1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHỞI SỰ KINH DOANH: DỰ ÁN KINH DOANH ĐỒ ĂN VẶT "KI ỐT SỐ 4"

48 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,96 MB

Cấu trúc

  • I. Mô tả về công ty và hoạt động kinh doanh (12)
    • 1. Lịch sử công ty (12)
    • 2. Vị trí cửa hàng (13)
    • 3. Các sản phẩm và dịch vụ (13)
    • 4. Khách hàng mục tiêu (14)
    • 5. Các nhà cung cấp (14)
    • 6. Các hoạt động sản xuất (14)
    • 7. Các ưu thế đặc biệt về kinh doanh (15)
  • II. Mục tiêu kinh doanh (15)
    • 1. Nhiệm vụ của cửa hàng (15)
    • 2. Mục tiêu của cửa hàng (16)
    • 3. Sứ mệnh của cửa hàng (16)
    • 4. Mục tiêu tương lai và các hoạt động doanh nghiệp (16)
  • III. Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh (17)
    • 1. Phân tích ngành (17)
    • 2. Thị trường mục tiêu (21)
    • 3. Đánh giá thị trường (21)
    • 4. Cơ cấu chi phí kinh doanh đồ ăn vặt (22)
    • 5. Phân tích các đối thủ cạnh tranh (22)
  • IV. Kế hoạch Marketing (22)
    • 1. Chiến lược sản phẩm (22)
    • 2. Chiến lược giá (24)
    • 3. Chiến lược phân phối (27)
    • 4. Chiến lược xúc tiến (28)
  • V. Kế hoạch sản xuất (31)
    • 1. Mô tả sản phẩm (31)
    • 2. Quy trình sản xuất (31)
    • 3. Kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của cửa hàng (31)
  • VI. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp (33)
  • VII. Những đồng sáng lập (34)
  • VIII. Kế hoạch tài chính (37)
    • 1. Báo cáo nguồn vốn sử dụng quỹ (Nguồn vốn 1 tháng) (37)
    • 2. Tiền nhập hàng dự kiến năm đầu (37)
    • 3. Sử dụng quỹ trong thời gian 12 tháng (38)
    • 4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (38)
    • 5. Bảng cân đối kế toán (39)
    • 6. Bảng luân chuyển tiền tệ (40)
    • 7. Các chỉ tiêu tài chính (40)
    • 8. Dự báo kinh doanh (41)
  • IX. Phân tích các rủi ro (44)
  • X. Kết Luận (47)
  • XI. Phụ lục (47)
    • 1. Minh chứng hoạt động bán hàng (47)
    • 2. File chốt đơn bán hàng (47)
    • 3. Tài liệu tham khảo (48)

Nội dung

Khởi sự kinh doanh hiện nay đang là một trong những lĩnh vực được khá nhiều người quan tâm, việc khởi đầu cho một dự án kinh doanh của doanh nghiệp yêu cầu cần phải có kiến thức, phân tích vấn đề, kiên trì, đam mê, bản lĩnh và dám đương đầu , dám mạo hiểm mới có thể đem lại thành công. Nhận thức được tầm quan trọng của việc khởi nghiệp , xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng trong thực tiễn đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thương mại hóa phát triển, được sự đồng ý và hướng dẫn của thầy cô bộ môn Khởi sự kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Học Viện Ngân Hàng , Nhóm 04 lớp MGT43A do thầy Phạm Đình Dũng phụ trách giảng dạy đã thực hiện kế hoạch “Kinh doanh đồ ăn vặt “ Tiến hành khởi nghiệp để trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm.

Mô tả về công ty và hoạt động kinh doanh

Lịch sử công ty

- Tên cửa hàng: Kiot số 4

- Địa chỉ: Số 14, ngõ 426 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.

- Ngành nghề kinh doanh: Ẩm thực

Mô hình cửa hàng ăn vặt đã trở nên khá phổ biến và quen thuộc đối với mọi người. Hiện nay, công nghệ số ngày càng phát triển, đòi hỏi những nhà kinh doanh cần nắm bắt nhanh nhạy thời cơ và nhu cầu của khách hàng Vấn đề thực phẩm đang dần trở nên đáng lo ngại, nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm độc hại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng Chính vì thế, yếu tố an toàn và tiện lợi trở thành tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiệp hướng đến, đi cùng chất lượng phục vụ và giá cả hợp lý Cửa hàng ra đời dựa trên kết quả khảo sát thị trường cùng một sự cam kết về mặt vệ sinh an toàn và tiện lợi, đáp ứng sự mới mẻ và thú vị cho khách hàng.

Dự án khởi nghiệp này có vốn ban đầu là 2.800.000 do 9 thành viên đồng sáng lập cùng nhau đóng góp.

Vị trí cửa hàng

a) Trụ sở chính của công ty Địa điểm bán hàng (bán online + kiêm kho nhập hàng): Số 14, ngõ 426 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Lý do nhóm chọn hình thức bán online vì mô hình này đang trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các hàng quán buộc phải đóng cửa hoặc hạn chế tối đa tiếp xúc với khách hàng, nên kinh doanh online là giải pháp tốt nhất lúc này b) Lợi thế

Vì nằm tại vị trí đắc địa, đông dân cư sinh sống và làm việc, gần các trường học như: Tiểu học & THCS Thái Thịnh, THPT Anhxtanh, ; Các ngân hàng, công ty văn phòng thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán & tiếp cận nguồn nguyên liệu lẫn khách hàng.

Các sản phẩm và dịch vụ

Sản phẩm kinh doanh là những món ăn vặt quen thuộc và được giới trẻ - những người có sở thích ăn vặt - ưa chuộng.

Cửa hàng tập trung vào 5 sản phẩm chính:

 Đặc tính nổi bật của sản phẩm:

 Hương vị tự nhiên, hấp dẫn.

 Là những sản phẩm ăn vặt theo tiêu chí an toàn – thơm ngon – tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

 Đóng gói cẩn thận, sạch sẽ, bao bì đầy đủ thông tin.

 Không chứa chất bảo quản do nguyên liệu được sấy khô ở nhiệt độ cao, đóng gói kín ngay sau khi ra thành phẩm.

 Sử dụng những nguyên liệu thân thuộc, an toàn đã được kiểm chứng.

 Bao bì sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường.

Khách hàng mục tiêu

Đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên nhân viên văn phòng - Những người trẻ tuổi cả nam lẫn nữ trong khoảng 10-25 tuổi, thu nhập từ nhỏ đến thu nhập nhiều đều có thể mua được với mức giá phải chăng Ban đầu, nhóm sẽ quảng bá cho những người quen biết để nhờ họ giới thiệu, mở rộng phạm vi khách hàng ở khu vực khác, thậm chí là tỉnh khác.

Hình thức bán hàng: Bán online nên không mất chi phí mặt bằng và có thể áp dụng vận chuyển tận nơi, vừa thuận tiện lại an toàn trong khoảng thời gian dịch bệnh vẫn còn đang chuyển biến phức tạp.

Các nhà cung cấp

Đồ ăn vặt hiện nay đang là xu hướng và là nhu cầu hàng ngày và thường xuyên của rất nhiều người Đáp ứng nhu cầu đó, thị trường ngày càng nhiều những cơ sở sản xuất đồ ăn vặt ngon, rẻ nhưng chất lượng lại hạn chế Qua khảo sát và tìm hiểu cửa hàng đã lựa chọn ra 2 nhà cung cấp chính đó là:

 Nhà cung cấp: “Thanh Tâm - Thế giới đồ ăn vặt”

 Đây là một trong những nhà cung cấp lớn tại Hà Nội, chuyên sản xuất trực tiếp và cung cấp các món ăn vặt giá sỉ hợp lý.

 Thanh Tâm đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chế biến đồ ăn vặt, hiện đang là đối tác cung cấp của đa số những cửa hàng đồ ăn vặt và cửa hàng tạp hóa thuộc khu vực Tp Hà Nội.

 Nhà cung cấp cam kết 100% nguyên liệu được nhập hoàn toàn tự nhiên có nguồn gốc rõ ràng và không sử dụng chất bảo quản khi chế biến.

 Nhà cung cấp gần với cửa hàng đảm bảo cho việc tiếp cận hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế được rủi ro trong quá trình vận chuyển sản phẩm với số lượng lớn.

 Để đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn để phục vụ khách hàng trong trường hợp rủi ro có thể xảy ra, cửa hàng cũng tham khảo dự trù hàng từ nhà cung thứ hai: Công ty Chiến Thắng :

 Địa chỉ: Khu phố tiện lợi - phường Quảng Cư – TP Sầm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa;

 Là một trong những công ty sản xuất và cung cấp đồ ăn vặt lâu năm ở Thanh Hóa, sản phẩm của công ty được người dân địa phương đặc biệt ưa chuộng với hương vị thơm ngon tự nhiên, nguyên vật liệu sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, quy trình chế biến khép kín đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ;

 Đây là công ty địa phương, chính vì thế mà giá cả hợp lý hơn so với những cơ sở sản xuất nằm ở những thành phố lớn.

Các hoạt động sản xuất

Các thành viên được xoay ca làm việc của mình tùy theo thời gian rảnh nhưng đảm bảo các page bán hàng luôn có người trực 24/7, thời gian mở cửa từ 8h30 - 22h30 các ngày trong tuần. b) Quy trình đóng gói và phân phối sản phẩm

- Nhập các mặt hàng định bán đã đóng hộp sẵn từ các nhà cung cấp, xưởng chuyên sỉ về kho.

- Kiểm hàng, đóng gói bao bì, dán tem nhãn sản phẩm

- Đem lên kệ trưng bày hoặc để trong kho.

- Chụp ảnh các mặt hàng sẽ bán và đăng lên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội,

- Kiểm đơn, đóng hàng đi ship cho khách mua online.

Các ưu thế đặc biệt về kinh doanh

Nhu cầu ăn vặt giữa giờ của nhân viên công sở, học sinh, sinh viên ngày càng nhiều do thu nhập người dân ngày càng cao và họ sẵn sàng chi một mức tối thiểu để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày Tính tiện lợi khi họ có thể không cần đến cửa hàng vẫn có đồ ăn ship đến tận nơi giúp họ cảm thấy thoải mái, tiết kiệm được thời gian và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu.

Tận dụng những nguồn lực sẵn có, không cần đầu tư quá nhiều để thuê mặt bằng và dây chuyền sản xuất, không bị ứ đọng hàng tồn và có nhiều công cụ hỗ trợ trong thời đại công nghệ số,…

Cửa hàng sử dụng những ứng dụng thương mại điện tử, mạng xã hội để khách hàng dễ tiếp cận sản phẩm cũng như những ứng dụng giao đồ ăn sẽ nhanh chóng đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm khiến nhiều người lo ngại về những sản phẩm không có bao bì và nguồn gốc rõ ràng Chính vì vậy mà cửa hàng đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, đóng gói và bao bì đẹp mắt đầy đủ thông tin Đặc biệt sản phẩm được chọn lọc để phù hợp với khẩu vị người Việt Nam thích ăn đậm đà.

Mục tiêu kinh doanh

Nhiệm vụ của cửa hàng

Ki ốt số 4 là một trong những cửa hàng vô cùng lí tưởng đối với những tín đồ nào cuồng đồ ăn vặt, nhất là đối với những bạn nào nếu yêu thích những những món ăn vặt sấy khô như Khô heo, Khô bò, Khô gà lá chanh, Rong biển sấy, Cơm cháy chà bông,

…Tất cả đều được chế biến và đóng gói rất chuyên nghiệp và cẩn thận, có thương hiệu, giúp bạn có thể yên tâm hơn khi mua những món ăn vặt được chế biến tại nhà mà không lo sợ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giá mỗi món ăn vặt tại KIOT SỐ 4 chỉ với giá từ 55.000 đồng là bạn đã có thể lựa chọn về được cho mình một món ăn vặt vừa rẻ lại vừa chất lượng Tuy cửa hàng ở HàNội nhưng nếu bạn ở TP Hồ Chí Minh, bạn chỉ cần để lại lời nhắn, thì trong vòng 2-3 ngày sau là bạn đã có thể nhận được món ăn vặt mà mình đặt.

Mục tiêu của cửa hàng

 Mục tiêu ngắn hạn: Xây dựng cửa hàng chuyên bán đồ ăn vặt với mục đích đem đến cho khách hàng những sản phẩm ngon, chất lượng mang đậm phong cách dân dã Việt Xây đựng fanpage Facebook được 1.000 người like trong 2 tháng tới.

 Mục tiêu trung hạn: Xây dựng và phát triển một hệ thống chuỗi các cửa hàng đồ ăn vặt trên toàn Hà Nội, trở thành shop yêu thích được giới trẻ ưa chuộng.Doanh thu hàng tháng đạt 5 triệu đồng.

Sứ mệnh của cửa hàng

“Mang đến sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đảm bảo, kịp thời”

Từ những khảo sát thu được từ khách hàng doanh nghiệp đã tổng hợp được và nắm rõ được những nhu cầu mà khách hàng đang hướng tới để thực hiện đưa sản phẩm kinh doanh phù hợp đến với khách hàng

 Mục đích: cung cấp sản phẩm và dịch vụ đồ ăn vặt cho sinh viên và những khách hàng khác

 Cam kết: Mang lại sự hài lòng cho khách hàng về Chất lượng, dịch vụ và giá cả.

Doanh nghiệp đề cao tinh thần sáng tạo học hỏi và tiếp thu những xu hướng mới lạ và xu hướng xã hội áp dụng vào các công nghệ tiên tiến hiện nay để có những sản phẩm phù hợp nhất Cùng với các thành viên trong doanh nghiệp quan tâm, phục vụ để tạo sự hài lòng, xây dựng tốt các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, … Chúng tôi mong rằng bằng sự tận tâm, kinh nghiệm của độ ngũ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ mang đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.

Mục tiêu tương lai và các hoạt động doanh nghiệp

 Xây dựng được một cách thành công tiệm bán đồ ăn vặt theo hình thức online với mục đích đem đến cho mọi người những sản phẩm ngon, bổ, rẻ:

+ Đăng kí bản quyền thương hiệu, chất lượng vệ sinh an toàn

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống chăm sóc khách hàng

+ Đàm phán và xây dựng thành công mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp

+ Tìm kiếm và thu hút được một số nhà đầu tư

 Kinh doanh không lỗ trong 2 tháng đầu lúc bắt đầu mở bán

 Đạt lợi nhuận với các tháng tiếp theo và tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng và dịch vụ phục vụ.

 Trong vòng 5 năm tới mở 1 cửa hàng nhỏ ở Hà Nội phục vụ khách hàng để phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhiều nhất là các sinh viên tại chỗ cũng như mở rộng thêm các khách hàng mục tiêu khác đi cùng là thêm những sản phẩm mới đáp ứng được nhiều hơn thị hiếu khách hàng.

 Sau 10 năm hoạt động sẽ trở thành 1 chuỗi cửa hàng hỗ trợ ăn uống các loại đồ ăn vặt cho học sinh, sinh viên ở nhiều địa điểm Góp một phần trách nhiệm với xã hội.

Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Phân tích ngành

Kết quả khảo sát – nhu cầu ăn vặt:

Bảng khảo sát của nhóm về nhu cầu ăn vặt của giới trẻ hiện nay: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSceAA5PEplX3aBQohfW0ihqA2RPN- Psl-o 3CTYNXWKlm_xg/viewform?usp=sf_link

Sau khi tiến hành khảo sát online, nhóm nhận được 92 phiếu trả lời với kết quả như sau: a) Độ tuổi

Hình 3.1: Kết quả khảo sát nhu cầu ăn vặt theo độ tuổi

 Theo kết quả khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy đối tượng quan tâm nhiều nhất đến các món ăn vặt là các bạn trẻ (độ tuổi học sinh, sinh viên chiếm đa số) Đây cũng là phân khúc thị trường mà nhóm muốn hướng đến b) Giới tính

Hình 3.2: Kết quả khảo sát nhu cầu ăn vặt theo giới tính

 Nữ giới có mức độ quan tâm đến đồ ăn vặt nhiều hơn nam giới. c) Nghề nghiệp

Hình 3.3: Kết quả khảo sát nhu cầu ăn vặt theo nghề nghiệp

 Tương ứng với độ tuổi tham gia khảo sát, nhóm nhận thấy phần lớn những người quan tâm đến đồ ăn vặt là học sinh, sinh viên (chiếm gần 80%). d) Mức độ quan tâm của giới trẻ tới đồ ăn vặt

Hình 3.4: Mức độ quan tâm của giới trẻ tới đồ ăn vặt

 Theo kết quả khảo sát cho thấy có trên 83% người tham gia khảo sát thích và rất thích đồ ăn vặt.

→ Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy phần lớn giới trẻ hiện nay đều yêu thích đồ ăn vặt. e) Tần suất mua đồ ăn vặt

Hình 3.5: Tần suất mua đồ ăn vặt

 Kết quả khảo sát cho thấy cứ 10 người thì sẽ có 7 người ăn đồ ăn vặt ít nhất 2-3 lần/ tháng Đây là một con số rất khả quan đối với doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường kinh doanh đồ ăn vặt. f) Khoản chi tiêu cho đồ ăn vặt theo tháng

Hình 3.6: Khoản chi tiêu cho đồ ăn vặt theo tháng

 Có khoảng 50% người nhận được khảo sát chi dưới 200.000VND, khoảng 40% chi từ 200.000VND - 500.000VND để mua đồ ăn vặt hàng tháng. g) Các hình thức mua đồ ăn vặt được ưa chuộng

Hình 3.7: Các hình thức mua đồ ăn vặt được ưa chuộng

 Đối với các hình thức mua đồ ăn vặt, giới trẻ có xu hướng ưa chuộng mua trực tiếp (chiếm 67%), tiếp theo là hình thức mua online trên Shopee/Lazada … và Facebook (chiếm 60%) Đây là tín hiệu tốt khi nhóm chủ yếu bán hàng thông qua kênh online (Facebook, Shopee) và tiến tới kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng khi dịch bệnh Covid được kiểm soát tốt. h) Các tiêu chí khi lựa chọn đồ ăn vặt

Hình 3.8: Các Các tiêu chí khi lựa chọn đồ ăn vặt

 Đối với đồ ăn vặt, tiêu chí mùi vị và chất lượng được người tiêu dùng chú ý hàng đầu Vì vậy nhóm cần đặc biệt chú ý tới những tiêu chí đó để ra mắt sản phẩm đồ ăn vặt phù hợp với thị hiếu của giới trẻ. i) Mức độ quan tâm đến sản phẩm mới

Hình 3.9: Mức độ quan tâm đến sản phẩm mới

 Có đến trên 97% người nhận được khảo sát chọn lựa rằng sẽ xem sét/sẽ mua một sản phẩm đồ ăn vặt mới

→ Sự đón nhận cao của giới trẻ

Thị trường mục tiêu

Dựa vào những kết quả thu được qua việc khảo sát thị trường, doanh nghiệp đã xác định thị trường mục tiêu Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là nhóm người trẻ có độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi, chủ yếu là học sinh, sinh viên Đây là nhóm khách hàng có xu hướng thích đồ ăn vặt, đặc biệt là nhóm khách hàng nữ yêu thích đồ ăn vặt hơn khách hàng nam Hơn nữa, nhóm khách hàng trẻ sử dụng Internet rất phổ biến, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu qua các phương tiện truyền thông như Facebook, Tiktok, Instagram… Đối với đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi, doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp các sản phẩm với giá thành ở mức hợp lý với chất lượng tốt, được kiểm tra một cách kỹ lưỡng – điều tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đối với các đối thủ khác trên thị trường.

Sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng trên cả nước, từ vùng thành thị cho tới nông thôn qua các kênh bán hàng online Facebook, Shopee…

Đánh giá thị trường

Theo báo cáo "Những bước chuyển trong ngành hàng thực phẩm" do công ty nghiên cứu Nielsen công bố, ngành hàng thực phẩm là một trong ba nhóm ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2020 tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy rằng giới trẻ Việt Nam chi ra bình quân khoảng 13000 tỷ đồng chi cho ăn vặt mỗi tháng Nếu tính bình quân với con số ước lượng về tăng trưởng, quy mô thị trường thức ăn vặt năm 2017 ước đạt 700 triệu USD. Ước tính đến năm 2020, quy mô thị trường tăng lên gần gấp đôi so với năm 2015 (518 triệu USD), tương đương với hơn 1 tỷ USD.

Thị trường đồ ăn vặt đang rất sôi động, được dự đoán sẽ không ngừng tăng trưởng trong tương lai, đó cũng là một cơ hội cho doanh nghiệp mới có thể bước chân vào thị trường Tuy nhiên đó cũng là một thách thức bởi doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược để cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác trên thị trường.

Cơ cấu chi phí kinh doanh đồ ăn vặt

 Giá vốn bán: Số tiền để nhập hàng hóa về bán: 1 – 2 triệu đồng Hàng nhập bao gồm: Khô gà, khô heo, khô bò, cơm cháy, rong biển.

 Chi phí marketing: Chi phí quảng cáo ads facebook, chi phí phát tờ rơi, chạy quảng cáo website, … khoảng 2 – 6 triệu đồng (chi phí dùng để quảng cáo sau

 Chi phí cho quản lý và nhân viên: Tiền lương nhân viên bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, nhân viên trực Fanpage, … Tiền lương là phần trăm lợi nhuận vốn góp của mỗi nhân viên.

 Các chi phí khác: Chi phí điện nước tại cửa hàng, chi phí khấu hao sản phẩm…. khoảng

 Chi phí mặt bằng: Chi phí thuê cửa hàng tại Số 14, ngõ 426 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Lưu ý: Do cửa hàng chỉ tập trung bán hàng theo kênh online nên cửa hàng, kho hàng được đặt tại phòng trọ của thành viên nhóm để giảm chi phí ban đầu.

Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của cửa hàng mình, doanh nghiệp phân tích qua các kênh như website của đối thủ cạnh tranh, phân khúc thị trường, giá sản phẩm và các yếu tố kết hợp như thanh toán, vận chuyển và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh:

 Nghiên cứu các kênh truyền thông của đối thủ cạnh tranh:

 Tìm hiểu tại website, fanpage của đối thủ về những thông tin liên hệ và các kênh liên hệ nào và thời gian phản hồi

 Tìm hiểu cách đăng bài về các món ăn của đối thủ: ảnh đồ ăn, thông tin sản phẩm có chi tiết không,

 Tìm hiểu giá của đối thủ cạnh tranh:

 Hỏi giá của các cửa hàng đồ ăn vặt trong bán kính 3km của cửa hàng bạn ví dụ như: cửa hàng ở 188 Phố Chùa Láng, 37 ngõ 25 Đường Láng, ….

 Tham khảo giá các đồ ăn cụ thể của đối thủ kết hợp với phân khúc của đối thủ hướng tới để cửa hàng mình đưa ra một mức giá cạnh tranh phù hợp nhất

 Tìm hiểu về phương thức thanh toán và vận chuyển của đối thủ:

 Tìm hiểu các phương thức thanh toán của đối thủ khi mua các đồ ăn vặt: thanh toán qua thẻ, ví điện tử,

 Bên cạnh đó tìm hiểu chi tiết chính sách vận chuyển hàng hoá của cửa hàng đối thủ giao đến tận tay khách hàng

 Tìm hiểu các chính sách khác của đối thủ:

 Nghiên cứu các chính sách như khuyến mại, ưu đãi dành cho khách hàng,dịch vụ chăm sóc khách hàng của cửa hàng đối thủ.

Kế hoạch Marketing

Chiến lược sản phẩm

a) Những sản phẩm trong chiến lược marketing Đồ ăn vặt là một trong những thực phẩm mang lại sự tiện dụng cho người tiêu dùng, là sở thích của rất nhiều người đặc biệt là nhiều bạn trẻ hiện nay Nhóm hướng tới việc cung cấp khách hàng những sản phẩm “Ngon - Tiện lợi– An toàn vệ sinh thực phẩm” Để đáp ứng nhu cầu cũng như làm đa dạng sự lựa chọn của khách hàng, nhóm đưa ra 5 loại mặt hàng đồ ăn vặt phổ biến: Khô gà lá chanh, Khô heo cháy tỏi, Khô bò sợi, Rong biển sấy, Cơm cháy chà bông.

Các sản phẩm đều được đóng hộp sẵn với khối lượng 300g để khách hàng lựa chọn nhanh, dễ bảo quản Mặt khác, nhiều khách hàng có thể mua nhiều mặt hàng và bán được với mức giá lợi hơn. b) Chiến lược marketing cho sản phẩm

Giai đoạn mới thành lập: Trong giai đoạn này, doanh thu và khách hàng còn thấp, số lượng dòng sản phẩm ít, chất lượng sản phẩm chưa được hoàn thiện Vì thế, mục tiêu lúc này là giới thiệu và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng đồng thời đẩy mạnh cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm

Giai đoạn tăng trưởng: Vào thời điểm này, số khách hàng và doanh thu đã tăng lên, cửa hàng chuyển sang mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa thị phần Thị trường cửa hàng sẽ mở rộng không chỉ tập trung vào giới trẻ mà còn cả người lớn tuổi và trẻ em Cùng lúc đó cửa hàng cần liên tục cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm dòng sản phẩm mới

Giai đoạn bão hòa: Trong giai đoạn bão hòa, doanh thu của cửa hàng đạt cực đại nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại thậm chí có xu hướng giảm xuống, khi đó cửa hàng cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời chuyển tiền vào đầu tư cho các sản phẩm khác của cửa hàng đang ở trong giai đoạn tăng trưởng.

Giai đoạn suy thoái: Khi này, cả doanh thu và tốc độ tăng trưởng của cửa hàng đều giảm, số lượng sản phẩm bán ra giảm xuống Trong trường hợp đó, cửa hàng cần giảm dần số lượng sản phẩm không còn khả năng cạnh tranh, cắt giảm những chi phí không cần thiết để có thể hạ giá thành đồng thời không ngừng nghiên cứu, cải tiến để tạo ra sản phẩm mới Khi đó, cửa hàng cần đưa ra chiến lược thay thế khi việc kinh doanh không đạt được kết quả như mong đợi, để tận dụng các máy móc, thiết bị, không bị mất các khoản định phí đã đầu tư ban đầu, cửa hàng cần có những chiến lược thay thế khi có dấu hiệu thất bại xuất hiện Trong tình hình đó, cửa hàng có thể chuyển qua thị trường khác có thể đạt được kết quả tốt hơn c) Lý do chọn sản phẩm

Do số lượng sản phẩm của cửa hàng còn ít (gồm 5 sản phẩm) nên quyết định chọn cả 5 sản phẩm để tiếp thị Tất cả các sản phẩm đều có đặc điểm chung:

 Là các món ăn vặt và ăn nhậu được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng của nó

 Dùng cho các dịp lễ tết, liên hoan, xem phim, bóng đá, nhậu hoặc những chuyến dã ngoại, cắm trại ngon miệng và tiện lợi

 Nhân viên văn phòng nhâm nhi khi làm việc giúp giảm stress tăng hiệu quả công việc

 Món ăn vặt cho học sinh và sinh viên bổ sung năng lượng để học tập, giảm căng thẳng d) Lý do khách hàng nên chọn sản phẩm của cửa hàng

 Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng 5 sao nhờ đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết và tận tâm.

 Thời gian giao hàng nhanh chóng:

+ Khách hàng tại Hà Nội:

 Đối với giao hàng hỏa tốc Nowship: Nhận hàng trong ngày sau 2H, trước 17H nhận hàng vào ngày hôm sau, không kể ngày lễ

 Vận chuyển thông thường: 1-2 ngày

+ Khách hàng tại các tỉnh thành khác: Thời gian nhận hàng từ 2-3 ngày

 Chất lượng sản phẩm: Tất cả sản phẩm bên mình đều được chọn lọc từ nguồn nguyên liệu tươi mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ngày sản xuất và hạn sử dụng đều được ghi rõ trên bao bì.

 Sản phẩm đóng gói đủ khối lượng, chất lượng đúng như miêu tả Đóng gói cẩn thận, chắc chắn, không có hiện tượng sản phẩm hỏng trong quá trình vận chuyển.

 Nếu quý khách không hài lòng với bất kì lí do gì, cửa hàng sẽ hoàn tiền hoặc gửi lại sản mới thay thế cho quý khách.

Chiến lược giá

 Sản phẩm đồ ăn vặt được tung ra thị trường sẽ vấp phải sự cạnh tranh rất lớn vì trên thị trường đã có mặt một số cửa hàng có uy tín, nên mục tiêu marketing lúc đầu là thâm nhập thị trường và tồn tại, vì thế giá của sản phẩm khi mới vào thị thường sẽ thấp Tuy nhiên để tránh sa vào cuộc chiến tranh giá cả và nhằm mục tiêu ổn định thị trường nên giá của sản phẩm sẽ không quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường đồ ăn vặt.

 Định giá theo chi phí: hướng tới chi phí và lợi nhuận -> có được khoản lợi nhuận mong muốn Giá bán (bằng chi phí + lợi nhuận mong muốn) Sản phẩm sẽ có mức giá hợp lý, thu được khoản lợi nhuận như đã tính trước, tốc độ thu hồi vốn ổn định.

 Chi phí và giá bán của mỗi sản phẩm của cửa hàng: Do cửa hàng mới thành lập nên chi phí cho mỗi sản phẩm còn khá cao do nhập số lượng ít Trong tương lai khi có số lượng khách ổn định sẽ tối ưu chi phí nhất để tăng lợi nhuận.

STT Tên sản phẩm Giá nhập Tem Chi phí khác Giá bán

1 Khô gà lá chanh 29000 200 Băng dính: 35000/ cuộn 60000

Túi: 35000/kg Hộp đóng hàng:

Bảng 4.1: Định giá sản phẩm của KIOT SỐ 4

Khi sản phẩm mới tung ra thị trường nên doanh nghiệp chọn cách định giá thâm nhập thị trường kết hợp với định giá tâm lý, vì đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới chính là sinh viên học sinh, đối tượng này khá nhạy cảm về giá, nên việc chọn chiến lược định giá thấp như vậy là phù hợp.

Giá sản phẩm khi thành phẩm bán đi sẽ có mức giá chênh lệch cao hơn khi nhập về dao động khoảng 15-20%, mức giá này sẽ hợp lí có lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí liên quan Duy trì các mức giá cạnh tranh tương đối thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành khoảng từ 0.5-1% để thu hút sự mua của khách hàng cụ thể như sau:

 Cửa hàng Ăn vặt Dumbum: Sản phẩm đóng gói 280g.

STT Tên sản phẩm Giá bán

Bảng 4.2: Giá sản phẩm cửa hàng ăn vặt DumDum Ưu điểm của nhãn hiệu này là sản phẩm của nhãn hiệu này thuộc một thương hiệu lớn lâu năm trong giới đồ ăn vặt - Đây là 1 trong những nhãn hiệu có uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay Bên cạnh đó, nhãn hiệu này có sản phẩm khác khá đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng: người lớn tuổi, trẻ em.

Nhược điểm: Giá thành hơi cao

 Cửa hàng Ecofood - Đồ ăn vặt Việt Nam: Sản phẩm đóng gói 300g

STT Tên sản phẩm Giá bán

Bảng 4.3: Giá sản phẩm của cửa hàng EcoFood Ưu điểm của nhãn hiệu này là sản phẩm này thuộc thương hiệu lớn có cửa hàng phân phối ở 2 thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội nên khách hàng có thể đến tận nơi mua một cách dễ dàng Bên cạnh đó, đây là 1 trong những nhãn hiệu có uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay.

Nhược điểm: Giá cao so với mặt bằng chung. b) Giảm giá cho các sản phẩm đang bán

Cửa hàng sẽ áp dụng chiến lược điều chỉnh giá (kết hợp cả chiết khấu và giảm giá) vào những dịp đặc biệt cụ thể như là: Nhân dịp khai trương cửa hàng thực hiện chương trình giảm giá giảm 5% hóa đơn từ 149k, 10% hóa đơn từ 249k, 15% hóa đơn từ 349k và miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 200k với những khách hàng mua hàng trên Fanpage Facebook Kết thúc chương trình này, cửa hàng tăng lượng tương tác fanpage và số lượng khách mua hàng tăng đáng kể. c) Thanh toán hóa đơn

Tùy theo từng hình thức thanh toán mà có thể đánh giá được thời gian trung bình hóa đơn của khách hàng Đối với KIOT SỐ 4 có 4 hình thức thanh toán như sau:

Là hình thức khách hàng mua trực tiếp sản phẩm của KIOT SỐ 4 với quán mà không thông qua bên thứ ba Khách hàng có thể thanh toán trực tiếp cho quán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trực tiếp như MOMO, ZaloPay, chuyển khoản ngân hàng, …

Thanh toán bằng tiền mặt: Theo như quan sát của quán từ ngày mở bán, thời gian khách hàng thanh toán bằng tiền mặt khá nhanh chóng khoảng từ 5-10 phút tùy vào thời điểm mua Việc thanh toán bằng tiền mặt giúp giảm tổng thời gian và chi phí cần thiết trong quá trình mua bán

 Thanh toán trả trước bằng chuyển khoản ngân hàng:

Sau khi khách hàng đặt hàng thong qua Page Facebook của shop Có một số khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán trả trước cho shop bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc các ví điện tử Sau khi nhận được thông báo chuyển tiền của khách hàng, KIOT SỐ 4 sẽ lên đơn gửi hàng ngay lập tức cho khách mà không cần đến thu hộ Do đó thời gian thanh toán hóa đơn khá nhanh và tiện lợi cho cả người mua và shop.

Là dịch vụ giao hàng và thu hộ thông qua các công ty chuyển phát Thời gian thanh toán hóa đơn bằng hình thức cod lâu hơn, khoảng từ 30 phút đến 4 ngày tùy vào từng địa phương Các nhân viên có trách nhiệm thu tiền từ khách hàng theo thỏa thuận giữa khách hàng và shop Công ty vận chuyển sẽ thanh toán cho shop khi thu hộ thành công sau 3 ngày (mức shop tùy chọn nhận tiền thu hộ).

Hiện KIOT SỐ 4 áp dụng 2 hình thức trên trang Shopee của cửa hàng đó là thanh toán qua Shopeepay và ship cod thông qua giao dịch mua bán trên Shopee.

Chiến lược phân phối

Hệ thống phân phối của KIOT SỐ 4 xác định 2 kênh phân phối là trực tiếp và gián tiếp:

 Phân phối trực tiếp: KIOT SỐ 4 cung cấp, bán trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng mà không qua trung gian Ưu điểm:

 Phù hợp quy mô nhỏ, cho phép shop có kết nối tốt hơn với khách hàng

 Dễ kiểm soát tất cả các khía cạnh, có thể giám sát và theo dõi cách mà hàng hóa đến tay khách hàng

 Tăng khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng, loại bỏ các quy trình thừa thãi, kém hiệu quả

 Nắm bắt những nhu cầu và thị hiếu của khách hàng vì là người làm việc trực tiếp với khách hàng khi họ có yêu cầu, khiếu nại hoặc mong muốn với sản phẩm mà shop đang kinh doanh

 Tốn kém hơn do mức vốn đầu tư khi thiết lập lúc đầu tương đối cao

 không hiệu quả bằng gián tiếp khi không theo dõi kịp hay bỏ sót

 Phải thiết lập kho hàng, đội ngũ bán hàng và nhân viên giao hàng

 Phân phối gián tiếp (Bán hàng qua trung gian):

 Facebook là kênh bán hàng ai cũng có thể bán hàng mà không phải trả phí KIOT

SỐ 4 tận dụng tính năng mạng xã hội đó tiếp cận được rất nhiều người mỗi khi đăng bài bán hàng, tham gia vào các nhóm, hội để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, sẽ đẩy mạnh việc bán hàng bằng booking kols, chạy quảng cáo Khách hàng có thể tương tác với shop, tham gia hoạt động cùng với chủ shop

 Bán hàng qua fanpage Facebook: Sử dụng page KIOT SỐ để mở rộng quy mô phát triển kinh doanh Xây dựng một fanpage mạnh giúp cho việc đăng những sản phẩm dễ dàng hơn, khách hàng có thể xem và lựa chọn sản phẩm một cách đơn giản, góp phần quảng bá store.

 Shopee: Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, đây là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới và có lượt click hàng tháng cao nhất ngày nay với hơn 45 triệu lượt click Thế nên,bán hàng trên Shopee sẽ có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng, mở rộng loại hình bán hàng của mình.

Chiến lược xúc tiến

 Xúc tiến marketing o MKT thông qua mạng xã hội: Facebook cá nhân hay fanpage là những trang mạng xã hội được rất nhiều người sử dụng Shop sẽ tận dụng tính năng mạng xã hội đó tiếp cận được rất nhiều người mỗi khi đăng bài bán hàng, tham gia vào các nhóm, hội để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng o Tạo một trang Fanpage để tận dụng tối đa lượng bạn bè (friends) và người theo dõi (followers) trên cùng một tài khoản. o Với mỗi bài được chia sẻ trên Facebook, đầu tư kỹ lưỡng về vấn đề hình ảnh, video, bài viết về sản phẩm, dịch vụ của mình trước khi đưa lên Facebook o Lựa chọn thời điểm post bài: Khung thời gian “vàng trên Internet” dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu; nội dung hướng tới cộng đồng: vui vẻ, hài hước, sáng tạo, đơn giản, chân thành, cảm xúc, thông tin hữu ích o Sử dụng những câu hỏi mở trong trao đổi, gợi ý khách hàng chia sẻ nội dung đến bạn bè, like và trả lời ngay những bình luận của khách hàng.

 KIOT SỐ 4 sử dụng Shopee là kênh bán hàng Quảng cáo Shopee là một công cụ giúp quảng cáo sản phẩm ở các vị trí nổi bật thu hút người dùng trên cả nền tảng ứng dụng và website trên Shopee như: o Tăng độ hiển thị và tìm kiếm cho sản phẩm: Khi người dùng search những từ khoá có liên quan đến sản phẩm về đồ ăn vặt, đặc biệt là các sản phẩm như cơm cháy, khô gà, khô bò, … được chạy quảng cáo các mục sản phẩm có liên quan sẽ được hiển thị o Tăng tỉ lệ chốt đơn hàng thành công: Với những sản phẩm có lượng mua hàng nhất định khi áp dụng chạy quảng cáo Shopee, sẽ giúp gia tăng được tỉ lệ mua hàng lại và tăng tỉ lệ chốt đơn thành công o Tăng độ phủ thương hiệu: Người mua có thể thấy được shop, ghé vào shop để xem và mua sản phẩm nếu sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chí mà người mua mong muốn

 Trong tuần đầu hoạt động sẽ khai trương giảm giá đến 15% toàn sản phẩm,minigame quay số trúng thưởng, tặng quà cho khách hàng, tặng voucher giảm giá cho khách hàng với lần mua tiếp sau đó và freeship với những hóa đơn trị giá trên 200.000đ…Trong quá trình hoạt động, shop luôn tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận những đóng góp phản hồi để cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu của họ.

 Gửi lời chúc và cảm ơn khách hàng thông qua tấm thiệp nhỏ kèm theo đối với mỗi đơn hàng nhằm tạo sự gần gũi với khách

 Thường xuyên update sản phẩm lên các tài khoản của shop để người mua dễ dàng theo dõi và lựa chọn, phản hồi trả lời những thắc mắc của khách một cách nhanh và tích cực nhất.

Hiện tại đội ngũ bán hàng của KIOT SỐ 4 gồm 3 người:

 Nguyễn Thị Thùy - Bán hàng qua page Facebook của cửa hàng o Care Page o Viết content bài đăng trên Facebook o Đăng sản phẩm và quảng cáo sản phẩm trên Page o Edit ảnh sản phẩm trong bài đăng o Thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng trên Facebook o Chăm sóc khách hàng và theo dõi đơn hàng qua Facebook

 Nguyễn Triệu Mai Hoa - Bán hàng qua Shopee của cửa hàng o Care Shopee o Viết content bài đăng trên Shopee o Đăng sản phẩm và quảng cáo sản phẩm trên Shopee o Edit ảnh sản phẩm trong bài đăng o Thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng trên Shopee o Chăm sóc khách hàng và theo dõi đơn hàng qua Shopee

 Vũ Thị Mai Loan - Bán hàng trực tiếp, Facebook, Shopee o Chụp ảnh sản phẩm o Care Facebook, Shopee o Chăm sóc khách hàng và theo dõi đơn hàng qua Facebook, Shopee o Đóng gói đơn hàng và giao gửi hàng cho shipper o Bán hàng trực tiếp

 Quy mô đội ngũ bán hàng

 KIOT SỐ 4 quy mô đội ngũ bán hàng hiện tại gồm 3 người như mục trên đã nêu và bán hàng fulltime

 Shop mở bán trực tiếp và online thông qua Facebook, Shopee Tuy nhiên do hiện tại dịch bệnh phức tạp nên shop chủ yếu kinh doanh online

 Facebook: Nhân viên chăm sóc khách hàng và bán sản phẩm qua Facebook 8- 10h/ ngày, 7 ngày/ tuần, cần kiểm tra page thường xuyên để không bỏ lỡ tin nhắn cũng như đơn hàng của khách hàng.

 Shopee: vì shopee có kênh bán hàng tự động nên việc bán hàng dễ dàng hơn, nhân viên chăm sóc đơn shopee sẽ xử lý đơn hàng khi có khách hàng đặt, lịch làm việc 8-10h/ ngày, 7 ngày/ tuần Luôn theo dõi đơn hàng của khách hàng tránh tình trạng sót đơn.

 Hiện tại KIOT SỐ 4 thực hiện trả lương cho nhân viên dựa trên số vốn góp chung của các thành viên Theo như kế hoạch ban đầu đề ra, mỗi thành viên trong shop chi vốn góp chung từ 200.000 - 300.000 đồng/ thành viên Việc chi trả lương sẽ dựa trên việc kinh doanh của shop và chi trả cho nhân viên.

 KIOT SỐ 4 cũng thực hiện lương thưởng, hoa hồng cho nhân viên đạt thành tích bán hàng ấn tượng Ví dụ khi bán được 100 sản phẩm/ tháng nhân viên sẽ được thưởng 5% lương theo doanh số.

 Hình thức trợ giúp kĩ thuật sau bán hàng

Sau khi khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của shop, KIOT SỐ 4 có một số hỗ trợ kĩ thuật cho quý khách như:

 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng

 Shop dành riêng số điện thoại di động cho việc chăm sóc khách hàng, nơi khách hàng có thể gọi đến và được giải đáp những thắc mắc từ đó có thể tìm hiểu thái độ của khách hàng với sản phẩm của shop sau khi sử dụng.

 Gửi tin nhắn đến khách hàng mỗi lần hoàn thành mua hàng để khách hàng có thể để lại ý kiến phản hồi về sản phẩm họ vừa mới mua.

 Thể hiện lòng biết ơn với khách hàng bằng những lời cảm ơn như “Cảm ơn quý khách đã mua sản phẩm của chúng tôi”, “Cảm ơn bạn đã tin dùng sản phẩm của chúng tôi”.

 Thực hiện đúng cam kết Đội ngũ bán hàng của KIOT SỐ 4 luôn cam kết về chất lượng của sản phẩm. Luôn đảm bảo rằng những sản phẩm shop bán ra đúng với những gì đã cam kết với khách hàng Các cam kết đó bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chính sách đổi trả hàng hóa Từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và KIOT SỐ 4.

 Ưu đãi cho khách hàng

 KIOT SỐ 4 dành ưu đãi riêng cho những khách hàng đã từng mua và sử dụng sản phẩm của shop như gửi feedback hay đánh giá sản phẩm khách hàng sẽ được giảm thêm 5% cho hóa đơn tiếp theo hoặc là một phần quà nhỏ là sản phẩm của shop tặng kèm khi khách hàng tiếp tục ủng hộ KIOT SỐ 4.

 Thường xuyên thực hiện chương trình khuyến mãi, sale từ 5-15% cho khách hàng vào những dịp đặc biệt, nhất là đối tượng khách hàng trung thành.

 Xây dựng phân loại khách hàng để có thể quan tâm đến đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp khách hàng giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Kế hoạch sản xuất

Mô tả sản phẩm

 Khô gà lá chanh: ức gà tươi, muối, đường tinh luyện, lá chanh, tỏi, ớt, mật ong.

 Khô heo: thịt nạc heo, hành tây, xả, muối, đường tinh luyện, tỏi ớt, mật ong.

 Rong biển sấy: rong biển, tỏi tươi, muối tôm, đường tinh luyện, dầu thực vật.

 Khô bò: thịt bò vai, muối, đường tinh luyện, tỏi, ớt, mật ong, gia vị bò khô

 Cơm cháy: gạo dẻo, đường tinh luyện, hành lá, nước mắm, bột ớt, chà bông (ruốc). b) Tiêu chuẩn

 Màu sắc đúng với tiêu chuẩn chung - Hương vị đạt yêu cầu không quá gắt.

 Độ khô của sản phẩm vừa phải, vừa đảm bảo được bảo quản vừa đảm bảo kết cấu của sản phẩm đúng chuẩn.

Quy trình sản xuất

 Sản phẩm được sản xuất gồm: khô bò, khô heo, rong biển sấy, cơm cháy chà bông và khô gà lá chanh

 Chuẩn bị nguyên liệu: thịt, gạo, rong biển,

 Chuẩn bị những dung dịch ướp và gia vị ướp;

 Chế biến các nguyên liệu và cho gia vị, dung dịch vào ướp;

 Làm chín sản phẩm và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh;

Kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của cửa hàng

 Những cải tiến trong sản xuất được dự kiến:

 Sử dụng công nghệ hiện đại để kiểm tra từng tiêu chí cho nguồn nguyên liệu đầu vào.

 Thử nghiệm thêm một số sản phẩm khác để khảo sát, đánh giá nhu cầu, thị hiếu khách hàng.

 Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp mới với mức giá phải chăng, cạnh tranh được với các đối thủ khác nhưng chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

 Mở rộng diện tích kho chứa để chủ động khâu phân phối kịp thời các sản phẩm tránh tình trạng hết hàng, không sẵn có

 Điều chỉnh thiết kế tem nhãn, bao bì thu hút khách hàng hơn.

 Điều chỉnh quy cách, yêu cầu đóng gói của từng khách hàng (đóng hộp, bọc túi, ) ngày thường và trong các dịp đặc biệt tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng.

 Thời gian thực hiện cải tiến: 02 năm bắt đầu từ ngày 01/01/2022 đến 01/01/2023 b) Marketing và bán hàng

 Tăng cường công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng

 Nâng cao, phát triển trang mạng xã hội của Kiot số 4 và chạy quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội mới như Instagram.

 Bổ sung thêm Website của cửa hàng, đề cập đến như chức năng tra cứu đơn hàng trên Internet để khách hàng tìm hiểu một cách nhanh chóng khi cần thiết.

 Thêm các hoạt động khuyến mại vào những dịp ngày lễ như Quốc khánh 2-

9, Giáng sinh, Tết Trung Thu, … Đồng thời khi khách hàng mua sản phẩm vào ngày sinh nhật sẽ được giảm 10% và thêm tính năng tích điểm nhận thưởng mỗi khi mua hàng.

 Đầu tư tài trợ hoạt động cộng đồng nhằm quảng bá thương hiệu Kiot số 4 đến nhiều hơn với khách hàng.

 Tăng cường công tác marketing và bán hàng

 Lựa chọn những nhân viên có nhiều yếu tố như kĩ năng, óc sáng tạo, khả năng tiếp cận và kinh nghiệm trên thị trường.

 Đào tạo cho nhân viên các kĩ năng về bán hàng, viết content, … c) Tài chính

 Luôn cập nhật thường xuyên tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với bên cung cấp.

 Thuyết phục khách hàng chuyển khoản trước để giảm thiểu rủi ro bị bom hàng (không chịu nhận hàng) và hạn chế bù lỗ tiền vận chuyển hai chiều.

 Điều chỉnh chiến lược để thực hiện hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả

 Điều chỉnh/ tính toán giá gốc và chi phí để đánh giá xu hướng hiện tại.

 Chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc ngay từ đầu vào để tìm nguồn cung cấp hàng hóa nhằm làm cho việc sản xuất thuận lợi nhất, đáp ứng các yêu cầu chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý.

 Giải quyết hàng tồn kho bằng các chương trình giảm giá, khuyến mại, tặng kèm, tránh ứ đọng hàng hóa và vốn.

 Lập kế hoạch dự báo ngân quỹ, thu - chi khoa học để chủ động trong quá trình thanh toán trong kỳ.

 Áp dụng hình thức thanh toán sớm cho bên cung cấp để được hưởng chiết khấu hoặc gia hạn thời gian trả nợ.

 Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới kịp thời các thiết bị cũ, hỏng hóc đảm bảo chất lượng sản phẩm. d) Sản phẩm mới

 Mở rộng danh mục sản phẩm: ngoài đồ ăn vặt KIOT SỐ 4, dự án sẽ triển khai sản xuất và bán thêm các loại snack theo công thức độc quyền của KIOT SỐ 4.Các loại đồ ăn vặt này sẽ được sản xuất theo xu hướng healthy, chứa các loại hạt dinh dưỡng và các loại hoa quả sấy tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Các loại snack sẽ có những hương vị khác nhau để đảm bảo phù hợp khẩu vị mỗi khách hàng, mang đến cho họ những sản phẩm dinh dưỡng, ngon và lạ miệng, có thể thay thế cho bữa sáng hoặc các bữa ăn nhẹ, …

 Phát triển dịch vụ đi kèm: Bên cạnh đó, dự án có thể tích hợp thêm một số dịch vụ như thiết kế bao bì theo và đóng gói quà tặng theo yêu cầu, … Đối với khách hàng mua sản phẩm với mong muốn làm quà tặng, Kiot số 4 sẽ chú trọng phát triển phần đóng gói đa dạng nhiều kích thước và bao bì đẹp mắt để đáp ứng nhu cầu khách hàng. e) Quản lý và nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hoạt động với nguồn nhân lực rất hạn chế.

Vì thế, việc tiến hành đào tạo để nhân viên làm việc hiệu quả và tăng hiệu suất trong vai trò tương ứng sẽ nâng cao năng suất và lợi nhuận cho tổ chức Chính vì thế, chúng em cũng đã tìm hiểu và đưa ra 1 số cải tiến trong kế hoạch đào tạo nhân lực như sau:

 Đề xuất các cuộc họp hàng tuần để hoạch định tầm nhìn chiến lược, mục tiêu đề ra và truyền bá văn hóa doanh nghiệp tới toàn thể các thành viên.

 Tạo môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng lẫn nhau

 Tạo hòm thư góp ý, phiếu đánh giá khách quan

 Trao quyền cho cấp dưới để các thành viên tự rèn luyện và nâng cao năng lực làm việc

 Cần kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng; đồng thời, tổ chức các khóa bồi dưỡng xen kẽ với các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm quản lý cho nhân sự nói chung nhằm cải thiện năng suất lao động.

 Tổ chức các buổi teambuilding, vui chơi hàng năm nhằm gắn kết các nhân viên và cấp trên với nhau.

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp

1 Đối với khách hàng: Đối với việc cung cấp các dòng sản phẩm đồ ăn vặt, KIOT

SỐ 4 luôn cam kết trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất so với các đối thủ trong ngành Doanh nghiệp đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ theo tiêu chuẩn mà pháp luật đã quy định Cùng với đó, KIOT SỐ 4 cũng không ngừng phát triển, cải thiện và đổi mới các dòng sản phẩm để đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng Với châm ngôn “đặt khách hàng ở vị trí quan tâm số 1”, Kiot số 4 luôn tự tin có thể làm hài lòng mọi khách hàng dù là những người khó tính nhất.

2 Đối với người lao động: KIOT SỐ 4 luôn chú trọng trong việc đảm bảo an toàn, tối đa hoá sự thoả mãn, cam kết trong việc duy trì các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền, lợi ích hợp pháp cũng như luật lao động cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp Cùng với đó, doanh nghiệp nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, chú ý trong việc tạo cơ hội phát triển cho người lao động có thể tham gia đào tạo để có thể nâng cao trình độ, kỹ năng; Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm cho lao động theo quy định của pháp luật KIOT SỐ 4 luôn cố gắng xây dựng một mối quan hệ khăng khít, bình đẳng, tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp và lao động.

3 Đối với nhà nước: KIOT SỐ 4 đảm bảo trong việc tuân thủ các chính sách cũng như quy định của nhà nước, thực hiện đầy đủ và kịp thời những nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước theo quy định của pháp luật cũng như tuân thủ trong quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực trong quá trình kê khai thuế và nộp thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác

4 Đối tác: Đầu tư thời gian và nguồn lực nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác là các đại lý, các mối hàng nhập sỉ… Chủ động liên lạc thường xuyên với các đại lý thông qua các kênh chính thức và không chính thức để đánh giá lại xem quan hệ có cần sự điều chỉnh Ví dụ: tổ chức sự kiện gặp mặt các đại lý, các kho xưởng sản xuất nhằm xây dựng mối quan hệ tốt hơn từ đó đưa ra các chiến lược để cùng nhau phát triển

5 Cộng đồng: Xây dựng chuỗi cửa hàng bán đồ ăn vặt lớn mạnh, mong muốn mang đến một thương hiệu về đồ ăn vặt chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý Và từ đó cũng phần nào đó tạo cơ hội việc làm cho người khác.

6 Cửa hàng: Phát triển kinh doanh tăng trưởng bền vững, tối đa hoá lợi nhuận; Luôn theo sát thị trường để tìm hiểu những thay đổi trong nhu cầu khách hàng và nhu cầu của thị trường để từ đó bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu tốt nhất Ví dụ hiện nay các sản phẩm như bò khô, rong biển đang hot của thị trường.

Những đồng sáng lập

 Loại hình tổ chức: Tổ chức tư nhân, tự khởi nghiệp dưới hình thức các thành viên trong nhóm góp vốn đầu tư với mục đích kinh doanh buôn bán để tạo ra lợi nhuận.

 Cửa hàng bán đồ ăn vặt online đồng sở hữu của 9 thành viên sáng lập sau

STT Họ và tên Vốn góp Phần trăm vốn góp

Bảng 7.1: Danh sách các thành viên đồng sáng lập

 Vai trò của các thành viên trong nhóm:

Cả nhóm Cùng nhau lên ý tưởng, chọn lọc và thống nhất ý tưởng chung để góp vốn kinh doanh, tương tác với khách hàng, chốt đơn, chăm sóc khách hàng.

Giao việc cho các thành viên, lập báo cáo hàng tuần về tiến độ làm việc của nhóm, tham khảo giá, chất lượng các xưởng chuyên sỉ, tìm chỗ in ấn tem nhãn, chụp ảnh sản phẩm, hỗ trợ các thành viên khác.

Tư vấn bán hàng, trực page, chốt đơn trên page, đóng gói hàng đi ship tỉnh.

Lập tài khoản Shopee, tư vấn bán hàng & chốt đơn trên shopee.

Lập page Facebook bán hàng, trực page, tư vấn bán hàng & chốt đơn.

Thiết kế logo, hình ảnh cho trang Facebook, trực page, tư vấn bán hàng & chốt đơn

Viết content up bài lên Page để quảng bá, quản lý page, chạy chiến dịch truyền thông MKT, tư vấn bán hàng & chốt đơn.

Trần Thị Liên Tư vấn bán hàng, chốt đơn, trực page, làm sổ sách tài chính.

Tư vấn bán hàng, trực page, chốt đơn trên FB, nhập hàng, kiểm kho, hỗ trợ các thành viên khác. Đặng Thanh

Tư vấn bán hàng, trực page, chốt đơn trên Facebook, dán tem nhãn, xếp hàng lên trên kệ.

Bảng 7.2: Vai trò các thành viên trong nhóm a) Người quản lí tài chính: Tất cả các thành viên đều đóng vai trò chủ chốt trong tổ chức dưới sự quản lý của bà Vũ Thị Mai Loan b) Phần nhân sự còn thiếu: Không có c) Nhận xét chung về các thành viên trong nhóm : Các thành đều rất hòa đồng, thân thiện; có kĩ năng, trình độ tốt trong phần việc được giao vì các bạn đều đã từng làm tư vấn bán hàng cho shop online và offline nên đã có kinh nghiệm từ trước d) Cố vấn của tổ chức: Thầy Phạm Đình Dũng - Giảng viên bộ môn - Người đưa ra lời khuyên, tư vấn, giải đáp những vấn đề mà nhóm chưa nắm rõ để nhóm có thể hoàn thiện bài tập một cách tốt nhất

Sơ đồ bộ máy tổ chức nhân sự của KIOT SỐ 4:

Hình 7.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức nhân sự KIOT SỐ 4

Kế hoạch tài chính

Báo cáo nguồn vốn sử dụng quỹ (Nguồn vốn 1 tháng)

Tiền nhập hàng dự kiến năm đầu

Tháng Tiền nhập hàng ( đồng )

Sử dụng quỹ trong thời gian 12 tháng

Nội dung Đơn vị (đồng)

Xây dựng 0 Đổi mới, nâng cao 267.304

Mua hàng hóa dự trữ 53.460.709

Marketing, bán hàng và quảng cáo 1.603.821

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 500.000

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến

1 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 3.780.000 4.158.000 4.573.800

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 378.000 415.800 457.380

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1-2) 3.402.000 3.742.200 4.116.420

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3-4) 902.000 992.200 1.091.420

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 0 0

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5+6-7-8-9) 602.000 662.200 711.920

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (13+10) 602.000 662.200 711.920

15 Chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành 0 0 0

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

19 Lợi nhuận giữ lại lũy kế 602.000 662.200 711.920

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán dự kiến (tháng đầu)

Tài Sản Số tiền (VNĐ) Nguồn vốn Số tiền (VNĐ)

A Tài sản ngắn hạn A Nợ phải trả

1 Tiền và tương đương tiền 3.122.000 1 Nợ ngắn hạn 0

2 Tài sản khác 0 2 Nợ dài hạn 0

B Tài sản dài hạn B Vốn chủ SH

1.Công cụ dụng cụ 280.000 1 Vốn góp chủ sở hữu 2.800.0000

Bảng luân chuyển tiền tệ dự kiến tháng đầu tiên

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Số tiền (VNĐ)

1 Thu từ bán hàng và doanh thu khác 3.402.000

2 Tiền chi trả nhà cung cấp 2.800.000

3 Tiền chi trả cho người lao động 0

4 Tiền chi trả lãi vay 0

5 Tiền chi nộp thuế TNDN 0

6.Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 0

7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 0

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 602.000

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 0

III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 0

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 602.000

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 2.800.000

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 3.402.000

Các chỉ tiêu tài chính

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu ROS tháng đầu tiên

Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 602.000 Doanh thu thuần (VNĐ) 3.402.000

- Tỷ suất lợi nhuận dương cho thấy việc kinh doanh có lãi, ROS càng lớn chứng tỏ việc lãi càng cao, kinh doanh có hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA tháng đầu tiên

Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 602.000 Tổng tài sản bình quân trong kỳ (VNĐ) 3.101.000

Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE tháng đầu tiên

Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 602.000 Vốn sở hữu (VNĐ) 2.800.000

Dự báo kinh doanh

a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến trong 3 năm 2022, 2023, 2024

1 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 80,832,59

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 5,779,278 6,357,206 6,992,926

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1-2)

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3-4) 36,830,77

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 0 0

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5+ 6-7-8-9) 30,415,49

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành

16 Lợi nhuận sau thế thu nhập Doanh nghiệp (14-15) 30,415,49

19 Lợi nhuận giữ lại lũy kế 30,415,49

7 b) Bảng cân đối kế toán dự kiến trong 3 năm 2022,2023,2024

1 Tiền và các khoản tương đương

81,524,34 8 c) Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến trong 3 năm 2022,2023,2024

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Năm

I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động bán hàng

1 Thu từ bán hàng và doanh thu khác 80,832,593 88,915,852 97,807,

2 Tiền chi trả nhà cung cấp 59,785,996 65,764,596 72,341,

3 Tiền chi trả cho người lao động 0 0 0

4 Tiền chi trả lãi vay 0 0 0

5 Tiền chi nộp thuế TNDN 0 0 0

6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 0 0 0

7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 0 0 0

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 11,711,942 12,883,136 14,171,

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 0 0 0

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 0 0 0

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 11,711,942 12,883,136 14,171,

Tiền và tương đương tiền đầu năm 2.800.000 64,015,494 70,417,

Tiền và tương đương tiền cuối năm 64,015,494 70,417,043 77,458,

Phân tích các rủi ro

Các mối nguy Rủi ro Biện pháp kiểm soát RỦI RO

Hàng nhập không đúng chất lượng

Sản phẩm không đạt chất lượng như cam kết, kém chất lượng. Đảm bảo kí với bên cung cấp hợp đồng cùng những điều khoản về chất lượng hàng hóa Đánh giá kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập về

Hàng nhập không đúng loại

Không thể đóng gói sản xuất ra sản phẩm

Kiểm soát chặt chẽ thông tin nhập hàng.

Nhà cung cấp không giao/giao chậm hàng

Không có sản phẩm để cung cấp cho khách hàng.

Dự kiến thời gian nhập hàng Làm hợp đồng cam kết về tiến độ cung cấp hàng hóa Yêu cầu NCC chịu trách nhiệm nếu có sự cố.

Hư hỏng do vận chuyển.

Không có nguyên liệu sản xuất

Thỏa thuận với NCC về chất lượng hàng hóa khi tiếp nhận

Sản phẩm Sản phẩm hư hỏng do xảy ra lỗi trong quá trình bảo quản, hết

Gây thất thoát tài chính cho của hàng khi phải tiêu huỷ lượng hàng hư hỏng

Thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập về Đặt hàng phù hợp với lượng sản xuất Cần phải lưu ý về vấn đề bảo quản đồ ăn vặt sao cho giảm hư hạn sử dụng hỏng.

Sản phẩm gây ra ngộ độc cho khách hàng

Mất uy tín của cửa hàng, bồi thường một khoản tiền cho khách hàng Đảm bảo về chất lượng hàng nhập Khắt khe trong việc bảo quản sản phẩm.

Nguyên liệu không đúng kích thước và hình dạng

Thiếu thẩm mỹ, không đảm bảo chất lượng khi cung cấp cho khách hàng Đảm bảo quy trình Đóng gói hộp méo, lỗi

Sản phẩm hư hại Sử dụng túi chống sốc để đảm bảo hình dạng

Sản phẩm ăn vặt không phong phú, không bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng

Không hấp dẫn được khách hàng. tiêu thụ được sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận giảm

Cần không ngừng nghiên cứu, đổi mới sản phẩm.

Quá trình bán hàng Báo sai giá sản phẩm

Mất uy tín với khách hàng, gây tổn thất tài chính

Cung cấp bảng giá kèm theo cho khách hàng

Lên đơn sai thông tin

Mất uy tín, gây thiệt hại tài chính Đào tạo đội ngũ CSKH chuyên nghiệp kiểm tra thông tin trước khi chốt đơn Nhầm hóa đơn, không cung cấp cho KH hóa đơn

Làm xấu hình ảnh của cửa hàng, trải nghiệm của khách hàng không trọn vẹn

Kiểm tra trước khi đóng hàng

Xác định sai khách hàng mục tiêu món ăn vặt không phù hợp, không có những cách thức chạy

Tìm hiều, nghiên cứu về sản phẩm, thị trường,nhóm khách hàng mục tiêu một cách kĩ lưỡng. quảng cáo đem lại hiệu quả cao.

Không kiểm soát lượng tồn kho

Gây tổn hại về tài chính khi nhập hàng dư thừa

Nhân viên kiểm tra kho thường xuyên và liên tục

Mâu thuẫn giữa các nhân viên trong quá trình làm việc

Nhân viên mất tập trung vào công việc, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc

Họp công ty để đưa ra những khúc mắc, xích mích giữa các nhân viên và giải quyết vấn đề

Nhân viên thiếu trách nhiệm, gian dối ảnh hưởng đến uy tín, mất niềm tin giữa các thành viên trong tập thể, tậ thể không đoàn kết

Giải quyết tận gốc và không để phát sinh thêm vấn đề

Nhân viên không đi làm đúng giờ

Chậm tiến độ công việc Đặt ra các quy định chung về giờ giấc, đưa ra các hình phạt thích đáng nếu sai quy định

Nhiều đối thủ cạnh tranh Đối thủ đưa ra nhiều chiến lược và mức giá ưu đãi hơn để thu hút khách hàng nhanh chóng

Phát triển kênh bán hàng online mạnh mẽ, tăng cạnh tranh bằng nhiều hính thức khuyến mãi

Tình hình dịch bệnh căng thẳng

Kinh doanh trì trệ, doanh thu giảm do nhu cầu chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu giảm

Bắt kịp xu hướng thời đại bằng việc kinh doanh online và các trang thương mại điện tử

Khách hàng không nhận hàng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, gây tổn hại tài chính

Gọi điện xác nhận đơn hàng và xác nhận cam kết nhận hàng

Các chi phí phát sinh ngoài dự tính Ảnh hưởng đến hoạch định tài chính

Cân nhắc, điều chỉnh các chi phí

Ngày đăng: 26/03/2024, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w