sát là phương pháp đặc trưng và 12 tiêu biểu Phương pháp này giúp kích thích và khơi dậy niềm yêu thích môn học của các em Học sinh quan sát được sản phẩm mĩ thuật, tác phẩm hội họa giúp các em cảm thụ cái đẹp bằng mắt, đây là phương pháp hỗ trợ cho các em bồi dưỡng thêm vốn thẩm mĩ Mặt khác, mỗi học sinh có một khả năng quan sát khác nhau, đặc biệt đối với tác phẩm nghệ thuật Việc thảo luận nhóm kết hợp quan sát, học sinh vừa chia sẻ được ý kiến, vừa được lắng nghe, quan sát theo góc nhìn của người khác Phương pháp dạy học vấn đáp cũng được sử dụng trong hoạt động này Từ việc trả lời câu hỏi, học sinh được củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét - Hoạt động Thực hành, giáo viên đã sử phương pháp dạy học dạy học quan sát, phương pháp dạy học thảo luận nhóm, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp dạy học vấn đáp Học sinh được rèn luyện và phát triển kĩ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên Giáo viên cho học sinh giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến vận dụng nhằm khắc sâu kiến thức Giáo viên yêu cầu các em quan sát phần tham khảo trong sách giáo khoa và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi Qua việc đối chiếu, so sánh, tìm hiểu đối tượng để phân tích, so sánh về nét của các sản phẩm mĩ thuật; học sinh tìm ra sự khác biệt giữa nét vẽ sử dụng trên chiếc đĩa trong phần tham khảo với nét vẽ đã sử dụng trong phần thực hành tiết trước Giáo viên đã dùng phương pháp gợi mở để học sinh có thể phân tích được các bước dùng nét màu để trang trí một chiếc đĩa, biết được quy trình thực hiện một sản phẩm mĩ thuật từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí Từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng và tư duy theo chiều sâu trong nhận thức thẩm mĩ, kĩ năng vẽ tranh Phương pháp dạy học luyện tập thực hành được sử dụng chủ yếu ở hoạt động này Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính và chỉ có trên 13 cơ sở thực hành thì nhận thức lý thức mới rõ dần được Giáo viên giúp học sinh nhớ lại những gì đã nghe ở phần lý thuyết rồi tự tìm cách giải quyết bài tập Đây là một trong những phương pháp đặc thù của môn Mĩ thuật và thường mang lại kết quả khả quan cho bài dạy - Họat động Củng cố, dặn dò, giáo viên tiếp tục sử dụng phương pháp vấn đáp để học sinh tự nhớ lại những kiến thức mà mình đã học hôm nay Từ đó khắc sâu kiến thức và nội dung bài học mà tiết hôm nay các em đã được tìm hiểu Trong tiết 2 chủ đề: Sự thú vị của nét với các nội dung: nét, tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau, sử dụng các yếu tố màu để trang trí một đồ vật em yêu thích, vận dụng được tính chất lặp lại nét tạo nhịp điệu cho sản phẩm kết hợp cùng các phương pháp dạy học khác nhau đã hướng tới hình thành và phát triển năng lực chung cũng như năng lực đặc thù và phẩm chất học sinh 5 Xây dựng kế hoạch đánh giá cho kế hoạch bài dạy Nội Tiêu chí Ghi chú dung Yêu Mức độ phù hợp của các hoạt động cầu học với mục tiêu, nội dung và cần phương pháp dạy học được sử đạt, đồ dụng dùng dạy Mức độ rõ ràng, chính xác của mục học tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện mỗi hoạt động học của học sinh Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ Hoạt 14 động của chức các hoạt động học của học giáo sinh viên Mức độ phù hợp của phương án Hoạt kiểm tra, đánh giá trong quá trình động tổ chức hoạt động học của học của sinh học sinh Mức độ chính xác, phù hợp, sinh động, hấp dẫn của nội dung, phương pháp và hình thức giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập Mức độ chính xác, hiệu quả trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh (làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần ghi nhận, thực hiện) Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học 15 tập Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chương trình GDPT 2018 môn Mỹ thuật [2] Công văn 2345/BGDĐT-GDTH [3] Sách giáo khoa, sách giáo viên Mĩ thuật lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngày đăng: 27/03/2024, 00:41

w